Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu và việc thực hiện các cam kết của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
---*--KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT
CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội – năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
---*--KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ VIỆC THỰC THI CÁC CAM KẾT
CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số:

60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Năng


Hà Nội – năm 2012


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU………………………………………………………...........1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU..........7
1.1

Khái niệm Khí hậu và Biến đổi khí hậu………...……………………………7

1.1.1. Khái niệm khí hậu…...………………………………...….............................7
1.1.2. Khái niệm BĐKH…...………………………………...….............................10
1.2.

Nguyên nhân và một số biểu hiện của biến đổi khí hậu……………............12

1.2.1. Nguyên nhân của BĐKH…………………...…….………………...............12
1.2.2. Một số biểu hiện của BĐKH……………………………………..................14
1.3.

Tác động của biến đổi khí hậu đối với từng lĩnh vực....................................23

1.3.1. Tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu………………………………..23
1.3.2. Tác động của BĐKH đối với một số quốc gia và Việt Nam…….................28
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

VỀ CHỐNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU............................... ............................39
2.1.

Khái niệm pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu................................39

2.1.1. Định nghĩa pháp luật quốc tế về chống BĐKH…..........................................39
2.1.2. Quá trình phát triển của pháp luật quốc tế về chống BĐKH…...….........….41
2.1.3. Vai trò của pháp luật quốc tế về chống BĐKH..............................................44
2.2.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế về chống biến đổi
khí hậu...........................................................................................................46

2.2.1. Nguyên tắc chống BĐKH là nghĩa vụ của từng quốc gia và của cả cộng đồng
quốc tế ….................................................................…….............................46
2.2.2. Nguyên tắc các quốc gia phát triển có trách nhiệm hỗ trợ tài chính và chuyển
giao cơng nghệ cho các nước đang phát triển nhằm chống BĐKH....…..... 47
2.2.3. Nguyên tắc phát triển bền vững là cơ sở chống BĐKH ở từng quốc gia và
trên toàn thế giới …………………........................................................…...47


2.2.4. Nguyên tắc ngăn ngừa và giảm thiểu tổn hại môi trường……………..........48
2.3.

Một số quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề chống biến đổi khí
hậu……………………………….................................................................49

2.3.1. Nhóm các quy phạm pháp luật quốc tế về bảo vệ tầng Ozone………..........50
2.3.2. Các quy phạm pháp luật quốc tế về BĐKH nói chung và cắt giảm khí thải
nhà kính..........................................................................................................54

2.4.

Các thiết chế hỗ trợ hoạt động hợp tác quốc tế về chống biến đổi khí hậu..68

2.4.1. Chương trình mơi trường của LHQ (UNEP)………………… ....................68
2.4.2. Tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) ............................... .............................70
2.4.3. Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) ............................... ...................72
2.5.

Thực thi pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu tại một số quốc gia
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt ……………………………..74

2.5.1. Thực thi pháp luật quốc tế về chống BĐKH ở một số quốc gia....................74
2.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam............................... ...............................78
Chƣơng 3: THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CHỐNG BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU CỦA VIỆT NAM…………………..................................81
3.1.

Chính sách, pháp luật Việt Nam về chống biến đổi khí hậu……………….81

3.1.1. Khái quát sự phát triển của chính sách, pháp luật Việt Nam về
chống BĐKH………………………………….............................................81
3.1.2. Chính sách, pháp luật của Việt Nam trong việc thực thi các điều ước quốc tế
về chống BĐKH............................................................................................84
3.1.3. Đối chiếu các quy định của chính sách, pháp luật về chống BĐKH hiện hành
của Việt Nam với các yêu cầu, quy định của các điều ước quốc tế tương ứng mà
Việt Nam là thành viên...........................................................................................100
3.2.

Thực tiễn triển khai các điều ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu

ở Việt Nam.................................................................................................103

3.2.1. Thực tiễn triển khai Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone và
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone....................103


3.2.2. Thực tiễn triển khai UNFCCC và KP..........................................................107
3.2.3. Đánh giá mức độ thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam thông qua
thực tiễn triển khai các điều ước quốc tế về chống BĐKH..........................117
3.3.

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả hoạt động
thực thi pháp luật quốc tế về chống biến đổi khí hậu của Việt....................120

3.3.1. Ở phương diện quốc tế.................................................................................120
3.3.2. Ở phương diện quốc gia...............................................................................121

KẾT LUẬN............................... ............................... .........................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….129
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1


BĐKH

Biến đổi khí hậu

2

Bộ NN&PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

3

Bộ TN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

4

CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

5

Công ước Vienna

Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozone

6


IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change
(Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu)

7

KNK

Khí nhà kính

8

KP

Nghị định thư Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính

9

NĐT Montreal

Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone

10

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate
Change (Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi

khí hậu)

11

Viện KTTV

Viện Khí tượng thủy văn

12

WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
BĐKH là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nền văn minh nhân loại
từng đối mặt từ trước đến nay. Ngập lụt, hạn hán, nước biển dâng hay nhiệt độ Trái
đất tăng cao…đều là những biểu hiện cực đoan của khí hậu, là “sự giận dữ” mà
thiên nhiên đang đáp trả vào con người – tác nhân chủ yếu gây ra BĐKH tồn cầu.
Với mục đích tìm hiểu những kiến thức có ý nghĩa tổng quan nhất về BĐKH, tác
giả dành tồn bộ chương I để trình bày những vấn đề cơ bản về BĐKH và những tác
động sâu sắc của BĐKH đối với các lĩnh vực cụ thể, từ đó thấy được nhu cầu cấp
thiết của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống BĐKH ở cả phương diện
quốc tế và quốc gia.
1.1. KHÁI NIỆM KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Khái niệm khí hậu
a. Định nghĩa khí hậu
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết trong một khoảng thời gian và

không gian nhất định. Khí hậu ở một nơi được đặc trưng bởi trạng thái trung bình
nhiều năm của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió v.v...
Theo từ điển thuật ngữ của Ủy ban liên Chính phủ về BĐKH (The
Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) thì: Khí hậu dùng để chỉ "thời tiết
trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mơ tả định kì về ý nghĩa các sự thay đổi
về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ hàng tháng cho đến hàng
nghìn, hàng triệu năm.
Như vậy, khác với thời tiết, một trạng thái mang tính nhất thời của khí quyển
ở một địa điểm hay một vùng nhất định và có thể thay đổi trong khoảng thời gian
ngắn, khí hậu là khái niệm mang tính ổn định và bền vững hơn. Nó là kết quả tổng
hợp của các quá trình vật lý và hóa học dưới tác động của bức xạ mặt trời lên bề
mặt trái đất. Bề mặt mặt trời (hay cịn gọi là quang cầu) có nhiệt độ trung bình
6000K. Mỗi một giây, từ 1cm2 bề mặt của mặt trời phát ra một năng lượng khoảng
6300Jun. Song lượng bức xạ mặt trời đi tới được Trái đất chỉ bằng một phần rất nhỏ
năng lượng phát ra từ mặt trời. Căn cứ vào vĩ độ địa lý và lượng bức xạ mặt trời thu
nhận được, khí hậu trên Trái đất được chia thành các đới khác nhau, như: xích đạo,


nhiệt đới, ơn đới và cực đới. Các đới khí hậu này lại được chia thành các dạng khí
hậu lục địa hay khí hậu biển...
b. Các thành phần của khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất có 5 thành phần, thường được gọi là các quyển bao
gồm: khí quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển và sinh quyển. Trong đó:


Khí quyển: Là lớp khí bao quanh trái đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn

của trái đất. Lớp khí quyển gần mặt đất có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cuộc
sống con người, là dung môi cho sự sống sinh sơi và phát triển. Ngồi ra, khí quyển
còn là một trong các nhân tố quyết định việc cân bằng năng lượng trên trái đất, làm

cho Trái đất trở nên ơn hịa hơn. Thành phần hóa học chủ yếu của khí quyển là
khí Nitơ (chiếm 78,1%), Ơxy (chiếm 20,9%), một lượng nhỏ các khí agon
(0,9%), điơxít cacbon (0,035%).


Thủy quyển: Là thành phần nằm giữa khí quyển và địa quyển. Bao gồm:

biển, hồ, sông, đầm,…(dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới dạng chất rắn). Trong
các thành phần của thủy quyển, biển và đại dương là bộ phận chủ yếu nhất. Chiếm
hơn 71% bề mặt trái đất, từ bao đời nay, biển và đại dương đã trở thành cái nơi cho
sự sống của tồn nhân loại. Thật khó để đánh giá hết tầm quan trọng của biển
và đại dương đối với cuộc sống của con người. Vì đại dương là ngôi nhà chung,
là cầu nối giữa các lục địa và giữa các nền văn minh của nhân loại, là tuyến
đường giao thông thuỷ đặc biệt quan trọng được tạo thành từ các vùng biển với
các chế độ pháp lý khác nhau, trong đó, phần lớn là biển cả - vùng biển không nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như
không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo [40]. Với tổng diện
tích khoảng 361 triệu km2, khối lượng 1.340 triệu km3 và độ sâu trung bình là
3.711m. Về mặt khí hậu, biển và đại dương được xem như một bình giữ nhiệt khổng
lồ của trái đất. Dưới ánh nắng mặt trời, thủy quyển của Trái đất không ngừng vận
động tuần hoàn. Nước ở trên mặt đất bốc hơi thành hơi nước trong khí quyển, sau
đó hơi nước trong khí quyển lại ngưng đọng thành nước mưa rơi xuống mặt đất và
biển. Nước trên mặt đất lại hội tụ thành suối, thành sông chảy ra hồ, ra biển hoặc
thấm xuống đất, qua các khe nứt của các nham thạch trở thành nước ngầm, hoặc bốc
hơi trở lại khí quyển. Có thể nói, nhờ có tuần hồn nước trên Trái đất với quy mô
lớn, không ngừng nghỉ nên mặt đất mới biến đổi thường xuyên, vạn vật sinh sôi,


nảy nở.
 Băng quyển: Bao gồm tất cả các vùng có băng và tuyết bao phủ trên Trái đất ở

các cực địa (Bắc cực, Nam cực), các đới vĩ độ cao (đảo Greenland, miền bắc Canađa,
miền bắc Siberia) và phần lớn các núi cao trên thế giới, hay khắp các châu lục - những
nơi có nhiệt độ dưới 0oC quanh năm. Băng quyển cũng giữ vai trò quan trọng trong việc
điều chỉnh hệ thống khí hậu tồn cầu. Tuyết và băng có độ phản xạ lớn nên đã phản xạ
phần lớn bức xạ của mặt trời. Một số nơi ở Nam cực phản xạ tới 90% lượng bức xạ mặt
trời đi tới, cao hơn nhiều so với độ phản xạ trung bình của trái đất, chỉ vào khoảng 30%.
Do đó, nếu băng quyển tan chảy, Trái đất sẽ nóng lên và làm cho khí hậu thay đổi.
 Thạch quyển: Là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá.
Thạch quyển bao gồm đất liền, trầm tích, đất đá trên mặt đất, các đại lục và cả trong
lòng đất. Cơ cấu thạch quyển, đặc biệt là phân bố đất liền và đại dương có vai trị
đặc biệt quan trọng trong phân bố khí hậu trên trái đất. Đất liền phân bố không đều
giữa hai bán cầu, trên từng bán cầu và theo vĩ độ. Khu vực từ 30o vĩ về xích đạo của
hai bán cầu, thường gọi là vùng nhiệt đới, chiếm một nửa diện tích trái đất, nhưng
chỉ có 20% trong đó là đất liền. Ở bán cầu Nam, chỉ có 19% diện tích là đất liền,
còn 81% là biển. Ngược lại, ở bán cầu Bắc, 40% diện tích là đất liền, 60% là biển.
Phần lớn diện tích đất liền (55%) ở bán cầu Bắc trải dài trên các vĩ độ và nằm ngoài
vùng nhiệt đới; trong khi đó ở bán cầu Nam, 73% diện tích đất liền tập trung trong
vùng nhiệt đới thuần túy. Đất liền thường nóng lên nhanh hơn và nguội đi nhanh
hơn so với đại dương. Vì vậy, sự tương phản về mùa trên đất liền cũng lớn hơn so
với đại dương.
 Sinh quyển: Chính là lớp vỏ sống của trái đất, một hệ thống “động” vô cùng
phức tạp với số lượng lớn các yếu tố ngẫu nhiên và nhiều quá trình mang đặc điểm
xác suất. Sinh quyển chính là tồn bộ thế giới sinh vật (bao gồm các loài động
vật, thực vật,vi khuẩn, nấm,... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa
cao) cùng với các yếu tố của môi trường bao quanh chúng trên trái đất [70]. Thành
phần quan trọng nhất của sinh quyển đối với hệ thống khí hậu là rừng. Rừng đóng
vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều hịa khí hậu của Trái đất và đời sống con
người. Rừng có ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước ở môi trường xung quanh và giữ
cân bằng nồng độ oxi trong khí quyển; Rừng lọc khơng khí, làm cho khơng khí trở
nên trong lành và hấp thụ một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển, làm giảm tác



nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Ngồi rừng, hàng triệu triệu loại vi khuẩn, vi trùng,
phấn hoa và những hạt hữu cơ li ti khác nhau…cũng góp phần làm thay đổi cán cân
bức xạ mặt trời.
1.1.2. Khái niệm BĐKH
a. Định nghĩa BĐKH
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động
bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ
tương tác giữa các thành phần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt động của con
người [68].
Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH cũng ghi nhận, BĐKH “là
những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái
tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Điều 1 Khoản 1).
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH của Việt Nam năm 2008
ghi nhận “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các q trình tự nhiên bên trong hoặc các tác
động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
quyển hay trong khai thác sử dụng đất”.
Như vậy, BĐKH được hiểu chung là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc hơn. BĐKH có thể là do sự biến đổi của các quá trình tự
nhiên, hoặc do những tác động của con người.
b. Lịch sử BĐKH
Nhiều tài liệu khoa học địa chất cho thấy, trong lịch sử xa xưa của Trái đất đã xảy
ra những biến đổi sâu sắc trong khí hậu. Những biến đổi này xảy ra vào những thời kỳ
băng hà, khi con người chưa xuất hiện và sự sống trên Trái đất còn rất hạn chế. Q trình

băng hà và khơng băng hà bắt đầu xảy ra từ khoảng hai triệu năm trước công nguyên.
Trong chu kỳ này, nhiệt độ bề mặt Trái đất thường biến động từ 5-7oC. Tuy nhiên, có thể


có những biến động tới 10-15oC ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao thuộc bán cầu
Bắc.
Từ khoảng giữa thế kỷ XIX, nhờ đo đạc chính xác bằng các dụng cụ, con người
mới bắt đầu có được những số liệu định lượng chi tiết về BĐKH. Kết quả đo đạc và
nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng, nhiệt độ khơng khí trung bình tồn cầu trong thế kỷ
XX đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng nhiều hơn trên biển và
thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua (IPCC, 2001) [52].

Hình 1.1: Chuẩn sai nhiệt độ bề mặt trung bình tồn cầu thời kỳ 1880-2007 (oC) [84]

Nhìn vào biểu đồ này có thể thấy, nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất đã tăng
lên rõ rệt trong thời kỳ 1920 - 1940, giảm dần trong khoảng giữa những năm 1960
và lại tăng lên từ sau năm 1975. Sang những năm đầu thế kỷ XXI, nhiệt độ Trái đất
tiếp tục tăng cao. Nhiệt độ trung bình tồn cầu năm 2003 tăng 0,46oC so với trung
bình thời kỳ 1971 - 2000, là năm ấm thứ ba kể từ năm 1861. Hiện tượng mưa cũng
có những biến động đáng kể, tăng 5 - 10% trong thế kỷ XX trên lục địa bán cầu Bắc
và giảm ở một số nơi. Tương ứng với sự tăng của nhiệt độ toàn cầu, mực nước trung
bình của đại dương cũng tăng lên 10 - 25cm (trung bình 1 -2mm/năm trong thế kỷ
XX) do băng tan và giãn nở nhiệt đại dương. Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán, tố,
lốc...) và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn
v.v...) ngày càng gia tăng.
1.2. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU
1.2.1. Ngun nhân của BĐKH
Có nhiều nguyên nhân làm cho khí hậu của Trái đất bị biến đổi, trong đó có 2
ngun nhân chính là: do quá trình vận động tự nhiên và do tác động của con người.



a. Về quá trình vận động tự nhiên
Tài liệu địa chất của các nhà khoa học chỉ ra rằng, quá trình vận động nội tại
của tự nhiên cũng là nguyên nhân gây ra BĐKH. Nếu coi khí quyển, đại dương và
bề mặt Trái đất là những nhân tố bên trong của hệ thống khí hậu, thì những nhân tố
xuất hiện trong lịng đất và bên ngồi Trái đất lại được coi là những nhân tố bên
ngồi của hệ thống khí hậu, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, như: những thay đổi
của quỹ đạo Trái đất quanh mặt trời, quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà,…trong
đó chủ yếu nhất là sự biến đổi trong quỹ đạo Trái đất và hoạt động của núi lửa.
Sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái đất là yếu tố có ý nghĩa quan trọng làm
thay đổi năng lượng mặt trời, bởi chỉ cần có sự thay đổi rất nhỏ trong quỹ đạo Trái
đất cũng dẫn tới những thay đổi trong sự phân phối của ánh sáng Mặt trời khi tiến
tới bề mặt Trái đất. Phun trào núi lửa là một quá trình vận chuyển vật liệu từ dưới
sâu lòng đất lên bề mặt, như là một phần của tiến trình Trái đất loại bỏ sự quá dư
thừa về nhiệt độ và áp suất bên trong lịng nó. Hoạt động phun trào của núi lửa cũng
tạo ra nhiều các hoạt chất gây ô nhiễm, như các sol khí (hay cịn gọi là các hạt bụi và
hạt lơ lửng). Các hạt này làm giảm độ trong suốt của khí quyển và ảnh hưởng mạnh
mẽ tới thời tiết và khí hậu. Dung nham nóng chảy tràn lên bề mặt đất, với lượng lớn,
tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng, có thể hủy diệt các vật thể sống và biến cải môi
trường sống của tiểu khu vực đó.
Như vậy, bản thân thiên nhiên cũng là nhân tố tạo ra sự BĐKH trên toàn thế
giới. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà khoa học, sự vận động của tự nhiên chỉ
đóng góp 10% trong số các tác động tới BĐKH toàn cầu.
b. Về những tác động của con người
Mơi trường tự nhiên có liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng cuộc sống, sức khoẻ, đến quyền sinh tồn và phát triển của con người. Do đó,
mơi trường tự nhiên được xác định là một trong 3 trụ cột quan trọng của sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế vẫn đang diễn ra đó là: con
người đang ngày càng lạm dụng tự nhiên, tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và làm

biến đổi tự nhiên theo chiều hướng ngày càng tiêu cực hơn. Theo báo cáo đánh giá
lần thứ 4 của IPCC năm 2007, trong số các nguyên nhân gây ra BĐKH tồn cầu thì
có đến 90% là xuất phát từ các hoạt động của con người.


Để phục vụ cho hoạt động sản xuất và phát triển các ngành công nghiệp năng
lượng, con người đã “xả” vào bầu khí quyển một lượng lớn các khí thải độc hại, trong đó
lượng CO2 do con người thải ra là một trong những thủ phạm chính làm Trái đất nóng
lên, dẫn đến sự thay đổi về khí hậu. Theo thơng báo thường niên được Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO) cơng bố ngày 24/11/2009, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
chủ yếu đã lên tới mức cao nhất chưa từng có kể từ giai đoạn tiền cơng nghiệp [82]. Mức
độ tập trung bức xạ bắt nguồn từ khí thải đã tăng 27,5% trong giai đoạn năm 1990 –
2009 (riêng giai đoạn 2008 – 2009 tăng 1,0%).

Hình 1.2. Khí thải từ các khu công nghiệp và phƣơng tiện giao thông (Nguồn
Internet)

Tháng 12/2010, Công ty tư vấn quản lý rủi ro hàng đầu thế giới Maplecroft
(Anh) đã công bố bảng xếp hạng 10 quốc gia thải nhiều KNK nhất trên thế giới [69],
trong đó 4 quốc gia dẫn đầu lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Nga và Ấn Độ. Tính đến
năm 2007, trung bình mỗi người Mỹ thải 19,8 tấn m2 CO2 /năm; còn mỗi người
Trung Quốc phát thải 4,7 tấn m2 trong khi người Ấn Độ là 1,2 tấn m2. Mặc dù mức
phát thải khí tính theo đầu người của Trung Quốc thấp hơn Mỹ năm 2007, nhưng
các năm gần đây Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có tổng lượng khí
thải nhà kính lớn nhất trên thế giới (khoảng 6.018 triệu tấn/năm).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hoạt động phát thải này của con người, ngồi
hoạt động sản xuất cơng nghiệp, cịn do các hoạt động khác như:
- Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã phát thải 70 - 90% lượng CO2 vào khí
quyển (đóng góp 46% vào tiềm năng nóng lên tồn cầu). Ngồi ra, lượng CO2 cịn
do hoạt động nơng nghiệp và khai thác rừng (kể cả cháy rừng), khai hoang và công

nghiệp.
- Sự xuất hiện ngày càng nhiều các phương tiện giao thông ở các thành phố lớn
trên thế giới. Khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng các phương tiện giao thông gia


tăng nhanh chóng (nhất là ơ tơ, xe máy) và phần lớn đều sử dụng động cơ đốt trong
là xăng hay dầu điezen. Khí thải của những động cơ này đều là các chất gây ơ
nhiễm khí quyển, sinh quyển, thạch quyển và là nguyên nhân dẫn đến BĐKH.
- Dân số tăng nhanh cũng là nguyên nhân dẫn đến BĐKH. Hiện trên Trái đất có
gần 7 tỷ người sinh sống; dự đoán tới năm 2050 sẽ tăng lên hơn 9 tỷ người. Dân số
đông, không gian sinh sống chật hẹp sẽ kéo théo đó là sự gia tăng của hàng loạt các
nhu cầu sinh hoạt đang đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
1.2.2. Một số biểu hiện của BĐKH
1.2.2.1.

Hiệu ứng nhà kính

a. Định nghĩa
Hiệu ứng nhà kính là sự nóng lên của Trái đất do sự có mặt của các KNK. Là kết
quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với không gian
xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.
b. Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
Nguyên nhân chủ yếu là sự mất cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu
xuống Trái đất và lượng bức xạ nhiệt trở lại của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt
của mặt trời là bức xạ sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tầng ozone và lớp khí CO2
để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ Trái đất vào vũ trụ là bức sóng dài,
khơng có khả năng xun qua lớp khí CO2 dày và bị khí CO2 + hơi nước trong khí
quyển hấp thụ. Lớp khí CO2 này có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng phát
ngược vào vũ trụ của Trái đất trên quy mơ tồn cầu. Hiện tượng này làm cho khí
quyển và bề mặt Trái đất ấm lên, và được gọi là hiệu ứng nhà kính.


Hình 1.3. hiệu ứng nhà kính (Nguồn Internet)


Hiệu ứng nhà kính có vai trị rất quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu trái đất,
làm cho Trái đất trở nên ấm áp hơn và giúp duy trì sự sống của con người. Theo tính
tốn của các nhà khoa học, nhờ có hiệu ứng nhà kính, Trái đất mới có nhiệt độ trung
bình đạt 15oC, thay vì -18oC trong trường hợp khơng có hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên,
nếu hàm lượng cacbon đioxit càng tăng thì khả năng bắt giữ nhiệt của Trái đất càng
cao, điều này giải thích tại sao Trái đất lại ấm dần lên. Vai trị gây nên hiệu ứng nhà
kính của các chất khí được xếp theo thứ tự CO2 => CFCS => CH4 => O3 =>NO2.
c. Các khí nhà kính
 Khí cacbonic (CO2): Là một trong những sản phẩm của q trình hơ hấp và
đóng vai trị quan trọng trong qúa trình quang hợp của các mơ thực vật. Cacbonic là
loại khí chiếm 1/2 khối lượng các KNK và đóng góp 60% trong việc làm tăng nhiệt
độ khí quyển. Nồng độ khí cacbonic tăng chủ yếu do các hoạt động như: việc đốt
các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu khí; phá rừng, phát hoang để canh tác,...
 Khí mêtan (CH4): Nguồn khí mêtan được sản sinh chủ yếu từ sự phân giải
yếm khí của cây cỏ trong các đầm lầy, ruộng lúa, phân súc vật, các bãi rác thải v.v...
Khí mêtan cũng thoát ra từ các mỏ than, các giếng khoan dầu hoặc do rị rỉ các ống
dẫn khí. Mêtan (CH4) là chất khí gây hiệu ứng nhà kính với mức độ ảnh hưởng lớn
hơn nhiều lần so với khí cácbon đioxit (CO2), và quyết định khoảng 1/5 mức độ gia
tăng của hiệu ứng nhà kính dẫn đến BĐKH tồn cầu.
 Ozone trong tầng đối lưu (O3): Ozone là phân tử chứa 3 nguyên tố Oxi (O3),
được tập trung nhiều nhất trong khí quyển ở các độ cao từ 15 – 40 km. Tầng ozone
che chở cho Trái đất chống lại sự xâm nhập của các tia tử ngoại. Chính vì thế, nếu
tầng ozone bị phá hủy sẽ gây tác hại rất lớn đối với các sinh vật trên trái đất [89].

Hình 1.4: Vị trí tầng ozone trong khí quyển (Nguồn Internet)


 Ôxit nitơ (N2O): Ôxit nitơ (N2O) cũng là một loại KNK. Từ những mẫu bọt
khí lấy được trong băng, người ta thấy rằng nồng độ N2O trong khí quyển đã tăng


khoảng 8% từ đầu thế kỷ đến nay và hiện đang tiếp tục tăng cao. Nguồn N2O chủ
yếu hiện nay là do đốt các loại nhiên liệu, sử dụng phân hóa học, sản xuất các chất
hóa học như các nhà máy làm nilông...
 Chlorofluorocarbons (CFCs): Khác với các KNK tự nhiên khác, chất CFCs
hoàn toàn là sản phẩm do con người tạo ra. CFCs được sản xuất từ những năm 1930
và được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật làm lạnh như: tủ lạnh, điều hịa khơng khí,
các loại máy lạnh, các bình xịt mỹ phẩm, làm chất tẩy rửa linh kiện điện tử v.v... Từ
những năm 70 các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên nhân chính gây nên sự suy
giảm ozone là những hóa chất nhân tạo trong phân tử có chứa clo, điển hình là
cloflocacbon (CFC), chiếm tới 70% các hóa chất nhân tạo phá hủy tầng ozone do
con người tạo ra phát thải vào khí quyển. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh
rằng, clo phản ứng rất nhanh với ozone để tạo thành clorine ôxit (ClO), sau đó ClO
lại phân ly thành Cl nguyên tử và ôxy, Cl lại tiếp tục phản ứng với ozone,…Q
trình này tạo thành một chuỗi phản ứng, trong đó mỗi ngun tử Cl có thể phá hủy
hàng nghìn phân tử ozone. Lượng ozone bị phá hủy nhiều tới mức đã xuất hiện lỗ
thủng ở tầng ozone, các tia cực tím khi đó có cơ hội đi tới bề mặt Trái đất và gây
các tác dụng xấu. Chính vì đặc tính nguy hiểm này, nên CFCs được xếp vào danh
mục các chất bị cấm trong các hiệp ước về bảo vệ tầng ozone.
 Hơi nước (H2O): Hơi nước cũng có vai trị điều chỉnh nhiệt độ Trái đất thơng
qua việc tạo thành mây. Những đám mây do hơi nước tạo ra có thể ngăn cản bức xạ
Trái đất thốt ra ngồi khơng trung và làm tăng nhiệt độ trái đất. Tuy nhiên, khơng
như các khí khác tồn tại lâu dài trong khí quyển, hơi nước hình thành và mất đi nhanh
chóng khi tạo thành mây và mưa. Hơn nữa, lượng hơi nước trong tự nhiên đã khá ổn
định, nên vai trị của chúng trong việc làm tăng nhiệt độ tồn cầu khơng như các khí
khác.
1.2.2.2.


Nước biển dâng

Đây là hiện tượng mực nước của đại dương trên toàn cầu tăng cao (trong đó
khơng bao gồm triều, nước dâng do bão…) [14]. Nước biển dâng cao là biểu hiện rõ
nhất của việc nóng lên tồn cầu. Các yếu tố góp phần khiến mực nước biển dâng
cao bao gồm: sự dãn nở nhiệt do lớp bề mặt đại dương nóng lên; sự bổ sung nước
cho các đại dương do các vùng có băng tuyết tan chảy, như ở Hymalaya, Alaska,
Patagogia…và các mũ băng ở vùng cực, như Nam Cực và Greenland; sự trao đổi


nước với các nguồn trên lục địa như nước ngầm, các đập nước, hồ chứa…Số liệu đo
đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993-2003 cho thấy tốc độ tăng
của mực nước biển trung bình tồn cầu là 3,1± 0,7mm/năm, nhanh hơn đáng kể so
với thời kỳ 1961 – 2003 [34]. Trong thế kỷ XX, mực nước biển tại Châu Á dâng lên
trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục
dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm.

Hình 1.5: Hệ quả của băng tan và nƣớc biển dâng (Nguồn Internet)

Nước biển dâng cao đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các quốc đảo nhỏ và tất
cả các vùng trũng trên thế giới. Theo dự đoán, trong số 33 thành phố có quy mơ dân
số 8 triệu người (vào năm 2015) sẽ có ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước
biển nhấn chìm tồn bộ hoặc một phần, khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển
và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt, một số loài động vật ăn thịt (gấu bắc cực...)
sẽ khơng cịn nơi trú ẩn. Ngồi ra, nước biển dâng cao còn kèm theo hiện tượng xâm
thực mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, đe dọa nghiêm
trọng tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt của các quốc gia. Cũng theo
dự đốn trên, danh sách các quốc gia có nguy cơ bị thu hẹp lãnh do nước biển dâng
bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Bănglađet, Việt Nam, Inđônêxia, Nhật Bản, Ai Cập,

Hoa Kỳ, Thái Lan...
1.2.2.3. Mưa acid
Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới < 5.6 (Khi độ pH nhỏ hơn
5.6, nước có tính axit, ăn mịn các vật dụng bằng kim loại, ảnh hưởng đến hệ tiêu
hóa, gây đau bụng, ói mửa).


Hình 1.6: Chu trình hình thành và hệ quả của mƣa acid (Nguồn Internet)

Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng axit của lưu
huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ước tính khoảng
80% oxit sulfur là do hoạt động của các thiết bị tạo năng lượng, 15% do hoạt động đốt
cháy của các ngành công nghiệp khác nhau và 5% từ các nguồn khác. Còn đối với oxit
nitơ, 1/3 là do hoạt động của các máy năng lượng, 1/3 khác là do hoạt động của đốt nhiên
liệu để chuyển hóa thành năng lượng và phần cịn lại cũng do các nguồn khác nhau. Mưa
axit ảnh hưởng xấu tới nguồn nước trong các sông, ao, hồ; gây ra tác động nghiêm trọng
tới đất trồng; làm giảm tuổi thọ của các cơng trình xây dựng và làm lở lt bề mặt bằng
đá của các cơng trình.
1.2.2.4. Cháy rừng
Nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt
các vụ cháy rừng trên diện rộng trong suốt mấy thập kỷ qua. Các đám cháy rừng và
than bùn giải phóng carbon dioxide vào khí quyển và thúc đẩy q trình ấm lên của
khí hậu và làm gia tăng các vụ cháy rừng.

Hình 1.7. Cháy rừng (Nguồn Internet)

Trong giai đoạn 2008-2010, trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ cháy rừng
nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề cho môi trường và nền kinh tế của các quốc gia.
Nằm trong danh sách các quốc gia bị cháy rừng nghiêm trọng có Nga, Canada và
Úc. Tại Nga, cháy rừng và than bùn bắt đầu bùng phát cao điểm vào cuối tháng



7/2010, sau hơn một tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng lên đến
mức kỷ lục trong vòng 130 năm trở lại đây. Tại khu vực thủ đô Matxcơva, các đám
cháy rừng và than bùn cũng xuất hiện ở khắp nơi, khói bụi từ các đám cháy tràn vào
thành phố khiến mức độ ô nhiễm ở thành phố này cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn
an toàn. Những đám cháy rừng này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và
tài sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga. Tổng thiệt hại mà nước Nga phải chịu ước tính
lên đến 15 tỷ USD.
Như vậy BĐKH và cháy rừng có mối quan hệ mật thiết với nhau: theo một
cảnh báo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), nếu như BĐKH là nguyên
nhân sâu xa gây nên những trận cháy rừng thì đáng sợ hơn, chính những đám cháy
trên quy mơ rộng lại trở thành chất xúc tác đẩy nhanh hơn quá trình BĐKH trên
toàn thế giới.
1.2.2.5. Bão, lũ lụt và hạn hán
a. Bão
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực
trị. Là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động
của các khu áp thấp khơi sâu.

Hình 1.8: Bão, lũ lụt và hạn hán (Nguồn Internet)

Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào
hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đẩy lên cao, tại
khu vực đó 1 tâm áp thấp được hình thành. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh
ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ khơng khí nóng ẩm trên biển,
cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.
Trong những năm vừa qua, do ảnh hưởng của BĐKH, hàng loạt các trận bão
lớn đã xảy ra trên khắp thế giới, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Năm
2010, một số quốc gia đã phải đối mặt với các trận bão lớn với sức phá hủy nghiêm



trọng như: bão chanchu, Nargis mới xảy ra tại Myanmar, siêu bão Megi tại
Philipines, Việt Nam…Ngoài ra, năm 2010 cũng là năm đánh dấu sự xuất hiện ngày
càng nhiều hơn của các cơn bão mặt trời. Bão mặt trời hay gió mặt trời là một luồng
hạt điện tích giải phóng từ vùng thượng quyển của các ngôi sao. Bão mặt trời với
các biểu hiện của nó như: bão từ, hiện tượng cực quang…có ảnh hưởng rất nghiêm
trọng đến sức khỏe con người. Khi bão từ hoạt động mạnh, tác động lên hệ thống
thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến dịch thể trong cơ thể (vì 70% cơ thể là nước) sẽ
dẫn tới ảnh hưởng tới hệ tim mạch, tới nhịp tim, gây đau đầu, tăng huyết áp…

Hình 1.9: Bão mặt trời (Nguồn Internet)

Viện vật lý địa cầu nhận định, đến năm 2012, hoặc 2013, cường độ của các
trận bão mặt trời đạt mức lớn nhất từ trước đến nay với 700 nT. Trung bình mỗi
năm sẽ có khoảng 40 đến 50 trận bão từ. Một số nhà khoa học Mỹ cịn cho rằng,
tồn bộ cư dân trên Trái đất sẽ khơng có ai tránh được những ảnh hưởng xấu của
cơn bão này. Daniel Becker, chuyên gia khí hậu vũ trụ của Đại học Colorado cho
rằng: "Hiện tại, chúng ta đang ngày càng tiến đến gần hơn khả năng xảy ra các loại
tai nạn này. Nếu như con người khơng có sự chuẩn bị đầy đủ để đối phó với những
cơn bão Mặt trời có khả năng sẽ phát sinh trong tương lai, thì loại bão vũ trụ này
có thể cắt đứt sự cung ứng điện, sóng điện thoại, thậm chí cả hệ thống cung cấp
nước cho xã hội loài người".
b. Lũ lụt
Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội
làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn.
Năm 2010, trận đại hồng thủy chưa từng có trong lịch sử đã nhấn chìm
khoảng 1/5 diện tích đất nước Pakistan đồng thời sát hại hơn 2.000 dân thường vô
tội. Khoảng 2 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi xơ tán sau khi những cơn
mưa lớn kéo dài triền miên hồi tháng 7 gây ra trận lụt lớn chưa từng có tại quốc gia



Nam Á này, với thiệt hại kinh tế ước tính lên tới hơn 40 tỉ đôla. Lũ lụt cũng xảy ra
tại châu Âu trong khoảng 10 năm trở lại đây đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Không chỉ riêng Pakistan, nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Mexico,
Venezuelia, Việt Nam… cũng phải gánh chịu những trận lụt gây thiệt hại lớn về
người và của.
c. Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm
hàm lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dịng
chảy sơng suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới
đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm mơi trường suy thối
gây đói nghèo dịch bệnh...Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn hán:
- Về khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường
xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Mưa ít, lượng mưa khơng đáng kể trong một
thời gian dài dẫn đến tình trạng khơ hạn và bán khô hạn.
- Về chủ quan: Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ các hoạt động của con
người gây ra: tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm; việc trồng cây
không phù hợp; công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí cơng trình khơng phù hợp,
làm cho nhiều cơng trình khơng phát huy được tác dụng; chất lượng thiết kế, thi
cơng cơng trình chưa được hiện đại hóa.
Nhà khoa học Aiguo Dai thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia
Mỹ vừa cơng bố báo cáo nghiên cứu của mình, theo đó, Mỹ và nhiều nước đông dân
khác trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ hạn hán nghiêm trọng và dai dẳng
trong những thập kỷ tới. Những phân tích chi tiết của nhà khoa học này cho hay
nhiệt độ ấm dần lên cùng với BĐKH sẽ tạo ra tình trạng khơ hạn ngày càng tăng tại
nhiều nơi trên toàn cầu trong 30 năm tới và đến cuối thế kỷ này, với một số khu vực
có thể khơ hạn ở mức chưa từng có trong lịch sử đương đại.
1.2.2.6. Sa mạc hóa
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô

hạn, vùng ẩm nửa khô hạn, gây ra bởi hoạt động của con người và BĐKH.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng sa mạc hóa. Trong đó, phần lớn là do
tác động của con người từ khoảng 10.000 năm nay. Ước tính 10 – 20% đất khơ trên thế
giới đã bị sa mạc hóa, trong đó vùng bị sa mạc hóa nhiều nhất là Trung Á và Nam sa


mạc Xa-hara, nơi đại bộ phận dân chúng đều sống trong cảnh nghèo khổ và phải đối mặt
với tình trạng xâm thực không thể cưỡng lại của cát bụi. Các nước Trung Á như
Kazakhstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan...cũng bị ảnh hưởng nặng
của hiện tượng sa mạc hóa.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI TỪNG LĨNH
VỰC
1.3.1. Tác động của BĐKH trên phạm vi tồn cầu
BĐKH có tác động trực tiếp đến tự nhiên và con người. Trong khoảng một thế kỷ
trở lại đây, nhiệt độ Trái đất đã tăng 0,74oC, cùng với đó là một loạt các hiện tượng thời
tiết cực đoan đang diễn biến ngày càng phức tạp và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng
đối với các quốc gia trên thế giới. Có thể nói, năm 2009-2010 đi qua để lại rất nhiều
“điểm đen” về thiên tai và những biến động của khí hậu đối với trái đất. Ngay từ đầu
năm là trận động đất kinh hoàng ở Haiti, tiếp theo là các cơn địa chấn dữ dội ở Chile,
Trung Quốc, lũ lụt ở Pakistan và sự phun trào của núi lửa Merapi (Indonesia)... năm
2010 cũng là năm thế giới xác lập nhiều kỷ lục về mức độ nắng nóng kinh hồng ở các
quốc gia. Mặc dù BĐKH là hiện tượng toàn cầu, nhưng hậu quả của nó sẽ khơng đựợc
phân bổ đều giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới. BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ
lên hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể:
a. Tác động của BĐKH đối với hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học
Các loài động, thực vật qua q trình tiến hố trên Trái đất hàng trăm triệu năm đã và
đang góp phần quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng mơi trường sống trên Trái Đất, ổn
định khí hậu, làm sạch các nguồn nước, hạn chế xói mịn đất và làm tăng độ phì nhiêu đất.
Sự đa dạng của tự nhiên cũng là nguồn vật liệu quý giá cho các ngành công nghiệp, dược
phẩm, du lịch, là nguồn thực phẩm lâu dài của con người và là nguồn gen phong phú để tạo

ra các giống loài mới.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng BĐKH đang làm
thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và làm suy giảm đa dạng sinh học. Theo
tính tốn, trên thế giới có 492 chủng quần thực vật có tính chất di truyền độc đáo đang
bị đe doạ tuyệt chủng. Sự đe doạ không chỉ riêng đối với động và thực vật hoang dại
mà trong nhiều thập kỷ gần đây với cuộc cách mạng xanh trong nơng nghiệp, cơng
nghiệp hố đã làm biến mất nhiều giống loài địa phương quý hiếm, 1.500 giống lúa địa
phương đã bị tuyệt chủng trong 20 năm qua ở Inđônêxia. Số liệu thống kê của Hiệp hội


bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) ghi nhận: có17.291 trong tổng số 47.677 loài trên
thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó gồm 21% động vật có vú, 30% động vật
lưỡng cư, 35% động vật không xương sống và 70% loài thực vật. Nguyên nhân của sự
tuyệt chủng và suy giảm nghiêm trọng về loài là do tác động của BĐKH, ô nhiễm và sự
lây lan của các loài ngoại lai. Các nhà khoa học cũng cho rằng, sau năm 2100, khả
năng thích ứng của các lồi sẽ khơng cịn nữa trước những biến đổi và tác động sâu sắc
của BĐKH. Các hệ sinh thái sẽ phải đối mặt với nồng độ khí CO2 rất cao kể từ
650.000 năm trở lại đây và nhiệt độ trung bình lớn nhất trong 740.000 năm qua. Nếu
nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 2,50C thì sẽ có khoảng 20-30% lồi động thực vật sẽ bị tuyệt
chủng.
b. Tác động của BĐKH đến nông, lâm, ngư nghiệp
* Đối với nông nghiệp: Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí
hậu. Nổi trội lên là vai trò của bức xạ mặt trời. Thơng qua q trình quang hợp, bức
xạ mặt trời quyết định quá trình phát triển và hình thành năng suất cây trồng. Những
thiên tai khí tượng như bão, lốc tố, mưa lớn gây ngập úng, hạn hán... tuy chỉ tồn tại
trong một thời gian ngắn, song lại có thể gây thảm họa đối với không chỉ sinh
trưởng, năng suất cây trồng mà cả sản phẩm sau thu hoạch.…
* Đối với lâm nghiệp: Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tương tác và tiến
hóa lâu dài giữa các các yếu tố tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo.
BĐKH với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật

rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau như: Phân bố ranh giới
các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể bị dịch chuyển; nhiệt độ
cao kết hợp với ánh sáng dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn đến tăng cường
quá trình đồng hóa của cây xanh. Đặc biệt, hàm lượng CO2 tăng sẽ góp phần làm tăng sự
phát triển hệ sinh thái rừng. Tuy vậy, do độ bốc thoát hơi tăng lên nên độ ẩm đất sẽ giảm,
kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể sẽ giảm đi; nguy cơ diệt
chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như: trầm
hương, hoàng đàn, pơmu, gõ đỏ, lát hoa,... có thể bị suy kiệt; cháy rừng, sâu bệnh
phá hoại cây rừng phát triển…
* Đối với thủy sản: BĐKH sẽ làm cho nước mặn lấn sâu vào lục địa, làm mất
nơi sinh sống thích hợp của một số lồi thủy sản nước ngọt; khả năng cố định chất
hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm


quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Chất lượng môi trường sống của
nhiều loại thủy sản bị xấu đi. Do nhiệt độ tăng, một số loài sẽ di chuyển đi nơi khác
hoặc xuống sâu hơn, làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
Thêm vào đó, cường độ mưa lớn, nồng độ muối giảm đi 10 - 20% trong một thời
gian dài (có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần) làm cho sinh vật hệ sinh thái nước
lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò, trai...), bị chết hàng
loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Bên cạnh đó, nước biển
dâng cao cũng ảnh hưởng xấu đến việc nuôi trồng thủy sản và quy hoạch đô thị ven
biển. Khoảng 2/3 các loài cá được con người đánh bắt và dùng làm thực phẩm phụ
thuộc vào các hệ sinh thái ven bờ. Các đầm phá nuôi trồng thủy sản và các cảng
biển sẽ bị ngập nặng.
c. Tác động của BĐKH đến tài ngun nước
BĐKH có những ảnh hưởng vơ cùng sâu sắc đến tài nguyên nước. Trong mối
quan hệ với nhu cầu sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt xã hội và phát triển kinh tế,
BĐKH như một “chất xúc tác” làm cho các vấn đề an ninh nguồn nước trở nên nghiêm
trọng hơn.

- BĐKH làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa ở các vùng khác nhau.
- Những thay đổi về mưa dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các sơng.
Dịng chảy sơng tăng từ 10-40% vào giữa thế kỷ ở các vùng có vĩ độ cao và nhiệt
đới ẩm ướt (Đông Á, Đông Nam Á) và giảm 10-30% ở những khu vực khô ráo.
- BĐKH làm tăng các thiên tai liên quan đến nước và khuếch đại nguy cơ
thiếu nước do sự tăng dân số, chuyển đổi kinh tế và sử dụng đất (bao gồm cả đơ thị
hóa). Ở nhiều nước trên thế giới, từ nay đến năm 2080 được dự đốn sẽ rơi vào tình
trạng thiếu nước trầm trọng do BĐKH. Hiện nay có khoảng trên 1,7 tỷ người, tức là
gần 1/3 dân số thế giới sống ở các quốc gia thường xuyên căng thẳng về nước.
BĐKH cùng với sự gia tăng dân số có thể làm cho con số trên đây tăng lên đến 5 tỷ
người. Như vậy, sự cạn kiệt tài nguyên nước do tác động của BĐKH sẽ kéo theo rất
nhiều hệ lụy khác nhau. Nhưng có lẽ, hệ lụy đáng lo ngại nhất đó là nguy cơ sẽ xảy
ra các cuộc xung đột giữa các quốc gia có sơng, hồ hay các vùng nước biên giới với
nhau.
d. Tác động của BĐKH đến con người
Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra tương đối phức tạp. Có


những tác động trực tiếp (thơng qua các q trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường
xung quanh với cơ thể) và những tác động gián tiếp (như: thực phẩm, nhà ở, côn
trùng…).
Tăng phát thải các KNK, đặc biệt là tăng các chất CFCs dẫn đến những thay đổi
của ozone trong khí quyển. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO (1990), thay đổi này
sẽ tác động tới sức khỏe con người ở ba dạng: sinh học, hóa học và BĐKH. Giảm
tầng ozone bình lưu sẽ làm tăng bức xạ tử ngoại ở bước sóng 290-325nm, có quan
hệ đến sức khỏe, làm tăng ung thư da cả 2 thể: không hắc tố (non-melanoma skin
cancer (NMSC)) và hắc tố ác tính (malignant melanoma (MM)); tăng các bệnh về
mắt trước hết là đục thủy tinh thể và có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch. BĐKH
cũng là nguyên nhân gây ra nhiều thiệt hại thương vong cho con người. Năm 2010 là
năm xảy ra nhiều trận động đất nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây với 20 trận động đất

xảy ra từ đầu năm đến cuối năm. Các trận động đất đều ở mức cao từ 7 độ richter trở lên,
đơn cử như động đất ở Chilê ngày 27/2/2010 (8,8 độ richter), Nhật Bản ngày 11/3/2011
(9 độ richter)...làm thiệt mạng hàng trăm nghìn người, thiệt hại về kinh tế ước tính lên
đến hàng tỷ USD.

Hình 1.10: Động đất ở Chilê và sóng thần ở Nhật Bản (Nguồn Internet)

Ngồi ra, BĐKH cũng tác động sâu sắc lên tình trạng di cư và mất chỗ ở của
con người, làm xuất hiện nhiều hơn những người tị nạn vì mơi trường, đe dọa đến
an ninh con người trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2050, khi dân số thế giới đạt
đến đỉnh, sẽ có khoảng 9 tỷ người sống trên Trái đất, trong đó phần lớn dân số sẽ
sống ở các khu đô thị với những dấu chân môi trường tan hoang. Trong những thập
kỷ tới đây, BĐKH sẽ khiến hoặc buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa để tìm
kiếm sự an tồn và nguồn sinh kế giúp họ tồn tại trong những khu vực khác nhau
trên thế giới. Đứng trước nguy cơ này, ngày 13/4/2011 LHQ đã giới thiệu Báo cáo
toàn cầu về định cư con người 2011 của Chương trình định cư con người Liên hợp


×