Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.4 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỤC LỤC
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
Rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 6
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 13
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hang No&PTNT Tiền Hải 17
Nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng và quy mô khá tốt qua các năm
17
Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn 18
Đơn vị tính: tỷ đồng 18
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Tiền Hải 23
2.4. Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
NHNo&PTNT Tiền Hải 27
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 30
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Tiền Hải 31
3.3. Một số kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 39
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
DANH M  C CÁC KÝ HI  U VI T T T
Ký hiu vit tt
NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghip và phát trin nông thôn.
NH : Ngân hàng
TW : Trung   ng
ST: S tin
TN: Thu nhp
CP: Chi phí
DN: D n
UNC: U nhim chi
NQH: N quá hn
DANH MỤC BẢNG


Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 3
Rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 6
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 13
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hang No&PTNT Tiền Hải 17
Nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng và quy mô khá tốt qua các năm
17
Nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng và quy mô khá tốt qua các năm
17
Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn 18
Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn 18
Đơn vị tính: tỷ đồng 18
Đơn vị tính: tỷ đồng 18
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Tiền Hải 23
2.4. Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của
NHNo&PTNT Tiền Hải 27
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 30
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Tiền Hải 31
3.3. Một số kiến nghị đối với ngân hàng No&PTNT Tiền Hải 39
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có những bước đổi mới mạnh mẽ trên tất
cả các mặt, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là phải tập trung vào vấn đề phòng ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro cho vay vì hoạt động cho vay là một
trong những hoạt động cơ bản và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, Đảng ta đã định hướng cho
nền kinh tế đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Lợi nhuận là vấn đề
đặt lên hàng đầu cùng với sự phát triển của chính mình. Cơ chế thị trường cũng tạo

điều kiện cho các hoạt động có hiệu quả. Nhưng để tồn tại và phát triển các doanh
nghiệp càng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng
thương mại cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bất kì một hoạt động kinh doanh
nào của ngân hàng đều có thể xảy ra rủi ro dù ít hay nhiều cũng không thể tránh
khỏi hoàn toàn được, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ khả năng gặp
rủi ro của hoạt độn cho vay của các ngân hàng thương mại là rất đáng nói. Hơn
nữa hiệu quả của hoạt động cho vay là thước đo hiệu quả trong ngân hàng thương
mại. Do đó việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là rất quan
trọng không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà còn đối với các thành phần
kinh tế.
Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc
Ngân hàng No&PTNT Tỉnh Thái Bình. Những năm vừa qua, Ngân hàng đã có
những đóng góp tích cực trong sự phát triển của huyện Tiền Hải, cũng như hệ
thống NHNo&PTNT Tỉnh Thái Bình, tuy nhiên trong nền cơ chế thị trường, Ngân
hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề phòng ngừa và hạn
chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
Trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT Tiền hải, nhận thấy tầm quan
trọng của việc hạn chế rủi ro trong cho vay, e quyết định chọn đề tài “Giải pháp
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải” cho
bài viết luận văn của mình.
1. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề chung về rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại.
- Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay chính tại
NHNo&PTNT Tiền Hải.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt

động cho vay tại NHNo&PTNT Tiền Hải và đề xuất những kiến nghị đối với các
bộ, nghành liên quan.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT
Tiền Hải.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay của NHNo&PTNT Tiền Hải.
3. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
No&PTNT Tiền Hải”
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trang rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
No&PTNT Tiền Hải
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay
của Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
2
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo
ra lợi nhuận. Doanh thu từ hoạt động cho vay là sự bù đắp chi phí tiền gửi, chi phí
dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và
các chi phí rủi ro đầu, đồng thời là nguồn thu chủ yếu của NHTM.
Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại
càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng ở hầu hết các

nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã
chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn
nhường chổ cho thị trương tài chính- tiền tệ cung ứng. Ngược lại ở hầu hết các
nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài
hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có
những tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát…)
Cho vay của ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng ngân hàng
thương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến
chuyển của môi trường kinh tế.
1.1.1. Khái niệm về hoạt động cho vay.
Nhà kinh tế pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một sự trao
đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai”. Ở đây, chúng ta thấy yếu tố thời gian
đã xen lẫn vào cũng vì có sự xen lẫn đó, cho nên có sự bất trắc, rủi do xảy ra và
cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh từ tín dụng.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo
thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
3
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Định nghĩa trên được các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác áp dụng để
làm tiền đề căn bản cho các hoạt động cho vay của mình.
1.1.2. Đặc điểm của một hoạt động cho vay.
Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một khái
niệm kinh tế hơn là pháp lý. Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logíc
kinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay,
nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh ,
cầm cố…).
Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một

nghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn
cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảm
bảo, bảo trứng hay bảo lãnh mà có thu tiền”. Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp
xét về tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:
- Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp).
- Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền.
- Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký).
Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định. Thông
thường gồm 5 bước:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay.
Bước 2: Phân tích tín dụng.
Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay.
Bước 4: Giải ngân.
Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay.
* Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngân
hàng cho vay. (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…).
* Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá
và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay.
* Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả ngốc và lãi hoặc một số
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
4
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
thoả thuận khác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận. Trường hợp khách hàng
không thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảm
bảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay.
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay.
1.1.3.1. Vai trò đối với nền kinh tế.
Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Do đặc điểm cho vay là quy mô rộng, khách hàng đa dạng mặt khác nó là

hình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Với vai trò là trung gian tài chính
ngân hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn và
người cần vốn để đầu tư.
Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ,
thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…
việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà còn làm
thay đổi cách nghĩ, cách làm … làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế và
vấn đề phần mỡ rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học
kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệu quả đó. Trong đó vốn quyết định mọi
vấn đề trong kinh doanh. Đặc biệt trong xu thế hội nhập nền kinh tế thị trường thì đây
là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.1.3.2. Vai trò đối với người đi vay.
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau.
Ngắn hạn, trung han và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả
nổi… vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thoã thuận hình thức lãi suất
vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.
Mặt khác việc vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập chung được vốn kinh
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
* Doanh nghiệp
*Cá nhân
* Hộ gia đình…
Ngân hàng
* Doanh nghiệp
*Cá nhân
* Hộ gia đình…
5
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động v à chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi
theo hợp đồng. Bên cạnh đó việc thoã thuận giữa ngân hàng và khách hàng

khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tiếp… như trợ
giúp vốn, gia hạn hợp đồng.
1.1.3.3 Lợi ích của ngân hàng.
Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại là
hoạt động chính của ngân hàng cho vay. Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho
vay thu được lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chính
của ngân hàng cho vay.
Trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân
hàng. Đối với các hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng
tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ ½ đến 2/3 tổng thu
nhập của ngân hàng. Mặt khác rủi ro trong hoạt động cho vay có xu hướng tập
chung chủ yếu vào danh mục cho vay. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính
khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay
của ngân hàng, việc ngân hàng không thu hồi được vốn, có thể là do ngân hàng
buông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín
dụng kém hợp lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyên
nhân chủ quan từ phía khách hàng …
Rủi ro trong hoạt động cho vay ngân hàng thương mại.
1.2.1 . Quan niệm rủi ro trong hoạt động cho vay.
Dưới góc độ chuyên môn, cho vay là hoạt động tín dụng bao gồm ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại thực hiện, trong hoạt động tín
dụng này. Xét về bản chất và quan hệ kinh tế có thể nói cho vay là một nghiệp vụ
tín dụng chiếm hơn 50% tổng tài sản có và có thu nhập từ cho vay chiếm từ 50%
đến 80% tổng thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa rủi ro trong hoạt động kinh doanh
có xu hướng tập chung chủ yếu vào danh mục cho vay của ngân hàng.
Có rất nhiều quan niệm về rủi ro như: “Rủi ro là bất trắc gây ra mất mát, thiệt
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
6
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

hại” hay “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một hay nhiều biến cố không
mong đợi”… Nhưng nói chung, mọi quan niệm đều đi đến thống nhất: “rủi ro là
biến cố xẩy ra ngoài ý muốn, sự hiểu biết, dự tính của chủ thể và đem lại những
hậu quả xấu”. Rủi ro có thể xẩy ra bất cứ lúc nào trong mọi lĩnh vực cuộc sống,
nhất là trong lĩnh vực tín dụng nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng.
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh
vực, thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một sự thay đổi nào của
các lĩnh vực, thành phần kinh tế cũng đều tác động gây phản ứng dây truyền đối
với các ngân hàng. Ví dụ: hiện nay tình trạng chiếm dụng vốn, nợ đọng trong xây
dựng cơ bản đã làm nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp phải khó khăn, mất khả
năng thanh toán, không thể trả nợ cho các ngân hàng thương mại làm cho nợ quá
hạn của ngân hàng dâng cao, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay.
Do những đặc điểm trên, rủi ro trong cho vay là rất lớn. Vì vậy nhận thức
đúng đắn và đầy đủ rui ro cho vay là rất quan trọng để từ đó đưa ra các biện pháp
hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
Rủi ro cho vay là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất
phát từ người cho vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc
mất khả năng thanh toán.
Trong cho vay một bên là người cho vay vốn, một bên là người đi vay vốn và
một bên là cho vay giữa hai bên là hợp đồng tín dụng. Vốn ở đây được thể hiện
bằng tiền chứ không bằng tài sản hay bất cứ gì khác. Rủi ro vẫn xẩy ra mặc dù bên
đi vay cam kết sẽ trả đầy đủ và đúng hạn cho bên cho vay theo các điều khoản của
đồng cho vay. Nhưng tình trạng vi phạm cam kết đó xảy ra khá phổ biến kể cả
trong trường hợp người đi vay có đủ năng lực tài chính.
Mặt khác rủi ro cho vay còn có thể xảy ra ngay cả khi bên đi vay hiện nghiêm
các điều khoản cam kết trong hoạt động cho vay, thanh toán đầy đủ tiền vay (gốc và
lãi) cho bên cho vay nhưng do biến động của lãi suất, rủi ro trong trường hợp mà số
tiền cho vay thu về không bằng chi phí cơ hội của khoản vay đó ở thời điểm cho vay.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05

7
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Rủi ro trong cho vay là một loại rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng vốn là loại rủi
ro phức tạp, để đánh giá rủi ro tín dụng là việc làm rất khó khăn đối với ngân hàng.
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất kỳ món tiền nào, bất cứ nơi nào. Chính vì vậy
rủi ro cho vay đòi hỏi các ngân hàng thương mại có cách nhìn cụ thể về rủi ro, có
những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể ngăn ngừa bớt rủi ro.
1.2.2. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay.
Ở nước ta vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và vấn đề quản lý nó
không còn mới mẻ. Với sự non yếu về nghiệp vụ ngân hàng đồng thời hoạt động
trong môi trường đầy rủi ro, vấn đề nhận thức rủi ro đặc thù và quản lý nó đang là
vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng cả nước. Bộ máy quản lý ngân hàng
kém năng động, rủi ro càng dể phát sinh. Khiến nó không thể hiện được hết khả
năng vốn có của mình, thiệt hại cho nền kinh tế sẽ xẩy ra.
Rủi ro về mặt tài chính bao gồm.
+ Rủi ro thanh toán tiền vay: Khi người đi vay không thanh toán hoặc không
thanh toán đầy đủ tiền vay khi đến hạn do tình hình kinh doanh gập khó khăn, dẫn
đến mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc vĩnh viễn hay người đi vay cố ý không
trả tiền vay do ý đồ chiếm dụng hoặc lừa đảo.
+ Số tiền thu về (cả gốc và lãi) không bù đắp được số vốn mà ngân hàng cho
vay đó bỏ ra để cho vay.
+ Rủi ro khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái: Do các khoản cho vay bằng ngoại
tệ ngày càng tăng, cùng với các nghiệp vụ khác nên các ngân hàng phải trực tiếp
tham gia vào thị trường hối đoái. Từ lúc ký hợp đồng cho vay đến khi giải ngân
song. Ngân hàng cần có một khoảng thời gian nhất định. Do đó khó tránh khỏi
những rủi ro xảy ra khi tỷ giá hối đoái thay đổi.
+ Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trường ảnh hưởng đến
mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong các giao dịch cho vay.
Để thực hiện việc cho vay một cách cho vay có hiệu quả, điều không thể
không làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo cho

SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
8
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
vay có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trong khi bên cho vay vẫn thu hồi
được gốc và có lãi.
1.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động cho vay.
- Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận: khi các ngân hàng cho
vay xuất hiện những khoản nợ quá hạn, việc đầu tiên là các ngân hàng cho vay
phải tìm cách thu hồi nợ. Việc thu hồi nợ quá hạn vừa làm mất thời gian của cán bộ
cho vay, vừa làm tăng khoản chi phí về đi lại để lấy nợ. Các khoản nợ quá hạn làm
chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác của mình. Nợ
quá hạn phát sinh làm cho cán bộ tín dụng phải mất thời gian xử lý nợ, không tiếp
cận được những món vay mới đồng thời còn làm cho cán bộ cho vay ngần ngại mở
rộng hoạt động cho vay… Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và
làm tăng chi phí cho các ngân hàng cho vay, từ đó làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng cho vay.
- Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng cho vay: các ngân hàng cho vay
khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây
là sự thiệt hại vô hình mà không thể lường được giá trị.
- Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân
hàng khác: Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó liên
quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền
kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ
điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù
chỉ ở một ngân hàng cho vay
1.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro.
1.2.4.1. Nguyên nhân bất khả kháng.
Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro co hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cho vay không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ý thức trả nợ của khách hàng

mà do môi trường bên ngoài tác động vào. Nguyên nhân này xuất hiện đột ngột,
khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớn cho khách hàng và
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
9
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
ngân hàng cho vay. Bao gồm các nguyên nhan cụ thể sau.
- Do sự thay đổi chính sách của chính phủ. Nước ta đang thực hiện quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Do đó phải tuân thủ và chấp
nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến
động lên, xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp
với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước.
- Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý. Hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã
hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh
của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý
thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất rể bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô,
chiếm đoạt tài sản…
- Môi trường tự nhiên. Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng
hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Vì vậy khi
có thiên tai địch hoạ xẩy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn
thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với
các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình.
- Môi trường kinh tế xã hội. Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến
động chịu ảnh hưởng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên
nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh
hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều
nguy cơ rủi ro lớn nhất.
1.2.4.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Các yếu tố chủ quan từ phía bên đi vay chính như: Khả năng kinh doanh yếu

kém hay bên đi vay có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật… Cũng gây nên các tổn
thất cho các ngân hàng cho vay. Trường hợp này nếu bên cho vay (ngân hàng cho
vay) phát hiên ra sớm thì rủi ro có thể được ngăn chặn.
Hiện nay cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên đi vay thường
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
10
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
gặp rủi ro sau.
-Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cùng
với các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn dự thu dự tính của khách
hàng, như vậy việc trả nợ cho các ngân hàng cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá cả
giảm thấp cũng làm nguồn thu cua khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, sự thay
đôi thị hiếu tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động marketing yếu kém… cũng
gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho các ngân
hàng cho vay.
- Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có hay thu
nhập của khách hàng nhỏ, khách hàng sẽ không có khả năng tự vực dậy khi gặp
khó khăn vì vậy cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cho vay.
Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của bên đi vay
nhiều khi chưa tốt, nhiều đối tượng khách hàng sau khi nhận được tiền vay rồi bỏ
trốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay.
Những tiêu chí trên cùng với những tiêu chí định lượng để ngân hàng xếp
hạng khách hàng.
1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay.
- Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát
chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh
doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với các ngân hàng cho vay phải biết
lựa sức mình để xác định, lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng của mình

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu
kém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương
án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn
- Ngoài ra còn các nguyên nhân gây rủi ro từ vấn đề bảo đảm tiền vay.
Trong hoạt đông cho vay, việc đảm bảo tài sản cho các khoản vay được định giá
gốc và ký kết giữa ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Rủi ro có thể xảy ra do
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
11
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
ngân hàng cho vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản
thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu.
1.2.5. Phân loại nợ
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo
thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng
trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến
dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
12
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG No&PTNT TIỀN HẢI
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển:
Tiền Hải (Thái Bình) là huyện ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng về
chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng ở vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ. Những
năm vừa qua, tuy nền kinh tế cả nước cũng như của tỉnh gặp nhiều khó khăn,
nhưng Tiền Hải là một trong những địa phương đi đầu về phát triển kinh tế của
Thái Bình. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất đạt 3.754 tỷ đồng, tăng 10,38% so với
năm 2011. Trong đó, nông - lâm - thủy sản đạt 1.090 tỷ đồng; công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 1.858 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 626
tỷ đồng. Với chiều dài 23 km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh về phát
triển nuôi trồng thủy, hải sản. Năm 2012, huyện có tổng diện tích nuôi trồng là
4.073 ha, tăng 0,1% so với năm 2011. Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt: 907 ha;
diện tích nuôi nước lợ: 2.046 ha; diện tích nuôi nước mặn: 1.120 ha với tổng sản
lượng đạt 39.100 tấn, tăng 27,5% so với nm 2011.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm và giúp đỡ của Đảng, Nhà nước,

chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các ban ngành, đoàn thể, nhân
dân các xã, thi trấn mở rộng sản xuất, đưa những ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất nông công nghiệp, giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải nằm ở trung tâm thị trấn Tiền Hải, tỉnh Thái
Bình. Ngân hàng No&PTNT Tiền Hải được thành lập năm 1988, là một ngân hàng cấp
II trực thuộc Ngân Hàng NHNo&PTNT tỉnh Thái Bình, theo quyết định số 53/NH-QĐ
ngày 26/03/1988, hoạt động theo luật của tổ chức tín dụng và Điều lệ NHNo&PTNT
Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Ngân hàng là nông nghiệp, nông thôn.
Qua 25 năm thành lập và phát triển, đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Tiền
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
13
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hải có 67 cán bộ, có 6 điểm giao dịch là hội sở Ngân hàng huyện và 5 chi nhánh
Ngân hàng cấp 3 hoạt động phụ thuộc.
Hiện nay NHNo&PTNT Tiền Hải là NHTM hoạt động theo pháp luật với
phương châm: “kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh” và đã bám sát địa
bàn trong huyện,định hướng của ngành đã xác định: “Nông thôn là thị trường
chính, Nông dân là khách hàng, Nông nghiệp là đối tượng đầu tư”. Từ sự vận dụng
và sáng tạo các định hướng đó, NHNo&PTNT Tiền Hải đã tận dụng hết khả năng
và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh, đa dạng hóa các hình thức huy
động vốn và cho vay, thực hiện các chương trình tài trợ và phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn và cải thiên đời sống của người dân. Giờ đây, NHNo&PTNT
Tiền Hải hoạt động thực sự có hiệu quả và trở thành người bạn đáng tin cậy của
người dân đặc biệt là các HSX Nông nghiệp trong địa bàn huyện.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT Tiền Hải
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiền Hải bao gồm: 1 Hội sở chính và 5
phòng giao dịch trực thuộc.
*Sơ đồ bộ máy tổ chức NHNo&PTNT huyện Tiền Hải:
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu

MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Kế Hoạch
Kinh Doanh
Phòng Hành
Chính Nhân Sự
Phòng Kế Toán
Ngân Quỹ
Tổ
kiểm
tra
kiểm
5
Phòng
giao
dịch
Phòng
tín
dụng
14
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
- Giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và điều hành chung mọi hoạt
động kinh doanh chung của ngân hàng,và các phòng giao dịch trực thuộc.
- 01 Phó giám đốc phụ trách phòng Kế toán - ngân quỹ: chịu trách nhiệm
kiểm tra, giám sát hoạt động của phòng này.
- 01 Phó giám đốc phụ trách phòng Kế hoạch kinh doanh: chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay, kinh doanh của ngân hàng.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ kiểm tra, xem xét, thẩm định khách hàng,

và đề xuất cho vay đối với các dự án vay vốn. Lựa chọn các biện pháp cho vay có
hiệu quả, an toàn, và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh chung của toàn huyện.
Phòng kinh doanh là một phòng nghiệp vụ trong bộ máy tổ chức của chi
nhánh, có chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác huy động vốn
(tiền gửi của các tổ chức kinh tế) và sử dụng vốn (cho các thành phần kinh tế vay)
trên cơ sở thể lệ, chế độ hiện hành, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn
vốn, hạn chế rủi ro.
- Phòng hành chính nhân sự : chịu trách nhiệm về xuất - nhập công cụ lao
dộng cho từng phòng ban, quản lý con dấu, photo các văn bản. Tham mưu cho
giám đốc trong việc thực hiện các văn bản, chế độ của nhà nước, của ngành về tổ
chức bộ máy, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo, hành chính quản trị nhằm đáp
ứng nhu cầu phục vụ kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng kế toán - ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh
trong ngày như: thu, chi tiền mặt, thanh toán vốn, huy động vốn, chuyển tiền… đáp
ứng các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời làm nhiệm vụ quản lý và sử dụng các
quỹ chuyên dùng của ngân hàng.
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của NHNN, NHNo
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài
chính, quỹ tiền lương của Chi nhánh trình giám đốc phê duyệt.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
15
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên môn theo quy định của NHNNo
+ Tổng hợp lưu trữ chứng từ, hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán
và các báo cáo theo quy định.
+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
+ Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ , thanh toán điện tử ,

thanh toán liên ngân hàng.
+ Quản lý các thông tin bí mật liên quan đến khách hàng.
+ Làm báo cáo định kì hoặc đột xuất theo quy định ngân hàng cấp trên.
- Các phòng giao dịch
+ Huy động tiền gửi của dân chúng và các tổ chức kinh tế trên địa bàn theo
các chế độ, thể lệ hiện hành.
+ Cho vay đối với các thành phần kinh tế theo đúng chế độ, thể lệ
- Tổ kiểm tra kiểm soát: Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của pháp luật và ngân hàng Nhà nước.
+ Tổ chức kiểm tra phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ để thực hiện kiểm
tra đột xuất theo chỉ đạo của giám đốc.
+ Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại của tổ chức và công dân có liên quan
đến hoạt động kinh doanh và cán bộ ngân hàng có trách nhiệm điều tra xác minh
từng vụ việc, đề xuất biện pháp trình giám đốc quyết định.
+ Theo dõi, phúc tra việc sửa chữa các kiến nghị của đoàn kiểm tra cao cấp.
+ Đôn đốc các phòng tự kiểm tra theo chương trình.
- Phòng tín dụng:
+ Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn.
Phân loại khách hàng tín dụng. Đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách
hàng nhằm đầu tư tín dụng theo hướng khép kín; sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất
khẩu và gắn tín dụng với sản xuất lưu thông tiêu dùng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng, lựa
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
16
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
chọn các biện pháp cho vay an toàn, hiệu quả.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo phân
cấp ủy quyền.

+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong
nước và nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ
ngành khác và tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong
địa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết đề xuất giám đốc chi nhánh
cho phép nhân rộng.
+ Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề
xuất hướng khắc phục.
+ Giúp giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các tổ,
nhóm trên địa bàn.
2.1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHNo&PTNT Tiền Hải
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị
tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ
theo chỉ thị của Chính phủ.
- Cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế
và dân cư trong xã hội, cho vay tiêu dùng cơ quan.
- Cho vay ưu đãi đối với các nguồn vốn tài trợ uỷ thác của Chính phủ.
- Cung cấp dịch vụ chuyển tiền điện tử, rút tiền tự động qua thẻ ATM.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các cá nhân, tổ chức kinh tế có tài
khoản tiền gửi tại ngân hàng
2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hang No&PTNT Tiền Hải
2.2.1. Về huy động vốn
Nhìn chung nguồn vốn của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng và quy mô khá
tốt qua các năm
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
17
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Bảng 1.2. Tình hình huy động vốn
Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm
Chỉ tiêu
31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012
So sánh
20011/2010 2012/2011
ST % ST % ST % ST % ST %
1.Tổng nguồn
vốn (NV)
346,6 100% 605,4 100% 431,6
100
%
258,8 74,66 -173,8 -28,71
Nguồn nội tệ 278,1 80,24 519,4 85,79 351,5 81,43 241,3 86,75 -167,9 -32,33
Nguồn ngoại tệ
quy đổi
68,5 19,76 86 14,21 80,1 18,57 17,5 25,59 -5,9 -6,86
2. NV phân theo
TPKT
346.6 100% 605.4 100% 431.6 100% 258.8 74,66 -173.8 -28,71
TG kho bạc - - - - 9,7 2,24 - - - -
TG của các
TCKT
193,5 55,84 469,6 77,57 279,3 64,72 276,1 142,62 -190,3 -40,53
TG của dân cư 124,3 35,86 126,5 20,89 123,3 28,56 2,2 1,76 -3,2 -2,52
TG của các tổ
chức tín dụng
28,8 8,3 9,3 1,54 18,7 4,34 -195 -67,63 9,4 101,10
Giấy tờ có giá 0 0 0 0 0,6 0,14 - - - -
3. NV phân theo
kỳ hạn

346,6 100% 605,4 100% 431,6 100% 258,8 74,66 -173,8 -28,71
NV KKH và

12 tháng
151,8 43,79 420,9 69,54 270,0 62,56 269,1 177,42 -150,9 -35,87
NV >12 tháng và

24 tháng
28,5 8,22 16,6 2,74 10,4 2,40 -11,9 41,89 -6,2 -37,52
NV> 24 tháng 166,3 47,99 167,9 27,72 151,2 35,04 1,6 0,89 -16,7 -9,89
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010- 2012)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động năm 2010 là 346.6 tỷ
đồng, đây là năm có nhiều biến động về lãi suất đặc biệt là những tháng cuối năm,
việc huy động vốn trên thị trường hết sức khó khăn. Chi nhánh đã thực hiện linh
hoạt các giải pháp về lãi suất để duy trì và tăng nguồn vốn. Trong năm Chi nhánh
đã triển khai các sản phẩm huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành:
tiết kiệm dự thưởng; kỳ phiếu mừng xuân; tiết kiệm VND đảm bảo giá trị theo
vàng, USD, tiết kiệm vàng… Các sản phẩm nhìn chung phù hợp với nhu cầu tâm
lý khách hàng và điều kiện cung cấp của ngân hàng, người dân và tổ chức có nhiều
cơ hội để lựa chọn hơn. Về cơ cấu nguồn nội tệ đạt 278.1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
80,24%, nguồn ngoại tệ quy đổi đạt 68.5 tỷ đồng, chiếm 19,76%. Nguồn vốn phân
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
18
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
theo thành phần kinh tế tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 193.5 tỷ đồng chiếm
55,84% về tỷ trọng, tiền gửi của dân cư và tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng tương
ứng là 35,86% và 8,3%. Về cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn, nguồn vốn KKH
và dưới 12 tháng đạt 151.8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,79%, nguồn vốn trên 12
tháng đạt 194.8 tỷ đồng, chiếm 56,21% về tỷ trọng.

Tổng nguồn vốn huy động năm 2011 là 605.4 tỷ đồng, tăng 258.8 tỷ đồng,
tương ứng tỷ lệ tăng 74,66% so với năm 2010. Nguồn vốn tăng lên là do nguồn
tiền gửi KKH của BHXH làm cho tỷ trọng nguồn vốn nội tệ, nguồn vốn TCKT và
nguồn vốn KKH tăng lên so với năm 2010, tỷ lệ tăng tương ứng là 86,75%;
142,62%; 177,42%. Nguồn ngoại tệ cũng tăng thêm 17.5 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ
tăng là 25,59%. Tiền gửi của dân cư tăng không nhiều là 2.2 tỷ đồng, do vào cuối
năm nhu cầu chi tiêu của khách hàng vào dịp tết tăng mạnh, thị trường vàng nóng,
tỷ giá ngoại tệ tăng và cạnh tranh vốn từ các đối thủ trên địa bàn với các chiêu thức
mở rộng quy mô hoạt động, tăng khuyến mại, lách lãi suất Tiền gửi của các tổ
chức tín dụng giảm 19.5 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 67,63%. Nguồn vốn từ 12 đến 24
tháng giảm 11.9 tỷ đồng, tỷ lệ giảm tương ứng là 41,89%, nguyên nhân có thể do
khách hàng chuyển từ tiết kiệm thông thường sang tiết kiệm bậc thang - là sản
phẩm tiết kiệm có kỳ hạn mà lãi suất khách hàng được hưởng được xác định tương
ứng với thời gian gửi thực tế, thời gian gửi càng dài, lãi suất càng cao.
Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động là 431.6 tỷ đồng, giảm 173.8 tỷ đồng,
tương ứng tỷ lệ giảm là 28,71% so với năm 2011. Một số nguyên nhân dẫn đến
nguồn vốn huy động giảm là do: biến động lớn về tỷ giá, giá vàng, lãi suất vào thời
điểm cuối năm, cùng với sự cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần bằng các
khuyến khích ngầm tác động đến tâm lý một bộ phận khách hàng của Chi nhánh.
Tiền gửi của các tốt chức kinh tế vào cuối năm, nhu cầu vốn cho kinh doanh phục
vụ dịp tết của khách hàng tăng cao, nên khó khăn trong việc giữ vốn và tiếp thị vốn
mới. Vốn tiền gửi KKH của dự án Quỹ Doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm với số
lượng lớn làm giảm mạnh tỷ trọng nguồn vốn tổ chức kinh tế tại Chi nhánh.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
19
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.2.2. Hoạt động cho vay
Huy động vốn là hoạt động cần thiết của ngân hàng để tạo lập nguồn vốn cho hoạt
động của ngân hàng. Nhưng để tạo nguồn thu nhập, trả lãi cho các nguồn vốn đã vốn

lưu động, đảm bảo cho sự tồn tại của ngân hàng thì cần có hoạt động sử dụng vốn.
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng dư
nợ( DN)
256,80
6
100
%
374,372 100% 413,681
100
%
117,56
6
45,78 39,309 10,5
*DN theo
thời hạn vay
256,80
6
100
%
374,372 100% 413,68
100
%

117,56
6
45,78 39,309 10,5
Dư nợ ngắn
hạn
160,48 62,49 224,29 59,91 201,628 48,74 63,81 39,76 22,662 15,1
Dư nợ trung
và dài hạn
96,326 37,51 150,082 40,01 212,052 51,26 53,756 55,81 61,97 41,3
*DN theo
TP kinh tế
256,80
6
100
%
374,372 100% 413,681
100
%
117,56
6
45,78 39,309 10,5
DNDN
Nhà nước
65,203 25,39 104,712 27,97 113,99 27,55 39,509 60,59 9,278 8,86
DNDN
ngoài quốc
doanh
179,65
0
70 253,66 67,75 279,691 67,61 74,010 41,20 26,031 10,26

DN Hộ
sản xuất
8,521 3,31 11,055 2,95 13,246 3,30 2,534 29,73 2,191 19,81
DN Dân cư 3,432 1,37 4,945 1,32 6,754 1,63 1,513 44,08 1,800 36,58
*DN theo
loại tiền
256,80
6
100
%
374.372 100% 413.681
100
%
117.56
6
45,78 39.309 10,5
Nội tệ 175,53 68,35 285,833 76,35 323,002 78,08
110,30
8
62,85 37,169 13,004
Ngoại tệ 81,28 31,65 88,54 23,65 90,679 21,92 7,2620 8,93 2,139 2,41
Nợ xấu 9,502 3,7 15,95 4,26 20,89 5,05 6,448 67,85 4,94 30,97
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)
Qua bảng số liệu về tình hình dư nợ ta thấy dư nợ năm 2010 đạt 256.806 tỷ
đồng. Dư nợ ngắn hạn là 160.48 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,49%. Dư nợ trung và
dài hạn là 96.328 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 37,51%. Năm 2010, ảnh hưởng bởi tình
hình kinh tế chung, thị trường hàng hoá và các mặt hàng truyền thống như sắt,
thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi tiếp tục giảm giá làm giảm kết quả tài chính của
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05

20
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
nhiều khách hàng, nhất là các khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn
đến không đủ điều kiện vay vốn, nợ xấu tăng, khách hàng phải bán tài sản trả nợ
ngân hàng, nhu cầu vay giảm. Đối với các khách hàng truyền thống, uy tín, đủ điều
kiện vay vốn, việc cho vay chọn lọc khó do bị cạnh tranh mạnh bởi các Ngân hàng.
Nợ xấu năm 2010 là 9.502 tỷ đồng, chiếm 3,7%/ tổng dư nợ, đây là tình hình
chung của các NHTM, nguyên nhân là do giá cả biến động ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn và hàng hoá, làm chậm kế hoạch kỳ trả
nợ ngân hàng của khách hàng.
Năm 2011, tổng dư nợ đạt 374.372 tỷ đồng, tăng 117.566 tỷ đồng so với năm
2010, tương ứng tỷ lệ tăng là 45,78%. Trong đó, nếu phân theo thời hạn vay: dư
nợ ngắn hạn đạt 224.29 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 59,91%, tăng 63.81 tỷ đồng so với
năm 2010, tỷ lệ tăng tương ứng là 39,76%; dư nợ trung và dài hạn là 149.8 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 40,01%, tăng 53.472 tỷ đồng so năm 2010, tỷ lệ tăng tương
ứng là 55,81%. Nửa đầu năm, cơ chế hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư của nhà nước
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn
đến tăng trưởng tín dụng mạnh ở Chi nhánh. Nửa cuối năm, tăng trưởng tín dụng
chung nóng dẫn tới khả năng thanh khoản chung kém. Nợ xấu năm 2011 là 15,95
tỷ đồng, chiếm 4,26%/tổng dư nợ
Năm 2012, tổng dư nợ là 413.681 tỷ đồng, tăng 39.309 tỷ đồng so với năm
2011, tỷ lệ tăng tương ứng là 10,5%. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 201.628 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 48,74%, tăng 22.662 tỷ đồng so năm 2011, tỷ lệ tăng tương ứng là
15.1%. Dư nợ trung và dài hạn là 212.052 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,26%, tăng
61.97 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng tương ứng là 41,3%. Dư nợ đối với các
thành phần kinh tế: Đối với doanh nghiệp nhà nước là 113.99 tỷ đồng chiếm
27,55% về tỷ trọng, tăng 9.278 tỷ đồng so với năm 2011. Dư nợ Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh là 279.691 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,61%, tăng 26,031 tỷ đồng
so với năm 2011. Dư nợ hộ sản xuất là 13,246 tỷ đồng Dư nợ dân cư là 6,754 tỷ
đồng. Dư nợ nội tệ là 323.022 tỷ đồng, chiếm 67,61% về tỷ trọng, tăng 37.169 tỷ

đồng so năm 2011. Dư nợ ngoại tệ là 90.679 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,92%, tăng
2.139 tỷ đồng so năm 2011.
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
21
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH No&PTNT Tiền Hải năm 2010 – 2012
Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho
vay, chênh lệch thu - chi của Chi nhánh năm 2012 đạt 11,581 tỷ đồng, vẫn đảm
bảo ổn định, có lương, có thưởng cao hơn năm 2011, tuy mức tăng trưởng nhẹ.
Các khoản thu vẫn tập trung ở thu điều chuyển vốn và thu lãi cho vay.
Về chi phí, tăng chi phí huy động vốn do cuối năm, tình hình lãi suất huy
động tăng, các khoản vốn BHXH có kỳ hạn đến hạn được gia hạn theo lãi suất cao,
các khoản nguồn tiền gửi bậc thang chuyển sổ theo dõi sang lãi suất mới… đã nâng
giá vốn bình quân cuối năm tăng hơn các tháng đầu năm.
Bảng 3.2. Bảng kết quả tài chính
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012 So sánh (%)
Số tiền Số tiền Số tiền 2011/2010 2012/2011
*Tổng thu 43,092 56,920 66,546 32,09 16,91
Thu lãi cho vay 24,875 35,675 42,792 43,41 19.95
Thu điều chuyển vốn 10,544 12,463 14,213 18,20 14,04
Thu ngoài tín dụng 7,673 8,782 9,541 14,45 8,64
*Tổng chi 34,193 47,439 54,965 38,74 15,86
Chi trả lãi 27,712 40,342 44,327 45,58 9,87
Chi dự phòng rủi ro tín dụng 2,212 3,516 4,020 58,95 14,33
Chi điều chuyển vốn 3,144 2,453 3,767 -28,17 53,56
Chi khác 1,125 1,128 1,851 0,27 64,10
*Chênh lệch thu chi 8,899 9,481 11,581 6,54 22,15

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)
Nhìn vào kết quả ta thấy: TN của ngân hàng tăng qua các năm và đạt được
cũng khá cao. Thu nhập 2010 43,092 tỷ đồng, CP là 34,193 tỷ đồng, lợi nhuận
8.899 tỷ. Năm 2011 TN tăng 32,09% là 56,920 tỷ, CP tăng 38,74% là 47,439 tỷ
đồng, lợi nhuận tăng 6,54%. Đến năm 2012 thì TN tăng 8,64% là 66,546, CP
cũng tăng 15,86% là 54,965tỷ đồng, lợi nhuận tăng 22,15% lớn hơn tốc độ tăng
của năm 2011. Đây là điều đáng mừng, đạt được kết quả như vậy là nhờ sự nỗ
lực rất lớn của NHNo&PTNT Tiền Hải đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm chi phí,
thu chi hợp lý.
Như vậy nhìn chung về tình hình kinh doanh của ngân hàng qua các năm luôn có
lời, kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa hiện
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
22
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
đại hóa nông nghiệp nông thôn của huyện nhà. Tuy doanh thu hàng năm của Chi
nhánh đều đạt kết quả tốt, nhưng tỉ lệ nợ xấu tại các năm vẫn là cao so với tổng dư nợ.
2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT Tiền Hải
2.3.1. Phân loại nợ
Bảng 4.2: Tình hình nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Tiền Hải
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
31/12/ 2010 31/12/2011 31/12/2012
So sánh
2011/2010 2012/2011
ST % ST % ST % ST % ST %
Tổng dư
nợ( DN)
256,80

6
100
%
374,372 100% 413,681
100
%
117,56
6
45,78 39,309 10,5
DN nhóm 1
196,64
9
76,57 277,841 74,22 302,223 73,05 81,192 41,29 24,382 8,77
DN nhóm 2 50,655 20,62 80,581 21,52 90,568 21,89 29,926 59,08 9,987 12,4
DN nhóm 3 6,587 2,56 12,300 3,29 17,165 3,42 5,713 86,73 4,865 39,55
DN nhóm 4 2,352 0,92 2,893 0,77 3,010 0,72 0,541 23 0,117 4,04
DN nhóm 5 0,563 0,22 0,650 0,17 0,715 0,17 0,087 15,45 0,065 0,11
Nợ xấu 9,502 3,7 15,95 4,26 20,89 5,05 6,448 67,85 4,94 30,97
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012)
Qua bảng trên ta thấy, nợ xấu năm 2010 là 9,502 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng
dư nợ. Năm 2011 với số tiền là 15,95 tỷ đồng, chiếm 4,26% tổng dư nợ, tăng
67,85% so với năm 2010. Nợ xấu năm 2012 là 20,89 tỷ đồng tăng so với năm 2011
30,97%. Vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa và hạn chế rủi ro để giảm
nhanh tỷ lệ nợ xấu.
Xét theo cơ cấu nhóm nợ: Nhìn chung Tỉ lệ nợ trong nhóm 1 và vẫn đảm
bảo ổn định. Từ năm 2010 sang năm 2011, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế, tổng dư nợ năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011. Bắt đầu sang năm 2012, do
sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp,
khiến cho dư nợ quá hạn, nợ xấu có tăng hơn các năm trước. Dư nợ trong nhóm 3
năm 2011 là 12,3 tỷ đồng, tăng 5,713 tỷ đồng so với năm 2010; Năm 2012 là

17,165 tỷ, tang 4,865 tỷ so với năm 2011. Dư nợ nhóm 4 năm 2010 là 2,352 tỷ,
SV: Phạm Thị Lan Phương GVHD: ThS. Văn Hoài Thu
MSV: 8CD25284 - Lớp: TC05
23

×