1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG HOA HIẾN
(Huang Huaxian)
KHẢO SÁT NGỮ VỊ TỪ CÓ NHÓM VỊ TỪ + DI
CHUYỂN + MỤC TIÊU LÀM TRUNG TÂM TRONG
TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG HOA HIẾN
(Huang Huaxian)
KHẢO SÁT NGỮ VỊ TỪ CÓ NHÓM VỊ TỪ + DI
CHUYỂN + MỤC TIÊU LÀM TRUNG TÂM TRONG
TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIỆU
HÀ NỘI 2012
5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích của luận văn 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Ngữ liệu nghiên cứu. 3
6. Bố cục luận văn 4
Chƣơng 1:Những vấn đề lý luận có liên quan đến khái niệm ngữ
vị từ và việc nhận diện nhóm vị từ +hành động +di chuyển trong
tiếng Hán 5
1.1. Vị từ và ngữ vị từ trong tiếng Hán và tiếng Việt 5
1.1.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc 5
1.1.2. Quan điểm của các học giả Việt Nam 9
1.2. Vị từ hành động (+di chuyển) (+ mục tiêu) 13
1.2.1 Khái niệm và phân loại “vị từ di chuyển có mục tiêu” trong
tiếng Hán 13
1.2.2 Tiêu chí nhận diện vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán 22
1.3 Mô hình “Ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung tâm”
trong tiếng Hán và mối quan hệ giữa các thành tố trong mô hình 24
1.4 Tiểu kết 26
CHƢƠNG 2: MỐI QUAN HỆ NGỮ PHÁP NGỮ NGHĨA
GIỮA VỊ TỪ (+DI CHUYỂN) (+MỤC TIÊU) VỚI BỔ TỐ,
TRẠNG TỐ TRONG NGỮ VỊ TỪ TIẾNG HÁN (CÓ SO
SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT) 29
6
2.1 Dẫn nhập 29
2.2 Khái niệm bổ tố trong ngữ vị từ tiếng Hán 30
2.2.1 Vấn đề xác định và phân loại bổ tố trong ngữ vị từ có vị từ
(+di chuyển) (+mục tiêu) làm trung tâm trong tiếng Hán 31
2.2.2 Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục
tiêu với bổ tố chỉ địa điểm trong không gian 32
2.3 Trạng tố: 43
2.3.1 Xác định và phân loại trạng tố trong ngữ vị từ tiếng Hán 43
2.3.2 Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa vị từ di chuyển có mục
tiêu với trạng tố 44
2.4. Tiểu kết 52
CHƢƠNG 3: QUAN HỆ NGỮ PHÁP NGỮ NGHĨA GIỮA VỊ
TỪ DI CHUYỂN (+MỤC TIÊU) VÀ THÀNH TỐ PHỤ LÀ HƢ
TỪ TRONG NGỮ VỊ TỪ TIẾNG HÁN (CÓ SO SÁNH VỚI
TIẾNG VIỆT) 54
3.1 Dẫn nhập 54
3.2 Xác định và phân loại các thành tố phụ là hư từ trong ngữ vị từ
tiếng Hán 55
3.2.1 Phó từ 55
3.2.2 Giới từ 56
3.2.3 Liên từ 56
3.2.4 Trợ từ 56
3.2.5 Thán từ , từ ngữ khí và từ tượng thanh 57
3.3 Khảo sát các thành tố phụ là hư từ trong ngữ vị từ tiếng Hán 59
3.3.1 Bảng kết hợp thành tố phụ hư từ với vị từ di chuyển có mục
tiêu trong tiếng Hán 59
7
3.3.2 Khảo sát một số thành tố phụ là hư từ trong ngữ vị từ tiếng Hán 61
3.4 Tiểu kết 68
PHẦN KẾT LUẬN 69
Tài liệu tham khảo 73
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thuật ngữ “vị từ”, “ngữ vị từ” gần đây không còn là khái niệm xa lạ
đối với các nhà ngôn ngữ học. Những nghiên cứu về “vị từ” và “ngữ vị từ”
trong các ngôn ngữ khu vực, cụ thể như trong tiếng Hán và tiếng Việt hiện đại
không còn là vấn đề mới mẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề
này ở trong tiếng Việt như tiêu biểu: Cao Xuân Hạo (1980), Diệp Quang Ban
(1992), Nguyễn Thị Quy (2002)… tiếng Hán có: Lưu Nguyệt Hóa (2004),
Hình Phúc Nghĩa (2003), Lục Kiệm Minh (2011)… Điều này chứng tỏ “vị từ”
và “ngữ vị từ” trong tiếng Hán và tiếng Việt đang là một đối tượng nghiên
cứu hấp dẫn.
Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chủ đề này đã được đào xới
hết sức kỹ lưỡng, vẫn còn rất nhiều vấn đề phức tạp và lý thú đang được các
học giả tranh luận như tiêu chí phân loại vị từ và ngữ vị từ, kết cấu nội bộ của
ngữ vị từ, mô hình cấu trúc ngữ vị từ….Ngoài ra, nếu đem ngữ vị từ tiếng
Hán và tiếng Việt ra so sánh, thì quả thật còn nhiều vấn đề đáng phải bàn: thứ
nhất, nếu như trong tiếng Việt các học giả thường đặt động từ và tính từ dưới
tên gọi vị từ rồi từ góc độ ngữ nghĩa tiến hành nghiên cứu và phân loại vị từ,
thì các nhà Hán học lại thường tách riêng hai tiểu loại này ra để nghiên cứu,
mổ xẻ, do đó rất ít người khai thác các vấn đề xoay quanh vị từ tiếng Hán; thứ
hai, đa số nhà Hán học thường xét ngữ động từ từ góc độ kết cấu nội bộ của
nó và tiến hành phân loại ngữ động từ theo quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành
phần phụ và thành phần trung tâm trong ngữ, đưa ra ví dụ minh họa, nhưng
chưa có tác giả nào đặt một tiểu loại vị từ nào đó trong mối quan hệ với ngữ
vị từ để tiến hành nghiên cứu như trong tiếng Việt. Thiết nghĩ, vị từ là thành
phần trung tâm của vị ngữ, thường xuất hiện trong cấu trúc ngữ vị từ, tách
ngữ vị từ ra khỏi cấu trúc câu và xét vai trò ý nghĩa của vị từ trong kết cấu
2
ngữ vị từ đó là thực sự cần thiết đối với người học ngôn ngữ, chỉ như vậy thì
vấn đề vị từ cũng như ngữ vị từ mới được mổ xẻ nghiên cứu kỹ càng và triệt để.
Vị từ hành động (+di chuyển) (+ mục tiêu) như động từ xu hướng như
去(đi), 来 (đến), 进 (vào), 出 (ra), 上 (lên), 下(xuống)….là loại động từ được
sử dụng với tần suất rất cao trong đời sống hàng ngày của người Trung Quốc
và Việt Nam, do vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn đi sâu vào tìm hiểu nghiên
cứu luận văn với đề tài là “Ngữ vị từ với vị từ hành động di chuyển có mục
tiêu làm trung tâm trong tiếng Hán( có so sánh với tiếng Việt)”. Hy vọng luận
văn sẽ trở thành tài liệu hữu ích cho việc dạy tiếng Việt cho người Trung
Quốc cũng như việc dạy tiếng Hán cho người Việt Nam.
2. Mục đích của luận văn
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là “ngữ vị từ với vị từ di chuyển
có mục tiêu” trong tiếng Hán, trên cơ sở tìm hiểu phân tích và tổng kết quan
điểm của các nhà Hán học về ngữ vị từ và vị từ di chuyển có mục tiêu, từ đó
rút ra mô hình khái quát của cấu trúc ngữ vị từ này, rồi tiến hành phân tích
tìm hiểu quan hệ ngữ nghĩa ngữ pháp giữa vị từ trung tâm – vị từ di chuyển có
mục tiêu với các thành tố trong cấu trúc, và đồng thời tiến hành so sánh làm
rõ sự giống và khác nhau của cấu trúc ngữ vị từ này trong tiếng Hán và tiếng
Việt.
Việc tìm hiểu loại cấu trúc ngữ vị từ này sẽ giúp cho sinh viên Việt
Nam học tiếng Hán và sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt có cái nhìn toàn
diện hơn về ngữ vị từ, vị từ cũng như ngữ vị từ có vị từ di chuyển có mục tiêu
của hai ngôn ngữ này. Mặt khác so sánh đối chiếu điểm giống và khác nhau
giữa hai ngôn ngữ sẽ giúp kích thích khả năng nghiên cứu, sáng tạo, vận dụng
ngôn ngữ của các em vào trong cuộc sống, tránh những lỗi sai lầm không
đáng có trong giao tiếp.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “ngữ vị từ với vị từ hành động
(+di chuyển) (+mục tiêu) làm trung tâm” trong tiếng Hán có so sánh với tiếng
Việt. Vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Hán là do 位移动词 (động từ di
chuyển) đảm nhiệm, mặt khác bản thân “vị từ (+di chuyển) (+mục tiêu)” đã là
kết cấu gồm Vị từ di chuyển và Danh từ chỉ mục tiêu sự di chuyển – Từ chỉ
nơi chốn kết hợp lại, nên nói cách khác đối tượng nghiên cứu của luận văn là
ngữ động tân tiếng Hán có mô hình cơ bản như sau:
Phần phụ trƣớc+Vị từ di chuyển +Bổ tố chỉ nơi chốn (mục tiêu)+Phần
phụ sau
“Động từ di chuyển” trong tiếng Hán số lượng rất nhiều, trong phạm vi
của luận văn này chúng tôi chỉ xin chọn ra một số động từ thường dùng nhất,
để tiến hành so sánh với tiếng Việt. Các động từ còn lại, xin được nghiên cứu
sau ở công trình khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được viết dựa trên phương pháp miêu tả qua các thủ pháp hệ
thống hóa, tổng hợp, thống kê, từ đó tiến hành phân tích nội dung để trình bày
vấn đề một cách rõ ràng, đầy đủ về ngữ vị từ có nhóm vị từ hành động (+di
chuyển) (+mục tiêu) làm trung tâm trong tiếng Hán.
5. Ngữ liệu nghiên cứu.
Cơ sở lý luận để hoàn thành luận văn là các sách giáo khoa, tuần san,
tạp chí, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của Trung Quốc và Việt Nam
chuyên về lĩnh vực ngôn ngữ của từng nước.
Về ví dụ dẫn chứng trong luận văn chủ yếu lấy từ hai tác phẩm văn học
của hai nhà văn nổi tiếng Trung Quốc: “AQ chính truyện” của tác giả Lỗ Tấn,
và “Tường Lạc Đà” của Lão Xá (nguyên bản tiếng Trung) – Đây là hai tác
4
phẩm nổi tiếng được nhiều độc giả biết đến, đặc biệt là chúng được giảng dạy
trong các trường học cho người theo học tiếng Hán. Ngoài ra, ví dụ còn được
lấy từ kho ngữ liệu của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ học Trung Quốc trực
thuộc Đại Học Bắc Kinh (Center for Chinese Linguistics PKU) – hiện là kho
ngữ liệu lớn nhất (0,5 tỷ chữ Hán), cập nhật thường xuyên nhất Trung Quốc
chuyên dành cho người học tiếng Hán học tập và nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được
chia làm ba chương chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận có liên quan đến khái niệm ngữ vị từ và
việc nhận diện nhóm vị từ +hành động +di chuyển trong tiếng Hán.
Chương 2: Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa thành tố trung tâm với
thành tố phụ là các bổ tố, trạng tố trong ngữ vị từ tiếng Hán (có liên hệ với
tiếng Việt).
Chương 3: Mối quan hệ ngữ pháp ngữ nghĩa giữa thành tố trung tâm với
thành tố phụ là hư từ trong ngữ vị từ tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt).
5
Chƣơng 1:
Những vấn đề lý luận có liên quan đến khái niệm ngữ
vị từ và việc nhận diện nhóm vị từ +hành động +di
chuyển trong tiếng Hán
1.1. Vị từ và ngữ vị từ trong tiếng Hán và tiếng Việt
1.1.1. Quan điểm của các học giả Trung Quốc
*Về khái niệm vị từ
Đại đa số các học giả Trung Quốc đều thống nhất cho rằng vị từ bao
gồm động từ, tính từ bởi hai loại từ này đều có thể xuất hiện ở vị trí của vị
ngữ . Số ít tác giả như Lỗ Xuyên [32, 19] cho rằng đại vị từ như: 怎么(làm
sao), 怎么样(thế nào), 这样(như vậy) cũng thuộc vị từ.
* Về khái niệm và phân loại đoản ngữ
Từ với từ tổ hợp theo quan hệ chính phụ thành một đơn vị ngôn ngữ,
chưa bước vào bình diện câu, gọi là đoản ngữ. Trong lịch sử nghiên cứu tiếng
Hán, đoản ngữ đã từng có rất nhiều tên gọi: 读(đọc), 顿(đốn), 短语(
đoản ngữ), 字群(tự quần), 扩词(khuếch từ), 仂词(lặc từ), hiện tại
tên gọi có ảnh hưởng nhất là: 短语(đoản ngữ), 词组(cụm từ) và 结构
(kết cấu). Sự thay đổi về tên gọi trên thực tế phản ánh nhận thức sâu hơn
của con người đối với đơn vị ngôn ngữ này. Những năm 50 của thế kỷ 20,
đơn vị ngôn ngữ này được dùng phổ biến là cụm từ, cũng có khi dùng với tên
gọi kết cấu. Những năm 70, Lã Thúc Tương [35, 25-26] thiên về tên gọi đoản
ngữ, và cho rằng “cụm từ thường được hiểu bao gồm hai thực từ trở lên, còn
một thực từ kèm với một hư từ, như 我们的(của chúng tôi),从这里(từ
chỗ này)…thì không phải là cụm từ, mà gọi là kết cấu chữ “的”(của) hoặc kết
cấu giới từ. Nhưng nếu ta gọi chúng là đoản ngữ thì không phải lăn tăn gì
6
nữa”. Cũng phát triển từ quan điểm trên của Lã Thúc Tương, các nhà Hán học
hiện đại đều thiên về tên gọi đoản ngữ , tức ngữ như Thiệu Tĩnh Mẫn [37,
258] có đề cập rất rõ ràng trong cuốn “Đại cương Hán ngữ hiện đại”: “thực từ
và thực từ được tổ hợp lại với nhau theo một quan hệ ngữ pháp nhất định gọi
là cụm từ; còn tổ hợp phi kết cấu của thực từ với hư từ và tổ hợp của thực từ
với hư từ gọi là kết cấu (gồm 4 loại: số lượng, phương vị, giới từ, kết cấu chữ
“的”(của)). Và hai loại này được gọi chung là đoản ngữ”. Như vậy có thể
thấy, cùng với sự phát triển tiếng Hán, tên gọi đoản ngữ đã dần dần vươn đến
vị trí chính thống.
Về khái niệm đoản ngữ, Chu Anh Quý [46, 8] cho rằng: đoản ngữ là
đơn vị ngữ pháp trong câu do hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo câu trở lên có
liên hệ về ý nghĩa, được tổ hợp theo quan hệ ngữ pháp hoặc kết cấu ngữ pháp
nhất định mà thành. Lục Kiệm Minh [34, 37] cho rằng: “cụm từ” tức “đoản
ngữ” hoặc “kết cấu”, là đơn vị ngữ pháp lớn hơn từ, do từ với từ kết hợp với
nhau theo một quy tắc cú pháp nhất định tạo nên.
Từ và từ tổ hợp theo quan hệ cú pháp khác nhau sẽ hình thành những
kiểu cụm từ khác nhau. Về phân loại đoản ngữ, các nhà Hán học đưa ra rất
nhiều quan điểm về phân loại đoản ngữ (tức ngữ, cụm từ), nhưng phổ biến
nhất vẫn là phân loại theo quan hệ kết cấu nội bộ đoản ngữ và theo chức năng
đoản ngữ. Căn cứ theo quan hệ kết cấu cú pháp nội bộ, có thể chia cụm từ
thành: cụm chính phụ, cụm thuật tân, cụm thuật bổ, cụm chủ vị, cụm liên hợp,
cụm phương vị, cụm số lượng, cụm giới từ, cụm từ chữ “的” (của)…. Ngược
lại, căn cứ theo chức năng ngữ pháp của cụm từ, ta chia cụm từ thành cụm thể
từ (tức cụm danh từ) và cụm vị từ (gồm cụm động từ và cụm tính từ).
Hình Phúc Nghĩa trong [39, 452] và [40, 197] cho rằng có nhiều cách
phân loại đoản ngữ, phổ biến nhất là 2 kiểu phân loại dưới đây:
1. Căn cứ vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần nội bộ đoản ngữ
có thể chia đoản ngữ thành 8 loại: đoản ngữ chủ vị, đoản ngữ động tân, đoản
7
ngữ chính phụ, đoản ngữ chính bổ, đoản ngữ liên hợp, đoản ngữ đồng vị,
đoản ngữ liên động và đoản ngữ khiêm ngữ.
2. Căn cứ vào chức năng của đoản ngữ ta có đoản ngữ danh từ (tức
đoản ngữ thể từ), đoản ngữ động từ và đoản ngữ tính từ (tức đoản ngữ vị từ).
Như vậy có thể thấy đa số các nhà Hán học đều thống nhất rằng: đoản
ngữ là đơn vị ngữ pháp trong câu do hai hoặc hơn hai đơn vị cấu tạo trở lên (
thực từ kết hợp với thực từ gọi là cụm từ, còn thực từ kết hợp với hư từ thì gọi
là kết cấu) có liên hệ về ý nghĩa, được tổ hợp theo quan hệ ngữ pháp hoặc kết
cấu ngữ pháp nhất định mà thành. Căn cứ vào chức năng của đoản ngữ ta có
thể phân thành đoản ngữ danh từ - ngữ thể từ, đoản ngữ động từ và đoản ngữ
tính từ - ngữ vị từ.
*Đoản ngữ vị từ (ngữ vị từ) tiếng Hán
Trong [44, 358] và [28, 23] các tác giả Trương Bân, Hoàng Bá Vinh và
Liêu Tự Đông cho rằng: vị từ là những từ chủ yếu giữ chức năng vị ngữ, thuật
ngữ và bổ ngữ trong câu, vị từ trong tiếng Hán hiện đại bao gồm 2 loại: động
từ và tính từ. Ngữ vị từ là những đoản ngữ có thể làm vị ngữ, có chức năng
tương đương với vị từ, thông thường lấy động từ, tính từ làm trung tâm”.
Theo Tề Hộ Dương – Liên Thục [36, 94] thực từ tiếng Hán có thể chia
làm ba loại: thể từ, vị từ và gia từ, từ đó căn cứ vào chức năng ngữ pháp trong
câu có thể phân đoản ngữ thành 3 loại: đoản ngữ thể từ, đoản ngữ vị từ và
đoản ngữ gia từ. Theo tác giả, đoản ngữ vị từ gồm đoản ngữ động từ và đoản
ngữ tính từ. Trong đó, đoản ngữ động từ lại có thể phân thành các loại sau:
(1)Đoản ngữ động - tân: 去过北京(đã đi Bắc Kinh ),回家了(về nhà
rồi)
(2)Đoản ngữ thuật - bổ: 跑累了(chạy mệt rồi),搞清楚了(làm rõ ràng rồi)…
(3)Đoản ngữ chính phụ có động từ làm trung tâm: 不去(không đi)….
(4)Đoản ngữ liên hợp do 2 động từ trở lên hoặc đoản ngữ động từ cấu thành:
听说读写(nghe nói đọc viết),进出(vào ra)…
8
(5)Đoản ngữ liên vị :去超市买东西(đi siêu thị mua đồ)…
(6)Đoản ngữ kiêm ngữ: 请他来(mời anh ta đến),派我去(cử tôi đi)…
Theo Chu Anh Quý ngữ vị từ là chỉ những đoản ngữ có thể làm vị ngữ,
bao gồm 9 loại: đoản ngữ động tân; đoản ngữ trạng ngữ – trung tâm ngữ;
đoản ngữ trung tâm ngữ - bổ ngữ (động từ - bổ ngữ hoặc tính từ - bổ ngữ);
đoản ngữ liên hợp tính vị từ ( do vị từ + vị từ cấu thành); đoản ngữ liên động;
đoản ngữ kiêm ngữ; đoản ngữ chủ vị; đoản ngữ rút gọn và đoản ngữ so sánh.
Hình Phúc Nghĩa trong [40, 198] cũng đề cập: đoản ngữ động từ do 2
động từ trở lên hoặc cụm từ trong đó động từ làm trung tâm cấu thành, có
chức năng ngữ pháp tương đương với động từ, chủ yếu làm vị ngữ. Loại đoản
ngữ này bao gồm: đoản ngữ động tân, đoản ngữ liên động, đoản ngữ kiêm
ngữ, đoản ngữ năng nguyện, đoản ngữ so sánh, đoản ngữ liên hợp do động từ
cấu thành, đoản ngữ chính phụ và đoản ngữ chính bổ do động từ làm trung
tâm…Ngoài ra, ông Hình cho rằng đoản ngữ chủ vị do động từ, tính từ làm vị
ngữ hoặc thành phần chính của vị ngữ đều được coi là ngữ vị từ, ông lý giải
rằng “trong loại đoản ngữ này, vị ngữ biểu đạt ý, là trung tâm của đoản
ngữ”.Trương Đức Tuệ [45, 9] cũng đồng ý với ông Hình về quan điểm này và
bổ sung thêm rằng: “các loại đoản ngữ chủ vị đều thuộc ngữ vị từ, bao gồm cả
đoản ngữ chủ vị với danh từ làm vị ngữ”. Một trong những lý do chính ông
đưa ra là: “về khái niệm, một ngữ vị từ phải thoả mãn hai điều kiện: một là có
thể làm vị ngữ, hai là có chức năng tương đương với vị từ. Ngữ vị từ (đoản
ngữ tính vị từ) là đề cập đến chức năng của đoản ngữ, “vị từ” là chỉ động từ
và tính từ, còn “tính vị từ” không chỉ bao gồm “vị từ” mà bao gồm cả từ loại
khác có chức năng như vị từ. Từ đó, chức năng của vị từ là kể lại, trần thuật;
ngữ vị từ chính là đoản ngữ có chức năng trần thuật, kể lại”.
Dễ dàng nhận thấy, quan điểm của đại đa số các nhà Hán học về vị từ,
ngữ vị từ như sau:
9
Về khái niệm: vị từ tiếng Hán bao gồm hai từ loại động từ và tính từ.
Đoản ngữ tính vị từ tức ngữ vị từ gồm ngữ động từ và ngữ tính từ, trong đó
đoản ngữ động từ do 2 động từ trở lên hoặc cụm từ trong đó động từ làm
trung tâm cấu thành, có chức năng ngữ pháp tương đương với động từ, chủ
yếu làm vị ngữ.
Về phân loại ngữ vị từ (chỉ ngữ động từ): dựa theo kết cấu nội bộ của
ngữ động từ tiếng Hán có thể phân thành những loại sau: (1) ngữ động từ - bổ
tố; (2) ngữ động từ - bổ ngữ; (3) ngữ trạng ngữ - trung tâm ngữ (động từ); (4)
ngữ liên động; (5) ngữ kiêm ngữ; (6) ngữ năng nguyện; (7) ngữ liên hợp (do 2
động từ hoặc cụm động từ trở lên cấu thành).
1.1.2. Quan điểm của các học giả Việt Nam
*Khái niệm Vị từ:
Theo một thống kê của Nguyễn Việt Hưng (1970), 99% câu đơn tiếng
Việt có vị ngữ do động từ và tính từ đảm nhận, chúng chỉ các sự tình, là cơ sở
cho nhận định mệnh đề. Các nhà Đông phương học dựa vào đặc điểm này để
cho rằng động từ và tính từ trong các ngôn ngữ đơn lập – không biến hình như
tiếng Việt và tiếng Hán có thể đặt trong một phạm trù chung là vị từ. Do vậy,
ta thường dùng khái niệm vị từ để thay cho động từ và tính từ, nhằm mục đích
phân biệt với thể từ - danh từ.
Nguyễn Kim Thản [23] đã dùng khái niệm vị từ để đối lập với thể từ/
danh từ. Ông cũng đưa ra các tiêu chí về nội dung và hình thức để phân loại
chúng như: 1.Về mặt ý nghĩa, vị từ biểu thị quá trình hay tính chất của sự vật.
2. Về mặt hình thức, vị từ có khả năng trực tiếp làm vị ngữ và không có khả
năng đặt trước những từ chỉ định.
Theo Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” [1], thì vị từ
“không xóa bỏ hoàn toàn sự đối lập động từ/ tính từ, mà có tác dụng tập hợp
10
chúng theo những đặc trưng chung xét trên bình diện đối lập với danh từ”.
Ngoài ra, ông Diệp cũng đề cập đến những đặc trưng cơ bản của vị từ như:
+ Về khả năng kết hợp: vị từ có khả năng kết hợp phổ biến với phụ từ
(đã, đang, sẽ, vẫn, cứ…) và không có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định
(này, ấy, nọ…),
+ Về chức năng cú pháp: vị từ có quan hệ thông báo với chủ thể trong
chức năng vị ngữ, thường đứng trực tiếp sau chủ ngữ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Quy trong cuốn “Ngữ pháp chức năng
tiếng Việt” (vị từ hành động) [22, 42-43], có đề cập “vị từ có thể độc lập tự
mình làm thành một vị ngữ hoặc làm trung tâm ngữ pháp hay làm hạt nhân
ngữ nghĩa của một vị ngữ biểu hiện nội dung của sự thể” hay “Vị từ là loại từ
được dùng làm vị ngữ một cách vô điều kiện nhất, nghĩa là không cần đến sự
hỗ trợ của bất kì phương tiện đánh dấu nào”.
Nhìn chung, cũng giống vị từ tiếng Hán, vị từ trong tiếng Việt bao gồm
hai từ loại là động từ và tính từ, có thể độc lập làm vị ngữ hoặc làm thành
phần trung tâm của vị ngữ, luôn có ý nghĩa phản ánh thực tại tức nêu đặc
trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất của thực thể) trong quan hệ kết hợp với
danh từ để tạo thành câu.
*Quan niệm về Ngữ :
Trong tiếng Việt hiện đại, “ngữ” được gọi với tư cách dạng rút gọn của
đoản ngữ hoặc cụm từ, là đơn vị trung gian giữa từ và câu.
Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” [4] cho rằng đoản
ngữ là 1 tổ hợp tự do có 3 đặc điểm:
1. Gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây
quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt
nghĩa.
2. Mối quan hệ giữa trung tâm với các thành tố phụ là mối quan hệ
chính phụ.
11
3. Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp và đầy đủ hơn một mình trung
tâm, nhưng nó vẫn giữ được các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm.
Có thể thấy Nguyễn Tài Cẩn cho rằng mối quan hệ giữa trung tâm và
thành tố phụ của đoản ngữ chỉ có 1 loại kết cấu duy nhất: kết cấu chính phụ,
tức nhấn mạnh vào cách tổ chức nội bộ hơn là 1 tổ hợp từ kết hợp với từ nói
chung. Theo đó, ông cho rằng, trong kết cấu đoản ngữ, thành tố trung tâm
không thể lược bỏ, còn thành tố phụ có thể lược bỏ (lúc này ta được đoản ngữ
dạng ngắn nhất).
Đinh Văn Đức [7] cho rằng: cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở
lên, kết hợp tự do với nhau theo những quan hệ ngữ pháp biểu hiện nhất định
(quan hệ chủ vị; quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập) và không chứa kết từ
ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này). Quan hệ ngữ pháp giữa
các từ trong cụm từ có tính chất hiển hiện, dễ nhận biết, quan hệ giữa các từ
(thành tố) trong nó lỏng lẻo, không có tính chất bền vững, cố định.
Nguyễn Văn Hiệu trong luận án tiến sĩ ngữ văn “Ngữ vị từ tiếng
Mông” [13, 17] cho rằng : ngữ là một đơn vị cú pháp được phân xuất từ câu.
Về vai trò cú pháp, nó luôn phải đảm đương một thành phần câu nhất định.
Xét về cấu trúc, chúng bao gồm một thành tố trung tâm và có hay không có
những thành tố phụ gián tiếp hay trực tiếp phụ thuộc vào thành tố trung tâm
bằng mối quan hệ cú pháp chính phụ (phụ kết)”.
Ngoài ra, Diệp Quang Ban, Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê còn
đề cập đến “ngữ” như một dạng chuyển tiếp giữa “cụm từ” (tổ hợp từ tự do)
với ngữ cố định và từ ghép. Ông Diệp [2] viết rằng: “giữa một bên là cụm từ
(tổ hợp từ tự do) với bên kia là ngữ cố định và từ ghép, có một hiện tượng
ngôn ngữ chuyển tiếp gọi là ngữ”. Tiếp đó, ông Diệp bổ sung “ngữ là một
cụm từ chính phụ có thành tố chính (một từ hay vài ba từ) cho sẵn và thành tố
phụ thay đổi theo một khuôn ngữ pháp cố định”. Trong hoạt động của mình,
ngữ vừa có tính chất như từ ghép, lại vừa dễ rã như cụm từ, hoặc những yếu
12
tố trong nó cũng có thể hoạt động tách rời mà vẫn giữ nguyên nghĩa như từ
rời.
Về phân loại đoản ngữ tiếng Việt, Diệp Quang Ban cho rằng: đoản ngữ
thường được gọi theo tên của thành tố chính trong đoản ngữ. Trong tiếng
Việt, thường gặp các loại đoản ngữ sau:
+ Ngữ danh từ có danh từ làm thành tố chính, còn gọi là cụm danh từ.
Ví dụ: cái nhà, màu đỏ, hai người, người nọ…
+ Ngữ động từ có động từ làm thành tố chính, gọi là cụm động từ.
Ví dụ: đã đọc rồi, vừa đọc, đọc được…
+ Ngữ tính từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm tính từ.
Ví dụ: vẫn tốt hơn, rất tốt, tốt quá.
+ Ngữ số từ: cụm từ có số từ làm thành tố chính (ba mươi hơn…).
+ Ngữ đại từ: cụm từ có đại từ làm thành tố chính (hai chúng tôi…).
Như vậy, khái niệm cụm từ, đoản ngữ, ngữ trong tiếng Việt hiện đại
nên được hiểu là kết quả quá trình tổ hợp tự do giữa các từ (có thể chỉ gồm
hai thực từ hoặc có thể có một hư từ và một thực từ) bằng một mối quan hệ cú
pháp nhất định (chủ vị, đẳng lập hoặc chính phụ). Về cấu trúc đoản ngữ gồm
thành tố chính (phần trung tâm) và thành tố phụ (phần phụ trước và phần phụ
sau), quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ là quan hệ chính phụ, các
phần phụ có thể lược bỏ nhưng không thể lược bỏ phần chính.
Cấu trúc đoản ngữ có thể được công thức hóa:
Đoản ngữ = Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau
Ví dụ 1: ăn cơm rồi ăn cơm rồi
đã ăn cơm đã ăn cơm
Trong số 5 loại đoản ngữ thường dùng trong tiếng Việt thì ngữ động từ
và ngữ danh từ có cấu tạo đa dạng và tần suất sử dụng phổ biến hơn hẳn.
13
*Quan niệm về Ngữ vị từ:
Ngữ vị từ tiếng Việt được xem là một ngữ đoạn chính phụ có từ loại vị
từ làm trung tâm chi phối toàn bộ tổ chức của ngữ đoạn…, một đơn vị cụm từ
(đoản ngữ) được chia làm 3 bộ phận theo vị trí so với thành tố trung tâm gồm:
phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau. Vì vậy, một ngữ vị từ đầy
đủ thông thường gồm có thành tố trung tâm và các thành tố phụ với những
chức năng khác nhau (thành tố phụ có thể là bổ tố, trạng tố hay cũng có thể là
một hư từ) và xuất hiện ở những vị trí khác nhau, trước hoặc sau thành tố
trung tâm.
Như vậy từ hai khái niệm vị từ và đoản ngữ đã trình bày ở trên, có thể
thấy ngữ vị từ trong tiếng Việt hiện đại còn gọi là đoản ngữ vị từ, tức chỉ đoản
ngữ động từ - cụm động từ, ngữ động từ và đoản ngữ tính từ - cụm tính từ,
ngữ tính từ, và nó có đặc điểm như sau:
1. Về khái niệm: là cấu trúc ngữ pháp của một tổ hợp từ tự do theo quan
hệ chính phụ do động từ hoặc tính từ làm trung tâm, chung quanh nó quây
quần các thành tố phụ khác thuộc nhiều kiểu loại.
2. Về mặt chức năng ngữ pháp, tương đương với động từ hoặc tính từ,
thường làm vị ngữ trong câu.
3. Về thành phần cấu tạo: Có phần phụ và phần trung tâm (động từ hoặc
tính từ) , quan hệ giữa 2 thành phần này là quan hệ chính phụ.
4. Về cấu trúc: Phần phụ trước + Phần trung tâm + Phần phụ sau
Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng gặp dạng đầy đủ (cả 3 phần),
có lúc ta gặp trung tâm và phần đầu hoặc trung tâm và phần cuối của ngữ vị từ.
1.2. Vị từ hành động (+di chuyển) (+ mục tiêu)
1.2.1 Khái niệm và phân loại “vị từ di chuyển có mục tiêu” trong
tiếng Hán
Cũng như trong tiếng Việt, vị từ tiếng Hán là một tập hợp rất lớn, với
nhiều chức năng ngữ pháp khác nhau, là một trong những từ loại cơ bản cấu
14
tạo nên trung tâm vị ngữ, tất lẽ được các nhà Hán học và Việt ngữ học quan
tâm nghiên cứu. Vấn đề phân loại vị từ và vị từ di chuyển có mục tiêu trong
cả hai ngôn ngữ cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng bởi các
học giả nghiên cứu vấn đề này từ các góc độ khác nhau nên kết quả nghiên
cứu vẫn tồn tại nhiều điểm bất đồng.
* Trong tiếng Hán hiện đại:
Về việc phân loại vị từ / động từ trong tiếng Hán hiện đại, các học giả
Trung Quốc đều đứng ở nhiều góc độ khác nhau để phân loại động từ tiếng
Hán, ngoài căn cứ vào sự có/không kết hợp với bổ tố mà phân ra động từ cập
vật/bất cập vật trong ngữ pháp truyền thống, hiện nay các nhà Hán học cũng
đặc biệt quan tâm đến việc phân loại động từ từ góc độ ngữ nghĩa của nó, đa
phần nếu cùng xét từ góc độ ngữ nghĩa thì kết quả phân loại của các nhà Hán
học là giống nhau. Về vị từ di chuyển có mục tiêu tiếng Hán, như đã nói ở
trên loại vị từ này được coi là động từ chỉ sự di chuyển, có đi kèm với bổ tố
chỉ nơi chốn – tức mục tiêu của sự di chuyển, dưới đây xin được liệt kê ý kiến
của các nhà Hán học quan tâm đến loại động từ di chuyển này.
Về khái niệm của vị từ di chuyển, những nghiên cứu của Vương Hoàn
(1957), Lý Lâm Định (1963) đã đề cập đó là những động từ “biểu thị sự di
chuyển”. Sau đó, Triệu Nguyên Nhiệm trong “Văn pháp Trung Quốc thoại”
có nói đến một tiểu loại của động từ bất cập vật là “động từ biểu thị di chuyển
hoặc hành động” (do động từ + bổ ngữ xu hướng cấu thành) và “động từ biểu
thị di chuyển khác” (ví dụ 走(đi), 跑(chạy), 爬(leo), 滚(lăn)…
Phương Tự Quân [27, 205] gọi những vị từ có đặc trưng ngữ nghĩa (+di
chuyển) là vị từ di chuyển, và dùng hai cấu trúc “vị từ + bổ tố nơi chốn” và “
“从 từ+处所名词 danh từ nơi chốn+动词 vị từ” để xác định loại vị từ này. Từ
Tịnh [41, 117] cho rằng “di chuyển” tức là cùng với sự thay đổi của thời gian,
vị trí không gian của vật thể có sự thay đổi, vị từ phản ánh hiện tượng này
trong tiếng Hán được gọi là vị từ di chuyển.
15
Về phân loại vị từ di chuyển, nhà Hán học Cảnh Sơn Thái Lang thì
phân vị từ di chuyển ra làm hai loại: (1) vị từ di chuyển có hướng – động từ
xu hướng, tức bản thân động tác di chuyển có bao hàm cả phương hướng như
来(đến), 上(lên), 进(vào)…; (2) vị từ dạng thái di chuyển, tức phản ánh hình
dạng trạng thái khi di chuyển như: 走(đi), 跑(chạy), 游(bơi), 爬(leo),飞(bay),
滑(trượt), 跳(nhảy)… Lục Kiệm Minh [33, 2] chỉ ra rằng “chúng ta gọi những
vị từ biểu thị đặc trưng ngữ nghĩa di chuyển hướng về phía người nói hoặc rời
xa người nó là những vị từ di chuyển”, sau đó ông phân loại động từ này
thành 4 tiểu loại: Loại A biểu thị sự di chuyển của người phát ra động tác, loại
B biểu thị di chuyển của người bị tác động di chuyển, loại C biểu thị sự di
chuyển của người bị tác động có bổ ngữ xu hướng phía sau, loại D biểu thị sự
di chuyển của chủ thể động tác.
Về động từ xu hướng, Lưu Đan Thanh [30, 173] cho rằng vị từ biểu thị
hành động di chuyển chủ yếu gồm hai loại, một loại là vị từ di chuyển khách
quan lấy vị trí khách quan làm tham chiếu cho sự di chuyển, tức động từ xu
hướng : 进(vào), 出(ra), 上(lên), 下(xuống), 回(về),loại động từ này thường
đi kèm đích đến, còn loại thứ 2 là vị từ di huyển chủ quan lấy vị trí của người
nói làm tham chiếu như: 来(đến), 去(đi). Vương Quốc Toàn [38, 269] có nói
rằng ý nghĩa cơ bản của động từ xu hướng là chỉ hướng, “biểu thị phương
hướng di chuyển của người hoặc vật trong không gian thông qua động tác”,
có đặc điểm ngữ nghĩa (+ di chuyển + chỉ hướng + đích đến).
Trong số những nghiên cứu về vị từ di chuyển tiếng Hán, phải kể đến
nghiên cứu Lưu Hải Cầm [31, 17-18], đây là luận văn nghiên cứu khá đầy đủ
về động từ di chuyển tiếng Hán. Theo đó, bà Lưu cho rằng sự di chuyển ở đây
là một khái niệm vật lý học, là mang một vật thể từ điểm xuất phát đến điểm
đích khác gọi là di chuyển. Nói khác đi, vận động di chuyển ở đây bao gồm 3
yếu tố: điểm xuất phát, hướng vận động và đích đến. Từ đó, bà tiến hành thu
16
thập, thống kê, khảo sát và lựa chọn ra tập hợp 63 động từ di chuyển thường
dùng trong tiếng Hán, và phân chúng làm 2 loại:
(1) Động từ di chuyển có hướng, tức động từ xu hướng 来(đến), 去(đi), 上
(lên), 下(xuống), 进(vào), 出(ra), 过(qua), 回 (về), 出来(ra – hướng về người
nói), 出去(ra – hướng xa người nói), 过来(qua – hướng về người nói), 过去
(qua – hướng xa người nói), 回来(về - hướng về người nói), 回去(về - hướng
xa người nói), 进来(vào – hướng về người nói), 进去(vào – hướng xa người
nói), 起来(dậy), 上来(lên – hướng về người nói), 上去(lên – hướng xa người
nói),下来(xuống – hướng về người nói), 下去(xuống – hướng xa người nói).
(2) Động từ di chuyển thường (thường phải có giới từ hoặc động từ xu
hướng đi kèm mới có thể biểu thị sự di chuyển): 搬(chuyển), 穿(xuyên), 闯
(xộc), 蹦(nhảy), 冲(xông lên), 登(lên), 滴(rơi, nhỏ), 倒退(lùi), 翻 (trở mình),
滚(lăn), 降(rớt), 开(mở), 漏(rỉ), 落(rớt), 挪(xê dịch), 爬(trèo), 漂(trôi), 飘(lay
động), 前进(tiến lên), 迁移(di chuyển), 升(lên cao), 逃(trốn), 跳(nhảy), 移动
(chuyển động), 游(bơi),钻(chui), 追(đuổi), 飞(bay), 跑(chạy), 走(đi), 奔(chạy
nhanh), 撤(lui), 沉(chìm),倒(ngã), 掉(tụt lại), 跌(ngã), 跟(theo), 降落(đáp
xuống), 流(chảy), 摔(ngã), 退(lùi),转移(dời).
Như vậy, về vị từ hành động di chuyển có thể thấy các nhà Hán học
đều thống nhất rằng “di chuyển” là sự chuyển dời vị trí của vật thể phát sinh
trong quá trình vận động, và đồng nhất gọi những vị từ có đặc trưng ngữ
nghĩa (+di chuyển), khiến tự thân nó hoặc vật khác xảy ra sự thay đổi vị trí, là
động từ di chuyển, tức vị từ hành động (+di chuyển). Còn về phân loại vị từ di
chuyển, mặc dù các ý kiến còn có nhiều bất đồng, song đa phần các nhà Hán
học cho rằng có thể chia vị từ di chuyển tiếng Hán thành hai tiểu loại: vị từ di
chuyển có hướng ( chia làm động từ xu hướng đơn và động từ xu hướng kép)
và vị từ di chuyển thường, như kết quả nghiên cứu của Lưu Hải Cầm ở trên.
17
Dễ dàng thấy rằng, hai tiểu loại này có nhiều điểm khác nhau, động từ xu
hướng có đặc trưng (+ di chuyển) và (+chỉ hướng), nhấn mạnh sự xuất hiện
của sự di chuyển, không tiếp diễn được. Về chức năng cú pháp, trong câu có
vị từ loại này làm vị ngữ, thì thành tố biểu thị không gian là thành tố bắt buộc.
Còn vị từ di chuyển thường chỉ có đặc trưng (+di chuyển), không có đặc trưng
(+chỉ hướng), nhấn mạnh phương thức tình thái của sự di chuyển, có thể tiếp
diễn, trong câu có vị từ loại này làm vị ngữ, thành tố biểu thị không gian
không bắt buộc có mặt.
Xét từ góc độ nhận thức, từ khi loài người chúng ta phân biệt được
trạng thái tĩnh và trạng thái động, nhận thức được những trạng thái vận động
di chuyển, mà trong đó đích không gian mà chủ thể di động đang hướng tới,
luôn nằm trong thế đối ứng với điểm xuất phát, thì tất yếu chúng ta cũng nhận
thức được ý niệm về hướng vận động, bởi có một mối tương quan chặt chẽ
giữa các phạm trù “chuyển động - hướng - đích đến”. Ba yếu tố này không
tồn tại tự thân hoặc tách rời trái lại chúng liên quan mật thiết và gắn chặt với
hoạt động thực tiễn của con người, nhất là trong hoạt động không gian, đặc
biệt khi có đích thì hầu như phạm trù hướng trở thành một phạm trù trung
gian không thể thiếu. Từ đó, dễ dàng nhận thấy động từ xu hướng là những
động từ điển hình có thể đảm nhận vai trò của vị từ di chuyển có mục tiêu, bởi
khi loại động từ này làm trung tâm của ngữ vị từ, thì bắt buộc phải có một
danh từ hoặc cụm danh từ chỉ địa điểm trong không gian đi kèm – tức cái đích
mục tiêu của sự di chuyển.
Với phạm vi của luận văn, chúng tôi nghiên cứu “ngữ vị từ với vị từ di
chuyển có mục tiêu làm trung tâm”, nói cách khác ở đây, chúng tôi nghiên
cứu loại ngữ vị từ với động từ xu hướng làm trung tâm, bởi như đã nói ở trên
động từ chỉ hướng thường đòi hỏi bổ tố chỉ địa điểm hay phương hướng đích
đến tức mục đích của sự di chuyển đi kèm, bởi vậy động từ xu hướng chính là
loại vị từ (+di chuyển) (+mục tiêu) điển hình nhất. Còn vị từ di chuyển
18
thường không đòi hỏi bổ tố bắt buộc trong khung vị ngữ, tức thành tố biểu thị
không gian không bắt buộc có mặt thì không nằm trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn.
Cụ thể, luận văn khảo sát các vị từ (+di chuyển) (+mục tiêu) dưới đây:
+ Nhóm 1:
来
đến (tới, lại, sang)
,去
đi,
上
lên (ra)
,下
xuống
,进
vào
,出
ra
,回
về
,过
qua(sang).
+ Nhóm 2:
出来、出去、过来、过去、回来、回去、进来、进去、起
来、上来、上去、下来、下去
.
Theo đó, ta có “ngữ vị từ với vị từ di chuyển có mục tiêu làm trung
tâm” trong tiếng Hán ở phạm vi của luận văn này là ngữ động tân, làm vị ngữ
trong đó, động từ chỉ hướng làm trung tâm của động ngữ, bổ tố chỉ địa điểm
trong không gian, có thể là điểm xuất phát, điểm đi qua hoặc điểm kết thúc
của sự di chuyển.
* Vị từ di chuyển có mục tiêu trong tiếng Việt:
Vấn đề phân loại vị từ tiếng Việt nói chung và động từ tiếng Việt nói
riêng thực sự được các học giả chú ý khi chuyên đề nghiên cứu riêng về động
từ của Nguyễn Kim Thản [24] được công bố, tác giả phân loại chủ yếu dựa
trên tiêu chí: theo các hình thức cấu tạo của động từ (từ thuần, từ phức, từ
pha, từ chắp), theo sự phân phối của các hư từ phục vụ động từ (động từ trừu
tượng không có khả năng kết hợp với phó từ, nhóm động từ đa phương, đơn
phương, nhóm động từ vô phương, động từ trạng thái, động từ tình cảm và
động từ tri giác) và theo tính chất chi phối của động từ (động từ ngoại hướng,
động từ trung tính và động từ nội hướng). Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu đã
nhận ra phân loại theo các tiêu chí này của Nguyễn Kim Thản vẫn tồn tại
nhiều bất cập, tuy vậy phải thừa nhận rằng chuyên đề này ít nhiều cũng nhấn
mạnh được tầm quan trọng của động từ, tức vị từ trong hệ thống từ loại và cú
19
pháp tiếng Việt, khiến phân loại động từ thực sự trở thành chủ đề nghiên cứu
nóng hổi trong thời gian tiếp theo.
Đinh Văn Đức trong “Ngữ pháp tiếng Việt” [7] có chỉ ra rằng: trong
tiếng Việt, các động từ với ý nghĩa chuyển động có số lượng khá phong phú.
Ngoài các động từ chỉ các dạng khác nhau của chuyển động như đi, chạy, bay,
bò, leo, trượt… , còn có một nhóm các động từ chuyển động bao hàm hướng
chuyển động như ra, vào, lên, xuống, sang, qua, lại, tới, đến, về…Ví dụ: tôi
đi Hà Nội, Nó lên tầng hai, tôi về nhà lúc 8h tối…Nhóm động từ chuyển động
này có đầy đủ chức năng của động từ nhưng trong nhiều trường hợp chúng trở
thành từ phụ chỉ hướng của động từ - tức làm thành tố phụ cho trung tâm
động ngữ, ví dụ: chạy ra, nhìn vào, đi lên, kéo về…, hoặc trở thành từ nối ( có
tính chất của 1 giới từ) như nghĩ đến, nhớ ra, nói về…
Khi phân loại “động từ chỉ hành động và trạng thái” tiếng Việt, Hoàng
Văn Thung và Lê A trong “Ngữ Pháp Tiếng Việt” [25] có đề cập đến “vị từ
chuyển động có hướng” gồm: ra, vào, lên, xuống…Cao Xuân Hạo [10] phân
chia vị từ hành động ra làm: vị từ chuyển tác và vị từ vô tác, trong đó khi
phân loại vị từ vô tác có đề cập đến “vị từ hành động di chuyển”: vào, ra, lên,
xuống, chạy, đi…
Trong luận án “Ngữ vị từ tiếng Mông”, Nguyễn Văn Hiệu có đưa ra
bảng phụ lục phân loại các nhóm vị từ hành động trạng thái đòi hỏi ít nhất 1
diễn tố trong khung ngữ vị từ, bảng có liệt kê các “vị từ di chuyển có mục
tiêu” tiếng Mông, tương đương với tiếng Việt bao gồm: trốn thoát, vượt, qua,
sang, về, đi theo, đi, lên, trèo, ra, men, rút lui, đến, theo, rẽ, nhoi.
Theo hướng chức năng S.C Dik (1978) đã đưa ra mô hình phân loại sự
tình dựa theo các chiều Động (Dynamism) và Chủ ý (Control). Áp dụng mô
hình phân chia này có Cao Xuân Hạo (1991), Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn
Bằng, Hoàng Xuân Tâm (1997), tuy nhiên ứng dụng thành công mô hình
nghiên cứu nghĩa biểu hiện sự tình của Dik để phân loại vị từ tiếng Việt căn
20
bản trên hai chiều đối lập về tính Động và Tĩnh phải kể đến tác giả Nguyễn
Thị Quy (1995), theo đó tác giả phân chia vị từ tiếng Việt ra làm 4 loại: Hành
động, Trạng Thái, Tư thế, Quá Trình, đồng thời chỉ ra những đặc trưng ngữ
pháp của từng loại, trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn về vị từ Hành động với các
tham tố của nó trong tiếng Việt.
Cụ thể, Nguyễn Thị Quy dựa vào cả hai tiêu chí có/không tác động và
tiêu chí diễn trị để phân loại vị từ hành động (+ Động + Chủ ý) tiếng Việt:
Tiêu chí phân loại bằng các nét
nghĩa biểu hiện của vị từ trung tâm
Nhóm vị từ
trung tâm
Tiêu chí
p.loại diễn trị
-Tác
động
+Mục
tiêu
+Di chuyển
Vị từ di chuyển có
mục tiêu: đi, đến, về,
vào, ra, xuống,
qua…
Đòi hỏi
phải có 1 bổ
tố trong
khung vị từ
-Di chuyển
Vị từ không di
chuyển có mục tiêu:
đọc, xem, ngửi…
+Tác
động
Tạo tác
đối
tượng
Sản phẩm
Vị từ tạo tác đối
tượng: đắp, nặn, viết,
vẽ, đào…
Làm cho
đối tượng
biến chuyển
Hủy diệt
Vị từ hủy diệt: giết,
dỡ, phá…
Thay
đổi
trạng
thái
Vật
chất
Vị từ thay đổi trạng
thái vật chất đối
tượng: đập, cắt, bổ,
đẽo, gấp…
Tinh
thần
Vị từ thay đổi tinh
thần đối tượng: dọa,
quát, trách…