Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.99 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH NGÔN NGỮ CỦA NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC


NGUYỄN THỊ THANH TÂM

KHẢO SÁT CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƠN NGỮ HỌC

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số

:60.22.040

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN VĂN KHANG

HÀ NỘI 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

5

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ

8

1.1 Khái niệm về chính sách ngơn ngữ

8

1.2 Những nội dung cơ bản của chính sách ngơn ngữ

10

1.3 Chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ, lập pháp ngơn ngữ

11

1.3.1 Chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ

11

1.3.2 Chính sách ngơn ngữ với lập pháp ngơn ngữ

12


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA NHÀ
NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

17

2.1 Vài nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến độc lập

17

2.1.1 Những đặc điểm chung

17

2.1.2 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Lý (1010 – 1225)

18

2.1.3 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Trần (1225 - 1440)

19

2.1.4 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Hồ (1400 - 1407)

20

2.1.5 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ (1428 - 1527)

21

2.1.6 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Mạc (1527 - 1592)


22

2.1.7 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)

24

2.1.8 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Nguyễn (1802 - 1945)

25

2.2 Cảnh huống ngơn ngữ ở Việt Nam thời kì Nhà nước phong kiến
độc lập
2.2.1 Khái niệm về cảnh huống ngôn ngữ

27
27

2.2.2 Một số đặc điểm đáng chú ý về cảnh huống ngôn ngữ thời kỳ phong kiến
độc lập

29


2.3 Một số nội dung về chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong
kiến độc lập
2.3.1 Đặt vấn đề
2.3.2 Chính sách đối với chữ Hán

34

34

35

2.3.3 Chính sách đối với chữ Nơm

44

2.4 Tiểu kết

54

CHƯƠNG 3: LIÊN HỆ VỚI CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
3.1 Nhìn lại chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập

57
57

3.2 Liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay 59
3.3 Tiểu kết

70

KẾT LUẬN

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO


75


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dân tộc và ngôn ngữ là hai mặt gắn liền với nhau. Trong tiến trình đó,
ngơn ngữ vừa là cái đặc trưng của dân tộc, vừa là cái phản ánh, bảo tồn, truyền
tải các giá trị của nền văn hóa dân tộc, là phương tiện hợp nhất đại đoàn kết dân
tộc, củng cố và phát triển xã hội tộc người.
Chính sách ngơn ngữ là một vấn đề hết sức phức tạp, chịu tác động của
nhiều yếu tố chính trị và xã hội. Chính sách ngơn ngữ cũng có thể làm sinh sơi
nảy nở ngơn ngữ và cũng có thể làm diệt vong ngơn ngữ. Chính sách ngơn ngữ
tác động đến thái độ và việc lựa chọn ngơn ngữ sử dụng của người dân. Vì vậy
nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách ngơn ngữ là hết sức cần thiết đối với việc
phát triển ngơn ngữ.
Chính sách ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng mà hầu hết các quốc gia có
tình trạng đa dân tộc, đa ngôn ngữ phải quan tâm giải quyết. Điều này càng trở
nên quan trọng đối với các quốc gia trước đây vốn là những nước phải trải qua
các quá trình phong kiến thuộc địa. Điều này cũng có nghĩa là từ sau thế kỷ XX,
trên phạm vi thế giới, vấn đề chính sách ngơn ngữ càng trở nên quan trọng và cấp
thiết.
Do mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua các cảnh huống
khác nhau, có những cái nhìn về chính trị xã hội khác nhau nên dẫn đến những
lựa chọn, cách thức giải quyết của từng quốc gia cũng khác nhau. Và điều này tạo
thành bức tranh phức tạp, đa dạng về hệ thống chính sách ngôn ngữ của thế giới.
Việt Nam do điều kiện lịch sử, điều kiện quốc gia, dân tộc mình, cho nên
có thể coi đây là một trong những trường hợp điển hình về chính sách ngơn ngữ.
Trước khi có sự ra đời của nhà nước Việt Nam (1945), Việt Nam đã phải trải qua
những giai đoạn khó khăn về lịch sử. Vừa dựng nước, người Việt phải liên tiếp
2



đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần
suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt
Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (TK IV TCN) đến cuối TK XX
đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước,
khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và
dưới các triều đại phong kiến, thì ngơn ngữ ở vị thế quốc gia của nó là ngơn ngữ
ngoại nhập (tiếng Hán) nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu
tranh tự bảo tồn và phát triển. Chữ Hán được đọc theo cách của người Việt gọi là
cách đọc Hán Việt. Và được Việt hóa bằng nhiều cách để tạo ra nhiều từ tiếng
Việt thông dụng. Tiếng Việt phát triển phong phú đi đến ra đời hiện tượng chữ
viết ghi lại tiếng Việt trên cơ sở văn tự Hán vào TK XIII là chữ Nôm.
Bởi vậy, dù trải qua mn vàn khó khăn gian khổ, dân tộc ta, nhân dân ta
vẫn luôn quan tâm và cố gắng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, trong đó
thực hiện tốt chính sách ngơn ngữ.
Đề tài “Khảo sát chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập
Việt Nam”” góp phần vào nhìn lại chính sách ngơn ngữ của nhà nước phong kiến
và từ đó có cái nhìn về chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta hiện nay,
như là sự tiếp nói của truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn là, trên cơ sở lí luận về chính sách ngơn ngữ và
thơng qua khảo sát chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập, luận
văn này góp phần vào một cái nhìn xun suốt chính sách ngơn ngữ của Việt
Nam, cũng góp phần vào tìm hiểu chính sách ngơn ngữ gắn liền với thể chế nhà
nước, với chính trị xã hội.
Từ mục đích trên, Luận văn này có các nhiệm vụ như sau:
1/ Tìm hiểu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.

3



2/ Khảo sát chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến ở giai đoạn
độc lập.
3/ Rút ra một số nhận xét và liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Việt Nam
hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến
độc lập thông qua các văn bản thu thập được của q trình tìm tịi, nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn Nhà nước phong kiến độc lập.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, cụ
thể:
-Thu thập tài liệu: Trong đề tài chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu từ các
nguồn khác nhau như: các giáo trình, các bản dịch, các tài liệu tham khảo....
-Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tiến hành phân
tích theo các mục đích nghiên cứu đề tài sau đó tổng hợp lại và rút ra những nhận
xét, đánh giá.
Như vậy, luận văn khảo sát những chính sách ngơn ngữ của nhà nước
phong kiến độc lập Việt Nam qua các tư liệu sau:
- Tiến trình lịch sử Việt Nam
- Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
- Việt Nam sử lược
Ngoài ra trong những trường hợp cần thiết, luận văn cũng có thể sử dụng
một số tư liệu của các cơ quan như Viện sử học để làm sáng tỏ những vấn đề về
chính sách ngơn ngữ của Nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm ba chương:
4



Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà nước phong kiến độc
lập Việt Nam
Chương 3: Đánh giá về những quan điểm chính sách ngôn ngữ của Nhà
nước phong độc lập và liên hệ với chính sách ngơn ngữ của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ
1.1 Khái niệm về chính sách ngơn ngữ
Trong lịch sử lồi người, ngôn ngữ được ý thức như một đặc trưng dân tộc,
ngơn ngữ can dự tích cực vào mọi hoạt động của con người như văn hóa, kinh tế,
chính trị, giáo dục và được coi là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất.
Ngôn ngữ phát triển theo quy luật khách quan. Tuy nhiên nhân tố chủ quan
của con người cũng góp phần khơng nhỏ trong sự phát triển của ngơn ngữ. Chính
sách ngơn ngữ thể hiện ý chí chủ quan của con người đối với sự phát triển ấy hay
nói cách khác chính sách ngơn ngữ thể hiện sự can thiệp của con người vào ngôn
ngữ hoặc cảnh huống ngôn ngữ, tác động trước hết đến mặt chức năng của ngơn
ngữ và trong một chừng mực nào đó tác động đến mặt kết cấu của ngơn ngữ.
Thuật ngữ “chính sách ngôn ngữ” (Languge Policy) xuất hiện trong tác
phẩm “Ngôn ngữ học xã hội” (Sociolinguistics) năm 1970 bằng tiếng Anh của
J.A. Fishman, trong tác phẩm “Cấu trúc xã hội và chính sách ngôn ngữ”
(Estructure social y politica linguista) năm 1975 bằng tiếng Tây Ban Nha của
Rafael Ninyoles và trong tác phẩm “ Cờu trúc ngơn ngữ và chính sách ngơn ngữ”
(Sprach theorie und Sprachien politik) năm 1981 bằng tiếng Đức, tiếng Pháp của

Helmut Gluck.
Chính sách ngơn ngữ là một bộ phận hay một nội dung trong hệ thống
chính sách chính trị - xã hội của một quốc gia, cụ thể hơn chính sách ngơn ngữ là
một trong những bộ phận cấu thành của chính sách dân tộc trong quốc gia đa dân
tộc. Chính sách ngơn ngữ phải phản ánh được nội dung của chính sách dân tộc,
giải quyết được các vấn đề ngơn ngữ do nhà nước đặt ra và góp phần thực hiện
chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác.
6


Chính sách ngơn ngữ gồm có hai mặt: Mặt lý thuyết là những cơ chế của
sự giao tiếp về chức năng, bản chất và quy luật phát triển của ngôn ngữ. Mặt
hành động thực tiễn là những chủ trương của nhà nước và đồng thời là những
chương trình, kế hoạc thực hiện những chủ trương ấy nhằm tác động vào sự phát
triển của ngơn ngữ.
Vậy chính sách ngơn ngữ được hiểu như thế nào? Từ điển Tiếng Việt định
nghĩa chính sách là “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất
định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Và trong
cách hiểu chung nhất, chính sách ngơn ngữ là hình thức tác động có định hướng
của xã hội lên ngôn ngữ. Nhưng khi luận giải về nội dung và tính chất của khái
niệm này, các nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau.
B.A.Avrorin, M.I.Iseav và một số người khác nói chính sách ngơn ngữ “là
một bộ phận hữu cơ trong chính sách dân tộc của một nhà nước, một giai cấp hay
một đảng phái nào đó” và định nghĩa nó như là “ bình diện ngơn ngữ trong chính
sách (cương lĩnh) của đảng và nhà nước về vấn đề dân tộc”.
L.B.Nikolskij cho rằng, nếu quan niệm về chính sách ngôn ngữ như vậy là
phiến diện mà ở đây khái niệm chính sách ngơn ngữ phải được đặt vào cả trong
các quốc gia đa dân tộc lẫn quốc gia đơn dân tộc, bởi vì “về mặt xã hội, chính
sách ngơn ngữ là một bộ phận trong chính sách đối nội của gia cấp thống trị nhà
nước trong một quốc gia nhất định”.

Hồng Văn Hành cho rằng “ Chính sách ngơn ngữ là một phạm trù thuộc
lĩnh vực chính trị - xã hội, biểu thị hệ thống những quan điểm, những chủ trương
và biện pháp của một nhà nước hay của một tổ chức chính trị - xã hội, nhằm tác
động một cách có ý thức theo một định hướng nhất định vào sự hành chức và
phát triển của ngôn ngữ, phù hợp với cảnh huống ngôn ngữ và bối cảnh chính trị
- xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhằm phục vụ cho lợi

7


ích của đất nước, của các giai tầng xã hội mà nhà nước ấy hay tổ chức chính trị xã hội ấy làm người đại diện”.
Nguyễn Hàm Dương quan niệm “ Nói đến chính sách ngơn ngữ là nói đến
sự can thiệp có ý thức, có tổ chức, có cơ sở khoa học của xã hội vào sự hoạt động
và phát triển của ngơn ngữ. Hay nói cách khác, chính sách ngôn ngữ là sự lãnh
đạo những yêu cầu ngôn ngữ học của xã hội dựa trên sự hiểu biết khoa học về
những quy luật ngôn ngữ, đưa ngôn ngữ vào quỹ đạo phát triển chung của xã hội,
làm cho ngôn ngữ phục vụ ăn khớp với sự phát triển của xã hội”.
Nguyễn Như Ý đã cho rằng: “ Chính sách ngơn ngữ là các chủ trương
chính trị của một nhà nước, chính xác hơn là của các giai cấp thống trị nhà nước,
một đảng phái, một nhóm xã hội…về vấn đề ngôn ngữ và các biện pháp thực
hiện các chủ trương đó nhằm hướng sự hoạt động của các ngơn ngữ và các hình
thức tồn tại của ngơn ngữ theo những mục đích nhất định. Tính quy định chính trị
là cơ sở phân biệt và đánh giá tính chất tiến bộ và phản tiến bộ của chính sách
ngơn ngữ trong các nước có chế độ xã hội khác nhau. Nó cũng là chỗ dựa để
phân biệt các khái niệm chính sách ngơn ngữ, xây dựng ngơn ngữ, kế hoạch hóa
ngơn ngữ vốn đang được dùng như là khái niệm đồng nghĩa trong các khuynh
hướng ngôn ngữ học xã hội ngày nay”.
Tóm lại chính sách ngơn ngữ là một hệ thống các biện pháp (có thể biểu
hiện dưới các dạng văn bản pháp luật, các đường lối chủ trương, các kế hoạch…)
nhằm tác động vào các quá trình phát triển của cảnh huống ngôn ngữ, tạo phương

hướng cho ngôn ngữ phát triển phù hợp với các nhu cầu xã hội. Chính sách ngơn
ngữ cũng chính là kế hoạch phát triển ngơn ngữ có liên quan đến kế hoạch phát
triển xã hội, tộc người, có liên quan đến chính sách phát triển văn hóa, giáo dục
của nhà nước. Kế hoạch phát triển ngôn ngữ thường thể hiện bằng một loạt các
biện pháp như: quy định ngôn ngữ quốc gia, xây dựng chữ viết cho các dân tộc

8


chưa có chữ viết, xác định ngơn ngữ chuẩn, giải quyết các mối quan hệ giữa ngôn
ngữ văn học và ngơn ngữ nói, xác định các chuẩn ngữ âm, từ vựng, chính tả…

1.2 Những nội dung cơ bản của chính sách ngơn ngữ
Chính sách ngơn ngữ có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc muốn phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội thì vấn đề đầu tiên cần lưu tâm là phát triển ngơn ngữ. Một
chính sách ngơn ngữ phù hợp khơng chỉ đảm bảo cho sự ổn định xã hội mà còn
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Với tư cách là một phần của chính sách dân tộc, chịu ảnh hưởng trực tiếp
của một chính sách chính trị cũng như đường lối phát triển quốc gia, chính sách
ngơn ngữ góp phần thực hiện chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác.
Chính sách ngơn ngữ phải phản ánh được nội dung chính sách dân tộc, giải quyết
được những vấn đề ngơn ngữ do nhà nước đặt ra và góp phần thực hiện chính
sách dân tộc và các chính sách xã hội khác. Bất kỳ nhà nước nào muốn duy trì và
bảo tồn văn hóa dân tộc thì cũng đồng thời duy trì chính sách ngơn ngữ dân tộc.
Đối với quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ, đa văn hóa thì việc xây dựng chính
sách ngơn ngữ - dân tộc là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
trong sự phát triển.
Ngơn ngữ trên mọi phương diện có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của một quốc gia, có khi ngơn ngữ cịn là nhân tố quyết định và đảm bảo sự ổn

định và tiến bộ của quốc gia bằng cách giữ vai trò tác nhân giao tiếp thống nhất
dân tộc, pháp luật, quản lý nhà nước, chính trị. Ngơn ngữ là phương tiện đồn kết
dân tộc, thống nhất đất nước nên đất nước có được sự ổn định và phát triển hay
khơng phụ thuộc vào chính sách của nhà nước. Và quốc gia nào cũng phải xây
dựng cho mình một chính sách phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử.
Chính sách ngơn ngữ gồm những nội dung sau:
9


Thứ nhất: chính sách ngơn ngữ là một trong những nhân tố của q trình
phát triển ngơn ngữ. Bởi vì chính sách ngơn ngữ tác động đến sự phân bố chức
năng giữa các thực thể ngôn ngữ trong quốc gia bao gồm mối quan hệ giữa các
ngôn ngữ, giữa các phương ngữ, giữa các hình thức ngơn ngữ nói, viết…Chính
sách ngơn ngữ cịn tác động đến sự phát triển của hệ thống một ngôn ngữ. Những
tác động này đều diễn ra theo hai hướng là kích thích sự phát triển và kiềm chế sự
phát triển. Chẳng hạn trong phạm vi giữa các ngơn ngữ thì có thể kích thích sự
phát triển của ngơn ngữ giữ vị trí hàng đầu nhưng đồng thời lại cản trở sự mở
rộng và hạn chế phạm vi chức năng của một số ngơn ngữ khác.
Có thể thấy chính sách ngơn ngữ liên quan đến việc lựa chọn ngơn ngữ, lựa chọn
hình thức tồn tại của ngôn ngữ và lựa chọn các đơn vị ngôn ngữ để đạt được các
mục đích giao tiếp nhất định.
Thứ hai: Chính sách ngơn ngữ được xây dựng để giải quyết những vấn đề
ngơn ngữ nảy sinh trong xã hội. Nói đến những vấn đề nảy sinh trong xã hội là
nói đến các vấn đề phức tạp và đa dạng. Nhưng có thể quy về hai dạng. Một là,
dạng vĩ mơ là những vấn đề liên quan đến sự phân bố các thực thể ngôn ngữ theo
phạm vi giao tiếp. Hai là dạng vi mô là những vấn đề nảy sinh trong q trình
giao tiếp của các thực thể ngơn ngữ riêng rẽ. Nhưng dù ở dạng nào thì việc nêu
cảnh huống ngôn ngữ bao giờ cũng phải đi trước một bước. Nghiên cứu các vấn
đề thuộc vĩ mô và vi mô một mặt giúp cho hiểu rõ hơn nội dung cụ thể của chính
sách ngơn ngữ và mặt khác tạo cơ sở khách quan cho chính sách ngơn ngữ.

Thứ ba: từ góc độ xã hội học, chính sách ngơn ngữ là một phần chính sách
đối nội của một quốc gia nào đó. Điều này thể hiện ở chỗ, cần xem xét chính sách
ngơn ngữ được đưa ra thể hiện lợi ích của toàn xã hội hay chỉ thể hiện lợi ích của
giai cấp cầm quyền. Như vậy chính sách ngôn ngữ phải phù hợp với cảnh huống
ngôn ngữ tức là phải làm cho ngôn ngữ trở thành một biểu tượng của sự thống
nhất cộng đồng về mặt chính trị, văn hóa xã hội và dân tộc. Làm cho ngơn ngữ
10


trở thành cơng cụ đồn kết chính trị các cộng đồng ngôn ngữ dân tộc khác nhau
trong phạm vi quốc gia.
Như vậy chính sách ngơn ngữ là tổng thể các biện pháp nhằm phổ dụng
hoặc điều chỉnh các ngôn ngữ trong những phạm vi giao tiếp có tổ chức khác
nhau (tức phạm vi giao tiếp hành chính nói và viết, giao tiếp đại chúng, phạm vi
giáo dục, phạm vi sáng tạo nghệ thuật), hoặc là khởi tạo ra những quy tắc nghi
thức lời nói, những lời khuyên về sự trao dồi ngơn ngữ cho các phạm vi giao tiếp
khơng có tổ chức tức là sự giao tiếp tự phát giữa các cá nhân hoặc trong phạm vi
gia đình.
Vấn đề chính sách ngơn ngữ địi hỏi phải có sự cân nhắc nhiều mặt và thận
trọng dựa trên thực tế đời sống ngơn ngữ của một nước. Theo thuật ngữ chun
mơn thì chính sách ngơn ngữ phải căn cứ cụ thể vào cảnh huống ngơn ngữ của
đất nước. Chỉ có chính sách ngôn ngữ nào lưu ý, cân nhắc đến tất cả mọi nhân tố
của cảnh huống ngơn ngữ thì mới có khả thi và kết quả tốt.
1.3 Chính sách ngơn ngữ với kế hoạch hóa ngơn ngữ, lập pháp ngơn ngữ
Thuật ngữ chính sách ngơn ngữ có thể mới xuất hiện gần đây, nhưng sự
can thiệp của con người vào ngôn ngữ và các cảnh huống ngơn ngữ thì đã có từ
lâu. Hiện nay bên cạnh thuật ngữ chính sách ngơn ngữ (language policy) người ta
cịn nói đến kế hoạch hóa ngôn ngữ (language planning), lập pháp về ngôn ngữ
(Language legislation) và hai khái niệm này có quan hệ khăng khít với chính sách
ngơn ngữ hay nói một cách khác chúng là một phần khơng thể tách rời của chính

sách ngơn ngữ.

Theo L. Calvet, thuật ngữ kế hoạch hóa ngơn ngữ “xuất hiện từ những năm
1959 dưới ngòi bút của E. Haughen (1959) khi ông viết về ngôn ngữ ở Na Uy. Kế
hoạch hóa ngơn ngữ được trình bày là sự can thiệp của chuẩn (thông qua con
đường các quy tắc chính tả…) của Nhà nước nhằm xây dựng một bản sắc dân tộc
11


sau hàng thể kỷ dưới ách đô hộ của Đan Mạch” (L.Calavet, 1996). Đây là ý kiến
hầu như khơng có sự phản đối, tức là tán đồng với L.Calavet về tác giả cũng như
thời gian ra đời của thuật ngữ “kế hoạch hóa ngơn ngữ”. Như vậy có thể thấy, ra
đời vào những năm cuối thập niên 50 đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, kế hoạch
hóa ngơn ngữ chịu tác động rất lớn của bối cảnh ngôn ngữ - xã hội lúc đó. Hay
nói cách khác, chính bối cảnh ngơn ngữ xã hội khi đó là những cơ sở xã hội ngơn ngữ cho sự ra đời, hình thành và phát triển của cơng việc kế hoạch hóa ngơn
ngữ.
Từ điển Tiếng Việt(1992) đã định nghĩa:
Chính sách: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất
định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.
Kế hoạch: “Tồn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống những cơng
việc làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu cách thức, thời gian tiến
hành”.
Kế hoạch hóa: “Làm cho phát triển một cách có kế hoạch (thường trên quy
mơ lớn)”.
Như vậy, kế hoạch là một bộ phận của chính sách và điều đó cũng có nghĩa
rằng chính sách ngơn ngữ và kế hoạch hóa ngơn ngữ có mối quan hệ vơ cùng
chặt chẽ. Kế hoạch hóa ngơn ngữ chính sự tác động của con người vào ngôn ngữ
nhưng không phải là tùy tiện mà có tổ chức và nhà nước thường là cơ quan cao
nhất đề ra các kế hoạch về ngơn ngữ.
Kế hoạch hóa ngơn ngữ ln gắn liên với hồn cảnh xã hội ở từng quốc gia

cụ thể.Vì vậy, ở các quốc gia khác nhau và ở các thời kỳ lịch sử khác nhau trong
một quốc gia thì sẽ có chương trình kế hoạch hóa ngơn ngữ khác nhau. Cơng việc
kế hoạch hóa ngơn ngữ ln được coi là một bộ phận của công cuộc xây dựng đất
nước: tăng cường ý thức dân tộc, củng cố thống nhất đất nước. Kế hoạch hóa

12


ngơn ngữ có một vai trị vơ cùng to lớn đối với việc ổn định về chính trị, phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội của một quốc gia.
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kế hoạch hóa ngơn ngữ, chúng tôi xin
dẫn ra đây một vài quan niệm về kế hoạch hóa ngơn ngữ như sau:
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ bao gồm các cơng trình có tính quy chuẩn về
ngôn ngữ hàn lâm và ngôn ngữ đời thường cùng tất cả những dạng thức của ngơn
ngữ nói chung và những đề xuất đổi mới hay chuẩn hóa ngơn ngữ” (Haughen
1969).
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ xuất hiện khi người ta cố tình áp dụng những
kiến thức tổng hợp về ngơn ngữ nhằm thay đổi các thói quen sử dụng ngơn ngữ
trong một nhóm người”(Thorburn 1971).
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ là một tập hợp những hoạt động có chủ ý, được
thiết kế một cách có hệ thống nhằm tổ chức và phát triển các nguồn ngôn ngữ của
một cộng đồng trong thời gian biểu đã được xếp đặt trước” (Das Gupta 1973).
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ là một sự theo đuổi có tổ chức, những giải pháp
cho các vấn đề ngơn ngữ, điển hình là ở cấp độ quốc gia” (J.A.Fishman).
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ là dựa trên nền tảng của giao tiếp, được sự thừa
quyền của nhà nước mà cố gắng một cách không ngừng, có ý thức để làm thay
đổi chức năng của ngơn ngữ trong xã hội.” (Weinstein).
- “Kế hoạch hóa ngơn ngữ là sự hoạt động điều chỉnh và cải thiện các ngơn
ngữ sẵn có hoặc tạo ra những ngơn ngữ mới”. (Tauli 1974).
Như vậy kế hoạch hóa ngơn ngữ khơng chỉ phạm vi quốc gia mà còn

hướng tới những phạm vi nhỏ hơn như các dân tộc, các tôn giáo. Kế hoạch hóa
ngơn ngữ đề cập tới những quy định về cấu trúc, chức năng trong hệ thống các
quy tắc ngôn ngữ nhằm tác động tới sự hoạt động của ngôn ngữ đối với các cộng
đồng trong xã hội.

13


Tóm lại, kế hoạch hóa ngơn ngữ có thể được hiểu là các cơng việc quản lý
ngơn ngữ. Hay nói một cách cụ thể, đây là phản ứng điều tiết có chủ động, có tổ
chức, có kế hoạch đối với hoạt động của ngôn ngữ bao gồm ba nội dung lớn là kế
hoạch hóa địa vị ngơn ngữ, kế hoạch hóa bản thể ngơn ngữ và kế hoạch hóa uy
tín ngôn ngữ với hàng loạt các vấn đề như lựa chọn ngơn ngữ, chuẩn hóa ngơn
ngữ, sự phân bố chức năng giữa các ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ, hiện đại hóa
ngơn gữ, cải cách, chế tác chữ viết…Mục đích cuối cùng của công việc này là
giải quyết sự lưu thông về giao lưu tin tức trong mối quan hệ giao tiếp giữa con
người với con người.
Kế hoạch hóa ngơn ngữ bao gồm ba nội dung lớn:
- Kế hoạch hóa địa vị ngơn ngữ hay cịn gọi là kế hoạch hóa vị thế ngơn
ngữ: Là làm thay đổi chức năng xã hội của một ngôn ngữ hay của một phương
ngữ. Đối với quốc gia đa dân tộc và có quá nhiều ngơn ngữ cùng tồn tại thì vấn
đề kế hoạch hóa địa vị ngơn ngữ có một vị trí vơ cùng quan trọng, bởi vì nó liên
quan đến việc lựa chọn ngơn ngữ nào có chức năng cao nhất trong xã hội. Vì vậy,
kế hoạch hóa địa vị ngơn ngữ nhằm giải quyết mối quan hệ về địa vị ngôn ngữ
trong phạm vi một quốc gia, một khu vực như lựa chọn ngơn ngữ quốc gia, ngơn
ngữ chính thức, ngơn ngữ hành chính, ngơn ngữ giáo dục. Đây là lĩnh vực thuộc
phạm vi quan tâm của nhà nước dưới các hình thức chính phủ trực tiếp chỉ đạo
hoặc giao cho tổ chức chính quyền.
- Kế hoạch bản thể ngơn ngữ hay cịn gọi là kế hoạch hóa khối liệu ngơn
ngữ: Nhằm chuẩn hóa và phát triển bản thân ngơn ngữ như xác định ngơn ngữ

chuẩn, chuẩn hóa về mặt chính tả, ngữ âm, từ vựng, chuẩn hóa các thuật ngữ
khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là các thuật ngữ vay mượn hoặc tạo ra các từ mới
hoặc bổ sung cho những hình thức ngơn ngữ hiện có. Tuy nhiên kế hoạch hóa
bản thể ngơn ngữ ở mỗi quốc gia là khác nhau. Đối với những ngơn ngữ đã có
truyền thống, đã ở mức tương đối phát triển thì nhiệm vụ của kế hoạch hóa bản
14


thể ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào hai mặt: chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng
của ngơn ngữ. Cịn đối với ngơn ngữ chưa có truyền thống chữ viết, chưa phát
triển thì phải tập trung chủ yếu vào cấu trúc bản thể ngơn ngữ. Vì vậy, một trong
những nội dung cơ bản của kế hoạch hóa bản thể ngơn ngữ là biến ngơn ngữ
khơng có truyền thống thành ngơn ngữ có truyền thống chữ viết.
- Kế hoạch hóa uy tín ngơn ngữ: Trong q trình thực hiện kế hoạch hóa
ngơn ngữ nếu thiếu kế hoạch hóa uy tín ngơn ngữ thì sự cố gắng của kế hoạch
hóa địa vị ngơn ngữ và kế hoạch hóa bản thể ngơn ngữ có thể sẽ khơng thành
cơng. Giữa ba nội dung này có mối quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời.
Điều cuối cùng muốn nhấn mạnh là để thực hiện được kế hoạch hóa ngơn
ngữ thì phải có người khởi phát, có nghĩa là phải có một cơ quan nhà nước ủy
quyền chuyên trách, hoặc tổ chức kinh tế, tổ chức tơn giáo có ảnh hưởng đến q
trình thực thi.
1.3.2 Chính sách ngơn ngữ với lập pháp ngơn ngữ
Vấn đề xung đột ngôn ngữ đã tồn tại từ lâu trong lịch sử, đặc biệt trong
thời đại ngày nay. Đối với các quốc gia đa dân tộc, đặc biệt là những nước nghèo,
chậm phát triển luôn tiềm ẩn những nguy cơ của sự mất ổn định, thường dẫn tới
những xung đột sắc tộc mà nguyên nhân bắt nguồn từ những mối bất hịa về ngơn
ngữ, về tơn giáo, về lãnh thổ…Vì vậy quốc gia nào cũng vậy, đặc biệt là đối với
các quốc gia tồn tại nhiều ngôn ngữ trên lãnh thổ đã phải đưa ra các đạo luật về
ngôn ngữ.
Theo từ điển Tiếng Việt (1992):

“Lập pháp” là việc định ra pháp luật. Vì vậy thuật ngữ “lập pháp về ngơn
ngữ” được hiểu là sự định ra pháp luật về ngôn ngữ.
“Mục tiêu cơ bản của lập pháp ngôn ngữ là thông qua pháp luật để xác
định địa vị của một ngơn ngữ nào đó và quy định phạm vi sử dụng của chúng”

15


[10, tr. 188]. Bên cạnh đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ ngơn ngữ, ưu tiên và
hiện thực hóa một số ngôn ngữ đã được xác định thông qua pháp luật.
Luật pháp về ngôn ngữ thường tập chung vào các lĩnh vực:
- Xác định vị thế quốc gia của ngôn ngữ quốc gia;
- Xác định vị thế pháp lý của các ngơn ngữ cịn lại trong quốc gia;
- Xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với ngôn ngữ;
- Xác định trách nhiệm của nhà nước và các cơ quan pháp luật đối với vấn
đề ngôn ngữ;
- Quy định cụ thể về sử dụng từng ngôn ngữ ở các phạm vi đối nội (trong
hành chính, giáo dục, xuất bản, phương tiện thông tin đại chúng…) và đối ngoại
(trong ngoại giao, trong các tổ chức quốc tế);
- Quy định về các chuẩn mực ngôn ngữ như cách đọc, cách viết, ngữ pháp
(với ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức;
- Việc chế tác chữ viết, điều chỉnh, lựa chọn chữ viết (đối với ngơn ngữ các
dân tộc ít người).
[10, tr. 187-188]
Vì vậy, khi nói đến chính sách ngơn ngữ, người ta không thể không nhắc
đến những quy định trong hiến pháp về ngôn ngữ, các pháp lệnh, bộ luật…và rất
nhiều các điều khoản, quy định khác. Đó là các quy định mang tính cưỡng chế về
quyền lợi, nghĩa vụ và mục tiêu thực hiện. Thông qua pháp luật để quy định
quyền lợi và nghĩa vụ của một ngôn ngữ. Có thể thấy rằng, nhờ có một hệ thống
lập pháp mà chính sách ngơn ngữ mới có thể thực thi và tiến hành thành công

được.
Ngôn ngữ dù loại nào cũng đều là nguồn sinh thái của con người. Xét cả
mặt lịch sử, hiện tại và tương lai, ngôn ngữ là công cụ tồn tại vĩnh cửu và là tấm
gương trung thực của con người. Vì thế, lồi người phải bằng mọi giá bảo vệ phát
triển ngôn ngữ; kiên quyết phản đối sự bất bình đẳng, sự bất cân bằng và không
16


an tồn một cách cực đoan về ngơn ngữ. Đồng thời, phải coi ngôn ngữ là sản vật
của tự nhiên, là tài sản tinh thần, là yếu tố cơ bản trong sự phân biệt về ý thức văn
hóa để bảo vệ và phát triển các nền văn hóa nói chung và ngơn ngữ nói riêng.

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH NGƠN NGỮ CỦA NHÀ NƯỚC
PHONG KIẾN ĐỘC LẬP VIỆT NAM
2.1 Vài nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến độc lập
2.1.1 Những đặc điểm chung
Đất nước và cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời.
Người Việt cổ - tổ tiên của người Việt ngày nay và một số các dân tộc thiểu số
khác đã từng sinh cơ, lập nghiệp ở đây từ thuở bình minh của nhân loại. Họ đã
khai phá, chế ngự thiên nhiên và tái tạo môi sinh để tồn tại và phát triển. Và suốt
quá trình hàng mấy ngàn năm, để xây dựng một quốc gia độc lập và một cộng
đồng dân tộc luôn luôn bảo tồn được bản sắc riêng của mình, họ đã phải chống
trả sự xâm lược và đồng hóa của các thế lực ngoại bang.

17


Có thể nói rằng, lịch sử Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước và
giữ nước.

Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt
nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm
939 Ngô Quyền xưng vương sau trận lịch sử trên sông Bạch Đằng quân xâm lược
Nam Hán nhưng ông chỉ làm vua được 5 năm (939 - 944) thì mất. Triều đình lâm
vào cảnh lục đục, đất nước loạn lạc, chia ra làm nhiều vùng cát cứ, mà lịch sử
thường gọi là loạn 12 sứ quân.
Đinh Bộ Lĩnh, con trai của Đinh Công Trứ, Thứ sử Châu Hoan, cha mất
sớm theo mẹ về Hoa Lư (Ninh Bình) làm ruộng, chăn trâu cắt cỏ, học chữ và
luyện võ. Lớn lên ông thấy không thể để dân sống trong cảnh loạn lạc, đói kém
do 12 sứ quân xưng hùng, xưng bá tạo nên, đã chiêu mộ binh lính và hào kiệt dẹp
loạn 12 sứ quân. Năm 968, sau khi dẹp xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngơi
Hồng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đơ ở Hoa Lư.
Năm 979, Đinh Tiên Hồng và con là Đinh Liễn, bị thái giám Đỗ Thích
giết, Đinh Tồn mới 6 tuổi, lên ngơi vua. Nhân cơ hội này, Nhà Tống (Trung
Quốc) cho quân sang xâm lược. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga
đã quyết định truyền ngơi vua cho Lê Hồn (980 - 1005) - Thập đạo tướng quân
(của Nhà Đinh). Lê Hoàn chỉ huy đánh tan quân Tống. Năm 1005, Lê Hồn mất,
triều đình lục đục, Lý Cơng Uẩn, giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, được triều thần
tôn lên giữ ngơi Hồng đế.
Từ đây nước Đại Việt bước vào kỷ nguyên độc lập thực sự và xây dựng
một Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền.
2.1.2 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Lý (1010 - 1225)
Nhà Lý rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (Hà Nội ngày nay), năm 1010
vẫn lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt (năm 1054 đổi là Đại Việt). Nhà Lý đã xây
dựng được một nhà nước Trung ương tập quyền, thống nhất từ trung ương xuống
18


địa phương, chia đất nước thành 24 lộ, xây dựng quốc phịng, thực hiện chính
sách “Ngụ binh ư nơng” (cho binh lính đổi phiên, cứ lần lượt 6 tháng một được về

làm ruộng); chống giặc ngoại xâm (năm 1077, dưới sự chỉ huy của Thái úy Lý
Thường Kiệt đã đánh tan 10 vạn quân Tống với một vạn chiến mã trên phịng
tuyến sơng Như Nguyệt (Sơng Cầu); đề cao Nho giáo, xây dựng Văn Miếu (năm
1070) và Quốc Tử Giám (năm 1076), dạy chữ, tổ chức thi cử để tuyển chọn nhân
tài cho đất nước; dung hòa tam giáo (Phật giáo, Đạo giáo và Nho Giáo).
Sang đời Lý Huệ Tông triều Lý suy yếu. Triều đình lục đục. Năm 1224, Lý
Huệ Tông bị ép đi tu và phải nhường ngôi cho con gái là cơng chúa Chiêu Thánh,
lúc đó mới bảy tuổi, lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng
Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264), là một nhà chính trị xuất sắc của Nhà
Lý, trước cảnh rối ren của triều đình đã tìm kế chuyển quyền về cho họ Trần.
Ơng đã sắp xếp đưa cháu là Trần Cảnh, con Trần Thừa, mới tám tuổi vào cung
giúp việc cho Lý Chiêu Hồng. Hàng ngày vui đùa, chăm sóc lẫn nhau, Lý Chiêu
Hoàng cảm mến Trần Cảnh. Trần Thủ Độ bày kế cho hai người kết nghĩa vợ
chồng. Ngày 21, tháng Mười Một, năm Đinh Dậu (tức ngày 11, tháng Mười Hai,
năm 1225), Lý Chiêu Hoàng mở yến tiệc trong Hoàng cung, trước sự chứng kiến
của văn võ bá quan trong triều đình, Lý Chiêu Hồng đã cởi áo Hồng bào trao
cho Trần Cảnh.
Ngày 11, tháng Mười Hai, năm 1225, triều Lý đã chuyển quyền cho triều
Trần.
2.1.3 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Trần (1225 - 1440)
Nhà Trần vẫn duy trì được nhà nước Trung ương tập quyền thống nhất,
phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xây dựng chùa chiền, lấy đạo Phật là quốc
giáo, coi trọng giữ gìn tồn vẹn giang sơn; có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng như:
Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh
Dư, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, có
19


nhà văn hóa nổi tiếng như nhà sử học Chương tử quan Lê Văn Hưu (1230 1322), đã có bộ quốc sử Đại Việt sử ký (gồm 30 tập).
Công lao lớn nhất của các triều đại Nhà Trần là ba lần đánh thắng quân

xâm lược Nguyên Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Đó là
cuộc đại phá quân Nguyên Mông lần thứ nhất (1258) của Trần Thái Tông, Trần
Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn; đại phá quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), dưới
sự chỉ huy của Trần Thánh Tông và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đã
triệu tập Hội nghị gồm các bô lão trong cả nước, họp ở Điện Diên Hồng để hỏi ý
kiến: Nên đánh hay nên hàng? Các bô lão đồng thanh hô: “Đánh”, quân Nhà
Trần khắc vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc) và đã đánh tan 50 vạn quân
xâm lược Nguyên Mông và cuộc đại phá quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ
ba (1288), cũng dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương
Trần Quốc Tuấn, đã đánh tan cuộc xâm lược của 50 vạn quân Nguyên Mông (với
trận quyết chiến khôn ngoan trên sông Bạch Đằng), giữ vững nền độc lập của
nước nhà.
Sang đời Trần Thuận Tông, Nhà Trần lâm vào suy vong. Ngày 15, tháng
Mười Hai, năm 1394, Thái Thượng hoàng Trần Nghệ Tơng mất, Hồ Q Ly làm
Phụ chính Thái sư, thâu tóm tồn bộ quyền bính để dần dần cướp ngôi vua. Năm
1400 Hồ Quý Ly lên ngôi vua. Ơng cho rời đơ về Thanh Hóa, xây dựng Tây Đô (
thành nhà Hồ - Yên Tôn, Vĩnh Lộc) đặt tên nước là Đại Ngu.
2.1.4 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Hồ (1400 - 1407)
Là một người thông minh lỗi lạc, tuy thời gian cầm quyền ngắn ngủi,
nhưng Hồ Quý Ly đã đề ra nhiều cải cách táo bạo: cho ra sách Minh Đạo gồm 14
thiên để phê phán tư tưởng Tống - Nho, đưa ra chế độ hạn điền, hạn nô, phát
hành tiền giấy, đổi mới chế độ thuế khóa, sa thải tăng lữ để hạn chế phong kiến quý tộc, tăng thêm lực lượng lao động xã hội, góp phần giải phóng sức sản xuất,
sức lao động.
20


Nhà Hồ cho đo đạc lại ruộng đất, điều tra dân số, tài sản, cải cách chế độ
thi cử (đưa tốn học vào chương trình giảng dạy); phát triển giáo dục, lập Quảng
tế thự (bệnh viện) để chữa bệnh cho nhân dân; định ra hình luật; phát triển thủy
lợi; giao trông - vận tải; đặt phố xá, trạm công văn; tăng cường quân đội thường

trực, xây dựng các tuyến phòng thủ và xây dựng các xưởng sản xuất vũ khí.
Các cải cách của Hồ Quý Ly toàn diện và tiến bộ, đi trước thời đại, nhưng
ông đã tiêu diệt Nhà Trần một cách tàn bạo (giết vua Thuận Tông, tướng Trần
Khát Chân, tông tộc và quan lại Nhà Trần tới 370 người) để chiếm ngôi vua và
củng cố quyền lực, nên bị người đời ốn hận. Thêm vào đó là Nhà Minh ln
rình rập thơn tính nước Đại Ngu, nên những cải cách của Hồ Quý Ly không thực
hiện được.
Tháng Sáu, năm 1406, Nhà Minh đem 80 vạn quân vào xâm lược, cha con
Hồ Quý Ly chạy vào Thanh Hóa, rồi Hà Tĩnh, đến ngày 17, tháng Sáu, năm
1407, bị quân Minh bắt đem về Trung Quốc.
Từ đây, đất nước Đại Ngu rơi vào ách thống trị hà khắc của Nhà Minh.

2.1.5 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ (1428 - 1527)
Trước sự đô hộ tàn bạo của quân Minh, Lê Lợi - một hào kiệt ở Thanh
Hóa, đã cũng các hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn,
Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng…tập hợp nghĩa quân, chính thức phất
cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa). Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngày7, tháng Hai,
năm 1418 và kết thúc ngày 3, tháng Giêng, năm 1428, sau một cuộc trường kỳ
kháng chiến kéo dài 10 năm. Đất nước được giải phóng, Nhà Lê bắt tay vào xây
dựng Nhà nước độc lập, phong kiến tập quyền.
Triều Lê đã để lại những nét son trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt vào thời
vua Lê Thánh Tông. Nhà vua chăm lo việc nước, như mở khoa thi chọn người
hiền tài ra giúp nước, đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo, khuyến khích nơng
21


nghiệp, phát triển ngành nghề, mở mang giao lưu buôn bán, ban hành chế độ
quân điền; lập bản đồ biên giới quốc gia, xây dựng Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng;
cho biên soạn lịch sử - bộ Đại Việt sử ký tồn thư, do nhà sử học Ngơ Sĩ Liên
(khơng rõ năm sinh, năm mất, sử sách còn để lại là năm 1492, ông đỗ tiến sĩ và

thọ 98 tuổi) biên soạn, được cơng bố năm 1497. Ơng lập Hội Tao Đàn (gồm 28
tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó, gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú”, do Lê
Thánh Tơng là ngun súy. Lê Thánh Tơng cịn minh oan cho danh nhân văn hóa
lỗi lạc, nhà chiến lược vĩ đại Nguyễn Trãi (1380 - 1442), người viết Bình Ngơ đại
cáo bất hủ (1427), bị “tru di tam tộc” ngày 16, tháng Tám, năm 1442, về vụ “Lệ
Chi Viên” (Vườn Vải - thuộc Gia Lương, Bắc Ninh. Ngày 27, tháng Bảy, năm
1442, Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đơng, duyệt qn ở thành Chí Linh. Nguyễn
Trãi đón vua về ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4, tháng Tám
vua về đến Lệ Chi Viên thì đột ngột băng hà. Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ,
người thiếp của Nguyễn Trãi, đang ở tuổi 40, được vua yêu quý bởi sắc đẹp và
giỏi văn thơ. Bọn quan thần cho là Thị Lộ đầu độc vua, có bàn tay của Nguyễn
Trãi).
Đến đời Lê Chiêu Tông, Nhà Lê đi vào suy vong. Từ đây, Nhà nước phong
kiến Trung ương tập quyền Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng. Đất nước
rơi vào loạn lạc trên hai thế kỷ.
2.1.6 Đôi nét về đặc điểm của nhà nước phong kiến Nhà Mạc (1527 - 1592)
Tháng Sáu, năm 1527, Mạc Đăng Dung, An Hưng Vương của Nhà Lê,
thấy Lê Cung Hoàng ươn hèn, đã đem quân về kinh đô (Đông Đô) ép vua nhường
ngôi, lập nên Nhà Mạc.
Đến năm 1592, Nhà Mạc đi vào suy tàn và bị quân Lê - Trịnh tấn công,
thua trận, quan quân Nhà Mạc chạy trốn lên cát cứ ở Cao Bằng, cho đến năm
1677 mới bị tiêu diệt hoàn toàn.

22


×