Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quyền lao động trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 118 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




VŨ HƯƠNG LIÊN





QUYỀN LAO ĐỘNG TRONG PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH : LUẬT
MÃ SỐ : 60 .38. 60




LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN BÁ DIỄN








NĂM 2007



1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG DƢỚI GIÁC
ĐỘ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG 9
1. Vị trí vai trò của lao động trong sự phát triển của nhân loại 9
2. Một số khái quát về quyền lao động 12
3. Cơ sở pháp lý quốc tế 15
4.CƠ SỞ PHÁP LÝ QUỐC GIA 27
CHƢƠNG II: CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA QUYỀN LAO ĐỘNG THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH VỚI PHÁP
LUẬT QUỐC TẾ 40
2.1. Chế định Việc làm 40
2.1.1 Các nguyên tắc pháp lý việc làm theo pháp luật Việt Nam 40
2.1.3 Vai trò của các bên trong quan hệ về việc làm 42
2.2 Chế định Bảo hộ lao động 51
2.2.1 Những nguyên tắc cơ bản của bảo hộ lao động trong pháp luật Việt

Nam 52
2.2.2 Một số nội dung của chế độ bảo hộ lao động 54
CHƢƠNG III. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM VÀ BẢO HỘ LAO
ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG TƢƠNG QUAN SO SÁNH
VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 69
3.1 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VIỆC LÀM 69
3.1.1 Cơ cấu nguồn lao động 69
3.1.2 Thực trạng giải quyết việc làm 75
3.2 THỰC TRẠNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 80
3.2.1 Thực trạng ATLĐ - VSLĐ 80
3.2.3 Chế độ bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động 88
3.3.4 Thực trạng của các loại lao động yếu thế 88
3.3. PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC LÀM VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO ĐẢM VIỆC LÀM VÀ BẢO
HỘ LAO ĐỘNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI VIỆT NAM. 95


2
3.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về việc làm và bảo hộ lao động
95
3.3.2 Một số giải pháp chính nhằm giải quyết việc làm và thực hiện bảo hộ
lao động cho ngƣời lao động tại Việt Nam 99
3.3.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về việc làm và bảo hộ lao động
104
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Tài liệu văn bản qui phạm pháp luật của quốc gia 113















1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Trong quá trình lịch sử phát triển của con ngƣời mọi sự biến đổi về kinh
tế chính trị xã hội đều xuất phát từ nguồn gốc lao động. Lao động đƣợc coi là
hoạt động sáng tạo của con ngƣời có thể quyết định sự phát triển của cả một thời
đại lịch sử loài ngƣời. Từ thời kỳ đồ đá của xã hội nguyên thuỷ con ngƣời với
sức sáng tạo của mình đã thực hiện cải tiến công cụ lao động tạo ra các tƣ liệu
sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bản thân mà còn đảm bảo cho
việc xây dựng các thiết chế xã hội phát triển. Những thành quả lao động đã dẫn
đến sự chuyển đổi các chế độ xã hội khác nhau trong mỗi quốc gia từ chế độ
công xã nguyên thuỷ chuyển sang các chế độ Nô lệ - Phong kiến – Tƣ bản – Xã
hội chủ nghĩa.
Lao động từ sơ khai đã là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời. Vì vậy, quyền lao động đƣợc coi
là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con ngƣời mà các
quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế nói chung và trong hệ
thống pháp luật của từng nƣớc nói riêng. Quyền lao động ở đây đƣợc hiểu theo

một phạm trù rộng lớn bao gồm các quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động của
con ngƣời nhƣ các vấn đề việc làm, về việc sử dụng lao động, điều kiện lao
động, môi trƣờng lao động, độ tuổi lao động và sự công bằng trong hoạt động
lao động hay các chế độ khác mà con ngƣời không phân biệt quốc gia, sắc tộc,
giới tính, tôn giáo đều đƣợc hƣởng khi tham gia vào quan hệ lao động.
Ngay trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 của Đại
hội đồng Liên hợp quốc đã ghi nhận:


2
”Mỗi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều
kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp.
Mỗi người không có bất kỳ sự phân biệt nào, có quyền được trả lương
ngang nhau cho những công việc như nhau.
Mỗi người đi làm được trả lương xứng đáng và hợp lý để đảm bảo cho
bản thân và gia đình một cuộc sống có đầy đủ giá trị nhân phẩm, và được trợ
cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo hiểm xã hội khác ”
Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế về quyền lao động phải nói đến Tổ
chức lao động thế giới (ILO) đƣợc thành lập năm 1919 và đến năm 1998 đã có
176 thành viên tham gia tổ chức quốc tế này. Mục tiêu hoạt động của ILO nhằm
thúc đẩy sự công bằng xã hội và những điều kiện sống tốt hơn cho mọi ngƣời
lao động ở các quốc gia trên thế giới. ILO là tổ chức quốc tế có quy mô hoạt
động rất rộng lớn, trong quá trình hoạt động của mình ILO đã thông qua rất
nhiều công ƣớc liên quan đến quyền lao động của con ngƣời nhƣ: Công ƣớc về
đảm bảo công ăn việc làm và chống lại nạn thất nghiệp năm 1950; Công ƣớc về
hƣởng tiền lƣơng ngang bằng nhau giữa nam và nữ do lao động ngang nhau năm
1951; Công ƣớc về không phân biệt đối xử về lao động và việc làm năm 1960;
Công ƣớc về tuổi lao động tối thiểu năm 1973; Công ƣớc về bảo vệ quyền của
mọi ngƣời lao động nhập cƣ và các thành viên gia đình họ năm 1990
Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về quyền lao

động kể trên mà các quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ bảo đảm quyền lao
động này. Việc xây dựng, thể chế hoá các quy phạm pháp luật trong mỗi quốc
gia để thực thi quyền lao động đƣợc thực hiện phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội của từng nƣớc. Việt Nam là một trong số các nƣớc đã
có những nỗ lực nhất định trong việc thực hiện các chính sách nhằm bảo đảm


3
thực hiện quyền lao động cơ bản này. Ngay trong bản Hiến pháp đƣợc sửa đổi,
bổ sung năm 1992 của nƣớc CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận về quyền lao
động là quyền cơ bản của con ngƣời. Ngoài ra, các văn bản pháp luật khác cũng
đƣợc thể chế hoá các nội dung về quyền lao động nhƣ Bộ luật lao động năm
2002; Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động lao động đối với sự phát
triển của nhân loại đặc biệt trong thời đại xu thế quốc tế hoá, hội nhập kinh tế
quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì xu hƣớng chuyển dịch lao động giữa các
quốc gia ngày càng đƣợc mở rộng.
Việc thể chế hoá các qui định về quyền lao động đƣợc ghi nhận trong
các văn bản pháp luật Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết đƣợc triển khai
thực hiện. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế chính trị xã hội của đất nƣớc trong
thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị
trƣờng nên vẫn còn tồn tại những tàn dƣ của chế độ cũ. Hơn nữa trong quan hệ
lao động hiện nay sức lao động đƣợc coi là “hàng hoá đặc” biệt trao đổi trên thị
trƣờng lao động. Quan hệ này vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội và
nhân văn sâu sắc vì nó liên quan đến yếu tố con ngƣời và gắn với thực thể con
ngƣời.Mặc dù bản chất của quan hệ là bình đẳng nhƣng trong thực tiễn vẫn còn
bộc lộ sự bất bình đẳng hoặc có tính chất bóc lột vì ngƣời lao động chỉ có sức
lao động còn ngƣời sử dụng lao động có sức mạnh rất lớn đó là tiềm lực kinh tế
và sự phụ thuộc pháp lý vào ngƣời sử dụng của ngƣời lao động cũng là nguyên
nhân làm cho các tranh chấp lao động nảy sinh.

Để có thể thực thi quyền lao động nhƣ một quyền cơ bản nhất của con
ngƣời thì hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có các quy định rộng rãi hơn
đảm bảo để mọi ngƣời lao động đều đƣợc hƣởng quyền có việc làm, đƣợc làm


4
việc trong điều kiện môi trƣờng bảo đảm sức khoẻ và đƣợc hƣởng các quyền và
lợi ích hợp pháp trong quan hệ lao động cũng nhƣ sự công bằng trong lao động
theo nội dung quyền lao động đƣợc quy định trong các công ƣớc quốc tế về
quyền lao động.
Xuất phát từ yêu cầu trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Quyền lao động
trong pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
Luật học của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
a. Mục đích nghiên cứu:
- Mục đích của luân văn là nghiên cứu về pháp luật Quốc tế và pháp luật
Việt Nam về quyền lao động; đánh giá xem xét việc thực thi quyền lao động
theo các công ƣớc mà Việt Nam là thành viên đƣợc thể chế hoá vào các quy
phạm pháp luật trong nƣớc nhƣ thế nào. Sau đó đặt trong tƣơng quan so sánh
xem pháp luật Việt Nam quy định về quyền lao động đã thực sự phù hợp tƣơng
đồng với pháp luật quốc tế chƣa hay còn những tồn tại, khiếm khuyết gì cần
khắc phục.
- Đánh giá thực tiễn kết quả thực hiện quyền lao động hiện nay, đƣa ra
các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hệ thống pháp
luật qui định có liên quan về quyền lao động của pháp luật trong nƣớc đảm bảo
phù hợp với các nội dung quyền lao động trong pháp luật quốc tế.
4b. Phạm vi nghiên cứu:
Do phạm vi của vấn đề về quyền lao động rất rộng nên tác giả chỉ tìm
hiểu các qui định cơ bản về quyền lao động thể hiện trong các chế định về việc



5
làm, bảo đảm các điều kiện lao động cho ngƣời lao động trong Pháp luật Quốc
tế và pháp luật Việt nam.
Một số nội dung chính của qui định về vấn đề việc làm và đảm bảo các
điều kiện lao động trong pháp luật Quốc tế và đối chiếu với các quy định của
pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này.
Phân tích, đánh giá việc thực thi quyền lao động trong thực tiễn ở Việt
Nam. Những việc đã làm đƣợc và những vấn đề còn tồn tại.
Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý bảo đảm thực hiện đầy
đủ các cam kết quốc tế về quyền lao động và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quyền lao động của Việt Nam trong lĩnh vực việc làm và bảo đảm các điều kiện
lao động .
3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Cơ sở lý luận
* Các Điều ƣớc quốc tế quy định về quyền lao động:
- Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền 1948
- Hiến chƣơng Liên Hợp quốc
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
- Một số công ƣớc khác có liên quan đến quyền lao động
* Văn bản pháp luật trong nƣớc
- Đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về vấn đề việc làm và bảo đảm
các điều kiện lao động cho ngƣời lao động


6
- Bộ luật Lao động của nƣớc CHXHCN Việt Nam (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung
năm 2002).
- Các Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động trong nƣớc và
có yếu tố nƣớc ngoài.

- Thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề việc làm và bảo đảm các điều kiện làm
việc cho ngƣời lao động trong quan hệ lao động đặc biệt là vấn đề an toàn lao
động trong lĩnh vực xây dựng.
b. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phƣơng
pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp so sánh
đối chiếu và phƣơng pháp xã hội học cụ thể.



























7









CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG DƢỚI GIÁC ĐỘ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LAO ĐỘNG
1. Vị trí vai trò của lao động trong sự phát triển của nhân loại
Trong lịch sử phát triển của loài ngƣời có thể nói yếu tố quan trọng có tác
động lớn nhất đến sự biến đổi xã hội đó chính là lao động của con ngƣời, với
khả năng lao động của mình con ngƣời tác động và thế giới tự nhiên và xã hội
làm nó biến đổi và phát triển. Ngay từ thời sơ khai công xã nguyên thủy là hình
thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con ngƣời sống trong xã hội
chƣa có giai cấp, Nhà nƣớc và pháp luật, các mối quan hệ xã hội lúc này chủ
yếu đƣợc điều chỉnh bằng những tập quán, tục lệ đƣợc hình thành trong quá
trình sinh sống. hoạt động lao động của con ngƣời trong giai đoạn này mới chỉ
phục vụ đƣợc các nhu cầu tối thiểu để con ngƣời sống. Cơ sở kinh tế của xã hội
cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu chung về tƣ liệu sản xuất và sản phẩm


8

lao động, trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất thấp kém, công cụ lao động
thô sơ, con ngƣời không thể sống riêng lẻ mà phải cùng dựa vào nhau để chung
sống, cùng lao động và thụ hƣởng thành quả lao động chung. Trong quá trình
lao động (săn bắn, hái lƣợm, trồng trọt…) con ngƣời với sự sáng tạo của mình
đã dần dần thực hiện cải tiến công cụ lao động và tạo ra đƣợc nhiều của cải vật
chất để phục vụ cho bản thân và xã hội, sau 3 lần phân công lao động xã hội thời
kỳ này đã có sự thay đổi sâu sắc.
Lần thứ nhất xã hội thị tộc đã có sự phân công lao động xã hội lớn đó là
nghề chăn nuôi dần dần trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra khỏi
ngành trồng trọt. Sự phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất tạo ra các
công cụ lao động mới năng suất lao động tăng nhanh, con ngƣời đã phát triển về
thể lực và trí lực tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất tạo ra
nhiều của cải vật chất dƣ thừa hơn mức cần thiết để duy trì cuộc sống của bản
thân. Vì vậy, phát sinh khả năng chiếm đoạt các của cải dƣ thừa đó, chế độ tƣ
hữu đã xuất hiện trong xã hộiđã có sự phân chia thành ngƣời giàu kẻ nghèo.
Lần phân công lao động xã hội thứ 2 là thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp đã làm cho sự phân hoá xã hội phát triển mạnh mẽ, giữa kẻ giàu ngƣời
nghèo, giữa chủ nô và nô lệ có sự phân biệt rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp ngày càng
tăng.
Đến lần phân công lao động xã hội thứ 3 đó là sự ra đời của sản xuất
hàng hoá làm cho thƣơng nghiệp phát triển. Đây là lần phân công lao động giữ
vai trò quan tọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thuỷ. Trong lần phân công lao động này làm xuất hiện một giai cấp
không tham gia vào sản xuất mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm đó là giai
cấp thƣơng nhân- ngƣời chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và buộc ngƣời


9
sản xuất phải phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế và bóc lột cả ngƣời lao động và
ngƣời tiêu dùng. Sự phát triển lớn mạnh của thƣơng mại đã kéo theo sự xuất

hiện của đồng tiền, nạn cho vay nặng lãi, quyền tƣ hữu về ruộng đất và chế độ
cầm cố.
Khi xã hội có sự phân chia giai cấp rõ rệt và có sự đối kháng sâu sắc dẫn
đến những cuộc xung đột giai cấp, lúc này cần thiết phải có một tổ chức ra đời
nhằm điều tiết những xung đột giai cấp và đƣa xã hội vào một trật tự nhất định
đó chính là nhà nƣớc. Nhà nƣớc đã dùng công cụ là pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ xã hội để nó phát triển theo đúng hƣớng. Trải qua giai đoạn phát triển từ
các Nhà nƣớc Chiếm hữu nô lệ – Nhà nƣớc Phong Kiến – Nhà nƣớc Tƣ bản –
Nhà nƣớc Chủ nghĩa xã hội.Và mọi sự biến đổi của các hình thái Nhà nƣớc ra
đời phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định và phù hợp với đặc điểm bản
chất giai cấp của từng quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố lao động sản
xuất của con ngƣời.
Về bản chất, pháp luật đƣợc nhà nƣớc ban hành nhằm mục đích bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội theo định hƣớng Nhà
nƣớc. Trong nhà nƣớc chiếm hữu nô lệ pháp luật bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp
chủ yếu cho giai cấp thống trị là giai cấp chủ nô và trấn áp giai cấp bị trị là giai
cấp nô lệ; Nhà nƣớc phong kiến pháp luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ lợi
ích của giai cấp tƣ sản ; trong nhà nƣớc tƣ bản thì pháp luật đƣợc ban hành
nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích cho tầng lớp tƣ sản; còn ở nhà nƣớc xã
hội chủ nghĩa pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.
Tuy nhiên trong bất cứ hình thái nhà nƣớc nào thì quyền lao động cũng
đƣợc pháp luật bảo hộ bởi lao động có vai trò rất lớn trong sự phát triển của mỗi
quốc gia. Sức lao động của con ngƣời có thể làm thay đổi thế giới vì vậy sự phát


10
triển bền vững của từng quốc gia sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc tận dụng nguồn
lao động nhƣ thế nào. Lao động của con ngƣời không chỉ cải tạo đƣợc xã hội mà
chính trong quá trình lao động con ngƣời cũng dần đƣợc hoàn thiện về nhân
cách và trí tuệ, sức lao động của con ngƣời đƣợc tiêu hao trong quá trình lao

động có tác động vào các quan hệ xã hội làm cho xã hội biến đổi vả phát triển.
Những sản phẩm của lao động rất phong phú, đa dạng đó là sự kết tinh của trí
tuệ và thể lực của con ngƣời cho dù lao động đó là lao động chân tay hay lao
động trí óc.
2. Một số khái quát về quyền lao động
Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của lao động nên trong bất cứ nhà
nƣớc nào ở thời kỳ lịch sử phát triển nào thì pháp luật cũng có những quy định
nhằm bảo hộ cho lao động đƣợc phát triển, các quy định pháp luật về lĩnh vực
lao động của từng nƣớc khác nhau thì cũng có những đặc điểm khác nhau. Tuy
nhiên, quyền con ngƣời luôn gắn với sự tồn tại, sự “sống” của con ngƣời nên có
thể khẳng định việc bảo vệ quyền con ngƣời là đảm bảo cho những quyền cơ
bản nhất của con ngƣời.
Trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận con
ngƣời có quyền “đƣợc sống, đƣợc tự do và mƣu cầu hạnh phúc”. Nếu xét từ góc
độ quyền lao động thì có thể nhận thấy “quyền đƣợc sống” có nghĩa là đƣợc tồn
tại, đƣợc tham gia vào quan hệ lao động và phát huy khả năng, sức sáng tạo của
mình vì trong quá trình lao động con ngƣời không những chỉ tạo ra sản phẩm
phục vụ nhu cầu sống của mình và góp phần phát triển xã hội mà thông qua quá
trình lao động con ngƣời mới dần hình thành và hoàn thiện nhân cách và trí tuệ
của mình. Sự sống của con ngƣời không đồng nghĩa với sự tồn tại mà sống ở
đây là đƣợc lao động, đƣợc cống hiến khả năng của mình và sức sáng tạo của


11
con ngƣời chỉ có thể đƣợc phát huy một cách cao nhất khi họ tham gia vào quan
hệ lao động, sự tham gia này phải đƣợc gắn liền với “quyền tự do” của con
ngƣời, tự do ở đây có thể hiểu là không có sự ép buộc, không phải là sự cƣỡng
chế mà là sự tự nguyện, tự do tham gia vào quan hệ lao động. Khi con ngƣời
tham gia vào quan hệ lao động, bằng sức lao động của mình tác động vào thế
giới tạo nên những sản phẩm hữu ích đáp ứng nhu cầu của con ngƣời và xã hội,

chính những thành quả của quá trình lao động sẽ tạo nên sự sống phồn vinh,
hạnh phúc cho con ngƣời. Vì vậy, chỉ có đƣợc sống, đƣợc tự do lao động thì con
ngƣời mới có thể “mƣu cầu hạnh phúc” đƣợc cho bản thân mình, cho gia đình
và cho toàn xã hội.
Quyền lao động không chỉ là quyền cơ bản của con ngƣời mà nó là một
trong những nội dung nhân quyền mà các quốc gia luôn hƣớng tới. Quyền lao
động là một phạm trù rất rộng bao gồm các quyền cơ bản nhất của con ngƣời
trong quan hệ lao động. Chƣa có khái niệm cụ thể nào định nghĩa về quyền lao
động, nhƣng dựa trên các văn bản pháp lý quốc tế và các quốc gia qui định về
quyền lao động của con ngƣời thì có thể khái quát về quyền lao động nhƣ sau:
Quyền lao động bao gồm các quyền cơ bản nhất của con ngƣời trong lĩnh
vực lao động : quan hệ việc làm, học nghề, hợp đồng lao động, tiền lƣơng, thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động -trách nhiệm vật chất, an toàn
lao động- vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và
các quan hệ xã hội khác có liên quan đến lao động. Các quốc gia phải đảm bảo
để ngƣời lao động đƣợc làm việc trong điều kiện tự do, bình đẳng, an tòan và
nhân phẩm đƣợc tôn trọng.
Khi tham gia vào quá trình lao động con ngƣời sẽ tạo ra những sản phẩm
nhất định cho xã hội và việc tiêu hao sức lao động này cũng nhằm mục đích bảo


12
đảm cho nguồn sống chủ yếu của con ngƣời. Tuy nhiên, để con ngƣời có thể
cống hiến sức lao động của mình mà vẫn bảo đảm tái sản xuất sức lao động lâu
dài và không có những tác động ảnh hƣởng đến sức khỏe, tính mạng, danh dự,
nhân phẩm của con ngƣời trong quá trình lao động, đây chính là nhiệm vụ lớn
lao của Nhà nƣớc và pháp luật. Hệ thống pháp luật lao động trực tiếp điều chỉnh
quan hệ lao động trong mỗi quốc gia luôn đƣợc trú trọng hoàn thiện, đặc biệt
trong thời đại hiện nay xu hƣớng quốc tế hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang phát
triển mạnh mẽ , các mục tiêu đảm bảo cho quyền lao động của con ngƣời không

chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển của từng quốc gia mà nó còn phải bảo đảm
phù hợp với quyền lao động theo xu thế chung của thời đại, pháp luật lao động
của quốc gia phải phù hợp với pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ lao động mà
quốc gia đó là thành viên. Nội dung chủ yếu của các quy phạm pháp luật quốc tế
và pháp luật quốc gia là điều chỉnh quan hệ lao động bảo đảm cho ngƣời lao
động đƣợc hƣởng các điều kiện lao động tốt nhất, chống lao động cƣỡng bức và
xóa bỏ lao động cƣỡng bức, tạo việc làm nhân văn cho ngƣời lao động. Ngay
trong lời nói đầu của Điều lệ tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nhấn mạnh:
“ Xét thấy rằng những điều kiện làm việc hiện nay chứa đựng những nỗi
bất công, khổ cực và thiếu thốn đối với một số đông người sẽ gây ra tình trạng
mất ổn định lớn tới mức khiến cho nền hòa bình và sự hòa hợp của thế giới có
thể bị nguy hại; và xét rằng việc cải thiện những điều kiện đó là một yêu cầu cấp
thiết, chẳng hạn thông qua những việc như: điều tiết thời giờ làm việc, bao gồm
cả việc quy định thời giờ làm việc, bao gồm cả việc quy định thời giờ làm việc
tối đa trong một ngày và trong một tuần, điều tiết việc cung ứng nhân lực, chống
nạn thất nghiệp, bảo đảm tiền công đủ sống, bảo vệ công nhân đối với những
bệnh tật thông thường, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, bảo hộ thiếu niên,
thanh niên và phụ nữ, trợ cấp tuổi già và trợ cấp thương tật, bảo vệ quyền lợi


13
của công nhân làm việc ở nước ngoài, thừa nhận nguyên tắc trả lương công
bằng nhau cho những công việc có giá trị như nhau, thừa nhận nguyên tắc tự do
liên kết, tổ chức việc đào tạo nghề và kỹ thuật và các biện pháp khác”
Các quốc gia với nỗ lực của mình trong việc xây dựng pháp luật điều
chỉnh trong lĩnh vực lao động phải luôn bảo đảm những điều kiện an tòan lao
động, vệ sinh lao động cho lao động.
Trong quá trình lao động của con ngƣời sẽ phát sinh nhiều loại quan hệ,
và để bảo đảm cho các quyền lao động của con ngƣời đƣợc thực thi, pháp luật
mỗi nƣớc phải có hệ thống về pháp luật lao động trực tiếp điều chỉnh các quan

hệ lao động và các ngành luật khác có liên quan đến yếu tố quyền lao động của
con ngƣời cũng sẽ tham gia điều chỉnh một cách gián tiếp các quan hệ lao động
này. Do sản phẩm lao động của con ngƣời rất đa dạng và giá trị của nó rất khác
nhau, nếu là sản phẩm lao động trí tuệ có đóng góp lớn cho xã hội tạo ra đƣợc
nhiều của cải vật chất hoặc tinh thần nhất định thì ngƣời sáng tạo ra nó phải
đƣợc thụ hƣởng những thành quả này tƣơng xứng với công sức lao động mà họ
đã bỏ ra. Và để bảo đảm cho quyền thụ hƣởng thành quả lao động này pháp luật
cũng phải có những quy định nhằm bảo hộ cho ngƣời lao động. Ví dụ trong hệ
thống pháp luật Việt Nam không chỉ có luật lao động điều chỉnh các quan hệ lao
động mà các ngành luật khác cũng tham gia điều chỉnh nhƣ: Bộ luật Dân sự có
chế định về quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ ;Luật kinh tế bảo hộ quyền tự do
kinh doanh của con ngƣời, những quy định này tạo hành lang pháp lý để các chủ
thể (theo quy định pháp luật) đƣợcphát triển khả năng, sức lao động sáng tạo của
mình để làm giàu cho bản thân và xã hội: Luật Doanh nghiệp, luật Hợp tác
xã,…
3. Cơ sở pháp lý quốc tế


14
3.1 Tuyên ngôn của thế giới về nhân quyền 1948
Để tồn tại và duy trì cuộc sống của mình con ngƣời dựa trên hoạt động lao
động. Ngoài ra, hoạt động lao động của con ngƣời có vai trò rất lớn trong sự
phát triển của lịch sử xã hội loài ngƣời, sản phẩm trí tuệ của con ngƣời đƣa xã
hội phát triển qua từng giai đoạn phát triển khác nhau.
Tuyên ngôn của thế giới về nhân quyền năm 1948 đã khẳng định quyền
đƣợc tự do của con ngƣời trong các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt trong lĩnh vực
quyền lao động tại Điều 23 qui định rõ:
“ 1. Mỗi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn nghề, được có
những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại nạn
thất nghiệp.

2. Mỗi người, không có bất kỳ sự phân biệt nào, có quyền được trả lương
ngang nhau cho những công việc như nhau.
3. Mỗi người đi làm được trả lương xứng đáng và hợp lý để đảm bảo cho
bản thân và gia đình một cuộc sống có đầy đủ giá trị nhân phẩm, và được trợ
cấp khi cần thiết bằng các biện pháp bảo hiểm xã hội khác.
4. Mỗi người đều có quyền thành lập hoặc gia nhập công đoàn để bảo vệ
các quyền lợi của mình.”
Để cho hoạt động lao động của con ngƣời diễn ra liên tục, sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội mà vẫn bảo đảm đƣợc sức khoẻ, sức sáng tạo của con
ngƣời trong quá trình lao động thì phải bảo đảm quyền đƣợc nghỉ ngơi hợp lý
cho ngƣời lao động nhằm để cho họ có thời gian thƣ giãn, tái sản xuất sức lao
động đã mất đi trong quá trình lao động.


15
Điều 24 đã qui định “Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, bao
gồm được giới hạn hợp lý số giờ làm việc và thời gian nghỉ phép định kỳ ăn
lương”
Ngoài ra trong bản tuyên ngôn của thế giới về nhân quyền còn qui định
rõ quyền đƣợc hƣởng các chế độ hợp pháp và đảm bảo để duy trì cuộc sống cho
ngƣời lao động. Tại điều 25 qui định
“1. Mọi người đều có quyền được đảm bảo một mức sống thích đáng, đủ
cho sức khoẻ và sự yên vui của bản thân và gia đình bao gồm có đủ ăn, đủ mặc,
có nhà ở và được chăm sóc y tế, cũng như các dịch vụ xã hội cần thiết, và quyền
được bảo hiểm trong trường hợp có nạn thất nghiệp, bị đau ốm, tàn phế hoặc
goá bụa, khi về già hoặc gặp những thiếu thốn đời sống khác trong những hoàn
cảnh vượt qua khả năng đối phó của họ.
2. Người mẹ và trẻ em được đảm bảo sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt.
Mọi đứa con dù trong hay ngoài giá thú đều phải được hưởng sự bảo hiểm xã
hội như nhau ”.

Vấn đề bảo đảm cho quyền lao động đƣợc thực thi là mục tiêu phát triển
của các quốc gia, tuy nhiên điều kiện lao động của con ngƣời tốt đến mức độ
nào lại phụ thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia, và nỗ lực của quốc gia đó
trong việc hạn chế và xóa bỏ dần các hành vi vi phạm quyền lao động nhƣ : lao
động cƣỡng bức, lao động trong điều kiện môi trƣờng không bảo đảm an tòan -
vệ sinh lao động, có sự phân biệt đối xử về giới tính, sắc tộc, tôn giáo trong
quan hệ lao động.
3.2 Hiến chương Liên hợp quốc


16
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế đa phƣơng tòan cầu ra đời ngày
24/10/1945, mục tiêu cơ bản của tổ chức quốc tế này là bảo đảm một nền
hòabình và trật tự thế giới bền vững.
Ngay trong Phụ lục I Hiến chƣơng Liên hợp quốc đã “tuyên bố sự tin
tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người ở quyền
bình đẳng giữa nam và nữ” đƣợc thực hiện trong các quốc gia với mục đích
“khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao điều kiện sống trong một nền tự do
rộng rãi hơn”.
Mỗi quốc gia phải có nghĩa vụ bảo đảm cho những quyền cơ bản của con
ngƣời đƣợc thực hiện và quyền lao động là một quyền cơ bản trong phạm trù
quyền con ngƣời. Tại Chƣơng IX : Hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, điều 55
Liên hợp quốc khuyến khích:
“Việc nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công ăn việc
làm và những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội”
Với mục đích nhằm tạo những điều kiện thuận lợi, công bằng và an toàn
cho mọi ngƣời trong quan hệ lao động để họ có thể cải thiện nâng cao đời sống
cho bản thân và góp phần vào sự phát triển chung của tòan xã hội. Liên hợp
quốc cho rằng:” Sự tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và tự do cơ bản của
tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”

sẽ thúc đẩy các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng phát
triển trên nền tảng tự do, tự nguyện và công bằng.
3.3 Công ước về các quyền kinh tế – Xã hội và văn hoá 1966
Công ƣớc về các quyền kinh tế – Xã hội và văn hoá đƣợc thông qua và để
ngỏ cho các nƣớc ký kết, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết của Đại hội


17
đồng Liên hợp quốc số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966. Công ƣớc này có hiệu
lực ngày 03/01/1976 căn cứ theo điều 27.Việt Nam đã gia nhập ngày 24/09/1982
Đứng trên phƣơng diện bảo vệ các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh
tế của con ngƣời công ƣớc đã quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ
ban hành các chính sách hoặc có các biện pháp cụ thể để con ngƣời đƣợc hƣởng
các quyền lao động cơ bản trong quan hệ lao động nhƣ việc trả thù lao phù hợp,
tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, bảo đảm quyền đƣợc nghỉ ngơi, không
có sự phân biệt đối xử trong quan hệ lao động
Trong phần III tại các điều 6, điều 7, điều 8 và điều 11 qui định chi tiết
nhƣ sau:
. Các quốc gia thành viên của Công ƣớc này thừa nhận quyền làm việc,
trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi ngƣời có cơ hội kiếm sống bằng công
việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận và các quốc gia sẽ thi hành các biện
pháp thích hợp để bảo đảm quyền này.
- Các biện pháp mà một quốc gia thành viên Công ƣớc tiến hành để thực
hiện đầy đủ quyền này sẽ bao gồm các chƣơng trình huấn luyện kỹ thuật và
hƣớng nghiệp, các chính sách và biện pháp kỹ thuật nhằm đạt tới sự phát triển
vững chắc về kinh tế, xã hội và văn hoá, tạo công ăn việc làm đầy đủ và hữu ích
với điều kiện đảm bảo các quyền tự do cơ bản về chính trị và kinh tế của từng cá
nhân ”
- Các quốc gia thành viên của Công ƣớc công nhận quyền của mọi ngƣời
đƣợc hƣởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo

trả thù lao cho ngƣời lao động trên cơ sở:


18
.) Trả lƣơng thoả đáng và thù lao bằng nhau cho những công việc có giá
trị nhƣ nhau, không có sự phân biệt đối xử nào, đặc biệt là phụ nữ đƣợc đảm bảo
những điều kiện làm việc không kém hơn đàn ông, đƣợc trả công bằng nhau đối
với những công việc nhƣ nhau.
.) Bảo đảm một cuộc sống tƣơng đối đầy đủ cho họ và gia đình họ phù
hợp với các quy định của Công ƣớc này.
Đồng thời phải bảo đảm những điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh cho
ngƣời lao động trong quá trình lao động, tạo cơ hội ngang nhau cho mọi ngƣời
trong việc đƣợc để bạt từ công việc của mình lên chức vụ thích hợp cao hơn, chỉ
cần xét tới thâm niên và khả năng làm việc.
Để ngƣời lao dodọng có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, các quốc gia phải có
những qui định pháp luật nhằm bảo đảm sự nghỉ ngơi, thời gian rảnh rỗi, giới
hạn hợp lý số giờ làm việc, những ngày nghỉ thƣờng kỳ đƣợc hƣởng lƣơng cũng
nhƣ thù lao cho những ngày nghỉ lễ cho ngƣời lao động.
Ngoài ra, các quốc gia thành viên của Công ƣớc cam kết bảo đảm tạo mọi
điều kiện để ngƣời lao động đƣợc hƣởng các quyền cơ bản nhƣ:
+ Quyền của mọi ngƣời đƣợc thành lập và gia nhập công đoàn mà mình lựa
chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi
ích kinh tế và xã hội của mình. Việc thực hiện quyền này chỉ bị những hạn chế
do luật pháp ấn định và cần thiết đối với một xã hội dân chủ vì lợi ích của an
ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do
của những ngƣời khác;


19
+ Quyền của các tổ chức công đoàn đƣợc thành lập các liên hiệp công đoàn

quốc gia và quyền của các liên hiệp công đoàn đƣợc thành lập hay gia nhập các
tổ chức công đoàn quốc tế
+ Quyền của các công đoàn đƣợc hoạt động tự do, không hề bị một sự hạn
chế nào ngoài những hạn chế do luật pháp quy định và cần thiết đối với xã hội
dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia và trật tự công cộng, hoặc vì mục đích
bảo vệ các quyền và tự do của ngƣời khác;
+ Quyền đình công với điều kiện là quyền này phải đƣợc thực hiện phù hợp
với luật pháp của mỗi nƣớc….
- Các quốc gia thành viên Công ƣớc này công nhận quyền của tất cả mọi
ngƣời đƣợc có một mức sống đủ cho bản thân và gia đình mình, quyền đƣợc ăn
đủ, mặc đủ và có nhà ở, quyền đƣợc cải thiện không ngừng điều kiện sống. Các
quốc gia thành viên sẽ thi hành những biện pháp thích hợp bảo đảm việc thực
hiện quyền này và vì mục đích đó, công nhận tầm quan trọng thiết yếu của sự
hợp tác quốc tế dựa trên sự thoả thuận tự do.
- Trên cơ sở công nhận quyền cơ bản của mọi ngƣời là không bị đói khổ,
các quốc gia thành viên Công ƣớc sẽ thực hiện, đơn phƣơng và thông qua hợp
tác quốc tế, các biện pháp, kể cả chƣơng trình cụ thể cần thiết nhằm mục đích
cải thiện các phƣơng pháp sản xuất, bảo quản và phân phối lƣơng thực, thực
phẩm bằng cách tận dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật, bằng cách phổ biến
kiến thức về các nguyên tắc nuôi dƣỡng, bằng cách phát triển và cải tổ lại hệ
thống ruộng đất sao cho có thể phát triển và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên
ở mức đầy đủ nhất; Bảo đảm phân phối công bằng các nguồn lƣơng thực, thực
phẩm của thế giới dựa theo nhu cầu, có tính đến các vấn đề của những nƣớc xuất
khẩu và những nƣớc nhập khẩu lƣơng thực, thực phẩm.


20
3.4. Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
Đây là công ƣớc đƣợc thông qua và để ngỏ cho các nƣớc ký kết, phê
chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 34/18 ngày 18/12/1979 của Đại hội đồng

Liên hợp quốc. Công ƣớc có hiệu lực ngày 3/9/1981, Việt Nam đã phê chuẩn
ngày 19/3/1982
Mục tiêu của Công ƣớc nhằm bảo đảm cho phụ nữ đƣợc hƣởng quyền
bình đẳng không có sự phân biệt đối xử trong mọi quan hệ, bảo vệ quyền tự do
bình đẳng về nhân phẩm và các quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự và
chính trị. Nội dung Công ƣớc có đề cập đến quyền lao động cơ bản của phụ nữ
và các nƣớc tham gia công ƣớc xuất phát từ mục tiêu lo ngại rằng:” trong tình
trạng nghèo khổ, phụ nữ là người bị thiệt thòi nhất về ăn uống, sức khỏa, giáo
dục, đào tạo và các cơ hội có việc làm và các nhu cầu khác”
Vì vậy, công ƣớc quy định các thành viên tham gia công ƣớc phải có
nghĩa vụ tạo mọi điều kiện tốt nhất để phụ nữ đƣợc hƣởng các quyền cơ bản
nhất của con ngƣời, không bị phân biệt đối xử về giới tính. Tại điều 11 Công
ƣớc quy định rõ:
”Các nước tham gia công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp để
xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong lĩnh vực việc làm, nhằm bảo đảm
những quyền như nhau trên cơ sở bình đẳng nam nữ, đặc biệt là:
a. Quyền được làm việc, một quyền không thể chối bỏ của mọi con người
b. Quyền hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, kể cả việc áp dụng
những tiêu chuẩn như nhau khi chọn người làm việc


21
c. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và làm việc, quyền được thăng chức,
an ninh việc làm và mọi phúc lợi và điều kiện làm việc và quyền được theo học
những chương trình đào tạo, bổ túc nghiệp vụ kể cả lớp dạy nghề, các lớp
nghiệp vụ cao cấp và lớp đào tạo định kỳ
d. Quyền được trả thù lao như nhau, kể cả hưởng các phúc lợi và được
đối xử như nhau khi làm những việc có giá trị ngang nhau, cũng như được đối
xử nhau trong việc đánh giá chất lượng công việc
e. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội đặc biệt trong các trường hợp về

hưu, thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao
động khác, cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương
f. Quyền được bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an tòan lao động, kể cả bảo vệ
chức năng sinh đẻ.”
Đƣợc coi là một trong những phạm trù của quyền con ngƣời Công ƣớc
quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã đề cập đến việc
bảo vệ quyền lao động cơ bản cho phụ nữ. Trên thực tế ngƣời phụ nữ do phải
thực hiện thiên chức của mình là sinh con và chăm sóc gia đình nên đã bị hạn
chế khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội kể cả quan hệ lao động. Đặc điểm
này gây trở ngại cho quá trình lao động liên tục của ngƣời phụ nữ nên trong
quan hệ lao động ngƣời sử dụng lao động thƣờng không muốn sử dụng nhiều lao
động nữ vì sợ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi họ
nghỉ chế độ thai sản. Vì vậy, để bảo vệ vị thế của phụ nữ, bảo đảm cho họ đƣợc
đối xử bình đẳng với nam giới trong quan hệ lao động Công ƣớc đã yêu cầu các
quốc gia thành viên phải dùng các chính sách pháp luật lao động cụ thể quy định
quyền đƣợc nghỉ ngơi hợp pháp trong thời gian sinh đẻ, quyền đƣợc đối xử bình
đẳng trong quan hệ lao động, quyền đƣợc trả lƣơng ngang bằng với nam giới


22
nếu cùng làm 1 việc nhƣ nhau trong điều kiện lao động nhƣ nhau………và phải
thủ tiêu, xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử với phụ nữ trong quan hệ lao động nói
riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.
3.5. Tổ chức lao động thế giới (ILO)
3.5.1. Sự ra đời của tổ chức ILO0
Tổ chức lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) là tổ
chức quốc tế liên chính phủ đƣợc thành lập vào tháng4/1919 theo Quyết định
của Hội nghị hoà bình Pari họp tại Vecxay Cộng hoà Pháp.
Điều lệ của ILO và Hiến chƣơng Lao động đã đƣợc thông qua tại các phiên
họp toàn thể của Hội nghị hoà bình vào tháng4/1919. Trong điều lệ của Tổ chức

ILO đã ghi nhận mục đích và nhiệm vụ chính của tổ chức này là cải thiện khẩn
cấp các điều kiện lao động, nâng cao mức sống của ngƣời lao động bằng các
biện pháp quốc tế. Trong kỳ họp thứ 26 Hội nghị toàn thể ILO vào tháng 4/1994
tại Philadenphia ở Hoa kỳ đã có một bản Tuyên ngôn đƣợc gọi là Tuyên ngôn
Philadenphia đã đƣợc thông qua và đƣợc coi là Phụ lục bổ sung cho Điều lệ của
ILO.
Nhƣ vậy, với Điều lệ 1919 và Tuyên ngôn Philadenphia năm 1944 tổ chức
ILO là một tổ chức Quốc tế có hoạt động phong phú, đa dạng trên tinh thần nhân
đạo hoá, cải thiện điều kiện lao động, điều kiện sống bằng sự nỗ lực của từng
quốc gia thành viên và sự cố gắng không ngừng, sự phối hợp thƣờng xuyên,
nhịp nhàng trên phạm vi quốc tế.
3.5 .2 Chức năng, nhiệm vụ của ILO

×