Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN CÁCH NHẬN DẠNG BÀI TẬP CỦA HỌC SINH KHI HỌC CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Ở LỚP 11 TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.37 KB, 7 trang )

A ĐẶT VẤN ĐỀ.
I- LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong chương trình phổ thông lớp 11 chúng ta có một số quy luật di
truyền sau:
* Quy luật di truyền của Men đen ( Định luật I, II, III )
* Quy luật di truyền của Mooc gan ( Liên kết gen và hoán vị gen)
* Quy luật di truyền giới tính
* Quy luật di truyền liên kết với giới tính
* Quy luật di truyền tương tác gen
Trong các quy luật di truyền trên thì quy luật di truyền nào cũng có bài tập, mà
bài tập là phương tiện dùng để dạy học là nguồn để hình thành kiến thức, kĩ năng cho
học sinh, bài tập là phương tiện để rèn luyện phát triển tư duy. Trong quá trình giải
bài tập học sinh có thể hiểu và cũng cố kiến thức lí thuyết rất tốt và thông qua nhận
dạng bài tập giúp học sinh phân biệt được các quy luật di truyền. Nhận dạng bài tập là
một vấn đề rất quan trọng để giải quyết chính xác bài tập đặt ra tránh sự nhần lẩn
đáng tiếc khi làm bài tập dẩn đến hiểu nhầm về mặt lí thuyết.
Vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy tôi thấy một số đặc điểm nhận dạng bài tập
thông qua đó học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn.
II- THỰC TRẠNG CÁCH NHẬN DẠNG BÀI TẬP CỦA HỌC SINH KHI HỌC
CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Ở LỚP 11 TRƯỜNG THPT
Qua quá trình dạy học ở khối lớp 11 ở trường THPT tôi thấy rằng đối với bộ
môn sinh học do số lượng tiết học có hạn 1 tuần học kì hai có hai tiết và nội dung các
quy luật di truyền thì dài vì vậy sau khi học song phần lí thuyết thì học sinh thường
không có thời gian là bài tập và số lượng bài tập trong sách giáo khoa lại ít không đủ
để học sinh rèn luyện.
1
Qua khảo sát điều tra 250 học sinh bằng cách cho là bài tập trong sách giáo
khoa tôi thu được kết quả như sau:
Số lượng học sinh kết quả
số lượng học sinh làm được cả bài 15%
số lượng học sinh làm được 1/2 bài 65%


số lượng học sinh không làm được 20%
Qua kết quả khảo sát trên đã phản ánh việc làm bài tập của học sinh còn rất yếu vì vậy
kiến thức lí thuyết của học sinh chưa được cũng cố và nâng cao dẫn đến bài học học
sinh tiếp thu chưa được hoàn chỉnh
Từ thực trạng trên tôi nhận thấy rằng cần phải có hướng dẫn cho các em cách
nhận dạng và giải quyết bài tập thì kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn
A- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CÁCH THỰC HIỆN
Bước 1: Giáo viên dùng phương pháp hỏi đáp để học sinh nêu lên đặc điểm từng quy
luật di truyền giáo viên ghi tóm tắt những đặc điểm quan trong lên bảng
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kiến thức trên bảng để nêu lên những
điểm giống nhau và khác nhau giữa các quy luật di truyền
Bước 3: Giáo viên tổng kết lại và đưa ra đặc điểm nhận dạng từng quy luật di truyền
Bước 4: Giáo viên đưa ra một số bài tập để học sinh ứng dụng nhận dạng
II. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG.
Bước 1 và 2:
* Giáo viên dùng phương pháp hỏi đáp để học sinh tự trả lời
Bước 3:
* Khi một bài tập đưa ra ta cần đọc kĩ những dữ kiện đề bài đưa ra ta cần xét
những vấn đề sau:
Trong một bài tập có một tính trạng hay nhiều tính trạng, mỗi tính trạng có mấy
trạng thái được biểu hiện trội hoàn toàn hay trội không hoàn toàn, tính trạng đó do
mấy gen quy định sự biểu hiện tính trạng có đồng đều ở hai giới không.
2
Trong trường hợp đề bài cho biết có một tính trạng do một gen quy định tính
trạng đó là tính trạng trội hoàn toàn, nằm trên NST thường thì sự di truyền tuân theo
quy luật trội hoàn toàn của Menđen.
Mỗi gen quy định một tính trạng nằm trên NST thường nhưng trội không hoàn
toàn thì tuân theo quy luật trội không hoàn toàn
Còn nằm trên NST giới tính thì sự di truyền tuân theo quy luật liên kết với giới

tính.
* Trong trường hợp đề bài cho biết có hai hay một số tính trạng, mỗi gen quy
định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn nằm trên NST thường hoặc
NST giới tính thì không cần phải xét tìm tính trạng trội và lặn nằm trên NST thường
hay giới tính
* Trong trường hợp đề bài cho biết gen liên kết với giới tính hoặc sự biểu hiện
tính trạng không đồng đều ở hai giới => sự di truyền của tính trạng liên kết với giới
tính
* Nếu đề bài cho biết các cơ thể bố mẹ có kiểu gen và kiểu hình giống nhau lai
với nhau và thu được kết quả đời con có tỉ lệ về các loại kiểu hình thì chúng ta đi xét
riêng từng cặp tính trạng để xem kết quả ( trong chương trình phổ thông thông
thường chỉ xét hai tính trạng )
Trường hợp 1:
Bài tập chỉ có một tính trạng.
Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là 3: 1 thì sự di truyền tuân theo định luật II Men
đen.
Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình là 9: 7 hoặc 9:6: 1 hoặc 9:3:3:1 hoặc 12:3:1 hoặc 13:3
hoặc 9:4:3 hoặc 15:1 thì sự di truyền của tính trạng tuân theo quy luật di truyền tương
tác gen
Trường hợp 2
Bài tập có hai cặp tính trạng
* Xét riêng từng cặp tính trạng ở đởi con
3
Tính trạng 1: Thu được kết quả: 1 loại kiểu hình hoặc tỉ lệ kiểu hình là 3: 1.
Hoặc 9: 7 hoặc 9: 6: 1; … ( tỉ lệ của tương tác gen ).
Tính trạng 2: Thu được kết quả: 1 loại kiểu hình hoặc 3: 1. Hoặc 9: 7 hoặc 9:
6: 1; … ( tỉ lệ của tương tác gen ).
* Xét chung hai cặp tính trạng
Bằng cách nhân tích tỉ lệ từng tính trạng và so sánh với tỉ lệ bài ra để rút ra kết
luận

Tích tỉ lệ hai tính trạng 1 x 1=1. Nếu đề bài ra cho biết mỗi gen quy định một
tính trạng thì sự di truyền tuân theo quy luật di truyền của Men đen. Nếu đề bài không
cho biết thì ta phải đặt giả thuyết mỗi gen quy định tính trạng hoặc tính trạng 1 do một
gen quy định, tính trạng 2 do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định.
Tích tỉ lệ hai tính trạng (3:1) (3: 1). Nêu đề bài thu được tỉ lệ trùng với tỉ lệ
nhân tích tỉ lệ 9: 3: 3: 1 thì sự di truyền của tính trạng đã tuân theo quy luật di truyền
phân li độc lập của Menđen. Nếu đề bài ra tỉ lệ kiểu hình 3: 1 hoặc 1: 2: 1 khác tỉ lệ
nhân tích tỉ lệ (9: 3: 3: 1), thì sự di truyền tuân theo quy luật di truyền liên kết gen,
còn nếu thu được 4 loại kiểu hình khác (9: 3: 3: 1) thì sự di truyền tuân theo quy luật
hoán vị gen.
Tích tỉ lệ hai tính trạng ( 3: 1) ( 9: 7). Nếu đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 27:
21: 9: 7 = 64 tổ hợp giao tử thì sự di truyền tuân theo quy luật tương tác gen và di
truyền phân li độc lập. Trong trường hợp đời con thu được tổng số kiểu hình bằng 16
tổ hợp giao tử => ba cặp gen quy định tính trạng nằm trên hai căp NST đã có hiện
tượng liên kết hoàn toàn giữa cặp (3:1) với 1 trong hai cặp gen của ( 9: 7).
* Trong trường hợp đời con thu được 4 loại kiểu với tỉ lệ không đồng đều nhau thì sự
di truyền của tính trạng cặp gen 3: 1 liên kết không hoàn toàn với 1 trong 2 cặp gen 9:
7
Bước 4:
Ví dụ:1
4
Khi lai giữ hai cây P đều dị hợp về hai cặp gen và có kiểu hình hạt đỏ, tròn với
nhau thì được F1 có tỉ lệ phân li như sau:
54% hạt đỏ, tròn
21% hạt đỏ, dài
21% hạt trắng tròn
4% hạt trắng, dài
Hãy xác định kiểu gen và tỉ lệ mỗi loại giao tử của P? Biết rằng mỗi tính trạng do một
gen quy định và nằm trên NST thường.
Theo bài ra bài có hai cặp tính trạng đó là : Màu sắc hạt và hình dạng hạt. Các

tính trạng trên đều trội hoàn toàn và đều nằm trên NST thường.
Xét riêng từng cặp tính trạng
- Màu sắc: đỏ: trắng

3: 1
- Hình dạng hạt: tròn : dài

3: 1
Từ kết quả trên ta thấy sự di truyền của hai tính trạng đã tuân theo định luật II
Menđen, tính trạng đỏ là trội so với trắng, tính trạng hạt tròn là trội so với hạt dài.
Từ đây chúng ta đã có thể quy ước gen
Xét chung:
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con F
1
bằng cách nhân tích tỉ lệ ( 3 đỏ: 1trắng ) (3 tròn: 1 dài) =
9 đỏ tròn: 3 đỏ dài: 3 trắng tròn: 1trắng dài
Không phù hợp với kết quả đề bài theo bài ra F1 cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không
đồng đều nhau từ đó => đã có hiện tượng liên kết gen không hoàn toàn.
Ví dụ 2:
Cho hai cơ thể có kiểu gen giống nhau lai với nhau thu được kết quả như sau:
200 con lông quăn trắng
60 con lông trắng thẳng
40 con lông xám quăn
20 lông xám thẳng
5
Cho biết các gen xác định các tính trạng nằm trên NST thường chiều dài lông do một
cặp gen chi phối không xãy ra hoán vị gen. Biện luận và viết sơ đồ lai?
Nhận dạng:
Theo bài ra có hai tính trạng đều nằn trên NST thường, chiều dài của lông do một cặp
gen chi phối và không có hoán vị gen.

Xét riêng từng cặp tính trạng
-Lông trắng/ lông xám

13: 3 sự di truyền của tính trạng tuân theo quy luật
tương tác gen hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên hai cặp NST.
-Lông quăn/ lông thẳng

3: 1 tuân theo định luật II Menđen.
Xét chung:
F
1
phân li theo tỉ lệ 10: 3: 2: 1 =>ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm
trên hai cặp NST. Cặp gen quy định tính trạng hình dạng lông liên kết hoàn toàn với
1 trong hai cặp gen quy định màu sắc lông
C KẾT LUẬN
I- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phương pháp này chỉ áp dụng cho học sinh ôn tập cuối năm khi đã học song
các quy luật di truyền
Sau khi cho học sinh ôn tập cuối năm bằng phương pháp trên thi tôi thấy rằng khả
năng làm bài tập của học sinh nhanh hơn và hiểu một cách tổng thể hơn về quy luật di
truyền, khả năng tư duy của học sinh cũng tốt hơn học học tập hứng thú hơn tích cực
làm bài tập
II- KIẾN NGHỊ
6
Trong quá trình giảng dạy các giáo viên nên dùng phương pháp làm bài tập để
cũng cố bài vì học sinh rất thích tư duy học tập bằng con đường làm bài tập còn học lí
thuyết nhiều thì học sinh không hứng thú lắm
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp giải bài tập của GV: Phan Kì Nam
(NXB - Đồng Nai 2002)

2. Phương pháp giải bài tập của TS: Lê Đình Trung
( NXB- GD năm 2003)
3. Phương pháp giải bài tập củaTS: Vũ Đức Lưu
( NXB- GD năm 2003)
7

×