Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.05 KB, 76 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa Quan Hệ Quốc Tế và chuyên nghành Kinh tế đối ngoại đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt, bồi dưỡng tri thức cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trường Đại học dân lập Đông Đô, đồng thời em cũng xin cảm ơn TS.Ngô Tất Tố,
cô Trần Thị Vân, cô Nguyễn Kim Phượng luôn bên dìu dắt chúng em trong quá
trình học tập tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến PGS.TS.Phạm Thái
Quốc người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em từ khi hình thành ý tưởng cho
đến khi hoàn thành khóa luận này.
Vì thời gian có hạn và phạm vi nghiên cứu rộng cho nên em không trành khỏi
những thiếu sót trong khóa luận. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Đỗ Thị Thủy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Chữ viết tắt Tên tiếng anh
1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia
Nations,
2 APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương
Asia-Pacific Economic
Cooperation
3 ASEM Diễn đàn hợp tác kinh tế Á – Âu Asia-Europe Meeting
4 CNH Công nghiệp hoá
5 HĐH Hiện đại hoá
6 EU Liên minh châu Âu European Union
7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment


8 KH-CN Khoa học – công nghệ
9 OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
Organization for Economic
Co-operation and Development
10 R&D Nghiên cứu và Phát triển research & development
11 UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp
Liên Hiệp Quốc
United Nations Industrial
Development Organization
12 USD Đô la Mỹ United States dollar
13 NDT Nhân dân tệ
14 WB Ngân hàng thế giới World Bank
15 WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
16 TBCN Tư bản chủ nghĩa
17 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng Sản Việt Nam – 12/1986 là
mốc son quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, nhằm mục tiêu xây
dựng thành công CNXH ở Việt Nam.Trải qua nhiều năm thực hiện đổi mới chúng
ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn, đất nước có những chuyển biến căn bản.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, công nghiệp hoá, hiện đại hoá
được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt
thời kì quá độ lên CNXH, đặc biệt trong thời kì đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế.
Để thực hiện thành công nhiệm vụ trên, nhiều công việc, nhiều chương trình phát
triển kinh tế - xã hội cần được hoàn thành trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp
với điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới. Ngoài ra, chúng ta phải nghiên cứu
những lý thuyết hiện đại về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh nghiệm của các

nước đã và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng mô hình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và phù hợp với Việt Nam.
Trung Quốc là một quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam về địa lý, lịch sử và chính trị - xã hội, đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước trong thời kì cải cách, mở cửa kinh tế với xuất phát điểm giống Việt
Nam như: sức sản xuất thấp, cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp…Và chỉ
trong một thời gian ngắn đã có những bước phát triển thần tốc, trở thành điểm sáng
về phát triển kinh tế trên thế giới.
Do vậy, nghiên cứu mô hình công nghiệp hoá cũng như các chính sách, các
bước đi trong thực hiện và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Trung Quốc sẽ giúp gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm cần thiết, có
ý nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn để đẩy nhanh và thực hiện thắng lợi quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và đi sâu nghiên
cứu đề tài: “ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam’’ cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Từ việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Trung Quốc, khoá luận rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .
* Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Luận giải khoa học về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc khi cải
cách, mở cửa kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường.
- Hệ thống hoá các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc.
- Từ thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc luận
văn nêu ra những thành công cũng như hạn chế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Trung Quốc.
- Đưa ra những gợi ý và định hướng vận dụng vào Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu :
Khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Trung Quốc
* Phạm vi nghiên cứu :
Khóa luận nghiên cứu các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ năm 1980 dến năm 2010
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể được sử dụng
là: nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lý luận khoa học, phân tích và tổng hợp, thống
kê, so sánh, đối chiếu…
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Trung Quốc
Chương 2: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ năm
1980 đến năm 2010
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TRUNG QUỐC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá là một quá trình có tính tất yếu lịch sử, mỗi quốc gia đều
phải trải qua quá trình CNH để phát triển đất nước. Vì CNH nhằm xóa bỏ nghèo
nàn, lạc hậu thay thế vào đó là những phương thức hiện đại, tiên tiến. Công nghiệp

hóa tác động lên sự phát triển của các ngành khác, đồng thời chịu tác động từ công
nghiệp và tác động trở lại công nghiệp. CNH tạo nền tảng cho sự tăng trưởng kinh
tế nhanh, ổn định, có hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Cho đến này có rất nhiều quân niệm khác nhau về CNH do đặc thù cuả từng quốc
gia, và từng thời kỳ lịch sử khác nhau, có thể điểm qua một số quan niệm tiêu biểu
như sau:
Các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước kia cho rằng: CNH là quá trình
xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí, đặc biệt là ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy. Xét theo thời điểm lịch sử lúc đó, quan
niệm trên là tương đối hợp lý. Trong điều kiện hiện nay, do có nhiều sự thay đổi,
quan niệm về CNH nêu trên cần được bổ sung, hoàn chỉnh.
Các nhà kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển thì cho rằng CNH là đưa
một đặc tính công nghiệp vào cho một hoạt động nào đó, hoặc trang bị các nhà
máy, các loại hình công nghiệp cho một vùng, một quốc gia. Công nghiệp hóa bao
gồm việc phát triển công nghiệp. Công nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự thay đổi cơ
cấu ngành từ Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp – Nông
nghiệp – Dịch vụ và cuối cùng là Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển thì CNH được coi là một quá trình bao gồm
ba nội dung cơ bản: phát triển nền công nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ nền công nghiệp đó; thiết lập một cơ chế hoạt động thích hợp cho hệ
thống công nghiệp. Quan niệm trên xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển
3
là cơ sở hạ tầng cũng như công tác quản lý chưa đáp ứng được một nền đại công
nghiệp có quy mô lớn.
Năm 1963, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc đã đưa ra định
nghĩa “công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu
kinh tế đa ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này
là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng, có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo

đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội”. Công nghiệp hóa là một quá trình
chuyển nền sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động
có kỹ thuật cùng với công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động xã hội ngày
càng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài
nguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới mà ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ
trọng công nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng
giảm, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên
cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế của từng vùng,
từng miền và của quốc gia.
Nguồn: Hoàng Xuân Long (2006), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5(69)
Hiện đại hoá vừa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một xã hội theo
hướng tăng dần các ngành có hàm lượng công nghệ cao vừa là quá trình đổi mới
cách thức tổ chức sản xuất các ngành sẵn có của quốc gia theo hướng áp dụng ngày
càng nhiều các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến. Kết quả của HĐH là năng
suất lao động tăng, trình độ sản xuất nâng cao. Hiện đại hóa là một quá trình lâu
dài, phức tạp, trong đó diễn ra các bước đi cải tiến một xã hội truyền thống thành
xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện đầy đủ hơn những giá trị
chung mà nhân loại vươn tới.
Đây là quan điểm đầy đủ hơn cả về CNH, HĐH và qua các quan điểm trên
cho chúng ta thấy CNH không chỉ là sự phát triển công nghiệp mà nó hàm chứa
nội dung khá rộng. CNH thực chất là một phạm trù kinh tế - xã hội trong từng giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Vì vậy khi tiếp cận phạm trù CNH, không
nên nhìn phiến diện vào một nhiệm vụ hay một mục tiêu mà phải có cái nhìn tổng
4
thể. Hơn nữa trong một thế giới đang toàn cầu hóa, nhất thể hóa kinh tế và các nền
kinh tế quốc gia đều theo mô hình kinh tế mở, hướng ngoại. CNH khai thác tối đa
lợi thế tuyệt đối để nâng cao năng lực canh tranh trong nền kinh tế, gắn liền với sự
phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Đặc biệt là các
lĩnh vực công nghệ mũ nhọn, công nghệ dựa trên tri thức
Hiện đại hoá là một quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách

đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng
cố cơ cấu xã hội nhằm đạt tới một trình độ phát triển cao về khoa học công nghệ,
sự thịnh vượng kinh tế và công bằng xã hội. Cũng giống như CNH, HĐH ở các
nước khác nhau với những thời điểm khác nhau sẽ phải tiến hành dưới những hình
thức khác nhau để phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước
1.1.1.2. Mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và hiện đại hóa
Giữa CNH và HĐH trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, CNH ngày
nay được hiểu như một quá trình gắn liền với HĐH. Bản thân khái niệm CNH đã
bao hàm yêu cầu đạt tới trình độ phát triển kinh tế hiện đại nhất vào thời điểm tiến
hành nó. Tạo nhiều cơ hội hơn để rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia nhờ
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên việc đạt tới
trình độ hiện đại cũng là thách thức khó vượt qua đối với quá trình CNH ở các
nước đi sau, vì nếu không bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ thì sẽ
bị tụt hậu
Tóm lạ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một quá trình phát triển cân
đối, hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá nhằm đảm bảo sự phát triển
năng động, có hiệu quả và bền vững của nền kinh tế. CNH là một quá trình tất yếu
có tính lịch sự nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội trên cơ
sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ
kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành nghề với trình độ khoa học công
nghệ ngày càng cao. Dưới áp lực khách quan của toàn cầu hoá và vai trò động lực
của công nghiệp, mô hình và đặc trưng của CNH thay đổi nhanh chóng trong hai
thập kỷ gần đây. Cơ sở lý thuyết về CNH được ứng dụng thành công trong chính
sách phát triển của các quốc gia và thậm chí trên giác độ của các công ty, do cạnh
5
tranh ngày càng gay gắt buộc các nước phải tháo bỏ hàng rào bảo vệ và các hoạt
động kinh doanh theo đúng trật tự và quy luật cuộc chơi trên quy mô toàn cầu.
1.1.1.3. Các mô hình công nghiệp hóa trong lịch sử
Trong lịch sử tùy thuộc vào điều kiện cụ thể khác nhau của mỗi quốc gia sẽ
tạo ra mô hình công nghệ hóa tương ứng với nó. Cho đến nay lịch sử kinh tế thế

giới cho thấy có những mô hình CNH điển hình như sau:
Mô hình CNH cổ điển: diễn ra vào khoảng thời gian từ giữa thế kỷ XVIII đến
giữa thế kỷ XIX. Mô hình CNH cổ điển mang những đặc trưng như sau: một là,
điểm khởi đầu cho sự xuất hiện và phát triển của cách mạng kỹ thuật (hay cách
mạng công nghiệp) là cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp; hai là, mô hình
CNH cổ điển diễn ra theo tiến trình: công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, giao
thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ, và lưu thông; ba là, CNH theo mô hình cổ
điển diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên, từ từ chậm chạp trong khoảng thời
gian hàng trăm năm.
Mô hình CNH theo cơ chế kế hoạch tập trung: CNH theo cơ chế kế hoạch tập
trung là mô hình diễn ra trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, mà đại diện là
Liên xô (cũ). Mô hình CNH theo cơ chế kế hoạch tập trung có những đặc trưng
như sau: Thứ nhất, các nước CNH theo mô hình này ngay từ thời kỳ đầu coi công
nghiệp nặng là cơ sở, là nền tảng. Thứ hai, coi các chỉ tiêu hiện vật là cơ sở quan
trọng nhất để duy trì sự cân đối giữa các ngành của nền kinh tế. Cơ chế chung của
mô hình này là nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, nên loại
bỏ các quan hệ thị trường, quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ giá trị. Tất cả các mối
quan hệ kinh tế được đưa vào kế hoạch đặt dưới sự chỉ huy của các cơ quan nhà
nước. Thứ ba, các nước đi theo mô hình này thực hiện CNH trong điều kiện kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, ên nguồn vốn đầu tư rất hạn hẹp, dựa vào tích luỹ trong nước
là chính và một phần dựa vào sự viện trợ của các nước anh em.
Mô hình CNH thay thế nhập khẩu: Mô hình này có những đặc trưng sau đây:
Một là, CNH thay thế nhập khẩu đặt ra mục tiêu là phát triển hầu hết mọi ngành
công nghiệp thiết yếu tự đáp ứng các nhu cầu thay vì phải nhập khẩu. Hai là, các
nước thực hiện mô hình này đều thực hiện nghiêm ngặt các chính sách bảo hộ thị
trường trong nước như cấm, hạn chế nhập khẩu, đưa ra biểu thuế quan cao… để
6
bảo vệ, nuôi dưỡng các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, khiến các ngành
này được độc quyền tiêu thụ hàng hoá trên thị trường nội địa. Ba là, nhiều chính
sách kinh tế vĩ mô với sự can thiệp của Chính phủ được sử dụng để khuyến khích

phát triển công nghiệp. Chính sách tỷ giá thường cố định hoặc xác lập trên cơ sở
nâng cao giá trị cho đồng tiền nội địa. Điều này thường đem lại lợi lớn cho các nhà
sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng bán hàng trên thị trường nội địa. Ngoài ra, các
chính sách khác như: trợ giá qua sử dụng lãi suất thấp, nhà nước kiểm soát chính
sách giá cả, thương mại, ngoại thương… cũng được áp dụng tương đối phổ biến.
Mô hình CNH hướng về xuất khẩu. Mô hình này mang một số đặc trưng như
sau: Thứ nhất, thực hiện các chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá nhằm
phát huy lợi thế so sánh, tham gia sâu rộng vào phân công lao động quốc tế, lấy
ngoại tệ từ xuất khẩu để nhập khẩu máy móc và kỹ thuật, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá. Thứ hai, khuyến khích thu hút các nguồn vốn
nước ngoài (gồm vốn ODA, vốn FDI và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp khác) phục
vụ xuất khẩu. Thứ ba, là thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất, các khu
mậu dịch tự do. Khi thực hiện CNH hướng về xuất khẩu, các nước chậm phát triển,
với nhiều quy định, thể chế lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, không thể mở cửa toàn
bộ nền kinh tế, không thể tăng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư ở
mọi nơi cùng một lúc. Họ phải thực hiện từng việc, từng bước.
Từ việc xem xét những yếu tố hợp lý của mỗi mô hình sẽ thúc đẩy quá trình
CNH, HĐH nhanh, có hiệu quả cao là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn.
1.1.1.4. Tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Một số nghiên cứu quốc tế về tiêu chí công nghiệp hoá đều lấy GDP/ đầu
người làm chỉ tiêu đầu tiên, nhưng ở mức cao hơn (khoảng hơn 3.000 USD)
cùng với các chỉ tiêu khác, như: dân số thành phố, chất lượng cuộc sống, trình
độ phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong
tổng GDP.
Tiêu chí mới nhất của thời kỳ hậu công nghiệp hoá, quá độ chuyển sang kỷ
nguyên thông tin - nền kinh tế tri thức là:
1, Trên 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP) là do các ngành sản xuất và
dịch vụ ứng dụng công nghiệp công nghệ cao làm ra.
2, Trong cơ cấu làm ra giá trị gia tăng thì lao động trí óc chiếm trên 70%.
7

3, Về cơ cấu lao động, trên 70% là những người làm việc trong các doanh
nghiệp công nghệ cao.
4, Yếu tố con người chiếm trên 70% trong cơ cấu tư bản của nền sản xuất
(gồm các yếu tố như vốn, con người, tư liệu sản xuất ).
Nguồn: Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế Trung Quốc số 7-7/2006
Một trong những đặc thù cơ bản của nền kinh tế tri thức là sản xuất công
nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất và tiêu biểu nhất.
Nền kinh tế tri thức phải dựa vào công nghệ mới để phát triển. Theo nguồn tin từ
các chuyên gia, nội dung công nghiệp hoá của thế kỷ XXI, thế kỷ XVIII-XIX và
XX rất khác nhau. Kỹ thuật tin học đã và đang trở thành động lực to lớn và là vũ
khí thúc đẩy sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, đây được coi là hiện thực
khách quan. Lịch sử của thế giới trong 300 năm gần đây cho chúng ta thấy rằng
trình độ công nghiệp hoá quyết định giai đoạn phát triển của xã hội và mức sống
của người dân.
Nguồn: Hoàng Xuân Hoà (2006), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3(67)
Các nhà kinh tế quốc tế đưa ra các ngành kinh tế và kỹ thuật chủ yếu của 5
chu kỳ (phát triển) dài, còn gọi là "lý luận sóng dài" lần đầu tiên vào đầu thế kỷ
XX, nó tác động mạnh mẽ đến tiến trình công nghiệp hoá và phản ánh mức độ hiện
đại hoá có tính tương đối theo thời gian như sau:
Bảng 1.1: Các ngành kinh tế chủ đạo qua một số giai đoạn
Thời gian Ngành kinh tế chủ yếu Kỹ thuật mới chiếm chủ đạo
1770-1830
Máy phát điện bằng sức nước,
tàu thuyền, kênh đào
Thiết bị cơ khí, than, máy phát
điện chạy hơi nước
1830-1890
Than, đường sắt, máy phát điện
bằng hơi nước, cơ khí
Điện lực, động cơ đốt trong,

điện báo, tàu thuỷ
1890-1935
Ôtô, xe vận tài, công nghiệp
hoá chất, gia công kim loại
Điện tử, kỹ thuật máy bay, vận
tải đường không
1935-1985
Điện lực, dầu lửa, hàng không,
truyền hình
Kỹ thuật hạt nhân, máy tính,
viến thông, khí gaz
1985-2040
Khí đốt, hạt nhân, viễn thông,
vệ tinh, công nghệ thông tin
Công nghệ sinh học, trí tuệ
nhân tạo, thông tin và vũ trụ
Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc năm 2006
1.1.2. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì cải cách,
8
mở cửa kinh tế của Trung Quốc
1.1.2.1. Quan điểm của Trung Quốc về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trung Quốc thường dùng thuật ngữ “hiện đại hóa” chứ ít dùng thuật ngữ
“công nghiệp hóa”. Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau và thực hiện các
chương trình phát triển kinh tế như: “ phấn đấu xây dựng nước ta thành một nước
XHCN giàu mạnh, dân chủ, văn minh” (văn kiện Đại hội Đảng XIII, XIV),
chương trình “ba cải một hóa” những năm 1950, chương trình “bốn hiện đại hóa”
(công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật, quốc phòng) vào cuối những năm
1970, hội nghị công nghiệp và giao thông vận tải Thiên Tân năm 1981 với “sáu ưu
tiên cho công nghiệp nhẹ” nhưng về thực chất đó là những nội dung cơ bản của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nội dung ngày càng hoàn

thiện và rõ ràng hơn và là một tất yếu lịch sử mà các quốc gia cần thực hiện để
phát triển đất nước
Đến Đại hội XV Đảng Cộng Sản Trung Quốc (9/1997), những nội dung của
CNH được đề cập cụ thể và chi tiết hơn: “Giai đoạn đầu của công nghiệp hóa là
giai đoạn lịch sử từng bước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản thực hiện
hiện đại hóa XHCN, là giai đoạn lịch sử từ một nước nông nghiệp có dân số nông
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn và chủ yếu dựa vào lao động thủ công, từng bước chuyển
thành nước công nghiệp hóa có tỉ lệ lớn dân phi nông nghiệp, có nền công nghiệp
hiện đại và dịch vụ hiện đại ”.
Trong báo cáo chính trị đọc tại Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở
phần IV (xây dựng kinh tế và cải cách thể chế kinh tế), cựu Tổng bí thư Giang
Trạch Dân đã khẳng định: “Trung Quốc đang đi trên con đường công nghiệp hoá
mới và thực hiện công nghiệp hoá vẫn là nhiệm vụ lịch sử đầy khó khăn trong tiến
trình hiện đại hoá nước ta". Con đường công nghiệp hoá mới ở đây được hiểu là
việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá theo phương thức mới, theo mô hình mới,
khác với các phương thức, các mô hình trước đây và mô hình công nghiệp hoá mới
này có những nét riêng, mang đậm dấu ấn, màu sắc Trung Quốc.
1.1.2.2. Mô hình công nghiệp hoá ở Trung Quốc
9
Trên con đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện thế
giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức là vấn đề lớn đặt ra
đối với Trung Quốc. Báo cáo của Đại hội Đảng XVI chỉ rõ “ Tin học hóa là sự lựa
chọn tất yếu để nước ta nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Kiên trì lấy tin học hóa lôi kéo công nghiệp hóa, lấy công nghiệp hóa thúc đẩy tin
học hóa, đi lên con đường công nghiệp hóa mới với hàm lượng khoa học kĩ thuật
cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trường giảm, ưu
thế tài nguyên nhân lực phát huy dồi dào”
Nguồn: Văn kiện Đại biểu toàn toàn quốc Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần
thứ XVI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đây là con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa kiểu mới mà Trung Quốc

đưa ra là con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa được kết hợp đồng thời với quá
trình tri thức hóa kinh tế, đó là công nghiệp hóa, hiện đại hóa vận dụng triệt để mọi
thành tựu khoa học công nghệ mới nhất, là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nâng cao
hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh thị trường, là công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đi theo con đường phát triển bền vững, là công nghiệp hóa, hiện đại hóa có thể
phát huy ưu thế về nguồn nhân lực của Trung Quốc. Đây là quyết sách quan trọng
nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện công nghệ thông tin
phát triển mạnh, nền kinh tế tri thức đang hình thành trên thế giới.
Cách thức thực hiện chiến lược công nghiệp hoá mới:
Thứ nhất, phải dựa vào khoa học kỹ thuật. Trước hết là phải phát triển công
nghệ thông tin: Tin học hoá là sự lựa chọn tất yếu để Trung Quốc nhanh chóng
thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá, kiểu mới với hàm lượng khoa học kỹ
thuật cao, hiệu quả kinh tế tốt, tiêu hao tài nguyên thấp, ô nhiễm môi trường
giảm theo đúng quan niệm của thế giới về CNH
Bước vào thế kỷ XXI, nhận thức được tầm quan trọng của khoa học công
nghệ đối với phát triển kinh tế, an ninh và môi trường, Trung Quốc rất coi trọng
phát triển khoa học công nghệ. Chính vì vậy giới lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra
nguyên tắc cơ bản là: "xây dựng kinh tế phải dựa vào khoa học và công nghệ-khoa
học và công nghệ phải hướng vào phục vụ xây dựng kinh tế". Thu hút mạnh mẽ và
10
phổ biến các công nghệ tiến bộ mới và thích hợp của thế giới nhằm đẩy nhanh cải
tạo kỹ thuật trong mọi ngành của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện chiến lược phát triển bền vững. “đặt phát triển bền vững vào vị trí
nổi bật”, “gắn sinh đẻ có kế hoạch vào bảo vệ môi trường”; bảo vệ và khai thác
hợp lý và tiết kiệm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; xây dựng ý thức bảo
vệ môi trường cho toàn dân, làm tốt việc bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái.
Khi đề cập đến việc "xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc"
với nhiều nhân tố đã được định hình từ lâu trong xã hội Trung Quốc. Nhưng đến Đại
hội XVI điều này mới được bàn đến một cách rõ ràng, cụ thể hơn, điều này cũng cho
chúng ta thấy việc xây dựng mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang đậm sắc

thái Trung Quốc cũng trải qua một thời gian dài, với nhiều nội dung.
1.1.2.3. Những nét mới trong mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Trung Quốc
Con đường công nghiệp hoá mới ở Trung Quốc phù hợp với các điều kiện và
tình hình mới. Việc thực hiện công nghiệp hoá ở Trung Quốc hiện nay có những
đặc điểm như sau:
Xu hướng quốc tế hoá đời sống diễn ra mạnh mẽ. Hiện nay, các nước dù muốn
hay không cũng đều bị thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Các quan hệ này có
ảnh hưởng quyết định đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế và cách thức tiến hành
công nghiệp hoá, cơ cấu các lực lượng, đặc biệt là sự thay đổi lực lượng của các
công ty xuyên quốc gia khổng lồ, các tập đoàn lớn của tư nhân hoặc nhà nước.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm đảo ngược trình tự phát
triển của một số lĩnh vực. Trước đây công nghiệp hoá diễn ra ở các nước có nền
khoa học kỹ thuật phát triển theo trình tự: Khoa học ứng dụng, phổ cập kỹ thuật
tiên tiến ở diện rộng. Ngày nay, các nước đi sau đi theo trình tự khác, sử dụng kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến nhập khẩu, phát triển khoa học ứng dụng và chỉ khi đạt
được trình độ phát triển kinh tế xã hội cao thì khoa học cơ bản mới đủ điều kiện để
phát triển mạnh Trước đây, kết cấu hạ tầng được phát triển sau cùng trong quá
trình cách mạng công nghiệp, thì ngày nay việc xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại
được xem như một tiền đề cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện
11
đại hoá ở các nước.
Quá trình công nghiệp hoá ngày nay không còn mang tính tự phát như đã
từng diễn ra ở các nước đi tiên phong trong quá trình công nghiệp hoá. Ngày nay,
Nhà nước có vai trò rất quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá bằng các
công cụ kinh tế vĩ mô: các chính sách tài chính tiền tệ Trong một số lĩnh vực Nhà
nước còn đặt ra các quy chế, quy tắc thông qua các chính sách cụ thể để điều hành
quá trình công nghiệp hoá.
Ngoài ra, mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc còn có nhiều
điểm khác với các mô hình khác cả về lý luận và thực tiễn. Điều này thể hiện qua

những nội dung sau đây:
Sau nhiều năm tiến hành công nghiệp hoá theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá
tập trung cao độ với nhiều hạn chế ràng buộc, chuyển sang kinh tế thị trường, thực
hiện các nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá theo các bước đi tuần tự, Trung
Quốc đã có những thay đổi lớn - có thể coi là những đột phá vè lý luận. Những đột
phá này là cơ sở cho những cải cách mới mẻ, mạnh bạo và được thấy rõ trong các
báo cáo chính trị của các Đại hội XIII, Đại hội XIV và đặc biệt được phản ánh tập
trung trong báo cáo chính trị Đại hội XV, XVI Đảng cộng sản Trung Quốc. Những
đột phá này được thể hiện ở những nội dung mới trong một loạt vấn đề như:
Lý luận về giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội mang mầu
sắc Trung Quốc.
Lý luận về chế độ sở hữu và hình thức thực hiện chế độ sở hữu.
Lý luận về chế độ cổ phần và chế độ hợp tác cổ phần.
Lý luận về phân phối theo lao động và phân phối theo yếu tố sản xuất.
Lý luận về công nhân viên chức rời cương vị và tái tạo việc làm.
Các quan niệm truyền thống không phù hợp đều bị xoá bỏ và được thay bằng
những quan niệm mới, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế ở Trung Quốc.
Các quan niệm mới thích ứng các yêu cầu của cải cách và phát triển, do vậy đã góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở Trung Quốc tiến triển nhanh hơn.
Dựa trên những lý luận và nội dung đã được đề cập trong Văn kiện đại hội
12
XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể khẳng định mô hình công nghiệp hoá mà
Trung Quốc đã và đang theo đuổi là một mô hình mới mẻ, độc đáo, chưa có tiền lệ.
Đó là sự kết hợp các lợi thế sẵn có để sử dụng các nguồn lực bên trong và bên
ngoài, kết hợp giữa các chiến lược thay thế nhập khẩu (đáp ứng các nhu cầu khổng
lồ của thị trường trong nước) và hướng về xuất khẩu (ở các khu ven biển, các khu
vực biên giới), giữa khai thác thị trường trong nước và thị trường quốc tế, giữa
công nghiệp hoá đô thị và công nghiệp hoá nông thôn. Tính mới mẻ, độc đáo, tính
chưa có tiền lệ còn được thể hiện ở công cuộc công nghiệp hoá trong một đất nước
Trung Quốc đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị

trường, một nước Trung Quốc rộng lớn, đông dân, có nhiều vùng lãnh thổ đang
trên đường tiến tới thống nhất, có nhiều Hoa kiều luôn hướng về đất nước, một
nước Trung Quốc đang chuyển mình với sự song song tồn tại hai chế độ xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Từ đó thấy rõ được mô hình công nghiệp hoá như trên
là rất mới mẻ và chưa từng có trong lịch sử thế giới.
Nhiệm vụ đặt ra trong 20 năm đầu thế kỷ XXI với Trung Quốc là phải thực
hiện về cơ bản các nhiệm vụ công nghiệp hoá.
1.2. Bối cảnh và điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc
1.2.1. Bối cảnh Trung Quốc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.2.1.1. Bối cảnh trong nước
Tháng 10 năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã chấm dứt
chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Chính phủ Trung Quốc ngay lập tức đã đưa
ra nhiều chính sách, biện pháp để khôi phục lại nền kinh tế. Tuy nhiên, Trung
Quốc đã có sai lầm trong vấn đề nhận thức và đường lối phát triển kinh tế tả
khuynh trong quá trình xây dựng CNXH khiến cho kinh tế Trung Quốc thời kỳ
trước năm 1978 suy sụp nghiêm trọng. Trong nông nghiệp, lao động thủ công là
phổ biến, còn trong công nghiệp, nhiều ngành đã lạc hậu hàng trăm năm so với các
nước phương Tây. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng thừa nhận tình trạng đóng cửa
lâu ngày nền kinh tế cũng sẽ gây trì trệ cho sản xuất và dẫn đến tụt hậu trong phát
triển kinh tế.
Thời kỳ trước cải cách mở cửa (trước năm 1978), Trung Quốc xây dựng mô
13
hình kinh tế kế hoạch tập trung, kinh tế còn lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp, tự
túc. Nhà nước trực tiếp quản lý mọi lĩnh vực, hoạt động kinh tế đều tiến hành trong
phạm vi quy định. Thời gian đầu thể chế này có tác dụng ngăn chặn lạm phát, ổn
định giá cả, phát triển giữa các ngành. Tuy nhiên, do chính sách cải tạo, xoá bỏ chế
độ sở hữu tư nhân quá vội vàng, hình thành chế độ sở hữu toàn dân và tập thể đã
làm đảo lộn đời sống kinh tế của nhân dân.
Ngoài ra, nhà nước can thiệp sâu vào các xí nghiệp sản xuất và chế độ phân
phối đã làm cho các xí nghiệp hầu như không có quyền lực gì nên thể chế này đã

bộc lộ nhiều hạn chế. Năm 1952 chỉ có 55 loại vật tư do Nhà nước thống nhất phân
phối đến năm 1957 lên tới 231 loại. Hơn nữa phong trào “ba ngọn cờ hồng’’, đặc
biệt là cuộc “ đại cách mạng văn hoá vô sản’’ đã gây ra hàng loạt sự biến động tiêu
cực trong phát triển kinh tế -xã hội: sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp gia tăng và
nạn đói tràn lan. Các cơ quan nghiên cứu và trường học rơi vào tình trạng rối loạn
và lạc hậu vì bị cô lập trong “cách mạng văn hoá’’ làm cho nền kinh tế bị suy sụp
nặng nề, xã hội rối loạn đẩy đất nước đến bờ vực thẳm.
Năm 1976, thu nhập quốc dân, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp giảm so
với trước lần lượt là -2,7% ; -2,4% ; -0,4% so với năm trước. Thu nhập bình quân
đầu người (tính theo sức mua tương đương) năm 1978 của nhóm các nước có thu
nhập thấp trên thế giới cao hơn gấp 1,9 lần của nhóm các nước có thu nhập trung
bình thấp cao gấp 3,5 lần, của nhóm các nước có trung bình cao vừa phải cao gấp
9,2 lần, và của nhóm nước có thu nhập cao gấp 24,1 lần Trung Quốc
Nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội thời kỳ này là do
Trung Quốc áp dụng thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung không phù hợp với
sự phát triển của lực lượng sản xuất, không coi trọng quy luật kinh tế khách
quan. Thêm vào đó việc hạn chế quan hệ kinh tế với nước ngoài trong một thời
gian dài, không muốn học tập kinh nghiệm hiện đại hoá của nước ngoài, do vậy
đã bỏ lỡ nhiều cơ hội khi làn sóng khoa học kỹ thuật phát triển sôi động vào
những năm 1960 và 1970 khiến cho Trung Quốc càng tụt hậu hơn so với nhiều
nước trên thế giới.
1.2.1.2. Tình hình thế giới
14
Trong những năm 1960 và 1970, nhìn chung kinh tế các nước tư bản đã bước
vào thời kỳ phát triển tương đối ổn định. Mặc dù các nước này chưa hoàn toàn
tránh khỏi những cuộc khủng hoảng kinh tế, song vẫn có tiềm lực lớn để phát triển
sản xuất và không ngừng nâng cao năng suất lao động. Cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật đã đem lại những thành tựu khả quan cho sự tăng trưởng kinh tế của các
nước tư bản chủ nghĩa thời gian này.
Điều đáng kể là ở một số nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á và Đông

Nam Á, từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, do lợi dụng được các nguồn vốn, kỹ
thuật cao và kịp thời thích ứng với sự phân công lao động quốc tế nên từ giữa thập
kỷ 60 và thập kỷ 70, nền kinh tế đã phát triển với tốc độ cao và đã nhanh chóng trở
thành các nền kinh tế công nghiệp mới. Thập kỷ 70, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng
năm của Hàn Quốc là 8,5%; Đài Loan: 10,2%; Singapo: 9,4%; Hồng Kông: 9,3%.
Nguồn: Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở
Trung Quốc (1992-2010)
Đạt được tốc độ tăng trưởng này, các nước đã không ngừng điều chỉnh nền kinh
tế của mình, cải cách cơ cấu kinh tế, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và
hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn vốn FDI với tư cách là loại bỏ những bế tắc, khơi
thông dòng chảy của các nguồn lực kinh tế, phát triển hàng hoá để xuất khẩu cũng đã
đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá của những nước này.
Tình hình thực tế của đất nước cùng với làn sóng cải cách kinh tế rộng khắp ở
nhiều nước trên thế giới từ cuối thập kỷ 70 đã tạo nên áp lực mạnh mẽ cho công
cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải xem lại công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang tiến hành, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa theo mô hình mới để phát triển đất nước, đuổi kịp với thế giới.
1.2.2. Những điều kiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc
trong thời kì cải cách, mở cửa kinh tế
1.2.2.1. Điều kiện về tài nguyên thiên nhiên
Trung Quốc nằm ở Đông và Bắc bán cầu, phía đông Châu Á, bờ tây Thái
Bình Dương, cách xích đạo khoảng 2000 km và cách Bắc Cực gần 4000 km, có
đường biên giới chung với Triều Tiên, Liên bang Nga, Mông Cổ; Kazakstan,
15
Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan; Myanmar,
Lào, Việt Nam;
Diện tích: 9,6 triệu km2, diện tích lớn thứ ba trên thế giới sau Liên bang Nga
và Canada, chiếm 6,5% diện tích thế giới.
Trung Quốc là nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Về năng lượng có
than đá trữ lượng lớn khoảng 1.500 tỉ tấn, chất lượng tốt, than nâu trữ lượng 325 tỉ

tấn, dầu mỏ và khí đốt trữ lượng lớn tập trung ở vùng Hoa Bắc và Tân Cương, các
sông có tiềm năng thủy điện lớn khoảng 380 triệu KW. Kim loại đen có quặng sắt
trữ lượng 40 tỉ tấn, kim loại màu có đồng, chì, kẽm và nhiều loại quý hiếm khác,
ngoài ra còn nhiều mỏ phi kim loại và vật liệu xây dựng. Điều kiện tự nhiên của
Trung Quốc có nhiều thuận lợi với phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên là yếu tố quan trọng liên
quan đến các nguồn lực đầu vào cho sản xuất và đặc biệt là thị trường nội địa
khổng lồ - cơ sở để có thể phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành hướng nội trong
quá trình công nghiệp hoá.
1.2.2.2.Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ
Cho đến đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã có 30 năm thực hiện công nghiệp hoá
theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, 30 năm này đã đem lại những thành
tựu nhất định, tạo cơ sở cho các bước đi tiếp theo, ví dụ theo thống kê năm 1980,
Trung Quốc có 22 thành phố lớn trên 1 triệu dân, 14 hải cảng quốc tế lớn, 77 sân
bay với 12 tuyến hàng không quốc tế, 50000 km đường xe lửa, 876.000 km đường
bộ tốt, 200 công trình công nghiệp nặng do Liên Xô và các nước XHCN viện
trợ . Đồng thời, nhìn lại chặng đường đã qua, Trung Quốc có thể đúc kết cho
mình những kinh nghiệm quý, những điều cần làm, những điều cần tránh trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
1.2.2.3. Điều kiện về vốn
Từ năm 1949 Trung Quốc đã thay đổi căn bản cục diện phân phối của cải,
do đó tỉ lệ tích lũy đã nâng cao dần, từ 20% đến 33% vào những năm 90. Ngoài ra,
người Trung Hoa từ xưa đã có thói quen tiết kiệm, đó cũng là một nguyên nhân
đảm bảo để tích lũy cao. Trung Quốc cũng tích lũy được khối lượng tài sản cố định
16
khổng lồ. Từ 1951 đến 1990 Trung Quốc đã tích lũy tài sản cố định khoảng 5500 tỉ
NDT, từ 1991 đến 2000 khoảng 6700 tỉ NDT, từ 2000 đến 2010 khoảng 15000 tỉ
NDT. Điều này làm thay đổi cơ cấu thiết bị hạ tầng của Trung Quốc.
Trung Quốc có Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan là những vùng lãnh thổ khá
phát triển, có quan hệ chặt chẽ với đại lục.

Trung Quốc là nước có số lượng Hoa kiều nhiều nhất thế giới. Hiện nay có
gần 60 triệu người Hoa và Hoa kiều sống ở nhiều nơi trên thế giới, chủ yếu tập
trung ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Phần lớn những người này đều thành
đạt trong kinh doanh và cuộc sống.
1.2.2.4. Điều kiện về sức lao động và thị trường
Trung Quốc là một nước lớn, có dân số đông nhất thế giới, tính đến nay dân
số Trung Quốc hơn 1,3 tỉ người, chiếm khoảng 21% tổng dân số toàn thế giới,
trong đó người Hán chiếm 93%. Trung Quốc có 55 dân tộc thiểu số như Choang,
Mãn, Hồi, Tạng, Mông Cổ, Uigur… . Số dân trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
57%, giá cả lao động ở Trung Quốc tương đối rẻ so với thế giới, lực lượng lao
động trẻ, khả năng nắm bắt, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ nhanh
Đây là nhân tố quan trọng liên quan đến các nguồn lực đầu vào cho sản xuất
và đặc biệt là thị trường nội địa khổng lồ – cơ sở để có thể phát triển một cơ cấu
kinh tế đa ngành hướng nội trong quá trình CNH, HĐH.
1.3. Mục tiêu và các nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp hoá ở Trung Quốc
1.3.1. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa
Mục tiêu công nghiệp hoá của Trung Quốc đã được chỉ ra tại các Đại hội Đảng
cộng sản Trung Quốc là biến Trung Quốc thành nước có tỷ lệ lớn dân phi nông
nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và ngành dịch vụ hiện đại. Giá trị sản lượng
bình quân đầu người đạt mức các nước phát triển trung bình (Đại hội XIII), đời sống
nhân dân tương đối sung túc (Đai hội XV). Đến Đại hội XVI là "xây dựng toàn diện
xã hội khá giả", Đại hội XVII phấn đấu xây dựng “xã hội hài hòa XHCN”.
1.3.2. Các nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hóa
Công nghiệp hoá là một quá trình lâu dài được thực hiện trong nhiều năm với
các nhiệm vụ sau đây:
Chuyển từ một nước nông nghiệp có dân số nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
17
và chủ yếu dựa vào lao động thủ công thành nước công nghiệp hoá có tỷ lệ lớn dân
phi nông nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại và dịch vụ hiện đại.
Chuyển từ nến kinh tế tự nhiên chiếm tỷ trọng lớn sang nền kinh tế thị trường

tương đối cao, phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Chuyển nền văn hoá giáo dục, khoa học kỹ thuật lạc hậu, chiếm tỷ trọng lớn
sang nền văn hoá giáo dục khoa học kỹ thuật tương đối phát triển.
Chuyển đa số dân nghèo đói, mức sống tương đối thấp sang xây dựng toàn
diện xã hội khá giả ở trình độ cao hơn.
Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế, văn hoá giữa các khu
vực thông qua sự phát triển có thứ tự.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa và các thể
chế khác.
Từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch với trình độ tiên tiến trên thế giới.
Nguồn: Đỗ Tiến Sâm (2006), Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 (67)
1.3.3. Các bước đi trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa
Quá trình công nghiệp hoá như dự kiến sẽ cơ bản được thực hiện vào năm
2020 với nhiều bước đi, cụ thể là:
Bước 1: Trong 10 năm (1980-1990): Mục tiêu đặt ra là đến năm 1990 tăng
gấp đôi GDP so với mức năm 1980, đồng thời giải quyết về cơ bản vấn đề ăn no
mặc ấm cho dân (mục tiêu này đã đạt được)
Bước 2: từ năm 1990 đến 2000: Mục tiêu đặt ra cho bước này là đến năm
2000 tăng gấp đôi GDP so với mức năm 1990, phấn đấu đời sống nhân dân đạt
mức khá giả (năm 2000, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 840 USD).
Bước 3: từ năm 2000 đến năm 2020, với mục tiêu là đến năm 2020 tăng GDP
gấp 4 lần mức năm 2000. Trong đó lại chia thành 2 bước cụ thể:
Từ năm 2000 đến năm 2010: mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp đôi GDP so
với mức năm 2000, đưa cuộc sống của cư dân từ khá giả vươn lên mức sung túc,
hình thành được thể chế kinh tế thực hiện tương đối hoàn chỉnh.
Từ năm 2010 đến năm 2020: Mục tiêu làm cho nền kinh tế quốc dân càng
18
phát triển, các chế độ được hoàn thiện hơn. Mục tiêu xây dựng thành công một
nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ và văn minh, tức hoàn thành về cơ bản
quá trình công nghiệp hoá.

“Báo cáo hiện đại hoá Trung Quốc-2005” chỉ rõ những mốc quan trọng về
sự phát triển công cuộc hiện đại hoá trong gần 100 năm từ 2005 tới 2100. Báo cáo
chia công cuộc hiện đại hoá thành bốn giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2005-2020: Mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này đưa Trung Quốc
từ nước kém phát triển thành nước phát triển bước đầu về kinh tế. Chiến lược phát
triển trong giai đoạn này từ “mô hình quy mô” chuyển sang “mô hình tiến bộ chất
lượng”.
Giai đoạn 2020-2050: Mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là đưa Trung Quốc
từ nước phát triển kinh tế ban đầu thành nước phát triển kinh tế trung bình trên thế
giới. Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn này chuyển từ “mô hình tiến bộ chất
lượng” sang “mô hình tạo phúc lợi mới”.
Giai đoạn 2050-2080: Mục tiêu đưa Trung Quốc từ nước phát triển trung
bình thành nước kinh tế phát triển.
Giai đoạn 2080 - 2100: Mục tiêu của giai đoạn này đưa Trung Quốc thành
nước phát triển hàng đầu thế giới
CHƯƠNG 2
19
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
Ở TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1980 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Thực trạng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Trung Quốc từ
thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay
2.1.1. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc
2.1.1.1. Hiện trạng cơ cấu kinh tế của Trung Quốc trước cải cách, mở cửa
kinh tế
Suốt 30 năm sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949-
1979), Trung Quốc đã thay đổi khá hoàn thiện về cơ cấu ngành. Nhưng đặc trưng
của nền kinh tế Trung Quốc là tập trung cao, hiệu quả kém, cơ cấu kinh tế lệch lạc.
Theo con số thống kê của Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc, mức tăng tổng sản
phẩm xã hội của Trung Quốc giai đoạn 1952 -1978 là 7,9%. Sau 30 năm Trung

Quốc đã thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, tương đối hoàn thiện .
Bảng 2.1 : Tỉ trọng các ngành trong thu nhập quốc dân thời kì 1949 – 1978
Ngành / Năm 1949 (%) 1978 (%)
Công nghiệp 12,6 46,8
Nông nghiệp 68,4 35,4
Xây dựng 0,3 4,1
Giao thông vận tải 3,3 3,9
Thương mại 15,4 9,8
Nguồn: Niên giám thống kê Trung Quốc 1978
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng khá cao song không phản ánh thực tế sự phát
triển của đất nước. Cơ cấu ngành thiên về sản xuất tư liệu sản xuất, ưu tiên phát
triển công nghiệp nặng, gây nên tình trạng khó khăn và kém hiệu quả, lạc hậu
trong sản xuất, đời sống nhân dân gấp nhiều khó khăn.
Vào cuối những năm 70, nền kinh tế Trung Quốc gần như rơi vào hỗn loạn,
Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc đã tìm mọi cách để thoát khỏi tình trạng
đó với chủ trương “4 hiện đại hóa” do Thủ tướng Chu Ân Lai đưa ra. Nhưng không
phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn đó làm cho cơ cấu nền kinh tế không có
chuyển biến gì mới mẻ, mà ngược lại đẩy Trung Quốc có nguy cơ rơi vào cuộc
phiêu lưu mới
20
2.1.1.2. Các chính sách cơ bản của Trung Quốc nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại
Từ sau Hội nghị Trung ương 3 khóa XI năm 1978, Trung Quốc mới thực sự
chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ “công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ – nông
nghiệp” sang thứ tự “nông nghiệp – công nghiệp nhẹ – công nghiệp nặng”.
Để hiện đại hóa cơ cấu kinh tế Trung Quốc đưa ra một số chủ trương sau:
Tăng cường việc lấy nông nghiệp làm cơ sở cho nền kinh tế quốc dân, tiếp tục
hoàn thiện chính sách khoán hộ và ruộng đất, thúc đẩy việc cải tạo kỹ thuật trong
nông nghiệp, tăng đầu tư cho nông nghiệp sớm đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn,
hiện đại hóa, phù hợp với đặc điểm của nông thôn Trung Quốc.

Phát triển công nghiệp nhẹ và đưa công nghiệp nhẹ vào vị trí quan trọng,
thực hiện “sáu ưu tiên” đối với công nghiệp nhẹ. Hàng hóa sản xuất ra phải phát
triển theo hướng: mới, tốt, rẻ, đẹp, đa dạng và vừa túi tiền nhân dân.
Phải thực sự đưa công nghiệp nặng vào phục vụ việc cải tạo kỹ thuật nông
nghiệp, công nghiệp nhẹ và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Tăng cường đầu tư cho ngành dịch vụ, lấy sự phát triển công nghiệp, nông
nghiệp làm tiền đề để phát triển ngành dịch vụ, tránh sự phồn vinh giả tạo của
ngành dịch vụ.
Chú trọng tới sự cân đối giữa sản xuất trong nước và xuất khẩu, thị trường
trong nước và thị trường quốc tế
Để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, theo các nhà
kinh tế Trung Quốc thì thực hiện chính sách ngành nghề nhằm thỏa mãn những
điều kiện sau: tính toàn diện, tính thời gian và tính khả thi.
Tính toàn diện nghĩa là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải bao gồm
chính sách cơ cấu ngành nghề, chính sách cơ cấu khu vực, chính sách kĩ thuật và
chính sách tổ chức trong cơ cấu kinh tế.
+ Tính thời gian nghĩa là cần tiến hành nhịp nhàng với từng giai đoạn của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình định ra chính sách cần phải có
tầm nhìn xa nhất định.
+ Tính khả thi nghĩa là cần phải lựa chọn phương tiện hướng dẫn ngành nghề
21

×