Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích đặc thù của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam và cho biết thực trạng và phương hướng phát triển hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.75 KB, 11 trang )

Phân tích đặc thù của hệ thống giáo dục quốc
dân Việt Nam và cho biết thực trạng và phương
hướng phát triển hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam đến năm 2020.
Bài làm:
1. Đặc thù của hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam
- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu
nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
- Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo
dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội
dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo,
quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ;
tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện
1
phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng
cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ
sở giáo dục.
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị
xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ
hội học tập.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học
hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người
nghèo, dân tộc thiểu số, chính sách xã hội được
học tập, tạo điều kiện để những người có năng
khiếu phát triển tài năng.
2


- Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục
chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Thực trạng giáo dục Việt Nam:
- Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo
dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập
của nhân dân.
- Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình
độ đào tạo có tiến bộ. Trình độ hiểu biết, năng
lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên
được nâng cao. Phát triển giáo dục và đào tạo đã
chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học,
công nghệ, đã mở thêm nhiều ngành nghề đào
3
tạo mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị
trường lao động.
- Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã
được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số,
con em các gia đình ghèo, trẻ em gái và các đối
tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm.
- Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển
biến tích cực. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về
chất lượng.
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
tăng nhanh, từ 15,3% năm 2010 lên 20% tổng
chi ngân sách năm 2010.
- Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt
trong giáo dục nghề nghiệp và đại học.
4

- Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện.
- Hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính
thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học
và một số tình độ đào tạo, chưa có khung trình
độ quốc gia về giáo dục.
- Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu
cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi
mới và so với trình độ của các nước có nền giáo
dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới
- Quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, mang
tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo,
phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý
chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền
hạn quản lý về nhân sự và tài chính.
5
- Nội dung chương trình, phương pháp dạy
và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm đổi
mới.
- Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu và
lạc hậu.
- Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên
cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp
ứng được các yêu cầu phát triển giáo dục.
- Về hệ thống giáo dục đại học:
+ Về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục
đại học là sự phân tán trách nhiệm quản lý cho
quá nhiều bộ và nhiều tỉnh thành chủ quản. Việc
chia cắt các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo
dục đại học giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với
các bộ ngành khác đã làm cho việc quản lý nhà

6
nước đối với hệ thống giáo dục chồng chéo,
phân tán, thiếu thống nhất.
+ Về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục
đại học Việt Nam là sự tách rời giữa các trường
đại học với các cơ quan nghiên cứu khoa
học.Do Việt Nam theo mô hình Liên xô cũ nên
các viện nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các
trường đại học. Các trường đại học chủ yếu tập
trung vào việc giảng dạy mà ít quan tâm đến
hoạt động nghiên cứu khoa học. Công tác
nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các viện
nghiên cứu quốc gia và các viện nghiên cứu
chuyên ngành trực thuộc các bộ chủ quản và các
tỉnh thành.
7
+ Về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục
đại học là sự phân tán của quá nhiều trường đại
học và học viện theo nhiều chuyên ngành riêng
rẽ với các chương trình đào tạo quá hẹp theo mô
hình của Liên Xô cũ. Chính việc tổ chức quản lý
các trường đại học chuyên ngành có mục tiêu
đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những tiểu
chuyên ngành rất hẹp mà người sinh viên không
được trang bị một nền tảng vững chắc về giáo
dục tổng quát cần thiết cho việc tự học tập suốt
đời và khả năng đáp ứng cao với môi trường
làm việc thay đổi không ngừng trong tương lai.
Các giải pháp phát triển hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam đến năm 2020: Đổi mới

quản lý giáo dục; Phát triển đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới nội dung,
8
phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá
chất lượng giáo dục; Tăng nguồn lực đầu tư và
đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; Tăng cường
gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học
và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã
hội; Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối
với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối
tượng chính sách xã hội; Phát triển khoa học
giáo dục; Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế về giáo dục.
3. Định hướng chung phát triển hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam như sau:
- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng
giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên
tiến cuả thế giới, phù hợp với thực tiễn VN,
9
phục vụ thiết thực cho sự phát triển KT -XH của
đất nước; của từng vùng, từng địa phương;
hướng tới một XH học tập. Phấn đấu đưa nền
giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu
trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển
trong khu vực. Xây dựng hệ thống GD đa dạng,
phân luồng, liên thông và mở.
- Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân
lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KH
- CN trình độ cao, cán bộ quản lý, công nhân
giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp

góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền KT;
đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập THCS.
Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp,
chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình
10
độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng
yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất
lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy -
học; đổi mới quản lý giáo dục đào tạo cơ sở
pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.
Tăng cường hội nhập.
11

×