Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.99 KB, 17 trang )

Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ
Họ và tên : Đoàn Thị Dung
Ngày, tháng, năm sinh: 20/10/1984
Đơn vị : Trường TH & THCS Gia Luận
Điện thoại: 0974.73.62.63
II. SẢN PHẨM
Tên sản phẩm: Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
III. CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy
ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT về tính trung
thực của bản cam kết này.
Gia Luận, ngày 20 tháng 01 năm 2011
Người cam kết
Đoàn Thị Dung




Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài
Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà các em học sinh không phải
em nào cũng có năng khiếu về mĩ thuật. Như chúng ta đã biết, dạy Mĩ thuật trong nhà
trường phổ thông không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ mà nhắm giáo dục thẩm
mĩ cho các em là chủ yếu. Từ đó tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng


thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt hàng ngày và
những công việc cụ thể mai sau. Môn mĩ thuật góp phần nâng cao năng lực quan sát,
khả năng tư duy hình tượng và tính sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc
khoa học nhằm hình thành ở các em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng
đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao.
Môn Mỹ thuật gồm các phân môn: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và thường
thức mỹ thuật. Trong đó phân môn vẽ theo mẫu là một phân môn tương đối khó nhưng
lại có vị trí quan trọng của bộ môn. Đối với phân môn này, người giáo viên phải thật sự
nhiệt tình mới lôi cuốn được hứng thú học tập của học sinh. Vậy nhiệm vụ của người
giáo viên phải làm thế nào để dạy học sinh đại trà học môn Mĩ thuật có hiệu quả. Đó
cũng là điều mà tôi cũng như các đồng chí giáo viên dạy môn Mĩ thuật trăn trở, quan
tâm.
Đồ dùng dạy học nói chung với vẽ theo mẫu nói riêng là rất quan trọng, nó giúp
cho nhận thức của học sinh nhanh và hứng thú hơn, “Trăm lần nghe không bằng một
lần thấy”, vì nó là hiện diện của kiến thức: hình dáng, đường nét, hình khối, tỉ lệ, đậm
nhạt, là cụ thể của các khái niệm: hài hoà, cân đối, nhịp điệu và là minh chứng cho cái
đẹp.
Theo kinh nghiệm của bản thân tôi ngoài việc nắm vững phương pháp giảng dạy
còn phải biết sáng tạo ra những cái mới, chủ yếu làm sao gây được không khí hào hứng
say mê để thu hút sự học tập của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp
THCS. Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong dạy vẽ theo mẫu giúp học sinh thấy
được tận mắt cách làm việc, cách phác họa, cách vẽ để các em định hướng được bài vẽ
của mình, phát huy tính sáng tạo cho các em.

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
Chính vì vậy mà tôi đã đầu tư nghiên cứu và sử dụng phương pháp giảng dạy mới
gây sự hứng thú say mê của học sinh trong học Mĩ thuật. “ Sử dụng hiệu quả đồ dùng
dạy học trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6” là đề tài nghiên cứu của tôi, tôi xin trình bày để
các bạn đồng nghiệp đọc tham khảo và góp ý để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.

2. Mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm
- Nhằm giúp học sinh lớp 6 – học sinh đầu cấp làm quen với cách thức học của cấp
THCS và giúp các em có hứng thú với phân môn Vẽ theo mẫu, giúp các em nắm được
kiến thức cơ bản của cách vẽ theo mẫu, khích lệ các em học tập để bài vẽ có chất lượng
cao.
- Giúp các em có kĩ năng quan sát từ đó phân tích và nắm được sự vận động của các sự
vật, hiện tượng diễn ra xung quanh.
3. Kết quả cần đạt được
- Trong các tiết học Vẽ theo mẫu học sinh học tập tích cực, nhận thấy vẻ đẹp của mẫu
vẽ, vẽ được hình gần giống với mẫu thật, yêu thích môn học.
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về cách thức sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong dạy vẽ theo mẫu
cho học sinh lớp 6.
- Học sinh lớp 6.
4.2 Phạm vi – kế hoạch nghiện cứu
- Trong các tiết học Mĩ thuật phân môn Vẽ theo mẫu, học sinh lớp 6, trường TH &
THCS Gia Luận, năm học 2009 - 2010
PHẦN II – NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Nghề dạy học là một trong những nghề khó, bởi đối tượng và sản phẩm của nó là
con người. Con người vốn có diễn biến tâm lí phức tạp, sự nhận thức ở mỗi con người
không giống nhau. Nếu dạy học khó thì dạy nghệ thuật càng khó hơn. Song khó không
có nghĩa là không dạy được vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho
mọi người thấy cuộc sống tươi đẹp.

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
Qua các bài vẽ theo mẫu, người vẽ nhận thấy được vẻ đẹp của các đồ vật qua
hình dáng, đường nét, độ đậm nhạt, giá trị của các đồ vật đó. Từ đó tạo ra cái đẹp theo ý

mình để tự do thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hàng ngày.
Đối tượng của phân môn vẽ theo mẫu là những gì có thể nhìn thấy, sờ thấy – có
hình khối, có đậm nhạt, có màu sắc, những thứ hết sức giản dị, gần gũi và quen thuộc
như: quả táo, cái ấm tích hay cái bát con… Do đó, dạy Vẽ theo mẫu là dạy trên trực
quan. Đồ dùng dạy học được coi là nội dung, kiến thức của bài học và không thể thiếu
trong mỗi tiết học. Từ đồ dùng dạy học, học sinh sẽ dễ dàng tìm ra kiến thức, nắm và
vận dụng kiến thức một cách linh hoạt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Từ đồ
dùng dạy học, học sinh có thể thấy ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể các sự vật từ đó
các em hiểu nhanh, nhớ lâu những gì ẩn chứa trong bố cục, đường nét và màu sắc…
Trên cơ sở các trực quan đã có, giáo viên sử dụng triệt để các đồ dùng đã chuẩn
bị, hướng dẫn học sinh quan sát từ bao quát tới chi tiết. Quan sát giúp học sinh nắm
được, hiểu được đối tượng về hình dáng chung về cấu trúc, về đậm nhạt và tỉ lệ của nó.
Giúp người vẽ có ý thức sắp xếp các hình vẽ hài hoà phù hợp với khổ giấy. Từ đó, tạo
cho bố cục bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ cân đối. Quan sát giúp người vẽ thu nhận được
nhiều thông tin, quan sát thường xuyên để đối chiếu so sánh, rút ra nhận xét đúng,
chuẩn xác và khách quan.
Trong giờ học Vẽ theo mẫu, ngoài sử dụng mẫu vẽ để học sinh quan sát, giáo
viên còn sử đồ dùng dạy học để học sinh nhận ra cách vẽ bằng hình minh hoạ cách vẽ
hoặc giáo viên trực tiếp vẽ trên bảng để học sinh theo dõi. Giáo viên sử dụng trực quan
để minh hoạ về hình mảng, bố cục, nét vẽ, đậm nhạt và màu sắc.
Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng
dạy học một cách có hiệu quả để minh hoạ cho bài dạy sẽ giúp học sinh có được các bài
vẽ theo mẫu đẹp, yêu thích phân môn vẽ theo mẫu.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
Qua quan sát và điều tra cơ bản ở các trường vùng sâu vùng xa, cụ thể là ở
trường PTCS Gia Luận, cho thấy:
2.1 Về phía nhà trường:

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6

- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện tốt để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy.
- Đồ dùng, trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cơ sở vật
chất còn nhiều thiếu thốn như chưa có phòng học bộ môn, chưa đáp ứng đủ mẫu vẽ cho
các bài vẽ theo mẫu cả về số lượng và chất lượng, tranh ảnh đa phần đều in lại từ SGK.
2.2 Về phía học sinh
- Đa số học sinh có đầy đủ SGK, có dụng cụ học tập: giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
- 95% học sinh thích học môn Mĩ thuật, 5% không thích học do không có năng khiếu.
Trong đó: 90% các em thích học phân môn vẽ tranh, vẽ trang trí và thường thức mĩ
thuật; các em thích học vẽ theo mẫu chỉ chiếm 10%.
- Việc chuẩn bị đồ dùng học tập của các em chưa được tốt: giấy vẽ chưa đúng tiêu
chuẩn.
- Các em chưa chủ động trong học tập, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực
hành bài vẽ theo mẫu, kĩ năng quan sát và dựng hình còn yếu. (vẽ theo cảm hứng chủ
quan, tách rời vật mẫu, chưa theo đúng trình tự các bước tiến hành một bài vẽ theo
mẫu).
2.3 Về phía giáo viên
- Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu tốt hơn
trong giảng dạy Mĩ thuật.
- Việc làm đồ dùng phục vụ cho bài dạy chưa thực sự tích cực.
Đối với phân môn vẽ theo mẫu, giáo viên không nhiệt tình và không có sự sáng
tạo trong giảng dạy thì giờ học khô khan, học sinh không hứng thú học tập. Giáo viên
cứ giảng dạy theo cách rập khuôn máy móc:
- Giáo viên chuẩn bị mẫu
- Hướng dẫn học sinh quan sát
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Vẽ khung hình của mẫu.

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6

+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nét.
- Học sinh làm bài thực hành giáo viên đặt mẫu học sinh tự quan sát và làm bài.
Với cách dạy trên các giờ học Vẽ theo mẫu rất nhàm chán, không phát huy được
tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, chất lượng học tập của học sinh rất
hạn chế. Qua khảo sát ở lớp 6, bài 7- Vẽ theo mẫu: Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu,
kết quả như sau:
Tổng
số HS
Giỏi Khá Trung Bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
9 0 0 4 44,5 3 33,3 2 22,2
Qua bảng thống kê, chúng ta thấy khả năng học phân môn Vẽ theo mẫu của học
sinh còn hạn chế. Bài vẽ của học sinh còn sơ sài, bố cục bài vẽ chưa phù hợp, khả năng
tư duy trừu tượng rất kém. Tuy nhiên, số em có khả năng học mỹ thuật khá cao. Đây
cũng là một thuận lợi cho việc bồi dưỡng, phát huy khả năng sáng tạo, cảm thụ cái đẹp,
óc quan sát, thẩm mỹ cho học sinh. Từ kết quả trên, tôi thấy cần phải có phương pháp
tích cực hơn giữa dạy và học để có kết quả tốt hơn và sử dụng tốt trực quan, tranh ảnh
minh hoạ sẽ làm cho bài vẽ của học sinh đạt hiệu quả cao.
3. Các giải pháp đã thực hiện
3.1 Nhóm giải pháp cho việc chuẩn bị trực quan
Đối với phân môn Vẽ theo mẫu công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất
cần thiết. Giáo viên phải chuẩn bị về mẫu vẽ phải biết lựa chọn những mẫu có đặc điểm
dễ vẽ, có đặc điểm có hình dáng dễ so sánh. Giáo viên nên chuẩn bị trước hình minh
hoạ các bước vẽ một cách cụ thể hoặc vẽ minh hoạ trên bảng để học sinh quan sát.
Ví dụ như đối với loại mẫu có dạng khung hình chữ nhật thì nên chọn loại mẫu có
chiều ngang với chiều dọc có tỷ lệ dễ so sánh. Khi đưa mẫu ra so sánh giống nhau hay

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung

Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
khác nhau phải rõ ràng dứt khoát, không lờ mờ, vì học sinh lớp đầu cấp tư duy của các
em còn hạn chế các em cần phải quan sát và so sánh những gì mà các em thấy được.
- Về trực quan, cần chuẩn bị đẹp, cần khái quát được chỗ cần minh họa.
- Về phía học sinh cũng phải cần chuẩn bị mẫu trước khi lên lớp vì khi học sinh đã
chuẩn bị mẫu thì các em đã nắm bắt được hình dáng cấu tạo của mẫu một cách khái
quát trong khi tìm kiếm.
3.2 Nhóm giải pháp trong việc sử dụng trực quan
Trong quá trình học sinh quan sát đối tượng (mẫu) trước khi vẽ, giáo viên cần phải
đặt mẫu ở vị trí ngang tầm mắt và ở góc độ cả lớp quan sát tốt, khi đặt mẫu thì giáo viên
và học sinh cùng tham gia đặt mẫu, học sinh được tham gia góp ý về cách đặt mẫu, mục
đích làm cho học sinh có thể biết cách đặt mẫu vẽ ở nhà mà không cần sự góp ý của
giáo viên khi gợi ý học sinh quan sát. Đây là một bước rất quan trọng trong phân môn
vì yêu cầu của vẽ theo mẫu là mô phỏng mẫu đặt bằng hình vẽ thông qua cảm xúc và
suy nghĩ của người vẽ để diễn tả cấu tạo, hình dáng, màu sắc, đậm nhạt của mẫu qua đó
ta thấy học sinh cần phải được quan sát mẫu vẽ rất tinh tế để thể hiện bài vẽ của mình
do vậy giáo viên cần phải đặt ra những câu hỏi cụ thể và cô đọng gợi ý học sinh ở các
góc độ khác nhau nên nhận xét và nhận ra rằng cùng một mẫu vẽ nhưng ở các góc độ
khác nhau sẽ cho ta hình ảnh khác nhau, ví dụ bằng những câu hỏi:
+ Ở góc độ của em nhìn lên mẫu thấy vật mẫu có dạng khung hình gì?
+ Làm sao em biết khung hình củavật mẫu đó ?
+ Đối với mẫu có 2 - 3 đồ vật, ở vị trí em thì em thấy vật nào ở trước, vật nào ở
sau, vật nào che khuất vật nào ?
+ Khi học sinh quan sát tới màu sắc và độ đậm nhạt thì giáo viên cần phải điều
chỉnh mức độ ánh sáng chiếu vào mẫu để học sinh dễ phân biệt và gợi ý học sinh dựa
vào chiều ánh sáng chiếu vào mẫu và chất liệu, màu sắc của mẫu để phân định đậm nhạt
của mẫu.
- Bước giới thiệu cho các em cách vẽ.

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung

Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
+ Trước hết cho các em nắm bắt được khung hình chung và làm thế nào để biết đồ
vật đó có dạng hình gì ? Vì đây là yếu tố quyết định bài vẽ giống hay không giống mẫu
và xác định được khung hình khi đó mới có thể sắp đặt bố cục theo ý muốn.Vậy để làm
được điều đó giáo viên cần gợi ý để học sinh biết được đó là phải ước lượng chiều cao
nhất, thấp nhất so với chiều rộng nhất của mẫu để biết mẫu nằm trong khung hình gì ?
Để khắc sâu và nắm bắt được khung hình giáo viên dùng 3 cái thước kẻ học sinh đặt sát
với mẫu và cho học sinh ở các góc độ khác nhau nêu nhận xét khung hình ở góc độ của
mình vì ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có khung hình khác nhau nếu chúng ta không làm
tốt phần này thì học sinh cả lớp đều vẽ một góc độ và các bài vẽ đều giống nhau.
Khi học sinh nắm được khung hình rồi nhưng để làm sao sắp xếp bài vẽ trong
trang giấy cho hợp lý là một vấn đề rất phức tạp, trong thức tế học sinh thường vẽ quá
nhỏ hoặc vẽ quá to hay lệch về một phía thì đối với vấn đề này giáo viên cần phải minh
hoạ lên bảng hoặc chuẩn bị bộ đồ dùng, phải làm như thế nào để học sinh biết được vẽ
khung hình vào vị trí nào và vẽ bằng chừng nào để cho vừa với trang giấy.
Giáo viên lần lượt minh họa trên cùng một trang giấy với nhiều cách bố cục khác
nhau.
Khi minh hoạ từng cách sắp xếp bố cục cho học sinh nêu nhận xét và nói rõ bố cục
hợp lý hay chưa. Từ đó học sinh khắc sâu và tìm ra cách sắp xếp khung hình trong trang
giấy hợp lý. Khi hướng dẫn học sinh vẽ theo mẫu giáo viên nên dùng phương pháp hỏi
đáp khi đó mới có hiệu quả cao vì học sinh đầu cấp nét vẽ rất vụng về, các em thường
sợ xấu, vẽ không thẳng nên thường dùng thước kẻ, lúc này giáo viên cần gợi ý học sinh
vẽ bằng tay mới đẹp, vẽ bằng tay khi đó mới có chỗ đậm nhạt làm cho bài vẽ thêm sinh
động. Vẽ bằng tay chúng ta cũng vẽ được thẳng nếu chúng ta vẽ nhiều nét cong chồng
lên nhau sau đó dùng tẩy xoá đi những nét không thẳng ta sẽ được một đường thẳng
như ý.
- Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên cần đến từng đối tượng học sinh vừa
gợi ý, vừa chỉ lên mẫu vẽ để học sinh so sánh giữa bài của mình với mẫu đặt ở góc độ
của mình, giáo viên nên chỉ ra ở bài vẽ của học sinh và hướng lên mẫu để tự nhận ra và


Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
tự sửa chữa theo gợi ý của giáo viên, có nghĩa là khi học sinh làm bài lúc đó giáo viên
cần bám sát học sinh. Khi đánh giá bài vẽ học sinh cần phải để các bài vẽ gần với mẫu
đặt để học sinh tự so sánh giữa bài vẽ và mẫu đặt từ đó học sinh nhận ra được chỗ đẹp
hay chỗ chưa đẹp trên từng bài vẽ và nhận ra được vẻ đẹp của bài vẽ vẽ đẹp của mẫu
đặt.
Ví dụ cụ thể: Bài 20 – 21: Vẽ theo mẫu: Mẫu có hai đồ vật
a.Chuẩn bị đồ dùng dạy học
* Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu vẽ, quan sát các đồ vật có cấu trúc tương tự với mẫu vẽ
* Giáo viên:
- Mẫu vẽ: Cái cốc và quả cam ( do bài tập chỉ yêu cầu chuẩn bị hai đồ vật nhưng đây là
bài vẽ cho đối tượng học sinh lớp 6 nên giáo viên cần lựa chọn mẫu vẽ đẹp, có hình
khối rõ ràng, dễ vẽ.)
- Hình minh hoạ:
+ Hình minh hoạ cho cách đặt mẫu:
/ Hình 1a: Hai mẫu để bằng nhau
/ Hình 1b: Hai mẫu để quá xa nhau
/ Hình 1c: Hai mẫu để quá gần nhau, cái cốc che hết hình quả cam
/ Hình 1d: Khoảng cách giữa quả cam và cái cốc cân đối, quả cam đặt trước cái
cốc ở phía sau.
+ Hình minh hoạ cho cách sắp xếp hình vẽ so với khổ giấy
/ Hình 2a: hình vẽ cái cốc và quả cam quá to so với khổ giấy
/Hình 2b: hình vẽ cái cốc và quả cam phù hợp với khổ giấy
/ Hình 2c: hình vẽ cái cốc và quả cam quá nhỏ so với khổ giấy
+ Hình minh hoạ tương quan tỉ lệ giữa các mẫu vẽ:

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6

/ Hình 3a: Quả cam quá to so với cái cốc
/ Hình 3b: Quả cam quá nhỏ so với cái cốc
/ Hình 3c: Tương quan tỉ lệ giữa quả cam và cái cốc tương đối bằng nhau
+ Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu. (GV vẽ trên giấy hoặc vẽ
trực tiếp trên bảng)
/ Hình 4a: Bước 1- Vẽ khung hình chung
/ Hình 4b: Bước 2- Vẽ khung hình riêng
/ Hình 4c: Bước 3- Xác định tỉ lệ các bộ phận và vẽ phác nét chính
/ Hình 4d: Bước 4- Vẽ hình
/ Hình 4e: Bước 5- Vẽ đậm nhạt
+ Bài vẽ theo mẫu của học sinh khoá trước (bài vẽ đẹp và chưa đẹp về bố cục,
hình vẽ, đậm nhạt)
b. Cách thức sử dụng đồ dùng dạy học
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
Giáo viên giới thiệu mẫu vẽ
Giáo viên treo hình minh hoạ H.1a -> H.1d, hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu đẹp,
hợp lí. Giáo viên treo các bài vẽ của học sinh năm trước, học sinh quan sát và tìm ra bài
vẽ có cách đặt mẫu đẹp. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt mẫu trực tiếp trên mẫu
vẽ, yêu cầu học sinh ở các vị trí khác nhau quan sát và nhận xét cách đặt mẫu.
Giáo viên treo H.2a -> H.2d hướng dẫn học sinh cách sắp xếp hình vẽ sao cho phù
hợp với khổ giấy. Học sinh quan sát mẫu và tìm ra khung hình chung cho bài vẽ. Với
mẫu vẽ là cái cốc và quả cam có thể vẽ trong khung hình chữ nhật nằm.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu, nhận xét về tỉ lệ các bộ phận, đặc điểm
của quả cam và cái cốc. Giáo viên sử dụng H.3a -> H.3c kết hợp với mẫu vẽ giúp học
sinh tìm ra khung hình riêng của từng mẫu và nhận ra tương quan tỉ lệ giữa các mẫu vẽ

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
khi thể hiện trên giấy. Khung hình riêng của cái cốc là hình chữ nhật đứng, quả cam
nằm trong khung hình vuông.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ theo mẫu (đây là phần trọng tâm của bài)
Giáo viên kết hợp giữa sử dụng trực quan, vấn đáp và thuyết trình. Giáo viên sử
dụng H.4a –> H.4e để không đúng trình tự, yêu cầu học sinh lên bảng sắp các hình vẽ
theo đúng trình tự các bước của bài vẽ theo mẫu. Giáo viên vẽ trực tiếp minh hoạ trên
bảng (hoặc sử dụng hình vẽ mô tả các bước đã sắp xếp theo đúng trình tự) hướng dẫn
học sinh từng bước cụ thể.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành
Giáo viên sử dụng trực quan là một số bài vẽ cái cốc và quả cam của học sinh
khoá trước. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, chỉ ra ưu - nhược điểm của bài vẽ, lựa
chọn ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp. Từ đó, học sinh thấy được các lỗi hay mắc phải khi vẽ
để tránh lặp lại và học tập điểm tốt ở các bài vẽ trên. Giáo viên nhấn mạnh cách vẽ và
lưu ý trong bài vẽ theo mẫu tuyệt đối không sử dụng thước kẻ, quan sát mẫu và thường
xuyên so sánh với bài vẽ của mình.
Giáo viên bao quát hướng dẫn học sinh vẽ theo đúng trình tự các bước. (giáo viên
yêu cầu học sinh gấp SGK, thu các hình minh hoạ trên bảng.)
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên chọn bài: chọn bài vẽ đẹp (cái cốc và quả cam có hình vẽ gần giống
mẫu, tỉ lệ giữa cốc và quả hợp lí, hình vẽ phù hợp với khổ giấy) và bài vẽ chưa đẹp.
Giáo viên treo bài ở vị trí có ánh sáng rõ ràng, học sinh cả lớp dễ quan sát, hướng
dẫn học sinh tự đánh giá, xếp loại bài vẽ. Giáo viên nhận xét cụ thể bài vẽ trên tinh thần
góp ý và động viên học sinh. Học sinh rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức về cách
vẽ theo mẫu.
4. Kết quả thực hiện

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
Sau khi vận dụng phương pháp minh họa trực quan để giảng dạy phân môn Vẽ
theo mẫu bài 20 - 21: vẽ mẫu có hai đồ vật, kết quả thu được như sau:
Tổng
số HS

Giỏi Khá Trung Bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
9 2 22,2 5 55,6 2 22,2 0 0
Bảng so sánh chất lượng kết quả bài vẽ theo mẫu trước và sau khi thực hiện sáng
kiến.
Tổng
số HS
Giỏi Khá Trung Bình Yếu
Tăng/
Giảm
Tỉ lệ
(%)
Tăng/
Giảm
Tỉ lệ
(%)
Tăng/
Giảm
Tỉ lệ
(%)
Tăng/
Giảm
Tỉ lệ
(%)
9 +2 22,2 +1 11,1 -1 11,1 -2 22,2
Qua khảo sát tôi thấy kết quả học sinh được nâng lên một mức rõ rệt.
Kết quả thu được:
- Học sinh có những biểu hiện vẽ nét mạnh bạo hơn, tự tin hơn, không vẽ bé xíu và
lệch lạc. Hình vẽ chính xác, gần giống với mẫu thật. Bài vẽ thể hiện được không gian,
có xa gần.

Kết hợp vừa vẽ vừa quan sát mẫu, so sánh bài vẽ với mẫu vẽ thường xuyên để
điều chình hình vẽ cho chuẩn xác.
- Có ý thức và biết cách vẽ cái gì trước, cái gì sau và biết sắp xếp bố cục như thế
nào là hợp lý.
- Từ đó học sinh vận dụng vào cách vẽ tranh đề tài, cách vẽ trang trí cũng như các
môn học khác hay những công việc hàng ngày trong cuộc sống cần phải biết làm gì
trước và làm gì sau và phải làm như thế nào mới có hiệu quả.
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những đánh giá cơ bản

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài đã đem đến cho bản thân tôi rất
nhiều điều kinh nghiệm quý báu cho giảng dạy. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và trực
tiếp giảng dạy môn mỹ thuật, tôi thấy được kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học để
dạy vẽ theo mẫu như trên đưa lại hiệu quả thiết thực nhất. Qua từng bài dạy người giáo
viên biết tìm ra những điểm nhấn mạnh cần luyện tập kỹ càng để có được những
phương pháp truyền thụ kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất,
không nhất thiết hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Đề tài nghiên cứu chỉ là một
khía cạnh nhỏ trong việc dạy và vẽ của học sinh nhưng qua đó ta cũng thấy được nhiều
điều quan trọng. Đối với tôi, sau khi hoàn thành đề tài ngoài việc mở rộng hiểu biết về
phương pháp dạy tôi còn rút ra những kinh nghiệm trong các bài học cho bản thân,
những hiểu biết còn quá ít so với trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục thẩm mỹ.
Do đó tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn, tiến hành thực nghiệm nhiều để phục
vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, có hiệu quả hơn. Rất mong được sự góp ý của
các đồng nghiệp.
2. Các khuyến nghị được đề xuất từ SKKN
Để có hiệu quả cao trong phân môn vẽ theo mẫu, cần phải có một phòng học đủ độ
rộng và đảm bảo ánh sáng cần thiết khi đó công tác dạy và học mới được tiến hành có
hiệu quả. Nên có một số bộ mẫu về các loại hình khối, hộp, cầu, trụ để làm mẫu vẽ cho

học sinh. Có hình minh hoạ cụ thể các bước cho từng bài vẽ theo mẫu với những mẫu
vẽ cụ thể phù hợp với nội dung bài học.
Cần tổ chức các cuộc chuyên đề về phương pháp giảng dạy bộ môn, phương pháp
kiểm tra đánh giá tạo ra tính đồng bộ trong quá trình giáo dục của bộ môn giữa các đơn
vị .

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mĩ thuật – SGK và sách giáo viên các lớp 6 - NXB giáo dục.
2. Tâm lí lứa tuổi – giáo trình đào tạo giáo viên THCS – NXB giáo dục.
3. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật- giáo trình đào tạo giáo viên THCS – NXB
giáo dục.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007)
môn Mĩ thuật – NXB Giáo dục.
5. Các bài vẽ theo mẫu của HS

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
MỤC LỤC
Trang
Bản cam kết 01
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài 02
2. Mục đích nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm 03
3. Kết quả cần đạt được 03
4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 03
PHẦN II – NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm 03
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm 05

3. Giải pháp đã thực hiện 06

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
4. Kết quả thực hiện 12
PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Những đánh giá cơ bản 13
2. Các khuyến nghị được đề xuất từ sáng kiến kinh nghiệm 14
PHẦN IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
ĐIỂM
XẾP LOẠI
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CỤM
ĐIỂM
XẾP LOẠI

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung
Sử dụng hiệu quả trực quan trong dạy vẽ theo mẫu ở lớp 6
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN
ĐIỂM
XẾP LOẠI

Người thực hiện: Đoàn Thị Dung

×