Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích mã cổ phiếu KLS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.97 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HOC
***
TIỂU LUẬN
Đề tài:
Phân tích mã cổ phiếu KLS
Giảng viên: PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ
Bộ môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Học viên: Trịnh Thu Hương
STT: 38
Lớp: Tài chính Ngân hàng 19D
Hà Nội, 06/2014
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN 3
CHỨNG KHOÁN KIM LONG 3
1.Giới thiệu chung về công ty 3
2.Quá trình hình thành và phát triển 3
3.Ngành nghề kinh doanh và vị thế công ty: 4
PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 9
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG 9
1.1Chỉ tiêu chung 9
1.2Kết quả hoạt động kinh doanh 9
1.3Hệ số khả năng thanh toán 9
1.4Hệ số khả năng sinh lời 10
1.5Hệ số cơ cấu tài chính 10
1.6Các chỉ số về cổ phiếu 11
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN
CHỨNG KHOÁN KIM LONG
1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long (KLS) được thành lập năm 2006 và thực hiện


đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng
khoán, tư vấn tài chính, đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, và bảo lãnh phát hành chứng
khoán.
Được sáng lập và điều hành bởi những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, KLS đã và đang
tạo lập được uy tín và vị thế của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ một công ty
nhỏ vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, KLS đã nhanh chóng vươn lên trở thành 1 trong 2 công ty chứng
khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường với mức vốn điều lệ đạt 2.025 tỷ đồng. Hy vọng mang
lại nhiều lợi ích hơn cho cổ đông và khách hàng, KLS đang hướng tầm nhìn chiến lược dài hạn
đến mô hình ngân hàng đầu tư hiện đại và đầy năng động. Dưới đây là một số thông tin chung
của công ty:
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG
Tên tiếng Anh: Kim Long Securities Corporation
Vốn điều lệ: 1.000.000.000.000 đồng (Một nghìn tỷ) đồng
Trụ sở chính: Số 22 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 3772 6868 Fax: (84.4) 3772 6131
Chi nhánh TP.HCM: Lầu 2, Tòa nhà Centec 72-74 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (84.8) 3823 3923 Fax: (84.8) 3827 7380
Email:
Website: www.kls.vn
Giấy CNĐKKD: Số 0103013382 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp
ngày 01/08/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 06/09/2006.
Giấy phép HĐKD Chứng khoán: Số 18/UBCK-GPHĐKD do Ủy Ban Chứng Khoán
Nhà Nước cấp ngày 06/10/2006.
QĐ bổ sung Giấy phép TL&HĐ: Số 281/QĐ-UBCK ngày 27/04/200, số 314/QĐ-
UBCK ngày 16/05/2007; số 93/UBCK-GPDCCTCK ngày 05/12/2007, số 129/UBCK- GP ngày
20/05/2008, số 188/UBCK-GP ngày 11/02/2009, số 249/UBCK-GP ngày 14/07/2009, số
277/UBCK-GP ngày 09/11/2009, và số 290/UBCK-GP ngày 24/12/2009.
Mã số thuế: 0102006610
2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long được thành lập theo Giấy chứng nhận Đăng ký

kinh doanh số 0103013382 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/08/2006
3
với vốn điều lệ là 18 tỷ đồng.
Ngày 06 tháng 10 năm 2006, KLS được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép
hoạt động kinh doanh chứng khoán theo Quyết định số 18/UBCK-GPHĐKD với các nghiệp vụ:
Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán và Lưu
ký chứng khoán.
Với mục tiêu phát triển thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam,
Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên KLS đã không ngừng nỗ lực phấn đấu từng bước phát
triển Công ty. Từ một công ty chứng khoán với quy mô nhỏ, sau hơn 06 tháng hoạt động, KLS đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và tăng mức vốn điều lệ lên 315 tỷ đồng.
Với mức vốn điều lệ này, Công ty có đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ
của công ty chứng khoán. Năm 2008, Công ty khai trương chi nhánh hoạt động tại TP.HCM để
thâm nhập và mở rộng thị phần trên thị trường miền nam.
Tháng 12 năm 2009, mức vốn điều lệ của Công ty được nâng lên 1.000 tỷ đồng, đưa KLS
trở thành một trong 05 công ty chứng khoán có mức vốn điều lệ lớn nhất tại Việt Nam. Với
những gì đã làm được, KLS ngày càng khẳng định vị thế và thương hiệu của mình trong trên thị
trường chứng khoán.
Với phương châm hoạt động "Trung thực & Cẩn trọng", KLS đã chọn cho mình một lối
đi riêng, tập trung đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc. Cùng với thế mạnh về đội ngũ
nhân viên năng động và nhiệt tình, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và
chứng khoán, KLS nỗ lực mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng và phấn đấu là người
bạn đồng hành đáng tin cậy cho sự thành công của khách hàng.
3. Ngành nghề kinh doanh và vị thế công ty:
3.1 Các dịch vụ chính của công ty:
a) Hoạt động Môi giới - Giao dịch chứng khoán
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng giao dịch chứng khoán
Dịch vụ gia tăng tiện ích đầu tư
Dịch vụ khác
b) Hoạt động tư vấn doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

 Tư vấn niêm yết chứng khoán.
Thực hiện hoạt động tư vấn niêm yết, KLS cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ: (1)
Chuẩn hoá tài chính công ty phù hợp với các tiêu chuẩn niêm yết, (2) Xác định giá trị công ty, (3)
Định giá chứng khoán niêm yết lần đầu, (4) Lập hồ sơ và xin phép Sở GDCK để niêm yết chứng
khoán, (5) Hỗ trợ công ty sau niêm yết.
 Tư vấn chào bán chứng khoán huy động vốn
Đây là nghiệp vụ phân tích đánh giá tình hình và tư vấn tái cấu trúc tài chính doanh
nghiệp, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị tài chính nhằm đảm bảo tình hình
hiệu quả và lành mạnh. Theo đó, KLS cung cấp cho các công ty các dịch vụ : (1) Tư vấn tài
4
chính và tái cấu trúc vốn công ty, (2) Xác định quy mô vốn huy động tối ưu, (3) Xác định giá trị
công ty, (4) Định giá cổ phiếu (hoặc lãi suất trái phiếu) chào bán, (5) Lập hồ sơ xin phép chào
bán và (6) Thực hiện chào bán chứng khoán theo hình thức đại lý và/hoặc bảo lãnh phát hành.
 Các nghiệp vụ Tư vấn khác:
Bên cạnh các nghiệp vụ tư vấn truyền thống, KLS cũng triển khai mảng tư vấn tài cấu
trúc tài chính và tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời, KLS cũng chủ động cung cấp
thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ khác theo nhu cầu của các doanh nghiệp khách hàng như tư vấn việc
Giải trình tăng vốn, tư vấn về Công ty bố thông tin, tư vấn tổ chức Đại hội đồng cổ đông
c) Hoạt động tự doanh
Trên cơ sở phân tích doanh nghiệp và thị trường, KLS xây dựng danh mục đầu tư hợp lý và
điều chỉnh danh mục đầu tư kịp thời theo các diễn biến của thị trường. Hoạt động tự doanh của
KLS đã được triển khai một cách năng động và hiệu quả thông qua việc chủ động tìm kiếm các
cơ hội đầu tư trên thị trường niêm yết và thị trường OTC, đóng góp một phần quan trọng vào lợi
nhuận của Công ty. Kết hợp với năng lực tài chính của mình, KLS hiện nay đã trở thành đối tác
chiến lược và nhà đầu tư của một số doanh nghiệp lớn trên thị trường.
Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, hoạt động quản lý rủi ro luôn được coi trọng tại bộ
phận tự doanh của KLS. Nhằm hạn chế tối đa mức độ rủi ro, hoạt động đầu tư của KLS được tuân
thủ theo quy trình chặt chẽ bao gồm từ giai đoạn thu thập thông tin, phân tích cơ hội đầu tư và sự
xét duyệt của Hội đồng đầu tư. Tận dụng và phát huy sự hỗ trợ từ các công cụ quản lý rủi ro,
danh mục đầu tư của KLS luôn được điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo khả năng sinh lời tối ưu

trong hạn mức rủi ro thấp nhất.
d) Hoạt động lưu ký chứng khoán
Thực hiện hoạt động lưu ký chứng khoán, KLS hỗ trợ các nhà đầu tư mở tài khoản giao
dịch tại KLS trong việc lưu ký các loại chứng khoán niêm yết. Trong thời gian vừa qua, cùng với
dịch vụ tư vấn niêm yết, KLS đã hỗ trợ tích cực cho cổ đông của các doanh nghiệp trong việc
thực hiện lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
3.2 Vị thế công ty:
- Tính đến 16/6/2008, TTCK Việt Nam có 91 công ty chứng khoán hoạt động, trong đó
có 81 công ty hoạt động dưới hình thức CTCP và 10 công ty còn lại là các công ty TNHH thuộc
các ngân hàng TMCP và quốc doanh.
- CTCP Chứng khoán Kim Long là 1 trong 11 công ty có vốn điều lệ trên 300 tỷ đồng,
hoạt động đầy đủ 5 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: Môi giới, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành,
Tư vấn đầu tư, Tư vấn tài chính, Lưu ký chứng khoán.
- Cổ phiếu KLS đã chính thức được niêm yết trên TTGDCK Hà Nội vào ngày
28/01/2008 và KLS là một trong những cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên TTGDCK Hà
Nội.
5
PHẦN 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
1. Phân tích môi trường kinh tế vĩ mô
1.1 Môi trường kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế thường được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng GDP, sự
biến động về lạm phát, lãi suất hay tỷ giá hối đoái, v.v Các yếu tố rủi ro mang tính hệ thống này
tác động đến mọi chủ thể tham gia vào nền kinh tế, đặc biệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động của Thị trường Chứng khoán cũng như tình hình kinh doanh của các tổ chức tài chính, quỹ
đầu tư và công ty chứng khoán.
• Tăng trưởng kinh tế
• Lãi suất
• Lạm phát
• Tỷ giá hối đoái
Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý và ước đạt 5,54% trong quý III, đưa GDP 9

tháng đầu năm tăng 5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6%
do tổng cầu nền kinh tế sẽ chuyển biến tích cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động
của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối năm. Do vậy, tăng trưởng cả năm
được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của Ủy ban giám sát tài chính
quốc gia (5,3%). Một số chỉ số kinh tế vĩ mô chính có chuyển dấu hiệu khả quan hơn trong tháng
như sản xuất, xuất khẩu, lạm phát, vốn đầu tư FDI. Chỉ số chứng khoán-chỉ báo sớm của nền
kinh tế cũng cho thấy dấu hiệu đã qua đáy trung dài hạn
1.2 Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu
tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật
sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động, các hoạt động của doanh nghiệp
như sản xuất kinh doanh cái gài, sản xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở
đâu đều phải dựa vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định
của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người lao
động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi
trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ). Có thể nói luật
pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các công ty trong nước đứng trước những
cơ hội thông thoáng hơn, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi các rủi ro do những biến động pháp lý
6
mang lại. Hoạt động của các chủ thể trên TTCK Việt Nam, trong đó có KLS luôn chịu sự chi phối
trực tiếp bởi các hệ thống pháp luật liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật
đầu tư, Luật thuế Thu nhập cá nhân,v.v Do vậy vẫn tồn tại những rủi ro liên quan do chưa có
tính đồng bộ và nhất quán giữa các luật khác với Luật chứng khoán. Bên cạnh đó, sự thay đổi,
điều chỉnh hay bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến TTCK, công ty cổ phần,
các loại thuế, chính sách quản lý dòng vốn gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK,… đều có ảnh

hưởng rất lớn đến hoạt động của KLS.
1.3 Nguồn nhân lực
Ngoài việc cạnh tranh về chiếm lĩnh thị phần; sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cũng
đặt các công ty chứng khoán vào những tình thế khó khăn. Đối với các công ty hoạt động trong
một lĩnh vực đặc thù đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao như lĩnh vực chứng khoán thì
đội ngũ nhân sự là yếu tố cạnh tranh mang tính quyết định. Trong khi đó, số nhân viên được đào
tạo bài bản và có kinh nghiệm tài chính trong một TTCK vẫn còn non trẻ như ở Việt Nam còn rất
hạn chế. Do đó, nguồn nhân lực cho ngành Tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nói
riêng đang là vấn đề mang tính cạnh tranh gay gắt. Giữa các công ty chứng khoán thường có xu
hướng dịch chuyển, thu hút, lôi kéo nhân viên của nhau, tạo áp lực cho sự ổn định nhân sự của
Công ty.
Mặc dù môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn, nhưng KLS đã có những chính sách
hợp lý về nhân sự kể từ khi thành lập. Công ty đã đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo và hoạt
động tập thể để mỗi nhân viên đều được trang bị thêm kiến thức và trưởng thành trong công việc.
Vì vậy, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng cao về nhân sự ngành chứng khoán, KLS đã và đang
tạo ra được sự ổn định về mặt nhân sự, đặc biệt là nhân sự cấp cao. Sự ổn định về nguồn nhân
lực chính là sức mạnh để KLS từng bước xác lập vị thế trên thị trường.
2. Phân tích môi trường ngành
Cạnh tranh là quy luật tất yếu trong cơ chế thị trường. Nguy cơ rủi ro cạnh tranh trong sự
phát triển ngày càng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam và trong lộ trình mở cửa theo cam kết WTO
đặt các công ty chứng khoán luôn trong một áp lực lớn. KLS cũng không nằm ngoài áp lực này.
Theo số liệu do UBCKNN công bố, tính đến tháng 12/2009, TTCK Việt Nam đã có tổng
cộng 457 công ty niêm yết (tăng hơn 30% so với năm 2008) và 793 nghìn tài khoản giao dịch
chứng khoán (tăng hơn 50% so với năm 2008). Tuy nhiên, thị trường hiện có đến 105 công ty
chứng khoán đã được cấp phép và hoạt động. Do vậy, cuộc cạnh tranh giành thị phần đang diễn ra
khá gay gắt. Trong đó: Cuộc chiến giảm phí môi giới, giảm phí tư vấn để lôi kéo khách hàng có
ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công ty mới
gia nhập ngành. Cuộc chạy đua về công nghệ thông tin, mặt bằng kinh doanh,… làm cho chi phí vận
hành và đầu tư phát triển doanh nghiệp ngày càng tăng cao.
Rủi ro pha loãng giá cổ phiếu

Trong đợt chào bán ra công chúng lần này, KLS thực hiện chào bán 102.500.000 (Một
7
trăm linh hai triệu, năm trăm nghìn) cổ phiếu với mức giá 10.000 (Mười nghìn) đồng/cổ phiếu cho
các cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong đó: Chào bán cho cổ đông hiện
hữu (tỷ lệ 1:1): 100.000.000 (Một trăm triệu) cổ phiếu Chào bán cho cán bộ công nhân viên:
2.500.000 (Hai triệu, năm trăm nghìn) cổ phiếu
Rủi ro pha loãng giá cổ phiếu có thể xảy ra khi Công ty thực hiện chào bán thêm cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ với giá bán ưu đãi (thấp hơn thị giá của cổ phiếu đang lưu hành). Sau khi
lượng cổ phiếu chào bán nêu trên chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường, nhà đầu tư và
các cổ đông nên lưu ý một số vấn đề sau:
a. Điều chỉnh kỹ thuật giá của cổ phiếu KLS trên thị trường:
Hiện nay, Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã KLS. Giá cổ
phiếu sẽ được điều chỉnh kỹ thuật trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu
phát hành thêm theo công thức sau:
(PR
t-1
x Số lượng CP đang lưu hành) + (PR x Số lượng CP chào bán thêm)
Ptc =
Số lượng CP đang lưu hành + Số lượng CP chào bán thêm
Trong đó:
P
tc
: Là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ
phiếu mới trong đợt phát hành tăng vốn (đây là giá cần xác định)
PR
t-1
: Là giá chứng khoán phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền.
PR: Là giá chào bán.
b. Thay đổi về Thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phần (EPS)
Do có sự thay đổi về Vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nên sẽ có ảnh hưởng đến

chỉ số EPS của Công ty.
Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
EPS =
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành bình quân trong kỳ
8
PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG
1. Các chỉ tiêu đánh giá cơ bản trong phân tích tài chính
1.1 Chỉ tiêu chung
- Vốn điều lệ: là số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ của công
ty.
- Cổ phiếu đang lưu hành: là số lượng cổ phiếu của công ty hiện đang lưu hành trên thị
trường.
- Cổ phiếu quỹ: là cổ phiếu đã phát hành và được mua, bán lại trên thị trường bởi chính tổ
chức phát hành.
1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
- Tổng tài sản: là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời điểm lập
báo cáo.
- Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, vốn chủ sở hữu thường bao
gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, các quỹ của công ty.
- Doanh thu thuần: là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ) công ty đạt
được trong năm.
- Lợi nhuận sau thuế: Là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh
nghiệp) công ty thu về trong năm.
1.3 Hệ số khả năng thanh toán
1.3.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn =(Tổng tài sản lưu động)/(Tổng nợ ngắn hạn)
- Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các
khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các
khoản nợ đó.

- Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, tuy
nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.
1.3.2 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =(Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/(Tổng nợ ngắn hạn)
- Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì
công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.
- Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả
năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang
trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán
9
1.4 Hệ số khả năng sinh lời
1.4.1 Hệ số tổng lợi nhuận
Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số – Trị giá hàng đã bán theo giá mua)/(Doanh số bán)
- Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động)
trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số
tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi
nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc
kiểm soát các chi phí đầu vào.
1.4.2 Hệ số lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu thuần)
- Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty
so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của
công ty.
- Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một
ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao
hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty
năm nay so với các năm khác.
1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản)

- ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn
đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA
đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.
- Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng
sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.
1.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu
ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì
khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này
cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ
sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.
1.5 Hệ số cơ cấu tài chính
1.5.1 Hệ số nợ
Hệ số nợ = (Nợ phải trả)/ (Tổng tài sản)
10
- Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là
bao nhiêu.
- Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện
gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả
năng tự tài trợ của công ty.
1.5.2 Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = (Lợi nhuận sau thuế)/ Vốn chủ sở hữu)
- Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty.
- Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty
sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng công ty cũng như của từng ngành.
1.6 Các chỉ số về cổ phiếu
1.6.1 Cổ tức
- Là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ
đông nắm giữ.
1.6.2 Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS )

EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức ưu đãi)/( Số lượng cổ phiếu phổ thông)
- EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng
năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên
mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.
1.6.3 Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E )
P/E = ( Giá thị trường)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu)
- Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của
mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS)
- P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà
đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập.
- Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao
trong tương lai. Thông thường cổ phiếu được đánh giá tốt khi tỷ lệ P/E nằm trong khoảng giá trị
10 lần.
1.6.4 Cổ tức trên thu nhập (D/E)
D/E = (Cổ tức)/(Thu nhập của mỗi cổ phiếu)
Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ
tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ
họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ.
1.6.5 Cổ tức trên thị giá (D/P)
11
D/E = ( Cổ tức)/(Giá thị trường hiện thời)
Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại
thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa thích vì
họ kỳ vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư vào cổ phiếu.
1.6.6 Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông
Giá trị sổ sách= (Tổng tài sản – Tổng số nợ – Cổ phiếu ưu đãi)/(Số cổ phiếu phổ thông)
Chỉ tiêu này được dùng để xác định giá trị của một cổ phiếu theo số liệu trên sổ sách, một
nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này để so sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu, nếu
chỉ tiêu này càng thấp hơn so với giá trị thực.
1.6.7 Hệ số Bêta

Thuật ngữ: Beta (Hệ số Beta) Beta hay còn gọi là hệ số beta, đây là hệ số đo lường mức độ
biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu
tư trong tương quan với toàn bộ thị trường Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình
định giá tài sản vốn ( CAPM). Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và bạn có thể nghĩ
về beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của
thị trường. Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển
cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ
có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 sẽ chúng ra biết
giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường. Ví dụ, nếu beta của một
chứng khoán là 1.2, điều đó có nghĩa là nó có biên độ dao động nhiều hơn thị trường 20%. Nhiều
cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ
phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất
sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn.
2. Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp
2.1 Bảng kết quả kinh doanh và tỷ lệ tăng trưởng
2.1.1 Bảng kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất:
KẾT QUẢ KINH DOANH Q3 2013 Q2 2013 Q1 2013 Q4 2012 Q3 2012

Doanh thu hoạt động chứng khoán

Doanh thu môi giới chứng khoán
cho nhà đầu tư 915 1,260 1,952 1,108 997

Doanh thu hoạt động đầu tư chứng
khoán, góp vốn 3,040 5,439 6,240 8,218 1,394

Doanh thu hoạt động uỷ thác đấu
giá N/A N/A N/A N/A N/A
Doanh thu bảo lãnh phát hành N/A N/A N/A N/A N/A


Doanh thu đại lý phát hành chứng
khoán N/A N/A N/A N/A N/A
12

Doanh thu tư vấn đầu tư chứng
khoán cho nhà đầu tư 185 565 85 293 355

Doanh thu lưu ký chứng khoán
cho nhà đầu tư 271 263 277 277 205

Hoàn nhập dự phòng và các khoản
trích trước N/A 123,856 -123,856 N/A N/A
Doanh thu khác 34,648 45,746 25,758 36,386 31,058

Doanh thu cho thuê tài sản, sử
dụng thiết bị, sử dụng thông tin 167 167 168 202 144
Các khoản giảm trừ doanh thu N/A N/A N/A N/A N/A

Doanh Thu Thuần 39,226 53,441 34,479 46,484 34,153
Giá Vốn Hàng Bán 10,326 17,083 -35,721 -21,772 130,756

Lợi Nhuận Gộp 28,900 36,358 70,200 68,256 -96,603

Chi phí hoạt động
Chi phí tài chính N/A N/A N/A N/A N/A
Trong đó: Chi phí lãi vay N/A N/A N/A N/A N/A
Chi phí bán hàng N/A N/A N/A N/A N/A
Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,463 4,587 7,848 4,806 4,729

Tổng Chi phí hoạt động 4,463 4,587 7,848 4,806 4,729



Tổng doanh thu hoạt động tài
chính N/A N/A N/A N/A N/A

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 24,437 31,771 62,352 63,449 -101,332

Lợi nhuận khác N/A N/A N/A N/A N/A

Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 24,437 31,771 62,352 63,449 -101,332
Chi phí lợi nhuận
Chi phí thuế TNDN hiện hành 4,280 5,297 11,368 332 -9,807
Chi phí thuế TNDN hoãn lại N/A N/A N/A N/A N/A
Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A N/A N/A N/A

Tổng Chi phí lợi nhuận 4,280 5,297 11,368 332 -9,807

Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 20,158 26,474 50,984 63,117 -91,525

Khối Lượng 203,823,060 203,823,060 203,823,060 203,823,060 203,823,060
13

Giá Cuối Kỳ 8.2 8.4 8.7 8.5 8

EPS 789 241 212 N/A 17

P/E 10.4 34.9 41 32.2 45.7


Giá Sổ Sách 12 12.5 12.4 12.4 12.1

2.1.2 Tỷ lệ tăng trưởng cùng kỳ 5 năm gần nhất
STT Q3 2013 2012 2011 2010 2009
Tỷ lệ tài chính
1 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 90% 90% 89% 89% 87%
2 Tài sản dài hạn/Tổng tài sản 10% 10% 11% 11% 13%
3 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 5% 4% 2% 5% 36%
4 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 5% 4% 2% 6% 55%
5 Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 95% 96% 98% 95% 64%
6 Thanh toán hiện hành 1.798% 2.364% 3.992% 1.637% 244%
7 Thanh toán nhanh 1.798% 2.364% 3.992% 1.637% 244%
8 Thanh toán nợ ngắn hạn 1.095% 1.324% 3.201% 1.330% 162%
9 Vòng quay Tổng tài sản 6% 9% 15% 11% 27%
10 Vòng quay tài sản ngắn hạn 7% 10% 17% 13% 33%
11 Vòng quay vốn chủ sở hữu 7% 10% 16% 14% 40%
12 Vòng quay Hàng tồn kho 0.000% 0.000% 50.974% 45.182% 4.242%
13 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 105% 9% 48% -63% 81%
14 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 93% 9% 48% -63% 81%
15 Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 6% 1% 7% -7% 22%
16 Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 6% 1% 8% -9% 32%
Tỷ lệ tăng trưởng tài chính
1 Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) -534% 11% 104% -40% 489%
2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 225% -37% 41% -37% 44%
3 Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 644% -88% -194% -146% -201%
4 Vốn chủ sở hữu -2% 1% 8% 53% 122%
5 Tiền mặt -6% -28% 4% 31% 228%
Tỷ lệ Thu Nhập
1 Cổ tức tiền mặt N/A N/A N/A N/A 4%

2 Tăng trưởng giá cổ phiếu 5% 6% -51% -17% 211%
2.1.3 Bảng cân đối kế toán 5 quý gần nhất
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Q3 2013 Q2 2013 Q1 2013 Q4 2012 Q3 2012
14

Tài
Sản
Tài sản ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương
tiền 1,210,114 1,535,927 1,736,100 1,319,454 1,413,275

Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn 857,203 678,964 451,274 735,471 724,720
Các khoản phải thu ngắn hạn 32,034 217,316 218,587 221,334 46,186
Hàng tồn kho N/A N/A N/A N/A N/A
Tài sản ngắn hạn khác 161,562 5,017 63,971 79,152 75,742

TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 2,261,239 2,437,550 2,470,259 2,355,751 2,260,301
Các khoản phải thu dài hạn N/A N/A N/A N/A N/A
Tài sản cố định 1,825 1,742 2,550 3,156 3,810
(Giá trị hao mòn lũy kế) -23,871 -23,680 -27,486 -26,879 -26,225
Bất động sản đầu tư N/A N/A N/A N/A N/A

Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 251,577 251,577 251,577 251,577 251,577
Tổng tài sản dài hạn khác 8,970 9,313 9,176 9,042 9,218
Lợi thế thương mại N/A N/A N/A N/A N/A

TỔNG TÀI SẢN 2,523,611 2,700,182 2,733,562 2,619,526 2,524,905


Nợ Phải Trả
Nợ ngắn hạn 83,678 143,324 203,177 99,659 68,156
Nợ dài hạn 139 139 139 139 139

Tổng Nợ 83,818 143,463 203,316 99,798 68,295

Nguồn Vốn
Vốn chủ sở hữu 2,439,793 2,556,719 2,530,245 2,519,728 2,456,610
Nguồn kinh phí và quỹ khác N/A N/A N/A N/A N/A

Tổng Nguồn Vốn 2,439,793 2,556,719 2,530,245 2,519,728 2,456,610

Lợi ích của cổ đông thiểu số N/A N/A N/A N/A N/A

TỔNG NGUỒN VỐN 2,523,611 2,700,182 2,733,562 2,619,526 2,524,905
2.2 Tính toán số liệu
15
EPS (Earning per share/ Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu):
EPS = 789 (đồng)
P/E ( Hệ số giá trên thu nhập ) = Giá hiện tại / EPS
P/E = 9,400/789 = 11.9 (lần)
Vốn thị trường (Market capital) = Giá_Hiện_Tại x Khối_Lượng_Niêm_Yết
Vốn Thị Trường = 9,400 x 202,500,000 = 1,903.5 (tỷ)
Cổ phiếu lưu hành = Khối_Lượng_Niêm_Yết - Cổ_Phiếu_Quỹ
Khối lượng lưu hành = 202,500,000 - 0 = 202,500,000 (cổ phiếu)
Tổng khối lượng cổ phiếu = Khối_Lượng_Niêm_Yết + Khối_Lượng_Chưa_Niêm_Yết
Tổng khối lượng = 202,500,000 + 0 = 202,500,000 (cổ phiếu)
Giá sổ sách (Book value) = Vốn_Chủ_Sở_Hữu / Tổng_Khối_Lượng_Cổ_Phiếu
Giá sổ sách = 2,439,793,000,000 / 202,500,000 = 12,048 (đồng)

P/B (Tỷ lệ giá thị trường so với giá sổ sách) = Giá_Hiện_Tại / Giá_Sổ_Sách
P/B = 9,400 / 11,970 = 0.8 (lần)
ROA (Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản) = Tổng_LNST_4_Quý_Gần_Nhất / Tổng_Tài_Sản
ROA = 160,733,000,000 / 2,523,611,000,000 = 6.4 (%)
ROE (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) = Tổng_LNST_4_Quý_Gần_Nhất /
Vốn_Chủ_Sở_Hữu
ROE = 160,733,000,000 / 2,439,793,000,000 = 6.6 (%)
Beta (Thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán)
Beta = 2.10

2.3 Đánh giá
16
Bảng giá thị trường cổ phiếu KLS cùng kỳ các quý năm 2013:
Ngày 31/03/2013 30/06/2013 30/09/2013 31/12/2013
Giá (VNĐ)/cổ phiếu 9,200 8,400 8,200 8,900
Giá hiện tại của cổ phiếu KLS đang là 9,400 VNĐ/cổ phiếu, chỉ số EPS là 789 Đ, hệ số Beta là
2.1 (theo cafef.vn là 1.68)
Ta thấy giá cổ phiếu KLS đang dần quay về giá trị thực 10,000 VNĐ/cổ phiếu, tuy nhiên qua
bảng giá cùng kỳ các quý ta thấy khó bứt phá qua khỏi khoảng giá 9,000 - 10,000 VNĐ/cổ
phiếu. Hiện tại đang có biến động mạnh về giá (chỉ số Beta là 2.1). Do đó có thể đưa ra một số
khuyến nghị đầu tư như sau:
• Nên đầu tư ngắn hạn và trung hạn để lợi dụng sự biến động mạnh về giá của KLS
• Không đầu tư dài hạn vào cổ phiếu KLS vì công ty chưa có nhiều dấu hiệu tốt để
cho thấy có thể đưa cổ phiếu tăng trưởng
17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×