Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 118 trang )



i
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………………
1


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC
GIẢM NHIỂU,TÁI SỬ DỤNG,TÁI CHẾ CHẤT
THẢI

4
1.1.Cơ sở lý luận về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải………………
4
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………
4
1.1.2.Giới thiệu về Sáng kiến 3R
12
1.1.3. Các nội dung chính của 3R
15
1.1.4.Các giải pháp chiến lược để thực hiện 3R
20
1.2. Các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải………………
23
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và
bài học rút ra cho Việt Nam……………………………………………

30
1.3.1.Một số nước phát triển


30
1.3.2. Một số nước đang phát triển
41
1.3.3.Một số nước trong khu vực
47
1.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam………………………………………
53
1.4.Kết luận Chƣơng 1
58


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở
VIỆTNAM

59
2.1. Tình hình phát sinh và quản lý chất thải rắn
59
2.2. Thực trạng, rào cản, cơ hội về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất
thải

64
2.2.1. Thực trạng…………………………………………………………
64
2.2.2. Rào cản………………………………………………………………
73
2.2.3. Cơ hội………………………………………………………………
76
2.3. Dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn đến
2010……………………………………


80
2.4. Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Chiến lƣợc về giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế chất thải rắn……………………………………….……

81


ii
2.4.1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định 80/2006/NĐ-
CP
81
2.4.2. Chiến lược Bảo vệ môi trường đến 2010 và định hướng đến
2020….
83
2.4.3. Nghị quyết 41/NQ-TW
84
2.4.4. Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn
84
2.5. KÕt luËn Ch-¬ng 2
87


CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC VỀ GIẢM THIỂU, TÁI
SỬDỤNG,TÁICHẾCHẤTTHẢIRẮNỞVIỆTNAM

88
3.1.Đề xuất các lĩnh vực trọng tâm, định hƣớng ƣu tiên
88
3.1.1. Chất thải rắn, lĩnh vực trọng tâm của 3R
88

3.1.2. Định hướng ưu tiên
89
3.2. Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ 3R
90
3.2.1. áp dụng cơ chế thu phí chất thải hiệu quả để tạo áp lực thực hiện 3R
90
3.2.2.Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với 3R
91
3.3. Đề xuất mối liên hệ, liên kết trong các biện pháp 3R
96
3.4. Đề xuất xây dựng Chiến lƣợc về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất
thải rắn (Dự thảo khung Chiến lƣợc)

100
3.4.1. Phạm vi và thời gian
100
3.4.2. Mục tiêu……………………………………………………………
100
3.4.3. Quan điểm chỉ đạo…………………………………………………
102
3.4.4. Các nội dung cơ bản
103
3.4.5.Các giải pháp thực hiện chiến lược
107
3.4.6. Tổ chức thực hiện……………………………………………………
108
3.4.7.Các chương trình thực hiện Chiến lược……………………………
109
3.5.Kết luận Chƣơng 3
109



KẾT LUẬN……………………………………………………………………
110
TÀILIỆUTHAM KHẢO
112


1
MỞ ĐẦU

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về
kinh tế và xã hội, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh
đang làm thay đổi diện mạo của đất nước. Đô thị hoá và công nghiệp hoá là động
lực thúc đẩy phát triển song cũng đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Một trong các vấn đề ô nhiễm chính là chất thải. Chất thải đang tăng lên từng
ngày bởi sự phát triển của các hoạt động sản xuất, dịch vụ cũng như đời sống của
nhân dân đang không ngừng được cải thiện.
Để kiểm soát chất thải, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng các giải
pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, hay còn gọi là 3R (reduce, reuse,
recycle) cho riêng mình. Chính sách này cũng đang được cộng đồng quốc tế quan
tâm, thể hiện bởi sự tham gia và cam kết của chính phủ các nước trên các diễn đàn
song phương và đa phương. Tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6/2004, lãnh đạo
các nước G8 đã đề ra sáng kiến 3R, sau đó Hội nghị Bộ trưởng Môi trường về thúc
đẩy 3R cũng đã được tổ chức vào tháng 3/2005. Tiếp theo, Hội nghị các quan chức
cao cấp đã được nhóm họp tại Nhật Bản tháng 3/2006 đã thảo luận và xây dựng kế
hoạch thực hiện sáng kiến 3R. Nước ta cũng đã tham gia tích cực vào các diễn đàn
khu vực và thế giới về 3R với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường cũng như chuyên viên tại các hội nghị quốc tế.
Trên thực tế, hoạt động tái chế chất thải đã có từ lâu ở nước ta, các loại chất

thải có thể tái chế được như kim loại và giấy được các hộ gia đình bán cho những
người thu mua đồng nát, sau đó thu gom qua hệ thống thu mua phế liệu và chuyển
về các cơ sở tái chế ở các làng nghề. Ở một số làng nghề ở đồng bằng sông Hồng,
hoạt động này mang lại nguồn thu nhập chính và tạo công ăn việc làm, xoá đói,
giảm nghèo cho người dân. Đối với chất thải rắn đô thị, một số công nghệ chế biến
phân hữu cơ đã được áp dụng. Đây là hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải
hữu cơ để sản xuất các loại sản phẩm phân vi sinh làm màu mỡ đất, không gây ô
nhiễm môi trường. Đối với chất thải rắn công nghiệp một số hoạt động trao đổi chất


2
thải giữa các doanh nghiệp hoặc bán chất thải cho các cơ sở tái chế cũng đã bước
đầu được triển khai.
Nhìn chung, hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải ở nước ta được thực
hiện một cách tự phát, thiếu tổ chức một cách hệ thống, đồng bộ và hoàn chỉnh. Đó
là do trong thời gian qua, mặc dù các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế đã
được nhắc đến trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, song chưa có
những văn bản chính sách, pháp luật cụ thể cho lĩnh vực này.
Trước bối cảnh môi trường nước ta đang đứng trước những thách thức về ô
nhiễm do chất thải gây ra, việc xây dựng và ban hành những chính sách thiết thực để
thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải là rất cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng.
Tác giả với sự hỗ trợ của nhóm Chuyên gia của Vụ Môi trường và Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
tổ chức thực hiện nghiên cứu “Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn phục vụ cho việc xây dựng Chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
rắn ở Việt Nam”. Trên thực tế vấn đề nghiên cứu chính và ưu tiên của tác giả là tập
trung vào giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn.
Mục tiêu tổng quát là giảm thiểu lượng và tác động của chất thải rắn lên môi
trường và mục tiêu cụ thể là nghiên cứu luận cứ cho việc xây dựng dự thảo khung

Chiến lược về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ở Việt Nam.
Để triển khai thực hiện, tác giả sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát
thực tế, thu thập số liệu thông tin, kế thừa kết quả của những dự án liên quan, sử
dụng các chuyên gia phân tích, tổng hợp, dự báo và tổ chức hội thảo, lấy ý kiến
chuyên gia, tham vấn cộng đồng.
Luận văn bao gồm những nội dung chính như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong việc giảm thiểu, tái sử
dụng, tái chế chất thải, đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế chất thải, tìm hiểu các kinh nghiệm quốc tế và các bài học rút ra cho Việt
Nam.


3
Chương 2. Thực trạng và vấn đề quản lý chất thải rắn ở Việt Nam, đề cập tới
những vấn đề tổng quan về phát sinh và quản lý chất thải rắn, xác định thực trạng,
rào cản và cơ hội về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn, dự báo về tình
hình phát sinh chất thải rắn cũng như phân tích các cơ sở pháp lý cho việc xây dựng
chính sách về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải rắn ở Việt Nam.
Chương 3. Đề xuất xây dựng Chiến lược về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế
chất thải rắn ở Việt Nam, bao gồm đề xuất những lĩnh vực trọng tâm, định hướng
xây dựng các cơ chế, chính sách ưu tiên về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
rắn, đưa ra những phân tích về việc xây dựng Chiến lược về giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế chất thải rắn.
Trong thời gian thực hiện luận văn này, tác giả đã luôn được sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Trương Mạnh Tiến trong việc xây dựng và hoàn thiện
nội dung của luận văn. Tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều về mọi mặt
như các thông tin, số liệu, các phân tích, đánh giá và hỗ trợ kinh phí từ Vụ Môi
trường (trước đây) và Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường. Tác
giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trương Mạnh Tiến và tập thể cán bộ Vụ Môi
trường, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.



4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC
GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CHẤT THẢI

1.1. Cơ sở lý luận về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải
1.1.1. Khái niệm
Các khái niệm về tái sử dụng và tái chế chất thải đã được biết đến tại các
nước OEDC từ đầu những năm 1970, thoạt tiên là đối với chất thải rắn. Vào tháng 6
năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường và Phát triển nhóm họp tại
Rio de Janeiro, Brazil đã thông qua hàng loạt các thỏa thuận quốc tế nhằm tiến tới
một xã hội phát triển bền vững mà Sản xuất sạch và chiến lược 3R đã lần đầu tiên
được đề cập đến như một thành tố quan trọng nhất cho một hệ thống kinh tế - xã hội
dựa trên sản xuất và tiêu thụ bền vững.
Giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse) và tái chế (Recycle) là ba nội dung
hợp thành chiến lược mang tên 3R. Chiến lược này còn có tên gọi là “Xã hội tuần
hoàn vật chất hợp lý”, được Nhật Bản sử dụng lần đầu tiên năm 2000. Nằm trong hệ
thống thứ bậc phân cấp về chất thải (hình 1.1), là hệ thống phân biệt các giải pháp
quản lý chất thải theo mức độ đáp ứng yêu cầu môi trường của chúng. Đứng vị trí
thấp nhất trong hệ thống này là xử lý chất thải khi đã phát sinh bằng các giải pháp kỹ
thuật. Cao hơn một chút là việc thu hồi, tận dụng năng lượng trong xử lý chất thải. 3
giải pháp chính của chiến lược 3R được lần lượt xếp từ thấp đến cao là tái chế chất
thải (recycle), tái sử dụng chất thải (reuse) và giảm thiểu chất thải (reduce hay
minimisation). Trên cùng của hệ thống này là giải pháp ngăn ngừa phát sinh chất
thải.





5

Hình 1.1. Hệ thống thứ bậc phân cấp về chất thải
a) Giảm thiểu
Giảm thiểu là nội dung hiệu quả nhất trong 3 giải pháp R cho sử dụng tài
nguyên và giảm thiểu chất thải. Về mặt nội dung, giảm thiểu có thể được coi là sự
tối ưu hóa quá trình với việc sản xuất ra lượng sản phẩm cao nhất mà thải ra lượng
thải thấp nhất. Quá trình này đòi hỏi phải vận dụng kỹ năng hiểu biết không chỉ về
sản phẩm, dòng thải như tái chế hay tái sử dụng, mà con phải nắm rõ về quá trình
sản xuất, loại nguyên nhiên liệu sử dụng, v.v
b) Tái sử dụng
Tái sử dụng có thể được coi là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến
hết tuổi thọ sản phẩm. Nếu như tái sử dụng theo nghĩa truyền thống để chỉ việc sản
phẩm được sử dụng nhiều lần theo cùng chức năng gốc thì ngày nay, có thể hiểu
thêm việc tái sử dụng còn là sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích
mới. Tái sử dụng có lợi cả về mặt kinh tế lẫn môi trường theo những ưu điểm sau:
- Tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu thô, đồng thời giảm lượng sản xuất
dẫn đến giảm tải lượng thải.
- Giảm lượng vật chất thải và qua đó, giảm được các chi phí thu gom, vận
chuyển và xử lý vật chất thải.


6
- Tạo cơ hội cho những nền kinh tế chậm phát triển thông qua việc tiếp cận
sản phẩm tái sử dụng với giá thành rẻ, tạo thêm việc làm cho những công việc phục
hồi, làm mới sản phẩm, v.v
Tuy nhiên, tái sử dụng cũng có một số nhược điểm như sau:
- Nhiều loại sản phẩm, khi tái sử dụng thường có hiệu suất kém, tiêu hao năng
lượng lớn, gây tác động đến môi trường đồng thời phải tốn chi phí làm mới và vận

chuyển.
- Sản phẩm tái sử dụng thường đòi hỏi bền hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn,
do đó sẽ tốn chi phí sản xuất ban đầu hơn.
- Sắp xếp phục hồi, làm mới sản phẩm thường tốn thời gian, và gây tác động
nhất định đến môi trường.
c) Tái chế
Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
Quá trình tái chế ban đầu có mục tiêu ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm
tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ
bản từ nguyên liệu thô. Tái chế có thể chia thành 2 dạng, tái chế ngay tại nguồn từ
quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.
Các ưu điểm của quá trình tái chế có thể được liệt kê ra như sau:
- Tận dụng được nguồn nguyên liệu có thể sử dụng thay vì sản xuất từ nguyên
liệu thô, qua đó tiết kiệm chi phí khai thác, xử lý nguồn nguyên liệu, tiết kiệm năng
lượng.
- Giảm thiểu được lượng chất thải cần xử lý, qua đó, giảm thiểu được chi phí,
năng lượng cần thiết để xử lý nguồn thải này theo các giải pháp truyền thống.
- Tăng thêm việc làm trong lĩnh vực tái chế, thông qua quá trình thu gom, vận
chuyển, làm sạch, tái chế.


7


Hình 1.2. Vị trí của 3R trong vòng đời sản phẩm

Bên cạnh đó, những nhược điểm của tái chế bao gồm:
- Tái chế có thể làm giảm được lượng thải ban đầu, tuy nhiên lại phát sinh ra
một lượng thải khác từ các quá trình phục vụ tái chế, như thu gom, vận chuyển, v.v
và đặc biệt là tái chế.

Tài nguyên
Sản xuất
Phân phối, sử dụng
Thải
Thu gom, xử lý
Thải vào môi trƣờng




1. Tái sử dụng:
Sử dụng sản
phẩm đã dùng
rồi
2. Tái chế:
Sản xuất lại nguyên
liệu từ những sản
phẩm không thể tái
sử dụng
3. Giảm thiểu:
Giảm sử dụng tài
nguyên thiên nhiên,
kéo dài tuổi thọ và
chất lượng sản phẩm


8
- Tái chế nguyên liệu thường đòi hỏi quá trình loại bỏ tạp chất phức tạp, dẫn
đến tăng chi phí hoạt động, mặt khác, nếu quá trình loại bỏ tạp chất không được tiến
hành hợp lý thì sản phẩm tái chế sẽ có chất lượng thấp.

d) Quản lý tổng hợp chất thải
Trong các lý thuyết về quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nói
riêng, đã xuất hiện lý thuyết mới về quản lý tổng hợp môi trường (Integrated
Environmental Management) và quản lý tổng hợp chất thải (Integrated Waste
Management). Theo tài liệu hướng dẫn về quản lý tổng hợp chất thải thì thuật ngữ
“tổng hợp” có nghĩa là nối kết hay phối hợp với nhau. Quản lý tổng hợp chất thải
bao gồm ít nhất ba loại phối kết hợp sau:
- Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải.
- Phối kết hợp các khía cạnh xã hội, kinh tế, luật pháp, thể chế, môi trường và
công nghệ trong quản lý chất thải.
- Phối kết hợp ý kiến ưu tiên và năng lực cung cấp dịch vụ của các bên liên
quan.
Phối kết hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang
tính chiến lược giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu
hồi năng lượng và chôn lấp. Cách quản lý chất thải này khác biệt với cách truyền
thống là chỉ thu gom chất thải rồi đem chôn lấp, còn nó bổ sung vào giữa đó một loạt
các giải pháp nhằm giảm thiểu lượng chất thải đem chôn lấp, là giảm nguồn thải, tái
sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng.
Phòng ngừa là một nguyên tắc hàng đầu trong quản lý, bảo vệ môi trường nói
chung và quản lý chất thải nói riêng. Phòng ngừa là ngăn chặn sự phát thải hoặc
tránh tạo ra chất thải.
Giảm thiểu là việc làm để sao cho sự phát thải là ít nhất. Khi sự phát thải
bằng 0 thì đó là sự phòng ngừa tuyệt đối. Phòng ngừa được coi là phương thức tốt
nhất để giảm thiểu chất thải ngay từ nguồn phát sinh.


9
Phũng nga v gim thiu l hai nc thang u tiờn trong thang bc qun lý
cht thi: Phũng nga (a)- Gim thiu (b) - Tỏi s dng (c) - Tỏi ch (d) - Thu hi (e)
- Thi b (f) (hỡnh 1.4). Trong kinh t cht thi bn cht ca phũng nga l ngn

chn ti a s phỏt sinh cht thi trong mi hnh ng kinh t (sn xut, lu thụng,
phõn phi, tiờu dựng). Minh ho cho th bc qun lý ny c trỡnh by qua biu
hỡnh 1.4.
































Hỡnh 1.3. Minh ho v qun lý tng hp cht thi
Giải pháp
chiến l-ợc
Giảm nguồn thải
Tái sử dụng
Tái chế
Làm phân hữu

Thu gom
Thu hồi năng
l-ợng
Chôn lấp
Các bên liên quan
Chính phủ
Công nghiệp
Cộng đồng địa ph-ơng
Các tổ chức quần chúng
Khu vực phi chính quy
Các tổ chức cộng đồng
Các tổ chức phi chính phủ
Các khía cạnh
Xã hội
Kinh tế
Pháp luật
Chính trị
Thể chế

Môi tr-ờng
Công nghệ
Quản lý tổng hợp chất thải
Bền
vững
về
kinh
tế
Bền vững về môi tr-ờng
Bền
vững
về

hội


10










Như đã nói ở trên, quản lý tổng hợp chất thải xét theo cách tiếp cận phối kết
hợp các chiến lược quản lý chất thải bao gồm các giải pháp mang tính chiến lược
giảm nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom, thu hồi năng lượng

và chôn lấp. Mối quan hệ, liên kết giữa các giải pháp này đặt trong tổng thể quản lý
quá trình sản xuất và tiêu dùng có thể khái quát hoá dưới dạng sơ đồ ở hình 1.5.











a b c d e f
Hình 1.4. Thang bậc quản lý chất thải


giảm thiểu


Môi nguyên liệu Sản xuất Tiêu dùng
trường vật liệu
năng lượng



tái chế tái sử
dụng




Chôn lấp Chất thải
Khâu quản lý chất thải
Trình độ
quản lý



11

Hình 1.5. Mối quan hệ, liên kết trong các biện pháp giảm thiểu, tái sử dụng
và tái chế chất thải

Theo sơ đồ này, một chiến lược quản lý tổng hợp chất thải cần được chú ý
trước tiên vào các biện pháp giảm thiểu, nghĩa là theo nguyên tắc phòng ngừa. Trong
quá trình sản xuất và tiêu dùng càng giảm thiểu được phát thải thì càng giảm được
các chi phí cho các khâu tiếp theo để xử lý chất thải (tái sử dụng, tái chế, thu hồi,
chôn lấp, ). Còn một khi phát sinh chất thải trong sản xuất và tiêu dùng thì cần cố
gắng tái sử dụng và tái chế tối đa trước khi đem chôn lấp, trả chúng về môi trường.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã đề xuất lý thuyết về nền kinh tế xoay vòng
(Circular Economy) và các giải pháp kinh tế và kỹ thuật (công nghệ) để chuyển từ
cách quản lý nền kinh tế truyền thống theo kiểu tuyến tính (Linear Economy), hay
nói cách khác là theo kiểu từ “chiếc nôi” (khai thác, sản xuất, tiêu dùng) thẳng tới
“nấm mồ” (chôn lấp) sang cách quản lý nền kinh tế theo kiểu “xoay vòng” tối đa (tái
sử dụng, tái chế, ) mọi chất thải phát sinh trước khi trả lại về môi trường (chôn lấp).
Nếu chỉ xét trên phương diện quá trình chu chuyển của dòng vật chất trong
nền kinh tế thì đối với cách tiếp cận quản lý tổng hợp chất thải, sản xuất sạch hơn
(sau đây viết tắt là SXSH) là giải pháp kinh tế – kỹ thuật tổng hợp tối ưu nhằm kết
hợp, liên kết các giải pháp về phòng ngừa, bao gồm cả giảm thiểu, tái sử dụng, tái
chế chất thải, đem lại lợi ích to lớn cả về kinh tế, xã hội cũng như về môi trường.

Hình 1.6 cho thấy sự liên kết của các giải pháp, trong đó có các giải pháp về
tái sử dụng, tái chế (tuần hoàn) chất thải.







12


















Hình 1.6. Các thành phần của sản xuất sạch hơn


Trong thực tế quản lý môi trường ở nhiều nước, SXSH được coi là một trong
những phương thức tốt nhất để thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng hướng tới phát triển bền
vững. Các quốc gia trên thế giới đều cố gắng khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực hiện các nguyên lý/nội dung cơ bản của SXSH, coi đó là một giải pháp
ưu tiên trong các hành động hướng tới phát triển bền vững như Tuyên ngôn quốc tế
về SXSH đã kêu gọi.
1.1.2. Giới thiệu về Sáng kiến 3R
Tại Hội nghị G8 diễn ra ở Sea Island, Geogria, Hoa Kỳ tháng 6/2004, Nhật
Bản đã đề xuất sáng kiến 3R. Hội nghị đã thông qua “Khoa học và Công nghệ đối
với phát triển bền vững: Kế hoạch hành động „3R‟ và xúc tiến thực thi đầy đủ” như
là một phần của Kế hoạch hành động G8.

Quản lý tốt
nội vi
Thay đổi
đầu vào
Kiểm soát
tốt quá
trình
Cải tiến,
thay đổi
công nghệ
Sản xuất sạch hơn
Tái sử dụng,
tuần hoàn
chất thải
Sản xuất các
sản phẩm phụ
từ chất thải

Cải tiến,
sản phẩm


13



2004
Tháng 6: Hội nghị Thượng đỉnh Sea Island (Mĩ)
Thủ tướng Koizumi đề xuất Sáng kiến 3R. Các thành
viên G8 đồng ý với Kế hoạch hành động 3R
2005
Tháng 4: Hội nghị cấp Bộ trưởng về Sáng kiến 3R
(Tokyo, Nhật Bản)
Các Bộ trưởng từ 20 nước và đại diện của các tổ chức
quốc tế thông qua chương trình thúc đẩy 3R trên thế
giới.
Tháng 7: Hôi nghị Thượng đỉnh G8 Gleneagles (Vương
quốc Anh)
Tháng 11: Hội thảo về chất thải điện tử (Tokyo)
Hội nghị toàn Châu á về vấn đề chống lại sự vận
chuyển bất hợp pháp qua biên giới (Tokyo)
2006
Tháng 3: Cuộc gặp gỡ chính thức cấp cao về Sáng kiến
3R (Tokyo, Nhật Bản)
Các đại diện cấp cao từ 20 nước và các tổ chức quốc tế
tham gia thảo luận về thúc đẩy 3R tại từng nước (i), và
(ii) trên quy mô toàn cầu (dòng hàng hoá và nguyên
liệu quốc tế)

Tháng 7: Hội nghị Thượng đỉnh G8 St. Petersburg
(Nga)
Các thành viên thông qua “mục tiêu là đưa ra sự tính
toán thích hợp về sức sản xuất của nguồn tài nguyên”
để có sự cố gắng cao hơn liên quan đến Sáng kiến 3R.
Tháng 10: Hội nghị 3R Châu á (Tokyo, Nhật Bản)
2007
Hội nghị thượng đỉnh G8 (Đức)
2008
Hội nghị thượng đỉnh G8 (Nhật Bản)

Hình 1.7. Quá trình hình thành và phát triển của sáng kiến 3R

Sáng kiến 3R có mục tiêu là đẩy mạnh các hoạt động 3R trên quy mô toàn
cầu. Theo bản thoả thuận tại Hội nghị thượng đỉnh G8 Sea Island, Hội nghị cấp bộ
trưởng về Sáng kiến 3R được tổ chức ở Tokyo trong tháng 3/2005 chính thức đưa ra
Sáng kiến 3R với các mục tiêu:
Giới thiệu Sáng kiến 3R
Thúc đẩy các hoạt động cho
Sáng kiến 3R

Xem xét lại sự phát triển của
Sáng kiến 3R



14
1) Thúc đẩy 3R thông qua tầm nhìn rộng và chiến lược;
2) Giảm thiểu các rào cản đối với dòng hàng hoá và vật chất trên thế giới trong
mối quan hệ giữa tái chế và tái sản xuất;

3) Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ phát triển đối với 3R;
4) Thúc đẩy liên kết giữa các nước phát triển và đang phát triển trong lĩnh vực
này.
Bản tuyên bố của Hội nghị cấp Bộ trưởng được đưa ra ở Hội nghị thượng
đỉnh G8 được tổ chức tại Gleneagles, Vương quốc Anh tháng 7 năm 2005. “Kế
hoạch hành động Gleneagles về Biến đổi khí hậu, Năng lượng sạch và Phát triển Bền
vững” tuyên bố rằng Sáng kiến 3R là “một bước tiến tới quan trọng khuyến khích
việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên và nguyên liệu, điều này làm tăng tính
cạnh tranh về mặt kinh tế trong khi làm giảm các ảnh hưởng đối với môi trường”.
Tiếp theo Hội nghị cấp Bộ trưởng về Sáng kiến 3R, cuộc gặp chính thức cấp
cao được tổ chức tại Tokyo vào tháng 3/2006. Trong hoạt động thúc đẩy quốc tế về
3R, các đại biểu từ các nước và các tổ chức quốc tế đã trao đổi kinh nghiệm và các ý
kiến để phát triển hoạt động, phương hướng xác định các chương trình và kế hoạch,
thảo luận về các vấn đề liên quan đến sự vận chuyển qua biên giới của 3R liên quan
đến hàng hoá, nguyên liệu và sản phẩm.
Vào tháng 7 năm 2006 tại Hội nghị thượng đỉnh G8 St. Petersburg, các thành
viên của G8 thông qua Kế hoạch hành động St. Petersburg trong đó có đoạn “Chúng
ta sẽ nhắm tới mục tiêu là đưa ra sự tính toán thích hợp về sức sản xuất của nguồn tài
nguyên” để có sự cố gắng cao hơn liên quan đến Sáng kiến 3R.
Sáng kiến 3R sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong Hội nghị thượng đỉnh G8
tổ chức tại Đức vào năm 2007 và Nhật Bản vào năm 2008.
Thời gian qua, các hoạt động 3R cũng đã và đang được tích cực triển khai
thực hiện ở nhiều nước châu Á, trong đó điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc. Châu Á
có một vài trung tâm tập trung các ngành sản xuất cơ bản với mật độ cao nhất trên


15
thế giới và có tốc độ phát triển kinh tế cao. Khu vực châu Á có dân số chiếm một
nửa dân số thế giới và chiếm 26% GDP thế giới (theo Báo cáo Phát triển con người
2005 của UNDP). Tại châu Á, quá trình hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng, dân số tại

khu vực đô thị tăng nhanh, quá trình sản xuất và thương mại quốc tế tăng làm gia
tăng nhu cầu về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những sự thay đổi này sẽ dẫn tới các
vấn đề cấp bách như gia tăng lượng và loại đối với chất thải rắn; vấn đề vận chuyển
qua biên giới đối với hàng hóa, nguyên liệu và các sản phẩm có liên quan đến 3R và;
sự tăng giá của các nguồn tài nguyên.
Việc cần thiết nhất để phát triển bền vững tại châu Á là nhận thức về việc sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và giảm thiểu các tác động môi trường do tiêu dùng
và các hoạt động sản xuất. Thúc đẩy 3R thông qua việc tích hợp các chính sách trong
quản lý chất thải và tài nguyên là chìa khóa để nhận thức rõ về sản xuất và tiêu dùng
bền vững ở châu Á. Hàng loạt các cuộc họp chuyên gia và các cuộc đối thoại chính
sách về 3R đã xác định: "Quản lý chất thải đô thị hữu cơ", "Quản lý chất thải y tế",
"Quản lý chất thải điện tử" là những vấn đề ưu tiên ở châu Á.
1.1.3. Các nội dung chính của 3R
a) Phân loại tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn (Solid Waste Seperation at Source) là một
trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống quản lý chất thải rắn hiện
nay. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành
phần chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh trước khi nó được chuyên chở đi. Ví dụ,
đối với chất thải rắn sinh hoạt, có thể phân thành 3 loại: (1) các phế thải có khả năng
tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nilon, nhựa, kim loại, thủy tinh, vỏ đồ hộp; (2)
các thành phần hữu cơ có thể sử dụng để làm phân compost; và (3) các thành phần
còn lại.
Việc phân loại chất thải rắn tại nguồn có tính quan trọng về mặt kinh tế, xã
hội và môi trường. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái
sinh/tái chế. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác


16
các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển, xử lý và do
đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý chất thải, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho

việc chôn lấp chất thải rắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các
thành phần không có khả năng tái chế.
Một ý nghĩa quan trọng khác của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là kích
thích sự phát triển của ngành nghề tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết công
ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành
phần hữu cơ trong rác sinh hoạt để sản xuất phân compost, nếu việc phân loại rác tại
nguồn được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cũng
như tính ổn định của sản phẩm phân compost, qua đó sẽ góp phần mở rộng thị
trường phân compost vốn chưa được ưu chuộng hiện nay.
Việc phân loại chất thải rắn, trên thực tế, thường được thực hiện tại 3 công
đoạn: tại hộ gia đình và cộng đồng (tại nguồn); trong quá trình thu gom và vận
chuyển bởi chính quyền địa phương và; tại bãi chôn lấp từ những người nhặt rác.
Tuy nhiên, phân loại tại nguồn vẫn có ý nghĩa quan trọng nhất bởi vì chất thải chỉ có
thể được phân loại tốt nhất tại thời điểm phát sinh. Mọi thời điểm sau đó, khi đã bị
trộn lẫn, hoặc bị phân huỷ theo thời gian, việc phân loại chất thải càng trở nên khó
khăn hơn, thậm chí có khi không thể thực hiện được.
b) Giảm thiểu
Giảm thiểu phát sinh chất thải sinh hoạt là một trong những vấn đề cần thiết
và phải được ưu tiên trong các hoạt động 3R. Với mức sống ngày càng được nâng
cao, xu hướng xã hội tiêu thụ ngày càng phát triển, cần thiết phải thúc đẩy giảm
lượng chất thải sinh hoạt và tiêu dùng, ví dụ như chất thải thực phẩm phát sinh từ
các hộ gia đình, nhà hàng và người bán lẻ, bao bì đóng gói, v.v Giảm thiểu chất
chải sinh hoạt thường được thực hiện thông qua các biện pháp khuyến khích thay đổi
hành vi, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tiết kiệm nước và năng lượng,
hướng tới tiêu dùng bền vững.


17
Giảm thiểu phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu vào áp dụng
công nghệ sản xuất sạch hơn. Trong thực tế, các thay đổi không chỉ đơn thuần là

thiết bị mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp.
Giảm chất thải tại nguồn thông qua quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất
của sản xuất sạch hơn.
Giảm thiểu chất thải rắn ngay tại nguồn được thực hiện bằng việc áp dụng các
giải pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thay đổi công thức sản phẩm, giảm các vật liệu
bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen trong tiêu dùng.
Một cách tổng quát, các biện pháp giảm thiểu chất thải có thể tổng hợp như
sau:
- Sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Thiết kế sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, dễ tái sử dụng và thành phần
nguyên liệu có thể tái chế được.
- Sử dụng các bộ phận, thành phần và nguyên liệu được tái chế, tái sử dụng.
- Giảm thiểu việc sử dụng các thành phần độc hại hoặc thay thế các thành
phần độc hại trong sản phẩm.
- Sử dụng nhãn mác sinh thái.
- Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, sử dụng các sản phẩm thân
thiện với môi trường, thực hiện tiêu dùng bền vững.
c) Tái sử dụng
Tái sử dụng bao gồm các nội dung như: Khuyến khích các dịch vụ tái sử dụng
sản phẩm (sửa chữa, cho thuê), tăng cường, khuyến khích sản xuất các thành phần
sản phẩm có tuổi đời trung bình cao.
Trong tái sử dụng, sản phẩm được giữ nguyên về chất liệu kết cấu và hình
dáng cũng như chức năng ban đầu và được đưa vào quá trình chuyển hóa (ví dụ như:
bao bì đóng gói nhiều lần). Thông lệ thì những sản phẩm như vậy không phải là chất


18
thải, do đó trong nghĩa rộng có thể được hiểu là tái sinh, nhưng số lượt của chu trình
tái sử dụng bị hạn chế. Ví dụ, chai được sử dụng nhiều lần bị vỡ hay bị mất đi tính
năng sử dụng đặc trưng. Người ta tính trung bình một chai có thể được tái sử dụng

khoảng 20 lượt.
Đôi khi cũng có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm được nếu như sản phẩm với
kết cấu chất liệu, hình dáng ban đầu được sử dụng theo một chức năng khác. Ví dụ,
cốc đựng tương hạt cải làm cốc uống nước, bình nhựa làm thùng chứa nước mưa,
lốp xe ôtô làm ghế đu hay đài hoa.
Tái sử dụng lại là một dạng của việc làm giảm chất thải - mở rộng các nguồn
cung cấp nguyên liệu và giảm năng lượng sử dụng và giảm ô nhiễm thậm chí hơn cả
tái chế. Hoạt động tái sử dụng chất thải rắn có thể được thực hiện tốt ở các khu công
nghiệp tập trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì
trong một số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu
đầu vào ở nơi khác.
d) Tái chế
Các yếu tố sản xuất đã tác động đến quá trình chuyển hóa vật liệu và năng
lượng, do vậy có sự đòi hỏi đến môi trường – nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
Điều đáng quan tâm là đặc tính tái tạo của vật liệu và nhiên liệu, do vậy cần phân
biệt giữa vật liệu, nhiên liệu tái tạo lại được và vật liệu, nhiên liệu không tái tạo lại
được.
Trên phương diện kinh tế, ngành kinh doanh có thể gặp một loạt các rắc rối
khi quay vòng và tái sản xuất các sản phẩm, có khi tiết kiệm được chi phí, có khi chi
phí lại tăng lên do vậy cần thiết phải tính toán nhu cầu sản xuất và khả năng tiêu thụ
các sản phẩm do có tái chế. Tái chế có thể ở dạng tái sinh hoặc tái tạo lại giá trị
hoặc tiếp tục tận dụng giá trị.
Tái sinh là một khái niệm thời sự thông qua hình thức sử dụng lại hay tận
dụng lại giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng, khái niệm này liên quan đến


19
chất thải của sản xuất và tiêu dùng, những vật mà trước khi được đưa vào quá trình
tái sinh đã được chủ của nó coi là những thứ muốn vứt bỏ đi.
Tái sinh là sự kéo dài thêm một khoảng ngắn thời gian lưu của nguyên liệu và

năng lượng trong quá trình chuyển hóa. Vì thế, công nghệ có tính đến giảm thiểu và
công nghệ có tính đến phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Việc tiếp tục sử dụng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, song tất cả các
quá trình cũng chỉ là những việc sử dụng lại nhiều lần, do đó vật chất và năng lượng
có thể giữ được trong một thời gian có hạn và riêng biệt trong phạm vi của quá trình
chuyển hóa kế tiếp nhau và sau đó được đưa vào chu trình.



Sản phẩm tiêu dùng







Sản phẩm tiêu dùng



Hình 1.8. Minh hoạ về tái tạo lại giá trị

Tái tạo giá trị: Tái tạo giá trị là quá trình trong đó chất liệu kết cấu ban đầu
được tái tạo lại thông qua một quá trình xử lý. Hình thái ban đầu và chủ đích sử
dụng ban đầu có thể được tái tạo. Ví dụ, sử dụng sắt vụn trong công nghiệp luyện
thép, nấu chảy mảnh kính trong công nghiệp thủy tinh, giấy vụn trong công nghiệp
giấy v.v… (hình 1.8).
Tiếp tục tận dụng giá trị: Có thể áp dụng với cả hình thức vật chất và năng
lượng. Đặc tính của việc tiếp tục tận dụng giá trị vật chất là sự chuyển hóa vật chất



Đã sử dụng
Phế liệu
Sản phẩm
mới


Nấu chảy



20
thông qua một quá trình xử lý và làm thay đổi chức năng của sản phẩm mới hình
thành. Ví dụ, ủ các chất hữu cơ, sản xuất ván ép từ mùn cưa, sản xuất vật liệu cách
âm từ giấy phế thải, vật liệu xây dựng từ chất dẻo cũ.
Một hình thức nữa của việc tận dụng giá trị là tận dụng năng lượng. Sự
chuyển hóa vật chất sang năng lượng là một quá trình không đảo ngược được. Do
bản thân năng lượng sau khi được sử dụng vào quá trình chuyển hóa thì chỉ có thể
thu hồi lại được rất ít, nên quá trình này là mắt xích cuối cùng trong chuỗi chu trình.
Tái tạo năng lượng ngoài việc thể hiện tái sử dụng vào chức năng ban đầu của
nó còn thể hiện việc tiếp tục sử dụng vào chức năng khác. Ví dụ, qua việc sử dụng
điện năng để sản xuất, nhiệt năng sinh ra trong quá trình sản xuất này được tận dụng
để sưởi ấm.
Các hoạt động tái chế có thể bao gồm:
- Tái sử dụng và tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng.
- Khuyến khích việc mua bán, sản xuất và sử dụng các sản phẩm và nguyên
liệu có thể tái chế được (thị trường tái chế).
- Phát triển các công nghệ tái chế, ngành công nghiệp tái chế.
1.1.4. Các giải pháp chiến lƣợc để thực hiện 3R

Có nhiều giải pháp chiến lược để thúc đẩy thực hiện 3R, trong đó một số giải
pháp chính như sau:
a) Tăng cường hệ thống chính sách, pháp luật:
- Thiết lập một hệ thống chính sách quốc gia lâu dài và hiệu quả về bảo vệ
môi trường nói chung, về quản lý chất thải nói riêng, có sự hỗ trợ tài chính hợp lý.
- Xây dựng Chiến lược quốc gia về 3R với cách tiếp cận tổng thể bao gồm cả
các vấn đề xuyên quốc gia. Xây dựng mới hoặc cải thiện khung luật 3R bổ sung cho
những chính sách quản lý ô nhiễm.


21
- Đặt mục tiêu giảm thiểu chất thải thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu, trên cả
tái sử dụng và tái chế chất thải và phối hợp các nội dung của sản xuất bền vững, sản
xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm vào các chiến lược và chương trình 3R.
- Thiết lập chính sách thương mại xanh và điều chỉnh lại hệ thống thuế và trợ
cấp quốc gia cho các sản phẩm 3R thông qua các chính sách hỗ trợ bao gồm các
chính sách về ưu đãi thuế, đất đai, vốn, công nghệ, v.v
- Cụ thể hóa và triển khai các chính sách bảo vệ môi trường nói chung và
chính sách quản lý chất thải nói riêng: chính sách mua bán quota về chất thải, chính
sách tiết kiệm tài nguyên nước, các chính sách về khoa học-công nghệ như áp dụng
công nghệ mới tiêu thụ ít nguyên liệu, tăng cường tuần hoàn và tái chế, chính sách
ưu đãi đầu tư cho công nghệ 3R, chính sách tuyên truyền giáo dục tiết kiệm tài
nguyên.
b) Giảm rào cản thương mại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như
tạo điều kiện cho dòng sản phẩm và nguyên liệu có liên quan đến tái chế và tái sản
xuất:
- Đối với công ước Basel, thì các loại hàng hóa được coi là chất thải nguy hại
đều có các giới hạn về vận chuyển và chuyên chở xuyên quốc gia. Tuy nhiên, trong
trường hợp của chiến lược 3R thì có một phần không nhỏ chất thải độc hại lại được
coi là nguyên liệu hoặc sản phẩm của quá trình tái chế hoặc tái sử dụng. Vì vậy,

trong trường hợp này, các rào cản thương mại cần có tính co giãn hợp lý để tạo điều
kiện cho việc khuyến khích triển khai các giải pháp 3R.
- Rào cản thương mại còn cần phải được dỡ bỏ hoặc giảm nhẹ đối với trường
hợp ứng dụng và chuyển giao các công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm 3R.
c) Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan:
- Phát triển các kế hoạch hành động quốc gia có sự tham gia chặt chẽ của các
cơ quan, tổ chức liên quan, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, cơ quan quản


22
lý trung ương, cơ quan quản lý địa phương, nhà sản xuất, các đơn vị nghiên cứu, các
tổ chức phi chính phủ và sự tham gia của cộng đồng.
- Đề ra các mục tiêu rõ ràng đối với việc giảm thiểu chất thải cho các ngành,
lĩnh vực quan trọng. Tăng cường năng lực của chính quyền trung ương và địa
phương trong việc triển khai 3R. Tăng cường mạng lưới chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm và công nghệ giữa các bên liên quan.
- Khuyến khích và bảo vệ sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân
trong tái sử dụng và tái chế chất thải trong khuôn khổ quy định của hệ thống luật.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia
phát triển trong các lĩnh vực xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức cộng đồng, phát
triển nguồn nhân lực, tài trợ các dự án 3R, chuyển giao công nghệ, v.v
d) Khuyến khích phát triển công nghệ xanh và chuyển giao công nghệ, tập
trung vào 3 giải pháp chính:
- Áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm thiểu tiêu thụ nguyên
vật liệu, từ đó giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường.
- Các giải pháp xử lý cuối đường ống cần được áp dụng theo hướng tận thu
lại được chất thải cho các công đoạn sản xuất. Sau khi đã áp dụng các biện pháp
SXSH, các dòng thải vẫn còn các thông số chất thải đặc trưng cao hơn tiêu chuẩn
cho phép để tái sử dụng, hoặc tuần hoàn thì phải áp dụng các biện pháp xử lý chất
thải hay còn gọi là “xử lý cuối đường ống”.

- Tăng cường cải tiến, bảo dưỡng, thay thế thiết bị nhằm giảm tiêu hao
nguyên vật liệu đầu vào trong quá trình sử dụng.
e) Nâng cao nhận thức cộng đồng
Nhận thức cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các biện
pháp 3R. Nhận thức cộng đồng được nâng cao sẽ giúp việc thực hiện phân loại rác
thải tại nguồn được tốt. Ở nước ta, 80% chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ các hộ gia


23
đình, vì vậy nhận thức của mỗi người dân đóng vai trò quan trọng đối với giảm
thiểu, tái sử dụng và tái chế loại chất thải này.
Nhận thức cộng đồng về 3R có thể được nâng cao thông qua các hoạt động:
- Tuyên truyền, vận động 3R trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Giáo dục nội dung 3R trong các nội dung giáo dục về môi trường.
- Tổ chức xây dựng, trao các giải thưởng về 3R.

1.2. Các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải
Để giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải, có nhiều giải pháp quản lý
chung hướng tới việc giảm thiểu các loại chất thải ở đầu đường ống cũng như nhiều
biện pháp kỹ thuật riêng khi xử lý từng loại chất thải ở cuối đường ống. Các biện
pháp chung bao gồm: áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống quản lý môi trường ISO
14000 và kiểm toán môi trường. Một số biện pháp kỹ thuật xử lý cuối đường ống đối
với từng loại chất thải cũng sẽ được mô tả sơ lược dưới đây.
a) Các biện pháp quản lý
Sản xuất sạch hơn (SXSH)
Theo định nghĩa của UNEP: “Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến
lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.
Lợi ích của các giải pháp sản xuất sạch hơn bao gồm:
- Giảm tác động đến môi trường thông qua các thiết kế sản phẩm xanh với giá

thành hạ, giảm ô nhiễm;
- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;

×