Tải bản đầy đủ (.pdf) (257 trang)

Hoạt đồng đào tạo nghề cho thanh niên trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 257 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH



HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH
NIÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC



CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 30 01


LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS ĐẶNG CẢNH KHANH


HÀ NỘI - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ VÂN HẠNH




HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH
NIÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC







LUẬN ÁN TIẾN SỸ XÃ HỘI HỌC





HÀ NỘI – 2008


MỤC LỤC


Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án 3
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 11
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 12
Giả thuyết nghiên cứu 13
Cách tiếp cận đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu 13
Kết cấu luận án 17
Khung lý thuyết 18
PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 19
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 19
1.1. Cơ sở lý luận 19
1.1.1 Hệ khái niệm 19
1.1.1.1. Khái niệm thanh niên 19
1.1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề 21
1.1.1.3 Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá 24
1.1.2. Các hƣớng tiếp cận lý thuyết 25
1.1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng 25
1.1.2.2 Lý thuyết xã hội hoá 30

1.1.2.3 Lý thuyết vốn con ngƣời 32
1.1.2.4 Tiếp cận xã hội học giáo dục 35
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề 40
1.1.3.1 Vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển nguồn nhân lực 40
1.1.3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về đào tạo nghề 43
1.2 Cơ sở thực tiễn 46
1.2.1 Thực trạng lực lƣợng lao động và nhu cầu việc làm ở nƣớc ta hiện
nay 46
1.2.2 Kinh nghiệm một số quốc gia về đào tạo nghề 51
Chƣơng 2: Thực trạng nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên ở nƣớc ta
hiện nay 64
2.1 Thực trạng nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên 64
2.1.1 Nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên qua một số cuộc điều tra xã
hội học 64
2.1.2 Nhu cầu đào tạo nghề của học sinh THPT 71
2.1.2.1 Đánh giá của học sinh THPT về con đƣờng vào đại học 71
2.1.2.2 Dự định sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT 74
2.1.2.3 Lý do chọn học nghề của học sinh THPT 85
2.1.2.4 Ngành nghề muốn theo học của học sinh THPT 88
2.1.2.5 Ngƣời định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh THPT 92
2.2 Một số vấn đề đặt ra qua thực trạng nhu cầu đào tạo nghề của thanh
niên 99
Chƣơng 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động đào tạo nghề cho thanh niên ở nƣớc ta hiện nay 103
3.1 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên ở nƣớc ta hiện nay 103
3.1.1 Quy mô của hệ thống đào tạo nghề nƣớc ta hiện nay 103
3.1.2 Cơ sở vật chất của hệ thống đào tạo nghề 108
3.1.3 Đội ngũ giáo viên đào tạo nghề 114
3.1.4 Phƣơng pháp đào tạo nghề 127
3.1.5 Nội dung đào tạo nghề 136

3.1.6 Chất lƣợng, hiệu quả đào tạo nghề 140
3.1.7 Hệ thống văn bằng chứng chỉ của hệ thống đào tạo nghề 149
3.1.8 Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với đào tạo nghề 156
3.2 Một số dự báo về sự phát triển của hoạt động đào tạo nghề cho thanh
niên ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay 164
3.3 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đào tạo nghề
cho thanh niên 169
PHẦN KẾT LUẬN 179
Kết luận 179
Khuyến nghị 181
Danh mục các công trình khoa học đã công bố 186
Tài liệu tham khảo 187
Phụ lục
Danh sách phỏng vấn sâu
Biên bản phỏng vấn sâu
Bảng hỏi
Danh sách hội đồng chấm luận án cấp nhà nƣớc
Quyết nghị của hội đồng chấm luận án cấp nhà nƣớc
Nhận xét của các phản biện
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CĐ-ĐH : Cao đẳng, đại học
CĐSPKT : Cao đẳng sƣ phạm kỹ thuật
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CNKT : Công nhân kỹ thuật
CNLN : Công nhân lành nghề
CTQG : Chính trị quốc gia
ĐH : Đại học
ĐH SPKT : Đại học Sƣ phạm kỹ thuật
ĐTN : Đào tạo nghề

GV : Giảng viên
HN : Hà Nội
LĐTB&XH : Lao động, Thƣơng binh và Xã hội
NXB : Nhà xuất bản
THCN : Trung học chuyên nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TTDN : Trung tâm dạy nghề
TTDNCL : Trung tâm dạy nghề công lập
TTDNNCL : Trung tâm dạy nghề ngoài công lập
DANH MỤC BẢNG BIỂU

1. Danh mục bảng
Bảng 1: Cơ cấu mẫu
Bảng 2.1: Các đề nghị của thanh niên với nhà nƣớc theo thứ tự ƣu tiên
Bảng 2.2: Dự định sau khi tốt nghiệp của học sinh THPT
Bảng 2.3: Tƣơng quan giữa giới tính và dự định sau khi tốt nghiệp của học sinh
THPT
Bảng 2.4: Tƣơng quan giữa địa bàn cƣ trú và dự định sau khi tốt nghiệp của học
sinh THPT
Bảng 2.5: Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình và dự định sau khi tốt
nghiệp của học sinh THPT
Bảng 2.6: Dự định học nghề của học sinh THPT nếu kết quả thi ĐH, CĐ không
nhƣ ý muốn
1.11 Bảng 2.7: Lý do lựa chọn học nghề của học sinh THPT
1.12 Bảng 2.8: Ngành nghề muốn theo học của học sinh THPT
1.13 Bảng 2.9: Ngƣời có ảnh hƣởng nhiều nhất tới định hƣớng nghề nghiệp của
học sinh THPT
1.14 Bảng 3.1: Mạng lƣới trƣờng nghề theo loại hình
1.15 Bảng 3.2: Mạng lƣới trƣờng nghề theo vùng miền

1.16 Bảng 3.3: Trung tâm dạy nghề phân theo vùng miền
1.17 Bảng 3.4: Quy mô tuyển sinh các trƣờng nghề 1998 – 2004
1.18 Bảng 3.5: Nghiệp vụ sƣ phạm của giáo viên dạy nghề
1.19 Bảng 3.6: Trình độ tay nghề của giáo viên dạy thực hành tại các trƣờng nghề
1.20 Bảng 3.7: Số lƣợng và tuổi đời giảng viên tại 3 trƣờng CĐSPKT
1.21 Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ tay nghề của giảng viên
tại 3 trƣờng CĐSPKT
1.22 Bảng 3.9: Đánh giá điểm thi lý thuyết của học sinh trƣờng nghề
1.23 Bảng 3.10: Đánh giá điểm thi thực hành của học sinh trƣờng nghề
1.24 Bảng 3.11: Số học sinh học nghề lƣu ban, bỏ học
1.25 Bảng 3.12: Kết quả thi tốt nghiệp của học sinh học nghề
1.26 Bảng 3.13: Cán bộ quản lý tại các trƣờng nghề
1.27 Bảng 3.14: Cán bộ quản lý tại các trung tâm dạy nghề
2. Danh mục biểu
Biểu 1.1: Cơ cấu hệ thống đào tạo nghề Australia
Biểu 2.1: Thanh thiếu niên học nghề phân theo giới tính, nhóm tuổi và thành thị –
nông thôn
Biểu 2.2: Đánh giá của học sinh THPT về nhận định “Đại học là con đƣờng duy
nhất để thành công”
Biểu 3.1: Mức đầu tƣ của nhà nƣớc cho các dự án đào tạo nghề
Biểu 3.2: Trình độ học vấn của giáo viên dạy nghề
Biểu 3.3: Tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ tin học
Biểu 3.4: Tỷ lệ giáo viên dạy nghề có trình độ ngoại ngữ
Biểu 3.5: Tỷ lệ giáo viên dạy nghề đạt chuẩn
2.11.Biểu 3.6: Khả năng lƣu giữ thông tin qua các phƣơng pháp học tập
3. Danh mục hộp
Hộp 3.1: So sánh hai quan điểm giáo dục
Hộp 3.2: Kinh nghiệm quốc tế về hệ thống đào tạo nghề
Hộp 3.3: Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực đào tạo nghề



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị quốc tế của 150 quốc gia về giáo dục kỹ thuật nghề
nghiệp trƣớc thềm thế kỷ XXI đƣợc tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc năm
1999 đã đƣa ra hai khuyến nghị quan trọng:
(1) Uy tín và địa vị của ĐTN phải đƣợc tăng cƣờng trong con
mắt của cộng đồng và của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng;
(2) Học suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hƣớng đi, trong đó
giáo dục nghề nghiệp là hƣớng đi chủ yếu [103, tr 59].
Những khuyến nghị này đã cho thấy sự thừa nhận của cộng
đồng quốc tế đối với tầm quan trọng của ĐTN. Đối với một quốc gia
đang trong tiến trình CNH-HĐH nhƣ nƣớc ta hiện nay, ĐTN lại càng
có vị trí quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chúng
ta chƣa chú ý đúng mức tới việc đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật
lành nghề. Điều đó đã khiến cho các cơ sở ĐTN không có điều kiện
phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị học tập thiếu thốn
Chính sách đào tạo "nhiều thầy ít thợ" đã tạo ra một tỷ lệ bất hợp lí
giữa số cán bộ đƣợc đào tạo đại học, cao đẳng với số kĩ thuật viên,
công nhân lành nghề đƣợc đào tạo THCN và số công nhân qua trƣờng
nghề. Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ hai khoá VIII (tháng 12 - 1996)
đã chỉ ra thiếu sót nói trên và xác định phải chú trọng phát triển giáo
dục nghề nghiệp.
Đây là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, góp
phần khẳng định vị trí quan trọng của hoạt động ĐTN cho thanh niên,
nâng cao chất lƣợng công tác phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự
nghiệp CNH - HĐH.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, hoạt động ĐTN
cho thanh niên ở nƣớc ta hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại đáng

quan tâm: đào tạo chƣa gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
và nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động, dẫn đến tình trạng mất cân
đối trong cơ cấu ngành nghề, đào tạo không có địa chỉ rõ ràng, ngƣời
đƣợc đào tạo không kiếm đƣợc việc làm khi tốt nghiệp; nội dung và
phƣơng thức đào tạo còn chƣa thống nhất, đồng bộ; công tác quản lý
còn lỏng lẻo, thiếu những văn bản, những quy định cần thiết cho hoạt
động quản lý, chất lƣợng đào tạo chƣa cao Tất cả những điều đó đã
tạo nên một bức tranh hỗn độn về thực trạng những hoạt động ĐTN
cho thanh niên hiện nay. Phát biểu tại Hội nghị Đào tạo nghề, việc
làm và xuất khẩu lao động toàn quốc năm 2007 (10-11/5/2007), Thủ
tƣớng Chính phủ nhận xét:
Nhận thức về công tác dạy nghề, giải quyết việc làm ở các
ngành, các cấp, các địa phƣơng và trong xã hội còn bất cập và chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức, đầu tƣ còn hạn chế, tuyên truyền về công
tác dạy nghề, học nghề còn yếu. Hệ thống dạy nghề còn mất cân đối,
nhiều nơi phát triển chậm, nhất là dạy nghề dài hạn; cơ cấu ngành
nghề đào tạo chƣa sát với nhu cầu thị trƣờng lao động, thiếu lao động
kỹ thuật cao, chất lƣợng dạy nghề nhìn chung còn thấp chƣa đáp ứng
yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp CNH-HĐH và hội
nhập kinh tế quốc tế [99]
Đào tạo nghề là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng
một nguồn nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao - đòi hỏi cơ bản của quá
trình tiến hành CNH - HĐH. Các nhà nghiên cứu giáo dục đã chỉ ra
rằng ứng với mỗi giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội, các quốc gia
trên thế giới cần có mục tiêu ƣu tiên cho phát triển giáo dục và đào
tạo. Đối với những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta hiện nay, thiết
chế cần đƣợc ƣu tiên hàng đầu là ĐTN [103]. Trong khi đó, hệ thống
ĐTN của chúng ta hiện nay lại chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng đƣợc
những đòi hỏi của một nền kinh tế tri thức, kinh tế của thời đại hậu
công nghiệp. Để có thể xây dựng đƣợc một nguồn nhân lực chất lƣợng

cao đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của thị trƣờng, một hệ thống ĐTN phù
hợp và hiệu quả là một yêu cầu tất yếu. Vấn đề đáng nói ở đây là mặc
dù đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của ĐTN, nhƣng cho đến nay,
chúng ta vẫn còn nhiều lúng túng, hạn chế trong việc tìm kiếm và thực
hiện những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả ĐTN, thiết thực đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động.
Thực tế này đã đặt ra những vấn đề cấp bách cần nghiên cứu
nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động đào tạo nghề cho thanh niên trong thời gian tới, vì mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những đóng góp mới của
Luận án
Đào tạo nghề là một lĩnh vực quan trọng của giáo dục - đào tạo,
góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực quốc gia
phục vụ CNH - HĐH. Tuy nhiên, lĩnh vực ĐTN trong thời gian gần
đây còn nhiều bất cập đòi hỏi phải nghiên cứu khắc phục.
Đã có nhiều công trình khoa học đề cập tới vấn đề này dƣới
những góc độ, quy mô khác nhau nhƣ luận án "Những giải pháp phát
triển ĐTN góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH-
HĐH" của Phan Chính Thức, luận án "Đổi mới vịêc đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng công nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ trung học
chuyên nghiệp để nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam" của Lê
Văn Nhã; đề tài cấp nhà nƣớc "Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt
Nam giai đoạn 2001-2010" của Tổng cục Dạy nghề, đề tài "Nghiên
cứu thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp của thanh niên
Việt Nam hiện nay" của Viện Khoa học Lao động & Xã hội; sách
"Giáo dục nghề nghiệp những vấn đề và giải pháp" của Nguyễn Viết
Sự, "Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực" của
Trần Khánh Đức mỗi công trình có những cách nhìn, quan điểm
khác nhau về ĐTN.

Về những quan điểm mang tính định hướng đối với hoạt động
ĐTN, chúng ta có những ấn phẩm khoa học của các chuyên gia, các
nhà quản lý trong lĩnh vực ĐTN cũng nhƣ của những nhà khoa học có
quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này. Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn
Thị Hằng trong bài viết "Phát huy trí tuệ và tay nghề của nguồn lực
con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước"
đăng trên đặc san Đào tạo nghề của Tổng cục Dạy nghề năm 2002 đã
viết "Chƣa khi nào đất nƣớc cần nhiều lao động có trí tuệ và tay nghề,
cần nhiều nhân tài nhƣ hiện nay. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, cần phải
tập trung vào đào tạo, tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao, nhất là những chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ công
nhân bậc cao, có thể lực và phẩm chất tốt để đi ngay vào kinh tế tri
thức; đồng thời phát triển và nhanh chóng phổ cập nghề cho số đông
lao động phổ thông, nhất là ở nông thôn và cho thanh niên nhằm
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng cƣờng cơ hội
và khả năng lựa chọn việc làm, tự tạo việc làm đảm bảo cuộc sống."
Cũng trong đặc san này, bài viết của GS.TS Vũ Đình Cự - phó chủ
tịch Quốc hội - "Tiếp tục đổi mới tư duy trong đào tạo nghề" cũng đƣa
ra quan điểm "ở nƣớc ta, trong những năm đầu thế kỷ XXI, chiến lƣợc
ĐTN phải đƣợc đặt lên hàng đầu Thời đại đặt ra cho sự nghiệp ĐTN
ở nƣớc ta nhiều vấn đề mới, do đó cần phải có thêm nhiều đổi mới
trong tƣ duy và tổ chức thực hiện cho nhiệm vụ cao cả này". GS.VS
Phạm Minh Hạc - một nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực khoa học
giáo dục - qua một số các ấn phẩm của mình nhƣ "Về phát triển toàn
diện con người thời kỳ CNH - HĐH"; "Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng cửa thế kỷ XXI"; "Đào tạo nghề góp phần phát triển nguồn
nhân lực đất nước trong thế kỷ XXI"; "Về giáo dục" lại khẳng định
"Để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế - xã hội, vai trò cực kỳ to lớn, có thể
nói là quyết định, thuộc về nguồn nhân lực, cụ thể là đào tạo, bồi
dƣỡng, quản lý nguồn nhân lực. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với

các chiến lƣợc khác, chiến lƣợc dạy và truyền nghề phải góp phần tích
cực tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh mẽ và phát triển nguồn nhân lực để
có bƣớc bứt phá của toàn bộ chiến lƣợc 2001 - 2010 tiến mạnh vào
CNH - HĐH, phát triển đất nƣớc nhanh và bền vững". Tác giả Phan
Chính Thức trong luận án tiến sỹ của mình với tiêu đề "Những giải
pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
sự nghiệp CNH-HĐH" cũng đã nhấn mạnh "Phải khẳng định vai trò
rất quan trọng của ĐTN trong việc phát triển kinh tế – xã hội, đồng
thời phải thay đổi cách nhìn và quan niệm về ĐTN. Trong chiến lƣợc
phát triển giáo dục đào tạo, phải đặt ĐTN vào vị trí ƣu tiên hàng đầu,
đặc biệt trong bối cảnh đất nƣớc ta bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh
CNH-HĐH và hội nhập quốc tế". Qua các phân tích của mình, các nhà
quản lý, nghiên cứu đều thể hiện một sự thống nhất trong quan điểm
coi ĐTN là thiết chế đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đất nƣớc
thực hiện CNH-HĐH xuất phát từ nhiệm vụ cung cấp cho đất nƣớc
một đội ngũ CNKT lành nghề.
Nhiều công trình đã chỉ ra cái nhìn tổng quan về tình hình đào
tạo và phát triển nguồn lao động kỹ thuật cao ở Việt Nam, phải kể đến
những công trình nhƣ "Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển
nguồn nhân lực" của PGS.TS. Trần Khánh Đức; "Hệ thống giáo dục
hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI", GS. TSKH Vũ Ngọc Hải
và PGS. TS Trần Khánh Đức đồng chủ biên; "Giáo dục nghề nghiệp
những vấn đề và giải pháp" của PGS.TS Nguyễn Viết Sự; hay đề tài
khoa học độc lập cấp nhà nƣớc năm 2004 "Phát triển lao động kỹ
thuật ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010" do PGS.TS Đỗ Minh Cƣơng
- Tổng cục trƣởng Tổng cục Dạy nghề - làm chủ nhiệm. Các công
trình này đều thống nhất nhận định rằng phát triển nguồn nhân lực nói
chung và phát triển nguồn lao động kỹ thuật nói riêng là vấn đề sống
còn của một nền kinh tế. Chính vì thế, chúng ta hiểu rằng Việt Nam
đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong quá trình tiến hành

CNH - HĐH vì nguồn nhân lực của chúng ta đang hết sức hạn chế về
mặt chất lƣợng, chúng ta đang có một khoảng cách khá xa về mặt tri
thức và công nghệ so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể là, trong lĩnh vực ĐTN, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều
bất cập nhƣ trang thiết bị đào tạo còn thiếu và lạc hậu, đội ngũ giáo
viên vừa thiếu vừa yếu, nội dung chƣơng trình còn chậm đổi mới,
phƣơng pháp đào tạo còn theo hƣớng thụ động Những điều này đã
ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng đội ngũ lao động kỹ thuật của nƣớc
ta với quy mô nhỏ, cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo còn nhiều
bất hợp lý, đặc biệt là chất lƣợng đào tạo còn rất hạn chế, ít có khả
năng thích ứng và cạnh tranh trên thị trƣờng lao động. Đây cũng là
điều mà tác giả Lê Văn Nhã trong luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh
tế học với tiêu đề "Đổi mới vịêc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công
nhân kỹ thuật, cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp để nâng
cao năng suất lao động ở Việt Nam" đã đƣa ra sau khi phân tích thực
trạng đội ngũ công nhân lao động kỹ thuật của chúng ta. Từ đó, tác giả
này đi tìm những cơ sở lý luận chứng minh cho nhu cầu tất yếu khách
quan của việc đổi mới hoạt động đào tạo và bồi dƣỡng cũng nhƣ sử
dụng CNKT và cán bộ THCN và chỉ ra những chỉ tiêu cụ thể cho việc
đánh giá hiệu quả của việc đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng này. Tác giả
Nguyễn Đức Thuần trong cuốn "Nhân lực trẻ đào tạo và triển vọng"
cũng thừa nhận khâu yếu kém nhất trong hệ thống giáo dục nƣớc ta
hiện nay chính là dạy nghề và đã chỉ ra hai nguyên nhân cơ bản dẫn
đến sự yếu kém này. Đó là khâu tổ chức quản lý công tác dạy nghề
không ổn định, quản lý buông lỏng, phân tán và chồng chéo và nhận
thức chƣa đúng đắn của xã hội về vị trí của ĐTN. Còn tác giả Lê Khắc
Đoá trong luận án tiến sỹ của mình với nhan đề "Hoàn thiện hệ thống
dạy nghề Việt Nam" thì lại cho rằng lý do của thực trạng đáng quan
ngại của hệ thống dạy nghề là do chúng ta có một chính sách đào tạo
thiếu thống nhất, một phƣơng pháp kế hoạch hoá hình thức hành chính

quan liêu, không gắn đào tạo với sử dụng. Thực trạng này đòi hỏi cần
phải có sự chuyển hƣớng mạnh mẽ trong ĐTN theo hƣớng dạy nghề
phải phục vụ cho sự phân công lao động xã hội và phải lấy hiệu quả
kinh tế, hiệu quả đào tạo làm căn cứ hoàn thiện mục tiêu đào tạo, cơ
cấu trƣờng lớp và cơ chế quản lý dạy nghề.
Chung nhận định với các tác giả trên về thực trạng hoạt động
ĐTN của nƣớc ta, tác giả Phan Chính Thức, trong luận án tiến sỹ
chuyên ngành giáo dục học của mình, đã nhận xét "Cơ cấu hệ thống
ĐTN hiện nay không còn thích hợp, để thích ứng với những thay đổi
nhanh chóng của khoa học công nghệ trong sản xuất, cần đổi mới cơ
cấu hệ thống, hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhiều
trình độ". Trên cơ sở đó, tác giả này đã đƣa ra nhiều giải pháp nhằm
phát triển hệ thống ĐTN nƣớc ta: (1) Xây dựng chính sách phát triển
ĐTN với các tiêu chí là sự rõ ràng, sự nhất quán, sự bao quát và sự
ủng hộ; (2) Đổi mới cơ cấu hệ thống ĐTN với hai vấn đề trọng tâm là
hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành nhiều cấp trình độ và
thành lập uỷ ban phát triển nhân lực quốc gia; (3) Phát triển chƣơng
trình ĐTN; (4) Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề; (5) Hình thành
và phát triển cơ quan kiểm định chất lƣợng và (6) Xã hội hoá, tăng
cƣờng nguồn lực cho ĐTN.
Vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên cũng đƣợc nhiều tác giả
quan tâm trong bối cảnh học sinh phổ thông "đổ xô" vào thi đại học
mà quên đi một con đƣờng không kém phần vững chắc và rộng mở là
ĐTN. Tác giả Nguyễn Đức Trí trong bài viết "Một số vấn đề về hướng
nghiệp" đăng trên tạp chí Khoa học ĐTN số 2/2005 đã chỉ ra những
cơ sở tâm lý học, giáo dục học, kinh tế xã hội và điều khiển học của
quá trình hƣớng nghiệp và nhấn mạnh rằng công tác hƣớng nghiệp
cho thanh thiếu niên của chúng ta hiện nay còn chậm đổi mới tƣ duy,
có nhiều bất cập, lúng túng về lý luận, mơ hồ về nội dung và phƣơng
thức, nghèo nàn về kết quả tác động và do đó ảnh hƣởng không nhỏ

tới quá trình phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Đi vào nghiên
cứu chuyên sâu hơn, các tác giả của đề tài khoa học độc lập cấp nhà
nƣớc năm 2004 "Nghiên cứu thị trường lao động và định hướng nghề
nghiệp của thanh niên Việt Nam hiện nay" do TS. Nguyễn Hữu Dũng
chủ biên đã phân tích mối quan hệ giữa định hƣớng nghề nghiệp cho
thanh niên và thị trƣờng lao động, đánh giá thực trạng hoạt động
hƣớng nghiệp cho thanh niên nƣớc ta hiện nay, qua đó đề xuất các giải
pháp phát triển thị trƣờng lao động, định hƣớng nghề nghiệp và giải
quyết việc làm cho thanh niên giai đoạn 2006 - 2010. Đề tài đã chỉ ra
rằng yêu cầu của thị trƣờng lao động đối với định hƣớng nghề nghiệp
cho thanh niên liên quan đến bài toán chiến lƣợc phát triển lao động
thanh niên sao cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ CNH -
HĐH và hội nhập quốc tế. Theo đó, định hƣớng nghề nghiệp cho
thanh niên phải hƣớng vào đáp ứng yêu cầu của sản xuất, của thị
trƣờng lao động trong điều kiện áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới
với những đòi hỏi mới.
Cuốn "Cẩm nang hướng nghiệp - dạy nghề thành phố Hồ Chí
Minh" dành phần II gồm 35 trang để viết về "Những điều cần biết về
chọn và học nghề" trong đó đã chỉ ra vị trí của công tác hƣớng nghiệp,
những tiêu chí cần thiết để xác định nghề nghiệp phù hợp nhƣ năng
lực, sở thích, điều kiện kinh tế, xu hƣớng thị trƣờng và còn cung cấp
một số ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao trong xã hội, cũng
nhƣ chỉ ra những địa chỉ đào tạo đáng tin cậy đối với những ngành
nghề đó.
Những khía cạnh cụ thể trong quá trình ĐTN cũng đƣợc nhiều
tác giả đề cập tới trong nhiều bài báo, công trình khoa học.
Chẳng hạn nhƣ về vấn đề xã hội hoá hoạt động ĐTN, có "Vấn
đề xã hội hoá trong đào tạo nghề" của Nguyễn Đức Trí và "Một số
vấn đề về thực trạng công tác xã hội hoá dạy nghề hiện nay" của
Nguyễn Tiến Dũng, hay "Liên kết trong đào tạo nghề" của Anh Văn

và Tiên Tri. Điểm kết luận có thể rút ra từ những công trình này là chủ
trƣơng xã hội hoá giáo dục nói chung và xã hội hoá ĐTN nói riêng -
một chủ trƣơng hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc - đã và đang
bƣớc đầu phát huy hiệu quả nhƣng vẫn cần đƣợc triển khai mạnh mẽ
và đồng bộ hơn nữa trong thời gian tới.
Về phương pháp và nội dung chương trình đào tạo, có "Ứng
dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong đào tạo
nghề" của Hoàng Minh Phƣơng, "Đổi mới phương pháp đào tạo trong
các trường chuyên nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ đào tạo
tích cực" của tác giả Trần Khánh Đức, hay Nguyễn Xuân Mai với
"Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường nghề". Các tác giả
này cho rằng để đào tạo con ngƣời phát triển toàn diện, đáp ứng yêu
cầu và thách thức của thời đại mới, cần đổi mới nội dung, phƣơng
pháp giảng dạy ở mọi bậc học, trong đó có ĐTN và việc đổi mới ấy là
một quá trình đòi hỏi phải kiên trì, không nóng vội, cần tiến hành thử
nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm trƣớc khi triển khai đại trà. Còn tác
giả Nguyễn Viết Sự của luận án tiến sỹ chuyên ngành sƣ phạm tâm lý
"Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung đào tạo công nhân kỹ
thuật ở Việt Nam" đã xác định nội dung ĐTN là hệ thống các kiến
thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và các kiến thức kỹ năng kỹ thuật
cơ sở của nghề cũng nhƣ các kiến thức kỹ năng chung về chính trị, xã
hội, đạo đức, thẩm mỹ và thể chất mà học sinh đƣợc học nhằm đạt
mục tiêu đào tạo đã nêu ra. Thông qua khảo sát hiệu quả nội dung đào
tạo một số trƣờng nghề ở Hà Nội, tác giả này đã đề ra các bƣớc và
phƣơng pháp tiến hành việc xây dựng nội dung đào tạo đảm bảo tính
khả thi và khoa học.
Về đội ngũ giáo viên ĐTN, có Trần Hùng Lƣợng với cuốn "Đào
tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ giáo viên dạy
nghề" và bài viết "Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy
nghề ở một số nước", Cao Văn Sâm với "Phát triển đội ngũ giáo viên

dạy nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo theo ba cấp trình độ" hay "Đào tạo
giáo viên kỹ thuật với quá trình hoàn thiện công tác hướng nghiệp và
dạy nghề cho học sinh phổ thông trong bậc trung học mới" của Trần
Khánh Đức. Điểm nhấn của các công trình này là vai trò quan trọng
của ngƣời giáo viên dạy nghề đối với chất lƣợng hoạt động ĐTN và
thực trạng không sáng sủa về năng lực sƣ phạm kỹ thuật của đội ngũ
giáo viên dạy nghề nƣớc ta.
Rất nhiều công trình khoa học với nhiều cách nhìn, nhiều chiều
cạnh đánh giá đối với lĩnh vực ĐTN đã phần nào khai thác và phân
tích một số khía cạnh khác nhau của vấn đề này, trên cơ sở tham khảo
các công trình đó, đề tài này là sự kế thừa và phát triển nhằm phân tích
một cách có hệ thống dƣới góc độ xã hội học về hoạt động ĐTN cho
thanh niên giai đoạn hiện nay. Hoạt động ĐTN có thể đƣợc nghiên
cứu dƣới rất nhiều góc độ "vấn đề không phải chỉ là nghiên cứu cái gì
mà là nghiên cứu nhƣ thế nào, vận dụng lý thuyết nào, sử dụng
phƣơng pháp tƣ duy nào, áp dụng phƣơng pháp và kỹ thuật nào để thu
thập, xử lý, phân tích thông tin nhằm làm rõ mối quan hệ giữa giáo
dục với xã hội và con ngƣời" [50, tr 77]. Chính ở điểm này đề tài đã
thể hiện những đóng góp mới qua những nỗ lực nhìn nhận hoạt động
ĐTN dƣới góc độ xã hội học, vận dụng các lý thuyết xã hội học vào
việc giải thích những tồn tại trong hệ thống giáo dục, sử dụng các
phƣơng pháp điều tra xã hội học để thu thập và xử lý thông tin Đề
tài có thể đƣợc xem nhƣ một trong những công trình nghiên cứu xã
hội học đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực ĐTN, qua đó góp thêm một
góc nhìn đối với hệ thống ĐTN Việt Nam.
Có một điểm đáng chú ý ở đây là các công trình nghiên cứu quy
mô (sách, luận án tiến sỹ, đề tài khoa học) về ĐTN trong thời gian gần
đây không xuất hiện nhiều. Tra cứu cơ sở dữ liệu của Thƣ viện Quốc
gia Việt Nam – nơi lƣu giữ đầy đủ nhất các ấn phẩm xuất bản trong
nƣớc – với từ khoá "ĐTN" và "dạy nghề" chúng tôi thu đƣợc 61 ấn

phẩm, trong đó chỉ có 24 tài liệu là đƣợc xuất bản từ năm 2000 trở lại
đây, số còn lại đa phần đƣợc xuất bản vào những năm 80 của thế kỷ
trƣớc, một số ít đƣợc ra đời những năm 90 và một số là những năm 70
(tra cứu ngày 11/4/2007). Nhƣ vậy, có thể thấy sự quan tâm của xã hội
nói chung và những ngƣời làm khoa học nói riêng đối với lĩnh vực
ĐTN đã có những biến đổi nhất định và hiện nay chúng ta đang khá
thiếu các tài liệu khoa học về lĩnh vực này.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Xã hội học giáo dục là mảng nghiên cứu quan trọng đã có lịch
sử nghiên cứu lâu đời với những nghiên cứu của các nhà xã hội học
nổi tiếng nhƣ Emile Durkheim, Talcott Parsons, Pierre Bourdier. Ở
Việt Nam, trong những năm gần đây, với sự tồn tại và nổi cộm của
hàng loạt các vấn đề giáo dục, xã hội học giáo dục đã và đang trở
thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đề tài “Hoạt động đào
tạo nghề cho thanh niên trong điều kiện CNH- HĐH đất nước” là
việc vận dụng và kiểm chứng các lý thuyết xã hội học nói chung cũng
nhƣ các lý thuyết xã hội học trong lĩnh vực giáo dục nói riêng để giải
quyết vấn đề xã hội nảy sinh trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bên
cạnh đó, đề tài cũng góp phần nhỏ vào việc phát triển bộ môn Xã hội
học giáo dục vốn đang hình thành và phát triển tại các cơ sở đào tạo
đại học.
Đề tài cũng hƣớng đến việc làm rõ khái niệm đào tạo nghề và
góp phần hình thành quan niệm xã hội đúng đắn về vị trí, vai trò của
loại hình đào tạo này trong hệ thống giáo dục.
Những nghiên cứu và phân tích thực tiễn của đề tài sẽ cung cấp
dữ liệu phác thảo nhu cầu ĐTN của thanh niên hiện nay cũng nhƣ một
bức tranh toàn cảnh về hoạt động ĐTN cho thanh niên Việt Nam trong
những năm gần đây, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và hoạch
định chính sách để sớm có những điều chỉnh cần thiết, cải thiện và

nâng cao chất lƣợng hệ thống ĐTN Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc
nghiên cứu hoạt động ĐTN cho thanh niên, Luận án đi sâu tìm hiểu, đánh giá
thực trạng hoạt động ĐTN cho thanh niên ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đề xuất
một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt
động này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động ĐTN cho thanh niên;
- Phân tích, đánh giá thực trạng, nội dung, phƣơng pháp, chất
lƣợng và hiệu quả của hoạt động ĐTN cho thanh niên ở nƣớc ta hiện
nay;
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính
sách, tăng cƣờng sự quản lý của nhà nƣớc, góp phần nâng cao chất
lƣợng và hiệu quả ĐTN, phát triển nguồn nhân lực trẻ.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ĐTN cho thanh niên
- Khách thể nghiên cứu: Các cơ sở ĐTN, đội ngũ cán bộ,
giáo viên làm công tác đào tạo, đối tƣợng tuyển sinh của các cơ sở
ĐTN, những ngƣời đƣợc ĐTN và những ngƣời sử dụng các sản phẩm
đào tạo.
- Khách thể khảo sát: Do luận án sử dụng phƣơng pháp cơ
bản là phân tích số liệu thứ cấp, phƣơng pháp điều tra thông qua khảo
sát chỉ đƣợc tiến hành với mục đích thu thập số liệu bổ sung, vì vậy,
khách thể khảo sát ở đây đƣợc giới hạn là học sinh lớp 12 tại địa bàn
khảo sát đã đƣợc lựa chọn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: từ tháng 11/2002 – 12/2006

+ Không gian: Đối với phƣơng pháp khảo sát, đề tài tiến hành
khảo sát tại 6 địa phƣơng: Hà Nội, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh,
Hải Dƣơng, Đăk Lăk và Đồng Nai. Đối với những số liệu thứ cấp, đề
tài sử dụng số liệu thống kê về tình hình ĐTN trên phạm vi toàn quốc.
+ Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Hoạt động ĐTN cho thanh
niên là một vấn đề nghiên cứu rộng. Trong phạm vi luận án, chúng
tôi tiến hành mô tả hoạt động này ở 8 khía cạnh: (1) Quy mô đào
tạo; (2) Cơ sở vật chất; (3) Đội ngũ giáo viên; (4) Phƣơng pháp đào
tạo; (5) Nội dung đào tạo; (6) Chất lƣợng đào tạo; (7) Hệ thống văn
bằng chứng chỉ; (8) Hoạt động quản lý nhà nƣớc thông qua những
số liệu đƣợc cung cấp từ Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB&XH. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng giới hạn khái niệm ĐTN trong luận án chỉ
tập trung vào hoạt động ĐTN chính thức trong hệ thống giáo dục,
không bao hàm những loại hình ĐTN khác (nhƣ hình thức ĐTN tại
các doanh nghiệp, hình thức truyền nghề thủ công tại các làng nghề
hay các hình thức đào tạo cho các đối tƣợng đặc biệt nhƣ ngƣời
khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, nông dân mất đất…)
6. Giả thuyết nghiên cứu
1. Nhu cầu thực tế của thị trƣờng đối với lao động qua ĐTN
hiện nay rất lớn, đây là cơ hội để phát triển lĩnh vực ĐTN, đặc biệt
cho đối tƣợng thanh niên. Trong khi đó, nhu cầu ĐTN của thanh niên
hiện nay không cao, lại là một trở lực lớn cho việc phát triển lĩnh vực
này. Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao
động và nhu cầu ĐTN của thanh niên sẽ tạo ra động lực căn bản để
phát triển các hoạt động ĐTN cho thanh niên.
2. Chất lƣợng hoạt động ĐTN cho thanh niên ở nƣớc ta hiện
nay còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của thị trƣờng lao động.
Việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả lĩnh vực hoạt động ĐTN cho
thanh niên ở nƣớc ta hiện nay không chỉ dựa vào các giải pháp của
bản thân hoạt động ĐTN (nhƣ giáo viên, nội dung chƣơng trình, giáo

trình hay phƣơng pháp đào tạo), mà quan trọng là phải tìm kiếm các
giải pháp nhằm phát triển đồng bộ cả hệ thống, tạo ra những điều kiện
cơ bản của xã hội để phát triển nhu cầu đào tạo, phát triển các loại
hình đào tạo, cải tiến cách thức quản lý đào tạo.
7. Cách tiếp cận đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận của đề tài:
Vấn đề “ĐTN cho thanh niên” trong điều kiện xã hội nƣớc ta
hiện nay đang thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý,
nhất là các nhà quản lý giáo dục, các nhà sử dụng lao động trong các
cơ sở sản xuất kinh doanh, mà còn là sự quan tâm của nhiều ngành
khoa học nhƣ giáo dục học (đặc biệt là giáo dục học hƣớng nghiệp) và
xã hội học (đặc biệt là xã hội học giáo dục).
Nếu nhƣ giáo dục học đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên,
nội dung đào tạo, phƣơng pháp đào tạo, hƣớng tới những chƣơng trình
đào tạo với chất lƣợng cao, thì xã hội học lại đi sâu xem xét mặt xã
hội của vấn đề đào tạo, đặc biệt quan tâm đến những vấn đề nhƣ nhu
cầu đào tạo, tƣơng quan giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng, giữa đào
tạo và sử dụng.
Nếu nhƣ giáo dục học nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để cải tiến
nội dụng chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp để nâng cao chất
lƣợng đào tạo, thì xã hội học lại đặc biệt quan tâm đến các giải pháp
về hoàn thiện chính sách xã hội, nâng cao vai trò của các lực lƣợng xã
hội trong quản lý và tham gia các quá trình đào tạo, hƣớng tới một
chất lƣợng cao trong đào tạo đồng thời với sự đáp ứng nhu cầu sử
dụng của xã hội.
Đề tài Luận án này đƣợc tiếp cận dƣới góc độ xã hội học, cụ thể
là xã hội học giáo dục (một môn xã hội học chuyên biệt, có sự giao
thoa giữa xã hội học và giáo dục học), trong đó sử dụng các lý thuyết,
phƣơng pháp xã hội học nói chung và đặc biệt là các lý thuyết,
phƣơng pháp xã hội học giáo dục nói riêng để xem xét, giải quyết

những vấn đề xã hội nẩy sinh trong lĩnh vực ĐTN cho thanh niên
trong giai đoạn hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu:
7.2.1. Phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp
Đây là phƣơng pháp cơ bản mà đề tài sử dụng. Lý do khiến phƣơng
pháp phân tích số liệu thứ cấp trở thành phƣơng pháp hữu hiệu nhất cho
nghiên cứu này bởi đây là một nghiên cứu tổng thể, trong phạm vi một luận
án tác giả không thể tự mình tiến hành đƣợc một cuộc điều tra với quy mô
quốc gia, do vậy, để có đƣợc những số liệu bao quát cho thực trạng hoạt động
ĐTN ở quy mô toàn quốc, việc sử dụng các số liệu thống kê là một lựa chọn
thích hợp. Các số liệu mà đề tài sử dụng đƣợc cung cấp bởi Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Đào tạo nghề, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB&XH.
7.2.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phƣơng pháp phân tích số liệu thứ cấp có rất nhiều ƣu điểm
nhƣng không thể cung cấp toàn bộ những dữ liệu cần thiết cho các
mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Chính vì vậy, việc sử dụng một số
phƣơng pháp điều tra xã hội học khác nhƣ điều tra bằng bảng hỏi,
phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trúc là cần thiết nhằm bổ sung
thêm những thông tin cần thiết để đạt đƣợc những mục tiêu nghiên
cứu đã đặt ra.
Bảng hỏi đƣợc thiết kế ngắn gọn với 7 câu hỏi dành cho đối
tƣợng học sinh THPT để thu thập những thông tin về nhu cầu ĐTN
của các em sau khi tốt nghiệp THPT, chủ yếu xoay quanh các vấn đề:
(1) đánh giá về con đƣờng học đại học; (2) dự định sau khi tốt nghiệp
THPT; (3) lý do lựa chọn học nghề; (4) ngành nghề muốn theo học;
(5) ngƣời định hƣớng nghề nghiệp.
Cơ cấu mẫu đƣợc thiết kế nhƣ sau:
- Kích thƣớc mẫu: 600 học sinh lớp 12

×