Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã - qua thực tiễn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.41 KB, 77 trang )



4




MỤC LUC

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 11
1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cơ
quan đại diện của nhân dân 11
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ quan đại diện của nhân
dân 11
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện của nhân dân. 13
1.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng nhân dân
cấp xã trong lịch sử lập pháp của nƣớc ta 17
1.3 Những quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã 24
1.3.1 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp xã 24
1.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã 27
1.3.3. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã 31
1.3.4. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân cấp xã 33
1.3.5. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 34
1.4. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp
xã và với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội ở địa phƣơng 36
1.4.1. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp


xã 36
1.4.2. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Đảng ủy cấp xã 38


5
1.4.3. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân cấp xã với Mặt trận tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam 39
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 42
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 42
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh
Thừa Thiên - Huế. 43
2.2.1. Thực trạng tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên
- Huế. 43
2.2.2. Thực trạng hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Thừa
Thiên - Huế. 45
CHƢƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở TỈNH
THỪA THIÊN - HUẾ 52
3.1. Sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 52
3.2. Những giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. 53
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của
Hội đồng nhân dân cấp xã. 54
3.2.2. Những giải pháp cụ thể đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt
động của Hội đồng nhân dân cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 61
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71







6




DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bộ máy nhà nước : BMNN
Hội đồng nhân dân : HĐND
Mặt trận Tổ quốc : MTTQ
Uỷ ban hành chính : UBHC
Ủy ban nhân dân : UBND



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xã, phường, thị trấn gọi chung là cấp xã, là chính quyền cấp thấp nhất ở
cơ sở có lịch sử lâu dài ở nước ta. Đây là cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp
đến từng người dân là cầu nối chuyển tải mọi chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Có thể nói chức năng, thẩm
quyền của chính quyền cấp xã thực sự trở thành đối tượng để thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” một cách hiệu quả nhất.
Chính quyền cấp xã trực tiếp tổ chức cho nhân dân xã thực hiện Hiến pháp,

pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, tăng cường sự
đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, khai thác
mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì Hội đồng nhân dân
(HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,
chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
HĐND xã, phường, thị trấn gọi chung là HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực
nhà nước ở cấp xã. Vấn đề càng quan trọng và cấp bách ở chỗ xã là cấp trực
tiếp quản lý trên 80% dân số cả nước, trải dài trên diện tích rộng từ Bắc tới
Nam, từ miền núi tới đồng bằng, hải đảo nên hiệu lực quản lý của cấp chính
quyền này góp phần quyết định tới sự thành công hay thất bại của mọi chủ
trương, chính sách được hoạch định từ cấp trên.
Từ trước đến nay qua thực tiễn hoạt động vị trí, vai trò của HĐND trong
hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước ta ngày càng được khẳng định. Điều đó
được thể hiện ở chỗ HĐND ngày càng làm tốt chức năng là cơ quan đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, thay mặt nhân dân địa


2
phương quyết định những vấn đề quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
quốc phòng - an ninh.
Tuy nhiên, trong thời gian những năm gần đây thì hoạt động của HĐND
các cấp đã thể hiện nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
đặt ra trong đó có HĐND cấp xã. Chính vì việc hoạt động không hiệu quả
cho nên hiện nay chúng ta đang thí điểm bỏ HĐND cấp quận, huyện và
phường ở một số tỉnh. Việc đưa ra chủ trương thí điểm bỏ HĐND cấp
quận, huyện và phường liệu có phải là chủ trương đúng đắn hay chưa?
Tỉnh Thừa Thiên - Huế là tỉnh có tốc độ đô thị hóa khá cao, tiềm năng

phát triển kinh tế - xã hội khá lớn. Hiện nay tỉnh có 152 đơn vị hành chính cấp
xã trong đó có 105 xã và 39 phường và 8 thị trấn. Nhìn chung HĐND cấp xã
tại tỉnh Thừa Thiên - Huế trong những năm qua đã đạt được những thành tựu
nhất định như ban hành các cơ chế cải cách hành chính, thực hiện giao dịch
một cửa liên thông…góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên - Huế từng bước phát
triển đi lên. Tuy nhiên HĐND cấp xã tại đây vẫn còn nhiều bất cập, hạn
chế trong tổ chức và hoạt động, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh. Chất lượng hoạt động của HĐND chưa phản ánh rõ nét
qua các kỳ họp, năng lực, trình độ và nhận thức của đại biểu HĐND chưa
xứng tầm với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và nguyện vọng
của cử tri.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về phương thức tổ chức và hoạt động của
HĐND nói chung cũng như HĐND cấp xã tại tỉnh Thừa Thiên - Huế nói
riêng qua đó đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể góp một phần vào công
cuộc đổi mới, hoàn thiện bộ máy cơ quan quyền lực mà Nhà nước ta đang
đặt ra trong giai đoạn hiện nay nên tác giả đã mạnh dạn chọn vấn đề: “Tổ
chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã – qua thực tiễn ở tỉnh
ThừaThiên - Huế” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.



3
2. Tình hình nghiên cứu.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay cùng với nhiệm
vụ cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc nghiên cứu hệ thống cơ quan quyền lực ở
địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu này sẽ tạo điều
kiện để Việt Nam có thể hướng tới việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, thiết
lập cơ chế phân công, phối hợp và kiểm tra giám sát quyền lực nhà nước.
Xuất phát từ nhu cầu đó, thời gian qua các nhà khoa học pháp lý nước ta đã

có một số công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND cũng như
những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành liên quan đến mảng đề tài này.
* TS Văn Tất Thu, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bàn về “chủ trương, quan
điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức hợp lý chính quyền địa phương ở
nước ta” đăng trên Tổ chức nhà nước số 12/2008 xây dựng chính quyền địa
phương ở nước ta tác giả đã có những quan điểm sau:
HĐND ở nước ta hình thành ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm
1945 thành công. Hơn 60 năm qua, với tính chất là cơ quan chính quyền địa
phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do
nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và
cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND đã thực hiện tốt các nhiệm vụ nhân dân ủy
thác, góp phần tích cực vào sự thành công của sự nghiệp cách mạng xây dựng
và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên trên thực tế hoạt động của HĐND nói chung,
của HĐND huyện, quận, phường nói riêng bên cạnh những ưu điểm là cơ bản
còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, vì vậy vấn đề tổ chức hợp lý chính quyền
địa phương các cấp đã được Đảng và Nhà nước ta nhiều lần đề cập đến.
* TS. Văn Tất Thu khi bàn về “Cơ sở lý luận tổ chức hợp lý chính quyền
địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường) ở nước
ta hiện nay” đăng trên Tổ chức Nhà nước số 3/2009 thì:


4
Lý do bỏ HĐND phường mà không bỏ HĐND xã là về cấp hành chính
phường và xã tương đương nhau nhưng thực ra hai đơn vị hành chính này
khác nhau ở nhiều mặt. Phường ở địa bàn đô thị, xã trên địa bàn nông thôn.
Hai địa bàn đô thị và nông thôn khác nhau ở đặc điểm địa lý và dân cư, ở nếp
sống văn hóa và thuần phong mỹ tục. Đời sống kinh tế và các hoạt động có
tính chất cộng đồng dân cư ở xã khác phường. Xét về đặc điểm hình thành tự
nhiên, xã mới là cấp cơ sở, ở xã quan hệ cộng đồng dân cư rất rõ nét. Còn ở
đô thị, phường là cánh tay nối dài của chính quyền thành phố, là cơ quan hành

chính trong một chính quyền đô thị chứ không phải là một chính quyền cơ sở
của cộng đồng dân cư cố kết với nhau như ở làng xã. Đứng về gốc độ quản lý,
xã là cơ quan quản lý toàn diện hơn. Cụ thể tư liệu sản xuất quan trọng nhất ở
nông thôn là đất đai do xã đứng ra quản lý, ở đô thị chức năng này thuộc cấp
quận và thành phố, chức năng phường chủ yếu quản lý đô thị. Chính quyền ở
xã liên quan toàn diện đến đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Còn
chính quyền ở phường không liên quan nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội
của phường, chính quyền phường không có chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế. HĐND phường như trên đã phân tích, hoạt động rất hình thức không
có thực quyền vì chỉ có thể quyết định lại các vấn đề HĐND quận và thành
phố đã quyết định. Do vậy việc không tổ chức HĐND phường là hợp lý và
cần thiết và theo xu hướng phát triển, trong các đô thị lớn hiện nay có thể chỉ
còn hai cấp hành chính: một cấp thành phố và cấp dưới thành phố, trong đó
cấp dưới thành phố là cấp giúp việc cho chính quyền thành phố. Còn xã là tổ
chức cơ sở tiến tới hoạt động theo nguyên tắc chính quyền tự quản việc duy
trì HĐND với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền
làm chủ của người dân ở cơ sở xã là cần thiết.
Theo TS Văn Tất Thu HĐND ở nước ta được hình thành trên cơ sở các
đơn vị hành chính lãnh thổ dẫn đến có nhiều cơ quan và nhiều đại biểu đại


5
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Thế nhưng vẫn
còn nhiều bức xúc, nhân dân đòi hỏi, nhiều đơn thư, kiến nghị của nhân dân
chưa được giải quyết kịp thời. Do có nhiều đại biểu nên nhiều khi nhân dân
không rõ từng đại biểu đại diện cho mình đến đâu, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp và chịu trách nhiệm trước mình như thế nào?
Do có nhiều cơ quan, đại biểu đại diện cho nhân dân, nhiệm vụ,
quyền hạn chồng chéo, không rõ ràng nên dẫn đến tình trạng cùng một
việc có nhiều cơ quan giám sát, cùng một việc nhiều người nói mà hiệu

quả giải quyết lại thấp. Không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là
tinh giản một bộ phận, tổ chức trong bộ máy chính quyền địa phương,
tuyệt nhiên không làm mất đi quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân
dân, không làm yếu đi chính quyền của nhân dân mà ngược lại sẽ làm cho
chính quyền mạnh hơn, bộ máy chính quyền gần dân, sát dân, phục vụ
nhân dân tốt hơn. Đồng thời nếu không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường rõ ràng sẽ tinh giảm được biên chế và tiết kiệm được một nguồn
đáng kể kinh phí, ngân sách nhà nước.
* PGS.TS. Trương Đắc Linh, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí
Minh, Từ hai sắc lệnh số 63/SL và số 77/SL năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký ban hành đến các bản Hiến pháp, pháp luật về Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân và vấn đề đổi mới hiện nay, Hội thảo chính quyền địa
phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tại đây tác giả đã trình bày tổ chức chính quyền địa phương tại hai sắc
lệnh đầu tiên (Sắc lệnh số 63/SL và sắc lệnh số 77/SL năm 1945) do Chủ tịch
Hồ Chí Minh ký ban hành về tổ chức chính quyền địa phương đồng thời tác
giả trình bày tổ chức chính quyền địa phương tại các bản Hiến pháp năm
1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992.


6
* PGS. TS. Bùi Xuân Đức, Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn
các Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 và những bài học kinh nghiệm, Hội
thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở
Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
PGS. TS. Bùi Xuân Đức đã trình bày một cách hệ thống tổ chức chính
quyền địa phương Việt Nam qua các Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 từ
đó đưa ra một số kinh nghiệm và bài học rút ra.
* GS.TS Nguyễn Đăng Dung, Tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam

theo Hiến pháp 1992, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình
thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài
học kinh nghiệm.
GS.TS Nguyễn Đăng Dung đã trình bày một cách chi tiết chính quyền
địa phương trong thời kỳ Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cho đến
trước Hiến pháp năm 1992 đang hiện hành từ đó so sánh những điểm khác
biệt so với Hiến pháp năm 1992 đang hiện hành.
* PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt, PGS.TS. Trương Đắc Linh, Tổ chức
chính quyền địa phương của một số nước trên thế giới, của Việt Nam qua
các bản Hiến pháp và vấn đề đổi mới tổ chức chính quyền địa phương ở
Việt Nam hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình
thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số
bài học kinh nghiệm.
Hai tác giả khái quát mô hình tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ và
mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới. Từ mô hình chính
quyền địa phương ở các nước trên thế giới tác giả đã so sánh, đối chiếu với
mô hình chính quyền địa phương ở nước ta từ đó tác giả đưa ra phương
hướng, giải pháp đổi mới mô hình tổ chức đơn vị hành chính – lãnh thổ và mô
hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta.


7
* Th.S. Phan Văn Ngọc, Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt
Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời
kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tại bài viết này đã trình bày mối quan hệ giữa chính quyền trung ương
với chính quyền địa phương đồng thời đưa ra những vấn đề đặt ra trong mối
quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương.
* Lê Tư Duyến, Chính quyền điạ phương ở Việt Nam và vấn đề đổi

mới hiện nay, Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành,
phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học
kinh nghiệm.
Trong tác phẩm này đã giới thiệu một số đặc điểm của chính quyền địa
phương ở Việt Nam từ khi thành lập đến nay và tổ chức bộ máy và nhân sự
của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay cũng như những đổi mới
về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam trong thời
gian qua.
* Đặng Đình Luyến, Một số vấn đề về thực hiện thí điểm không tổ chức
Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, Hội thảo chính quyền địa phương
Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật qua các
thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tại đây tác giả đã nêu những kết quả đạt được trong việc thực hiện thí
điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường và những vấn đề còn vướng
mắc, bất cập trong việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận,
phường từ đó đưa ra một số kiến nghị.
* Đoàn Nhuận, Đánh giá thực trạng các quy định của Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành, phương hướng hoàn thiện luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong điều kiện xây dựng nhà


8
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hội thảo chính quyền địa
phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật
qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tại đây tác giả đã đánh giá thực trạng các quy định của Luật tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành, đưa ra những điểm chưa hoàn
chỉnh của Luật năm 2003 về cơ chế, tổ chức và nhân sự, về chức năng giám
sát và quyết định của Hội đồng nhân dân.
* TS. Vũ Đức Khiển, Một số giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động

và phát huy toàn diện vai trò của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới,
Hội thảo chính quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ
sở Hiến pháp, pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tác giả đã xác định rõ chính quyền địa phương ở nước ta là những cơ quan
nào của nhà nước và vsi trò cả chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan
nhà nước từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động và phát
huy toàn diện vai trò của chính quyền địa phương trong giai đoạn mới.
* Th.S. Phạm Thị Bích Thủy, Giải pháp xây dựng bộ máy chính quyền
nhà nước ở địa phương theo xu hướng tinh gọn và hiệu quả, Hội thảo chính
quyền địa phương Việt Nam – Sự hình thành, phát triển trên cơ sở Hiến pháp,
pháp luật qua các thời kỳ và một số bài học kinh nghiệm.
Tại đây Th.S. Phạm Thị Bích Thủy đã đưa ra một số vấn đề lý luận về cơ
quan nhà nước ở địa phương ở nước ta, thực trạng tổ chức và hoạt động của
chính quyền nhà nước địa phương ở nước ta hiện nay từ đó đưa ra phương
hướng giải pháp chủ yếu xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước ở địa
phương theo xu hướng tinh gọn và hiệu quả.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Luận văn có mục đính nghiên cứu một cách hệ thống tổ chức và hoạt
động của HĐND cấp xã. Đồng thời đi sâu nghiên cứu thực trạng tổ chức và


9
hoạt động HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ đó đánh giá đúng thực
trạng để đưa ra những quan điểm và đề xuất những giải pháp nhằm đổi mới tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên -
Huế nói riêng, HĐND cấp xã nói chung trên phạm vi cả nước.
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên luận văn có những nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Phân tích, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức
và hoạt động của HĐND cấp xã. Làm rõ vị trí, vai trò của HĐND cấp xã

trong tổ chức BMNN và trong hệ thống chính quyền cơ sở.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND
cấp xã tại ba loại hình đơn vị hành chính là xã, phường và thị trấn tại tỉnh
Thừa Thiên - Huế.
- Đề tài sẽ khai thác trong thực tiễn để cung cấp những số liệu chính xác
về vấn đề tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
qua đó có sự đối chiếu với quy định của pháp luật, tìm ra các nguyên nhân và
các giải pháp đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND cấp
xã tại địa phương này. Đề tài sẽ cũng cố thêm cơ sở lý luận và kinh nghiêm
thực tiễn trong vấn đề đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của
HĐND cấp xã tại các địa phương khác trong phạm vi cả nước.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài.
Thông qua việc trình bày một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống về tổ
chức và hoạt động của HĐND cấp xã luận văn góp phần làm rõ về khái niệm,
vị trí, vai trò của HĐND cấp xã, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã.
Đồng thời, luận văn phân tích những điểm tích cực và hạn chế về cách
thức tổ chức và hoạt động của HĐND xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai
đoạn hiện nay. Qua đó rút ra những hạt nhân hợp lý trong tổ chức và hoạt
động của HĐND cấp xã để tiếp tục hoàn thiện thêm cũng như khắc phục


10
những điểm hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của HĐND cấp xã.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HĐND cấp
xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Không gian: Đề tài nghiên cứu về HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế
trong bối cải cách hành chính cho nên các quan điểm, luận điểm trong luận văn

được xây dựng trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, các quan điểm học
thuyết, pháp lý được thừa nhận ở Việt Nam và thực trạng tổ chức và hoạt động
của HĐND cấp xã.
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của
HĐND cấp xã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế trong nhiệm kỳ 2004 - 2011.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chung có tính chất chủ đạo và nền tảng của
luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
khoa học cụ thể: mô tả luật, phân tích, phân tích quy phạm, diễn giải và quy
nạp, hệ thống hóa, mô hình hóa, tư duy lôgic và phương pháp lịch sử.
Phương pháp phân tích được áp dụng để phân tích tổ chức và hoạt động của
HĐND cấp xã. Phương pháp diễn giải và quy nạp được áp dụng nhằm lý giải và
rút ra những kết luận cần thiết sau mỗi lần nghiên cứu, phương pháp lịch sử nhằm
xem xét các vấn đề trong luận văn theo nguồn gốc xuất xứ và quá trình phát triển
của nó. Các phương pháp hệ thống hóa, mô hình hóa, tư duy lôgic nhằm hỗ trợ
các phương pháp nói trên để trình bày các vấn đề có hệ thống, lôgic và dễ hiểu.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm có 3 chương.


11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về cơ quan đại diện của nhân dân
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ quan đại diện

của nhân dân
Cơ quan đại diện là một bộ phận không thể thiếu trong tổ chức chính
quyền của Nhà nước vô sản. Việc nghiên cứu về cơ quan đại diện có một ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng chính quyền.
Công xã Pari là một thực tiễn sinh động làm sáng tỏ quan điểm Mác -
Lênin về Nhà nước và pháp luật. Công xã Pari đã xây dựng được “một mẫu
hình phác thảo” cho việc xây dựng chính quyền Nhà nước vô sản. Công xã
Pari đã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra hệ thống cơ quan đại diện
mới. Hội đồng công xã Pari là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm các uỷ
viên xuất thân chủ yếu từ thành phần công nhân, do nhân dân lao động bầu ra
theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Các uỷ viên này có thể bị bãi miễn nếu
họ không còn uy tín hoặc không còn khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Công xã
Pari đã xác lập một chế độ dân chủ mới, trong đó đã đề ra và thực hiện nhiều
biện pháp bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho giai cấp công nhân và nhân dân
lao động tham gia vào quản lý nhà nước. Đặc điểm của công xã Pari cho thấy
đây là mô hình nhà nước vô sản, mặc dù mô hình nhà nước này chưa thực sự
hoàn chỉnh.
Công xã Pari, lần đầu tiên đã xoá bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra
hệ thống cơ quan đại diện mới, cơ quan đại diện này theo nghĩa của nó vừa là
cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan hành pháp. Việc xuất hiện hình thức công xã


12
Pari có ý nghĩa rất lớn, làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin nói chung và
lý luận về Nhà nước và pháp luật nói riêng, đặc biệt là để xây dựng một học
thuyết hoàn chỉnh về hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Và một lần nữa, khi nghiên cứu về phong trào công nhân, Lênin đã phát
hiện ra hình thức nhà nước Xô Viết và coi đó là mầm mống của một hình thức
có thể sử dụng để tổ chức nhà nước vô sản ở Nga. Hình thức nhà nước Xô
viết là hình thức được sử dụng để tổ chức và thực hiện chính quyền của giai

cấp vô sản Nga và các nước Cộng hoà khác ở Cap-ca-zơ, vùng Ban tích; sau
này trở thành hình thức của Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Xô Viết. Xô Viết xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc tổng bãi công của công
nhân thành phố Petrograt năm 1905, với tư cách là hội đồng đại biểu công
nhân để đấu tranh đòi lợi ích chính trị và kinh tế cho giai cấp. Trong quá trình
lãnh đạo và xây dựng chính quyền Xô viết, Lênin đặc biệt nhấn mạnh quyền
tham gia quản lý nhà nước của người lao động, coi:
“Sự tham gia của người lao động vào chính quyền như là mục đích
của chính quyền Xô viết. Và theo Người, việc thu hút được mọi người lao
động tham gia vào quản lý là một trong những ưu thế quyết định của nền dân
chủ xã hôi chủ nghĩa v.v Vì rằng, một thiểu số người tức là Đảng không thể
thực hiện được chủ nghĩa xã hội”[33].
Hình thức nhà nước dân chủ xuất hiện sau chiến tranh thế giới thứ II
trong một số nước ở châu Âu như: Anbani, Bungari, Cộng hoà dân chủ Đức
và ở châu Á như: Việt Nam, Trung Quốc,…Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển
của hình thức nhà nước dân chủ nhân dân là một thực tiễn sinh động để khẳng
định sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về sự phong phú và đa dạng của
các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Hình thức này phù hợp với tình hình
cách mạng của các nước sau chiến tranh thế giới thứ II. Vì vậy, đã góp phần
tăng cường sức mạnh và phát huy hiệu lực của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa


13
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Cách mạng thành công nhiều nước xã
hội chủ nghĩa mới ra đời, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hình thức
nhà nước dân chủ nhân dân ra đời với những đặc điểm riêng, phù hợp với tình
hình lịch sử, đáp ứng được yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới.
Tóm lại, xuất phát từ bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là một Nhà
nước dân chủ nên việc tổ chức và hoạt động của BMNN xã hội chủ nghĩa
luôn đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực. Ở các nước xã hội chủ nghĩa

tất cả quyền lực đều thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do nhân dân
trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra, mà tập trung nhất là thông qua cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất
nước. Các cơ quan nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quan quyền lực Nhà nước
và phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước, chịu trách nhiệm
và báo cáo trước cơ quan quyền lực đó. Chính vì lẽ đó, V.I.Lênin khi nói về
cơ quan đại diện đã khẳng định: “Chúng ta không thể quan niệm một nền dân
chủ, dẫu là dân chủ vô sản, mà lại không có cơ quan đại diện”[33]. Sự xuất
hiện và tồn tại của cơ quan đại diện là một tất yếu khách quan do yêu cầu của
cách mạng, đặc biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải có sự tham
gia tích cực của đông đảo quần chúng vào hoạt động quản lý nhà nước, quản
lý xã hội.
1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cơ quan đại diện của nhân dân.
Năm 1911 Nguyễn Ái Quốc đã rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường
cứu nước. Người đã đi nhiều nơi trên thế giới như châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ, châu Á; tìm hiểu và nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới. Trong khi tìm hiểu, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý xem xét
những vấn đề về chính quyền nhà nước, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng xã hội.
Đánh giá về cách mạng Mỹ, Người đã chỉ rõ:


14
“Tuy Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ khẳng định: Giời sinh ra ai
cũng có quyền tự do, quyền giữ tính mệnh của mình, quyền làm ăn sung
sướng. Hễ Chính phủ nào mà có hại cho dân thì dân chúng đập bỏ chính phủ
ấy đi và gây nên chính phủ khác nhưng thực chất bây giờ Chính phủ Mỹ lại
không muốn cho ai nói đến cách mạng, ai đụng đến Chính phủ”[19].
Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc kết luận, cách mạng Mỹ là “cách mạng tư
bản”, tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ tuy phản ánh quyền lực tối

cao của của nhân dân trong việc xây dựng chính quyền Nhà nước, nhưng
Nhà nước ở Mỹ lại rơi vào tay của giai cấp tư sản, do đó công nông vẫn cứ
cực khổ.
Đối với cách mạng tư sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đánh giá rằng, Nhà
nước tư sản Pháp ra đời là thành quả của cuộc cách mạng 1789 lật đổ chế độ
phong kiến với những khẩu hiệu nổi tiếng:“Bình đẳng, tự do, bác ái”; đây là
tư tưởng rất tiến bộ, phản ánh tư tưởng của các nhà cách mạng Pháp ở thế kỷ
ánh sáng chống lại bọn phong kiến; giai cấp tư sản Pháp thấy rõ vai trò và sức
mạnh của nhân dân nên đã tìm cách lợi dụng nhân dân để chống lại ách thống
trị của bọn phong kiến; tư bản nó “dụng” chữ tự do, bình đẳng, đồng bào để
lừa dân, xúi dân đánh đổ bọn phong kiến rồi thì nó quay lại thay phong kiến
mà áp bức dân.
Nghiên cứu hai cuộc cách mạng tư sản Pháp và Mỹ ở thế kỷ XVIII
Nguyễn Ái Quốc rút ra những kết luận chung nhất:
Một là, giai cấp tư sản Mỹ và Pháp đã lợi dụng sức mạnh của nhân dân,
tìm cách mị dân để lôi kéo nhân dân vào cuộc đấu tranh chống lại chế độ
phong kiến.
Hai là, khi giành được chính quyền, thiết lập được BMNN tư sản trên cơ
sở đập tan Nhà nước phong kiến rồi thì giai cấp tư sản quay lại đàn áp bóc lột
nhân dân, không thực hiện những điều mà họ đã khẳng định trong Tuyên


15
ngôn của họ là quyền lực tối cao trong thiết chế chính quyền Nhà nước thuộc
về nhân dân.
Nguyễn Ái Quốc cũng đã để nhiều tâm sức vào nghiên cứu, tìm hiểu cuộc
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Người nhận thức được ý nghĩa sâu sắc
của cuộc Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân, mà
tiên phong của nó là Đảng Bôn Sê Vích Nga lãnh đạo, cuộc cách mạng vô sản
này thật sự đề cao vai trò của nhân dân, huy động tất cả mọi lực lượng chủ yếu

là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và binh lính chống lại giai cấp tư sản
để giành lấy chính quyền về tay nhân dân, lập nên các Xô Viết công nông binh,
đây là cuộc cách mạng triệt để, đưa lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao động.
Nhà nước Xô viết được thành lập trên cơ sở quyền lực của nhân dân.
Người đã khẳng định rằng: “Muốn thành công, cách mạng Việt Nam
phải đi theo con đường của cách mạng Nga”[19].
Xây dựng một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất
quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây
cũng là bài học về xây dựng chính quyền mà Người đã nhận thức được qua
việc nghiên cứu các kiểu Nhà nước qua các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga.
Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc
nước là việc chung, mỗi một người con Rồng, cháu Tiên; bất kỳ già trẻ, gái trai,
giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều có phải gánh vác một phần”[19].
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, để thực thi quyền
làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước Việt Nam mới - Nhà
nước Dân chủ Cộng hoà, ngày 3/9/1945, trong cuộc họp Chính phủ lâm thời,
Hồ Chí Minh đã đề nghị tiến hành tổ chức “càng sớm càng hay cuộc tổng
tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”.


16
Như vậy, quyền chính trị của nhân dân đã được bảo đảm thực hiện ngay
sau thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đặc biệt trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân còn thể hiện ở chỗ dân có quyền kiểm
soát, giám sát, bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Đây cũng là điều
thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân, nhân dân có quyền bầu những đại
biểu của mình vào cơ quan đại diện đó là Quốc hội, HĐND thì chính bản thân
họ cũng hoàn toàn có quyền bãi miễn những đại biểu khi họ không còn xứng
đáng để giữ gìn phẩm chất và ý thức thực sự cho những đại biểu của mình

trong Quốc hội, HĐND. Hồ Chí Minh nêu rõ:
“Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nếu
những đại biểu ấy không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”[19].
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bộ máy chính quyền địa phương cũng thể
hiện rất rõ trong Hiến pháp 1946, đó là thiết chế HĐND, cơ quan đại
diện của nhân dân địa phương. HĐND được thành lập ở cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. HĐND quyết định những vấn đề thuộc địa phương
mình, những kiến nghị ấy không được trái với chỉ thị cấp trên. Có thể
nói, tổ chức chính quyền địa phương với hình ảnh rõ nhất là thiết chế cơ
quan đại diện - HĐND một cơ quan quyết định những vấn đề có tính địa
phương, do nhân dân địa phương bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân địa phương.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước của nhân dân, một Nhà nước
dân chủ đã, đang và sẽ soi đường cho sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay. Trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng ta phải tiếp tục
nâng cao và hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của HĐND đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân qua
hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây
dựng và giám sát hoạt động của BMNN.


17
1.2 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Hội đồng
nhân dân cấp xã trong lịch sử lập pháp của nƣớc ta
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến việc
xây dựng và củng cố chính quyền địa phương.
Văn bản pháp luật đầu tiên về HĐND là Sắc lệnh số 63 - SL ngày 22
tháng 11 năm 1945 về tổ chức, quyền hạn, cách làm việc của HĐND và
UBHC có hiệu lực thi hành ngày 8 tháng 12 năm 1945. Theo sắc lệnh này thì

HĐND cấp xã được quy định như sau :
- Về tổ chức: Ở mỗi xã sẽ đặt một HĐND gồm có từ 15 đến 25 hội viên
chính thức và từ 5 đến 7 hội viên dự khuyết.
Tất cả những công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ
đều có quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người sau: những người điên
(những người mà dân địa phương đã công nhận là điên); những người hành
khất chuyên môn, hay là những người do một hội thiện nào nuôi vĩnh viễn;
những người bị can án mà không được hưởng sắc lệnh đại xá của Chính phủ
Dân chủ Cộng hoà.
- Về quyền hạn: HĐND cấp xã có quyền quyết định về tất cả các vấn đề
thuộc phạm vi xã mình. Những quyết định của HĐND cấp xã không được trái
với chỉ thị của cấp trên. Đối với những quyết nghị quan trọng của xã quy đinh
tại điều 70 và điều 71 của sắc lệnh 63 phải được UBHC cấp trên chuẩn y mới
được thi hành.
- Về cách làm việc: HĐND cấp xã họp mỗi tháng một kỳ do UBHC triệu
tập. HĐND cấp xã có thể họp bất thường trong trường hợp theo mệnh lệnh
của UBHC huyện, khi hai phần ba hội viên đề nghị thì UBHC cấp xã triệu
tập. HĐND xã họp công khai, dân xã có quyền dự thính. Trong trường hợp
đặc biệt thì phải họp kín, khi biểu quyết thì biểu quyết theo đa số.


18
Sau đó là các Sắc lệnh sửa đổi Sắc lệnh số 63: Sắc lệnh số 22A - SL ban
hành ngày 18 tháng 02 năm 1946 về việc tổ chức các HĐND và UBHC do
Chính phủ lâm thời ban hành, để sửa đổi điều thứ 65 Sắc lệnh số 63 ngày 22
tháng 11 năm 1945 tổ chức các HĐND và UBHC; Sắc lệnh số 10 về tổ chức
HĐND và UBHC ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ do Chủ tịch Chính phủ ban hành
để sửa đổi Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 tổ chức HĐND và
UBHC ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ.
Tiếp đến là Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946.

Hiến pháp 1946 tuy chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về HĐND nhưng vai
trò quan trọng của HĐND, mối quan hệ giữa HĐND với cấp trên cũng đã
được xác định trong Điều thứ 59 “Hội đồng nhân dân quyết nghị về những
vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ
thị của các cấp trên”. Mối quan hệ giữa HĐND và UBHC cũng đã được Điều
thứ 60 Hiến pháp 1946 xác định “Uỷ ban hành chính chịu trách nhiệm đối với
cấp trên và đối với Hội đồng nhân dân địa phương mình”.
Ngày 29 tháng 4 năm 1958, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã lần đầu tiên ban hành một đạo luật quy định về cách thức tổ chức HĐND,
đó là Luật tổ chức Chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương tổ chức
thành các khu tự trị, các thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh, châu, thành
phố trực thuộc tỉnh, thị xã, xã, thị trấn; không có quy định đơn vị hành chính
phường. Theo quy định tại Điều 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương thì
“Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,
do nhân dân bầu ra. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân mỗi cấp và cách
thức bầu cử do luật bầu cử quy định”. Tuy nhiên, số lượng các điều khoản về
HĐND còn rất hạn chế mới chỉ dừng lại ở 20 điều; các quy định còn rất
chung chung, chưa có các điều khoản quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động
của HĐND cấp xã; nhiệm kỳ của HĐND cấp xã được quy định là 2 năm.


19
Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, hoà bình được lập lại ở
miền Bắc, miền Nam còn nằm dưới sự kiểm soát của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ
của cách mạng giai đoạn này là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu
tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất nước nhà. Để đáp ứng và phục
vụ cho yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng trong tình hình mới Quốc hội đã
quyết định sửa đổi Hiến pháp 1946. Sau một thời gian dài nghiên cứu, soạn
thảo công phu, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Hiến
pháp 1959 để thay thế Hiến pháp 1946. Hiến pháp 1959 được Quốc hội khoá I

nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua ngày 31 tháng 12 năm 1959.
Đây là văn bản pháp luật tiếp theo ghi nhận thiết chế HĐND. Thiết chế
HĐND quy định trong Hiến pháp mới này đã có nhiều điểm mới:
- Lần đầu tiên định nghĩa HĐND đã được ghi nhận một cách cụ thể tại
Điều 80 Hiến pháp 1959 “Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực
Nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân địa phương
bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương”.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND được quy định rộng rãi hơn, cụ thể
hơn lần lượt tại các Điều 82, 83, 85, 86 của Hiến pháp 1959:
“Hội đồng nhân dân bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật của
Nhà nước ở địa phương; đặt kế hoạch xây dựng kinh tế, văn hoá và những sự
nghiệp lợi ích công cộng ở địa phương; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và
quyết toán ngân sách của địa phương; duy trì trật tự và an ninh ở địa
phương, bảo vệ tài sản công cộng, bảo hộ quyền lợi của công dân, bảo đảm
quyền bình đẳng của các dân tộc”
“Căn cứ vào pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên, Hội
đồng nhân dân ra những nghị quyết thi hành ở địa phương”.
“Hội đồng nhân dân có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định
không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp mình; có quyền sửa đổi hoặc


20
bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới
trực tiếp và những quyết định không thích đáng của Uỷ ban hành chính cấp
dưới trực tiếp”
“Hội đồng nhân dân các cấp có quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp
dưới trực tiếp khi Hội đồng nhân dân này làm thiệt hại đến quyền lợi của
nhân dân một cách nghiêm trọng. Nghị quyết giải tán phải được Hội đồng
nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành. Nghị quyết giải tán
phải được Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi thi hành.

Nghị quyết giải tán của Hội đồng nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực
thuộc trung ương phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước khi
thi hành”
Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức HĐND
và UBHC các cấp tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá II ngày 27 tháng 10 năm
1962 (hiệu lực thi hành từ 11/11/1962 đến 09/7/1983). Theo đạo luật này, tổ
chức và hoạt động của HĐND cấp xã được quy định cụ thể như sau:
- Về nhiệm vụ, quyền hạn: HĐND cấp xã căn cứ vào kế hoạch kinh tế và
văn hoá của cấp trên quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá và những
sự nghiệp lợi ích công cộng của xã, xét duyệt dự án và phê chuẩn quyết toán
ngân sách của xã; căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, ra những quy định về
trật tự trị an, về vệ sinh chung của xã. Những quy định này trước khi thi hành
phải được UBHC cấp trên phê chuẩn.
- Về tổ chức, hoạt động: Tuỳ theo nhu cầu công tác, HĐND thành lập các
ban của HĐND để giúp HĐND tìm hiểu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân,
góp ý kiến với HĐND trong việc xây dựng và thực hiên những chủ trương
công tác ở địa phương. HĐND cấp xã hoạt động theo chế độ hội nghị, các
nghị quyết của HĐND phải được quá một phần hai tổng số đại biểu HĐND
biểu quyết tán thành.


21
Điểm mới về tổ chức chính quyền cấp xã theo Hiến pháp 1959 và Luật
tổ chức HĐND và UBHC các cấp 1962 so với trước đây là:
+ Về hình thức văn bản pháp luật đã được quy định bằng Hiến pháp, cụ
thể hơn trong Luật; do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành chứ
không quy định trong Sắc lệnh của Chính phủ như trước đây.
+ HĐND các cấp được xác định là “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa
phương” và được sử dụng chính thức trong pháp luật nước ta với nội dung:
HĐND vừa là cơ quan nhà nước đóng tại địa phương thay mặt Nhà nước giải

quyết những vấn đề chung của Nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại
diện cho nhân dân địa phương giải quyết các vấn đề ở địa phương.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã đã được quy định rõ ràng cụ
thể hơn, đặc biệt đã quy định các nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội nhất là
phát triển nông nghiệp nông thôn ở địa phương.
Nhìn chung chính quyền xã trong thời kỳ này đã phát huy tác dụng của
mình, góp phần cũng cố hậu phương vững mạnh, xây dựng và phát triển kinh
tế của các hợp tác xã, huy động sức người, sức của cho chiến trường miền
Nam, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp
giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Ngày 30/12/1980 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 1980 làm cơ sở cho
việc xây dựng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, xây dựng và cũng cố
BMNN thống nhất trong đó có tổ chức chính quyền địa phương. Thiết chế
HĐND được quy định tại chương IX, Hiến pháp 1980, theo đó:
- Về tổ chức và hoạt động thì HĐND cấp xã là cơ quan quyền lực Nhà
nước ở cấp xã có nhiệm vụ thảo luận và quyết định các biện pháp để đảm báo
cho Hiến pháp được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh ở địa phương; các
công tác quan trọng liên quan đến kế hoạch, ngân sách xã, đến nghĩa vụ,
quyền lợi có quan hệ đến đời sống, tình cảm, phong tục, tập quán của của


22
nhân dân ở địa phương. Hình thức hoạt động của HĐND cấp xã là thông qua
các kỳ họp. Nghị quyết của HĐND cấp xã phải biểu quyết theo đa số.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tiếp tục được mở rộng thêm và quy
định cụ thể hơn. Ví dụ: HĐND quyết định các vấn đề về sản xuất, phân phối
và lưu thông, văn hoá, xã hội, dịch vụ ở địa phương; bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa, tài sản của công dân; bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc; bảo
đảm cho công dân được hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình; bầu
và bãi miễn các thành viên của UBND cùng cấp. Đáng chú ý là hai điều 119

và 120 Hiến pháp 1980 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu
HĐND:
“Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt
động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị
của cử tri, xem xét và giúp giải quyết những điều khiếu nại và tố cáo của
nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
chính sách của Nhà nước và nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên
nhân dân địa phương tham gia quản lý Nhà nước”.
“Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Uỷ ban nhân dân và
các cơ quan Nhà nước khác của địa phương. Cơ quan bị chất vấn phải trả lời
trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định. Đại biểu Hội đồng
nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Những
người phụ trách các cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét và giải
quyết kiến nghị của đại biểu”.
Mối quan hệ phối hợp giữa HĐND và MTTQ cũng đã được quy định
trong Điều 114 Hiến pháp 1980 “Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân
dân dựa vào sự cộng tác chặt chẽ của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và sự
tham gia rộng rãi của công dân”.

×