1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HOÀI QUY
BẢO HIỂM THÂN TÀU
TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI
SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT BIỂN VÀ QUẢN LÝ BIỂN
MÃ SỐ: 50512
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
HÀ NỘI - 2005
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU
BIỂN …………………………………………………….
1.1 Khái niệm bảo hiểm thân tàu ………………………………………
1.1.1 Định nghĩa bảo hiểm thân tàu ……………………………… …
1.1.2 Các loại hình bảo hiểm thân tàu …………………………… …
1.1.2.1 Phân loại căn cứ vào thời hạn ………………………………
1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo phạm vi bảo hiểm ……………………
1.2 Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu ………….……………
1.2.1 Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu …………………………….…….
1.2.1.1 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nguồn
gốc sinh ra rủi ro ………… ………………………………
1.2.1.2 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nghiệp
vụ bảo hiểm ……………… ………………………………
1.2.2 Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu …………………………………
1.2.2.1 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ khả năng
bồi thường……………………… ………………………….
1.2.2.2 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào mức
độ ……………………………………………………………
1.2.2.3 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào tính
chất của tổn thất……………………………………………
1.3 Vai trò của bảo hiểm thân tàu ……………………….………………
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu ……………….
1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu thế giới .…
1
7
7
7
9
10
11
12
12
13
14
15
16
16
18
20
22
22
4
1.4.2 Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu Việt nam
1.5 Luật áp dụng trong bảo hiểm thân tàu biển ở Việt nam ….………
1.5.1 Pháp luật quốc gia …………………………………………….….
1.5.1.1 Pháp luật chuyên ngành………………………… …………
1.5.1.2 Các luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt
Nam …………………………………………………… ….
1.5.2 Các điều ước quốc tế ……………………………………………
1.5.3 Các tập quán và thông lệ quốc tế …………………………………
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM THÂN TÀU
TRONG THƢƠNG MẠI HÀNG HẢI ………………
2.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm thân tàu ………………… ………
2.2 Đối tƣợng hợp đồng bảo hiểm thân tàu …………………………….
2.3 Quyền lợi bảo hiểm ……………….……………………….…………
2.4 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm …………………………………
2.5 Kí kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu ………………………………….
2.5.1 Yêu cầu bảo hiểm…………………………………………….…
2.5.2 Chấp nhận bảo hiểm………………………………………….…
2.5.3 Đóng phí bảo hiểm………………………………………………
2.5.4 Bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm………………………………
2.6 Nghĩa vụ các bên khi xảy ra tổn thất………………………….……
2.7 Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thân tàu …………………………….
2.7.1 Các rủi ro được bảo hiểm …………………………………………
2.7.1.1 Các hiểm họa được bảo hiểm………………………………
2.7.1.2 Rủi ro ô nhiễm…………………………………….…………
2.7.1.3 Trách nhiệm đâm va…………………………………………
2.7.1.4 Tổn thất chung và cứu hộ …………………………………
2.7.1.5 Chi phí tố tụng và đề phòng hạn chế tổn thất…………….…
29
32
33
33
34
35
36
40
41
44
47
49
53
53
56
56
57
59
63
65
65
69
70
72
72
5
2.7.2 Các rủi ro loại trừ …………………………………………….…
2.7.2.1 Rủi ro chiến tranh……………………………………………
2.7.2.2 Rủi ro đình công…………………………………….………
2.7.2.3 Các hành động ác ý………………………………………….
2.7.2.4 Rủi ro phóng xạ, hạt nhân……………………………………
2.7.2.5 Các hiểm hoạ loại trừ………………………………………
2.7.2.6 Những chi phí không được bồi thường………………………
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO HIỂM
THÂN TÀU TRONG THƢƠNG MẠI HÀNG
HẢI………………………………………… ……….……
3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm
thân tàu Việt nam …………………………………………………….
3.1.1 Những bất cập của pháp luật Việt nam hiện hành về bảo hiểm
thân tàu ………………………………………………………….
3.1.2 Thực tiễn kí kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu và thực trạng thực
thi pháp luật bảo hiểm thân tàu tại Việt nam ……….……………
3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh tế biển và chính sách hội nhập ………
3.2 Định hƣớng nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân
tàu tại Việt nam ………………………… … ………………………
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thân tàu ……….………… ….
3.2.2 Thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu tham
gia Tổ chức Thương mại Thế giới …… ………….…………….
3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo
hiểm thân tàu tại Việt nam …………………………………………
3.3.1 Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm thân tàu………… ……………
3.3.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu từ phía
73
74
74
78
75
75
76
79
79
79
85
89
91
92
93
94
94
6
các cơ quan tiến hành tố tụng ……………………………………
3.3.3 Nâng cao vai trò của người được bảo hiểm ………………………
3.3.4 Nâng cao vai trò của các công ty bảo hiểm …………… ……….
3.3.5 Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo hiểm thân tàu …………….…
KẾT LUẬN ………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………
102
104
106
107
110
112
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vận tải đường biển đóng một vai trò chủ đạo trong kinh tế thế giới,
đứng đầu trong hệ thống vận chuyển quốc tế. Theo số liệu của Liên Hợp
quốc, vận tải đường biển đảm nhận hơn 90% lượng hàng hoá lưu thông toàn
cầu. Các tàu chở dầu chuyên chở khoảng 60% lượng dầu thô thế giới, loại
năng lượng chính hiện nay của con người. Trong thế kỷ 21, vận tải đường
biển vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng và quyết định trong nền kinh tế
toàn cầu.
Vận tải bằng đường biển luôn tiềm ẩn những rủi ro có thể dẫn đến tổn
thất và thiệt hại. Các trường hợp bất khả kháng hay hành vi sai sót của các
nhân viên hàng hải có thể gây ra những tổn thất rất lớn. Bảo đảm an toàn hàng
hải và giảm thiểu tai nạn trên tàu là một vấn đề phức tạp, bao gồm nhiều khía
cạnh như kĩ thuật, tổ chức, nhân sự, kinh tế và pháp lí. Trong đó bảo hiểm
hàng hải được xem là một biện pháp bảo đảm an toàn hiệu quả trong vận tải
biển, vừa là một công cụ pháp lý vừa là một khái niệm kinh tế.
Vận tải đường biển mang tính quốc tế, vì vậy bảo hiểm hàng hải cũng
vượt ra ngoài lãnh thổ một quốc gia và nắm những nguồn tài chính khổng lồ
tập trung ở những trung tâm tài chính quốc tế. Theo nghĩa rộng, bảo hiểm
hàng hải được xem là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo hợp đồng ký kết giữa
các chủ thể tham gia vận tải biển. Quan điểm này xuất phát từ chỗ cho rằng
vận tải biển luôn đi cùng với những rủi ro có thể gây ra những thiệt hại vật
chất lớn, thiệt hại về tính mạng và những thảm họa môi trường khó khắc phục
cũng như những hậu quả khác và bảo hiểm hàng hải là nguồn bồi thường
những thiệt hại gây ra cũng như giảm thiểu hay ngăn ngừa những tổn thất có
thể lường trước.
8
Tàu biển là phương tiện có thể nói duy nhất trong vận tải đường biển.
Là một cấu trúc nổi phức tạp về công nghệ, mỗi con tàu đã hạ thủy và qua
chạy thử vào thời điểm hiện nay trung bình có giá trị tương đối lớn, khoảng
30-40 triệu đô la Mỹ đối với tàu của các nước phát triển. Tàu biển Việt nam
thường có giá trị khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ, so với các nước là nhỏ, nhưng so
với khả năng tài chính của các doanh nghiệp vận tải biển Việt nam, đây là một
con số không nhỏ. Do đó những rủi ro xảy ra với con tàu trong quá trình hành
thủy có nguy cơ khiến các chủ tàu phải gánh chịu những thiệt hại vật chất rất
lớn, thường vượt quá khả năng tài chính của họ. Bảo hiểm thân tàu sẽ giúp
các chủ tàu được bảo vệ khi con tàu gặp những hiểm họa của Biển cả và Đại
dương và khi có tổn thất xảy ra, sẽ giúp họ nhanh chóng khắc phục hậu quả
của các rủi ro, đưa con tàu trở về trạng thái làm việc bình thường.
Hiện nay bảo hiểm thân tàu ngày càng trở nên cấp thiết bởi tai nạn trên
biển tuy có giảm về số lượng nhưng tác hại của chúng lại ngày càng lớn và
đôi khi tổn thất thường dẫn đến phá sản và bảo hiểm thân tàu giúp giảm nhẹ
gánh nặng do những tai nạn có thể gây ra. Bảo hiểm thân tàu là loại bảo hiểm
lớn, cả gói, bao gồm những rủi ro đặc biệt phát sinh trong qua trình vận hành
tàu biển, đòi hỏi kinh nghiệm, quan hệ quốc tế, sự hiểu biết tường tận công
việc hàng hải, các đặc điểm kĩ thuật trong khai thác tàu biển và nhiều kiến
thức khác.
Bảo hiểm hàng hải Việt nam nói chung cũng như bảo hiểm thân tàu tại
Việt nam nói riêng còn đang trên con đường hình thành và phát triển, lại đang
đứng trước những thách thức to lớn của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và
tham gia toàn cầu hóa. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu đề tài pháp luật
bảo hiểm thân tàu ở Việt nam là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu sâu về
bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải là một việc làm quan trọng và
cấp bách, bởi có liên quan chặt chẽ với thực tiễn hoạt động hàng ngày của
9
thuyền trưởng và thuyền viên, chủ tàu. Hiểu rõ về bảo hiểm thân tàu sẽ giúp
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng tàu và ngăn ngừa được những thiệt
hại có thể xảy ra, góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế biển và
thương mại hàng hải.
2. Tình hình nghiên cứu và những đóng góp của đề tài
Như trên đã đề cập, bảo hiểm thân tàu Việt nam là một lĩnh vực tương
đối mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức nên hiện nay hầu như chưa có
công trình riêng nào nghiên cứu về vấn đề này.
Dưới góc độ nghiệp vụ nói chung thì vấn đề bảo hiểm thân tàu được đề
cập đến trong một số tài liệu mang tính chuyên ngành khác nhau như: chuyên
ngành bảo hiểm, chuyên ngành ngoại thương…
Dưới góc độ khoa học pháp lý, có thể khẳng định rằng cho tới thời
điểm này chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện các khía cạnh pháp lý về bảo hiểm thân tàu ở Việt nam. Do đó nghiên
cứu đề tài này trong thời điểm hiện nay là việc làm hoàn toàn mới, không có
sự trùng lặp với bất cứ công trình khoa học nào hiện có trong lĩnh vực này ở
Việt nam.
Hy vọng rằng Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị
trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý, cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm hàng hải, đồng thời
cung cấp những thông tin khoa học có giá trị để từ đó cơ quan có thẩm quyền
cũng như các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm thân tàu có hiệu quả cao
hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc thực hiện đề tài
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của
pháp luật về bảo hiểm thân tàu Việt nam, so sánh với pháp luật bảo hiểm thân
tàu của một số nước láng giềng với Việt nam và các nước có nền công nghiệp
10
bảo hiểm thân tàu phát triển. Qua đó Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu tại Việt nam.
Do đây là một đề tài tương đối rộng và phức tạp, liên quan nhiều đến
kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật bảo hiểm, Luận văn này chỉ giới hạn trong việc
tìm hiểu bảo hiểm thân tàu đối với các tàu biển chạy tuyến quốc tế, và tập
trung tìm hiểu những vấn đề cơ bản của bảo hiểm thân tàu như khái niệm, các
loại hình bảo hiểm thân tàu, ý nghĩa vai trò và lịch sử phát triển của bảo hiểm
thân tàu Việt nam và thế giới, cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân tàu, khái niệm
hợp đồng bảo hiểm thân tàu và những nội dung cơ bản của hợp đồng bảo
hiểm thân tàu. Đồng thời luận văn cũng đi sâu phân tích Điều kiện bảo hiểm
thân tàu thời hạn - Institute Time Clause-Hull 1/11/1995 (ITC 1995) của Viện
các nhà bảo hiểm Luân đôn (so sánh với Điều kiện bảo hiểm thân tàu thời hạn
- Institute Time Clause-Hull 1/10/1983 (ITC 1983), là những điều khoản làm
cơ sở cho các hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên thế giới, đã và đang được áp
dụng chủ yếu trong các đơn bảo hiểm thân tàu chạy tuyến quốc tế của Việt
nam.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Nghiên cứu khái quát về bảo hiểm thân tàu, ý nghĩa vai trò của bảo
hiểm thân tàu và lịch sử hình thành, phát triển của bảo hiểm thân tàu trên thế
giới cũng như ở Việt nam, cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân tàu Việt nam
2. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của bảo hiểm thân tàu trong thương
mại hàng hải như hợp đồng bảo hiểm thân tàu, phạm vi bảo hiểm thân tàu và
một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu theo quy định
của pháp luật Việt nam và pháp luật một số nước trên thế giới, qua đó chỉ ra
những hạn chế cần khắc phục trong hệ thống pháp luật bảo hiểm thân tàu Việt
nam.
11
3. Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo
hiểm thân tàu, góp phần nâng cao hiệu quả của bảo hiểm thân tàu đối với nền
kinh tế.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận được tác giả sử dụng là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, xã hội học và
các phương pháp khác, kết hợp lý luận và thực tiễn để giải quyết nội dung mà
Luận văn đặt ra.
5. Cơ cấu của Luận văn
Mở đầu
Chƣơng 1: Khái quát chung về bảo hiểm thân tàu
Trong chương này tác giả chủ yếu trình bày một cách khái quát về bảo
hiểm thân tàu, đề cập đến cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của bảo hiểm thân
tàu, trong đó xem xét khái niệm, vai trò và ý nghĩa của bảo hiểm thân tàu
cũng như lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm thân tàu trên thế giới và ở
Việt nam.
Chƣơng 2: Nội dung cơ bản của bảo hiểm thân tàu trong
thƣơng mại hàng hải
Chương 2 được dành cho việc phân tích những nội dung cơ bản của
bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải, như hợp đồng bảo hiểm thân
tàu, đối tượng bảo hiểm thân tàu, giá trị bảo hiểm và số tiềm bảo hiểm, kí kết
và chấm dứt hợp đồng bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm của các bên khi xảy ra
sự kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm thân tàu, các điều khoản bảo hiểm thân
tàu thường được áp dụng cho các hợp đồng bảo hiểm thân tàu trên thế giới
cũng như ở Việt nam.
12
Chƣơng 3: Định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật bảo hiểm thân tàu
Tại chương 3, tác giả đưa ra những căn cứ khoa học để khẳng định sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo hiểm thân tàu đồng
thời xác định những định hướng để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo
hiểm thân tàu, qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những
hạn chế, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bảo hiểm thân tàu ở Việt
nam.
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
13
CHƢƠNG 1
KHÁT QUÁT CHUNG
VỀ BẢO HIỂM THÂN TÀU
1.1 Khái niệm bảo hiểm thân tàu
1.1.1 Định nghĩa bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm tàu biển là một loại hình bảo hiểm ra đời sớm nhất trong số
các loại hình bảo hiểm. Đơn bảo hiểm cổ nhất còn lưu giữ được đến ngày nay
là đơn bảo hiểm cấp năm 1347 cho tàu Santa Clara trong hành trình vận
chuyển hàng hóa từ Genoa (Ý) đến quần đảo Majorca (Tây Ban Nha).
Lịch sử bảo hiểm hàng hải nói chung, trong đó có bảo hiểm thân tàu,
gắn liền với việc xuất hiện những thành phố-quốc gia của Ý trong thời trung
cổ như Venice, Genoa và những thành phố khác, những nơi trở nên giàu có
nhờ việc buôn bán phát đạt ở Địa Trung Hải. Những thành phố cảng và bản
thân các cảng biển trở thành trung tâm của đời sống thương mại và kinh tế.
Chủ tàu hay người vận chuyển phải trả cho các nhà buôn một khoản “tiền rủi
ro” theo điều kiện vay lãi, tùy thuộc vào loại tàu, tính chất và khối lượng hàng
hóa vận chuyển cũng như thời gian dự tính của chuyến đi [41; 15-17]
1
. Từ đó
xuất hiện khái niệm vay bảo đảm bằng tàu hay còn gọi là “vay mạo hiểm”,
theo đó, trách nhiệm của người vay tiền sẽ được huỷ bỏ nếu tàu bị tổn thất.
Dần dần với sự phát triển của nền kinh tế, đã xuất hiện một loại hợp
đồng bảo hiểm hàng hải độc lập, dưới hình thức đơn bảo hiểm, không còn
điểm nào chung với hợp đồng vay bảo đảm bằng tàu trước kia nữa.
Bảo hiểm trong khái niệm chung nhất là một ngành kinh tế đặc biệt. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm, song tựu chung lại bảo hiểm được
14
hiểu là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm
về những mất mát, hư hỏng thiệt hại của đối tượng được bảo hiểm do những
rủi ro đã được thỏa thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua
bảo hiểm cho đối tượng đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
Bảo hiểm ra đời là do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Tiền bồi thường
bảo hiểm chủ yếu là để khắc phục hậu quả của rủi ro. Phí bảo hiểm thu được
thường được gọi là phí bảo hiểm dùng để bồi thường tổn thất. Như vậy về bản
chất, bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hay một số người cho tất cả
mọi người tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu.
Bảo hiểm hàng hải được xem là một biện pháp bảo đảm an toàn hiệu
quả trong vận tải biển, đồng thời là một công cụ pháp lý và là một khái niệm
kinh tế. Bảo hiểm hàng hải là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi
ro trên bộ, trên sóng, liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho
các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển.
Có nhiều loại bảo hiểm hàng hải khác nhau, nhưng có 3 loại bảo hiểm
chính: i) bảo hiểm thân và máy tàu (Hull and Machinery Insurance); ii) bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hay còn gọi là bảo hiểm dự phòng và bồi
thường ((P&I Insurance); và iii) bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển (Cargo Insurance).
Bảo hiểm thân tàu là loại bảo hiểm tàu biển quan trọng. Bảo hiểm thân
tàu có thể định nghĩa là bảo hiểm những thiệt hại vật chất xảy ra đối với vỏ
tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời có thể bao gồm cả bảo hiểm
cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu
phải chịu trong trường hợp tàu đâm va nhau (tuỳ theo thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu). Đây là loại bảo hiểm lớn, cả gói, bao gồm
những rủi ro đặc biệt phát sinh trong qua trình vận hành tàu biển, đòi hỏi phải
1
Chỉ tài liệu tham khảo số 41, trang 15-17
15
có nhiều kinh nghiệm, có quan hệ quốc tế, hiểu biết tường tận công việc của
các công ty hàng hải, hiểu biết kĩ thuật khai thác tàu biển. Pháp luật về bảo
hiểm thân tàu biển có mối liên quan rất chặt chẽ với nhiều chế định của pháp
luật hàng hải và các ngành luật khác.
Đối tượng bảo hiểm thân tàu là bản thân con tàu (vỏ, máy móc, trang
thiết bị trên tàu). Cần lưu ý là trang thiết bị phụ tùng cần thiết của tàu vẫn
được coi là đối tượng bảo hiểm ngay cả trong trường hợp những trang thiết bị
và phụ tùng đó thuộc tài sản của chủ tàu hay do chủ tàu đi mượn, đi thuê,
miễn là những trang thiết bị phụ tùng đó cần phải có trên tàu do yêu cầu bắt
buộc của đăng kiểm hoặc cơ quan an toàn hàng hải. Ngoài ra còn tùy thuộc
hợp đồng do hai bên kí kết, đối tượng bảo hiểm thân tàu còn có thể là bất kì
một quyền lợi về tài sản nào gắn liền với hoạt động của con tàu (dầu, con-te-
nơ…). Tàu đang đóng cũng có thể là đối tượng của bảo hiểm thân tàu [1; đ
201]
2
, [2; đ 227].
Bảo hiểm thân tàu là một loại bảo hiểm quan trọng nhất về tàu biển, bởi
tàu biển là một đối tượng đặc biệt. Tàu biển, theo quy định của Bộ Luật Hàng
hải Việt nam, là cấu trúc nổi, có hoặc không có động cơ, chuyên dùng để hoạt
động trên biển [2; đ 11], dùng để vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý,
thăm dò-khai thác-chế biến tài nguyên biển, lai dắt cứu hộ trên biển, trục vớt
tài sản chìm đắm và thực hiện các mục đích kinh tế khác. Một con tàu thương
mại hiện đại mới hạ thủy và đã qua chạy thử thường có giá trị lớn, chưa kể
đến hàng hóa trên tàu, đôi khi còn vượt cả giá trị con tàu. Ở Việt nam hiện
nay, tàu biển phần nhiều thuộc loại già cỗi, có tuổi tàu thường trên 15 năm.
Do đó việc bảo hiểm tàu là rất cần thiết, bởi những con tàu loại này thường
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi hoạt động trên biển.
1.1.2 Các loại hình bảo hiểm thân tàu
16
1.1.2.1 Phân loại căn cứ vào thời hạn
Căn cứ vào thời hạn, bảo hiểm thân tàu có thể chia thành hai loại, bảo
hiểm theo thời hạn hay bảo hiểm theo chuyến:
i) Bảo hiểm theo thời hạn (Hull Time Insurance)
Bảo hiểm theo thời hạn là bảo hiểm thân tàu trong một thời gian nhất
định. Loại hình bảo hiểm này thường áp dụng cho hầu hết các loại tàu. Thời
hạn bảo hiểm theo hình thức này thường là 12 tháng hay ít hơn và phải được
ghi rõ trong hợp đồng. Thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của bảo hiểm
cũng phải được quy định cụ thể. Trách nhiệm của người bảo hiểm bắt đầu từ 0
giờ và kết thúc vào 24 giờ của ngày ghi trên hợp đồng (thời gian tính theo nơi
cấp đơn bảo hiểm). Chẳng hạn, các đơn bảo hiểm của Anh thường ghi “12
months from 1 February … to 31 January … both days inclusive” (12 tháng
kể từ ngày 1 tháng 2… đến hết ngày 31 tháng 1).
Luật Bảo hiểm hàng hải Anh 1906 quy định thời hạn bảo hiểm thân tàu
không được quá 12 tháng. Quy tắc bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ đối với tàu
thuyền cá hoạt động trong vùng nội thủy và vùng biển Việt nam của Tổng
công ty bảo hiểm Việt nam (Bảo Việt) năm 2001 và Quy tắc bảo hiểm thân
tàu đối với tàu thuyền hoạt động trên sông hồ, vùng nội thủy, vùng biển Việt
nam của Bảo minh năm 1999 quy định thời hạn bảo hiểm thân tàu không dưới
3 tháng và không quá 12 tháng. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh quyết
liệt như hiện nay, bảo hiểm thân tàu một số nước như Na uy lại đưa ra những
biện pháp nhằm lôi kéo khách hàng bằng cách chấp nhận bảo hiểm trong thời
hạn đến 5 năm với phí bảo hiểm không đổi. Do phí bảo hiểm đang có xu thế
giảm nên hầu như các chủ tàu không ký bảo hiểm thân tàu với thời hạn dài
đến như vậy.
2
Chỉ tài liệu tham khảo số 1, điều 201
17
Hình thức bảo hiểm theo thời hạn là loại hình bảo hiểm thân tàu thường
gặp và thường được áp dụng cho các loại tàu khác nhau: tàu buôn (thường từ
100 GRT
3
trở lên); tàu đánh cá; tàu dưới 100 GRT; tàu đặc biệt: nạo vét đẩy,
kéo, xà lan; tàu gỗ, dàn khoan cố định hay di động hoặc các cấu trúc khác
trong khai thác dầu.
ii) Bảo hiểm chuyến (Hull Voyage Insurance)
Bảo hiểm chuyến là bảo hiểm con tàu trong thời gian đi từ cảng này
đến cảng khác (at and from) hoặc bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi (round
trip). Hình thức này thường dùng để bảo hiểm cho tàu mới đóng để xuất khẩu
hoặc tàu sửa chữa. Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu khi tàu nhổ neo từ cảng đi
và kết thúc kể từ khi tàu thả neo an toàn tại cảng đến ghi trong hợp đồng bảo
hiểm (nếu hai bên không có thỏa thuận khác).
Đối với bảo hiểm thân tàu thời hạn hay theo chuyến, người bảo hiểm
chỉ chịu trách trách nhiệm về những tổn thất xảy ra trong vùng hay hành trình
hàng hải được ghi trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu. Vì lẽ đó, thực tiễn quốc
tế yêu cầu hợp đồng bảo hiểm thân tàu phải có điều khoản về giới hạn hành
trình hàng hải của tàu. Điều khoản này có liên quan đến cấp tàu. Trong trường
hợp tàu vượt ra ngoài địa phận quy định hay đi chệch với hành trình hàng hải,
bảo hiểm sẽ chấm dứt. Bởi vậy các bên thường phải quy định rất rõ quyền và
nghĩa vụ của mình trong khi thỏa thuận điều khoản về hành trình.
1.1.2.2 Phân loại căn cứ theo phạm vi bảo hiểm
Dựa trên phạm vi bảo hiểm thỏa thuận giữa các bên, bảo hiểm thân tàu
có thể phân thành các loại sau:
i) Bảo hiểm mọi rủi ro (All Risks): là loại hình bảo hiểm thường được
áp dụng, với phạm vi bảo hiểm rộng, bao gồm các tổn thất, thiệt hại, hư hỏng
của tàu, bảo hiểm một phần trách nhiệm của chủ tàu đối với bên thứ ba và bảo
3
GRT: hay GT, dung tích toàn phần tính theo tấn
18
hiểm các chi phí như đóng góp tổn thất chung, cứu nạn và các chi phí nhằm
giảm thiểu tổn thất.
ii) Bảo hiểm các hiểm họa nhất định (Named Perils): chỉ bảo hiểm một
số hiểm họa quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu dựa trên các
điều kiện bảo hiểm gốc, như bảo hiểm tổn thất toàn bộ; bảo hiểm tổn thất bộ
phận
iii) Bảo hiểm phụ: loại hình bảo hiểm này thường được áp dụng để bảo
hiểm những rủi ro thường bị loại trừ trong gói bảo hiểm gốc, như bảo hiểm
rủi ro chiến tranh, đình công.
1.2 Rủi ro và tổn thất trong bảo hiểm thân tàu
1.2.1 Rủi ro trong bảo hiểm thân tàu
Rủi ro là một trong những khái niệm cơ bản của bảo hiểm. Có nhiều
quan niệm khác nhau về rủi ro, nhưng tựu trung lại có thể định nghĩa rủi ro là
những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe
dọa nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.
Bộ Luật Hàng hải Việt nam 1990 dùng “hiểm họa hàng hải” (điều 200),
để chỉ những rủi ro hàng hải trong bảo hiểm thân tàu, tuy nhiên lại không giải
thích rõ hiểm họa hàng hải là gì. Bộ Luật Hàng hải nước Cộng hòa Nhân dân
Trung hoa 1992 dùng “hiểm họa được bảo hiểm” và định nghĩa đó là “bất kỳ
hiểm họa hàng hải được thảo thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo
hiểm, kể cả các hiểm họa xảy ra trong vùng nội thủy hoặc trên đất liền liên
quan đến hành trình đường biển” [7; đ 216]. Bộ Luật Thương mại Hàng hải
Liên Bang Nga 1999 [37; đ 246] và Bộ luật Thương mại Hàng hải Ucraina
1995 [8; đ 239] lại dùng thuật ngữ “nguy hiểm và sự cố” để nói về rủi ro hàng
hải, và cũng không nêu rõ “nguy hiểm và sự cố” đó cụ thể là gì. Luật hàng hải
các nước Phương Tây và Mỹ đều dùng khái niệm “rủi ro hàng hải”. Theo tác
giả, “rủi ro hàng hải” là phù hợp, bởi có ý nghĩa rộng hơn, bao quát được một
19
cách đầy đủ hơn những tai nạn, tai họa, sự cố bất ngờ có khả năng gây tổn
thất cho đối tượng bảo hiểm, ở đây là tàu biển.
Luật Bảo hiểm hàng hải Anh 1906 định nghĩa rủi ro hàng hải “là những
rủi ro do hậu quả của việc lái tàu hoặc xảy ra trong việc lái tàu ở biển gây ra,
nghĩa là những rủi ro ở biển, cháy, rủi ro chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, bắt
giữ, câu lưu và câu thúc của vua chúa, nhân dân, vứt hàng xuống biển, hành
vi phi pháp và bất kỳ những rủi ro nào khác, những rủi ro thuộc loại tương tự
hoặc những rủi ro có thể do hợp đồng quy định rõ ràng”[6; đ3].
Trong Bộ luật hàng hải Việt nam sửa đổi năm 2005 (có hiệu lực từ
ngày 1/1/2006) nhắc đến khái niệm rủi ro hàng hải, và định nghĩa trên tinh
thần chuyển đổi quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 như sau:
“Rủi ro hàng hải là những rủi ro xẩy ra liên quan đến hành trình đường biển,
bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê
biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng mua, hành
vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận
trong hợp đồng bảo hiểm” (điều 226).
Như vậy có thể thấy rủi ro hàng hải trước tiên là những rủi ro của biển,
những rủi ro trên biển và những rủi ro trên bờ được quy định rõ ràng trong
hợp đồng bảo hiểm hàng hải. Tuy nhiên để được bảo hiểm thì những rủi ro
hàng hải phải là những rủi ro xảy ra liên quan đến một hành trình đường biển.
1.2.1.1 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nguồn gốc
sinh ra rủi ro
Căn cứ vào nguồn gốc, có thể chia rủi ro hàng hải trong bảo hiểm thân
tàu thành:
i) Thiên tai (Act of God). Là những hiện tượng tự nhiên mà con người
không chi phối được như biển động, bão, gió lốc, sét đánh, thời tiết xấu, sóng
thần, động đất, núi lửa phun…;
20
ii) Tại họa của biển (Perils of the Sea) là những tai nạn xảy ra đối với
con tàu ngoài biển, như tàu mắc cạn, đắm, cháy nổ, đâm va nhau, đâm va phải
đá ngầm, đâm va phải vật thể khác, bị mất tích. Những rủi ro này gọi là những
rủi ro chính;
iii) Các tai nạn bất ngờ khác là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên
bên ngoài không thuộc những tai họa của biển nói trên. Tai nạn bất ngờ có thể
xảy ra trên biển, trên bộ trên không, trong quá trình vận chuyển… Đây được
gọi là những rủi ro phụ;
iv) Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người
được bảo hiểm gây ra như các rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công và các hành
động khủng bố do người khủng bố gây ra;
v) Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đối tượng bảo hiểm
hoặc những thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp là sự chậm trễ.
1.2.1.2 Phân loại rủi ro trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào nghiệp vụ
bảo hiểm
Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro trong bảo hiểm thân tàu có thể
phân thành ba loại chính như sau:
i) Rủi ro thông thường được bảo hiểm, là các rủi ro được bảo hiểm
thông thường theo các điều kiện bảo hiểm gốc. Đây là những rủi ro có tính bất
ngờ, ngẫu nhiên, xảy ra ngoài ý muốn của người được bảo hiểm như thiên tai,
tai họa của biển, tai nạn bất ngờ khác gồm cả rủi ro chính và rủi ro phụ như
mắc cạn, chìm đắm, đâm va, cháy…;
ii) Rủi ro không được bảo hiểm, còn được gọi là rủi ro loại trừ là những
rủi ro không được người bảo hiểm nhận hoặc không được người bảo hiểm bồi
thường trong mọi trường hợp. Đó là loại rủi ro đương nhiên xảy ra, chắc chắn
xảy ra, do lỗi cố ý của người được bảo hiểm, thiệt hại mà nguyên nhân trực
21
tiếp là chậm trễ, những rủi ro có tính chất thảm họa mà con người không
lường trước được quy mô, mức độ và hậu quả của nó;
iii) Rủi ro phải bảo hiểm riêng, là những rủi ro mà muốn được bảo
hiểm thì phải thỏa thuận riêng. Loại rủi ro này bao gồm rủi ro chiến tranh,
đình công, khủng bố.
Trong bảo hiểm thân tàu, rủi ro thường có những đặc điểm sau:
- nguyên nhân rủi ro rất đa dạng;
- thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra thường rất lớn, đôi khi mang
tính thảm họa (thiệt hại do tổn thất toàn bộ một con tàu có trọng tải trung bình
bị phá hủy cũng đã tương đương với thiệt hại do tổn thất toàn bộ của 500-
1,000 ô tô);
- không thể có đánh giá tin cậy về khả năng xảy ra rủi ro, nói cách khác
tổn thất trong bảo hiểm thân tàu là hầu như không thể lường trước được.
Như vậy rủi ro hàng hải là những rủi ro xẩy ra liên quan đến hành trình
đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy nổ, chiến tranh, cướp biển,
trộmg cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu,
trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro
khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Rủi ro hàng hải có nguyên
nhân đa dạng, thường gây thiệt hại rất lớn và hầu như không thể đánh giá
được.
1.2.2 Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu
Tổn thất là những thiệt hại, hư hỏng mất mát của tàu do rủi ro gây ra.
Nếu rủi ro là mối đe dọa, là nguyên nhân gây ra tổn thất thì tổn thất là cái đã
xảy ra rồi và là hậu quả của rủi ro.
Tổn thất là một khái niệm quan trọng trong bảo hiểm thân tàu, là cơ sở
để bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bảo hiểm chỉ bồi
thường những tổn thất là hậu quả trực tiếp của những rủi ro hàng hải được bảo
22
hiểm gây ra. Tổn thất trong bảo hiểm thân tàu thường rất lớn, đôi khi mang
tính thảm họa.
1.2.2.1 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào khả năng
bồi thường
Căn cứ vào khả năng bồi thường, tổn thất trong bảo hiểm thân tàu có
thể chia thành:
i) Tổn thất bao gồm: là những tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra
mà người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm.
ii) Tổn thất loại trừ: là những tổn thất xảy ra do:
- những rủi ro không được bảo hiểm gây ra;
- những rủi ro được bảo hiểm gây ra, nhưng xảy ra do những hành vi
sai lầm cố ý của người được bảo hiểm;
- chậm trễ gây ra, dù việc chậm trễ là do rủi ro được bảo hiểm gây ra;
- hao mòn thông thường do chạy và đổ vỡ thông thường, tỳ vết hoặc
tính chất của tàu gây ra.
1.2.2.2 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào mức độ
Căn cứ vào mức độ, tổn thất trong bảo hiểm thân tàu có thể phân ra
thành:
i) Tổn thất bộ phận (patial loss): Tổn thất bộ phận là khi tàu bị hư hỏng,
thiệt hại, mất mát một phần, hoặc giảm giá trị của tàu. Đối với tổn thất bộ
phận, người được bảo hiểm phải chịu mức miễn thường tùy từng loại rủi ro
mà áp dụng mức miễn thường do các bên thỏa thuận.
Tổn thất bộ phận thường xảy ra do những nguyên nhân chính sau: va
vào cầu cảng hay các thiết bị khác tại cảng; chạm đáy; thân và trục tàu va vào
băng; không cẩn thận khi chuyển hàng; sử dụng không đúng hướng dẫn các
thiết bị, máy móc trên tàu.
23
Trong bảo hiểm thân tàu, tổn thất bộ phận xảy ra thường xuyên hơn và
tổng thiệt hại tổn thất bộ phận của tàu cũng thường cao hơn hai, ba lần tổng
thiệt hại tổn thất toàn bộ của tàu, vào khoảng 1 tỷ đô la/năm [36; 36].
ii) Tổn thất toàn bộ (total loss): có hai loại:
- tổn thất toàn bộ ước tính (constructive total loss): là trường hợp tàu bị
hư hỏng do tai nạn mà không thể sửa chữa hoặc chi phí sửa chữa phục hồi là
không có hiệu quả; và
- tổn thất toàn bộ thực tế (actual total loss): là khi tàu bị cưỡng đoạt hay
bị mất tích., chìm đắm…
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà bảo hiểm Liverpul, những nguyên
nhân chính dẫn đến việc tàu bị tổn thất toàn bộ là do thiên tai; cháy nổ; lũ lụt;
mắc cạn; hư hỏng động cơ, trục, chân vịt; mất tích.
Thiệt hại trong trường hợp tổn thất toàn bộ một con tàu trọng tải trung
bình thường vào khoảng 7-12 triệu đô la Mỹ, đối với tàu chở dầu trọng tải
lớn, thiệt hại có thể lên đến 50-60 triệu đô la Mỹ. Đối với tàu Việt nam, tổn
thất toàn bộ một con tàu thường vào khoảng 2-3 triệu đô la Mỹ. Trung bình
một tháng, đội tàu thế giới bị phá hủy khoảng 16 đến 26 chiếc. Hàng năm đội
tàu thế giới bị tổn thất toàn bộ hàng trăm tàu, tổng trọng tải lên đến hơn 1,5
triệu tấn, ước tính khoảng 400,000 đô la. Năm 1976, tổng giá trị thiệt hại do
tổn thất tàu vào khoảng 440 triệu đô la [41;34]. Từ năm 1987 đến năm 1994
trên thế giới có 128 trường hợp tàu tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính, không
kể những tàu nhỏ có trọng tải không quá 500 tấn.
Lịch sử hàng hải thế giới vẫn còn chưa quên những thiệt hại khổng lồ
do tàu tổn thật toàn bộ như: vụ đắm tàu Titanic, cho đến nay người ta vẫn
chưa thể tính được thiệt hại chính xác; vụ đâm va của hai tàu Venoyl và
Venlet, thiệt hại 30 triệu đô la Mỹ; vụ đắm tàu chở dầu Olimpic Bravery, thiệt
24
hại 50 triệu đô la; vụ tai nạn tàu chở hàng Munhen, tổng thiệt hại cả hàng lên
tới 70 triệu đô la.
Gần đây, tại Việt nam chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng, hai tàu lớn
của Việt Nam đã bị đắm ngoài biển. Ngày 1/5/2005, tàu Sea Bee bị đắm ở vị
trí cách bờ biển Thượng Hải, Trung Quốc. 12 ngày sau, tàu Mimosa bị một
tàu nước ngoài đâm và bị đắm ở một địa điểm cách bờ biển Vũng Tàu khoảng
130 hải lý. Theo các nhà bảo hiểm, số tiền bảo hiểm cho những tổn thất này
sẽ rất lớn (khoảng 2 triệu đô la/tàu). Hàng năm, số tiền bồi thường tổn thất
toàn bộ tàu của các công ty bảo hiểm Việt nam chiếm khoảng 50% doanh thu
phí bảo hiểm thân tàu
4
.
1.2.2.3 Phân loại tổn thất trong bảo hiểm thân tàu căn cứ vào tính chất
của tổn thất
Căn cứ vào tính chất cảu tổn thất, có thể phân thành:
i) Tổn thất riêng (particular average): là những thiệt hại, hư hỏng của
tàu xảy ra do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Tổn thất riêng có thể là tổn
thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận.
ii)Tổn thất chung (general average): là một loại rủi ro đặc biệt chỉ có
trong bảo hiểm hàng hải.
Tổn thất chung là một khái niệm có từ lâu đời trong ngành hàng hải,
trước cả bảo hiểm hàng hải và tồn tại độc lập với bảo hiểm hàng hải. Tuy
nhiên thời gian gần đây hầu như bất cứ bảo hiểm thân tàu nào cũng bao gồm
tổn thất chung như một loại rủi ro đặc biệt.
Tổn thất chung là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành
một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí chở
trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. Muốn có
4
Nguồn: Bảo Việt
25
tổn thất chung, phải có hành động tổn thất chung. Hành động tổn thất chung
có khi và chỉ khi có sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được tiến hành một
cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung nhắm cứu các tài sản khỏi một tai họa
trong một hành trình chung trên biển.
Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, cố ý của
thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu; các hi sinh, chi phí phải là đặc biệt và
phi thường; hy sinh chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả quyền
lợi trong hành trình; tai họa phải thực sự nghiêm trọng; mất mát, thiệt hại
hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung; và hành
động tổn thất chung phải xảy ra trên biển.
Tổn thất chung bao gồm hy sinh tổn thất chung (general aerage
sacrifices) và chi phí tổn thất chung (general average expenditure). Hy sinh
tổn thất chung là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của một
hành động tổn thất chung. Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của
chủ hàng A xuống biển để cứu toàn bộ hành trình. Hàng A bị vứt xuống biển
là hy sinh tổn thất chung. Chi phí tổn thất chung là chi phí phải trả cho người
thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu
tiếp tục hành trình. Những chi phí tổn thất chung gồm: chi phí cứu nạn; chi
phí làm nổi tàu khi mắc cạn, chi phí kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn; chi phí tại
cảng lánh nạn như chi phí dỡ hàng, nhiên liệu vì an toàn chung hoặc để sửa
chữa tạm thời.
Tổn thất chung được phân bổ theo một tỷ lệ tương ứng với giá trị của
tàu, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách ở nơi
và thời điểm mà tàu ghé vào lánh nạn sau khi xảy ra tổn thất chung. Tổn thất
là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào
tổn thất chung, chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn
thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể. Người bảo
26
hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi tổn thất tổn thất chung nhằm mục đích tránh
hay liên quan đến việc tránh một hiểm họa được bảo hiểm.
1.3 Ý nghĩa, vai trò của bảo hiểm thân tàu trong thƣơng mại hàng
hải
Bảo hiểm thân tàu có một vai trò rất quan trọng trong thương mại hàng
hải. Bảo hiểm thân tàu cùng lúc đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, cụ thể
là:
Chức năng chuyển giao rủi ro. Bảo hiểm tồn tại là để đáp ứng những
hậu quả tài chính của một số rủi ro nhất định, tạo ra một cảm giác yên tâm.
Bảo hiểm có tầm quan trọng sống còn trong vận tải biển và thương mại hàng
hải. Bảo hiểm thân tàu thực chất là một cơ chế chuyển giao rủi ro. Thông qua
bảo hiểm thân tàu, những rủi ro và tổn thất về mặt tài chính sẽ được chuyển từ
người được bảo hiểm sang công ty bảo hiểm (người bảo hiểm).
Chức năng dàn trải tổn thất. Bảo hiểm thân tàu thực hiện chức năng
dàn trải tổn thất. Khi số đông người tham gia bảo hiểm thân tàu, không phải
tất cả mọi người tham gia đều phải chịu rủi ro tổn thất, mà chỉ một số ít người
trong đó không may gặp phải rủi ro. Những rủi ro này sẽ được dàn trải cho
nhiều người cùng gánh chịu.
Chức năng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bảo hiểm thân tàu có vai trò
như một phương pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, mặt khác bảo hiểm thân
tàu là một nhân tố không thể thiếu trong việc đảm bảo việc khai thác thương
mại tàu một cách hiệu quả. Đồng thời bảo hiểm thân tàu còn có mục đích bảo
đảm an toàn hàng hải.
Bảo hiểm thân tàu có vai trò giống như một lực thúc đẩy hoạt động của
ngành vận tải biển, của thương mại hàng hải, thông qua việc cung cấp vốn
đầu tư cho sản xuất từ các quỹ mà đáng ra phải giữ làm quỹ dự phòng những
tổn thất tương lai. Phí bảo hiểm thường được coi là một loại “tổn thất” nhất