Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thiết kế sách điện tử (E-BOOK) chương dao động cơ chương sóng cơ và sóng âm (chương trình vật lí 12 trung học phổ thông) theo hướng tăng cường năng lực tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
—————————

LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

THIẾT KẾ SÁCH ĐIỆN TỬ(E-BOOK) CHƯƠNG“DAO ĐỘNG CƠ”,
CHƯƠNG“SÓNG CƠ VÀ SĨNG ÂM”(CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NĂNG
LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

LUN VN THC S S PHM VT L

(yêu cầu bìa 1: bìa màu, trình bày nh- mẫu này, chú ý cân đối giữa các phần trong
trang bìa, chỉ dùng chữ Times New Roman (chữ In hoa) cỡ chữ phù hợp cân đối,
không viết tắt, khung đậm)

H NI 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
—————————

LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG

THIẾT KẾ SÁCH ĐIỆN TỬ(E-BOOK) CHƯƠNG“DAO ĐỘNG CƠ”,
CHƯƠNG“SÓNG CƠ VÀ SĨNG ÂM”(CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG NĂNG
LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ

Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.TƠN TÍCH ÁI
TS.TƠN QUANG CƯỜNG

HÀ NỘI – 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang

1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................

1

3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu .................................................................

3

5. Giả thuyết nghiên cứu ( Luận điểm khoa học) .............................................
6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................
7. Những đóng góp mới của đề tài ...................................................................


4

8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................

5

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................
1.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Vật lí ..........................................
1.1.1. Đối tượng của phương pháp dạy học Vật lí .............................................
1.1.2. Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Vật lí .............................................

6

1.1.3. Tính đặc thù của phương pháp dạy học Vật lí – Phương pháp nhận
thức Vật lí ........................................................................................................
1.2. Xu hướng đổi mới PPDH Vật lí .................................................................
1.2.1. Xác định nhu cầu, phong cách học mơn Vật lí của học sinh ..................

2
3
4
5

6
6
6
6
7
9


1.2.2. Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học mơn Vật lí.....................................

9

1.2.3. Xác định u cầu về nội dung bài dạy học mơn Vật lí .............................

10

1.2.4. Lựa chọn phương pháp, phương tiện, môi trường dạy học.......................

15

1.2.5. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá(KTĐG), tích hợp KTĐG trong
dạy học vật lí ....................................................................................................

20

1.2.6. Xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến, phát triển nghề nghiệp đối với
giáo viên dạy Vật lí ..........................................................................................
1.3. Ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí .......................................................
1.3.1. Giáo dục và cơng nghệ ............................................................................
1.3.2. Vai trị của CNTT trong dạy học Vật lí ..................................................
1.3.3. Khai thác và sử dụng một số phần mềm để dạy học mơn Vật lí ...............
1.3.4. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí ........
1.4. Giới thiệu về E-Learning ..........................................................................

24
27
27
28

28
29
31


1.4.1. Khái niệm E-learning ............................................................................
1.4.2. Một số hình thức E-learning...................................................................

31

1.4.3. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới ......................
1.4.4. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam ......................

32

1.5. Cơ sở lí thuyết về E-Book .........................................................................
1.5.1. Khái niệm về E-book ..............................................................................

34

1.5.2. ưu và nhược điểm của E-book.................................................................
1.5.3. Các yêu cầu của việc thiết kế E – book ................................................

35

1.6. Lựa chọn phần mềm thiết kế E-book..........................................................
1.6.1. Giới thiệu về Macromedia Dreamweaver ..............................................
1.6.2. Làm việc với Macromedia Dreamweaver ...............................................

37


Kết luận chương 1 ............................................................................................

41

31
33
34
36
37
38

Chƣơng 2 : THIẾT KẾ SÁCH ĐIỆN TỬ (E-BOOK) CHƢƠNG “DAO
ĐỘNG CƠ”, CHƢƠNG “SÓNG CƠ VÀ SĨNG ÂM” (CHƢƠNG
TRÌNH VẬT LÍ 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG) THEO HƢỚNG
TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ..........................
2.1. Giới thiệu khái quát chương trình SGK Vật lí 12 .......................................
2.1.1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình Vật lí 12 ......................
2.1.2. Mục tiêu xây dựng chương trình mơn Vật lí lớp 12 ...............................
2.1.3. Nội dung SGK Vật lí 12 ..........................................................................
2.1.4 Điểm mới của SGK Vật lí 12 ( theo chương trình chuẩn) so với SGK
CCGD ..............................................................................................................

42
42
42
43
44

44


2.2. Phân tích nội dung kiến thức chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ
và sóng âm” ......................................................................................................
2.2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Dao động cơ” .............................
2.2.2. Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” ..................
2.3. Kiến thức, kỹ năng học sinh cần có sau khi học chương “Dao động cơ”,
chương “Sóng cơ và sóng âm” (Chương trình Vật lí 12 THPT) ........................
2.3.1. Chương “Dao động cơ” ..........................................................................
2.3.2. Chương “Sóng cơ và sóng âm” ...............................................................
2.4. Tìm hiểu tình hình dạy chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và
sóng âm” (Chương trình Vật lí 12 THPT) ở trường THPT ................................

45
45
54

59
59
63
66


2.4.1. Nội dung tìm hiểu ...................................................................................
2.4.2. Phương pháp điều tra tìm hiểu ................................................................

66

2.4.3. Kết quả điều tra tìm hiểu .........................................................................
2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn và sai lầm của học sinh .............


67

2.4.5. Ý tưởng sư phạm của việc xây dựng E-book chương “Dao động cơ”,
chương “Sóng cơ và sóng âm” ..........................................................................
2.5. Thiết kế và sử dụng E-book chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ
và sóng âm”(Chương trình Vật lí 12 THPT) .....................................................

67
73
74

2.5.1. Xây dựng cấu trúc nội dung của khóa học ...............................................

75
75

2.5.2. Quy trình thực hiện E-book ..............................................................................

75

2.5.3. Sử dụng E-book Vật lí 12 chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ
và sóng âm” ( Chương trình Vật lí 12 THPT) ...................................................

80

Kết luận chương 2 ......................................................................................................

92

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .....................................................

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................

93

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ..............................................................
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm .............................................................
3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ................................................................
3.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm .............................................

93

93
93
93
93

3.2.2. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm .............................................................. 94
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................... 95
3.3.1. Kết quả đánh giá của GV và HS.............................................................. 95
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm của các lớp TN và ĐC ............................. 97
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 107
1. Kết luận ........................................................................................................ 107
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTVL

: Bài tập vật lí

CNTT

: Cơng nghệ thông tin

CSVC

: Cơ sở vật chất

CCGD

: Cải cách giáo dục

ĐHQGHN

: Đại học quốc gia Hà Nội

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

MTĐT


: Máy tính điện tử

PPDH

: Phương pháp dạy học

SGK

: Sách giáokhoa

THPT

: Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và khoa học kỹ thuật thể hiện là
sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông vào các mặt của đời sống xã
hội. Trong xã hội tri thức, con người là chủ thể kiến tạo nên xã hội, lấy tri thức xác
định vị thế xã hội. Yêu cầu xã hội đặt ra đối với giáo dục phải giải quyết mâu thuẫn
là tri thức phát triển rất nhanh mà thời gian đào tạo có hạn, giáo dục phải tạo ra con
người mới có năng lực đáp ứng thị trường lao động, có khả năng hoà nhập, cạnh
tranh quốc tế.
Trong những năm gần đây, chúng ta chú trọng đặc biệt đến việc áp dụng
CNTT trong dạy học như là một hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) tích
cực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Chỉ thị số
29/2001/CT- BGD&ĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT ngày 30/07/2001 về việc ứng
dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2001-2005. Một trong bốn mục tiêu là:”Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giáo dục và đào tạo ở các cấp

học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc
lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy học tập ở tất cả các môn học”.
Cùng với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển đi lên của xã hội lượng kiến
thức mà mỗi học sinh phải học ngày càng nhiều do đó việc rèn luyện cho các em
phương pháp học tập là cần thiết. Một trong những phương pháp học tập tích cực
nhất là tự học. Chỉ có tự học học sinh mới có lịng say mê học tập phát huy hết năng
lực sáng tạo của mình. Có nhiều hình thức tự học khác nhau trong đó có thể sử dụng
E-book trong tự học. E-book có những lợi thế mà sách in thơng thường khơng thể
có được đó là: rất gọn nhẹ, có thể tinh chỉnh về kích cỡ, màu sắc và các thao tác cá
nhân tùy theo sở thích của người học. Một đặc điểm nổi bậc đó là khả năng lưu trữ
thông tin, chuyển tải được thông tin kiến thức đầy đủ thông qua các media. Tuy
nhiên trong q trình dạy học có những điểm khác biệt giữa học tập theo lớp học có
GV giảng dạy và học tập từ xa thơng qua E-book.
Vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm, việc áp dụng các phương tiện trực
quan vào quá trình dạy học là cần thiết, đặc biệt là việc sử dụng các thí nghiệm. Tuy

1


nhiên trong q trình dạy học khơng phải lúc nào giáo viên cũng có thể dùng các mơ
hình, tranh vẽ hay thí nghiệm cho HS sử dụng nhất là các thí nghiệm phức tạp khơng
thể thực hiện do các điều kiện về thời gian, CSVC. Nhờ sự phát triển của CNTT ứng
dụng vào quá trình dạy học sử dụng các video ghi lại các q trình Vật lí (bằng các
chức năng quay nhanh, chậm, làm dừng hình và có thể xem nhiều lần nhờ MTĐT),
cho phép ta quan sát cẩn thận và có thể nghiên cứu (dưới dạng khảo sát) sâu và rộng
hơn, xoá bỏ ngăn cách giữa nhà trường và tự nhiên gây hứng thú học tập cho học
sinh, tiết kiệm thời gian, giải phóng học sinh khỏi những thao tác khơng cần thiết.
Về phần mềm dạy học có thể khai thác từ nhiều nguồn: Sản phẩm nước
ngoài hiện bán tự do trên thị trường khá phong phú và rẻ, nhưng nói chung khơng
sát hợp với chương trình giáo dục Việt nam; sản phẩm nội địa, chuyên nghiệp có

bản quyền như “sách giáo khoa điện tử”, “Gia sư”, Phần mềm dạy học Vật lí của
các tác giả Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thượng Chung, phần mềm dạy học Vật lí của
Công ty thiết bị giáo dục II- Bộ GD&ĐT phát hành, phần mềm dạy Vật lí do trờng
Đại học Bách khoa Hà Nội sản xuấtv.v..., phần mềm dạy học có thể khai thác trên
Net (Internet, Intranet...) miễn phí; sản phẩm do giáo viên tự làm như
VatLy_Student_Soft của thầy giáo Nguyễn Thành Tương. Thực tế ở Việt Nam các
tài liệu hướng dẫn tự học đặc biệt là E-book Vật lí chưa nhiều . Trong các E-book
Vật lí 12 thì có E-book nội dung theo SGK cũ, có E-book chưa chú ý tới nội dung
luyện tập cho HS, chưa hướng dẫn HS cách tự học, chưa sát chương trình sách giáo
khoa Vật lí 12 xuất bản năm 2008… Từ những lý do trên để góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Vật lí, chúng tơi lựa chọn đề tài:
Thiết kế sách điện tử (E-book) chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ
và sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng) theo hướng tăng
cường năng lực tự học của học sinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất một cách thiết kế sách điện tử (E-book), đưa ra giải pháp hoàn thiện
sách điện tử (E-book) chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm”
(chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông) nâng cao năng lực tự học của học sinh.

2


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và lựa chọn các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết
kế và hỗ trợ cho việc xây dựng E-book.
- Nghiên cứu lý luận về quá trình dạy học, các xu hướng đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu nội dung chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông (SGK
xuất bản năm 2008) chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm”. Tìm

kiếm các tư liệu hỗ trợ cho HS khi học chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và
sóng âm”lớp 12.
- Thiết kế E-book chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm”
(chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng SGK xuất bản năm 2008) dưới dạng
website với nhiều kênh thông tin, hình thức đa dạng - giao diện đơn giản, dễ sử
dụng.
- Đánh giá năng lực tự học của HS khi sử dụng E-book trên trong học tập
thông qua thực nghiệm sư phạm.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế sách điện tử (E-book) chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và
sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng) (SGK xuất bản năm 2008)
có các mơ đun mục tiêu bài học, mô đun nội dung bài học, mô đun bài tập, mô đun
tài liệu bổ sung; chuyển tải được thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media: văn
bản, hình ảnh, âm thanh …; tạo đươc giao tiếp hai chiều, đối thoại người – máy; dễ
dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phổ biến.
Thời gian: 8 tuần kì 1 năm học 2009-2010
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học mơn Vật lí chương “Dao động
cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông)
của giáo viên và học sinh lớp 12 trung học phổ thông
- Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng hệ thống nội dung bài học và bài tập
luyện tập chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm” (chương trình Vật
lí 12 trung học phổ thơng) dưới dạng số hóa hỗ trợ q trình tự học của học sinh.

3


5. Giả thuyết nghiên cứu ( Luận điểm khoa học)
Việc thiết kế được sách điện tử (E-book) chương “Dao động cơ”, chương
“Sóng cơ và sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông) theo hướng

tăng cường năng lực tự học của học sinh, kết hợp dạy học bằng E-book này với các
hình thức dạy học khác sẽ tăng cường năng lực tự học của HS và nâng cao chất
lượng việc dạy học Vật lí ở trường phổ thơng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học, các tài liệu về PPDH ở trường phổ
thông, các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới PPDH Vật lí, đổi mới
kiểm tra đánh giá để làm sáng tỏ những quan điểm đề tài sẽ vận dụng về việc tổ
chức tình huống học tập, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các
tài liệu tham khảo đặc biệt là nội dung chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng
(SGK xuất bản năm 2008) chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm”,
các tư liệu về dao động cơ , sóng cơ và sóng âm lớp xác định mức độ nội dung các
kiến thức những khái niệm Vật lí mà học sinh cần nhớ, hiểu, vận dụng ở hai
chương này.
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm thiết kế xây dựng
E-book, ứng dụng CNTT trong dạy học Vật lí trên thế giới và ở Việt Nam.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu việc dạy, việc học trên lớp và tự học chương “Dao động cơ”,
chương “Sóng cơ và sóng âm” ở trường THPT nhằm sơ bộ đánh giá tình hình dạy
học hai chương này.
- Tìm hiểu việc sử dụng hệ thống mạng máy tính và máy tính phục vụ giảng
dạy các môn học ở trường THPT.
Quan sát (thông qua dự giờ), phỏng vấn và điều tra bằng bảng hỏi (GV và
HS) về áp dụng CNTT trong dạy học Vật lí ở trường phổ thơng hiện nay; đánh giá
của GV, HS về giờ học có sử dụng CNTT; ý kiến của GV, HS về vấn đề ứng dụng
CNTT.

4



- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành giảng dạy song song lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm ở trường THPT theo phương án đã thiết lập. Phân tích định tính và
định lượng kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, từ đó rút ra kết
luận của đề tài.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận
- Tổng quan về cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH Vật lí.
- Giới thiệu về E – learning và tình hình ứng dụng E – learning trong dạy
học.
Về mặt thực tiễn:
- Sử dụng CNTT để thiết kế các bài học dưới dạng E-book.
- Thiết kế E-book chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và sóng âm”
(chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng)
- Tiến hành áp dụng E-book chương “Dao động cơ”, chương “Sóng cơ và
sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thơng) vào giảng dạy tại các trường
THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong ba chương
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Thiết kế sách điện tử (E-book) chương “Dao động cơ”, chương
“Sóng cơ và sóng âm” (chương trình Vật lí 12 trung học phổ thông)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

5


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Một số vấn đề về phƣơng pháp dạy học Vật lí
Vấn đề phương pháp dạy học (PPDH) Vật lí là một mơn khoa học được thể
hiện ở chỗ nó giúp làm sáng tỏ các quy luật của quá trình dạy học Vật lí. Các thành
tố cơ bản của q trình này là: mục đích của việc dạy học Vật lí, nội dung, các
phương pháp, các hình thức và phương tiện dạy học, hoạt động của thầy và của trò.
Chức năng của phương pháp dạy học Vật lí là đi tìm con đường tối ưu giúp cho học
sinh phổ thông nắm được các sự kiện, định luật, thuyết cơ bản về Vật lí và ngơn ngữ
Vật lí, giúp học sinh được giáo dục và phát triển nhằm góp phần tốt nhất vào việc
thực hiện mục tiêu đào tạo chung của nhà trường phổ thơng
1.1.1. Đối tượng của phương pháp dạy học Vật lí
Phương pháp dạy học Vật lí nghiên cứu q trình dạy học mơn Vật lí trong
trường phổ thơng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo.
Dựa vào những kết luận, nguyên tắc, quy luật của lí luận dạy học đại cương
– một bộ phận quan trọng của khoa học giáo dục – phương pháp dạy học Vật lí
nghiên cứu và giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học bộ mơn ở
trường phổ thơng: đó là các nhiệm vụ trí dục (giáo dưỡng), phát triển và giáo dục.
1.1.2. Nhiệm vụ của phương pháp dạy học Vật lí
Phương pháp dạy học Vật lí giải đáp ba câu hỏi lớn sau:
- Dạy và học Vật lí để làm gì? (mục đích và nhiệm vụ của mơn Vật lí)
- Dạy và học cái gì? (nội dung mơn học)
- Dạy và học như thế nào? (phương pháp, tổ chức của việc dạy và của việc
học)
1.1.3. Tính đặc thù của phương pháp dạy học Vật lí – Phương pháp nhận thức
Vật lí
Trong trường phổ thông hiện nay những phương pháp nhận thức Vật lí phổ
biến hay dùng là phương pháp thực nghiệm, phương pháp mơ hình, phương pháp

6



tương tự, phương pháp thí nghiệm lí tưởng. Trong khi áp dụng các phương pháp
nhận thức Vật lí ta thường phải phối hợp sử dụng các phương pháp suy luận logic
như phân tích, tổng hợp quy nạp, diễn dịch... phương pháp suy luận logic này ứng
dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình nhận thức nên cần rèn luyện cho HS
thường xuyên
1.2. Xu hƣớng đổi mới PPDH Vật lí
Giáo dục của thế kỉ 21 đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của các tiến
bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của CNTT. Đất
nước ta đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu
đưa nước ta tiến lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp
vào năm 2020. Nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước chính là nguồn lực con người. Trước yêu cầu mới của xã hội,
con người có học vấn hiện đại khơng chỉ có khả năng lấy tri thức ra từ trí nhớ ở
dạng có sẵn, đã được học ở trường mà cịn phải biết tự mình chiếm lĩnh, sử dụng
linh hoạt các tri thức đã học vào từng trường hợp cụ thể một cách sáng tạo, mang lại
hiệu quả công việc cao nhất. Chính vì thế mà một trong những u cầu cấp bách
hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “Đổi mới phương pháp
dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng
thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi
mới và thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử… ” Như vậy mục tiêu của việc đổi mới
phương pháp dạy học là giúp cho học sinh tích cực chủ động sáng tạo trong học tập,
xóa bỏ thói quen học tập thụ động. Từ những nhận định trên có thể thấy rằng việc
đổi mới PPDH cần phải đặt trong một hệ thống chứ không thể coi PPDH là một
thành tố độc lập.

7


Xác định, phân tích nhu

cầu người học

Xác định mục đích,
mục tiêu

Thiết kế cấu trúc
Nội dung

Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học

PP học

PP dạy
KTĐG thường
xuyên

Xác định hình thức, PP
kiểm tra đánh giá

Đánh giá cải tiến, phát
triển chun mơn

Hình 1.1: Tóm tắt quy trình lập kế hoạch dạy học

8


1.2.1. Xác định nhu cầu, phong cách học môn Vật lí của học sinh
Mơn học vật lí được triển khai bắt đầu từ việc tìm hiểu và nhận diện được
nhu cầu và phong cách học tập của học sinh. Các thông tin đầy đủ về nhu cầu, kỳ

vọng và phong cách học tập của học sinh sẽ giúp giáo viên phác họa được kế hoạch
tổ chức triển khai và quản lí hiệu quả việc dạy học, thúc đẩy các quá trình tìm kiếm
cơ hội hỗ trợ cho học sinh trong suốt quá trình dạy học. Các phương pháp tìm hiểu
học sinh Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp để thu thập thông tin về học
sinh. Các phương pháp cần đảm bảo tính tích hợp, đa chiều, mở và đơn giản (bằng
các con đường tự nhiên nhất)
1.2.2. Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học mơn Vật lí
Xây dựng hệ thống mục tiêu dạy học mơn Vật lí được coi là khâu trọng tâm
cho việc lập kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá sau này.
Mục tiêu dạy học được xây dựng nhằm thực hiện 2 chức năng chính:
-

Định hướng trong dạy và học.

-

Căn cứ để kiểm tra đánh giá kết quả tiến bộ của học sinh.

Dựa trên mục tiêu yêu cầu của phân phối chương trình, giáo viên cần cụ thể
hóa các mục tiêu đáp ứng các chỉ số về các tiêu chí hành vi (làm được gì?), tiêu chí
thực hiện (làm được bao nhiêu là đủ) và tiêu chí điều kiện (làm được trong điều
kiện nào?).
Tham khảo tiêu chí SMART trong xây dựng mục tiêu:
S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu
M (measuable): quan sát được, đo đếm được
A (achiveable): khả thi, vừa sức
R (realistic): thực tế
T (time-scale): có giới hạn về thời gian
Gợi ý xây dựng mục tiêu dạy học mơn Vật lí
-


Xác định mục tiêu chuẩn (trung bình) cần phải đạt

-

Bắt đầu bằng tuyên bố: “sau bài học này (phần này, chương này...)
người học sẽ/có thể/phải:…………….”

-

Sử dụng các động từ chỉ hành vi, có thể quan sát, lượng hóa được

9


-

Sử dụng 6 thang bậc tư duy nhận thức của B.J.Bloom để phân cấp mức
mục tiêu:

-

Gộp nhóm các mục tiêu cùng cấp

-

Hệ thống hóa các mục tiêu theo ma trận

Nội dung


Mục tiêu
Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Nội dung 1
Nội dung 2
Nội dung 3
Nội dung N

-

Chia sẻ ý kiến đồng nghiệp

1.2.3. Xác định yêu cầu về nội dung bài dạy học môn Vật lí
1.2.3.1. Q trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học
cụ thể
Nội dung chương trình (ND1) và nội dung dạy học cụ thể trên lớp (ND2).
ND1: là toàn bộ nội dung kiến thức được thiết kế mang tính tổng thể,
chung cho một cấp học, chương trình học, được được trình bày theo một trật tự
logic khoa học, được qui định và thể chế hóa (chương trình sách giáo khoa)
ND2: là những nội dung dạy học theo chương trình nhưng đã được cấu
trúc lại nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống, logic khoa học, được trình bày trong các
hình thức dạy học khác nhau mang dấu ấn cá nhân của giáo viên (trong từng trường
hợp dạy học cụ thể)
Như vậy, để đảm bảo thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về nội dung dạy học
của chương trình đề ra, đảm bảo mục tiêu dạy học đồng thời dung hòa được những
áp lực về thời gian, không gian, đối tượng…bất kỳ giáo viên nào cũng cần phải thực

hiện q trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể.
Việc cấu trúc lại nội dung chương trình dạy học giúp cho giáo viên:
-

Tăng khả năng áp dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học (trong và ngoài giờ lên lớp)

-

Phân bổ thời gian triển khai một cách hợp lý (có thể coi là một trong
những giải pháp “giảm tải” hiện nay)

10


-

Tăng cơ hội dạy học phân hóa (cho tồn lớp/ nhóm/cá nhân)

-

Tăng cơ hội học tập tích cực cho học sinh

-

Kích thích tính chủ động của học sinh

-

Thiết kế đa dạng các bài tập thực hành, tình huống có vấn đề, bài tập

nghiên cứu…

Ví dụ:
ND1 = N1 + N2 +……+ N10
Trong đó:

N1 …… N10 là các nội dung theo yêu cầu của chương trình
N1, N3, N7 là những nội dung cốt lõi (ND2CL)
N2, N5, N4, N9 là những nội dung cơ bản (ND2CB)
N6, N8, N10 là những nội dung bổ trợ (ND2BT)

Như vậy chẳng hạn đối với ND2CL (gồm N1, N3, N7) giáo viên có thể sẽ sử
dụng nhiều thời gian hơn để giảng bài trên lớp, cho học sinh làm bài luyện tập, tăng
cường hơn các phương pháp tích cực… nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một
cách chắc chắn.
Nhưng đối với các nội dung bổ trợ ND2BT (gồm N6, N8, N10), giáo viên có
thể khơng dạy trực tiếp trên lớp mà tích hợp vào các bài tập nghiên cứu, tình
huống… để giao cho học sinh về nhà làm (có hướng dẫn và tiêu chí kiểm tra đánh
giá).
1.2.3.2. Lí luận về bài tập Vật lí
Khi giáo viên thực hiện q trình “cấu trúc hóa” lại nội dung cho phù hợp
với điều kiện dạy học cụ thể thì cơng việc quan trọng, tốn nhều công sức và thời
gian là lựa chọn thiết kế hệ thống BTVL.
Thông thường, trong sách giáo khoa và tài liệu lí luận dạy học bộ mơn Vật lí,
người ta hiểu những bài tập Vật lí là những bài luyện tập được lựa chọn một cách
phù hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng Vật lí, hình thành các
khái niệm, phát triển tư duy Vật lí của học sinh và rèn luyện kĩ năng vận dụng các
kiến thức của họ vào thực tiễn.Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì sự tư duy định hướng
tích cực ln ln là việc giải bài tập. Về thực chất, mỗi một vấn đề mới xuất hiện


11


do nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa trong mỗi tiết học Vật lí chính là một bài tập
đối với học sinh.
Một trong những đặc trưng của phương pháp dạy học mới, hiện đại- phương
pháp dạy học tích cực là tơn trọng vai trị chủ đạo của người học, kích thích tính độc
lập, sáng tạo, trau dồi khả năng tự giáo dục cho mỗi người. Giáo viên giúp học sinh
nắm được phương pháp chiếm lĩnh kiến thức, phương pháp hoạt động học tập (nhận
thức) cũng như phương thức hoạt động trong cuộc sống xã hội. Qua việc tự giành
lấy kiến thức ở học sinh hình thành phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực
giải quyết vấn đề. Nói cách khác, học sinh phát triển trong hoạt động và học tập
diễn ra trong hoạt động. Chính vì lẽ đó, học sinh cần phải được huấn luyện ngay từ
khâu xây dựng kiến thức cho đến khâu vận dụng nó vào thực tế. Giải bài tập Vật lí
là một trong những hình thức luyện tập chủ yếu và được tiến hành nhiều nhất. Do
vậy, các bài tập Vật lí có tác dụng cực kì quan trọng trong việc hình thành rèn luyện
kĩ năng kĩ xảo vận dụng và tìm tịi kiến thức cho học sinh. Chúng được sử dụng
trong các tiết học theo các mục đích khác nhau:
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Kiến thức sẽ được nắm vững thực sự nếu học sinh có thể vận dụng thành
thạo chúng vào việc hồn thành những bài tập lí thuyết và thực hành.
- Hình thành kiến thức mới (kể cả cung cấp những kiến thức thực tiễn).
- Ôn tập những kiến thức đã học, củng cố những kiến thức cơ bản của bài
giảng,
- Phát triển tư duy Vật lí.
Trong thực tiễn dạy học, tư duy Vật lí thường được hiểu là “kĩ năng quan sát
các hiện tượng Vật lí, phân tích một hiện tượng phức tạp thành những bộ phận
thành phần và xác lập ở trong chúng những mối liên hệ giữa các mặt định tính và
định lượng của các hiện tượng và của các đại lượng Vật lí, đốn trước hệ quả từ các
lí thuyết và áp dụng được kiến thức của mình. Trừ một số bài tập đơn giản chỉ đề

cập đến một hiện tượng Vật lí , đa số các hiện tượng nêu lên trong những bài tập là
phức tạp. Để giải được chúng phải phân tích hiện tượng phức tạp ấy thành các hiện
tượng đơn giản, thành phần, nghĩa là phải phân tích một bài tập phức tạp thành các

12


bài tập đơn giản, thành phần. Đồng thời thông thường trong quá trình giải quyết các
tình huống cụ thể nêu lên trong bài tập, học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy
để tìm hiểu, giải quyết vấn đề và rút ra kết luận cần thiết. Nhờ thế, tư duy được
phát triển và năng lực làm việc tự lực của học sinh được nâng cao.
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, đặc biệt là giúp phát hiện
trình độ, phát triển trí tuệ, làm bộc lộ những khó khăn, sai lầm của học sinh trong
học tập đồng thời góp phần giúp họ vượt qua những khó khăn và khắc phục những
sai lầm đó.
- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.
1.2.3.3. Sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học Vật lí. Những yêu cầu chung trong
dạy học về bài tập Vật lí
- Cần dự tính kế hoạch về việc sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học.
+ Xác định mục đích sử dụng bài tập:
 Dùng bài tập làm xuất hiện vấn đề trong các tiết nghiên cứu tài
liệu mới.
 Dùng bài tập hình thành kiến thức mới.
 Dùng bài tập để củng cố, bổ sung, hoàn thiện những kiến thức
lí thuyết đã học.
 Lựa chọn bài tập điển hình nhằm hướng dẫn học sinh vận dụng
kiến thức đã học để giải, từ đó hình thành phương pháp giải
chung cho mỗi loại bài tập đó.
 Dùng bài tập để kiểm tra,đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh.
+ Sắp xếp các bài tập đã chọn thành một hệ thống, định rõ kế hoạch và mục

đích sử dụng trong tiến trình dạy học.
+ Kế hoạch sử dụng bài tập Vật lí trong dạy học
Số thứ tự
bài ở SGK

Nội dung
tiết học

Ra bài tập và giải ngay
tại lớp
Hình thành
kiến thức
Củng cố
mới

13

Ra về nhà
các bài tập

Giải ở lớp
các bài tập
đã ra về
nhà.


- Dạy cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra, rèn
cho học sinh kĩ năng giải những bài toán cơ bản.
- Coi trọng việc phát triển tư duy.
Phân loại bài tập Vật lí: Bài tập trắc nghiệm khách quan.

Bài tập vật lí
Yêu cầu phát
triển tư duy

Nội
dung

Bài tập
có nội
dung
lịch sử

Bài tập có
nội dung
cụ thể
hoặc trừu
tượng



Đề
tài
vật


Nhiệt


thuật
tổng

hợp

Điện

Bài
tập
luyện
tập

Bài
tập
sáng
tạo

Phương thức cho điều
kiện và phương thức giải

Bài
tập
định
tính

Bài tập
định
lượng

Bài tập
thí
nghiệm


Bài
tập
đồ
thị

Trắc
nghiệm
khách
quan

Quang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại bài tập Vật lí
1.2.3.4. Lựa chọn bài tập Vật lí
- Khi lựa chọn bài tập Vật lí cần phải dựa trên các căn cứ sau:
+ Mục đích sử dụng
+ Trình độ xuất phát của học sinh
+ Thời gian cho phép sử dụng
- Yêu cầu
+ Số lượng và nội dung bài tập được lựa chọn cần đáp ứng các yêu
cầu sau:
+ Phù hợp với mức độ nội dung các kiến thức cơ bản và các kĩ năng
giải bài tập.
+ Hệ thống bài tập bao gồm nhiều thể loại.

14




×