Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bài tiểu luận tác động của thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.68 KB, 26 trang )




TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
***








Chuyên ngành:
Quản trị kinh doanh và Tài chính quốc tế



TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2013






Khóa: K52
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Mai






Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2014



MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân: 3
1.2 Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân: 3
1.3 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân: 3
1.4 Những nội dung cơ bản trong pháp lệnh Thuế TNCN của Việt Nam 5
1.4.1 Về đối tƣợng nộp thuế 5
1.4.2 Về thu nhập thuộc diện chịu thuế: 5
1.4.3 Các khoản thu nhập đƣợc miễn thuế, giảm thuế: 5
1.4.4 Về giảm trừ gia cảnh: 6
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN 6
2.1. Thực trạng của Thuế TNCN ở nƣớc ta hiện nay 6
2.2. Tác động của Thuế TNCN: 7
2.2.1 Tác động đến Chính phủ 7
2.2.3 Tác động đến ngƣời sản xuất và tiêu dùng 9
2.3 Một số hạn chế của thuế thu nhập cá nhân 15
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA THUẾ THU
NHẬP CÁ NHÂN 17
KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21





DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc
TNCN

Thu nhập cá nhân
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới





DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
Trang
1
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng thuế TNCN trong NSNN từ năm 2009-2011

8
2
Biểu đồ 2.2: Chỉ số phát triển sản xuất ngành dệt may năm 2008
và 2010 (So với năm gốc 2005, đơn vị %)
10

3
Biểu đồ 2.3 Chỉ số phát triển sản xuất ngành sản xuất ô tô năm
2008 và 2010 (So với năm gốc 2005, đơn vị %)
10
4
Bảng 2.1 Chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến tháng 11,
tháng 12 năm 2010
11
5
Bảng 2.2 Chỉ số thiêu thụ quần áo mặc thƣờng cho ngƣời lớn (So
với năm gốc là năm 2005, Đơn vị: %)
12
6
Biểu đồ 2.4 Chỉ số tiêu thụ quần áo mặc thƣờng cho ngƣời lớn
năm 2008 và 2010 so với mốc năm 2005 (đơn vị %)
12
7
Bảng 2.3 Chỉ số thiêu thụ xe ô tô 4 chỗ (So với năm gốc là năm
2005, Đơn vị: %)
13
8
Biểu đồ 2.5 Chỉ số tiêu thụ xe ô tô 4 chỗ ngồi năm 2008 và 2010
so với mốc năm 2005 (đơn vị %)
13

9
Bảng 2.4 Tỷ lệ chênh lệch giàu – nghèo ở Việt Nam các năm
1994-2012.
15
10
Biểu đồ 2.6 Tỉ trọng thuế TNCN trong NSNN ở một số nƣớc năm
2011
16
11
Bảng 2.5 Phần trăm đóng góp của các cá nhân trên tổng số thu
thuế TNCN ở một số bậc thuế.
16
12
Bảng 2.6 Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền
lƣơng, tiền công, từ kinh doanh
18
13
Bảng 2.7 Đề xuất sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần
19

1

LỜI MỞ ĐẦU
Cách đây 7 năm, ngày 7/11/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Đây là thành công lớn sau
hơn 11 năm kiên trì trên hành trình này và là dấu mốc quan trọng nhất trong lộ trình
hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn ngân
sách là điều không thể tránh khỏi. Nhƣ chúng ta đã biết thuế có vai trò khá quan
trọng trong việc điều tiết nền kinh tế thị trƣờng, thực hiện công bằng xã hội tránh sự
phân hóa giàu nghèo cũng nhƣ điều hòa thu nhập của ngƣời dân, đặc biệt thuế còn

là công cụ góp phần tạo thêm nguồn lực vật chất cho Nhà nƣớc. Bên cạnh vai trò
quan trọng và to lớn của thuế gián thu thì thuế trực thu cũng mang tính ƣu việt
không kém. Vì vậy, trong những năm gần đây, Nhà nƣớc đã đẩy mạnh bổ sung và
hoàn thiện chính sách Thuế mà đặc biệt là thuế trực thu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay thì nƣớc ta đang ngày
càng phát triển, do đó khoảng cách về thu nhập của ngƣời dân ngày càng chênh lệch
rõ rệt. Vì thế, thuế thu nhập cá nhân, một loại thuế trực thu, đã trở thành vấn đề
đáng quan tâm không chỉ đối với Nhà nƣớc mà còn đối với ngƣời ngƣời lao
động. Chính sách thuế thu nhập cá nhân ra đời tƣơng đối sớm ở các nƣớc phát triển
và ngày nay thì phát triển mạnh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên
thế giới có hơn 180 nƣớc đã áp dụng Chính sách thu nhập cá nhân, tỷ trọng thuế thu
nhập chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo mức độ đánh thuế của
từng nƣớc. Chẳng hạn đối với các nƣớc phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp,
Đức là 30-40%; các nƣớc trong khối ASEAN nhƣ Thái Lan, Malaysia,
Philippines chiếm khoảng 13-14%. Đối với Việt Nam thì Pháp lệnh thuế Thu
nhập đối với ngƣời có thu nhập cao đầu tiên đƣợc ban hành vào ngày 27/12/1990,
và có hiệu lực thi hành từ 01/04/1991. Tuy nhiên Chính sách Thuế thu nhập đối với
ngƣời có thu nhập cao vẫn còn nhiều bất cập, thất thu cho nguồn Ngân sách Nhà
nƣớc đồng thời không công bằng đối với ngƣời nộp thuế. Cho nên vào ngày
21/11/2007 Quốc Hội đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân và luật này có hiệu
lực chính thức vào ngày 01/01/2009. Từ đó Thuế thu nhập cá nhân đang dần khẳng
2

định vai trò cũng nhƣ chức năng của nó trong việc điều chỉnh các mục tiêu kinh
tế vĩ mô.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu và đào sâu nghiên cứu về chính sách thuế
thu nhập cá nhân cùng với những tác động của nó đến ngƣời lao động, nhóm em đã
chọn đề tài cho bài tiểu luận này là: "Tác động của thuế thu nhập cá nhân tại Việt
Nam giai đoạn 2009-2013".












3

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã
hội trong một khoảng thời gian nhất định. Thuế này đƣợc coi là loại thuế đặc biệt vì
có lƣu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thuế thông qua việc
xác định miễn, giảm thuế hoặc khoản miễn trừ đặc biệt.
1.2 Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân:
Thuế thu nhập cá nhân, là một bộ phận trong hệ thống thuế, nên thuế TNCN
mang đầy đủ tính chất cơ bản của thuế nói chung: tính quyền lực, tính pháp lý cao,
tính cƣỡng chế, đƣợc xác lập trên nền tảng các vấn đề về kinh tế xã hội.
Ngoài những đặc điểm chung đó thuế thu nhập cá nhân còn mang những đặc
điểm riêng:
- Thứ nhất: Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu,có phạm vi thu rộng , mang
lại nguồn ngân sách lớn cho nhà nƣớc.
- Thứ hai: : Thuế thu nhập cá nhân đƣợc đánh theo kiểu lũy tiến từng phần
,điều tiết mạnh giữa ngƣời có thu nhập cao và thu nhập thấp, thực hiện công bằng
xã hội.
- Thứ ba: Quy định về chế độ miễn giảm linh hoạt.

- Thứ tƣ: thuế TNCN không ảnh hƣởng nhiều đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế,
không trực tiếp ảnh hƣởng đến giá cả hàng hóa vì không cấu thành giá bán hàng
hóa, dịch vụ.
1.3 Vai trò của thuế thu nhập cá nhân:
Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước: Thuế TNCN đƣợc tính với
diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn. Có thể nói thuế TNCN là
một trong những đọng lực chính của ngân sách nhà nƣớc.
Thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối
thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế- xã hội, thực hiện công bằng xã hội: Thuế
thu nhập cá nhân đƣợc xây dựng trên các nguyên tắc “lợi ích”, “công bằng” và “khả
năng nộp thuế”. Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi ngƣời trong xã hội đều đƣợc hƣởng
4

những thành quả phát triển của đất nƣớc về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc
lợi xã hội, an ninh trật tự … đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu
nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và
“khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: ngƣời có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều
hơn, ngƣời có thu nhập nhƣ nhau nhƣng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít
hơn, ngƣời có thu nhập thấp chƣa phải nộp thuế. Nhƣ vậy, việc áp dụng thuế thu
nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống
chính sách thuế và hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các
tầng lớp dân cƣ, đồng thời Nhà nƣớc sẽ nắm đƣợc thông tin về thu nhập của cá
nhân góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách
thuế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong
thời gian tới: Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó
hệ thống chính sách thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là hết sức cần
thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các
mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tƣ và tiêu dùng, giữa tăng trƣởng với công bằng xã

hội và xóa đói giảm nghèo.
Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp: thực tế đã chứng minh nhiều
khoản thu nhập của một số cá nhân nhận đƣợc từ việc thực hiện các hành vi bất hợp
pháp hoặc bằng cách lợi dụng những khe hở của pháp luật mà nhà nƣớc không kiểm
soát đƣợc nhƣ tham ô, nhận hối, buôn bán hàng quốc cấm, trốn tránh thuế, lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của nhà nƣớc và công dân…, một trong số các biện pháp ngăn
chặn hiệu quả các tệ nạn này là thuế thu nhập cá nhân.
Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: trong doanh
nghiệp thƣờng tồn tại cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.
Giữa hai loại thuế này luôn luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó với nhau. Thuế thu
nhập cá nhân còn góp phần khắc phục sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi
có sự thông đồng giữa các doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với cá nhân.
5

1.4 Những nội dung cơ bản trong pháp lệnh Thuế TNCN của Việt Nam
1.4.1 Về đối tượng nộp thuế
Ngƣời nộp thuế là cá nhân cƣ trú và cá nhân không cƣ trú theo quy định tại
Điều 2 Luật Thuế TNCN, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của
Chính phủ, có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế TNCN và
Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của ngƣời nộp thuế nhƣ sau:
Đối với cá nhân cƣ trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Đối với cá nhân không cƣ trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt
Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
1.4.2 Về thu nhập thuộc diện chịu thuế:
Về cơ bản Luật quy định thu nhập chịu thuế đƣợc phân thành 10 loại gồm: Thu
nhập từ kinh doanh; Thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công; Thu nhập từ đầu tƣ vốn;
Thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn; Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản; Thu
nhập từ trúng thƣởng; Thu nhập từ bản quyền; Thu nhập từ nhƣợng quyền thƣơng

mại; Thu nhập từ nhận thừa kế; Thu nhập từ nhận quà tặng.
1.4.3 Các khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế:
- Khoản thu nhập được miễn thuế:
Thu nhập từ chuyển nhƣợng bất động sản giữa một số cá nhân quy định theo
luật, thu nhập từ chuyển nhƣợng nhà ở; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất
động sản giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ,…; thu nhập từ lãi tiền gửi
tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ; tiền lƣơng hƣu do Quỹ bảo hiểm xã
hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lƣơng hƣu nhận đƣợc hàng
tháng từ Quỹ hƣu trí tự nguyện; thu nhập từ học bổng và còn còn một số trƣờng hợp
đƣợc quy định cụ thể tại Điều 4, Luật số 04/2007/QH12 của Quốc hội: Luật thuế
thu nhập cá nhân.

6

- Khoản thu nhập được giảm thuế:
Theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế TNCN, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-
CP, ngƣời nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo
ảnh hƣởng đến khả năng nộp thuế thì đƣợc xét giảm thuế tƣơng ứng với mức độ
thiệt hại nhƣng không vƣợt quá số thuế phải nộp.
1.4.4 Về giảm trừ gia cảnh:
Khoản giảm trừ gia cảnh là một trong những nội dung quan trọng của Luật
Thuế TNCN, quy định cá nhân có thu nhập từ tiền lƣơng, tiền công và thu nhập từ
kinh doanh sẽ đƣợc trừ vào thu nhập trƣớc khi tính thuế khoản giảm trừ gia cảnh
cho bản thân và cho những ngƣời phụ thuộc phải nuôi dƣỡng. Cụ thể nhƣ sau:
• Đối với ngƣời nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
• Đối với mỗi ngƣời phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Cũng theo quy định về giảm trừ gia cảnh, ngƣời đƣợc xác định là ngƣời phụ
thuộc của đối tƣợng nộp thuế là: Con chƣa thành niên, con bị tàn tật hoặc không có
khả năng lao động. Các cá nhân khác không có thu nhập hoặc có thu nhập không

vƣợt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố
mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những ngƣời khác không
nơi nƣơng tựa mà ngƣời nộp thuế phải trực tiếp nuôi dƣỡng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ
NHÂN
2.1. Thực trạng của Thuế TNCN ở nƣớc ta hiện nay
Năm 2009, luật Thuế TNCN ra đời đánh dấu một nỗ lực rất lớn của Nhà nƣớc
ta, là một bƣớc tiến khá quan trọng trong cải cách chính sách thuế thu nhập nói
riêng và chính sách thuế nói chung của Việt Nam, đã luật hóa đƣợc pháp lệnh thuế
thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao đã đƣợc ấp ủ hơn 17 năm qua. Sau hơn ba
năm thi hành đến nay, chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân ở nƣớc ta nhìn
chung đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm
7

soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng
nhƣ bƣớc đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tƣợng nộp
thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Tuy nhiên, luật Thuế
TNCN cũng còn có những rào cản và sự phức tạp nhất định, chƣa phù hợp với điều
kiện Kinh tế - Xã hội của đất nƣớc. Do đó để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát
sinh, luật Thuế TNCN đã trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp, nhằm
tăng tính khả thi của luật, thu hút sự đồng tình ủng hộ của mọi thành phần trong xã
hội để họ tự nguyện kê khai và nộp thuế, đảm bảo sự công bằng xã hội, an sinh xã
hội. Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của luật thuế TNCN trong
những năm gần đây:
Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội: sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Thuế TNCN. Hiệu lực thi hành: 01/07/2013.
Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội: quy định
chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật Thuế TNCN. Hiệu lực thi hành: 01/07/2013.
Thông tƣ 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ Tài Chính:
hƣớng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhàn và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thuế TNCN. Hiệu lực thi hành: 01/07/2013.
2.2. Tác động của Thuế TNCN:
2.2.1 Tác động đến Chính phủ
Trong những năm qua Thuế TNCN nƣớc ta luôn có sự gia tăng nhanh chóng
cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân đầu ngƣời. Sau đây là biểu đồ thể hiện
số liệu thống kê đóng góp của thuế TNCN vào ngân sách nhà nƣớc từ năm 2009
đến 2011.



8

Biểu đồ 2.1 Tỉ trọng thuế TNCN trong NSNN từ năm 2009-2011
1


Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê thì tỉ trọng đóng góp của thuế TNCN cho
NSNN qua các năm ngày càng tăng, năm 2009 chiếm 3,15%, năm 2010 tăng lên
4,47% và năm 2011 là 5,46%. Ở nƣớc ta thuế thu nhập cá nhân tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng thu NSNN, song trong điều kiện phát triển kinh tế và toàn cầu hóa,
thu nhập của cá nhân có xu hƣớng tăng nhanh, nên tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân
trong tổng thu NSNN đang có xu hƣớng tăng lên tăng lên. Tiền thuế của dân nộp
vào ngân sách nhà nƣớc, sẽ đƣợc Nhà nƣớc dùng vào những việc nhƣ đầu tƣ xây
dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, quốc phòng và đó
là những lợi ích mà ngƣời dân đƣợc hƣởng nói chung. Đây là một mức đóng góp

không nhỏ, rõ ràng nhờ sắc thuế này mà sự phân phối của cải trong xã hội sẽ đƣợc
thực hiện một cách hiệu quả và chính xác hơn, đem lại tổng lợi ích lớn nhất cho xã
hội. Nếu nhƣ không có sắc thuế này thì chắc chắn một khoản tiển lớn sẽ không
đƣợc dùng hoàn toàn cho mục tiêu phát triển chung của xã hội, mà thay vào đó có
thể là các hoạt động tiêu dùng cho một nhóm cá nhân trong xã hội. Với việc sắc
thuế này càng ngày càng mang tính xã hội hơn, chúng ta có thể khắng định một
điều dù ít hay nhiều thì sắc thuế này cũng góp phần vào việc đảm bảo công bằng,
giúp giảm bớt phần nào sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.


1
Nguồn Tổng Cục Thống Kê
440468
562152
665804
14318
26276
38463
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2009 2010 2011

Tổng thu NSNN chưa tính thuế TNCN (tỉ đồng) Thuế TNCN (tỉ đồng)
9

Không dừng lại ở đó, Chính phủ còn khuyến khích và tạo hành lang pháp lý
cho việc hình thành Quỹ hƣu trí tự nguyện thông qua 2 cơ chế: Miễn thuế đối với
khoản tiền lƣơng hƣu mà cá nhân sẽ nhận đƣợc từ Quỹ hƣu trí tự nguyện chi trả
hàng tháng
2
và cho phép cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lƣơng tiền công
đƣợc trừ ra khỏi thu nhập tính thuế đối với khoản đóng góp vào Quỹ hƣu trí tự
nguyện theo mức do Chính phủ quy định
3
. Từ đó trong nƣớc đã và đang hình thành
một số Quỹ hƣu trí tự nguyện, thực hiện quy định này hỗ trợ cho các quỹ hƣu trí tự
nguyện phát triển, qua đó thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng
khoán, hỗ trợ các chƣơng trình an sinh xã hội, giảm bớt gánh nặng chi tiêu NSNN.
Nhìn chung, Thuế TNCN không những góp phần rất lớn trong việc rút ngắn hố
sâu khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong nền kinh tế mà nó còn tạo
đƣợc nguồn thu đáng kể cho NSNN. Nền kinh tế nƣớc ta ngày càng phát triển, thu
nhập bình quân đầu ngƣời của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế TNCN sẽ góp
phần quan trọng vào việc tăng thu cho NSNN, góp phần hỗ trợ một phần chi tiêu
không nhỏ để đầu từ phát triển xã hội một cách bền vững và hiệu quả nhất.
2.2.2 Tác động đến người sản xuất và tiêu dùng
Tác động đến người sản xuất
Để phân tích tác động của thuế với ngƣời sản xuất ta hãy cùng xét hai đại diện:
Ngành dệt may (hàng hóa thiết yếu), ngành sản xuất ô tô (hàng hóa xa xỉ) qua hai
chỉ số: chỉ số phát triển sản xuất và chỉ số tồn kho.




2
(Khoản 2, Điều 1, Luật số 26/2012)
3
(Khoản 5, Điều 1, Luật số 26/2012)
10

 Hàng hóa thiết yếu (đại diện ngành dệt may)
Biểu đồ 2.2 Chỉ số phát triển sản xuất ngành dệt may năm 2008 và 2010
4

(So với năm gốc 2005, đơn vị %)

 Hàng hóa xa xỉ ( Đại diện xe ô tô)
Biểu đồ 2.3 Chỉ số phát triển sản xuất ngành sản xuất ô tô năm 2008 và 2010
5

(So với năm gốc 2005, đơn vị %)



4
Tổng cục thống kê, “Chỉ số phát triển sản xuất các ngành công nghiệp chế biến các tháng năm2008 và
2010”,Đƣợc tích dẫn tại:
5
Tổng cục thống kê, “Chỉ số phát triển sản xuất các ngành công nghiệp chế biến các tháng năm2008 và
2010”, đƣợc trích dẫn tại:
0.0
50.0
100.0
150.0

200.0
250.0
Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9 Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
2008 2010
0
50
100
150
200
250
Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9 Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
2008 2010
11

Bảng 2.1 Chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến
tháng 11, tháng 12 năm 2010
6

Tên Sản
Phẩm

01/12/2010 so với 01/11/2010
01/12/2010 so với 01/12/2009
Hàng dệt may
90,8
95,0
Xe 4 chỗ ngồi
106,5
350,0

Nhận xét: qua những số liệu cụ thể trên, ta có thể nhận thấy tƣơng tự với
ngƣời tiêu dùng, các ngành sản xuất thuộc các mặt hàng thiết yếu (hoặc các mặt
hàng thông thƣờng có giá cả vừa phải) có chỉ số phát triển sản xuất cao, chỉ số hàng
tồn kho thấp (nhỏ hơn 1 so với cùng kỳ năm trƣớc), trong khi đó các mặt hàng xa xỉ
có chỉ số phát triển sản xuất thấp, đồng thời chỉ số tồn kho cao.
Tác động đến người tiêu dùng:
Bên cạnh nhiều tác động khác đến nền kinh tế, thuế thu nhập cá nhân cũng có
những tác động đáng kể đến ngƣời tiêu dùng. Ta hãy cùng phân tích tác động này
qua 2 năm 2008 ( trƣớc khi đánh thuế thu nhập cá nhân) và 2010 (sau khi đánh thuế
thu nhập cá nhân 1 năm) với số liệu đƣợc thu thập cụ thể dƣới đây:



6
Tổng cục thống kê, “Chỉ số tồn kho các ngành công nghiệp chế biến tháng 11, 12 năm 2010”, đƣợc trích
dẫn tại:
12

 Hàng hóa thiết yếu: ( Đại diện quần áo mặc thƣờng cho ngƣời lớn)
Bảng 2.2 Chỉ số thiêu thụ quần áo mặc thƣờng cho ngƣời lớn
7


(So với năm gốc là năm 2005, Đơn vị: %)

Năm 2008
Năm 2010
Tháng 1
175,4
208,4
Tháng 2
133,5
163,8
Tháng 3
164,8
175,4
Tháng 4
172,7
195,1
Tháng 5
180,8
192,0
Tháng 6
175,0
201,2
Tháng 7
187,3
212,9
Tháng 8
173,4
207,4
Tháng 9

165,2
207,4
Tháng 10
168,0
220,3
Tháng 11
161,2
201,4
Tháng 12
174,3
230,5
Biểu đồ 2.4 Chỉ số tiêu thụ quần áo mặc thƣờng cho ngƣời lớn năm 2008 và 2010
so với mốc năm 2005 (đơn vị %)



7
Tổng cục thống kê, “Chỉ số tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp chế biến các tháng năm2008 và
2010”,Đƣợc tích dẫn tại:
0
50
100
150
200
250
Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9 Tháng
10
Tháng
11
Tháng

12
2008 2010
13

 Hàng hóa xa xỉ ( Đại diện là xe ô tô 4 chỗ)
Bảng 2.3 Chỉ số thiêu thụ xe ô tô 4 chỗ
8

(So với năm gốc là năm 2005, Đơn vị: %)

Năm 2008
Năm 2010
Tháng 1
121,7
33,7
Tháng 2
11,5
1,5
Tháng 3
80,4
0,0
Tháng 4
91,1
0,0
Tháng 5
122,4
0,0
Tháng 6
52,8
0,0

Tháng 7
15,3
0,0
Tháng 8
78,8
0,0
Tháng 9
55,1
0,0
Tháng 10
45,2
0,0
Tháng 11
33,7
0,0
Tháng 12
84,2
0,4
Biểu đồ 2.5 Chỉ số tiêu thụ xe ô tô 4 chỗ ngồi năm 2008 và 2010
so với mốc năm 2005 (đơn vị %)



8
Tổng cục thống kê, “Chỉ số tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp chế biến các tháng năm2008 và
2010”,Đƣợc tích dẫn tại:
0
20
40
60

80
100
120
140
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
2008 2010
14


Phân tích tác động từ những biểu đồ trên:
Dựa vào bảng số liệu và đồ thị với hai loại hàng hóa tiêu biểu, ta có thể nhận
thấy có sự thay đổi lớn giữa hai giai đoạn trƣớc và sau khi đánh thuế thu nhập cá
nhân: sức mua các mặt hàng thiết yếu (quần áo) tăng đáng kể, sức mua các mặt
hàng xa xỉ giảm mạnh (ô tô).
Giải thích
Dƣới tác động của thuế thu nhập cá nhân, thu nhập của những cá nhân có thu
nhập cao sẽ giảm đi, đƣờng cầu của những ngƣời này sẽ dịch chuyển sang trái, làm
cho giá và lƣợng cầu tại điểm cân bằng mới sẽ giảm đi. Vì thế chỉ số tiêu thụ của
các mặt hàng xa xỉ giảm mạnh, những ngƣời có thu nhập cao này có xu hƣớngchi
tiêu tiết kiệm hơn và chuyển sang tiêu dùng các mặt hàng có giá thấp hơn.
Trong khi đó, những ngƣời có thu nhập thấp không phải chịu thuế, vì giá cả
hàng hóa giảm xuống, dẫn đến, dẫn đến thu nhập của họ tăng tƣơng đối so với giá
hàng hóa, nên sức mua các mặt hàng thông thƣờng có giá vừa phải tăng lên.
Tƣơng tự đối với ngƣời sản xuất,dẫn đến các mặt hàng xa xỉ có chỉ số tồn kho
cao, các mặt hàng có giá cả vừa phải có chỉ số phát triển sản xuất cao,chỉ số tồn kho
nhỏ hơn so với cùng kỳ năm trƣớc.
Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân còn tác động mạnh mẽ đến cả cộng đồng ngƣời
tiêu dùng, tức xã hội.
Bên cạnh nhiều nỗ lực khác của nhà nƣớc, thuế thu nhập cá nhân trong những
năm qua đã làm tốt vai trò đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng
lớp dân cƣ, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ
trong xã hội.
Dƣới đây là số liệu cụ thể về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam các năm
1994-2012:

15

Bảng 2.4 Tỷ lệ chênh lệch giàu – nghèo ở Việt Nam qua các năm

9
:
Năm
Tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo ( lần)
1994
6,5
1995
7
1999
7,6
2004
8,1
2008
8,9
2010
9,2
2012
9,4

Tuy tỷ lệ chênh lệch giàu nghèo vẫn đang tăng, nhƣng từ năm 2009 (năm áp
dụng thuế thu nhập cá nhân) tốc độ tăng đã giảm đáng kể.
2.3 Một số hạn chế của thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành thuế với các cấp chính
quyền địa phƣơng, với các tổ chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai
Luật Thuế TNCN, dẫn đến những khó khăn trong việc xác định và quản lý gia cảnh
ngƣời nộp thuế, quản lý hoạt động của các cá nhân kinh doanh tự do, hành nghề độc
lập, những ngƣời thiếu ý thức chấp hành Luật, có tâm lý trốn thuế, trong khi lực
lƣợng cán bộ thuế còn mỏng, không thể thực hiện thanh tra kiểm tra Thuế TNCN
trên diện rộng để phát hiện các hành vi vi phạm và xử lý. Từ đó gây thất thu cho
NSNN, đồng thời không công bằng đối với những cá nhân nộp thuế đầy đủ. Sự lỏng

lẻo trong quản lý thu nhập ngƣời nổi tiếng đã gây ra bất công cho xã hội cũng nhƣ
ảnh hƣởng khá lớn tới nguồn thu NSNN của VN.
Thứ hai, Luật thuế thu nhập cá nhân sớm lạc hậu so với các Luật thuế khác vì
chƣa xuất phát từ thực tiễn đời sống của ngƣời làm công ăn lƣơng, chƣa tính đến
tốc độ lạm phát của đồng tiền trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam phát triển
ổn định, chƣa có sự phản biện của xã hội trong khi Luật này có ảnh hƣởng trực tiếp
đến đời sống của ngƣời dân trong xã hội.


9
Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống hộ gia đình, Đƣợc trích dẫn tại:
16

Ngoài ra, phạm vi điều chỉnh chƣa bao quát và áp dụng chƣa đồng bộ, thống
nhất đối với các nguồn thu nhập. Điều này không đảm bảo tính công bằng, hiệu quả
của Thuế TNCN. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức động viên từ
Thuế TNCN ở nƣớc ta còn khá thấp so với các nƣớc đang phát triển khác. Sau đây
là một số số liệu thống kê đóng góp của thuế TNCN vào NSNN của nƣớc ta so với
một số nƣớc năm 2011.
Biểu đồ 2.6 Tỉ trọng thuế TNCN trong NSNN ở một số nƣớc năm 2011
10


Thứ ba, số liệu quản lý thuế năm 2010 cho thấy số ngƣời nộp thuế ở bậc cao
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng lại đóng góp rất lớn.
Bảng 2.5 Phần trăm đóng góp của các cá nhân trên tổng số thu thuế TNCN
ở một số bậc thuế.
11



Phần trăm đóng góp trên tổng số thu
thuế TNCN
1,75% tổng số ngƣời nộp thuế ở bậc 5
19,45%
0,65% tổng số ngƣời nộp thuế ở bậc 6
14,18%
0,18% tổng số ngƣời nộp thuế ở bậc 7
17,30
73,32% tổng số ngƣời nộp thuế ở bậc 1
10,06%.




10
Số liệu trích tại: />hoac-la-vua-cua-cac-loai-thue.aspx
11
Tổng cục Thuế, “Số liệu quản lý thuế năm 2010”, đƣợc trích dẫn tại:
5.5%
15%
13%
56%
36%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%

Việt Nam
Ma-lay-xi-a Thái Lan
Mỹ
Anh
17

Tuy nhiên tình hình và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thực tiễn thi
hành luật thuế TNCN cho thấy, việc quy định mức thuế suất 35% là quá cao và
không tƣơng tác với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Điều này có
thể ảnh hƣởng tới việc lựa chọn hình thức, loại hình doanh nghiệp để kinh doanh
và gây tác động tiêu cực đến nhu cầu lao động của các tổ chức, cá nhân trong xã
hội.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN
Thứ nhất, đề nghị tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các khoản thu nhập không
đƣợc phản ánh trên các sổ sách kế toán của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế.
Có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi cố tình khai man thu nhập hoặc
giấu thu nhập. Ta còn có thể thực hiện khoán thuế thu nhập cá nhân với các đối
tƣợng khó kiểm soát thu nhập. Bên cạnh đó vẫn phải quản lý chặt chẽ thu nhập từ
tiền lƣơng, tiền công, thực hiện kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu
nhận.
Thứ hai, nhằm để luật thuế TNCN có tính pháp lý bền vững và ổn định lâu dài,
không lạc hậu thì Luật không nên quy định ngƣỡng khởi điểm tính thuế thu nhập
cá nhân bằng một mức tiền tuyệt đối mà nên theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so
với mức tiền lƣơng, tiền công tối thiểu, để sau này khi nhà nƣớc điều chỉnh tiền
lƣơng, tiền công tối thiểu sẽ không ảnh hƣởng đến luật thuế thu nhập cá nhân.
Thứ ba, căn cứ vào số liệu ở bảng 2.5 và nhằm thực hiện đúng mục tiêu của
chiến lƣợc cải cách thuế 2011 - 2020: Giảm thuế suất thuế TNDN xuống 20%, điều
chỉnh mức thuế suất thuế TNCN hợp lý nhằm khuyến khích ngƣời dân làm giàu

hợp pháp thì việc dự thảo khuyến nghị bỏ mức thuế suất cao nhất 35% hiện nay là
hợp lý. Tuy nhiên, chỉ bỏ thuế suất cao, còn biểu thuế vẫn giữ nguyên về khoảng
cách các bậc, mức bằng tiền là chƣa thực sự công bằng, bình đẳng. 72,61% tiền
thuế TNCN từ tiền lƣơng, tiền công chủ yếu ở bậc 2 đến bậc 6. Trong khi đó, ở bậc
7, cá nhân nộp thuế hƣởng lợi khi nâng mức giảm trừ gia cảnh. Mặc khác,nếu thuế
18

suất cao 35% đƣợc bỏ đi thì phần lớn ngƣời đóng góp tiền thuế cho NSNN chỉ đƣợc
hƣởng lợi từ nâng mức giảm trừ gia cảnh. Nên kết hợp điều chỉnh nâng mức giảm
trừ gia cảnh, bỏ thuế suất cao với mức điều chỉnh mức thu nhập chịu thuế bằng tiền
trong biểu thuế (nhƣng cần đảm bảo bình đẳng giữa các cá nhân có thu nhập chịu
thuế, vừa không làm xáo trộn nguồn thu NSNN quá nhiều). Khi mức điều tiết giảm
sẽ có thể giảm thu thực tế nhƣng cũng sẽ có yếu tố tăng thu bởi khi có mức điều tiết
hợp lý, quản lý thuế minh bạch sẽ khuyến khích nhân dân tự nguyện nộp thuế.
Nếu mức bằng tiền của các bậc thuế tăng 30% và bỏ thuế suất 35% thì biểu
thuế hiện hành và biểu thuế dự kiến sửa đổi nhƣ sau:
Bảng 2.6 Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập
từ tiền lƣơng, tiền công, từ kinh doanh
12

Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/tháng
Thuế suất (%)
1
Đến 5
5
2
Trên 5 đến 10
10
3

Trên 10 đến 18
15
4
Trên 18 đến 32
20
5
Trên 32 đến 52
25
6
Trên 52 đến 80
30
7
Trên 80
35




12
Nguồn: Luật Thuế Thu nhập cá nhân
19

Bảng 2.7 Đề xuất sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần
13

Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/ tháng
Thuế suất(%)
1
Đến 5

5
2
Trên 5 đến 13
10
3
Trên 13 đến 23
15
4
Trên 23 đến 41
20
5
Trên 41 đến 67
25
6
Trên 67
30

Ngoài ra, cần thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy tiến sao cho khoảng
cách giữa các mức không quá chênh lệch. Hành đông này sẽ giúp cho tâm lý của
các nhà kinh doanh sẽ thoải mái hơn, khuyến khích đƣợc ngƣời lao động có tiềm
năng, giảm hiện tƣợng khai man thu nhập, gian lận thuế, từ đó thúc đẩy nền kinh tế,
đem lại nhiều lợi ích cho xã hội lâu dài nhƣ tạo nhiều công ăn việc làm,…xa hơn
nữa là giảm thiểu thất nghiệp.



13
Nguồn: “Tạp chí tài chính ngày 20/06/2012”

20


KẾT LUẬN
Thuế TNCN điều tiết nền kinh tế thị trƣờng, thực hiện công bằng xã hội, giảm
sƣ phân hóa giàu nghèo, cũng nhƣ điều hòa thu nhập của ngƣời dân, đặc biệt thuế
còn là công cụ góp phần tạo thêm nguồn lực vật chất cho Nhà nƣớc.
Thông qua việc tìm hiểu các sách về Chính sách thuế TNCN ở Việt Nam và
một số bài báo bình luận về thực trạng thuế TNCN giai đoạn hiện nay, bài tiểu luận
đã nhận ra tính cấp thiết của việc tìm hiểu, phân tích tác động của thuế TNCN ở
Việt Nam qua các giai đoạn 2009-2013.
Dựa vào các số liệu đƣợc tổng hợp từ Tổng cục thống kê, bài tiểu luận đã phân
tích và nhận xét những tác động tích cực của thuế TNCN đến Chính phủ, ngƣời sản
xuất và ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra, bài tiểu luận còn chỉ ra một số hạn chế trong
chính sách thuế TNCN, từ đó đề ra giải pháp khắc phục hạn chế của sắc thuế này.
Do hạn chế về thời gian và những khó khăn trong việc tiếp cận tài liệu, bài tiểu
luận chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, nhóm tiểu luân rất mong
nhận đƣợc sự thông cảm và góp ý chân tình từ Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai để tiếp tục
hoàn thiện đề tài tiểu luận này, nhằm có một cái nhìn sâu sắc hơn về tác động của
thuế TNCN.

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính, ngày truy cập: 25/02/2014, Công khai ngân sách nhà nước, đƣợc
trích dẫn tại:
2. Bộ Tài chính , 2009, Hướng dẫn kê khai, nộp và quyết toán thuế TNCN, NXB
Tài Chính.
3. Bộ Tài chính, Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP.
4. Chính phủ, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
thuế thu nhập cá nhân.

5. Chính phủ, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật quản lý thuế.
6. Phí Mạnh Hồng, 2010, Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
7. PGS TS NGUYỄN NGỌC HÙNG, 2012, Luân văn: Phân tích tác động của thuế
thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Đƣợc trích dẫn tại:
8. Th.S Trƣơng Huỳnh Thắng, 2012, Những điều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
cần biết về Pháp luật thuế thu nhập cá nhân, NXB Chính trị Quốc gia, Tp. Hồ Chí
Minh.
9. Tổng cục thống kê, ngày truy cập: 27/02/2014, “Chỉ số tiêu thụ sản phẩm chủ
yếu ngành công nghiệp chế biến các tháng năm 2008 và 2010”, đƣợc tích dẫn tại:

10. Tổng cục thống kê, ngày truy cập: 28/02/2014, Điều tra mức sống hộ gia đình,
đƣợc trích dẫn tại:
11. Tổng cục thống kê, ngày truy cập: 28/02/2014, “Chỉ số phát triển sản xuất các
ngành công nghiệp chế biến các tháng năm2008 và 2010”, đƣợc tích dẫn tại:

12. Tổng cục thống kê, ngày truy cập: 28/02/2014 “Chỉ số tồn kho các ngành công
nghiệp chế biến tháng 11, 12 năm 2010”, đƣợc tích dẫn tại:

×