Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.53 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG
1.1 Giới thiệu chung về công ty:
• Tên chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG.
• Tên tiếng Anh: LONG GIANG CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY.
• Trụ sở chính: Tầng 2 Toàn nhà Simco – 28 Phạm Hùng , xã Mỹ Đình, Từ Liêm,
Hà Nội.
- Số điện thoại: (84-4) 3678 5072 / Fax: (84-4) 3678 6310.
- Email:
- Số tài khoản: 005704060021211
- Tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Mã số thuế: 0102000464
- Đăng kí kinh doanh số: 0102000464 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
ngày 05/02/2006
• Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Lầu 10 Tòa nhà Vinaconex – số 47 Điện Biên Phủ, Quận 1, Tp Hồ Chí
Minh.
- Số điện thoại: (84-4) 3910 4841/ Fax: (84-4)3910 4842
- Email:
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
 Thời gian và quyết định thành lập.
Công ty cổ phần Xây dựng Long Giang được thành lập trên nền tảng kế thừa và
phát huy những tinh hoa của Công ty TNHH Long Giang (nay là Công ty CP Tập
đoàn Đầu tư Long Giang), một công ty hàng đầu trong lĩnh vực xử lý nền móng các
công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông từ đầu những năm 90 của thế kỷ
trước.
 Quá trình phát triển
Công ty cổ phần Xây dựng Long Giang được thành lập theo giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0103012103 do UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 05 năm


2006. Trong quá trình hoạt động Công ty đã được cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh thay đổi lần thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2010.
1
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
1.3 Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty:
 Chức năng:
Công ty cổ phần Xây dựng Long Giang là thành viên thuộc nhóm công ty Long
Giang có chức năng thi công xử lý nền móng, xây dựng tầng hầm các công trình dân
dụng, công nghiệp và giao thông vận tải.
 Lĩnh vực hoạt động:
• Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông,
xây dựng các công trình thủy lợi.
• Xây dựng nền móng các công trình giao thông, công trình dân dụng và công
nghiệp bằng phương pháp: cọc nhồi, cọc bê tông cốt thép, cọc barette, cọc cát,
bậc thấm.
• Sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.
• Kinh doanh nhà và bất động sản.
• Kinh doanh, vận chuyển và cho thuê máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất.
 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh:
• Sản phẩm xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Long Giang chủ yếu là các
nền móng, tầng hầm các công trình dân dụng, công nghiệp và giao thông vận tải.
• Sơ đồ quy trình công nghệ (Phụ lục 1)
1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
sản xuất kinh doanh của công ty: (Phụ lục 2)
 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty thành lập ra bộ máy công trường có nhiệm vụ trực tiếp thi công, xây dựng.
Bộ máy công trường được chia ra thành Công trường 1, 2 và 3 chịu sự điều hành và

giám sát trực tiếp của các phòng ban. Mỗi công trường được chia ra các bộ phận: Chỉ
huy công trường, Cán bộ kĩ thuật, Cán bộ trắc đạc, Cán bộ ATLĐ, Kế toán công trình,
Tổ vẫn hành máy, Thủ kho, bảo vệ, Các tổ công nhân.
 Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty:
• Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo chung toàn
bộ hoạt động của công ty và chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban.
2
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
• Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, xử lý các công việc của công ty khi Tổng giám đốc đi
vắng.
• Giám đốc chi nhánh: Giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của chi nhánh dưới
sự điều hành chung của Tổng giám đốc.
• Phòng vật tư: Thực hiện theo dõi, kiểm kê, cấp phát vật tư cho từng hạng mục
công trình.
• Phòng TC – KT: Theo dõi kiểm tra về các mặt hoạt động kinh tế, tài chính của tất
cả các bộ phận trong toàn công ty, ghi chép và thu thập số liệu trên cơ sở đó cung
cấp thông tin kịp thời , chính xác, giúp cho Tổng giám đốc phân tích đánh giá
được tình hình thi công sản xuất, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.
• Phòng dự án: Xây dựng kế hoạc sản xuất kinh doanh, lập dự án cho các công
trình xây dựng.
• Phòng HC – NS – TL: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc
bố trí và sắp xếp cán bộ quản lý biên chế các chức danh hợp lý ở các phòng ban,
cá công trường, lập khoán nhân công cho từng đơn vị sản xuất theo từng hạng
mục công trình, quản lý công tác tiền lương, tính toán và xây dựng kế hoạch tiền
lương theo kế hoạch sản xuất. Giải quyết cá thủ tục hành chính, quản lý phát
hành hồ sơ.

• Phòng cơ giới: Chịu trách nhiệm cung cấp, điều hành, bảo quản các phương tiện
cơ giới để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh trong công ty.
1.5 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: (Phụ lục 6)
Qua bảng kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có thể thấy được về
cơ bản tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2010 thấp hơn năm 2009. Tuy tại các
chỉ tiêu Doanh thu và Doanh thu thuần thuần tăng tương đối nhưng các chỉ tiêu về Giá
vốn, đặc biệt là các chỉ tiêu Chi phí có những mức tăng quá lớn. Cụ thể, trong năm
2009, Doanh thu thuần là 233.700.215.391đ thì đến năm 2010 chỉ tiêu này đã tăng
22.03%, đạt mức 285.188.402.860đ. Cùng với đó, Giá vốn trong năm 2009 và 2010
lần lượt là 195.740.125.410đ và 242.928.310.555đ, tăng 24.11%. Về mặt Chi phí, dù
3
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
Chi phí QLDN của công ty năm 2010 giảm 1.212.748.440đ so với năm 2009, tuy
nhiên Chi phí tài chính lại tăng mạnh với mức tăng 13.623.690.478 tương ứng với
210.28% mà trong đó hoàn toàn là chi phí lãi vay. Điều này cho thấy công ty đã có
những hoạt động vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cần cẩn trọng vì
chi phí này đã tăng một cách đột biến, cần kiểm soát các khoản vốn vay để tránh tình
trạng khó khăn trong thanh toán. Cũng do Chi phí tài chính tăng cao nên Lợi nhuận
trước thuế của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009 với mức giảm là 4.03%,
tương đương 4.102.703.626đ. Cũng vì thế mà Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm
2010 cũng giảm sâu tận 53.81%, chỉ đạt mức 4.305.903.864 so với mức
9.321.251.778 của năm 2009. Một điểm đáng chú ý khác là lãi cơ bản trên cổ phiếu
của công ty cũng giảm rất mạnh, với mức giảm 93.31%. Điều này là do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung và nhưng khó khăn của nên kinh tế
Việt Nam trong năm 2010 nói riêng.
PHẦN 2
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG LONG GIANG
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp
 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Phòng Kế toán được tổ chức phù hợp hình thức kế toán tập trung của công ty. Có
phân cấp tổ chức kế toán đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo quyết định thành
lập, quy định chức năng nhiệm vụ của công ty giao.
4
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ( Phụ lục số 3)
 Nhiệm vụ của các bộ phận, phần hành kế toán
• Kế toán trưởng:
- Điều hành hoạt động chung của phòng; Chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính;
tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế của công ty; quản lý công tác giá cả mua,
bán.
- Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty về tất
cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.
- Là người trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn của Công ty
- Giao dịch với các cơ quan chức năng: Thuế, Công ty kiểm toán, Các ngân hàng công
ty thực hiện vay.
• Phó phòng kế toán:
- Tổng hợp các khâu kế toán; thực hiện các báo cáo tài chính; quản lý sổ tổng hợp kế
toán; tổ chức phân tích tài chính của công ty.
- Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, phụ trách tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh,
kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.
- Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi
được yêu cầu.
- Giao dịch với các cơ quan ban ngành: Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban chứng

khoán, Công ty tư vấn và kiểm toán, Ngân hàng.
• Kế toán vật tư – TSCĐ:
- Theo dõi tổng hợp nhập – xuất – tồn vật tư, công cụ dụng cụ; Quản lý và kế toán
TSCĐ, tăng giảm TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Phân tích quản lý vật tư và TSCĐ.
5
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
- Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ
giá trị công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty và chi nhánh,
phân bổ khấu hao máy móc theo từng công trình.
• Kế toán thanh toán, tiền gửi, tiền vay:
- Quản lý và kế toán tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Quản lý và kế
toán các khoản vay, nợ, tạm ứng. Kế toán tiền lương, BHXH, BHYTế, kinh phí công
đoàn của công ty. Phân tích việc trích và chi tiêu quỹ tiền lương.
• Kế toán giá thành, công nợ:
- Tập hợp và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế sản phẩm sản xuất của
công ty; phân tích chi phí sản xuất thực tế, biến động giá thành sản phẩm.
- Quản lý và kế toán tiêu thụ. Quản lý thu hồi công nợ bán hàng; Quản lý và kế toán
thành phẩm, hàng hoá của công ty; Quản lý và kế toán thanh toán với người bán.
- Tổng hợp, lập Báo cáo thuế hàng tháng. Chịu trách nhiệm kê khai, quyết toán thuế
GTGT với cơ quan thuế, kế toán thuế GTGT của công ty.
• Kế toán Xây dựng giá:
- Tập hợp các yếu tố, điều kiện phục vụ xây dựng, trình duyệt đơn giá, dịch vụ của
công ty cho khách hàng;
- Quản lý hệ thống giá / định mức hiện hành.
• Thủ quỹ:
- Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt theo chế độ quy định
- Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và

cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu , chi trong ngày.
- Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ
tiền mặt.
6
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
2.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Công ty:
 Chế độ kế toán Doanh nghiệp áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC.
 Kỳ kế toán, niên độ kế toán: niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng
01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
 Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam (VND).
 Hình thức sổ kế toán: sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trên máy vi tính.
• Trình tự ghi sổ kế toán (Phụ lục số 4)
• Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm kế toán MISA
 Phương pháp kê khai và tính thuế Giá trị gia tăng: theo phương pháp khấu trừ.
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
 Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ
sở giá gốc.
 Phương pháp xác định giá trị vật tư, hàng hóa xuất kho: theo phương pháp nhập
trước, xuất trước.
 Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và phương pháp kế toán một số phần hành kế toán
chủ yếu
2.3.1. Kế toán vật tư
 Các vật tư ở công ty:
• Nguyên vật liệu:Thép, Bêtông, Que hàn, Kẽm……

• Nhiên liệu: Dầu máy, dầu Diezel, xăng,
 Tính giá thực tế của vật tư:
• Giá thực tế của vật tư nhập kho:
Do công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá thực tế nhập kho của
vật tư là giá không bao gồm thuế GTGT
Giá thực tế
vật tư nhập kho
= Giá mua + Chi phí thu mua – Các khoản được
giảm trừ
• Giá thực tế của vật tư xuất kho: Theo phương pháp nhập trước xuất trước.
 Kế toán chi tiết vật tư: theo phương pháp thẻ song song (Phụ lục 5)
7
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
 Kế toán tổng hợp vật tư: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
• Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, báo cáo
tuần Công tác kho.
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 152: Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu
- TK 153: CCDC
- Ngoài ra còn sử dụng: TK 111, 331, 141
• Phương pháp kế toán:
Tháng 12/2011 công ty nhập mua và xuất nguyên vật liệu cho Công trình Chung cư
cao cấp Golden Palace, Mễ Trì – Từ Liêm:
- Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0031737 (Phụ lục 7) và phiếu nhập kho (Phụ lục 8)
ngày 12/12/2011 kế toán ghi:
Nợ TK 152: 6.200.000
TK 152 (Kẽm 1 ly): 2.090.000

TK 152 (Kẽm 1.5 ly): 2.080.000
TK 152 (Que hàn 4 ly): 2.030.000
Nợ TK 1331: 620.000
Có TK 331: 6.820.000
- Căn cứ vào phiếu xuất kho (Phụ lục 9) ngày 3/12/2011 kế toán ghi:
Nợ TK 621: 14.683.600
Có TK 152: 14.683.600
TK 152 (Dầu Diezel): 6.120.000
TK 152 (Dầu thủy lực 46): 8.563.600
8
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
2.3.2. Kế toán Tài sản cố định
 Các TSCĐ hiện có tại công ty:
• Nhà xưởng Phú Thị, Quyền sử dụng đất Phú Thị.
• Máy móc, thiết bị thi công.
• Phương tiện vận chuyển.
• Thiết bị, dụng cụ quản lý cho phòng ban, cán bộ công trường.
 Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Nguyên giá
TSCĐ
= Giá mua (chưa
có thuế GTGT)
+ Các chi phí khác
(chưa có thuế GTGT)
+ Thuế, phí,
lệ phí (nếu
có)

 Kế toán chi tiết TSCĐ:
Hạch toán chi tiết TSCĐ được theo dõi ở sổ chi tiết TSCĐ lập chung cho toàn
công ty và thẻ chi tiết TSCĐ.
Hàng tháng kế toán theo dõi tình hình tăng, giảm, và tính khấu hao TSCĐ trên
bảng tính khấu hao TSCĐ.
 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Mức khấu hao
bình quân năm
=
 Kế toán TSCĐ tại công ty:
• Các chứng từ kế toán sử dụng: biên bản ghi nhận, biên bản thanh lý, hóa đơn
thuế GTGT…
• Sổ sách sử dụng: Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ, bảng phân bổ và tính khấu
hao TSCĐ, sổ cái TK 211…
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 211: TSCĐ hữu hình: dùng để phản ánh nghuyên giá hiện có và theo dõi biến
động nguyên giá của TSCĐ hữu hình
- TK 213: TSCĐ vô hình
- Ngoài ra còn sử dụng các TK 111, 112, 331,…
9
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
• Phương pháp kế toán:
- Ngày 01/03/2011 mua mới một máy khoan cọc nhồi Sany SR150C trị giá
7.242.000.000đ. Căn cứ vào hóa đơn thuế GTGT số 0001934 (Phụ lục 10), thẻ TSCĐ
(Phụ lục 11), và trích bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 2/2011 (Phụ lục 12) kế
toán ghi:
Nợ TK 211: 7.242.000.000

Nợ TK 1332: 362.100.000
Có TK 1121: 7.604.100.000
- Ngày 15/03/2011 thanh lý một máy phát điện DENYO 60KVA, tổng giá thanh lý
66.000.000đ, đã thu bằng tiền mặt. Chi phí thanh lý 1.100.000đ, đã gồm VAT 10%,
công ty đã thanh toán bằng tiền mặt. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ (Phụ lục
13) và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 3/2011(Phụ lục 14), kế toán ghi:
BT1: Nợ TK 811: 65.696.656
Nợ TK 214: 29.541.439
Có TK 211: 95.238.095
BT2: Nợ TK 1111: 66.000.000
Có TK 711: 60.000.000
Có TK 3331: 6.000.000
BT3: Nợ TK 811: 1.000.000
Nợ TK 1331: 100.000
Có TK 1111: 1.100.000
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
10
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
 Hình thức trả lương tại công ty: Sử dụng 2 hình thức trả lương là lương theo thời
gian và lương khoán (lương theo khối lượng sản phẩm).
• Lương theo thời gian trả cho bộ máy quản lý của công ty.
• Lương khoán áp dụng cho các cán bộ chỉ đạo, quản lý tổ đội thực hiện thi công
và nhân công thuê ngoài.
- Cán bộ công trường: trả lương theo hình thức khoán, dựa vào số ngày công của cán
bộ công trường và đơn giá một công.
- Nhân công thuê ngoài: lương khoán dựa vào số ngày công nhân làm việc và đơn giá
ngày công thỏa thuận theo hợp đồng lao động.

 Phương pháp tính lương:
Lương theo
thời gian
ngày làm thực tế
Lương công nhân
thuê ngoài
Số công quy đổi Đơn giá ngày công
Cách tính lương Cán bộ công trường
Đơn giá một công
Lương khoán của
mỗi công nhân
*Trong đó:
Số công đã quy
đổi
= Số công đã quy đổi Đơn giá một công
= Số ngày công thực tế Hệ số quy đổi
 Chứng từ, sổ sách sử dụng:
• Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng giao
khoán,…
11
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
• Sổ sách sử dụng: bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ cái
TK 334, 338
 Tài khoản sử dụng:
• TK 334: Phải trả người lao động.
• TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
• Ngoài ra còn sử dụng TK 111, 141,…

 Hạch toán kế toán tổng hợp về tiền lương
Cuối tháng 11/2010 tính lương phải trả cho cán bộ quản lý công ty là
189.250.475đ , trả cho cán bộ công trường là 106.993.090đ và trả lương công nhân
trực tiếp sản xuất là 62.243.027đ. Trích BHXH theo tỷ lệ quy định. Kế toán hạch tính
tiền lương và hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công
(Phụ lục 15, 16) và Bảng thanh toán tiền lương (Phụ lục 17, 18).
Nợ TK 622: 62.243.027
Nợ TK 627: 106.993.090
Nợ TK 642: 189.250.475
Có TK 334: 358.486.592
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định:
Nợ TK 622: 13.693.466
Nợ TK 627: 23.538.480
Nợ TK 642: 41.635.104,5
Nợ TK 334: 30.469.830
Có TK 338: 109.333.880,5
TK 3382: 7.169.732
TK 3383: 78.867.050
TK 3384: 16.131.896,5
TK 3389: 7.165.202
Cuối kỳ kế toán thanh toán tiền lương phải trả:
358.468.592 – 8.970.652=349.497.940
2.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
2.3.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là các công trình, hạng mục công trình.
12
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán

 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Các tài khoản sử dụng khác: TK 152, 153,…
• Phương pháp kế toán:
Ngày 05/01/2011 xuất kho Cáp 16, thép 16, thép 25, phục vụ cho công trình
Huyndai – Hà Đông, trị giá xuất kho là 72.683.520đ. Trích sổ cái TK 621 (Phụ lục
19), kế toán hạch toán:
Nợ TK 621: 72.683.520
Có TK 152: 72.683.520
 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
- Các TK sử dụng khác: TK 334, 338…
• Phương pháp kế toán:
Ngày 31/01/2011 tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng công trình
Huyndai – Hà Đông là 86.735.294đ. Trích sổ cái TK 622 (Phụ lục 20), kế toán hạch
toán:
Nợ TK 622: 86.735.294
Có TK 334: 86.735.294
 Kế toán chi phí sản xuất chung:
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 627: Chi phí sản xuất chung
- Các tài khoản sử dụng khác: TK 111, 242,….
13
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
• Phương pháp kế toán:

Ngày 31/12/2010 tập hợp chi phí mua ngoài gồm tiền điện, tiền nước,… phục vụ
việc xây dựng công trình Huyndai – Hà Đông tháng 12 là 75.387.084đ. Trích Sổ cái
TK 627 (Phụ lục 21), kế toán hạch toán:
Nợ TK 627: 75.387.084
Có TK 111: 75.387.084
 Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp:
• Tài khoản kế toán sử dụng:
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
- TK 627: Chi phí sản xuất chung.
• Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng chấm công, hóa đơn GTGT…
• Phương pháp hạch toán:
Ngày 30/6/2011 kế toán tập hợp chi phí xây dựng công trình Huyndai – Hà Đông
như sau, trích Sổ cái TK 154 (Phụ lục 22)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.525.867.802đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 528.536.230đ
Chi phí sản xuất chung: 656.623.721đ
Chi phí sử dụng máy thi công: 188.764.025đ
Kế toán kết chuyển sang TK 154:
Nợ TK 154: 2.899.791.778
Có TK 621: 1.525.867.802
14
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
Có TK 622: 528.536.230
Có TK 627: 656.623.721
Có TK 623: 188.764.025

2.3.4.2. Phương pháp đánh giá trị giá sản phẩm làm dở:
Công ty đánh giá sản phẩm làm dở cuối kì theo chi phí NVL trực tiếp:
Chi phí
SX của
SPDD
cuối kì
(NL,VL)
Số lượng
SPDD
cuối kỳ
2.3.4.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp).
Tổng giá
thành sản
phẩm
Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản
= xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ
Giá thành
đơn vị
sản phẩm
VD: Công ty thực hiện một hợp đồng 6 tháng bắt đầu từ Quý III/2010 đến cuối quý
I/2011. Kế toán tập hợp chi phí xây dựng nền móng công trình Huyndai – Hà Đông
( Không có sản phẩm dở dang trong kỳ) như sau: (Phụ lục 23)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.525.867.802đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 528.536.230đ
Chi phí sản xuất chung: 656.623.721đ
Chi phí sử dụng máy thi công: 188.764.025đ
15
MSV: 08A08926N

Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
Tổng giá thành của hạng mục công trình được tính
= 1.525.867.802 + 528.536.230 + 656.623.721 + 188.764.025 = 2.899.791.778
Khi công trình hoàn thành bàn giao kế toán ghi:
Nợ TK 632: 2.899.791.778
Có TK 154: 2.899.791.778
2.3.5. Kế toán vốn bằng tiền.
 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 111, 112, 113…
 Chứng từ hạch toán:
• Phiếu thu, phiếu chi, bien bản kiểm kê quỹ và các chứng từ gốc đi kèm.
• Giáy báo Có, giấy báo nợ kèm theo các bản sao kê của ngân hàng với các chứng
từ gốc như ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản…
 Một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu về kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng, kế toán
tiền đang chuyển.
• Căn cứ vào phiếu thu (Phụ lục 24) ngày 03/12/2011. Rút tiền gửi nhân hàng về
nhập quỹ tiền mặt công ty, kế toán ghi:
Nợ TK 111(1): 250.000.000
Có TK 112(1): 250.000.000
• Căn cứ vào phiếu chi (Phụ lục 25) ngày 15/12/2010. Tạm ứng thi công công
trình Huyndai – Hà Đông, kế toán ghi:
Nợ TK 141(Ct Huyndai): 75.000.000
Có TK 111(1): 75.000.000
• Ngày 18/12/2010 xuất quỹ công ty gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhạn được
giấy báo Có, kế toán ghi:
Nợ TK 113: 150.000.000
Có TK 111(1): 150.000.000
• Ngày 20/12/2010 nhận được giấy báo Có (Phụ lục 26), kế toán ghi:
Nợ TK 112(1): 150.000.000

Có TK 113: 150.000.000
16
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
PHẦN 3
THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT
3.1. Thu hoạch
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng Long Giang, em đã có
cơ hội tìm hiều về Công ty nới chung cũng như bộ máy kế toán nói riềng cũng như
phương thức hạch toán của công ty. Trên cơ sở những lý thuyết được học tại nhà
trường, em có dịp đối chiếu với công việc thực tế tại công ty, nhờ đó em đã có được
một số những thu hoạch sau:
- Được tiếp xúc và làm việc với các chứng từ thực tế.
- Được làm việc cùng đội ngũ kế toán chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, được chỉ
bảo tận tình trong việc hạch toán và hoàn thành chứng từ.
- Nhận thấy trong thực tế, công tác kế toán có nhiều điểm khác biệt so với lý thuyết
được học tại trường, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về công tác kế toán nới chung và
các phần hành kế toán nói riêng.
- Nhận thấy trong công tác kế toán cần có thêm sự uyển chuyển và linh hoạt để công
việc được nhanh chóng và hiệu quả.
- Nhận thấy bản thân cần tiếp tục trau dồi và rèn luyện thêm các kĩ năng văn phòng và
nghiệp vụ kế toán.
3.2. Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng Long
Giang.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần xây dựng Long Giang, sau khi đối chiếu
thực tế về công tác kế toán với những điều đã học, với chính sách, chế độ tài chính, kế
toán của Nhà nước, em có một số nhận xét như sau:ư
3.2.1. Ưu điểm

17
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán
 Về bộ máy quản lý: Mô hình tổ chức đáp ứng được nhu cầu chỉ đạo và kiểm tra
các hoạt động kinh doanh của công ty. Các phòng ban có nhiệm vụ rõ ràng và có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh
trong quá trình thi công.
 Về tổ chức công tác kế toán: Bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ. Quy
trình làm việc khoa học với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ năng lực cao.
Đồng thời do thực hiện mô hình tập trung nên việc hạch toán tại công ty rõ ràng,
hiệu quả, không bị chồng chéo.
 Hệ thống sổ kế toán: Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Chứng từ
ghi sổ. Nhờ thực hiện trên máy vi tính nên đã khắc phục được nhược điểm ghi
chép trùng lặp, làm giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, công việc đối chiếu,
kiểm tra được tiến hành thường xuyên kịp thời cung cấp số liệu lập các báo cáo kế
toán.
3.2.2. Tồn tại
 Về hệ thống chứng từ: Hệ thống chứng từ tổ chức chưa hợp lý và chặt chẽ theo
đúng nguyên tắc và chế độ kế toán. Ví dụ như phiếu nhập kho, xuất kho sử
dụng theo mẫu của quyết định 19/2006QĐ – BTC trong khi công ty áp dụng
chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC.
 Về nguyên vật liệu quản lý chưa được chặt chẽ khi không kiểm soát được số
nguyên vật liệu thừa như sắt, thép, dầu thừa, phế liệu thu hồi của các công
trình, dẫn tới tình trạng thủ kho tự ý xuất bán, thu lợi riêng.
3.3. Một số ý kiến đề xuất
 Về hệ thống chứng từ: Cần tổ chức lại hệ thống chứng từ chặt chẽ theo đúng
nguyên tắc và chế độ kế toán. Phải sử dụng chứng từ kế toán đúng với quyết
định mà công ty đang áp dụng.

 Đối với nguyên vật liệu: Để tránh trường hợp gian lận, không trung thực thì cần
chặt chẽ trong khâu kiểm kê vật tư cuối kỳ, nhất là phần phế liệu thu hồi.
18
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa kế
toán


19
MSV: 08A08926N
Phạm Hà Ngân – KT13-20

×