Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 75 trang )


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




LÊ VĂN CHUNG






PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG
LĨNH VỰC BƢU CHÍNH Ở VIỆT NAM





LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC











HÀ NỘI - 2015



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



LÊ VĂN CHUNG





PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG
LĨNH VỰC BƢU CHÍNH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC





Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát




HÀ NỘI - 2015


3




Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học
của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Lờ Vn Chung





4
MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI

15
1.1.
Bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự
15
1.1.1.
Khái lược về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại
15
1.1.2.
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
17
1.1.3.
Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
18
1.1.4.
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
20
1.1.5.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
23
1.2.
Bồi thường thiệt hại trong pháp luật bưu chính
24
1.2.1.
Khái niệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
24
1.2.2 .
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh
vực bưu chính
28

1.2.3.
Các mức bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
30
1.2.3.
Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực
bưu chính
30

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI TRONG LĨNH VỰC BƢU CHÍNH
36
2.1 .
Quy định về bồi thường thiệt hại của một số doanh
nghiệp bưu chính đang tham gia cung ứng dịch vụ tại
Việt Nam
36

5
2.1. 1
Quy định của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
37
2.1.2.
Quy định của Công ty cổ phần bưu chính Viettel
37
2.1.3.
Quy định của Công ty cổ phần bưu chính Hợp Nhất
37
2.1.4
Quy định của một số doanh nghiệp bưu chính quốc tế
38

2.1.5.
Một số đánh giá, nhận xét
41
2.2.
Quy định về bồi thường thiệt hại của Bưu chính một số
quốc gia trên thế giới
43
2.2.1.
Quy định của Bưu chính Nga
43
2.2.2.
Quy định của Bưu chính Singapore
43
2.2.3.
Quy định của Bưu chính New Zealand
44
2.2.4.
Quy định của Bưu chính Thái Lan
44
2.3.
Quy định về bồi thường thiệt hại ở một số lĩnh vực
tương đồng
44
2.3.1.
Lĩnh vực hàng hải (vận tải đường biển)
44
2.3.2.
Lĩnh vực hàng không
46
2.3.3.

Lĩnh vực vận tải đa phương thức
46
2.4.
Tham chiếu một số quy định quốc tế về bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam tham gia ký
kết
48
2.4.1
Quy định của Liên minh bưu chính thế giới
50
2.4.2.
Quy định của Công ước Warsaw (1929)
50
2.4.3.
Quy định của Công ước Montreal (1999)
50
2.4.4.
Quy định của Công ước CMR (1956)
50
2.4.5.
Quy định của Công ước Liên hợp quốc (1980)
51
2.4.6.
Quy định của Quy tắc Hague Visby (1968)
51
2.5.
Đánh giá, nhận xét quy định pháp luật về bồi thường thiệt
hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam hiện nay
52
2.5.1.

Thực trạng môi trường kinh doanh dịch vụ bưu chính
52

6
2.5.2.
Đánh giá, nhận xét các quy định về bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực bưu chính
52

Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI
THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG LĨNH VỰC
BƢU CHÍNH Ở VIỆT NAM
59
3.1.
Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
59
3.2.
Một số ý kiến cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu
chính
60
3.2.1.
Quy định về bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu
chính quốc tế vận chuyển bằng đường thủy bộ
60
3.2.1.1.
Sự cần thết quy định về bồi thường thiệt hại theo đường
thủy bộ

61
3.2.1.2.
Nguyên tắc xây dựng mức bồi thường thiệt hại đối với
dịch vụ bưu chính quốc tế vận chuyển bằng đường thủy
bộ
62
3.2.1.3.
Tính toán mức bồi thường thiệt hại dịch vụ bưu chính
theo đường thủy bộ
62
3.2.2.
Quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi
phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo chỉ tiêu
toàn trình
63
3.2.3.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tổng Công ty
Bưu điện Việt Nam (doanh nghiệp nhà nước được chỉ
định) đối với các dịch vụ bưu chính quốc tế
64
3.2.4.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
67
3.2.5.
Hoàn thiện vai trò, năng lực quản lý của cơ quan quản
lý nhà nước về bưu chính
67
3.2.6.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục

69

7
pháp luật về bưu chính

KẾT LUẬN
71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
























8
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
1.1

́
c bồi thường thiệt hại bưu gửi theo quy định pháp lý

33
1.2

́
c bồi thường thiệt hại bưu gửi theo quy định pháp lý
hiện hành
34
2.1

́
c bồi thường thiệt hại theo quy định của UPU
37
2.2

́

c bồi thường thiệt hại công ty DHL
39
2.3

́
c bồi thường thiệt hại công ty UPS
39
2.4

́
c bồi thường thiệt hại công ty Fedex
39
2.5

́
c bồi thường thiệt hại công ty TNT
39















9
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bưu chính là một lĩnh vực dịch vụ hạ tầng, có ảnh hưởng nhất định
đến các mặt của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đến an
ninh quốc phòng.
Thị trường bưu chính trong nước thời gian qua đã phát triển rất sôi
động và mang tính cạnh tranh cao. Mạng lưới bưu chính bao gồm hệ thống
các bưu cục được mở rộng nhanh chóng và hiện đại hóa theo kịp trình độ các
nước trong khu vực. Doanh nghiệp bưu chính thuộc nhiều thành phần kinh tế
đã và đang tham gia mạnh mẽ vào việc kinh doanh các dịch vụ bưu chính,
không ngừng đổi mới để cải thiện năng lực khả năng cạnh tranh và nâng cao
chất lượng dịch vụ, từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường bưu chính
Việt Nam. Những năm gần đây, bên cạnh các doanh nghiệp bưu chính trong
nước, thị trường bưu chính Việt Nam đã có thêm nhiều doanh nghiệp bưu
chính quốc tế có tên tuổi như DHL, TNT, UPS, Fedex…lựa chọn Việt Nam,
đưa Việt Nam trở thành một trong chuỗi các thị trường có cung ứng dịch vụ
bưu chính, chuyển phát toàn cầu của các doanh nghiệp bưu chính này.
Công tác quản lý Nhà nước về bưu chính trong thời gian qua cũng đã
đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận. Luật Bưu chính 2010, Nghị định
số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung của Luật
bưu chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành đã tiếp tục
hoàn thiện khung pháp lý về bưu chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bưu
chính thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ bưu chính
trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch theo định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Với việc ngày càng nhiều doanh nghiệp bưu chính tham gia cung cấp
dịch vụ bưu chính đã tạo điều kiện cho người sử dụng dịch vụ bưu chính có
cơ hội lựa chọn, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bưu chính có uy tín với

chất lượng dịch vụ cao và mức giá cước cạnh tranh.

10
Trong hoàn cảnh đó, giống như các lĩnh vực kinh tế - dịch vụ khác, điều
khoản về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu
chính giữa các doanh nghiệp bưu chính và khách hàng (người sử dụng dịch vụ
bưu chính) là một trong những điều khoản vô cùng quan trọng, nó quy định
trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi có sự vi phạm các điều khoản khác
trong hợp đồng. Hơn thế nữa, lĩnh vực bưu chính là một lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ, việc bồi thường thiệt hại có những điểm đặc thù, phức tạp riêng, đòi hỏi
phải có sự xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc xem xét, nghiên cứu, đề xuất
hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại luôn là một nội dung
quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về bưu chính, vừa nhằm đảm bảo
quyền lợi, nghĩa vụ của cả doanh nghiệp bưu chính cung cấp các dịch vụ bưu
chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính, vừa đảm bảo phù hợp với hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật trong nước và các Công ước quốc tế mà Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tham gia ký kết trong lĩnh vực bưu chính.
Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về pháp luật bồi
thường thiệt hại đã bộc lộ một số hạn chế như: Quy định về mức bồi thường
thiệt hại cho dịch vụ bưu chính quốc tế vận chuyển bằng phương thức khác quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết
thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, một số quy định khác liên quan
đến bồi thường thiệt hại như bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp
bưu chính vi phạm hợp đồng đã giao kết với người sử dụng dịch vụ do không
đảm bảo thời gian toàn trình, cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh giữa
doanh nghiệp bưu chính và người sửa dụng dịch vụ…
Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài "Pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam" với mong muốn được nghiên cứu một
cách đầy đủ và có hệ thống các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong
lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam, từ các vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại,

thực trạng bồi thường thiệt hại… để từ đó nêu ra những điểm còn hạn chế của
pháp luật và đề ra một số phương hướng góp phần hoàn thiện các quy định về
vấn đề này.

11
2. Tình hình nghiên cứu
Bưu chính là một ngành kinh tế dịch vụ thuộc cơ sở hạ tầng quốc gia
như các ngành giao thông, điện, nước, v.v và có sự gắn kết với các hoạt
động kinh tế xã hội khác nhằm bảo đảm nhu cầu thông tin thiết yếu của mọi
người dân. Trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bưu
chính cũng đã được xây dựng theo định hướng mở cửa, hội nhập với quốc tế,
quản lý các vấn đề chuyên ngành theo đúng thông lệ quản lý tiên tiến trên thế
giới, tạo dựng cơ chế thị trường nhưng vẫn giữ định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do bưu chính cũng là ngành tương đối đặc thù với những nét riêng biệt
nên các công trình nghiên cứu về pháp luật bưu chính nói chung, pháp luật về
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính nói riêng cho đến nay là rất hạn
chế. Trong thời gian qua, cũng đã có công trình khoa học nghiên cứu về giới
hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dịch vụ bưu chính ở Việt Nam của
Phạm Minh Đức - Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm
2010. Nhìn chung, công trình nghiên cứu trên ít nhiều đã đề cập đến các vấn
đề pháp lý liên quan đến các mức giới hạn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong dịch vụ bưu chính ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc Quốc hội thông qua Luật Bưu chính 2010, Chính phủ
ban hành Nghị định số 47/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một
số nội dung của Luật Bưu chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác về
bưu chính mới ban hành đã đã tạo ra các căn cứ pháp lý mới cho công tác
nghiên cứu quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu
chính ở Việt Nam.
Do đó, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc một số nội dung trong công
trình khoa học đã được công bố, người viết hy vọng góp phần làm sáng tỏ

hơn vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh
vực bưu chính ở Việt Nam, qua đó tìm ra những bất cập trong các quy định
của pháp luật hiện hành, đồng thời đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy
đinh của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính. Việc

12
hoàn thiện các quy định pháp luật về bưu chính sẽ nâng cao chất lượng các
dich vụ bưu chính, thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bưu chính, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng dịch vụ bưu chính cũng
như của chính các doanh nghiệp bưu chính trong quá trình hội nhập và phát
triển.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu và làm rõ những vấn đề pháp lý về bồi thường
thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
Tham khảo pháp luật về bồi thường thiệt hại ở một số lĩnh vực có
nhiều điểm tương đồng như lĩnh vực hàng không, lĩnh vực vận tải.
Bên cạnh đó, luận văn cũng có tham khảo pháp luật về bồi thường
thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính của một số quốc gia có nên bưu chính phát
triển như Singapore, Nga, New Zealand…
Luận văn cũng có tiến hành thu thập, thống kê, phân tích các số liệu
về cước, mức bồi thường của các doanh nghiệp bưu chính đang cung ứng
dich vụ bưu chính tại Việt Nam.
Trên cơ sở , luận văn có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định
về bồi thường thiệt hại bưu chính ở Việt Nam qua đó đảm bảo việc bồi
thường thiệt hại về bưu chính phù hợp hơn với tình hình thực tế, góp phần
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng dịch vụ bưu chính
cũng như quyền và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp bưu chính đang
tham gia cung ứng các dịch vụ bưu chính tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn được cụ thể hóa bằng những nhiệm
vụ sau đây:

13
- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành (trong nước
và quốc tế) quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính và các
ngành khác (hàng không, vận tải…)
- Kinh nghiệm của một số quốc gia có nền bưu chính phát triển khi
quy định về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
- Thu thập, thống kê, phân tích các số liệu về cước, mức bồi thường
của các doanh nghiệp bưu chính
- Nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính ở Việt Nam: mức bồi thường thiệt
hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế vận chuyển bằng phương thức khác, bồi
thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp bưu chính vi phạm hợp đồng đã
giao kết với người sử dụng dịch vụ do không đảm bảo thời gian toàn trình, cơ
chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh giữa doanh nghiệp bưu chính và người
sửa dụng dịch vụ…
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ của luận văn, đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
xây dựng mức bồi thường trong trường hợp bưu gửi bị mất hoặc hư hỏng hoàn
toàn đối với dịch vụ bưu chính quốc tế khi vận chuyển theo đường thủy bộ, cơ
chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh giữa doanh nghiệp bưu chính và người
sửa dụng dịch vụ…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn
đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu hiện đại như phương pháp thống kê tổng hợp, phương
pháp so sánh phân tích, phương pháp thu thập tài liệu… nhằm đạt được kết quả
nghiên cứu tốt nhất.

6. Kết cấu của luận văn

14
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về bồi thường thiệt hại hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành
Chương 2: Thực trạng về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu
chính
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về
bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính.


15
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI

1.1. BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1.1.1. Khái lược về quá trình phát triển của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều
chỉnh của Luật tư như hiện nay thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải
qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt.
Có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại như sau:
Giai đoạn thứ nhất, trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội
còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm
phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối
phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ
tư nhân phục thù.

Trong giai đoạn thứ hai, người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số
tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được
gọi là chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển:
1) Khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thoả thuận với
nhau về tiền chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện;
2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh chấp bắt buộc
phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗi theo
ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền thục
kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường thiệt
hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ
tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim.


16
Giai đoạn thứ ba, chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và
dân sự . Chính quyền, trước hết, can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ
liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất
cần thiết, vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp
này không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư
nhân. Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp
liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về
phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin
bồi thường tổn hại của mình về dân sự.
Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai
trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được hẳn
một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra sự tổn thất phải
bồi thường thiệt hại bất luận trường hợp nào.
Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn
đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều

Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các
điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ: Quốc triều hình luật đã quy định:
Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách
làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào
hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân,
cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà không giết thì người
chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương
thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị
thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết người
một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là người
cố trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ không
phải tội [Điều 582].


17
Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách
làm hiệu và ràng buộc không đúng phép – (theo đúng phép vật nào
hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân,
cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó dại mà không giết thì người
chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương
thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị
thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết
người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay
là người cố trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người
chủ không phải tội [Điều 582].
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng
quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, điều 468
Quốc triều hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô. Ví dụ như quy định việc
đánh bị thương bằng chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải
nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40

ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày… Nhưng ngoài những trường
hợp đặc biệt, Cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự
và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách
nhiệm dân sự.
Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định
và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã
được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được
hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành (gồm Bộ
Luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được quy định như sau:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi


18
thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất
về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm
bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm
gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm
phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính
công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho người bị thiệt hại [Điều 307].
Tuy nhiên, các nội dung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
pháp luật dân sự không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà

chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực
chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người
sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì
lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho
người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra.
Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác
được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ
pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất
mà mình gây ra.
1.1.3. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách
nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng,


19
áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả
bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà
nước… thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau
đây:
Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách
nhiệm Dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự và các pháp luật
chuyên nghành. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi
thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Bộ
luật dân sự và luật chuyên nghành điều chỉnh.
Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi
thoả mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi

phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của
người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều
kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường
những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều
kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu
quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn
thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải
được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ
không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần
mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định
của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì
vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho
người bị thiệt hại.
Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi
gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với


20
những chủ thể khác đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ
của người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt
hại, trường học, bệnh viện trong trường hợp người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy
nghề…
1.1.4. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1.1.4.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại

được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Đây là cách phân loại cơ bản nhất bởi lẽ xác định cơ sở giải quyết bồi
thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng sẽ rất khác nhau. Chính vì vậy, xác
định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân
sự và pháp luật chuyên ngành một cách đúng đắn.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra
thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất
mà mình gây ra.
Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp
đồng bao gồm:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải
dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi
thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng.
Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại
xảy ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây
thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Chính vì vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ


21
hợp đồng và vi phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là
chưa hề tồn tại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có
hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng hợp đồng gây ra.
Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan
hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi

gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên
tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt
hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại
cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm
ngoài hợp đồng. Trường hợp này không áp dụng đối với hợp đồng vì lợi ích
của người thứ ba bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là
người có quyền lợi liên quan và được đề cập đến trong hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một
loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do
pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng
được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy
định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác.
So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau:
Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp


22
luật quy định. Khác với các loại trách nhiệm pháp lý khác thì trách nhiệm dân
sự có thể phát sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Tuy nhiên, trách
nhiệm phát sinh trên cơ sở thoả thuận của các bên chỉ có thể là trách nhiệm
theo hợp đồng ví dụ như buộc phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi
phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại.
Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định.
Các điều kiện đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái phát luật, có mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên,
bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, do cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các
bên bên thoả thuận nên các bên cũng có thể thoả thuận đặt ra các điều kiện
phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm
hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại …
Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn
áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người
giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp
nhân, trường học, bệnh viện, cơ sở dạy nghề…. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia
hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. Hay nói các khác, các
chủ thể trong hợp đồng không thể thoả thuận bất kỳ ai không tham gia hợp
đồng sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không được sự đồng ý
của họ.
Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên
tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại
chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại
có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu
dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thoả
thoả thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao


23
hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì
mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thoả thuận.
1.1.4.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần

Căn cứ vào lợi ích bị bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách
nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại
về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi
thường tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra,
bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục
thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là người gây
thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin
lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những
tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, lòng đau
thương…
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định
nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại
phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ theo thỏa
thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên
tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần thì
rõ ràng những tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy,
không thể tính toán và không thể chứng minh được.
1.1.5. Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Giới hạn là phạm vi được quy định, không thể vượt qua [Đại Từ điển
Tiếng Việt]. Vậy giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì? Đến nay
chưa có văn bản luật nào định nghĩa rõ về giới hạn trách nhiệm bồi thường


24
thiệt hại. Tuy nhiên, kết hợp với khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ở trên, ta có thể hiểu về giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là phạm vi được quy định
mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho
người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra, mức bồi thường
này nằm trong phần phạm vi đã được quy định.
Trên thực tế trong các hợp đồng, có 3 loại giới hạn trách nhiệm bồi
thường chính:
Giới hạn dưới: Thường được đặt ra trong trường hợp xác định một
mức bồi thường tối thiểu mà nhà cung cấp phải trả trong trường hợp có xảy ra
sự kiện mà nhà cung cấp có nghĩa vụ phải bồi thường. Mức giới hạn này đặt
ra nhằm để bảo vệ người bị vi phạm, giúp cho người bị vi phạm trong bất cứ
trường hợp nào cũng được hưởng một mức bồi thường tối thiếu nhất định.
Đây là mức giới hạn mà lĩnh vực bưu chính đang áp dụng.
Giới hạn trên: Được đặt ra trong trường hợp quy định mức tối đa mà
bên vi phạm phải gánh chịu thay vì phải chịu những mức bồi thường không
xác định giá trị. Chính vì vậy, mức bồi thường này chủ yếu là nhằm để bảo vệ
người vi phạm nghĩa vụ trong trường hợp người bị vi phạm yêu cầu mức bồi
thường quá vận tải đang áp dụng.
Giới hạn khung: Quy định cả mức tối đa và tối thiểu nhằm bảo vệ
quyền lợi của cả 2 bên trong trường hợp có vi phạm xảy ra. Người vi phạm
bồi thường cho người bị vi phạm trong phạm vi khung giới hạn được quy
định.
1.2. BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG PHÁP LUẬT BƢU CHÍNH
1.2.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực bưu chính
Theo quy định tại Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 được Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2010 thì có
một số khái niệm được định nghĩa như sau:


25
Dịch vụ bưu chính là dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát

bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa
điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử.
Người sử dụng dịch vụ bưu chính là tổ chức, cá nhân sử dụng
dịch vụ bưu chính, bao gồm người gửi và người nhận [khoản 1 Điều
8 Luật Bưu chính].
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là thoả
thuận giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi,
theo đó doanh nghiệp chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi đến địa
điểm theo yêu cầu của người gửi và người gửi phải thanh toán giá
cước dịch vụ bưu chính [khoản 1 Điều 9 Luật Bưu chính].
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bằng văn bản phải có
những nội dung chính sau đây:
a) Loại hình dịch vụ bưu chính;
b) Khối lượng, số lượng bưu gửi;
c) Thời gian, địa điểm và phương thức cung ứng dịch vụ bưu
chính;
d) Chất lượng dịch vụ bưu chính;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Giá cước và phương thức thanh toán;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợp
đồng [khoản 1 Điều 9 Luật Bưu chính].
Như vậy, các ràng buộc pháp lý giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ
và người sử dụng dịch vụ được quy định cụ thể trong hợp đồng, và các nội
dung trong hợp đồng này phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên
nghành về bưu chính và các pháp luật khác có liên quan, trong đó có quy định
về vấn đề bồi thường.

×