Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI 05 – 2011
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG
HÓA 11
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

11
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 11
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa 11
1.1.3. Các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa 14
1.1.5. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu 16
1.1.6. Các bước trong xuất khẩu hàng hóa 17
1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

18
1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước 18
1.2.2. Bài học về xuất khẩu hàng TCMN đối với Việt Nam 20
1.3. CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM:

21
1.4. ĐẶC THÙ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN THỐNG:
.
24
1.4.1. Trong sản phẩm TCMN, văn hóa tinh thần kết tinh trong văn hóa vật
thể: 24
1.4.2. Hàng TCMN mang đậm tính cá biệt, phong cách của mỗi nghệ nhân và


nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với cộng đồng: 25
1.4.3. Hàng TCMN là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu
kỹ thuật-công nghệ truyền thống, phương pháp thủ công tinh xảo với đầu óc
sáng tạo nghệ thuật: 25
1.5 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM.

25
1.5.1. Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước: 26
1.5.2. Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân
dân: 26
1.5.3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất
phát triển: 27
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 2
1.5.4. Đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại: 28
1.5.5. Giữ gìn nét văn hóa và các ngành nghề truyền thống dân tộc: 28
1.5.6. Mở rộng giao lưu văn hóa Quốc tế: 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ VIỆT NAM 29
2.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY:

29
2.1.1. Qúa trình sản xuất và tổ chức tiêu thụ hàng Thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam trong những năm gần đây: 29
2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam: 31
2.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ:

36

2.2.1. Nguồn nguyên liệu: 36
2.2.2. Nguồn vốn: 37
2.2.3. Nhu cầu thị trường đối với hàng Thủ công mỹ nghệ: 37
2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh: 38
2.2.5. Các chính sách của nhà nước đối với hàng thủ công mỹ nghệ: 38
2.3. HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT
NAM:

39
2.3.1. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu 39
2.3.2. Kết quả đạt được: 42
2.3.3. Những tồn tại và hạn chế: 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 45
3.1. CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU MỤC TIÊU CỦA HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ

45
3.1.1. Thị trường Hoa Kỳ 45
3.1.2. Thị trường Nhật Bản 46
3.2. DỰ BÁO XUẤT KHẨU ĐẾN NĂM 2015

48
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 3
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.

50
3.3.1. Về phía nhà nước 50
3.3.2. Về phía doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xuất khẩu hàng Thủ công mỹ

nghệ 55
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Việt Tiếng Anh
1 APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic
Cooperation
2 ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia
Đông Nam Á
Association of Southeast
Asia Nations
3 Cx
Tổng chi phí cho việc xuất
khẩu
4 DN Doanh nghiệp
5 Dx Doanh lợi xuất khẩu
6 EU Liên minh châu Âu European Union
7 HTX Hợp tác xã
8 ILO Tổ chức lao động quốc tế
International Labour
Organization
9 JPEPA

Hiệp định đối tác Kinh Tế
Phillippin – Nhật Bản
Japan-Philippines Economic
Partnership Agreement
10
KH-ĐT Kế hoạch – Đầu tư
11
KN Kim ngạch
12
LN Lợi nhuận
13 NGO Tổ chức phi chính phủ
Non-governmental
organization
14
NK Nhập khẩu Import
15 SNG
Cộng đồng các Quốc gia
Độc lập
Commonwealth of
Independent States
16
TC Tổng chi phí
17
TCMN Thủ công mỹ nghệ Handicraft
18
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
19
TMQT Thương mại quốc tế International trade
20
TQ Trung Quốc

Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 5
STT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
21
TR Tổng doanh thu
22 Tsd
Thu nhập quốc dân có thể
sử dụng được
23 Tsx
Thu nhập quốc dân được
sản xuất ra
24 Tx
Thu nhập về bán hàng xuất
khẩu tính ra tiền VN
25
TXNTXK
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu
26 USD Đồng đô la Mỹ United States Dollar
27 VCCI
Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
28
VN Việt Nam
29
VND Đơn vị tiền tệ Việt Nam
30
WTO Tổ chức thương mại thế
giới
World Trade Organization
31

XK Xuất khẩu Export
32
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG
STT Bảng số Tên bảng Trang
1 Bảng 2.1
Tỷ trọng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu trong kim
ngạch xuất khẩu hàng TCMN. Nguồn: Bộ
Công Thương.
31
2 Bảng 2.2
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của công ty Tran Gia những năm gần
đây (2005-2009).
38
3 Bảng 3.1
Phương hướng XK trong thời gian 2005-
2010. Nguồn: Bộ Công Thương
47
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 6
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ số Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 2.1
Tỷ trọng gỗ mỹ nghệ xuất khẩu trong kim
ngạch xuất khẩu hàng TCMN. Nguồn: Bộ
Công Thương
31
2 Biểu đồ 2.2
Kim ngạch XK hàng mây tre đan. Nguồn:

Bộ Công Thương
33
3 Biểu đồ 2.3
Kim ngạch XK hàng TCMN của Cty Trần
Gia từ 2005 đến 2009.
39
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Hình số Tên ảnh Trang
1 Hình 1.1 Hàng thủ công mỹ nghệ gốm sứ. 19
2 Hình 1.2 Hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan. 20
3 Hình 1.3 Hàng thủ công mỹ nghệ gỗ 20
4 Hình 1.4 Hàng thủ công mỹ nghệ thêu ren 21
5 Hình 1.5 Hàng thủ công mỹ nghệ thổ cẩm 21
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Người Việt Nam nổi tiếng với những làng nghề truyền thống. Nhiều
mặt hàng thủ công phong phú tinh xảo và lạ mắt được ưa chuộng ở nhiều
thị trường, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đang ngày một tăng.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của
Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp
tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò
quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trưởng khá cao trong những
năm qua, bình quân khoảng 20%/năm. Trong giai đoạn hiện nay, để tiến tới
đạt được mục tiêu trên, Bộ Công Thương xác định các thị trường xuất khẩu
mục tiêu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và
Nhật Bản.
Nhìn chung, thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam đã thay đổi nhiều trong vài thập kỷ gần đây. Trước đây, hàng thủ

công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam được xuất khẩu sang các nước
thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu, các nước láng giềng như Lào, Campuchia
và Thái Lan (năm 1996 xuất khẩu sang 50 nước và vùng lãnh thổ, năm
2000 là 90 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 là trên 100 nước và vùng lãnh
thổ, năm 2005 là 133 nước và vùng lãnh thổ), hiện nay các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của Việt Nam đang được bán ở hầu hết trên thị trường thế
giới. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm và hiệu quả xuất khẩu còn chưa cao.
Mặt hàng Thủ công mỹ nghệ của nước ta vẫn còn thô sơ, nghèo nàn và chất
lượng kém, khó cạnh tranh được với một số mặt hàng Thủ công cùng loại
những tinh vi và mang tính thẩm mỹ cao hơn của một số nước như Trung
Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… Với mục đích mở rộng thị trường, nâng
cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu cho mặt hàng Thủ công mỹ
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 9
nghệ Việt Nam, đề tài: “Xuất khẩu hàng thụ công mỹ nghệ Việt Nam đến
năm 2015” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích
Đề tài môn học trang bị kiến thức cơ bản cho sinh viên về xuất khẩu
hàng hóa: định nghĩa, vai trò, hình thức, lý thuyết và các bước trong xuất
khẩu hàng hóa. Phân tích thực trạng sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng
thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời đưa ra
một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tương:
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
3.2. Phạm vi:
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn 2000-2010
và định hướng đến năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề án kết hợp sử dụng các phương pháp: thồng kê, phân tích, định
lượng, tổng hợp, kinh tế lượng…

5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục,
đề tài được trình bày làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hóa
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng
Thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm 2015
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
* Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho
một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với
mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia
hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một
khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia
trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các
quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt
động này.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
1.1.2.1. Vai trò chung của xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác
trên cơ dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là hình thức cơ
bản của hoạt động thương mại quốc tế nó xuất hiện rất sớm và phát triển cả
chiều rộng và chiều sâu,nó diễn ra trên mọi lĩnh vực trong mọi điều kiện
kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá đến tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất máy
móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao. Ngoài ra hoạt động này còn diễn ra
đối với hàng hoá vô hình và mặt hàng này ngày càng có xu hướng chiếm tỷ
trọng cao trong mậu dịch quốc tế.

1.1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế toàn cầu
Xuất khẩu hàng hóa xuất hiện từ rất sớm,tạo điều kiện cho sự giao
lưu văn hóa, phát triển kinh tế của các quốc gia. Hiện nay, xuất khẩu đã trở
thành một hệ thống các quan hệ buôn bán trong tổ chức thương mại toàn
cầu với mục đích chính là tiêu thụ sản phẩm.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 11
Xuất khẩu hàng hóa là một trong bốn khâu của quá trình sản xuất mở
rộng. Đây là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa nước này và nước
khác. Xuất khẩu tạo điều kiện cho sự chuyên môn hóa về một số mặt hàng
của từng nước dựa trên các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vốn và lao động.
Thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt
hàng khác từ nước ngoài, các quốc gia có thể thu lại lợi nhuận lớn hơn từ
đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
1.1.2.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế mỗi quốc
gia
- Xuất khẩu là một trong những nhân tố tạo đà,thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Để phát triển kinh tế, mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn
nhân lực, vốn, tài nguyên,kỹ thuật công nghê nhưng hầu hết các quốc gia
đang phát triển hiện nay đều thiếu vốn cũng như công nghệ.
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Để tạo nguồn vốn cho công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, các
nước đang phát triển có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính là:
+ Đầu tư nước ngoài,vay nợ các nguồn viện trợ
+ Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu
Trong đó, xuất khẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn quan trọng
nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho hoạt động nhập khẩu. Ở một số nước, một
trong những nguyên nhân của sự kém phát triển là do thiếu vốn, họ phải

dựa quá nhiều vào nguồn vốn ngoài nước, tuy nhiên các chủ đầu tư lại chỉ
muốn cho vay khi họ nhìn thấy tiềm năng sản xuất và xuất khẩu, nguồn
vốn để trả nợ.
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 12
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu kinh tế của các quốc gia chuyển
từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cũng phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản xuất,thị trường
tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia sản xuất nhiều hơn
khả năng tiêu thụ trong nước dẫn đến thu được nguồn lợi lớn hơn nhiều.
Mặt khác, cũng mở rộng thị trường tiêu dùng với các sản phẩm họ chỉ có
thể sản xuất ít hoặc không sản xuất được.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần
ổn định sản xuất,tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hóa,tăng cường hiệu
quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hóa cả về chiều
rộng và chiều sâu.
+ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của quan
hệ kinh tế đối ngoại từ đó kéo theo các mối quan hệ khác như du lịch quốc
tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tê…ngược lại sự phát triển của các
ngành này cũng là cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.1.2.4. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, xuất khẩu chính là
con đướng giúp các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường của
mình.
Xuất khẩu giúp tên tuổi của doanh nghiệp được biết đến ở cả thị

trường trong nước và ngoài nước, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp
tăng cường nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu,máy móc, công nghệ…để phát
triển sản xuất kinh doanh.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 13
Xuất khẩu giúp nâng cao sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp,
khiến các doanh nghiệp phải tìm tòi, cạnh tranh, nâng cao chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm để có thể xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng. Từ
đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào.
Xuất khẩu giúp hoàn thiện khả năng quản trị kinh doanh và kéo dài
chu kỳ sống của một sản phẩm.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tăng thêm và ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
1.1.3. Các lý thuyết về xuất khẩu hàng hóa
Từ xưa con người đã ý thức được lợi ích lợi ích của hoạt động trao
đổi mua bán giữa các quốc gia và đó là khởi nguồn cho các lý thuyết về
xuất khẩu
Lý thuyết của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối.
Lý thuyết này ra đời vào thế kỷ thứ 18. Theo quan điểm về lợi thế
tuyệt đối của nhà kinh tế học Adam Smith, một quốc gia chỉ sản xuất các
loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài
nguyên sẵn có của quốc gia đó. Đây là một trong những giải thích đơn giản
về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Nhưng
trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dưa trên nguyên tắc đôi bên cùng
có lợi. Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị
thiết thì họ sẽ từ chối tham gia vào hợp đồng trao đổi này.
Tuy nhiên, lợi thế tuyết đối của Adam Smith cũng giải thích được
một phần nào đó của việc đem lại lợi ích của xuất khẩu giữa các nước đang
phát triển. Với sự phát triển mạmh mẽ của nền kinh tế toàn cầu mầy thập

kỷ vừa qua cho thấy hoạt động xuất khẩu chủ yếu diễn ra giữa các quốc gia
đang phát triển với nhau, điều này không thể giải thích bằng lý thuyết lợi
thế tuyệt đối. Trong những cố gắng để giải thích các cơ sở của thương mại
quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng, lợi thế tuyệt đối chỉ còn là một
trong những trường hợp của lợi thế so sánh.
Lý thuyết lợi thế so sánh.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 14
Theo như quan điểm của lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người
Anh David Ricardo. ông cho rằng nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn
so với hiệu quả của quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản
phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu để tạo ra
lợi ích. Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu quốc gia đó sẽ tham gia vào
việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng ít
bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu
những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng có những bất lợi hơn ( đó là
những hàng hoá không có lợi thế tương đối).
Ông bắt đầu với việc chỉ ra những lợi ích của thương mại quốc tế do
sự chênh lệch giữa các quốc gia về chi phí cơ hội. "Chi phí cơ hội của một
hàng hoá là một số lượng các hàng hoá khác người ta phải bỏ để sản xuất
hoặc kinh doanh thêm vào một đơn vị hàng hoá nào đó"
Học thuyết Hecksher- Ohlin
Như chúng ta đã biết lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo chỉ
đề cập đến mô hình đơn giản chỉ có hai nước và việc sản xuất hàng hoá chỉ
với một nguồn đầu vào là lao động. Vì thế mà lý thuyết của David Ricardo
chưa giải thích một cách rõ ràng về nguồn gốc cũng như là lơị ích của các
hoạt động xuất khâutrong nền kinh tế hiện đại. Để đi tiếp con đường của
các nhà khoa học đi trước hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển đã bổ sung
mô hình mới trong đó ông đã đề cập tới hai yếu tố đầu vào là vốn và lao
động. Học thuyết Hecksher- Ohlin phát biểu: Một nước sẽ xuất khẩu loại
hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối

sẵn của nước đó và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra chúng
cần nhiều yếu dắt và tương đối khan hiếm ở quốc gia đó. Hay nói một cách
khác một quốc gia tương đối giàu lao động sẽ sản xuất hàng hoá sử dụng
nhiều lao động và nhập khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều vốn.
Về bản chất học thuyết Hecksher- Ohlin căn cứ về sự khác biệt về
tình phong phú và giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất, là nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt về giá cả tương đối của hàng hoá giữa các quốc gia
trước khi có các hoạt động xuất khẩu để chỉ rõ lợi ích của các hoạt động
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 15
xuất khẩu. sự khác biệt về giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất và giá
cả tương đối của các hàng hoá sau đó sẽ được chuyển thành sự khác biệt về
giá cả tuyệt đối của hàng hoá. Sự khác biệt về gíá cả tuyệt đối của hàng hoá
là nguồn lợi của hoạt động xuất khẩu.
Nói một cách khác, một quốc gia dù ở trong tình huống bất lợi vẫn
có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này
các quốc gia tập trung vào việc sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng có
lợi thế tương đối và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tương đối.
Sự chuyên môn hoá trong sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác
được lợi thế của mình một cách tốt nhất, giúp tiết kiệm được những nguồn
lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuất
hàng hoá. Chính vì vậy trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng
sẽ tăng.
Từ những lý thuyết về xuất khẩu trên ta thấy rằng vai trò của hoạt
động xuất khẩu đã được tìm hiểu và nhận biết rất sớm bởi các nhà kinh tế
học. Qua quá trính phát triển của nền sản xuất hàng hoá những quan điểm
về vai trò xuất khẩu ngày càng hoàn thiện. Ngày nay hoạt động xuất khẩu
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
1.1.5. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu
- Phương thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp
- Phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác

Phương thức kinh doanh xuất
khẩu trực tiếp
Phương thức kinh doanh xuất
khẩu uỷ thác
Xuất khẩu trực tiếp là phương
thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị
tham gia hoạt động xuất khẩu có thể
trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng
với nước ngoài; trực tiếp giao nhận
hàng và thanh toán tiền hàng. Các
doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu
Xuất khẩu uỷ thác là phương
thức kinh doanh mà trong đó, đơn vị
tham gia hoạt động kinh doanh xuất
khẩu không đứng ra trực tiếp đàm
phán với nước ngoài mà phải nhờ
qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín
thực hiện hoạt động xuất khẩu cho
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 16
trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài
chính, có quyền tìm kiếm bạn hàng,
định đoạt giá cả, lựa chọn phương
thức thanh toán và thị trường, xác
định phạm vi kinh doanh nhưng
trong khuôn khổ chính sách quản lý
xuất khẩu của nhà nước.
mình. Theo phương thức kinh doanh
xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp
giao uỷ thác giữ vai trò là người sử
dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp

nhận uỷ thác lại giữ vai trò là người
cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng
theo sự thoả thuận giữa hai bên ký
trong hợp đồng uỷ thác.
- Xuất khẩu theo hiệp định
- Xuất khẩu ngoài hiệp định
Xuất khẩu theo hiệp định Xuất khẩu ngoài hiệp định
Bộ phận hàng hoá và dịch vụ
xuất khẩu theo hiệp định của nhà
nước ký kết với nước ngoài. Các
doanh nghiệp thay mặt nhà nước ký
các hợp đồng cụ thể và thực hiện
các hợp đồng đó với nước bạn.
Bộ phận hàng hoá và dịch vụ
xuất khẩu không nằm trong hiệp
định của nhà nước phân bổ cho
doanh nghiệp.
1.1.6. Các bước trong xuất khẩu hàng hóa
Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, các đơn vị kinh
doanh phải thực hiện các bước sau đây:
- Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán
bằng L/C),
- Xin giấy phép xuất khẩu,
- Chuẩn bị hàng hoá,
- Thuê tầu hoặc lưu cước,
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 17
- Mua bảo hiểm,
- Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá,
- Làm thủ tục Hải quan, giao hàng lên tầu, mua bảo hiểm, làm thủ
tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).

1.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.2.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng TCMN của Trung Quốc
Trung Quốc là nước có nền văn hóa lâu đời và phong phú với nhiều
mặt hàng đặc sắc, nổi bật như: gốm sứ, điêu khắc, tượng, đồ cổ , đồ nội
thất Trung Quốc cổ, đồ nội thất truyền thống, đồ nội thất phong cách cổ
điểnTây Tạng, đồ trang sức,phụ kiện, nghệ thuật dân gian, tranh, đồ gỗ cổ
truyền thống, nhà và vật tư sân vườn , quà tặng, quà tặng,đất nung, tượng
Phật….Không những thế, Trung Quốc luôn đưa ra giá cả cạnh tranh nhất
cho các mặt hàng của mình. Nghiên cứu của Tổ chức ILO còn cho thấy
quan hệ giữa người bán và khách mua toàn cầu ở mỗi nước có những đặc
thù riêng biệt. Người Trung Quốc đặc biệt tôn trọng quan hệ trên tinh thần
" bạn bè", đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng về điều kiện lao động, tiêu
chuẩn nhà xưởng và tiêu chuẩn môi trường và đặc biệt họ giao hàng rất
đúng hạn ( đây cũng là mặt yếu kém ở các doanh nghiệp Việt Nam).
Đồ thủ công mỹ nghệ Trung Quốc nổi tiếng từ lâu đời, được biết đến
trên toàn thế giới, nắm được điều này, Trung Quốc tập trung vào những
mặt hàng nổi tiếng: gốm (gốm mao, gốm xương, gốm tử sa…), lụa ( lụa Tô
Châu, lụa Hàng Châu…)…. Đồ thủ công mỹ nghệ Trung Quốc có tính
nghệ thuật cao bởi vậy thường được bán với giá đắt hơn giá các mặt hàng
cùng chủng loại của Việt Nam. Bởi vậy, đồ thủ công mỹ nghệ Trung Quốc
được ưa chuộng trên toàn thế giới và là mục tiêu chính của các nhà sưu tầm
đồ nghệ thuật.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 18
Trung Quốc là một nền kinh tế rộng lớn,có ảnh hưởng với thế giới.
Khai thác ưu điểm này, Trung Quốc đã đưa ra những chiến dịch marketing
hiệu quả. Họ tổ chức những hội chợ giới thiệu mặt hàng trên toàn thế giới,
gắn với từng mặt hàng là vẻ đẹp du lịch ở từng vùng miền, nhấn mạnh về
tính lâu đời và sự tinh xảo của các mặt hàng. Trên các kênh truyền hình nổi

tiếng như Discovery, Earth Planet…ta có thể thấy rất nhiều chương trình
giới thiệu về đất nước Trung Quốc và các mặt hàng truyền thống của họ.
Những chương trình như vậy càng làm tăng uy tín của đồ thủ công mỹ
nghệ Trung Quốc trên toàn thế giới.
Vì là một nước đông dân, nhiều dân cư ở vùng nông thôn chủ yếu
dựa vào nông nghiệp, và nghề thủ công nên Trung Quốc cũng có những
chính sách để hỗ trợ và phát triển ngành nghề này. Chính phủ Trung Quốc
đặc biệt ưu đãi các làng nghề có tiếng và các nghệ nhân lâu đời, ngoài ra
còn mở nhiều trường lớp dạy nghề truyên thống cho thanh niên. Thay vì
lên thành phố kiếm việc làm, thanh niên Trung Quốc có thể được học việc
và tạo thu nhập bằng nghề thủ công trên chính quê hương mình.
1.2.1.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng TCMN của Indonesia
Indonesia cũng là nước mà mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chính,tạo giá trị gia tăng lớn cho nền kinh tế.
Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ thế mạnh của Indonesia có thể kể đến
các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo làm từ các loại đá quý, hay bằng
các vật liệu thiên nhiên như vỏ ốc, xà cừ, vỏ dừa, tượng gỗ, mặt nạ, tranh,
vải batik…nhưng nổi trội hơn cả vẫn là những sản phẩm tù mây bởi
Indonesia là nước có trữ lượng mây lớn nhất thế giới ( trữ lượng mây của
Indonedia chiếm 80% trữ lượng mây toàn thế giới).
Đặc biết với sản phẩm mây thế mạnh, chính phủ Indonesia đã thực
hiện chính sách hạn chế xuất khẩu nguyên liệu mây và cấm xuất khẩu
nguyên liệu mây chất lượng cao. Chính sách đó dẫn đến việc giá thành mây
nguyên liệu trong nước giảm mạnh do tình trạng thừa nguyên liệu, từ đó
khiến giá thành sản phẩm mây ở Indonesia rất rẻ, tạo sức cạnh tranh với
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 19
các sản phẩm mây của các nước khác như Việt Nam, Trung Quốc, những
nước mà hiện nay vẫn phải nhập mây nguyên liệu từ Indonesia.
Indonesia là một trong những ngành xuất khẩu đồ nội thất lớn trên
thế giới. Theo tính toán của hải quan nước này, ngành công nghiệp đồ nội

thất của Indonesia có khoảng 3.500 công ty với trên 2 triệu nhân công. Đồ
nội thất bằng gỗ chiếm 2/3 tỷ trọng trong xuất khẩu đồ nội thất nước này.
Ngành công nghiệp đồ nội thất của Indonesia cần khoảng 4,5 triệu m3 gỗ
mỗi năm. Để hỗ trợ ngành gỗ phát triển, Chính phủ Indonesia sẽ xây dựng
hệ thống chứng nhận gỗ độc lập mới cho tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu,
để đối phó với nạn khai thác gỗ lậu đang lan nhanh ở nước này. Theo đó,
kể từ tháng 9, tất cả các lô hàng gỗ xuất khẩu từ Indonesia đều phải được
chứng nhận bởi 1 đơn vị kinh doanh độc lập và đại diện của các tổ chức phi
chính phủ NGO.
Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị một kế hoạch cả gói nhằm thúc đẩy
khả năng cạnh tranh của 10 mặt hàng xuất khẩu của nước này trên thị
trường quốc tế, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Chương trình này
bao gồm những hướng dẫn về dán nhãn hàng hoá, đóng gói, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã. Ngoài ra, Indonesia cũng sẽ mời các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất những mặt hàng được thực hiện trong
chương trình thúc đẩy xuất khẩu.
1.2.2. Bài học về xuất khẩu hàng TCMN đối với Việt Nam
Không nên phụ thuộc vào một thị trường
Hàng hóa của các DN đã XK đến hơn 200 nước trên thế giới nhưng
trên 80% giá trị hàng hóa tập trung tại Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản…
nên trước mắt theo VCCI, DN vẫn nên chú trọng và duy trì kim ngạch XK
đối với các thị trường này. Nhưng để tránh phụ thuộc về lâu dài, các DN
cần chủ động nghiên cứu, mở rộng đến các thị trường mới như: Châu Á,
Châu Phi, Nam Mỹ… Một số chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách
chủ trương quay trở về “sân nhà” để giữ vững thị trường nội địa. Theo các
chuyên gia giải pháp phát triển thị trường nội địa lẽ ra phải là giải pháp mà
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 20
Hình 1.1: Hàng TCMN gốm sứ
Nguồn Internet
các DN phải làm từ lâu chứ không phải đến khi thị trường XK khó khăn

mới quay về.
Giữ vững và củng cố các thị trường trọng điểm
Theo các chuyên gia kinh tế, các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật
Bản về lâu về dài vẫn là những thị trường tiềm năng nhất mà các DN VN
nên duy trì và phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ, một trong những thị
trường được xem là “rốn” XK hàng hóa của VN. Hiện Mỹ đã và đang
chuẩn bị ban hành một số điều luật như: Đạo luật Farm Bill, Luật Lacey sẽ
ảnh hưởng đến một số mặt hàng XK của VN như hàng thuỷ sản, đồ gỗ…
Do đó, DN cần tiếp xúc nhiều hơn nữa với cơ quan tham vấn để hiểu rõ về
những quy định mới. Theo báo cáo sơ bộ về XNK 6 tháng đầu năm của Bộ
KH-ĐT, thị trường XK lớn nhất của VN 6 tháng đầu năm vẫn là: Mỹ, Nhật
Bản, Trung Quốc, Australia. Đây cũng là 4 thị trường có kim ngạch XK 6
tháng qua đạt 1 tỷ USD (nếu không kể Thuỵ Sĩ- thị trường chủ yếu NK
vàng của VN những tháng gần đây). Trong số 4 thị trường hàng đầu này thì
chỉ có Mỹ là nước có xu hướng tăng NK hàng VN. Xu hướng tăng này thể
hiện ở việc tiếp tục tăng trưởng dương và những mặt hàng đáng kể gồm:
dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
máy tính. Thị trường XK lớn nhất của VN 6 tháng đầu năm vẫn là: Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Australia.
1.3. CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM:
Hàng gốm sứ:
Gốm sứ là loại hàng phổ biến trong cuộc
sống của mọi tầng lớp dân cư. Sản phẩm của
nghề này có thể dùng phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày (bát đĩa, ấm chén, nồi, chum vại…),
trong xây dựng (chân sứ, vật cách điện…) hay
làm đồ thờ (bát hương, lọ đựng hương, các tượng,
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 21
lọ hoa…), tranh tượng và đồ lưu niệm… Gốm sứ được sản xuất ở mọi nơi
trên đất nước ta.

Các làng nghề truyền thống sản xuất gốm sứ nổi tiếng là Bát Tràng
(Hà Nội), làng Cậy (Hải Dương), Thổ Hà (Bắc Ninh), Móng Cái (Quảng
Ninh), Hương Canh, Hiến Lễ (Vinh Phú), Thanh Hoá, Phước Phú (Huế),
Thanh Hà (Quảng Nam), Đồng Nai, Sông Bé, Thủ Dầu Một… Các sản
phẩm nổi tiếng truyền trong dân gian là “Sứ Móng Cái, vại Hương Canh”
hay “chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”…
Hàng mây tre đan:
Mây, tre, rất gần gũi với người Việt Nam. Từ lâu các nghệ nhân đã tạo
nên rất nhiều sản phẩm mỹ nghệ độc đáo từ những nguyên liệu sẵn có này
(giường, bàn, ghế, lẵng hoa, hình các con vật, đồ lưu niệm ). Hàng mây tre
đan được phát triển trong cả nước, nổi tiếng là làng Phú Vinh (Hà Tây),
Ngọc Động (Hà Nam), Thượng Hiền (Thái Bình), Hoà Bình (Bình Định),
Vĩnh Ba (Phú Yên), Yên Sở (Hà Tây), Nho Quan (Ninh Bình). Có thể nói
nghề này đã thu hút hút một khối lượng lớn những người lao động, tạo
công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ
Loại hàng này đã xuất hiện từ lâu đời vì gỗ là đồ
dùng thông dụng khắp mọi nơi. Người dân Việt Nam
dùng sản phẩm đồ gỗ cho thờ cúng (Hoành phi, câu
đối, ngai, tượng, mâm bồng, bàn thờ, ống hương…)
và gỗ để làm giường tủ, sập, bàn ghế hay tranh gỗ,
các con vật bằng gỗ…Mặt hàng của đồ gỗ rất phong
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 22
Hình 1.2: Hàng TCMN mây tre đan (nguồn: Internet)
Hình 1.3: Hàng TCMN gỗ (Internet)
phú, ghề mộc là nghề phổ biến trong dân gian. Quá trình phát triển của
nghề này gắn liền với sự ra đời của nghề điêu khắc, khảm trai. Nhiều mẫu
mã của sản phẩm đồ gỗ được lấy từ Trung Quốc. Thị trường về sản phẩm
gỗ mỹ nghệ lại rất rộng và triển vọng ở nước ngoài.
Hàng thêu ren

Thêu ren là một nghề thủ công truyền thống đặc biệt ở nước ta mà mọi
sản phẩm của nó đều là những tác phẩm nghệ thuật do bàn tay khéo léo
củathợ thủ công tạo nên. Dụng cụ của nghề rất đơn giản nhưng sự khéo léo,
sự kiên trì và sáng tạo là vô hạn.
Hàng thêu ren nổi tiếng ở Lý Nhân, Thanh Liêm (Hà Nam), Minh
Lãng (Thái Bình), Văn Lam (Ninh Bình), Quất Động, Ninh Hải… ở các
vùng dân tộc thiểu số.Thêu ren là một nghề sớm có ở nước ta, phạm vi sản
xuất khá hạn hẹp, thị trường tiêu thụ lại nhỏ so với khả năng sản xuất nên
lượng hàng tồn đọng nhiều.
Hàng thổ cẩm:
Đây là một loại hàng đặc biệt
của đồng bào dân tộc thiểu số. Sản
xuất ra hàng thổ cẩm có người
Chăm ở Chương Mỹ (Ninh Thuận),
Phan Hoà (BìnhThuận). Dệt vải
Riêng của người Cà Ho (Lâm
Đồng), người Thái, Mường, Tày,
Dao, Lự ở miền Bắc, người Khơ me,
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 23
Hình 1.4: Hàng TCMN thêu ren (nguồn internet)
Hình 1.5: Hàng TCMN thổ cẩm (nguồn internet)
Xê đăng, Gia rai, Bana, Chăm, Ê đê, Giả - Triêng ở miền Nam đều có nghề
dệt gia đình. Ở Miền Bắc nổi tiếng dệt thổ cẩm với các làng nghề Nà phồn,
Xâm Khoè, Mai Tịch, Chiềng Châu (Hoà Bình) của dân tộc Thái; 4 làng
nổi tiếng của dân tộc Mường là Mường Bí, Mường Vang, Mường Thành,
Mường Đậu (Hoà Bình).
Hàng mỹ nghệ thổ cẩm có rất nhiều loại: quần áo, túi xách, ví… với
rất nhiều kiểu dáng kích cỡ khác nhau, tiêu dùng nội bộ theo tập tục của
các đạo giáo trong các lễ hội là chủ yếu. Sản phẩm được bán ở các chợ và
nhiều người nước ngoài có mặt tại các điểm du lịch thường say sưa ngắm

nhìn và mua sắm loại sản phẩm này.
1.4. ĐẶC THÙ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TRUYỀN
THỐNG:
Hàng TCMN do các nghệ nhân và thợ thủ công trong các làng nghề
sản xuất theo từng công đoạn của toàn bộ dây truyền công nghệ, có sự hợp
tác của nhiều người lao động làm ra.
Bởi vậy, trong sản phẩm các mặt hàng TCMN mang những nét rất đặc
thù rất riêng.
1.4.1. Trong sản phẩm TCMN, văn hóa tinh thần kết tinh trong văn
hóa vật thể:
Những con Rồng, Phượng, Rùa, Lân được chạm khắc ở các đình chùa,
hoa văn trang trí trên các trống đồng, men màu trên đồ gốm sứ, đồ án hoa
văn hoạ tiết trên sản phẩm thêu, dệt vải, lụa, thổ cẩm… trước hết đó là văn
hoá vật thể, nhưng chúng hàm chứa những quan điểm tư tưởng triết học
Phương Đông, triết lý về trời - đất - con - người, quan niệm về tôn giáo và
thần quyền, đặc biệt là triết lý đạo Phật, đạo Giáo, đạo Nho (Khổng, Mạnh)
và triết lý Kinh Dịch.
Sản phẩm TCMN Việt Nam bao giờ cũng phản ánh sâu sắc tư tưởng,
tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam, bản sắc văn hoá Việt
Nam. Giá trị mỗi sản phẩm thủ công được khách hàng trong và ngoài nước
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 24
nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá nghệ thuật dân tộc, sau đó mới đến
vấn đề kỹ thuật và kinh tế.
1.4.2. Hàng TCMN mang đậm tính cá biệt, phong cách của mỗi nghệ
nhân và nét đặc trưng địa phương, tồn tại trong sự giao lưu với
cộng đồng:
Hàng chạm trổ trên từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, đồng, sừng,
xương…), hàng sơn (sơn quang, sơn then, sơn thếp vàng bạc, sơn mài),
hàng thêu, dệt (tơ lụa, chiếu, thảm…) hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ
chơi… ở mỗi làng nghề đều có màu sắc riêng, từng nghệ nhân cũng có

những nét riêng. Những nét riêng đó được thử thách qua thời gian, qua giao
lưu, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển, cùng với sự bổ
sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu hoàn thiện hoàn mỹ cho những
sản phẩm cùng loại được sản xuất tiếp theo.
1.4.3. Hàng TCMN là loại sản phẩm nghệ thuật, kết tinh từ những
thành tựu kỹ thuật-công nghệ truyền thống, phương pháp thủ
công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật:
Sự giao kết giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ
thuật của nghệ nhân và người thợ thủ công đã tạo ra hàng TCMN nói riêng
và sản phẩm thủ công truyền thống nói riêng.Sự giao kết này kéo theo
những đặc thù khác trong sự phát triển hàng thủ công.
Với những đặc thù như trên, ngày nay, TCMN Việt Nam ngày càng
tìm được chỗ đứng vững chắc của mình trong nước cũng như trên trường
quốc tế. Nghề thủ công với sản phẩm tinh xảo và “bàn tay vàng” của các
nghệ nhân vẫn tiếp tục có vai trò, vị trí quan trọng hơn trong xã hội chúng
ta.
1.5 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM.
Sinh viên: Đồng Việt Phương – lớp: Kinh Tế Quốc Tế 50C Trang 25

×