Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một vài kinh nghiệm giảng dạy nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh trong một tiết dạy học Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.57 KB, 16 trang )

Phòng Giáo dục Thành phố Biên Hoà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
(Cấp quản lí : Sở GDĐT )
Tên đề tài : MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT
HUY NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
TRONG MỘT TIẾT DẠY HỌC HOÁ HỌC 8 CÓ SỬ
DỤNG THÍ NGHIỆM BIỂU DIỄN
Chủ đề tài : NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
A/MỞ ĐẦU
I/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình đổi mới sách giáo khoa, cùng với sự thay đổi phương tiện dạy
học thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một trong những vấn
đề quan trọng và cần thiết hàng đầu .
Cũng như các bộ môn khoa học khác, để dạy và học tích cực môn hoá học phải
dựa trên quan điểm lấy học sinh làm trung tâm cho cả quá trình dạy học. Muốn vậy
giáo viên phải vận dụng tốt những phương pháp dạy học tích cực .
Vì hoá học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm hoá học
để dạy học tích cực đó cũng là phương pháp đặc thù của bộ môn .
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có những mức độ khác nhau. Tuỳ theo
mức độ mà thí nghiệm đó có thể là do học sinh tự thực hiện hoặc giáo viên biểu
diễn thí nghiệm để học sinh quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích, và viết các
phương trình hoá học. Từ đó, học sinh rút ra nhận xét về tính chất hoá học, qui tắc,
định luật….Trong chương trình hoá học 8 có nhiều tiết giáo viên cần tích cực sử
- 1 -
dụng thí nghiệm biểu diễn trong việc giảng dạy thì tiết học mới đạt hiệu quả cao
hơn .
Từ những lí do trên bản thân đã nghĩ ngay ý định chọn đề tài : “ Một vài kinh
nghiệm giảng dạy nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh trong một
tiết dạy học Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn” với hy vọng thông qua


thí nghiệm biểu diễn giáo viên có thể phát huy năng lực nhận thức của học sinh
một cách toàn diện hơn, học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu, nhớ kỹ và
vận dụng tốt vào đời sống thực tế. Đồng thời làm cho tiết học sinh động, học sinh
yêu thích bộ môn hoá học .
II/ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng :
Học sinh lớp 8 trường THCS
2. Nhiệm vụ nghiên cứu :
Tìm hiểu nội dung các bài học trong chương trình hoá học 8 để đưa ra những
phương pháp dạy học thích hợp cho bài học .Và vận dụng tốt những thí nghiệm
biểu diễn trong một số tiết dạy sao cho phù hợp với nội dung bài để quá trình dạy
và học đạt hiệu quả cao hơn .
III/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Dựa vào tình hình thực tế giảng dạy hiện nay .
- Dựa vào yêu cầu đòi hỏi nâng cao trình độ kiến thức , phát huy năng lực nhận
thức của học sinh .
- Đọc các tài liệu liên quan đến môn hoá học và các sách tham khảo .
- Dựa vào tâm sinh lý của học sinh .
B/NỘI DUNG
I/TỔNG QUAN
Để tạo điều kiện cho học sinh dễ nắm bắt kiến thức , khắc phục sự trừu tượng
về các khái niệm , kích thích sự say mê hứng thú của học sinh , giáo viên phải tạo
điều kiện cho học sinh được quan sát đầy đủ trực tiếp các thí nghiệm để tự mình
- 2 -
rút ra kiến thức . Tuỳ theo mức độ của thí nghiệm mà giáo viên cần phải cân nhắc
để lựa chọn những thí nghiệm biểu diễn sao cho phù hợp để tiết dạy đạt hiệu quả
cao hơn .
* Ví dụ 1 : T iết 17 : bài 12 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
GV sẽ làm thí nghiệm cho bột sắt tác dụng với lưu huỳnh .
Để thực hiện tốt thí nghiệm này giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và

hoá chất để phục vụ cho thí nghiệm .
Dụng cụ : đèn cồn , kẹp gỗ , kẹp sắt , ống nghiệm , nam châm , diêm , 2 đĩa
thuỷ tinh nhỏ , thìa nhựa
Hoá chất : bột sắt khử và bột lưu huỳnh
Giáo viên tiến hành thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh theo các bước
sau :
- Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt , rồi chia làm
hai phần
- Phần một , hoá chất được đặt trên đĩa thuỷ tinh , giáo viên đưa nam châm lại
gần phần một rồi yêu cầu học sinh nhận xét
Học sinh nhận xét : sắt có trong hỗn hợp đã bị nam châm hút
- Sau đó giáo viên đổ phần hai vào ống nghiệm và đun nóng . Giáo viên yêu cầu
học sinh quan sát , nhận xét sự thay đổi màu của hỗn hợp ?
Học sinh nhận xét hiện tượng thí nghiệm : hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển
dần thành chất rắn màu xám
- Sau khi đun song , để nguội rồi lấy sản phẩm thu được ra để trên đĩa , giáo
viên đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được rồi yêu cầu học sinh nhận xét và
giải thích hiện tượng .
Học sinh nhận xét : sản phẩm không bị nam châm hút vậy chất rắn đó không có
sắt
- Giáo viên đem sản phẩm thu được đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi yêu cầu học
sinh nhận xét
- 3 -
Học sinh nhận xét : chất rắn thu được không cháy như lưu huỳnh . Vậy chất rắn
thu được không có chất lưu huỳnh
Qua thí nghiệm biểu diễn trên , giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận
Học sinh trả lời : Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất
*Ví dụ 2 : T iết 21 : bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Cần chuẩn bị dụng cụ và hoá chất như sau :
Dụng cụ : cân , 2 cốc thuỷ tinh

Hoá chất : dung dịch bariclorua , dung dịch natrisunphat
Giáo viên tiến hành thí nghiệm :
- Đặt hai cốc chứa dung dịch bariclorua ( BaCl
2
) và dung dịch natrisunphat
( Na
2
SO
4
) lên một bên đĩa cân
- Đặt các quả cân và đĩa bên kia sao cho cân thăng bằng
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và xác nhận vị trí của kim cân
Học sinh nhận xét : kim ở vị trí thăng bằng
- Giáo viên đổ cốc 1 vào cốc 2 , yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và rút ra
kết luận
Học sinh nhận xét : có chất rắn , trắng xuất hiện . Vậy đã có phản ứng hoá học
xảy ra
GV yêu cầu học sinh quan sát vị trí kim của cân ?
Học sinh thấy kim của cân vẫn ở vị trí thăng bằng
Giáo viên : Qua thí ghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các
chất tham gia và các chất sản phẩm .
Học sinh : Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản
phẩm
Giáo viên giới thiệu : đó là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng .
*Ví dụ 3: Tiết 37 , 38 : bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
Giáo viên cần lựa chọn những thí nghiệm điển hình
Oxi tác dụng với phi kim : GV chọn phi kim điển hình như lưu huỳnh , phôtpho
Oxi tác dụng với kim loại : GV sẽ chọn kim loại điển hình là sắt
- 4 -
Đối với bài này giáo viên sẽ dạy trong 2 tiết :

Tiết 1 sẽ làm thí nghiệm biểu diễn oxi tác dụng với lưu huỳnh và oxi tác dụng
với photpho ; Tiết 2 sẽ làm thí nghiệm biểu diễn oxi tác dụng với sắt
Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất :
Dụng cụ : đèn cồn , muôi sắt, diêm, lọ thuỷ tinh có nắp, dây dẫn khí, ống dẫn
khí, nút cao su có lỗ, chậu đựng nước , thìa nhỏ .
Hoá chất: photpho, lưu huỳnh, dây sắt, thuốc tím ( KMnO
4
), oxi già ( H
2
O
2
)
Nếu trước tiết dạy GV có nhiều thời gian để chuẩn bị thì GV nên thu khí oxi
vào lọ có nút đậy và dán nhãn tên khí oxi rồi lên lớp làm thí nghiệm ( trong quá
trình thu khí GV chừa lại 1 ít nước trong lọ chứa khí oxi ) .Và lưu ý lọ thu khí oxi
phải đầy , không có lẫn không khí , được đậy nút kín giữ cho oxi không bị thoát ra
ngoài .
Còn nếu trước tiết dạy GV không có nhiều thời gian để chuẩn bị ( chẳng hạn
như các tiết dạy trên lớp của GV liền kề nhau ) thì GV nên sử dụng dung dịch
KMnO
4
và oxi già để thu khí oxi tại lớp khi làm thí nghiệm .
Dây sắt : Gv sẽ dùng dây thắng xe , tách từng sợi nhỏ , lấy 1 đoạn dây rồi cuốn
thành lò xo . Và khi quấn thêm vào đầu dây sắt 1 mẩu than gỗ , để tránh tình trạng
mẩu than gỗ quấn ở đầu dây có thể bị rơi xuống khi cho vào lọ oxi , ta nên thay
than gỗ bằng gỗ của 1/4 que diêm , quấn chặt phần cuối của đoạn dây (đã cuốn
thành lò xo ) xung quanh que diêm .
+ Thí nghiệm 1: Oxi tác dụng với lưu huỳnh
GV làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo trình tự sau :
Đưa một muôi sắt có chứa một lượng nhỏ bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn

 yêu cầu HS quan sát và nhận xét
Sau đó GV đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
 Các em hãy quan sát và nêu hiện tượng . So sánh hiện tượng lưu huỳnh cháy
trong oxi và trong không khí ?
Sau khi HS trả lời xong , GV giới thiệu chất khí sinh ra đó là lưu huỳnh đioxit
còn gọi là khí sun fu rơ , có công thức hoá học là SO
2
.
- 5 -
 GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết phương trình hoá học xảy ra và cho biết
trạng thái của các chất .
+ Thí nghiệm 2 : Oxi tác dụng với photpho
GV làm thí nghiệm đốt photpho đỏ trong không khí và trong oxi ( cách làm
cũng tương tự như đốt cháy lưu huỳnh )
 GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng ? So sánh sự cháy của photpho trong
không khí và trong oxi ?
HS nhận xét , so sánh xong , GV giới thiệu cho HS biết khói trắng dày đặc bám
vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước , đó là điphotpho pentaoxit có
công thức hoá học là P
2
O
5

 GV yêu cầu HS lên vết phương trình hoá học của phản ứng .
+ Thí nghiệm 3 : Oxi tác dụng với sắt
GV làm thí nghiệm theo các bước sau :
- Lấy một đoạn dây sắt (đã cuốn ) đưa vào trong bình oxi . Cho HS nhận xét
xem có dấu hiệu của phản ứng hoá học không ?
- GV quấn vào đầu dây sắt một mẩu gỗ của que diêm ( thay cho mẩu than gỗ) ,
đốt cho que diêm cháy rồi đưa vào lọ chứa khí oxi  các em hãy quan sát và nhận

xét ?
- GV giới thiệu những hạt nhỏ màu nâu đó là sắt ( II, III ) oxit thường được gọi
là oxit sắt từ , có công thức hoá học là Fe
3
O
4

 GV yêu cầu HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
Qua 3 thí nghiệm trên GV lưu ý cho HS biết tác dụng của lớp nước dưới đáy lọ
đựng khí oxi .
* Ví dụ 4: Tiết 42, 43: Bài 28 : Không khí – Sự cháy
Dụng cụ : Ống thuỷ tinh hình trụ không đáy có chia vạch , có nút , có muôi sắt ;
chậu thuỷ tinh ; đèn cồn
Hoá chất : photpho , nước , dây đồng
Lưu ý : nếu ống thuỷ tinh không chia vạch sẵn thì GV sẽ chia vạch trên ống
thành 6 phần bằng nhau , khi tiến hành thí nghiệm thì đặt ống hình trụ giữa chậu
- 6 -
thuỷ tinh , và đổ nước vào sao cho nước dâng lên trong ống thuỷ tinh đến vạch thứ
nhất , phần không khí còn lại sẽ chiếm 5 phần . Để quan sát mực nước dâng lên rõ
hơn GV có thể pha màu cho nhước hoặc cho vào nước vài giọt dung dịch NaOH và
vài giọt phênoltalêin
GV làm thí nghiệm : đốt photpho đỏ ( dư ) ngoài không khí rồi đưa nhanh vào
ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su .
HS quan sát rồi lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Trong khi cháy , mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào ?
- Tại sao nước lại dâng lên trong ống ?
- Oxi trong không khí đã phản ứng hết chưa ? Vì sao ?
- Nước dâng lên đến vạch thứ hai chứng tỏ điều gì ?
- Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ?
GV giới thiệu chất khí còn lại trong ống không duy trì sự cháy , sự sống , không

làm đục nước vôi , đó là khí nitơ
- Vậy khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ?
Sau khi lần lượt trả lời các câu hỏi trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận về thành
phần của không khí .
*Ví dụ 5 : Tiết 47, 48 : Bài 31 : Tính chất . Ứng dụng của hiđro
Dụng cụ : đèn cồn , ống nghiệm , ống dẫn khí bằng thuỷ tinh đầu uốn cong và
miệng ống đã được vuốt nhọn có nút cao su , nút cao su có ống dẫn khí L , diêm ,
ống thuỷ tinh không đáy , bông gòn , cốc đựng nuớc , giá đỡ
Hoá chất : Lọ đưng khí oxi có nút đậy , kẽm viên , dung dịch HCl , bột CuO
+Thí nghiệm 1: Hiđro tác dụng với oxi
GV giới thiệu dụng cụ và hoá chất để điều chế khí hidro , cách thử độ tinh khiết
của hidro . Khi đã biết chắc rằng hidro đã tinh khiết , GV châm lửa đốt .
 các em hãy quan sát ngọn lửa hidro trong không khí ?
GV đưa ngọn lửa hidro đang cháy vào lọ đựng khí oxi
 Các em hãy quan sát và nhận xét . ( GV đưa cho HS quan sát lọ )
 Qua thí nghiệm trên , em hãy rút ra kết luận .
- 7 -
Sau đó gọi 1 HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
GV giới thiệu : phản ứng hidro cháy trong oxi tạo ra hơi nước đồng thời toả
nhiệt  vì vậy người ta dùng hidro làm nguyên liệu cho đèn xì oxi-hidro để hàn
cắt kim loại .
Và nếu lấy tỉ lệ về thể tích 2 phần H
2
: 1phần O
2
thì khi đốt hỗn hợp sẽ gây nổ
mạnh . ( nếu có điều kiện GV có thể thu sẵn hỗn hợp nổ vào túi nilon và cho đốt
thử )
+Thí nghiệm 2 : Hidro tác dụng với đồng ( II ) oxit ( CuO )
GV giới thiệu cách lắp dụng cụ thí nghiệm

Gv cho HS nhận xét về màu sắc của bột CuO
Sau đó GV tiến hành thí nghiệm :
- Cho 1 luồng khí hidro ( sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết ) đi qua bột CuO màu
đen , ở nhiệt độ thường .
 Các em hãy quan sát xem có dấu hiệu để chứng tỏ phản ứng hoá học xảy ra
không ?
- Sau đó GV đưa ngọn lửa đèn cồn vào phía dưới ống nghiệm đựng bột CuO
( vẫn tiếp tục cho luồng khí hidro đi qua bột CuO )
 GV yêu cầu HS quan hiện tượng và nhận xét .
GV yêu cầu HS so sánh màu của sản phẩm thu được với màu dây đồng .
HS so sánh xong GV yêu cầu HS cho biết tên của sản phẩm ?
GV chốt lại kiến thức : Khi cho khí H
2
đi qua CuO nung nóng thì có kim loại
Cu và hơi nước được tạo thành , phản ứng toả nhiệt .
GV yêu cầu HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng .
GV yêu cầu HS nhận xét thành phần phân tử của các chất tham gia và tạo thành
trong phản ứng ? ( HS nhận xét ) .
GV hỏi thêm : Vậy khí hidro có vai trò gì trong phản ứng trên ?( HS trả lời ) .
GV chốt lại kiến thức : trong phản ứng trên H
2
đã chiếm oxi trong hợp chất
CuO. Do đó người ta nói rằng H
2
có tính khử .
- 8 -
GV giới thiệu : H
2
không chỉ tác dụng được CuO mà ở những nhiệt độ khác
nhau H

2
còn có thể tác dụng được với một số oxit kim loại khác để tạo ra kim loại
và hơi nước . Đây là một trong những phương pháp để điều chế kim loại .
Sau đó GV yêu cầu HS viết phương trình hoá học của một số oxit kim loại khác
tác dụng với H
2
chẳng hạn như : Fe
2
O
3
+ H
2
; HgO + H
2
; Al
2
O
3
+ H
2
….
* Ví dụ 6 : Tiết 54,55: Bài 36: Nước
Dụng cụ : cốc thuỷ tinh 250ml , phễu thuỷ tinh , ống nghiệm , lọ thuỷ tinh nút
nhám đã thu sẵn khí oxi , muôi sắt , bát sứ
Hoá chất : Quì tím , Na , nước , vôi sống , photpho đỏ
Bài này GV sẽ biểu diễn 3 thí nghiệm :
+ Thí nghiệm 1 : Nước tác dụng với kim loại
GV sẽ chọn kim loại điển hình là Natri
GV tiến hành thí nghiệm theo các bước sau :
- GV cho HS sờ vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc nước ở điều

kiện nhiệt độ bình thường .
- GV nhúng quì tím vào nước  yêu cầu HS quan sát và nhận xét
- GV cho 1 mẩu natri nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc nước , đặt phễu đậy trên
miệng cốc nước  yêu cầu HS nhận xét
- Để biết được khí thoát ra là khí gì GV để luồng khí thoát ra 1 lúc để khí đẩy
hết không khí ra rồi châm lửa vào phần đuôi phễu chỗ khí H
2
thoát ra  yêu cầu
HS quan sát màu sắc ngọn lửa và cho biết khí thoát ra là khí gì ?
- Khi ngọn lửa cháy hết , GV bỏ phễu ra , lấy một mẩu giấy quì tím nhúng vào
dung dịch sau phản ứng  yêu cầu HS nhận xét và so sánh với màu giấy quì tím
ban đầu khi nhúng vào nước .
- GV giới thiệu dung dịch tạo thành làm qìu tím chuyển màu xanh đó là dung
dịch bazơ có tên là natri hiđroxit có công thức hoá học là NaOH  GV yêu cầu
HS lên viết phương trình hoá học và xác định trạng thái của các chất trong phản
ứng .
- 9 -
GV giới thiệu thêm đây là phản ứng toả nhiệt , ngoài Na ra nước còn có thể tác
dụng với K , Ca … ở nhiệt độ thường
GV chứng minh đây là phản ứng toả nhiệt bằng cách cho HS sở vào thành cốc
sau khi phản ứng xảy ra
GV hỏi : Tại sao ta chỉ dùng 1 lượng nhỏ Na mà không dùng một lượng lớn ?
 HS trả lời
+ Thí nghiệm 2 : Nước tác dụng với một số oxit bazơ
-GV chọn vôi sống (canxi oxit) làm oxit bazơ điển hình
GV làm thí nghiệm : Cho một cục vôi nhỏ vào bát sứ , rót một ít nước vào vôi
sống
 yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét
Phản ứng này thuộc loại phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt ?
- GV nhúng một mẩu quì tím vào dung dịch thu được  yêu cầu HS nhận xét

Vậy hợp chất tạo thành thuộc loại chất gì ? Có công thức hoá học như thế nào ?
( GV hướng dẫn HS dựa vào hoá trị của Ca và nhóm OH để lập công thức hoá
học )
 Yêu cầu HS lên viết phương trình
GV thông báo thêm : ngoài CaO ra nước còn có thể tác dụng với Na
2
O , K
2
O ,
CaO , … tạo ra các dung dịch bazơ tương ứng
+ Thí nghiệm 3 : Nước tác dụng với một số oxit axít
GV có thể chọn P
2
O
5
làm oxit axít điển hình
- Vậy để có P
2
O
5
GV phải làm thí nghiệm để điều chế bằng cách đốt P rồi cho
vào lọ oxi . Sau khi P cháy hết , GV bỏ muối sắt ra rồi rót một ít nước vào lọ , đậy
nút lại và lắc đểu để bột P
2
O
5
tan hết trong nước
- Gv lấy một mẩu quì tím nhúng vào dung dịch thu được  gọi 1 HS nhận xét
GV thông báo dung dịch làm quì tím hoá đỏ là dung dịch axít . Vậy hợp chất
tạo ra ở phản ứng trên thuộc loại axit

GV yêu cầu HS nhớ lại axít tương ứng của P
2
O
5
có công thức hoá học được viết
như thế nào ?
- 10 -
Sau đó gọi 1 HS lên viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết trạng
thái của các chất trong phản ứng .
- GV thông báo thêm nước còn có thể tác dụng với một số oxit axít khác như
SO
2
, SO
3
, N
2
O
5
, …. tạo ra axit tương ứng .
II/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1/Cơ sở lí luận
Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : “ Một vài kinh nghiệm giảng
dạy nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh trong một tiết dạy học
Hoá học 8 có sử dụng thí nghiệm biểu diễn” , đề tài đã cho một số kết quả khả
quan sau :
+ Học sinh yêu thích học tập bộ môn hoá hơn
+ Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm , mô tả hiện tượng , giải thích ,
và viết các phương trình hoá học  từ đó , học sinh rút ra nhận xét về tính chất
hoá học , qui tắc , định luật …nên học sinh dễ tiếp thu và nhớ lâu trong học tập .Vì
vậy mà chất lượng học tập của học sinh được nâng cao hơn .

+ Học sinh tin vào những điều thầy nói vì có thí nghiệm chứng minh vào lời
nói của thầy , vì tin thầy nên học sinh cũng tin vào khoa học
+ Dựa vào hiện tượng thí nghiệm , sự thay đổi những dấu hiệu bên ngoài ( màu
sắc , trạng thái , …) đập vào các giác quan của học sinh nên trong đầu học sinh sẽ
nảy ra những câu hỏi vì sao ? … Để trả lời những câu hỏi đó buộc các em phải
phân tích tổng hợp tìm tòi giải đáp , nhờ vậy mà năng lực nhận thức của học sinh
được nâng cao.
+ Do học sinh quan sát được các thao tác làm thí nghiệm của giáo viên nên khi
đến tiết thực hành các em tự tay tiến hành thí nghiệm dễ dàng hơn .
2/Kết quả
• Học sinh yêu thích môn hoá học hơn , học sinh dễ nắm bắt kiến thức , hiểu bài
sâu , nhớ kỹ và vận dụng vào thực tế đời sống
• Kết quả các bài kiểm tra đã có tiến bộ khả quan
- 11 -
• Tỉ lệ học sinh yếu giảm , tỉ lệ HS khá ,giỏi tăng thông qua kết quả của bộ môn
Hoá cuối năm .
TSHS MÔN LOẠI
HỌC KÌ I HỌC KÌ II CẢ NĂM
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%
Tổng
số
Tỉ lệ
%

74
HOÁ
8
GIỎI 18 24,3 26 35,1 24 32,4
KHÁ 30 40,5 28 37,8 30 40,5
TBÌNH 24 32,4 19 25,7 19 25,7
YẾU 2 2,8 1 1,4 1 1,4
C/KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1/Kết luận
Qua thực tế giảng dạy việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy hoá học đã đem
lại hiệu quả thiết thực : học sinh dễ nắm bắt kiến thức , tiếp thu bài tốt hơn , phát
huy được năng lực nhận thức của học sinh , kích thích hứng thú học tập của bộ
môn , và học sinh tin và khoa học hơn ….
Vì vậy khi làm thí nghiệm biểu diễn trên lớp GV cần chú ý những vấn đề sau :
• Khi biểu diễn thí nghiệm phải an toàn
• Thí nghiệm phải thành công , nếu không thành công HS sẽ không tin vào
những điều thầy nói , không tin vào khoa học .
• Thí nghiệm phải rõ ràng , học sinh quan sát đầy đủ
• Thí nghiệm phải đơn giản , mỹ thuật vừa sức học sinh
• Số lượng thí nghiệm vừa phải : không nên làm quá 3 thí nghiệm trong
một tiết dạy vì vậy GV phải chọn thí nghiệm phục vụ trọng tâm của bài .
• Phải biết kết hợp thí nghiệm biểu diễn với nội dung bài học .
2/ Đề nghị
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy trong một tiết học Hoá 8 bản thân xin đề
nghị một số ý kiến sau :
- 12 -
• GV phải có kế hoạch cụ thể từng tiết học , phải chuẩn bị đầy đủ các dụng
cụ thí nghiệm phục vụ cho bài học .
• GV phải làm thử thí nghiệm vài lần trước khi lên lớp , không được chủ
quan mặc dù thí nghiệm dễ hoặc đã làm nhiều lần .

• GV phải thực hiện thí nghiệm đúng các thao tác với phong cách dứt
khoát và tự tin .
• Chuẩn bị bài giảng thật chu đáo , đưa ra những câu hỏi phải rõ ràng , dễ
hiểu .
• Phải phát huy được năng lực nhận thức của học sinh sau khi biểu diễn thí
nghiệm
Đề tài này đã được thực hiện trong quá trình giảng dạy môn Hoá 8 năm học
2005 -2006 và được kết quả như trên .
Xác nhận của Ban Giám Hiệu Biên Hoà , ngày 01 tháng 11 năm 2006
Chủ đề tài
Nguyễn Thị Hồng Nhung

- 13 -

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Hoá 8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
2. Sách giáo viên Hoá 8 của Bộ Giáo dục và Đào tạo .
3. Thí nghiệm thực hành lý luận dạy học . Tác giả Nguyễn Cương ,
Dương Xuân Trình , Trần Trọng Dương , Nhà xuất bản Giáo dục
1980 .
4. Phương pháp giáo dục tích cực lấy học sinh làm trung tâm . Tác
giả GS Nguyễn Kỳ , Nhà xuất bản Giáo dục 1995
5. Thí nghiệm hoá học lớp 8 và lớp 9 , nhà xuất bản Giáo dục 1984.
- 14 -
MỤC LỤC
A/MỞ ĐẦU
I/Lí do chọn đề tài Trang 01
II/Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Trang 01
III/Phương pháp nghiên cứu Trang 03
B/NỘI DUNG

I/Tổng quan Trang 03
II/Kết quả nghiên cứu Trang 07
- 15 -
1/Cơ sở lí luận Trang 07
2/Kết quả Trang 08
C/KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1/Kết luận Trang 08
2/Đề nghị Trang 09
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 10
- 16 -

×