Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.21 KB, 59 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: Thái Việt Cường
Lớp: Hải Quan 49
Khoa: Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Em xin cam đoan những gì viết trong chuyên đề không sao chép từ bất cứ tài
liệu gì khác. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyên đề của mình trước
Khoa và Ban giám hiệu nhà trường.
Em xin chân thành cám ơn
Ký tên
Thái Việt Cường
LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Việc phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn là mối quan tâm
của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tệ nạn buôn lậu, gian
lận thương mại ở nước ta những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và
đang là một trong những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước . Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh
phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và đã đề ra nhiều chủ trương,
chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa đấu tranh chống tệ nạn này.
Tổng cục Hải quan Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ
thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật
về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, chính sách thuế
1
đối với hàng hóa xuất khẩu. Những năm qua, ngành Hải quan đã không
ngừng cải cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt
động thực thi nhiệm vụ nói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn
lậu, gian lận thương mại nói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng,
ngành chức năng như: Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội


biên phòng,… đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và
gian khổ này. Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn
đề bức xúc, nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Hải quan
luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm nên em xin chọn đề tài “ Công
tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt
Nam ” làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
của ngành Hải quan để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn
lậu, gian lận thương mại thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng là hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại của Hải
quan Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; công tác
phòng chống, đấu tranh buôn lậu và gian lận thương mại và những kết quả đã
đạt được. Thời gian nghiên cứu là: từ năm 2006 đến 2010.
4. Kết cấu đề tài
Đề tài ngoài những phần như lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; đề tài
được chia làm 4 phần:
Phần I: Khái quát về Tổng cục Hải quan VN
Phần II: Khái quát về buôn lậu và gian lận thương mại
Phần III: Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở VN thời gian qua
2
Phần IV: Một số giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
trong thời gian tới
3
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN VN
1.1. Khái quát về Tổng cục Hải quan VN:
1.1.1.Quá trình hình thành và ra đời:

Quá trình trưởng thành và phát triển theo các giai đoạn:
a. Giai đoạn 1945 - 1954:
Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được uỷ quyền của
Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 -
SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh ngành hải quan
Việt Nam.
Hệ thống tổ chức:
Trung ư ơng :
Sở thuế quan và thuế gián thu (sau đổi thành Nha thuế quan và thuế gián
thu) thuộc Bộ tài chính.
Địa phương: Bắc, Trung, Nam bộ, mỗi miền đều có:
- Tổng thu Sở thuế quan.
- Khu vực thuế quan.
- Chính thu Sở thuế quan.
- Phụ thu Sở thuế quan.
b. Giai đoạn 1954 - 1975:
Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và
thành lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu) thuộc Bộ Công
thương.
Hệ thống tổ chức:
Trung ương: Sở Hải quan
Địa ph ương : Sở Hải quan liên khu, thành phố, Chi sở Hải quan tỉnh,
Phòng Hải quan cửa khẩu.
4
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính
phủ đã đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành
Điều lệ Hải quan đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam.
Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB
đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương.
c. Giai đoạn 1975 - 1986:

Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả
nước.
Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ
chức Hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải
quan Bộ Ngoại thương.
Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn Nghị quyết số
547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng;
và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 139/HĐBT ngày
20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Tổng cục Hải quan
Hệ thống tổ chức Hải quan:
- Tổng cục Hải quan.
- Hải quan tỉnh, thành phố.
- Hải quan Cửa khẩu và Đội kiểm soát Hải quan.
Và Tổng cục Hải Quan Việt Nam được ra đời từ đây.
1.1.2.Cơ cấu, tổ chức bộ máy:
*Cơ cấu, tổ chức :
a. Vụ Hợp tác quốc tế làm việc theo chế độ chuyên viên.
b. Vụ Pháp chế có các phòng:
- Phòng Chính sách pháp luật;
- Phòng Xử lý, tố tụng;
- Phòng Kiểm tra, hỗ trợ pháp luật hải quan.
c. Vụ Tổ chức cán bộ có các phòng:
5
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Quản lý cán bộ;
- Phòng Thi đua - Khen thưởng.
d. Vụ Tài vụ - Quản trị có các phòng:
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Quản lý xây dựng cơ bản;

- Phòng Quản lý tài sản;
- Phòng Quản lý kỹ thuật.
e. Văn phòng có các phòng:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Hành chính;
- Phòng Tài vụ - Quản trị;
- Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải quan tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ cụ thể của các Phòng và Đại diện Văn phòng Tổng cục Hải
quan tại thành phố Hồ Chí Minh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy
định.
1.2.Mô tả hoạt động:
Sau đây em xin mô tả khái quát về hoạt động của Vụ pháp chế - Tổng cục
Hải quan( Vụ mà em thực tập ) trong năm 2010 :
*. Đặc điểm tình hình:
Tính đến 31.12.2010, Vụ Pháp chế có: 30 cán bộ, công chức. Bố trí tại
03 Phòng nghiệp vụ; trong đó: 18 nữ, 12 nam, có 04 thành viên mới được
tuyển dụng năm 2010 hiện đang đi học nghiệp vụ, 01 lãnh đạo Vụ mới kết
thúc đi học trở về Vụ làm việc từ tháng 9.2010.
*. Nhiệm vụ trọng tâm năm công tác 2010:
- Chủ trì xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 79/2009/TT-BTC;
- Chủ trì xây dựng nội dung về thể chế trong dự thảo chiến lược phát
triển ngành hải quan đến 2020, dự thảo kế hoạch thực hiện chiến lược phần về
thể chế pháp luật hải quan.
6
- Thực hiện rà soát, đánh giá đối chiếu từng chuẩn mực của Công ước
Kyoto với hệ thống pháp luật hải quan và và đề xuất hoàn thiện hệ thống văn
bản này. Rà soát, hệ thống các Thông tư liên tịch TCHQ ký với các Bộ Ngành
khác trước khi sáp nhập vào Bộ Tài chính hiện chưa có văn bản thay thế.
- Chủ trì thực hiện các phần công việc của đề án 30 của Chính phủ (phần
về lĩnh vực hải quan);

- Thực hiện việc hỗ trợ pháp luật cho cán bộ trong ngành và doanh
nghiệp: Tổ chức các Hội nghị phổ biến, Hội nghị đối thoại doanh nghiệp, các
Hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp (các hiệp hội, các doanh nghiệp lớn) vào
các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật hải quan quan trọng….;
- Thực hiện hướng dẫn chỉ đạo toàn ngành về công tác xử phạt vi phạm
hành chính….;
- Xây dựng cơ chế thực hiện thống nhất trong toàn ngành về công tác tố
tụng hành chính tại Toà, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có kỹ năng
thực hiện công tác này;
- Chủ trì xây dựng nội dung hướng dẫn quy định về trách nhiệm bồi
thường của nhà nước trong Luật Bồi thường trách nhiệm của nhà nước (phần
liên quan đến Hải quan); Tổ chức tập huấn toàn ngành về nội dung này;
- Ngoài ra, Vụ thực hiện các công việc khác như:
+ Thực hiện chuyên môn cấu phần của dự án “nâng cao năng lực đào
tạo cho cán bộ hải quan cửa khẩu”
+ Thực hiện công tác thẩm định theo quy định;
+ Thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản;
+ Ổn định tổ chức theo cơ cấu tổ chức của QĐ 02;
Năm 2010 cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng cục, sự
phối hợp chặt chẽ, tích cực, có hiệu quả của các đơn vị thuộc Tổng cục với các
Cục Hải quan địa phương, các đơn vị thuộc Bộ, toàn thể cán bộ, công chức Vụ
Pháp chế đã nỗ lực phấn đấu, thi đua hoàn thành nhiệm vụ và có nhiều đóng góp
quan trọng vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổng cục.
7
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ BUÔN LẬU & GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
2.1.Khái niệm:
2.1.1. Khái niệm về buôn lậu:
Theo khoa học về ngôn ngữ, “buôn lậu” có ý nghĩa là buôn bán những
hàng hóa trốn thuế và hàng cấm. Đây là một khái niệm thừa kế những hiểu
biết xưa nayvà khá phù hợp với quan niệm phổ thông hiện nay. Năm 1985 Bộ

Luật Hình Sự của nước CHXHCN Việt Nam ra đời đã chính thức ghi nhận tội
danh buôn lậu “ Người nào buôn bán trái phép và vận chuyển trái phép qua
biên giới hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý hoặc vật
phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa thì bị phạt…”. Nên từ đây, tội danh buôn
lậu đã được xác định với 4 yếu tố cấu thành tội phạm và những dấu hiệu pháp
lý đặc trưng nên đã có tác dụng hướng dẫn nhận thức cũng như chỉ đạo thực
thi pháp luật.
2.1.2. Khái niệm về gian lận thương mại:
Theo từ điển Việt là “dối trá, lừa lọc” trong hoạt động thương mại.
Người có hành vi gian lận trong hoạt động thương mại gọi là “gian thương”
tức là “ người có nhiều mưu mô lừa lọc”, “kẻ buôn bán gian lận và trái phép”.
Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi gian lận nói chung,
nhưng hành vi gian lận này phải được thể hiện trong lĩnh vực thương mại
thông qua đối tượng thể hiện hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể của hành vi gian lận
thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua, người bán cũng có khi là cả
người mua va người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm
thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
2.2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại:
Trong nhưng nẵm vừa qua, hiện tượng buôn lậu và gian lận thương mại
trong hoạt động quốc tế đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và trở thành
mối đe dọa thật sự đối với sự phát triển kinh tế văn hóa, xã hội và an ninh
chính trị của các quốc gia. Những hậu quả xấu của nó có tác động rõ rệt và
8
nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đi ngược với lợi ích nhà nước
và làm tổn hại đến quyền lợi của người dân…
Vì những tác hại nghiêm trọng này, tổ chức của Hải quan Thế giới đã triệu
tập Hội nghị chống gian lận thương mại với sự tham gia của đại diện Hải
quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị đã xác định các hình thức
gian lận thương mại và đề ra các biện pháp cụ thể để phòng chống. Theo tài
liệu số 36 623 ngày 28/05/1995 của Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian

lận thương mại của WCO họp tạo Brussels ( Bỉ ) đã khẳng định gian lận
thương mại tồn tại dưới 16 hình thức sau:
1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc qua kho Hải Quan
2- Khai báo sai
3- Khai tăng hoặc giảm giá trị hàng hóa
4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập, tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép
hàng được ưu đãi thuế
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoăc quy định về bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín
dụng trái phép
16- Thanh lý có chủ đích
Ngoài ra việc gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải
hàng hóa, đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự
của hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp
này, nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi
nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được
9
nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của
nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất Cách
phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn đề

thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước
trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại
Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua
cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại
quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định
như nêu trên.
10
PHẦN III: THỰC TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
Ở VN THỜI GIAN QUA
Giai đoạn từ năm 2006 - 2010, kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm 7,2%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình
quân 22 - 25%. Nền kinh tế từng bước hội nhập, thực hiện tốt các cam kết khi
gia nhập WTO. Ngoài nhiệm vụ hoàn thành tốt chỉ tiêu thu Ngân sách Nhà
nước, thì các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh, an toàn cộng
đồng đã đặt trách nhiệm ngày một lớn hơn đối với ngành Hải quan.
Từ năm 2006, thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải
quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ
sung, và đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan, diện mạo và tầm vóc của
Ngành đã có những thay đổi cơ bản, phương pháp quản lý hải quan dựa trên
nền tảng của việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đã có những thành công, rút
ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại trong khi vẫn đảm nhiệm
vụ kiểm soát tốt. Quá trình hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế và yêu cầu
trong tình hình mới cũng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn cho nhiệm vụ phòng,
chống ma tuý, hay các lĩnh vực mới như thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
chống khủng bố, rửa tiền, Để thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ngành
Hải quan, trong đó có lực lượng kiểm soát chống buôn lậu cũng có nhiều thay
đổi theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn.
Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn buôn
lậu, gian lận thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ

tục hải quan mới, lợi dụng sự thay đổi chính sách mặt hàng, chính sách ưu đãi
đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu, Trong đó, nổi lên những hiện
tượng đáng chú ý sau:
3.1. Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở các tuyến đường:
3.1.1. Tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ:
Địa bàn trọng điểm trong những năm qua tập trung chủ yếu là khu vực:
Cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh, đường biên từ Km1 đến
11
Km3 Phường Ka Long, TP. Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cửa khẩu Tân
Thanh, Cốc Nam, Hữu Nghị, Chi Ma, Ga đường sắt liên vận quốc tế thuộc
tỉnh Lạng Sơn; Cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh thuộc tỉnh Cao Bằng; Cửa khẩu
quốc tế Lào Cai; Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An; Cửa khẩu Cha
Lo, tỉnh Quảng Bình; Cửa khẩu Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh; Cửa khẩu Lao Bảo,
Khu KTTMĐB Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị; Cửa khẩu Thường Phước tỉnh Đồng
Tháp; Khu vực xã Vĩnh Ngươn, Thị xã Châu Đốc giáp Gò Tà Mâu
(Campuchia), Thị trấn Tịnh Biên, khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương, huyện Tân
Châu thuộc tỉnh An Giang; Cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh;
Cửa khẩu Bình Hiệp, Mỹ Quý Tây, tỉnh Long An; Cửa khẩu Hà Tiên tỉnh
Kiên Giang;
Hàng hoá vi phạm tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như: ngoại tệ,
vàng, động thực vật hoang dã quí hiếm, thuốc lá, rượu ngoại, nước giải khát,
bánh kẹo, hàng tạp hóa tiêu dùng, mỹ phẩm, quần áo, vải may mặc, nguyên
phụ liệu dệt may da giày, gia súc, gia cầm, vật liệu xây dựng, gỗ, đồ gỗ mỹ
nghệ, phụ tùng ôtô, xe máy, đồ điện tử, điện lạnh, điện thoại di động,
Đối tượng buôn lậu chủ yếu lợi dụng địa hình đường biên hiểm trở, các
đường mòn, lối mở, đường tắt hai bên cánh gà khu vực cửa khẩu để vận chuyển
trái phép hàng hoá. Vài năm trở lại đây, hệ thống đường giao thông vùng biên
được trú trọng đầu tư, thuận tiện hơn, nhu cầu thị trường trong nước tăng cao,
nên quy mô hoạt động buôn lậu tăng đáng kể. Hàng hóa trước khi nhập lậu
thường được chia nhỏ, sau đó đầu nậu thuê mướn cửu vạn đai vác qua biên giới,

rồi sử dụng phương tiện chuyên chở là xe môtô, ô tô, ghe xuồng đã gia cố, để
vận chuyển hàng lậu vào các khu vực tập kết như chợ, bến xe, trung tâm thương
mại. Từ đó, dùng phương tiện như xe khách, xe tải đưa vào nội địa tiêu thụ. Đối
tượng buôn lậu có sự câu kết chặt chẽ giữa các đầu nậu và đối tượng vận chuyển
thuê; chúng được trang bị bộ đàm, điện thoại di động, để chỉ huy và điều hành.
Đầu nậu giao khoán, gắn trách nhiệm của người vận chuyển với hàng hóa nên
các đối tượng manh động hơn, chúng sẵn sàng tấn công, chống trả khi bị phát
12
hiện hòng tẩu tán hàng hóa, giải vây cho đồng bọn. Do đó, hiện tượng chống trả
người thi hành công vụ xảy ra nghiêm trọng. Điển hình là vụ tại Quảng Ninh
ngày 17/01/2010, khi bị Đội kiểm soát liên hợp số 1 (Hải quan - Bộ đội Biên
phòng) bắt giữ hàng hóa, các đối tượng đã chống trả quyết liệt bằng hung khí và
khống chế đồng chí Nguyễn Danh Sơn - Đội trưởng Đội KSLH1 đưa sang
Trung Quốc hành hung.
Chính sách miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới và
chính sách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu cũng đang bị các đối tượng
buôn lậu khai thác, gây khó khăn cho công tác kiểm soát. Chúng lợi dụng cư
dân biên giới, khách du lịch, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong các khu
kinh tế để thu gom hàng lậu, sử dụng chứng từ hóa đơn quay vòng để vận
chuyển nội địa. Thời gian gần đây, hiện tượng xe ôtô biển số Lào TNTX, biển
số liên doanh, biển số sử dụng tại các khu kinh tế cửa khẩu, nhưng lợi dụng
để lưu hành nội địa đã bị các lực lượng chức năng phát hiện nhiều vụ vi
phạm. Nghiêm trọng hơn là việc đục lại số khung, số máy của xe ôtô mới cho
khớp với thông số của các ôtô để hợp pháp hóa.
Trong công tác đấu tranh, cần chú ý tới các đối tượng là cư dân biên
giới, thạo ngôn ngữ, địa bàn, có quan hệ với các đối tượng buôn bán người
nước ngoài, lái xe hoặc chủ xe tải, xe khách thường xuyên qua lại các cửa
khẩu, doanh nghiệp kinh doanh loại hình kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất,
chuyển cửa khẩu. Đặc biệt chú ý đối với những cá nhân, doanh nghiệp từng bị
phát hiện sử dụng thủ đoạn gian lận để buôn lậu, trốn thuế như khai sai tên

hàng, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, mục đích sử dụng của hàng hóa, làm
giả C/O, khai báo giá thấp hơn giá thanh toán thực tế, nhập hàng không đủ
điều kiện tiêu chuẩn, kỹ thuật theo quy định của pháp luật,…
Trên tuyến biên giới phía Nam và miền Trung, mặt hàng thuốc lá nhập
lậu không giảm. Tuyến biên giới phía Bắc, hiện tượng nhập lậu pháo nổ, pháo
hoa các loại vẫn tái diễn, nhất là vào thời điểm trước Tết Nguyên đán hàng
năm. Số liệu thống kê cho thấy, 5 năm qua toàn Ngành đã phát hiện, bắt giữ
13
được khoảng 2.336.000 bao thuốc lá ngoại, 327 tấn thuốc lá lá, hơn 10,5 tấn
và gần 7.700 cây, bánh pháo hoa, pháo nổ các loại nhập lậu. Đặc biệt, do
chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, giá xăng dầu ở nhiều thời điểm tại thị
trường Việt Nam thấp hơn thế giới dẫn đến hiện tượng xuất lậu xăng dầu diễn
ra rất phức tạp, trong 5 năm, các đơn vị đã phát hiện, bắt giữ trên 426.000 lít
và 655 tấn xăng dầu các loại vận chuyển trái phép qua biên giới đường bộ và
đường biển.
3.1.2. Tuyến đường biển, khu chế xuất, khu công nghiệp:
Với đường bờ biển trải dài 3.260 km, nhiều luồng lạch, bến, cảng nên
rất thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tuyến đường biển. Cùng
với đó tình hình buôn lậu trên tuyến này trong những năm qua luôn có những
diễn biến hết sức phức tạp. Vùng biển Đông Bắc, miền Trung, đã giảm hẳn
hiện tượng ngư dân tại các xã ven biển dùng thuyền cá sang Trung Quốc buôn
lậu các mặt hàng điện tử, điện lạnh, xe đạp cũ, vật liệu xây dựng, Nhưng lại
nổi lên hiện tượng xuất lậu than, khoáng sản, 5 năm qua, toàn Ngành đã
phát hiện, bắt giữ 43.800 tấn than, quặng các loại.
Tại các cảng biển quốc tế, trọng điểm là các cảng thuộc tỉnh Quảng
Ninh, Hải Phòng, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, các mặt hàng vi
phạm đã bị phát hiện khá đa dạng, gồm các mặt hàng cấm (ma tuý, động vật
hoang dã, phế liệu), hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, các mặt hàng giá trị lớn như
ôtô, xe máy, điện tử, hàng có thuế xuất cao như rượu ngoại, thuốc lá, cũng
như nguyên liệu sản xuất, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, Nổi cộm trong

những năm qua là các vụ vận chuyển ngà voi, têtê, gỗ, ắc qui chì, nhựa phế
liệu, Chỉ trong năm 2009 – 2010, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã
phát hiện, bắt giữ, xử lý 11,5 tấn ngà voi, 4,1 tấn vẩy tê tê, 1,3 tấn vẩy đồi mồi
và hơn 9,3 tấn nhựa phế liệu; Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt
giữ được 92,8 tấn ắc quy chì.
Các đối tượng thường lợi dụng bất cập, sơ hở của các chính sách ưu
đãi, cơ chế quản lý để vi phạm như: lợi dụng phân luồng ưu tiên miễn kiểm
14
tra thực tế hàng hoá, khai sai tên hàng, mã hàng, chủng loại, số lượng,
Trong các vụ việc đã phát hiện được, các thủ đoạn tinh vi hơn cũng đã được
sử dụng như làm giả hồ sơ, chứng từ, móc nối với đối tác ở nước ngoài hạ giá
hàng hoá để gian lận thuế. Hoạt động tạm nhập tái xuất cũng đã bị lợi dụng.
Bên cạnh những tích cực về thương mại thì các mặt hàng tạm nhập tái xuất
tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, dễ thẩm lậu vào thị trường nội địa như: thuốc lá,
rượu, đồ điện tử đã qua sử dụng; Một số mặt hàng có thể gây ô nhiễm môi
trường, độc hại cho sức khoẻ con người như ắc quy chì, phế liệu điện tử,
nhựa, kim loại. Đặc biệt, những vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý số
lượng lớn, động vật hoang dã, trong những năm gần đây đều lợi dụng loại
hình này, điển hình như vụ năm 2008, Chi Cục Hải quan KVI - Cục Hải quan
Hải Phòng qua kiểm tra 03 lô hàng đóng trong container mở tờ khai nhập
khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất của Cty cổ phần xuất nhập khẩu Talu,
ngoài 10.000 tấn cá dưa, 5,5 tấn cá đao, 35,5 tấn cá các loại, phát hiện 24,03
tấn tê tê đông lạnh, 920 kg vẩy tê tê.
Tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã phát
hiện nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng. Mặt hàng vi phạm chủ yếu là
nguyên phụ liệu may mặc, vải, quần áo, dầy dép, vật liệu xây dựng, điện tử,
điện lạnh, gỗ, sản phẩm gỗ và phế liệu. Phương thức thủ đoạn phổ biến là
gian lận điều chỉnh định mức tiêu hao nguyên, phụ liệu để thanh khoản; bán

nguyên liệu, phụ liệu và sản phẩm ra ngoài thị trường nội địa để trốn thuế sau
đó hợp thức hoá bằng cách xuất khống, làm thủ tục tiêu huỷ hàng hoá, nguyên
liệu; nhập hàng hoá thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ
Việt Nam (C/O) nhằm hưởng thuế suất ưu đãi.
15
3.1.3. Tuyến hàng không, bưu điện quốc tế:
Trên tuyến hàng không, đối tượng thường dùng thủ đoạn giấu hàng hoá
trong người, trong hành lý không khai báo khi xuất cảnh, nhập cảnh; tách bill, lợi
dụng định mức miễn thuế, hàng quà biếu, quà tặng để vận chuyển trái phép
hàng lậu. Một số đối tượng sử dụng thủ đoạn chia nhỏ số lượng hàng hóa, gửi về
nhiều địa chỉ khác nhau nhưng thực chất chỉ có một người nhận.
Hàng hóa vi phạm chú yếu là hàng gọn nhẹ, giá trị kinh tế cao, dễ cất giấu như
máy ảnh, camera KTS, điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, mỹ phẩm, đồ trang
sức, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ, Từ năm 2006 - 2010, các Chi cục Hải quan
trên tuyến này đã phát hiện, bắt giữ 1,9 triệu USD, 550.000 EURO, gần 15 kg
vàng và trang sức bằng vàng, hơn 900 viên kim cương. Từ năm 2009 đến nay,
tại cảng hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài phát hiện nhiều vụ vận chuyển trái
phép mặt hàng là vũ khí, công cụ hỗ trợ. Chỉ trong 2 năm, Chi cục Hải quan sân
bay quốc tế Nội Bài phối hợp với Đội 1 – Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát
hiện, bắt giữ 35 vụ, tang vật gồm 159 khẩu súng (dạng súng nòng ngắn và nòng
dài), 200 viên đạn, 10 bình xịt ngạt và 70 bộ phận linh kiện súng đã được tháo
rời nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.
Qua các vụ việc đã phát hiện được, cần chú ý tới các nhóm đối tượng là
phi công, tổ lái, tiếp viên hàng không, nhân viên làm việc trên chuyến bay,
hành khách có hoạt động xuất nhập cảnh nhiều lần trên cùng tuyến bay,
hướng dẫn viên du lịch, đối tượng lợi dụng mang hộ chiếu ngoại giao và các
đối tượng từng bị phát hiện có hành vi gian lận trong việc gửi/nhận bưu phẩm,
bưu kiện từ nước ngoài qua đường bưu điện…
3.2. Một số thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại:
3.2.1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước

Đây là loại hình đặc thù nhất ở Việt nam. Thuế xuất nhập khẩu ở Việt
Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại như: thuế doanh thu, thuế phụ thu,
thuế bình ổn giá và thuế VAT Nên thuế xuất nhập khẩu tương đối cao, có
những loại hàng có thuế xuất từ 100%-200% như ôtô du lịch, rượu bia và
16
hàng điện tử v v Do thuế suất cao nên sự chênh lệch giữa giá phải trả cho
việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho các cơ quan
kiểm tra kiểm soát Nhà nước với lợi nhuận do gian lận thương mại là rất
lớn. Vì thế các gian thương thường tính toán mạo hiểm và chấp nhận những
rủi ro để gian lận trốn thuế, đây là một trong những vấn đề hấp dẫn bọn
gian thương gian lận thương mại. Có nhiều hình thức gian lận thương mại
gây hậu quả rất nghiêm trọng qua việc lợi dụng chính sách thuế xuất nhập
khẩu và chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có thuế suất cao, lợi nhuận
lớn hoặc chênh lệch giữa mặt hàng này với loại hàng khác. Hành vi gian
lận thương mại qua chính sách thuế nhiều khi tỏ ra rất lộ liễu và trắng trợn.
3.2.2. Gian lận thương mại qua hàng hóa xuất nhập khẩu:
Việc xác định giá để tính thuế Hải quan là một trong những yếu tố quan
trọng để tính thuế Hải quan. Luật thuế xuất nhập khẩu quy định giá tính thuế
hàng hóa xuất nhập khẩu được căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và hóa đơn
thương mại hợp lệ và phù hợp với các chứng từ khác có liên quan. Đối với
hàng bán là giá FOB và đối với hàng nhập là giá CIF (đối với mặt hàng Nhà
nước không quản lý giá và cao hơn 70% giá do Tổng cục Hải quan thống kê ).
Trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã gian xảo để lách thuế qua tính thuế bằng
cách: giữa người mua và người bán có sự thông đồng với nhau để ghi giá trên
hợp đồng và trên hóa đơn thương mại thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của
hàng hóa đó. Phần tiền ngoài hợp đồng thanh toán cho nhau bằng cách
chuyển ngân lậu và góp vốn đầu tư hoặc mua hàng xuất khẩu.
3.2.3. Gian lận thương mại thông qua việc khai sai về số lượng, trọng
lương và phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu:
Đây là hình thức gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam. Chủ hàng

đã lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước ta thông qua việc cải cách
thủ tục hành chính trong ngành Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xuất nhập khẩu và giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu
để thực hiện hành vi gian lận thương mại. Chúng dùng các thủ đoạn như:
17
hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị cao khai hàng có giá trị thấp, hàng là thành
phẩm được khai là linh kiện, là nguyên liệu, phụ liệu để gia công… chúng còn
tìm mọi cách để thay đổi bao bì và nhãn mác nhằm thu lợi bất chính.
3.2.4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hóa:
Việc xác định sai xuất sứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp và rất quan
trọng liên quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia. Đây là vấn đề rất mới mẻ của
Việt Nam, thuế xuất khẩu và chính sách ưu đãi thuế quan giữa các nước thành
viên có quan hệ giành cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc. Do đó, xuất xứ
hàng hóa có liên quan trực tiếp đến 2 vấn đề chính, đó là:
- Liên quan đến thuế xuất nhập khẩu như cùng một mặt hàng nhưng có
xuất xứ ở các nước khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tính
khác nhau. Ví dụ: Cùng một mặt hàng, nhưng mặt hàng đó được sản xuất ở
các nước không phải là các nước công nghiệp phát triển (G7) thì trị giá tính
thuế chỉ 70% so với mặt hàng đó được sản xuất tại các nước G7 (theo quy
định giá tối thiểu của Bộ Tài chính ban hành). Vì vậy, những trường hợp
không xác định đúng xuất xứ thì hoặc là làm thất thu thuế Nhà nước hoặc làm
lạm thu thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ việc lợi dụng đó, các gian thương đã
không xuất trình hoặc xuất trình sai xuất xứ, xuất xứ giả và khai không đúng
xuất xứ.
- Liên quan đến chính sách ưu đãi thuế: Như một số mặt hàng có xuất
xứ từ Việt Nam xuất sang EU thì được hưởng thuế suất thấp hoặc hàng có
xuất xứ từ ASEAN, nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại.
3.2.5. Gian lận thương mại thông qua hàng chuyển tiếp:
Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản quy định về việc làm thủ
tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu. Lợi dụng việc áp tải và kho riêng để

tráo lẫn hàng hóa hoặc từ hàng nọ khai hàng kia, hàng có thuế khai hàng
không có thuế là một trong những hình thức gian lận thương mại với giá trị
gian lận lớn nhất. Vì thế nên Tổng cục Hải quan đã quy định không được khai
báo ngoài cửa khẩu (kho riêng) đối với hàng hóa nhập kinh doanh có thuế.
18
3.2.6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư:
Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam, xí nghiệp và công ty có vốn đầu
tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụ tùng,
các phương tiện sản xuất kinh doanh ( gồm cả phương tiện vận tải ) và các vật
tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản và hình thành xí
nghiệp hoặc tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do
vậy, có quan niệm cho rằng Hải quan ít quan tâm đến giá trị tính thuế của
hàng hóa do đằng nào nó cũng được miễn thuế theo quy định của pháp luật,
dẫn đến việc bị gian thương lợi dụng để gian lận thương mại.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các cơ quan hữu trách, để đưa vào góp vốn
các thiết bị máy móc cũ và lạc hậu, khai tăng cao giá các thiết bị để góp vốn
nhằm thu hồi lợi nhuận cao trong việc khấu trừ tài sản. Các xí nghiệp liên
doanh còn tìm cách khai giảm giá nguyên liệu nhập khẩu và giá sản phẩm
kinh doanh xuất nhập khẩu để trốn thuế.
3.2.7. Gian lận thương mại trong lĩnh vực gia công và hàng sản xuất để
xuất khẩu:
Hàng hóa là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho người ngoài rồi
xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết, theo quy định của thuế xuất nhập khẩu, hàng
thuộc diện này được miễn thuế khi số thành phẩm xuất hết ra khỏi Việt Nam.
3.2.8. Gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai:
Khi nắm bắt được thời điểm có thay đổi chính sách quản lý mặt hàng hoặc
chính sách thuế xuất nhập khẩu, các chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục trước
thời điểm để được hưởng chính sách cũ và mặc dù chưa có hàng về hoặc đợi
qua thời điểm thay đổi chính sách để được hưởng chính sách mới mặc dù
hàng đã có sẵn ở trong kho.

3.2.9. Gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng hóa gửi tại kho
ngoại quan:
- Nhiều kho ngoại quan chưa đáp ứng điều kiện thành lập, không đảm
bảo yêu cầu giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan, như: Chưa có
19
camera hoặc có, nhưng không thể theo dõi được toàn bộ khu vực kho ngoại
quan; chưa có phần mềm quản lý kho ngoại quan có nối mạng với cơ quan hải
quan; Sử dụng chung khu vực bãi, tường rào với kho hàng khác; Có cổng ra
vào, nhưng không đóng mở được; Diện tích kho chưa đủ 1.000m2 theo quy
định tại khoản 1 Điều 65 Thông tư 79/2009/TT-BTC,
- Thủ tục hải quan thực hiện chưa đúng quy định, chưa thống nhất, như:
trên vận đơn không ghi hàng gửi kho ngoại quan nhưng vẫn làm thủ tục
chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan, hàng xuất kho khi chưa hoàn thành thủ
tục hải quan nhập khẩu vào nội địa (công chức hải quan kiểm tra thực tế khi
hàng không còn trong kho), việc theo dõi hàng xuất kho không theo trình tự
thời gian, nội dung khai báo không đầy đủ, rõ ràng, hàng hóa đã làm thủ tục
hải quan nhưng vẫn lưu gửi trong kho, làm thủ tục cho các mặt hàng không
được chuyển cửa khẩu về kho ngoại quan, tờ khai đã xác nhận thanh khoản
nhưng chưa được đóng dấu xác nhận "đã làm thủ tục hải quan", việc thanh
khoản tờ khai hàng gửi kho ngoại quan nhiều nơi thực hiện rất chậm, nhiều lô
hàng đã xuất kho nhập khẩu vào nội địa nhưng 7-8 tháng sau vẫn chưa thực
hiện thanh khoản
Do vậy các kho ngoại quan vẫn bị các chủ hàng lợi dụng dể thực hiện
các hành vi gian lận của mình.
3.2.10. Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu,
hàng tạm nhập tái xuất:
Hàng chuyển khẩu và hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa được
hoàn lại thuế sau khi có chứng nhận của Hải quan cửa khẩu thực xuất. Lợi
dụng sơ hở thiếu sót này nhiều chủ hàng đã tìm cách móc nối với Hải quan
cửa khẩu xuất để xác nhận khống số hàng thực xuất và truy hoàn số thuế nhập

khẩu. Có trường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả để trốn thuế.
20
3.3. Một số kết quả về công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
VN thời gian qua:
3.3.1 Tình hình chống buôn lậu, vận chuyển trái phép và các hành vi phạm
pháp :
a. Chủ trương & chính sách của nhà nước:
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định số 65/2010/QĐ-
TTg ngày 25/10/2010 ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp
hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh
phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Theo đó, Quy chế xác định trách nhiệm theo lĩnh vực, địa bàn và quan
hệ phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng, Ủy ban
Nhân dân các cấp (gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước) trong việc thực hiện
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và
các hành vi kinh doanh trái phép khác (gọi tắt là công tác đấu tranh chống
buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại).
Theo yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn, trên từng địa bàn, lĩnh vực và
theo chức năng của mình trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu,
hàng giả và gian lận thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan
chức năng kiểm tra, kiểm soát chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động
trong việc phân định phạm vi trách nhiệm quản lý và hoạt động; Xây dựng kế
hoạch, phương án công tác, các biện pháp quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa
bàn; những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác cần có sự
trao đổi, bàn bác thống nhất với các cơ quan liên quan; Chỉ đạo thực hiện
đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền để đẩy
mạnh công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương
mại; Phát hiện, thu thập trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, gồm:
- Thông tin về dự báo tình hình thị trường, tình hình kinh tế, cung cầu
hàng hoá, giá cả; về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và

21
gian lận thương mại trong ngành và trên địa bàn; kết quả công tác trong từng
giai đoạn.
- Thông tin về những quy định mới của pháp luật trong hoạt động quản
lý biên giới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá trong nước,
chính sách khu kinh tế cửa khẩu, phí thuế quan, chính sách cư dân biên giới,
chính sách quản lý đối với từng ngành hàng, mặt hàng.
- Thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, quy luật, thủ đoạn hoạt động của
các đối tượng vi phạm; về các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn
trọng điểm liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới, buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và
các hành vi gian lận thương mại khác.
- Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các
ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh
nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán,
vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi
gian lận thương mại khác.
- Thông tin về quy trình kiểm tra, xử lý mang tính nghiệp vụ của các
ngành, địa phương; thông tin về những khó khăn, vướng mắc và kinh
nghiệm của từng ngành, từng địa phương trong công tác đấu tranh phòng,
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, buôn bán,
vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và các hành vi
gian lận thương mại khác.
- Thông tin về kỹ thuật phòng, chống và các tiến bộ khoa học, kỹ
thuật có thể áp dụng, trang bị khi các cơ quan chức năng thi hành nhiệm
vụ và các thông tin, tài liệu khác theo đề nghị của các cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan.
Trong quá trình thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả
và gian lận thương mại, theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền

22
kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật, các Bộ, ngành và cơ quan
chức năng có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp hoạt động để đảm bảo
tính thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan
quản lý nhà nước, trong đó có phân định cơ quan chịu trách nhiệm chính và
cơ quan phối hợp.
Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ
pháp luật; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bên liên
quan. Quan hệ phối hợp hoạt động được thực hiện theo nguyên tắc kịp thời,
hiệu quả; quá trình phối hợp không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của
các bên có liên quan.
Về trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, Chính phủ quy định
cụ thể:
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Hải quan, trong
phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, chủ trì kiểm tra, giám sát , kiểm soát
đối với hàng hoá, phương tiện vận tải; thực hiện và tổ chức công tác phối
hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý theo quy định
của pháp luật.
Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách
nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp
phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá
qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Ngoài ra còn chỉ đạo cơ quan Thuế và cơ quan quản lý giá trong
việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về
thuế và giá, thẩm định giá; phòng chống gian lận về thuế. Phối hợp với cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình điều tra các hành vi
độc quyền và liên kết độc quyền về giá, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh về giá, hành vi bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo
quy định của pháp luật.

23
- Bộ Công thương chịu trách nhiệm chủ trì sự phối hợp trong quản lý
và kiểm tra, kiểm soát đấy tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương
mại đối với các lĩnh vực như: kinh doanh khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, xúc tiến thương mại,
thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc
quyền, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các
Bộ, ngành, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển
hàng hoá bằng các phương tiện vận tải; trong công tác quản lý, kiểm soát
phương tiện vận tải tạm nhập, mang biển số nước ngoài sử dụng tại Việt Nam.
Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn
chặn vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng nhập lậu trong hoạt động vận tải
đường sắt.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong việc
nhận, gửi, chuyển phát thư, kiện, gói hàng hoá; xuất bản phẩm, sản phẩm in
không phải là xuất bản phẩm được nhập khẩu, xuất bản, in và phát hành trái
phép; viễn thông và công nghệ thông tin.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo cơ
quan Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc phát
hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu,
động vật và các sản phẩm động vật hoang dã, quý hiếm và những loài thực
vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm…
b. Các biện pháp của ngành Hải quan:
- Công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại gắn với công
tác cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm hiện đại hóa ngành Hải quan: Các
năm qua, ngành Hải quan đã tích cực triển cải cách thủ tục hành chính và sắp
xếp tổ chức, bộ máy làm việc… nhằm hạn chế những sơ hở trong quy trình
24

thủ tục hải quan và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các bộ phận
nghiệp vụ trong ngành.
- Tổ chức và nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan: Đây là lực
lượng chủ công trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương
mại nên thời gian qua lực lượng này đã được ngành quan tâm phát triển về tổ
chức và nghiệp vụ.
- Kiểm tra sau thông quan : Đây là biện pháp nghiệp vụ phổ biến của
Hải quan các nước tiên tiến, hiện nay lực lượng kiểm tra sau thông quan cũng
đang phát triển cả về chất và lượng.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan: Ký kết và thực hiện quy chế phối
hợp công tác với Bộ đội biên phòng, Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an, hiện
đang triển khai các thủ tục để ký kết Quy chế phối hợp với Quản lý thị
trường, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI).
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cộng tác, phối hợp với cộng
đồng doanh nghiệp: Thông qua các hoạt động đối thoại với doanh nghiệp, đa
dạng kênh thông tin về chính sách thủ tục hải quan và ký kết - thực hiện các
thỏa thuận phối hợp.
- Thực hiên hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thương mại: hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin phục vụ đấu tranh chống
buôn lậu & gian lận thương mại trong các khuôn khổ song phương và đa
phương.
3.3.2 Một số kết quả cụ thể và hạn chế trong công tác phòng chống buôn
lậu và gian lận thương mại :
a. Kết quả:
25

×