Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chức năng của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.18 KB, 81 trang )


1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




TRẦN ĐOÀN HẠNH



CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT
VỤ ÁN HÌNH SỰ





CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
MÃ SỐ : 60 38 40




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





HÀ NỘI NĂM 2008






2

MC LC

M U 5

Chng 1: những vấn đề lý luận chung về chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự 10
1.1 Khái niệm về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra 10
1.2 ýnghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự 12
1.3 Cơ sở lý luận để xây dụng chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan
điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự 14
1.3.1 Cơ sở pháp luật 14
1.3.2 Cơ sở thực tiễn 15
1.4 Lịch sử phát triển về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều
tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự 16
1.5 Mối quan hệ giữa chức năng của Cơ quan điều tra với chức
năng của các cơ quan tiến hành tố tụng khác 1


CHNG 2: những quy định của pháp luật về
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự 20
2.1 Khi t v ỏn hỡnh s 20
2.1.1 Thm quyn khi t v ỏn hỡnh s ca C quan iu tra 20
2.1.2 Thm quyn khi t v ỏn hỡnh s ca cỏc c quan khỏc
c tin hnh mt s hot ng iu tra 27
2.2 iu tra v ỏn hỡnh s 29
2.2.1 Thm quyn iu tra ca C quan iu tra 29
2.2.2 Cỏc hot ng iu tra 40
2.3 áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn

3
2.3.1 Căn cứ áp dụng
2.3.2 Các biện pháp ngăn chặn
2.4 Ra các quyết định tố tụng
2.4.1 Bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố
2.4.2 Quyết định đình chỉ điều tra

CHNG 3: THC TRNG V NHNG GII PHP HON
THIN CHC NNG, nhiệm vụ CA C QUAN IU
TRA 60
3.1 Thc trng ca b mỏy t chc v chc nng nhim v ca
C quan iu tra hin nay 60
3.1.1 H thng t chc cỏc C quan iu tra 60
3.1.2 Kt qu thc hin nhim v ca C quan iu tra 63
3.2 Nhng tn ti trong vic thc hin chc nng, nhim v ca
C quan iu tra 69
3.3 Gii phỏp hon thin chc nng ca C quan iu tra 72
3.3.1 D bỏo tỡnh hỡnh 72

3.3.2 Nhng gii phỏp hon thin chc nng ca C quan iu
tra 73

KT LUN 80

S , BIU BNG 81

DANH MC TI LIU THAM KHO 93








4

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong các giai đoạn giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam thì điều tra là một giai đoạn độc lập nhưng
có mối quan hệ mật thiết với các giai đoạn khác của quá trình giải quyết vụ
án. Theo đó trong giai đoạn này, các cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi
biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và
người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra
được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng

hình sự. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra bảo
đảm mọi hoạt động điều tra đúng pháp luật. Hoạt động điều tra là cần thiết
đối với tất cả các vụ án hình sự. Thiếu hoạt động điều tra, Viện kiểm sát
không có cơ sở để truy tố, Toà án không có cơ sở để xét xử vụ án. Để Viện
kiểm sát có thể ra bản cáo trạng, truy tố đúng người phạm tội, Toà án có
thể xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều
tra phải thu thập được đầy đủ chứng cứ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và
chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự của bị can, cũng như chứng cứ xác định tình tiết khác
của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ
hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Cơ quan điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của Viện
kiểm sát hoặc Toà án.
Như phân tích ở trên cho thấy vai trò quan trọng của giai đoạn điều
tra trong cả quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để hoàn thành và thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình là xác định tội phạm và người thực hiện hành vi
phạm tội; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc giải quyết vụ án; lập hồ sơ đề nghị truy tố bị can; xác định nguyên

5
nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp
dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa thì trong giai đoạn này cơ
quan điều tra đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nó quyết định tính
chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật của các kết quả điều tra làm cơ sở
cho các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, nghiên cứu về chức năng của cơ quan
điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, rút ra những hạn chế, bất
cập và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động
điều tra trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam là hết sức cần thiết.


2. Tình hình nghiên cứu

Từ trước đến nay trong các công trình nghiên cứu, luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ, luận văn cử nhân, các bài báo đăng trên các tạp chí
chuyên ngành mới chỉ đề cập đến vị trí của cơ quan điều tra trong bộ máy
nhà nước, chức năng của cơ quan điều tra trong mối liên hệ với các chức
năng của cơ quan Toà án hoặc Viện kiểm sát hoặc chỉ nghiên cứu chức
năng của cơ quan điều tra nói chung. Các công trình nghiên cứu khoa học
kể trên vẫn chưa đề cập đến một nội dung cơ bản không chỉ đặt ra với cơ
quan điều tra nói riêng mà còn liên quan đến các cơ quan tư pháp nói
chung. Đó là yêu cầu đổi mới các cơ quan điều tra trong tiến trình cải cách
tư pháp đến năm 2020 mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, cụ thể là Nghị quyết
số 49-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02 tháng 06 năm 2005 và Nghị quyết
số 08-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 02 tháng 01 năm 2002. Nội dung của
luận văn này đi sâu nghiên cứu phân tích chức năng của cơ quan điều tra
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ,đưa ra những phương hướng đổi
mới của các cơ quan này cho phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng
và Nhà nước.

3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

a. Mục đích nghiên cứu

6
Luận văn nghiên cứu các hoạt động của cơ quan điều tra trong giai
đoạn điều tra, từ đó chỉ ra mối liên hệ của giai đoạn này với các giai đoạn
khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, cũng như mối liên hệ của cơ
quan điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Ngoài ra, luận văn
còn đưa ra những phương hướng, giải pháp cho việc đổi mới hệ thống cơ
quan điều tra nói chung và hoạt động điều tra nói riêng nhằm đáp ứng được

yêu cầu của tiến trình cải cách các cơ quan tư pháp ở Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hệ thống tổ chức các cơ quan điều
tra, những quy định chung về điều tra như nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ
và quyền hạn của Cơ quan điều tra, thời hạn điều tra, chức năng của các cơ
quan điều tra trong đó đặc biệt đi sâu phân tích chức năng của cơ quan
CSĐT thuộc Bộ công an. Qua đó đưa ra những phương hướng đổi mới cho
các cơ quan này trong tiến trình cải cách tư pháp.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân
tích, tổng hợp, so sánh, chuyên gia

5. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa nhất định trong việc làm
sáng tỏ cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn về điều tra và chức
năng của Cơ quan điều tra. Từ đó có sự nhận thức, vận dụng thống nhất,
đúng đắn các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, góp phần tăng cường
hoạt động của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Điểm mới của luận văn là trên cơ sở kết qủa nghiên cứu, tham khảo
các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, báo cáo tổng kết đã:

7
- Lm rừ chc nng, nhim v v b mỏy t chc ca C quan
CST hin nay nht l t chc b mỏy c trin khai theo ni dung ca
Phỏp lnh t chc iu tra hỡnh s nm 2004.
- Phõn tớch, ỏnh giỏ mt cỏch khoa hc thc trng chc nng,

nhim v ca C quan CST B cụng an.
- a ra nhng gii phỏp, phng hng i mi cỏc c quan ny
phự hp vi yờu cu ci cỏch, i mi cỏc c quan t phỏp theo tinh thn
Ngh quyt s 08, s 49 ca B chớnh tr. iu ny l phự hp vi thc t
khỏch quan, yờu cu ũi hi ca s phỏt trin cỏc quan h xó hi v th ch
c ng li, ch trng chớnh sỏch ca ng v Nh nc ỏp ng yờu
cu v ũi hi ca Nh nc phỏp quyn XHCN.

6. Kt cu ca lun vn

Lun vn ngoi phn m u, phn kt lun gm cú 3 chng v 8
mc, 10 s . C th:

Chng 1: Những vấn đề lý luận chung về chức năng, nhiệm vụ
của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự;
Chng 2: Những quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ
của Cơ quan điều tra và thực tiễn áp dụng;
Chng 3: Nhng gii phỏp hon thin chc nng, nhiệm vụ ca
C quan iu tra.










8

Chng 1. NHNG VN Lí LUN CHUNG V
Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong
quá trình giải quyết vụ án hình sự
1.1 Khái niệm về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra
Hiểu theo nghĩa chung nhất thì chức năng là những ph-ơng diện, loại
hoạt động cơ bản nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra. Nhiệm vụ là
những mục tiêu cần đạt tới, là những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều cơ
quan tiến hành tố tụng khác nhau, trong đó mỗi cơ quan có một chức năng
riêng nh- Toà án có chức năng xét xử, Viện kiểm sát có chức năng công tố
và Cơ quan điều tra có chức năng điều tra. Vậy điều tra là gì? Điều tra là
giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng mọi
biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và
ng-ời thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.
Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra đ-ợc
tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Hoạt động điều tra là cần thiết đối với tất cả các vụ án hình sự. Thiếu hoạt
động điều tra, Viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố, Toà án không có cơ
sở để xét xử vụ án. Để Viện kiểm sát có thể ra bản cáo trạng, truy tố đúng
ng-ời phạm tội, Toà án có thể xét xử đúng ng-ời, đúng tội, đúng pháp luật
thì tr-ớc đó giai đoạn điều tra phải thu thập đ-ợc những chứng cứ cơ bản,
bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình
tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, cũng
nh- chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra
không thu thập đ-ợc đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có
những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Viện kiểm sát hoặc Toà án
sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra có trách nhiệm điều
tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của Viện kiểm sát và Toà án.
Để thực hiện tốt chức năng điều tra, Cơ quan điều tra đ-ợc giao
những nhiệm vụ sau:

- Xác định tội phạm và ng-ời thực hiện hành vi phạm tội
Tội phạm và ng-ời thực hiện hành vi phạm tội là những vấn đề cơ
bản cần phải làm rõ trong vụ án hình sự. Khi ra quyết định khởi tố vụ án,

9
cơ quan có thẩm quyền khởi tố dựa trên cơ sở nguồn tin ban đầu về tội
phạm đ-ợc gửi tới nên mới có điều kiện xác định có dấu hiệu của tội phạm,
còn cụ thể diễn biến của tội phạm ra sao, ng-ời nào thực hiện hành vi phạm
tội, có đủ yếu tố cấu thành tội phạm hay không vẫn ch-a đ-ợc làm rõ. Tất
cả những vấn đề này thuộc về nhiệm vụ của giai đoạn điều tra. Trong giai
đoạn điều tra, Cơ quan điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định
có hay không có việc phạm tội; đối chiếu với Bộ luật hình sự xem hành vi
phạm tội thuộc vào điều khoản nào; phải xác định tất cả tội phạm để không
bỏ lọt tội phạm và không làm oan ng-ời vô tội.
Khi xác định có tội phạm xảy ra, Cơ quan điều tra phải làm rõ ai là
ng-ời thực hiện hành vi phạm tội; lỗi của họ trong việc thực hiện tội phạm;
động cơ, mục đích phạm tội; nếu là vụ án đồng phạm, phải xác định rõ
hành vi, vai trò của từng ng-ời để làm cơ sở cho Toà án xét xử đ-ợc chính
xác.
- Xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, tạo điều kiện cần thiết cho
việc giải quyết vụ án
Mỗi tội phạm xảy ra đều để lại một hậu quả nguy hại nhất định cho
xã hội. Trong giai đoạn điều tra phải xác định đúng những thiệt hại do tội
phạm gây ra để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội. Những thiệt hại cần xác định bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần và
tài sản. Để tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ án, nếu xét thấy cần thiết
Cơ quan điều tra phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối với những
ng-ời phải chịu trách nhiệm bồi th-ờng thiệt hại hoặc có thể bị tịch thu tài
sản hay phạt tiền.
- Lập hồ sơ, đề nghị truy tố bị can

Để ra quyết định truy tố và tíên hành xét xử đúng ng-ời, đúng tội,
đúng pháp luật, Viện kiểm sát và Toà án phải dựa vào hồ sơ vụ án. Hồ sơ
điều tra hình sự tập hợp hệ thống các văn bản, tài liệu đ-ợc thu thập hoặc
lập trong quá trình khởi tố, điều tra, đ-ợc sắp xếp theo một trình tự nhất
định, phục vụ cho việc giải quyết vụ án và l-u trữ lâu dài. Nừu hồ sơ điều
tra hình sự không đầy đủ, Viện kiểm sát sẽ gặp khó khăn trong việc đ-a ra
các quyết định và yêu cầu hợp lý trong và sau quá trình điều tra nh- khởi tố
bổ sung, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, thay đổi Điều tra viên, ra

10
bản cáo trạng truy tố bị can Hồ sơ điều tra hình sự có những vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng sẽ làm cho kết quả của hoạt động điều tra
không chính xác, Toà án không có cơ sở để xem xét ra bản án hoặc quyết
định cần thiết. Vì vậy, việc lập và củng cố hồ sơ điều tra hình sự là một
nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn điều tra. Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ
ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án và th-ờng xuyên củng cố hồ sơ để
các tài liệu thu thập đ-ợc hoặc các văn bản tố tụng đ-ợc lập ra bảo đảm
đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Khi đã có đầy đủ chứng cứ để
xác định có tội phạm và bị can thì Cơ quan điều tra có nhiệm vụ làm bản
kết luận điều tra trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ
chứng minh tội phạm, những lý do và căn cứ đề nghị truy tố. Bản kết luận
điều tra đề nghị truy tố là cơ sở pháp lý xác định tội phạm và bị can đề nghị
truy tố đã đ-ợc điều tra và có đầy đủ chứng cứ để chứng minh. Căn cứ bản
kết luận điều tra, Viện kiểm sát chỉ ra bản cáo trạng truy tố những bị can về
các tội phạm đã đ-ợc điều tra có đủ chứng cứ chứng minh. Những tội phạm
và bị can ch-a đ-ợc điều tra sẽ không bị truy tố.
- Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan
tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa
Trong giai đoạn điều tra, một trong những nhiệm vụ không kém phần
quan trọng là xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để phòng ngừa

tội phạm. Thực hiện nhiệm vụ này, đối với mỗi tội phạm Cơ quan điều tra
phải tìm ra nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tội phạm. Nếu
tội phạm phát sinh do thiếu sót của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu các cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
1.2 ý nghĩa của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự
Trong việc giải quyết vụ án hình sự Cơ quan điều tra đóng một vai
trò, vị trí quan trọng vì không có hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra
tiến hành thì Viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố, Toà án không có cơ
sở đế xét xử vụ án. Vì khi tội phạm xảy ra, do mới có một số tài liệu xác
định dấu hiệu của tội phạm nên quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có
thẩm quyền chỉ sơ bộ xác định một tội danh mà ch-a xác định đ-ợc ng-ời
phạm tội. Sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra đ-ợc áp dụng các biện
pháp c-ỡng chế tố tụng và tiến hành các hoạt động điều tra, Cơ quan điều

11
tra thu thập đ-ợc đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để xác định có tội phạm xảy
ra hay không, nếu có thì đó là tội gì, thời gian, địa điểm và các tình tiết
khác của hành vi phạm tội. Trong tr-ờng hợp xác định đ-ợc tội phạm đã
khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc còn có thêm tội
phạm khác thì Cơ quan điều tra ra quyết đinh thay đổi hoặc bổ sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự. Cũng bằng hệ thống tài liệu, chứng cứ thu thập
đ-ợc Cơ quan điều tra không những xác định đúng tội phạm đã xảy ra mà
còn làm rõ ng-ời phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội nh- thế nào, có
lỗi hay không có lỗi, vô ý hay cố ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay
không, mục đích, động cơ phạm tội. Và cũng qua việc tiến hành điều tra,
Cơ quan điều tra còn có điều kiện làm rõ tính chất và mức độ thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra để làm cơ sở cho việc giải quyết bồi th-ờng thiệt
hại một cách thoả đáng.
Kết quả điều tra là cơ sở để Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can
tr-ớc Toà án hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Khi kết thúc điều tra, nếu có căn cứ xác định tội phạm và bị can, Cơ
quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Viện kiểm sát chỉ có
thể quyết định truy tố bị can khi vụ án đã đ-ợc điều tra, có bản kết luận
điều tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án. Nếu vụ án ch-a đ-ợc điều tra hoặc
điều tra không đầy đủ mà Viện kiểm sát không có khả năng bổ sung đ-ợc
thì không thể quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án phải đ-ợc trả lại để
điều tra bổ sung.
Kết quả điều tra là cơ sở để Toà án xét xử đúng ng-ời, đúng tội.
Toà án chỉ có thể xét xử vụ án trên cơ sở vụ án đã đ-ợc điều tra, lập
hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của Viện kiểm sát. Thiếu
hoạt động điều tra, không có hồ sơ vụ án, Toà án không có cơ sở để xét xử.
Kết quả của hoạt động điều tra càng cụ thể, chính xác, càng thu thập đ-ợc
đầy đủ các chứng cứ bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội,
chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự của bị can, cũng nh- chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án
thì càng tạo điều kiện cho Toà án xét xử đúng ng-ời, đúng tội, đúng pháp
luật. Nếu điều tra ch-a thu thập đ-ợc đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập

12
chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Toà án không
thể đ-a vụ án ra xét xử mà phải trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
1.3 Cơ sở lý luận để xây dựng chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan
điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
1.3.1 Cơ sở pháp luật
Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra là một trong những
cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Khoản 1 Điều 33 BLTTHS năm 2003).
Nếu xem xét, nhìn nhận ở góc độ cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà n-ớc thì Cơ
quan điều tra nói chung, trừ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao đều nằm trong lực l-ợng vũ trang (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an)
thuộc hệ thống cơ quan chấp hành (Chính phủ) thực hiện nhiệm vụ rất quan

trọng là bảo vệ vững chắc độc lập an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của đất n-ớc, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ XHCN, có
nhiệm vụ đấu tranh phòng chóng tội phạm, đảm bảo giữ gìn an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội của đất n-ớc.
Xét trên khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan t- pháp thì Cơ
quan điều tra có vị trí rất quan trọng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình theo pháp luật quy định. Mặc dù Cơ quan điều tra
không có quyền quyết định một ng-ời có phải là ng-ời phạm tội hay không
nh-ng để có chứng cứ chứng minh tội phạm, cần thiết phải tiến hành các
hoạt động điều tra, đó là việc "áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng
hình sự quy định để xác định tội phạm và ng-ời đã thực hiện hành vi phạm
tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và
yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục
và ngăn ngừa" (Điều 3 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004).
Có thể nói điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành
bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự. Những kết quả khả quan cũng nh-
những sai lầm t- pháp nghiêm trọng nhất nh- bỏ lọt tội phạm, làm oan
ng-ời vô tội th-ờng bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Vị trí quan trọng của
hoạt động điều tra đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số l-ợng và
chất l-ợng chứng cứ mà Cơ quan điều tra có thể cung cấp cho Toà án, mà
thậm chí trong nhiều tr-ờng hợp sự nhận định, đánh giá tội phạm của Cơ
quan điều tra và của Viện kiểm sát còn quy định cả giới hạn xét xử. Điều

13
đó cho thấy hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là hoạt động không thể
thiếu đ-ợc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đồng thời cũng khẳng
định vị trí, vai trò của Cơ quan điều tra trong bộ máy Nhà n-ớc nói chung
và trong hệ thống cơ quan t- pháp nói riêng là rất quan trọng. Theo quy
định của pháp luật hiện hành (Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004) thì Cơ quan điều tra gồm có

Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1.3.2 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, khi đát n-ớc b-ớc sang thời kỳ đổi mới
chuyển hoá từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị tr-ờng
định h-ớng XHCN, với xu thế hội nhập toàn cầu hoá thì bên cạnh những
thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà n-ớc và nhân dân ta đã đạt đ-ợc trên
các lĩnh vực chính trị-kinh tế-văn hoá-xã hội, thì mặt trái của nền kinh tế
thị tr-ờng cũng đã làm nảy sinh, kéo theo hàng loạt vấn đề xã hội phức tạp
nổi cộm, trong đó đặc biệt là tình hình tội phạm, bao gồm cả tội phạm xâm
phạm an ninh quốc gia, xâm phạm trật tự an toàn xã hội và các tội phạm
hình sự khác.
Thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm ở n-ớc ta trong thời gian diễn
biến tăng giảm thất th-ờng. Tuy nhiên về cơ bản có xu h-ớng tăng về số
l-ợng và cơ cấu tội phạm, nảy sinh nhiều loại tội phạm mới, đặc biệt tính
chất tội phạm nguy hiểm và tinh vi hơn tr-ớc. Tội phạm đã gây ra những
hậu quả hết sức nghiêm trọng trên nhiều mặt cả về chính trị, kinh tế, văn
hoá và xã hội; các giá trị truyền thống, đạo đức, lối sống thuần phong mỹ
tục của dân tộc bị tác động, xói mòn. ảnh h-ởng nghiêm trọng đến các thiết
chế gia đình xã hội, làm cho quần chúng nhân dân lo lăng hoài nghi sự
công minh của pháp luật và tính -u việt của chế độ XHCN.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm, giải quyết tội phạm từ gốc rễ, tức là từ nguyên nhân và điều kiện
phát sinh phạm tội, từng b-ớc giảm dần tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự
xã hội ngày càng tốt hơn, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của Đảng và
Nhà n-ớc nhằm đẩy mạnh và phát triển công cuộc công nghiệp hoá, hiện

14
đại hoá đất n-ớc đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cực kỳ cấp

bách. Để đạt đ-ợc điều đó đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, Đảng, Nhà n-ớc, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, của
các lực l-ợng, cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có Cơ quan điều tra là cơ
quan tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ
chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà
n-ớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và
nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của
nhà n-ớc, của tập thể, quyền lọi ích hợp pháp của công dân phải đ-ợc phát
hiện kịp thời, chính xác và phải đ-ợc xử lý theo pháp luật. Do vậy việc quy
định giao chức năng điều tra cho Cơ quan điều tra là hết sức cần thiết, nó
tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện tốt các chức năng công tố và xét xử
của các cơ quan tiến hành tố tụng khác.
1.4 Lịch sử phát triển về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều
tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định có 3
cơ quan tiến hành tố tụng là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Cụ
thể tại Điều 92 BLTTHS năm 1988 quy định các Cơ quan điều tra gồm có:
Cơ quan điều tra của lực l-ợng Cảnh sát nhân dân, cơ quan điều tra của lực
l-ợng An ninh nhân dân, cơ quan điều tra trong Quân đội và Cơ quan điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân.
Những quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 là những căn cứ pháp lý đầu tiên
quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Theo đó thì Cơ quan điều tra đ-ợc phép tiến hành các
hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để xác định tội phạm và
ng-ời thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố, tìm ra nguyên
nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng
các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Tr-ớc khi Bộ luật TTHS năm 1988
đ-ợc ban hành thì chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra ch-a đ-ợc
quy định trong một văn bản luật cụ thể mà chỉ tồn tại trên cơ sở các nguyên

tắc chế định, luật lệ hình sự quy định trong các văn bản do các Bộ, liên Bộ
ban hành. Đặc biệt, từ khi mới thành lập Viện kiểm sát là cơ quan t- pháp

15
có chức năng công tố, thay mặt Nhà n-ớc buộc tội ng-ời phạm tội tr-ớc
pháp luật, tức là thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự để truy tố ng-ời
phạm tội tr-ớc Toà án. để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đ-ợc giao
Viện kiểm sát phải dựa vào kết quả hoạt động điều tra của Cơ quan điều
tra, phải dựa vào những chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập đ-ợc.
Điều đó chứng tỏ rằng cùng với chức năng công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật của Viện kiểm sát, chức năng xét xử của Toà án thì chức
năng điều tra của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
xuất hiện gần nh- đồng thời và đ-ơng nhiên để thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ của mình giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cần có sự phối hợp
và chế -ớc lẫn nhau.
Kế thừa các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp
lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989, tại Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì chức năng, nhiệm
vụ của Cơ quan điều tra đã đ-ợc quy định rõ ràng cụ thể hơn. Nhằm quán
triệt các nghị quyết của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của các Cơ
quan điều tra, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ
chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác t- pháp trong thời gian
tới" đã chỉ rõ "Nâng cao chất l-ợng công tác điều tra, thực hiện tốt công
tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, tăng c-ờng phối hợp giữa
cơ quan điều tra chuyên trách với các cơ quan khác đ-ợc giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra để phục vụ tốt công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm; sắp xếp củng cố lại cơ quan điều tra; quy định rõ
quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tr-ởng cơ quan điều tra và Điều tra viên;
kết hợp chặt chẽ hoạt động điều tra và trinh sát ". Do vậy trong các văn
bản pháp luật sau này quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều

tra về căn bản không có gì thay đổi mà chủ yếu sự thay đổi thuộc về tổ
chức các Cơ quan điều tra theo h-ớng sắp xếp, thu gọn đầu mối; quy định
rõ hơn thẩm quyền điều tra của từng hệ thống Cơ quan điều tra thuộc mỗi
Bộ, ngành; phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng tố tụng của Thủ
tr-ởng cơ quan điều tra. Tất cả những sự thay đổi nêu trên đều có mục đích
nhằm giúp Cơ quan điều tra hoàn thiện tốt hơn chức năng điều tra của mình

16
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải
cách t- pháp.
1.5 Mối quan hệ giữa chức năng của Cơ quan điều tra với chức
năng của các cơ quan tiến hành tố tụng khác
Trên cơ sở nguyên lý triết học về mối liên hệ phổ biến, vận dụng vào
thực tiễn trong cách thức tổ chức bộ máy Nhà n-ớc, để đảm bảo sự vận
hành và hoạt động có hiệu qủa của toàn bộ hệ thống cơ quan Nhà n-ớc thì
mặc dù mối cơ quan tuy có vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau song
không thể không quan hệ với nhau trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình. Quan hệ giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và
Toà án trong hoạt động tố tụng hình sự cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Là những cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong quá
trình giải quyết vụ án hình sự Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án
luôn có sự tác động, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ
mà Nhà n-ớc giao phó.
Thực tế cho thấy rằng, quan hệ giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm
sát và Toà án nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là tất yếu
khách quan bởi xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật
quy định. Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t- pháp, kiểm sát việc khởi
tố, điều tra, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các hoạt động tố tụng
khác của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo mọi hoạt động tố tụng hình sự

của Cơ quan điều tra tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Toà án là cơ
quan xét xử, có nhiệm vụ xét xử đúng ng-ời, đúng tội, đúng pháp luật các
vụ án hình sự nhằm bảo vệ pháp chế XHCN, chế độ XHCN, bảo vệ tài sản
của Nhà n-ớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng tài sản và các quyền lợi ích
hợp pháp khác của công dân. Còn Cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành
điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định
để xác định tội phạm và ng-ời thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ đề
nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Nh- vậy mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có một chức năng, nhiệm vụ riêng
nh-ng nó lại có mối liên hệ mật thiết với nhau không chỉ dựa trên cơ sở

17
pháp luật mà còn trên cơ sở thực tiễn, nó tồn tại trên cơ sở các nguyên tắc
tố tụng hình sự. Nếu thiếu hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra thì Viện
kiểm sát không có cơ sở để truy tố, Toà án không có cơ sở để xét xử vụ án.
Tóm lại, quan hệ giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát và Toà án
là tồn tại khách quan và nội dung cơ bản của quan hệ đó xuất phát từ nhiệm
vụ chung là xác định có căn cứ và hợp pháp tội phạm và ng-ời phạm tội,
tạo cơ sở pháp lý cho việc buộc tội kẻ phạm tội tr-ớc Toà án. Để thực hiện
tốt nội dung quan hệ này, giữa các cơ quan phải có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự. Đồng
thời cũng phải có sự chế -ớc kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan
nhằm tránh đ-ợc những khuyết điểm, sai lầm có thể xảy ra trong quá trình
hoạt động tố tụng hình sự, đảm bảo việc tố tụng đúng quy định của pháp
luật. Đảm bảo cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đ-ợc kiên quyết,
triệt để kịp thời, bảo đảm trừng trị nghiêm minh và giáo dục kẻ phạm tội,
đồng thời ngăn chặn việc làm oan ng-ời vô tội và ngăn ngừa việc hạn chế
các quyền dân chủ của công dân một cách trái pháp luật. Bất cứ ng-ời nào
phạm tội cũng phải bị xử lý theo pháp luật hình sự, tài sản và địa vị xã hội

không mang lại đặc quyền gì tr-ớc Toà án và pháp luật. Mọi ng-ời đều có
quyền và nghĩa vụ nh- nhau khi tham gia tố tụng hình sự.


Chng 2. những quy định của pháp luật về
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra
và thực trạng áp dụng
2.1 Những quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của Cơ
quan điều tra
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 thì Cơ quan điều tra đ-ợc tiến hành những
hoạt động cụ thể sau:
2.1.1 Khi t v ỏn hỡnh s
2.1.1.1 Thm quyn khi t v ỏn hỡnh s ca C quan iu tra
- Thm quyn khi t ca C quan CST trong Cụng an nhõn dõn.

18
Cơ quan CSĐT trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về
các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII
của BLHS, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều
tra VKS nhân dân tối cao và Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân.
Trong Cơ quan CSĐT thì Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện khởi tố các
vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện;
Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm
thuộc thẩm quyền của Cơ quan CSĐT khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần
trực tiếp điều tra; Cơ quan CSĐT Bộ công an khởi tố vụ án hình sự về
những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của Cơ

quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc về Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp của lực lượng Cảnh sát
nhân dân.
- Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân
Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự
về các tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội quy
định tại các điều là Điều 180, Điều 181, Điều 221, Điều 222, Điều 223,
Điều 230, Điều 231, Điều 232, Điều 236, Điều 263, Điều 264, Điều 274,
Điều 275 BLHS năm 1999.
Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ
quan ANĐT Công an cấp tỉnh, còn Cơ quan ANĐT Bộ công an chỉ khởi tố
vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy
cần trực tiếp điều tra. Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
thuộc về Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan ANĐT các cấp.
- Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội
nhân dân:

19
Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án
hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của Toà án quân sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự TW. Các tội phạm trên sẽ thuộc
thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự khu vực khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, thuộc thẩm
quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương
đương khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự
quân khu và tương đương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của

Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Đối với Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốc phòng sẽ khởi tố các vụ
án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương
nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan ANĐT trong Quân đội nhân dân:
Cơ quan ANĐT trong Quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự
về các tội phạm quy định tại Chương XI và Chương XXIV của BLHS năm
1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
Việc khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm trên sẽ thuộc thẩm
quyền của Cơ quan ANĐT quân khu và tương đương khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.
Thuộc thẩm quyền của Cơ quan ANĐT Bộ quốc phòng nếu là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan
ANĐT quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong Quân đội nhân dân.
- Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao:
Cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao khởi tố vụ án về một số
loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc
các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà
án nhân dân.

20
Cơ quan điều tra của VKS quân sự TW khởi tố vụ án về một số loại
tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc
các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà
án quân sự.
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án thuộc về Thủ trưởng, Phó
thủ trưởng Cơ quan điều tra của VKS nhân dân tối cao và VKS quân sự

Trung ương.
2.1.1.2. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác được tiến hành
một số hoạt động điều tra
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị Bộ đội biên phòng.
Đơn vị BĐBP khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện tội
phạm quy định tại Chương XI và các điều là Điều 119, Điều 120, Điều
153, Điều 154, Điều 172, Điều 180, Điều 181, Điều 188, Điều 192, Điều
193, Điều 194, Điều 195, Điều 196, Điều 230, Điều 232, Điều 236, Điều
263, Điều 264, Điều 273, Điều 274, Điều 275 của BLHS năm 1999. Các
tội phạm này xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo
và trên các vùng biển do BĐBP quản lý thì có quyền khởi tố vụ án hình sự.
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng Cục trinh sát biên
phòng, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Trưởng đồn
biên phòng.
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Hải quan
Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của
mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153, Điều 154 của BLHS
năm 1999 thì Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục
kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành
phố trực thuộc TW, Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu có quyền ra
quyết định khởi tố vụ án.
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Kiểm lâm:
Cơ quan Kiểm lâm khởi tố vụ án hình sự qua việc thực hiện nhiệm
vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội quy
định tại các điều là Điều 175, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 240,
Điều 272 của BLHS năm 1999 .

21
Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục
trưởng Chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc

kiểm lâm sản.
- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát biển:
Lực lượng Cảnh sát biển khởi tố vụ án khi thực hiện nhiệm vụ trong
lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và
các điều là Điều 153, Điều 154, Điều 172, Điều 183, Điều 188, Điều 194,
Điều 195, Điều 196, Điều 212, Điều 213, Điều 221, Điều 223, Điều 230,
Điều 231, Điều 232, Điều 236, Điều 238, Điều 273, Điều 274 của BLHS
năm 1999. Các tội phạm này xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của
nước Cộng hoà XHCH Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý.
Thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc về Cục trưởng, Chỉ huy trưởng
vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng cảnh sát biển.
- Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát
trong Công an nhân dân:
Các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát trong Công an nhân dân
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm
nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan CSĐT quy định tại Điều 11 Pháp lệnh
TCĐTHS thì có quyền khởi tố vụ án hình sự.
- Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác của lực lượng An ninh
trong Công an nhân dân.
Các cơ quan khác của lực lượng An ninh trong CAND được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ án hình sự khi thực
hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân.
Thẩm quyền khởi tố thuộc về Cục trưởng Cục an ninh, Trưởng
phòng các Phòng an ninh ở Công an cấp tỉnh.
- Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan khác trong QĐND:
Cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát
hiện sự việc có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ


22
quan điều tra hình sự đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi
tố vụ án hình sự.
Thẩm quyền khởi tố thuộc về Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại
giam trong quân đội.
2.1.2. Điều tra vụ án hình sự
2.1.2.1. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
a.Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Công an nhân
dân.
CQĐT trong Công an nhân dân gồm có cơ quan CSĐT và cơ quan
ANĐT.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan CSĐT:
+ Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện:
Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện gồm có Đội CSĐT tội phạm về
trật tự xã hội, Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Đội CSĐT tội phạm về ma tuý. Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện có
thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương
từ Chương XII đến chương XXII của BLHS năm 1999, khi các tội phạm
đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện. Trừ các tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân. Cụ thể:
Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ án
hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX,
XX, XXII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của CQĐT Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan ANĐT trong
Công an nhân dân.
Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành
điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XVI,

XVII, XXI của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân.

23
Đội CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các vụ án hình sự
về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của BLHS năm 1999 khi các
tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện.
+ Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh:
Cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của
BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
nhân dân cấp tỉnh, hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ
quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Tổ
chức cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh gồm có Phòng CSĐT tội phạm về
trật tự xã hội, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Văn phòng cơ quan CSĐT cấp tỉnh .
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ án
hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX,
XX, XXII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét
xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan ANĐT
trong Công an nhân dân), hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của
Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến
hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương
XVI, XVII, XXI của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan ANĐT trong Công an nhân dân), hoặc các tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan CSĐT Công an cấp huyện

nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý tiến hành điều tra các vụ án hình
sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của BLHS năm 1999 khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh,
hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan CSĐT Công an
cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
+ Cơ quan CSĐT Bộ công an

24
Cơ quan CSĐT Bộ công an điều tra các vụ án hình sự về các tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ
quan CSĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Tổ
chức cơ quan CSĐT Bộ Công an gồm có: Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã
hội, Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục CSĐT
tội phạm về ma túy, Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ công an.
Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiến hành điều tra các vụ án
hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh quy định tại các
Chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của BLHS năm 1999 nhưng
xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cục CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ tiến hành
điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp
thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh quy định
tại các Chương XVI, XVII, XXI của BLHS năm 1999 nhưng xét thấy cần
trực tiếp điều tra.
Cục CSĐT tội phạm về ma túy tiến hành điều tra các vụ án về ma
tuý đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh quy định tại Chương
XVIII của B LHS năm 1999 nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan ANĐT:

+ Cơ quan ANĐT công an cấp tỉnh:
Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các
tội phạm quy định tại Chương XI, Chương XXIV và các tội phạm quy định
tại các Điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và
275 của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án nhân dân cấp tỉnh.
+ Cơ quan ANĐT Bộ Công an:
Cơ quan ANĐT BCA điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan
ANĐT Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
b. Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội nhân dân:

25
- Thẩm quyền điều tra của CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân:
+ Bộ phận điều tra Cơ quan điều tra hình sự khu vực: điều tra các
vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến
Chương XXIII của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền
xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự TW.
+ Ban điều tra CQĐT hình sự quân khu và tương đương: điều tra
các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII
đến Chương XXIII của BLHS năm 1999, khi các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hoặc các tội
phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực
nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
+ Các phòng điều tra CQĐT hình sự Bộ quốc phòng: điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,
phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự
quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Thẩm quyền điều tra của cơ quan ANĐT trong Quân đội

nhân dân:
+ Ban điều tra cơ quan ANĐT quân khu và tương đương:
điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các Chương
XI và Chương XXIV của BLHS năm 1999 khi các tội phạm đó
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân khu và tương đương.
+ Các phòng điều tra cơ quan ANĐT Bộ quốc phòng: điều
tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,
phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan ANĐT quân
khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
c. Thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao:
- Các phòng điều tra Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao: điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư
pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội
phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

×