Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho người lao động tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.62 KB, 50 trang )

Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
LỜI MỞ ĐẦU
Yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của doanh nghiệp là con
người. Bởi vậy, làm cách nào để phát huy năng lực trí tuệ của người lao động
để họ có ích nhất là một câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cố gắng
tìm ra câu trả lời tốt nhất. Trong bối cảnh hiện nay, cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt không chỉ đơn thuần là cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, khách
hàng mà còn cạnh tranh cả về nguồn nhân lực. Vì thế, mọi doanh nghiệp cần
phải biết cách sử dụng nguồn nhân lực cho hiệu quả, nghĩa là phải xây dựng
và thực hiện hàng loạt các tác động nhằm tạo ra niềm phấn khởi, tự hào, tự
nguyện và khát khao muốn cống hiến của mọi lao động trong doanh nghiệp.
Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật mặc dù đã thực hiện một số biện
pháp tạo động lực lao động và cũng thu được một số kết quả khả quan, tuy
nhiên, hoạt động này còn một số hạn chế làm cho năng suất và hiệu quả kinh
doanh chưa cao. Vì vây em chọn đề tài “Hoàn thiện công tác tạo động lực cho
người lao động tại Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật “ làm báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Kết cấu nội dung đề tài :
Phần 1 : Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Phần 2 : Phân tích tình hình công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ
phần thiết bị y tế Việt Nhật
Phần 3 : Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động cho
người lao động tại công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật.


Trong khi thực hiện báo cáo này em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của Thầy giáo Lê Văn Tâm và các anh chị trong Công ty Cổ Phần Thiết bị y
tế Việt Nhật.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
1
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT
I.Những đặc điểm chung của công ty ảnh hưởng đến hoạt động tạo
động lực
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần thiết bị
y tế Việt Nhật
Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật được thành lập ngày 27 tháng 09 năm
2001 do kỹ sư Lê Văn Hướng – người đã có gần 10 năm học tập và nghiên
cứu tại các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản.
Trụ sở chính : Biệt thự số 18, BT5, KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp, Hoàng
Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại : 84-4-36830617 – Fax : 84-4-36830618
Công ty là đại diện của Tập đoàn Hitachi – Nhật Bản, chuyên phân phối,
bảo hành, sửa chữa các thiết bị chẩn đoán hình ảnh công nghệ hiện đại, chất
lượng cao của hãng. Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật có một đội ngũ cán bộ,
kỹ sư, nhân viên được đào tạo chính thức về thiết bị y tế tại Nhật Bản, Pháp,
Singapore…và trải qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế, có thể đáp
ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng, thời gian cũng như hiệu
quả công việc khách hàng đặt ra.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
2
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm

2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP thiết
bị y tế Việt Nhật.

( Nguồn : phòng tổ chức – lao động )
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
3
Kế toán hàng
hoá và chi phí
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH KINH DOANH
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC
Phòng
nhân sự
Phòng kế
toán
Phòng
Kinh
Doanh
Bộ Phận
Kho
Hàng
Phòng
Kế hoạch
Kế toán
Tổng Hợp
Thủ
Quĩ
Bộ phận kinh

doanh
Bộ Phận Dự
Án
Phòng Kỹ
thuật
Quan hệ trực
tuyến
Quan hệ chức
năng
Lưu
ý:
BAN KIỂM SOÁT
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông : công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền
biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, thông qua
định hướng phát triển của công ty.
Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Chức năng và nhiệm vụ :
- Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ
đông Công ty bầu ra, số thành viên Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông
Công ty quyết định.
- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty s
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông

qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan
trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích, khác của các cán bộ
quản lý.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, Quyết định
thành lập Công ty con, lập chi nhánh văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua
cổ phần của các doanh nghiệp khác.
- Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông.
- Duyệt chương trình nội dung tài liệu, phục vụ họp đại hội đồng cổ đông
hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết
định.
- Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
4
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty .
+ Quyền hạn và trách nhiệm :
- Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông.
- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong
quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty.
- Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Thành viên Hội đồng Quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, phó giám
đốc điều hành Công ty, cán bộ quản lý các đơn vị khác trong Công ty cung cấp
thông tin và tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của Công ty
và của các đơn vị trong Công ty.
Tổng giám đốc: là người đứng đầu công ty, có toàn quyền quyết định và

điều khiển mọi hoạt động của công ty theo chế độ của một thủ trưởng.Tổng
giám đốc là người lãnh đạo công ty thực hiện kinh doanh có hiệu quả.
+ Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc:
-Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
- Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty theo Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật.
- Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
C.ty.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kinh doanh và phương án đầu tư của Công
ty, bảo toàn và phát triển vốn.
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị, phê duyệt kế hoạch dài hạn và kế
hoạch hàng năm; các quy chế điều hành quản lý Công ty; quy chế tài chính,
quy chế lao động tiền lương; quy chế sử dụng lao động v.v., kiến nghị
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
5
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
phương án bố trí cơ cấu tổ chức Công ty;
- Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện
pháp khuyến khích mở rộng sản xuất.
- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật các chức danh: Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với các
trưởng phòng ban, các chức danh tương đương và cán bộ công nhân viên dưới
quyền trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức.
- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong
Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, kết quả hoạt động
kinh doanh của Công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của HĐQT,

chuẩn bị các tài liệu cho các cuộc họp HĐQT.
- Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền
lợi của Công ty khi được Hội đồng quản trị uỷ quyền bằng văn bản.
+ Quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc:
- Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất về điều hành Công ty.
- Từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch, các thành viên Hội
đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và trái Nghị Quyết của Đại
hội cổ đông đồng thời phải có trách nhiệm thông báo ngay cho Ban kiểm soát.
- Tuyển dụng, thuê mướn và bố trí sử dụng khen thưởng kỷ luật đối với
người lao động theo quy chế của Hội đồng quản trị phù hợp với Bộ luật lao
động.
- Được quyết định các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong những
trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch họa, hoả hoạn, sự cố và chịu trách
nhiệm về quyết định này, đồng thời báo cáo ngay cho Hội đồng quản trị.
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
6
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Pháp luật về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của HĐQT, Ban kiểm soát và các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện điều hành của Công ty.
+ Cấp báo cáo : Hội đồng quản trị Công ty.
+ Uỷ quyền khi vắng mặt: Các phó giám đốc.
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Trực tiếp phụ trách và chịu
trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản phẩm và toàn bộ công việc kinh doanh
của Công ty.
+ Chức năng và nhiệm vụ:
- Tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
-Tiếp thị tìm kiếm các nguồn hàng.
-Quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực kinh doanh của Công ty.

+ Cấp báo cáo: Giám đốc công ty.
- Uỷ quyền khi vắng mặt: Các trưởng phòng ban, bộ phận liên quan.
Phó tổng Giám Đốc Hành chính - Tổ chức: Phụ trách phòng Tổ chức -
Hành chính, điều hành việc sử dụng, điều chỉnh nhân sự sao cho đạt hiệu quả
cao trong công việc.Tổ chức cơ cấu của các bộ phận hành chính phù hợp.
+ Công tác tổ chức:
- Lập kế hoạch nhân sự hàng năm.
- Lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng.
- Lập các báo cáo liên quan đến tổ chức, nhân sự.
- Lập và lưu giữ hồ sơ CBCNV công ty.
- Theo dõi, cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy, hướng dẫn về tổ
chức, nhân sự.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động. Đề xuất với
giám đốc công ty về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, kết thúc, thuyên
chuyển cán bộ.
- Theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Theo dõi và thực hiện các công việc khác liên quan tới tổ chức, tiền
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
7
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
lương, bảo hộ lao động.
+ Công tác hành chính:
- Tổ chức việc hoạt động hành ngày của bộ máy công ty.
- Thực hiện việc giao tiếp về hành chính với bên ngoài.
- Quản lý và theo dõi tài sản, văn phòng của công ty.
- Điều động và quản lý hoạt động của các xe ôtô 4 bánh phục vụ các
hoạt động của bộ máy công ty.
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty các biện pháp nâng cao đời
sống CBCNV.
- Các nhiệm bất thường khác do Ban giám đốc giao.

Phòng kinh doanh: Đảm nhận rất nhiều công việc, từ nghiên cứu thị
trường để lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, khai thác thêm
nguồn hàng, nguồn tiêu thụ để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh luôn ổn
định. Phòng kinh doanh cũng có trách nhiệm quản lý các dự án đã được triển
khai bao gồm hoạt động liên kết, thuê máy, đặt máy…Ngoài ra phòng kinh
doanh còn có nhiệm vụ theo đuổi các dự án dài hạn
+ Chức năng :
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
- Khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng.
- Quảng bá thương hiệu.
- Phát triển thị trường.
- Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Xây dựng chiến lược thúc đẩy doanh số.
+ Nhiệm vụ :
- Kiểm tra hàng hóa tồn kho, hàng quá hạn, hàng có chất lượng kém để
xuất trả.
- Lên đơn đặt hàng.
- Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
8
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
- Ký kết các hợp đồng kinh tế.
Phòng kế toán: là bộ phận phản ánh, giám sát toàn bộ hoạt động tài
chính của công ty, tham mưu cho giám đốc mọi lĩnh vực về hoạt động tài
chính cung cấp thông tin cho Phòng kinh doanh. Phòng kế toán có nhiệm vụ
thực hiện những công việc theo điều lệ của kế toán, theo quy định của Nhà
nước.
+ Chức năng:
- Tham mưu với Giám đốc công ty trong quản lý và điều hành quá trình
sử dụng vốn của công ty.

- Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình sử dụng vốn công ty.
- Cung cấp kịp thời, chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động
SXKD, tham mưu với BGĐ sử lý kịp thời trong quá trình điều hành sản xuất.
+ Nhiệm vụ:
- Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi
trong quá trình SXKD.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của
Công ty theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.
- Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước, hướng dẫn
của TCT quy định cho các doanh nghiệp.
- Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ và chế độ phân phối lợi
nhuận của nhà nước.
- Đề xuất với Giám đốc công ty Quy chế tính lương, thưởng, trợ cấp
của CBCNV. Theo dõi, tính lương và thanh toán lương cho CBCNV theo quy
chế hiện hành của Công ty đã được phê duyệt.
- Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch SXKD của công ty.
- Các nhiệm vụ bất thường khác do Ban giám đốc giao.
Bộ phận kho hàng: Tại đây hàng hóa được cất giữ và xuất kho cho các
khách hàng, tổ lưu động và khách hàng khi có yêu cầu của phũng nghiệp vụ.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
9
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Định kỳ nộp các chứng từ nhập và xuất kho hàng hóa lên phòng kế tóan. Hiện
nay công ty có hai kho hàng chính phục vụ cho nhu cầu dự trữ và bảo quản
hàng hóa
Kế toán hàng hóa và chi phí: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến
động hàng hóa ở công ty về số lượng, đơn giá hàng nhập kho, số lượng giá
vốn hàng bán vào cuối kỳ và theo dõi chi phí mua hàng và chi phí quản lý
phát sinh trong kỳ kinh doanh.
Kế toán tổng hợp và doanh thu: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế

toán ở giai đoạn cuối cùng là tổng hợp và lập báo cáo kế toán, đồng thời kiêm
kế toán tạm ứng, tiền lương, kế toán vốn bằng tiền và cũng là kế toán doanh
thu nên phải theo dõi doanh thu bán hàng của công ty
Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc về tiền
mặt, tiền quỹ hàng ngày. Mở sổ theo dõi các chứng từ phát sinh hàng
ngày.Cuối mỗi tháng thủ quỹ phải lập báo cáo quỹ để đối chiếu kiểm tra với
kế toán tổng hợp.
Phòng dự án:
Phòng Quản Dự án của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho
Tổng Giám đốc Công ty trong việc xây dựng, quản lý, theo dõi và triển khai
thực hiện các dự án của Công ty.
Phòng Quản lý Dự án có nhiệm vụ chính như sau :
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc Công ty quản lý, điều hành toàn
bộ các dự án của Công ty.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty lập tiến độ nhu cầu vốn
các dự án, đề xuất cho Ban Tổng Giám đốc Công ty xét duyệt, thanh toán theo tiến
độ các dự án.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan đến các dự án của Công ty.
- Theo dõi, đôn đốc, giám sát tiến độ việc thực hiện dự án theo đúng qui
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
10
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
trình, qui định.
4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty :
4.1 Chức năng :
- Đại lý buôn bán thiết bị y tế và dụng cụ y tế cho các bệnh viện, phòng
khám trong cả nước nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
- Phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị y tế của các tập đoàn đa
quốc gia như tập đoàn Hitachi, tập đoàn Kodak…
- Kinh doanh dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị y tế.

- Cho thuê, khai thác thiết bị y tế.
4.2 Nhiệm vụ :
- Là chi nhánh của một doanh nghiệp cổ phần nên nhiệm vụ hàng đầu
của doanh nghiệp là lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho công ty cũng như cổ đông
của Công ty.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi
dưỡng nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
- Quản lý hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đổi mới trang
thiết bị, cập nhật công nghệ để phục vụ người bệnh tốt hơn. Đồng thời làm
tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức
trả lương thích hợp để khuyến khích nhân viên, tận dụng chất xám nội bộ thu
hút nhân tài từ bên ngoài, là đòn bẩy để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch kinh doanh
truyền thống, chiến lược của công ty. Nâng cao chất lượng phục vụ khách
hàng, mở rộng thị trường, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh nhằm đáp ứng
mọi nhu cầu đề ra của người bệnh về dịch vụ và thiết bị khám chữa bệnh.
5. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong những
năm qua
Trong những năm vừa qua, công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật đã
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
11
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
không ngừng trưởng thành và phát triển, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu
đề ra. Nói chung về thị trường của công ty đã và đang được mở rộng thể hiện
ở tổng doanh thu, được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1 : Bảng số liệu tài chính trong 03 năm gần đây :
2008, 2009, 2010
ĐVT : VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Tổng cộng tài sản 336.207.265.265 403.300.236.135 465.857.542.256
2 Tổng nợ phải trả 329.338.066.131 356.883.356.556 176.489.739.767
3 Tài sản ngắn hạn 156.458.196.549 201.090.133.194 262.261.235.191
4 Tổng nợ ngắn hạn 322.590.699.673 349.423.867.558 158.119.365.767
5 Doanh thu 136.559.544.256 182.914.656.689 421.754.622.535
6
Lợi nhuận trước
thuế
775.964.483 40.371.691.027 102.193.291.914
7 Lợi nhuận sau thuế 520.830.670 33.306.645.097 76.597.910.765
8 Chi phí kinh doanh 135.783.579.773 142.542.965.662 319.561.330.621
( Nguồn : phòng kế toán )
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tổng doanh thu của công ty qua ba năm
đều tăng. Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tiến triển thuận
lợi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đang chậm lại cụ thể. Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh chính của công ty tăng mạnh trong năm 2009 và năm 2010.
Như vậy, chính sự gia tăng doanh thu đã giúp công ty gia tăng lợi nhuận trước
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
12
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
và sau thuế. Chi phí kinh doanh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng
doanh thu của công ty. Chi phí ngày càng lớn tỷ lệ thuận với việc tăng doanh
thu và lợi nhuận. Điều này phù hợp với xu hướng chung nhưng cần phải lưu ý
để tìm cách giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
6. Đặc điểm về lao động :
Công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên…được đào tạo chính thức
tại Nhật Bản cũng như các nước tiên tiến khác.
Tổng số nhân viên : 195
Kinh doanh : 40
Kỹ sư : 30

Hành chính – văn phòng : 10
Kế toán : 12
Kỹ thuật viên : 78
Các bộ phận khác : 25
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
13
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
NV %TT NV %TT NV %TT
Tổng số lao
động
117 100 146 100 195 100
Theo trình độ
Đại học 64 54.70% 80 54.79% 102 52.31%
Cao đẳng 9 7.69% 12 8.22% 18 9.23%
Trung cấp 36 30.77% 42 28.77% 55 28.21%
Phổ thông 8 6.84% 12 8.22% 20 10.26%
Theo hợp đồng
Ngắn hạn 12 10.26% 15 10.27% 23 11.79%
Dài hạn 105 89.74% 131 89.73% 172 88.21%
Theo giới tính
Nữ 32 27.35% 35 23.97% 42 21.54%
Nam 85 72.65% 111 76.03% 153 78.46%
Theo t/c công việc
Lao động gián
tiếp
42 2500.00% 48 33, 33 82 42.05%
Lao động trực
tiếp

75 7500.00% 98 66, 67 113 57.95%
Theo phòng ban
Ban giám đốc 5 4.27% 5 3.42% 5 2.56%
Phòng kinh
doanh
26 22.22% 32 21.92% 40 20.51%
Phòng kế toán 6 5.13% 9 6.16% 12 6.15%
Phòng kỹ thuật 62 52.99% 74 50.68% 103 52.82%
Hành chính văn
phòng
6 5.13% 6 4.11% 10 5.13%
Bộ phận khác 12 10.26% 20 13.70% 25 12.82%
Doanh nghiệp có 195 nhân viên (102 đại học, 18 cao đẳng, 55 trung cấp,
20 lao động phổ thông ). Nhân lực của doanh nghiệp có sự chênh lệch về giới
tính (lao đông nam chiếm đa số). Ta thấy do đặc thù hoạt động kinh doanh
trong ngành công nghệ cao nên số lao động trình độ đại học của công ty có tỷ
lệ cao (năm 2009 chiếm 54,7 %, năm 2010 chiếm 54,8 %, năm 2011 chiếm
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
14
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
52, 31 %).
Từ sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp ta có thể hình dung được các chức
danh công việc trong doanh nghiệp, chức trách nhiệm vụ từng chức danh,
qua đó xác định được yêu cầu đào tạo cụ thể
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nhằm mục đích làm cho mọi hoạt
động của Công ty hiệu quả.Cán bộ, công nhân viên trong công ty ngày càng
có trình độ chuyên môn và tay nghề cao hơn.Vì vậy chiến lược đào tạo và
phát triển nhân lực phù hợp với mục tiêu của công ty là rất cần thiết, và phải
tuân theo tiêu chuẩn chức danh công việc của doanh nghiệp.
+ Với lao động trực tiếp: Công ty không đòi hỏi quá cao về trình độ và

kinh nghiệm, cái quan trọng là kỹ năng và tố chất của người lao đông phải
nhanh nhẹn và hiệu quả năng động trong cách làm việc.
+ Với lãnh đạo cấp cao và lãnh đạo các phòng ban: Cần phải có trình độ
đại học và trên đại học, có kinh nghiệm quản lý điều hành công việc, có đầy
đủ kỹ năng(tổ chức, hoạch định, lãnh đạo kiểm soát)và tố chất.Vì ngoài việc
giỏi chuyên môn ra người lãnh đạo cần phải có hiểu biết sau rộng về nhiều
lĩnh vực khác.
Công ty đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công
nhân viên (cử nhân viên đi học các lớp đại học tại chức, bồi dưỡng trình độ
quản lý ).Công ty Việt Nhật liên kết với các hãng, các tập đoàn Hitachi,
Kodak , nhằm gửi nhân viên trực tiếp qua các nước như Mỹ , Nhật để nâng
cao trình độ kỹ thuật cho kỹ sư và trình độ kinh doanh giao tiếp cho nhân viên
kinh doanh. Ngoài việc hình thức trên công ty còn mời các chuyên gia nước
ngoài, mở các lớp giảng dạy cho nhân viên ngay tại công ty. Trong năm 2011
công ty đã tổ chức các khóa đào tạo như sau: Giới thiệu về chức năng và
nguyên lý của hệ thống xử lý hình ảnh kỹ thuật số CR, Đào tạo về cộng
hưởng từ 1.5 Số lượng các khóa đào tạo trong năm qua lên đến 6 chương
trình đào tạo, giúp rất nhiều cho nhân viên công ty trong việc tìm hiểu sản
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
15
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
phẩm, nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng.
Nguồn lao động công ty: hướng đến là lao động có trình độ cao.Công ty
Việt Nhật chú trọng công tác tuyển dụng. Nhân viên của công ty phần lớn đều
tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành kinh tế , kỹ thuật uy tín trong và ngoài
nước. Ngoài việc tuyển dụng nhân sự có chất lượng công ty Việt Nhật còn
chú trọng việc sử dụng và phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả.
Các chính sách hiện hành tạo động lực cho người lao động: Công ty
luôn cố gắng tạo động lực cho người lao động cho người lao động làm việc,
phấn đấu.Cụ thể công ty sử dụng chính sách tiền lương với mức lương hợp lý

ổn định tạo cho người lao động tâm lý yên tâm gắn bó với công ty. Công ty
đưa ra các chính sách thưởng,chính sách về hoa hồng kinh doanh nhằm tạo
điều kiện nâng cao thu nhập, đồng thời thức đẩy hoạt động của nhân viên.
Nhân viên viên bán được hàng , hay thực hiện tốt công việc mà công ty giao
phó sẽ đươc hưởng phần trăm trên lợi nhuận mà công ty thu về. Ngoài ra còn
một loạt các chính sách khác như tài trợ cho nhân viên có năng lực đi nước
ngoài đào tạo nâng cao trình độ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho toàn
công ty nhằm tăng tinh thần đoàn kết và hồi phục năng lượng giúp nhân viên
làm việc tốt hơn Tất cả các chính sách của công ty đều nhắm đến mục đích
tạo động lực cho nhân viên và mang lại lợi nhuận cho công ty.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
16
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Danh sách các cán bộ chuyên môn chính của Công ty :
Chức danh Họ và tên
Năm
công
tác
Trình độ
học vấn
Nhiệm vụ được
giao
Cán bộ quản

Lê Văn Hướng 9 năm Kỹ sư
Quản lý chung
Nguyễn Thị Quỳnh
Anh
8 năm Cử nhân
Phạm Văn Thanh 9 năm Kỹ sư

Cán bộ tài
chính
Hồ Bích Ngọc 9 năm Cử nhân
Quản lý tài chính
Kế toán
Nguyễn Phương
Duyên
4 năm Cử nhân
Cán bộ lắp đặt
Phạm Văn Thanh 9 năm Kỹ sư
Lắp đặt, vận hành,
hướng dẫn KTV
của bệnh viện…
Vũ Mạnh Trường 8 năm Kỹ sư
Nguyễn Văn Trung 6 năm Kỹ sư
Đặng Quốc Việt 5 năm Kỹ sư
Cán bộ bảo trì
Phạm Văn Thanh 9 năm Kỹ sư Lắp đặt, sửa chữa
trong suốt thời gian
bảo hành, tiến hành
bảo trì, bảo dưỡng
máy khi có yêu
cầu.
Vũ Mạnh Trường 8 năm Kỹ sư
Nguyễn Văn Trung 5năm Kỹ sư
Đặng Quốc Việt 5 năm Kỹ sư
Lê Minh Tùng 5 năm Kỹ sư
II. Tổ chức công tác quản trị nhân lực
1. Quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về công tác quản trị
nhân lực trong DN:

Ngay từ đầu, lãnh đạo Công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật đã xác
định yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển của công ty. Nguồn nhân lực được xem như là tài sản – vốn của
công ty. Do đó, ban lãnh đạo công ty chủ trương định hướng đầu tư và phát
triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng tới việc xây dựng tinh thần tập thể
đoàn kết, vững mạnh, quản lý nhân viên toàn công ty. Ngoài ra, lãnh đạo công
ty còn một số quan điểm như : luôn hướng tới xây dựng tinh thần tập thể đoàn
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
17
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
kết, vững mạnh, quản lý nhân viên theo phong cách dân chủ…
2. Thực trạng của cách thức công tác tổ chức quản trị nhân lực:
Thứ nhất, ban lãnh đạo công ty căn cứ vào đặc điểm của đội ngũ lao
động và đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh để đưa ra các chính sách,
phân công cụ thể trong việc đảm nhiệm các hoạt động quản trị nhân lực :
hoạch định nhân lực, thiết kế và phân tích công việc đúng với ngành nghề mà
mỗi nhân viên đảm nhận. Giá trị của từng nhân viên trong công ty được đề
cao và đánh giá đúng đắn.
Thứ hai, trước những thực trạng với mục tiêu là chất lượng – tiến độ -
hiệu quả chưa đạt được đến những chuẩn mực nhất định, cán bộ tổ chức quản
trị nhân lực phải tuyển mộ chọn ra được nguồn nhân lực phù hợp với nghề,
trình độ năng suất làm việc để từ đó định hướng đào tạo nhân lực một cách
hiệu quả.
Thứ ba, không thể nói tới cách đánh giá của các nhà lãnh đạo công ty đối
với kết quả lao động của các nhân viên mình quản lý. Đây là nhân tố đóng vai
trò then chốt trong hoạt động tạo động lực cho nhân viên, ban lãnh đạo sẽ tạo
ra cho nhân viên tâm lý hài lòng hay không hài lòng trong cách đánh giá. Do
đó, muốn tồn tại và phát triển bền vững thì một yếu tố cần thiết trong công
tác quản trị nhân lực là ban lãnh đạo công ty cần chỉ rõ cho nhân viên
những cách thức cũng như những tiêu chí được sử dụng để đánh giá kết quả

nhân viên. Có như vậy người lao động mới cảm thấy thỏa mãn và minh
bạch trong công ty của mình để từ đó họ có thêm những nỗ lực mới đóng
góp cho công ty nhiều hơn.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
18
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
PHẦN 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỐ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT
I. Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực tại Công ty CP thiết bị
y tế Việt Nhật
1. Tạo động lực thông qua trả lương và phụ cấp
1.1. Hình thức trả lương và phụ cấp
Công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật áp dụng hình thức trả lương theo thời
gian cho cán bộ quản lý và nhân viên. Tiền lương của người lao động được
tính trên cơ sở tiền công của một đơn vị thời gian và số đơn vị thời gian thực
tế, với điều kiện là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn công việc.
Công thức tính :
Lương thời gian tháng = Số ngày làm việc thực tế trong tháng x Tiền
lương cấp bậc ngày
Chế độ trả lương theo thời gian của Công ty là chế độ trả lương theo thời
gian giản đơn. Hệ số tiền lương tính theo NĐ26/CP.( Công ty làm việc cả
ngày thứ 7 )
HSLi x LminDN
TLi = x Sni
26 (27)
+ HSLi : Hệ số lương theo NĐ26/CP
+ LminDN = 540.000 đ
+ Sni : Số ngày công thực tế của người thứ i
Số ngày công thực tế của nhân viên được thống kê hàng ngày.

Các trường hợp nghỉ hưởng lương : nghỉ con ốm, nghỉ ốm điều dưỡng,
nghỉ phép, nghỉ trong những ngày lễ lớn.
Quy định cụ thể của từng trường hợp theo Bộ luật lao động.
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
19
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Các trường hợp nghỉ không hưởng lương : nghỉ vì việc riêng, nghỉ không
lý do, nghỉ việc không hưởng lương theo thỏa thuận hai bên. ( Quy định tại
chương thời gian làm viêc, thời gian nghỉ ngơi tại Bộ luật lao động )
Li = Tli + phụ cấp ( nếu có ) – BHXH
Cuối mỗi tháng trừ vào tiền lương của mỗi CBCNV số tiền BHXH là :
số tiền BHXH bằng 5% so với tiền lương cơ bản.
Công ty có phụ cấp độc hại áp dụng là 0,1 của tiền lương tối thiểu.
Thêm phụ cấp ăn trưa tại Công ty là 15.000/ngày, ai không ăn thì được
lĩnh tiền.
Ta tính được tiền lương thực lĩnh của nhân viên như sau :
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
20
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Bảng 3: Bảng lương công nhân Phòng Tổ chức kỹ thuật Tháng 12/2009
Họ và tên
tổng
công
thực tế
Hệ số lương và phụ cấp theo ND/26CP
Tổng số
tiền
Trừ 5%
BHXH
Lương

thực lĩnh

nhận
HSL
ND/26
Tiền lương
cơ bản
tháng Tli
Phụ cấp
Độc hại(0.1) Tiền ăn ca
Công Tiền Công 15,000 đ
Phạm Văn Thanh 27 5,98 3.229.200 0 27 405.000 3.634.200 161.460 3.472.740
Nguyễn Văn Trung 27 3,89 0 27 405.000
Đặng Quốc Việt 27 3,89 27 189000 27 405.000
Phạm Văn Thanh 27 5,65 0 27 405.000
Vũ Mạnh Trường 27 4,33 27 189000 27 405.000
Lê Minh Tùng 27 5,32 0 27 405.000
Tạ Bích Loan 27 3,27 0 27 405.000
Nguyễn Thị Liên 27 3,89 27 189000 27 405.000
Lê Văn Lương 27 4,66 0 27 405.000
Hà Thị Thắm 27 4,00 0 27 405.000
Nguyễn Thị Thuý 27 2,96 0 27 405.000
Hoàng Hải Yến 27 2,65 27 189000 27 405.000
( Phòng Kế Toán của Công ty Cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật)
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
21
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
Số tiền BHXH & BHYT phải nộp trong tháng là :
5% x 5,98 x 540000 = 161.460
Vậy tiền lương thực lĩnh trong tháng là :

Ltt= L
i
+ Tiền ăn ca – (BHXH + BHYT) = 3.229.200 + 405.000 –
161.460 = 3.472.740 (Đồng)
Nhận xét :
Ưu điểm : hình thức trả lương này có ưu điểm khuyến khích người lao
động đi làm đầy đủ ngày công trong tháng, phân biệt được những người có
trình độ chuyên môn khác nhau.
Nhược điểm : những ngày nghỉ lễ nghỉ tết Công ty vẫn phải làm việc
nhưng nhân viên chưa được hưởng thêm tiền phụ cấp, mà vẫn tính lương như
bình thường. Cũng không có lương trách nhiệm đối với vị trí công việc…
Điều đó làm hạn chế đến động lực lao động của người lao động.
1.2. So sánh tiền lương, thu nhập trong và ngoài công ty
Để thấy tác dụng của tiền lương và thu nhập có tác động đến động lực
cho người lao động ta so sánh tiền lương và thu nhập qua các bảng sau :
Bảng 4: Tiền lương và thu nhập hàng tháng tại Công ty Cổ Phần
thiết bị y tế Việt Nhật
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Tiền lương bình quân
tháng( 1000đ)
4.753 4.854 4.955 5.001
Thu nhập bình quân
tháng(1000đ)
5.500 5.612 5.734 5.853
Tỷ trọng tiền lương trong
thu nhập(%)
86,4 86,4 86,4 86,4
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán Công ty Cổ Phần thiết bị y tế Việt Nhật )

Theo số liệu thống kê ở bảng trên thì thấy rằng, tiền lương bình quân của
lao động trong công ty vẫn còn ở mức khiêm tốn, năm 2009 có tăng so với
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
22
Báo cáo nghiệp vụ GVHD: PGS.TS Lê Văn Tâm
năm 2008 là 0,2%. Thu nhập năm 2009 so với năm 2008 tăng cao hơn một
chút là 0,2%, điều đó cũng được thể hiện ở 2 năm tiếp theo năm 2010 và
2011. Điều đó cho thấy, tiền lương và thu nhập bình quân hiện nay ở công ty
còn ở mức trung bình và cũng chưa phải là nhân tố tác động mạnh mẽ đến
động lực của công ty.
Bảng 5 : So sánh tiền lương bình quân tháng của công ty
với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011
Tiền lương bình quân tháng của công ty
( 1000đ)
4.753 4.854 4.955 5.001
Tiền lương bình quân tháng của doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ( 1000đ)
5.321 5.400 5.454 5.489
Tỷ lệ 89,3% 89,8% 90,8% 91,1%
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán Công ty Cổ Phần thiết bị y tế Việt Nhật )
2. Tạo động lực thông qua tiền thưởng
Tại công ty CP thiết bị y tế Việt Nhật việc trả thưởng cho nhân viên theo
đúng quy định của Nhà nước và tiêu chuẩn khen thưởng của công ty.
Nguồn hình thành quỹ khen thưởng chủ yếu lấy từ lợi nhuận của Công
ty. Hàng năm Công ty không ngừng tăng quỹ khen thưởng và phúc lợi cho
nhân viên.
Đối tượng khen thưởng là những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc

trong công việc, đạt được danh hiệu thi đua; những cá nhân đơn vị hoàn thành
định mức công việc, đảm bảo số lượng và thời gian.
Một số quy định và mức thưởng mà Công ty đó áp dụng trong các dịp lễ tết là :
Cơ sở xét thưởng chung : ngày công, năng suất, chất lượng công tác.
Loại A : tiền thưởng là 120.000 đ
Nhân viên đi làm ngày công là 26 ngày/tháng. Đảm bảo năng suất chất
lượng, gia công, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy và kỷ luật của Công ty và
SV: Nguyễn Thị Hồng Thắm Lớp: K17 - QT2
23

×