Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp phụ trợ và thu hút fdi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.41 KB, 19 trang )

Trường Đại học kinh tế quốc dân
Khoa quản trị kinh doanh


ĐỀ ÁN MÔN HỌC
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
PHỤ TRỢ VÀ THU HÚT FDI
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


SINH VIÊN NGHIÊN CỨU: Phan Văn
Thiệu
Mã sinh viên: CQ513887


Phần mở đầu:
Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển công nghiệp phụ trợ không còn là vấn
đề mới mẻ đối với nước ta nữa. nhưng vấn đề ở đây là thu hút FDI như thế nào, phát
triển công nghiệp phụ trợ ra sao?
Những năm gần đây số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng đáng kể nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Như vậy thì trong thời gian
tới chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình này. Một vấn đề đặt ra là vốn đầu tư vào
Việt Nam còn nhiều bất cập: các nhà đầu tư chỉ chú trọng vào các ngành có lợi nhuận
cao, rào cản gia nhập thấp chủ yếu là lĩnh vực bất động sản chứ chưa chú trọng vào các
ngành công nghệ cao hay các ngành thiết yếu mà chúng ta chưa phát triển được dẫn tới
mất cân bằng trong phát triển kinh tế, không nâng cao được năng lực công nghệ. Do
vậy trong thời gian tới chúng ta cần chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài FDI cả về chất
và lượng.
Ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta xuất hiện khá sớm, nhưng cho tới thời điểm hiện
tại thì nó chưa khẳng định được vai trò và vĩ thế của mình trong nghành công nghiệp
nói riêng và ngành kinh tế nói chung: tốc độ phát triển chậm chạp, khả năng cạnh tranh


rất yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. trong khi đó phát triển công
nghiệp phụ trợ là nền tảng để phát triển công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong
lĩnh vực chế tạo máy móc. Sự non yếu của ngành này đã trở thành những lực cản rất rõ
ràng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp nói chung cũng như các ngành công
nghiệp mũi nhọn nói riêng.
Chúng ta đang đề cập đến 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau một bên là phát triển công
nghiệp phụ trợ một bên là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Tác động của hai
quá trình lên nền kinh tế theo những chiều hướng khác nhau.Nhưng thực ra hai quá
trình này có quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là quan hệ bổ sung cho nhau. Nghiên
cứu vấn đề này giúp ta hiểu rõ mối quan hệ đó để có thể đưa ra một số chính sách,
đường lối, biện pháp khai thác hiệu quả mối quan hệ bổ sung này nhằm thúc đẩy cả hai
quá trình trên phát triển.
Đề cương:
I. Các khái niệm cơ bản
1. Công nghiệp phụ trợ
1.1 Công nghiệp phụ trợ là gì?
1.2 Đặc điểm và vai trò của công nghiệp phụ trợ
2. FDI và thu hút FDI
I.1 FDI
I.2 Thu hút FDI
I.3 Đặc điểm và vai trò của FDI
II. Mối liên hệ giữa phát triển công nghiệp phụ trợ và thu hút FDI
1. Tác động của phát triển công nghiệp phụ trợ đối với thu hút FDI
2. Tác động của FDI đối với quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ
III. Thực tiễn Việt Nam
1. Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ nước ta
2. Thu hút FDI ở nước ta.
IV. Một số giải pháp
I. Các khái niệm cơ bản
1 . Công nghiệp phụ trợ

1.1 Công nghiệp phụ trợ là gì?
Công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm
công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những
linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, v.v., và
cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể
các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy
phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô
nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, trong ngành xe hơi chẳng hạn,
các bộ phận như đầu máy xe, thân xe, bánh xe thường không được kể là công nghiệp
phụ trợ vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành này, công
nghiệp phụ trợ là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn được cung cấp để sản
xuất ra đầu máy xe, thân xe
Theo định nghĩa trên thì công nghiệp phụ trợ có đầu ra cũng là các sản phẩm công
nghiệp. Nhưng các sản phẩm này không trực tiếp bán ra thị trường tiêu dùng mà chúng
được bán cho các nhà sản xuất các sản phẩm chính. Các nhà sản xuất ra những sản
phẩm chính do hạn chế về một số nguồn lực có thể gặp khó khăn trong việc sản xuất ra
một số bộ phận ,linh kiện hoặc không có khả năng sản xuất ra chúng nên họ cần một
nhà sản xuất khác đảm nhiệm việc này. Nói cách khác là cần một nhà sản xuất và cung
ứng những bộ phận và linh kiện mà họ chưa sản xuất được. Đây cũng chính là lí do ra
đời của ngành công nghiệp phụ trợ.
1. 2 Đặc điểm và vai trò của công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ có 3 đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, công nghiệp phụ trợ chỉ sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp có vai trò
hỗ trợ cho quá trình sản phảm chính chứ không trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm
chính. Do vậy những sản phẩm này không có giá trị tiêu dùng, nó chỉ có tác dụng hoàn
thiện sản phẩm cho các nhà sản xuất chính.
Thứ hai, việc sản xuất công nghiệp phụ trợ phụ thuộc vào việc sản xuất của các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm chính. Quá trình sản xuất của các doanh nghiệp phụ trợ chỉ
tồn tại khi tồn tại ngành sản xuất sản phẩm chính cần đến những sản phẩm hỗ trợ từ nó.
Thứ 3, sản phẩm công nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quuy mô nhỏ, thực

hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một quy ước cho khái niệm công nghiệp
phụ trợ, những sản phẩm hỗ trợ mà được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn và quy mô
lớn không được coi là công nghiệp hỗ trợ. Chẳng hạn như trong nghành xe hơi sản
xuất đầu máy, bánh xe, thân xe … không được coi là công nghiệp phụ trợ.
Những vai trò của công nghiệp phụ trợ
Thứ nhất, CNPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở
rộng vừa thâm sâu. CNPT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những
công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng
loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa
nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này, CNPT không
phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới
hạn trong một số ít các ngành.
Thứ hai, CNPT có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI vào lĩnh vực
công nghiệp, đồng thời, kích thích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước.
Muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI, CNPT phải đi trước một bước, tạo
nên cơ sở hạ tầng để cung cấp sản phẩm đầu vào cần thiết cho các ngành công nghiệp
lắp ráp bởi lẽ bản thân các tập đoàn và các công ty lớn về lắp ráp hiện cũng chỉ giữ lại
trong quy trình của mình các khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm và lắp ráp thay vì tất
cả gói gọn trong một công ty hay nhà máy. Điều này đặc biệt đúng trong các ngành sản
xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và là những
lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Các mặt hàng này thường có hàng trăm
hoặc hàng ngàn bộ phận, linh kiện ở nhiều tầng lớp, từ những loại thông thường đơn
giản đến những loại có công nghệ rất cao. Đối với các công ty nước ngoài đầu tư vào
ngành sản xuất này, tỷ lệ nội địa hoá càng cao càng có lợi. Trên thực tế, phí tổn về linh
kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian trong những sản phẩm thuộc các ngành sản
xuất máy móc chiếm tới hơn 80% giá thành, lao động chỉ chiếm từ 5-10%, do đó khả
năng nội địa hoá có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, tỷ lệ của chi phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên

một nước dù có ưu thế về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi
trường đầu tư kém hấp dẫn. Chừng nào các ngành phụ trợ sẵn có chưa được cải thiện
đồng loạt, nhiều DN của nước ngoài chưa đến đầu tư ồ ạt thì FDI của các công ty lớn
không thể tăng hơn.
Thứ ba, CNPT còn góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các kỹ
thuật tiên tiến vào sản xuất. Bởi lẽ, dưới áp lực cạnh tranh, các công ty CNPT phải tỏ ra
có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng và giá thành cạnh tranh được
với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ chuyển giao công nghệ từ doanh
nghiệp FDI.
Thứ tư, CNPT còn góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa trên các địa
bàn sản xuất của doanh nghiệp và khu vực lân cận.
1. FDI
1.1 FDI là gì?
Có rất nhều định nghĩa khác nhau về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) . sau đây bài
làm chỉ nêu ra một định nghĩa phổ biến nhất.
Định nghĩa về FDI của tổ chức thương mại quốc tế WTO:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ
đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường
hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh
công ty".
1.2 . Thu hút FDI
Thu hút FDI là những biện pháp, nỗ lực nhằm giới thiệu đến các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài thấy được những thế mạnh của nước thu hút đầu tư và những lợi ích có
được khi nhà đầu tư đầu tư FDI vào nước đó. Thu hút FDI là hoạt động nhằm kêu gọi
và kích thích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hoạt động thu hút FDI khá đa dạng và phức tạp nó yêu cầu nỗ lực chung của nhà nước
sở tại và các ngành liên quan, đặc biệt là sự nỗ lực từ các ngành công nghiệp.nhà nước

đóng vai trò là người đưa ra những chính sách về đầu tư FDI .Có những cái là rào cản
có những cái lại kích thích cho hoạt động đầu tư. Với vai trò như vậy nhà nước có vai
trò phải đưa ra những chính sách hợp lý nhất để có thể thu hút được tối đa lượng vốn
FDI. Các ngành kinh tế , đặc biệt là ngành công nghiệp đóng vai trò là môi trường để
vốn FDI có thể hoạt động với vai trò như vậy các ngành này phải phát triển cân đối hài
hòa tạo môi trường tốt nhất để vốn FDI có thể thâm nhập và hoạt động có hiệu quả.
2.3. Đặc điểm và vai trò của FDI
Đặc điểm:
- Tìm kiếm lợi nhuận. FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm
kiếm lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư đặc biệt là những nước đang phát triển cần
lưu ý điểm này khi thu hút FDI. Phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý
đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI váo phục vụ các
mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình. Tránh tình trạng FDI chỉ nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuần của nhà đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ phụ thuộc pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát
và tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đàu tư. Luật các nước thường không
quy định giống nhau về vấn đề này.
- Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ quy định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân
chia theo tỷ lệ này.
- Thu nhập mà chủ đàu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh của doanh nghiệp
mà họ bỏ vốn đầ tư, nó mang tính thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức.
chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được chọn lĩnh vực đầu tư và hình thức
đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình. Do đó sẽ
tự lựa chon những quyết định có lợi nhất cho họ.
- FDI thường đi kèm chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Thông qua
hoạt động FDI nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ kỹ thuật tiên tiến,
học hỏi kinh nghiệm quản lý.

Vai trò:
- Tăng cường vốn đầu tư cho tăng trưởng. Để đáp ứng cũng như kích thích tốc độ
tăng trưởng nền kinh tế cần một lượng vốn đầu tư lớn. Trong khi nguồn vốn
trong nước còn khá hạn chế và rất khó huy động thì vốn đầu tư nước ngoài là
một biện pháp hữu hiệu giả quyết vấn đề này.Ở Việt nam hiện nay FDI chiếm
trên 10% tổng vốn đầu tư xã hội con số này thương trung bình khoảng 15%.
- Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là một trong những kênh chủ yếu, có
tính đột phá để nâng cao năng lực công nghệ của nước nhận đầu tư. Chuyển giao
công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản
lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ
cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có
44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau
(cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). Đối với một số khâu chủ yếu của
dây chuyền công nghệ tiên tiến hoặc đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được
đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài
2
. Đến nay, hầu hết các
công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao ở
các nước phát triểnđược tập trung trong khu vực có vốn FDI.
- Đẩy mạnh xuất khẩu cũng là đóng góp nổi bật, thể hiện rõ nét vai trò của
FDI. Ở Việt Nam, trong suốt 20 cải cách kinh tế vừa qua. Thời kỳ 1996-2000,
xuất khẩu của khu vực FDI đạt10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần
so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm
25%, năm 2003 chiếm 31%, tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54%
năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007
- FDI có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động nước sở tại.
Khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh các nhà đầu tư cần một lượng lớn lao
động để đạt được mục đích kinh doanh của mình. Đây là một cơ hội việc làm hấp
đẫn cho người lao động nước sở tại. Ở Việt Nam tính đến năm 2007 khu vự FDI
đã tạo ra khoảng 1.2 triệu việc làm cho người lao động.

- FDI góp phần làm tăng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, Thời kỳ 1996-
2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách đạt 1,49
tỷ USD; gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách
trong
khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng
2 năm
2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ
USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2000.
2 Mối liên hệ giũa phát triển công nghiệp phụ trợ và thu hút đầu tư FDI
1. Tác động của quá trình phát triển công nghiệp phụ trợ đối với thu hút FDI
Để dảm bảo phát triển kinh tế xã hội hài hòa cân đối chúng ta cần phải thu hút FDI
cho công cuộc xây dựng đổi mới cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực công nghệ.
Trong đó nâng cao năng lực công nghệ là vô cùng quan trọng. như vậy thu hút FDI
vào công nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt là các ngành công nghệ cao.
Ở các nước phát triển ngoài hiệu quả tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động
dư thừa, công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá theo
hướng vừa mở rộng (broadening) vừa thâm sâu (deepening). Công nghiệp phụ trợ
không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành
phẩm cuối cùng khác sẽ phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm
này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí
tổn chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro
về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Công ty đa quốc gia sẽ gặp khó khăn
trong việc quản lý dây chuyền cung cấp (supply chain management) nếu phải nhập
khẩu phần lớn linh kiện, bộ phận, và các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác. Vì lý
do này, công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ
thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng giới hạn trong một số ít các ngành.
Từ phân tích ở trên ta thấy ngay là CNPT phải phát triển mới thu hút FDI, nhất là
FDI trong các ngành sản xuất các loại máy móc, là những ngành đang phát triển
mạnh tại Đông Á và là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của

chí phí về CNPT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế
về lao động nhưng CNPT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp
dẫn.
Ví dụ về ngành sản xuất và lắp ráp ô tô Việt Nam:
Ngày nay nhu cầu sử dụng ô tô ngày càng lớn. Do vậy quy mô thị trường ô tô ngày
càng mở rộng nhưng năng lực sản xuất và lắp ráp của các doanh nghiệp nội địa lại
rất hạn chế. Theo thống kê năng lực sản xuất và lắp ráp của các doanh nghiệp trong
nước có công suất thiết kế khoảng 500 000 xe/năm, nhu cầu sử dụng xe khoảng
120000 xe/năm nhưng tình trạng khan hàng vẫn xảy ra liên tục. chứng tỏ các doanh
nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước hoạt động kém hiệu quả. Mà nguyên nhân
chính ở đây là do công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp ô tô còn kém phát triển.
Hiện tại trong nước mới chỉ có 200 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện đơn
giản như: kính ghế ngồi, dây diện khung gầm. Các loại vật liệu như thép tấm, thép
hình , thép đặc biệt đẻ làm phụ tùng nội địa hóa vẫn chưa làm được. Với năng lực
hạn chế như vậy các doanh nghiệp chính trong nước còn phụ thuộc vào nguồn phụ
tùng nguyên liệu nhập ngoại. Trong khi thuế nhập khẩu đối với bộ phận động cơ là
15%, hộp số chưa sản xuất hoàn chỉnh là 20%,… với tỷ suất thuế lớn như vậy chi
phí nhập khẩu linh kiện là rất lớn chưa kể chi phí vận chuyển và bảo quản, chi phí
bảo hiểm,…
Hiện tại thuế nhập khẩu xe lên tới 60% giá thành xe,gv nhưng tỷ lệ nội địa của
ngành công nghiệp ô tô chưa đến 10%. Đây chính là thách thức cho công cuộc phát
triển ngành công nghiệp ô tô. Với một môi trường kém cạnh tranh như vậy nguồn
vốn FDI đầu tư vào công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam là rất hạn chế. Thẫm
chí có một số nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện ở Việt Nam nhưng sản phẩm sản
xuất ra lại đem đi xuất khẩu, điều này thể hiện sư bất lực và yếu kém của ngành
công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam. Với một quy mô lớn ngành công nghiệp ô tô
Việt Nam được coi là rất tiềm năng và hấp dẫn nhưng với thực trạng hiện tại thì nó
đang mất dàn sức hấp dãn với FDI.
2. Tác động của FDI đến quá trình phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Không phải lúc nào công nghiệp phụ trợ phát triển rồi mới thu hút được FDI mà

đôi khi FDI đi trước lôi kéo ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Tác động của
FDI lên công nghiệp phụ trợ có thể hiểu thông qua 3 giai đoạn phát triển của
ngành công nghiệp phụ trợ:
1) Trước khi FDI vào đã có nhiều công ty trong nước sản xuất sản phẩm công nghiệp
phụ trợ cung cấp cho các công ty lắp ráp, sản xuất sản phẩm chính cho thị trường nội
địa. Khi có FDI, một bộ phận những công ty sản xuất công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển
mạnh hơn nếu được tham gia vào mạng lưới chuyển giao công nghệ của các doanh
nghiệp FDI. Sự liên kết (linkage) này không phải tự nhiên hình thành mà các công ty
công nghiệp phụ trợ phải tỏ ra có tiềm năng cung cấp linh kiện, phụ liệu với chất lượng
và giá thành cạnh tranh được với hàng nhập. Tiềm năng đó sẽ thành hiện thực nhờ
chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI.
(2) Đồng thời với sự gia tăng của FDI, nhiều doanh nghiệp bản xứ ra đời trong các
ngành công nghiệp phụ trợ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp
FDI. Những doanh nghiệp sớm hình thành sự liên kết với doanh nghiệp FDI sẽ được
chuyển giao công nghệ và sẽ phát triển nhanh.
(3) Sau một thời gian hoạt động của doanh nghiệp FDI với lượng sản xuất ngày càng
mở rộng, tạo ra thị trường ngày càng lớn cho công nghiệp phụ trợ, nhiều công ty nhỏ và
vừa ở nước ngoài sẽ đến đầu tư. Ở đây có trường hợp các công ty con hoặc các công ty
có quan hệ giao dịch lâu dài của các doanh nghiệp FDI đến đầu tư do sự khuyến khích
của các doanh nghiệp FDI; cũng có trường hợp các công ty nhỏ và vừa ở nước ngoài
độc lập với các doanh nghiệp FDI nhưng thấy thị trường của công nghiệp phụ trợ đã
lớn mạnh nên đến đầu tư.
Như vậy FDI tác động đến cả 3 quá trình phát triển của công nghiệp phụ trợ.
Ở giai đoạn mới hình thành thì công nghiệp phụ trợ còn non yếu cả về năng lực công
nghệ và quản lý. Khi FDI vào sẽ cải thiện năng lực công nghệ và quản lý của các
doanh nghiệp trong nước bằng cách cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào
mạng lưới chuyển giao công nghệ. Điều này thể hiện rất rõ ở các hợp đồng liên doanh
sản xuất linh kiện. Hiện nay trong ngành sản xuất lắp ráp các phương tiện giao thông
vận tải xu hướng này diễn ra phổ biến. Trong ngành công nghiệp ô tô có hàng loạt
các liên doanh lớn như: Vietsan, Vinastar, HonDa VN, Ford VN, Toyota Vn, Hino

Motors Việt Nam , GM Dewoo VN, ô tô Trường Hải, ô tô Hòa Bình… các doanh
nghiệp , tổ chức kinh doanh trong nước khi tham gia và liên doanh sẽ được chuyển
giao công nghệ sản xuất một số linh kiện như: lốp vành xe, ghế , ống xả, cabin…
Giai đoạn 2, giai đoạn này là giai đoạn lớn mạnh và chuyên mô hóa của các doanh
nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước. Khi đó xuất hiện các công ty chuyên phục vụ
cho các doanh nghiệp FDI. Một ví dụ điển hình là Trường Hải ô tô chuyên sản xuất
khung gầm và thùng xe và lắp ráp các dòng xe cho KIA MOTORS. Công ty ô tô
MEKONG chuyên lắp ráp , sản xuất linh kiện và bảo hành cho các sản phẩm của
MEKONG AUTO. Còn rât nhiều doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức này.
Ở giai đoạn 3, hiện nay hàng loạt các nhà sản xuất ô tô lớn đang ra sức kêu gọi các
nhà đầu tư vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư vào công nghiệp phụ trợ sản xuất linh kiện
phụ tùng tại Việt Nam. Dự kiến không xa sẽ có hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài vừa
và nhỏ đâu tư vào công nghiệp phụ trợ nước ta.
II. Thực tiễn Việt Nam
1. Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ nước ta
Cho đến nay, phải khẳng định rằng, ngành CNPT của Việt Nam còn cực kỳ sơ khai, thể
hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực này còn rất hạn chế. Các
doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuộc sở hữu nhà nước, vẫn
còn thói quen bao cấp nên rất thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng và "ngại" đổi
mới.
Thứ hai, chất lượng của các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành
CNPT rất thấp và kém ổn định. Một mặt, các sản phẩm không đáp ứng yêu cầu về chất
lượng của nhà cung cấp. Sản phẩm CNPT chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
hoặc do các hộ kinh doanh cá thể sản xuất, chất lượng kém và giá thành cao (vì công
nghệ lạc hậu, khó khăn về vốn, trình độ quản lý kém,…) nên chỉ tiêu thụ được trong nội
bộ các DNNN. Mặt khác, ngay cả trong trường hợp đáp ứng, chất lượng của các lô
hàng đều bị giảm dần sau các lần cung ứng. Chính điều đó khiến các công ty e ngại đối
với các nhà cung cấp của Việt Nam.
Thứ ba, tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp của Việt Nam là rất thấp. Hiện

nay ở Việt Nam, một số ngành như dệt may, da giày, điện tử đều phải nhập nguyên
liệu từ nước ngoài. Do vậy, họ luôn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
không thể chủ động được hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị gia tăng của các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ đạt vỏn vẹn 10% - một con số quá thấp so với các nước có ngành
CNPT phát triển khác.
Theo Báo cáo tháng 6/2006 của VDF, tỷ lệ nội địa hoá của các nhà sản xuất Nhật Bản
tại Việt Nam mới chỉ đạt 22,6% vào năm 2003, trong khi ở Malaixia và Thái Lan tỷ lệ
này là trên 45%. Còn theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung
ương (CIEM), 32/80 doanh nghiệp FDI khi được hỏi đều cho rằng việc cung ứng
nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ của Việt Nam rất kém. Các doanh
nghiệp FDI rất muốn phối hợp với các nhà cung cấp trong nước để giảm chi phí sản
xuất, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm, nhưng rất khó có thể tìm được nhà cung cấp thích
hợp.
Tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp chế tác Việt Nam
Ngành công
nghiệp
Quy mô sản xuất
(nghìn chiếc)
Tỷ lệ nội địa hoá
(%)
Xe máy (2003) 1.290 (Thái Lan: 1.740) 75
Tivi (2002) 1.600 (Thái Lan: 6.500) 20-40
Ôtô (2005) 35 (Thái Lan: 1.000) 5-10
Nguồn: Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF)
Thực trạng phát triển CNPT có thể được đánh giá thông qua khả năng cung cấp linh
phụ kiện và tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp chế tác của Việt Nam
như sau:
- Ngành ô tô
Theo lộ trình, các nhà sản xuất ôtô trong nước cần phải tăng dần tỷ lệ nội địa hóa nhằm

từng bước phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn các
nhà sản xuất trong nước chưa chú trọng đến việc này mà thường chỉ nhập linh kiện rồi
tiến hành lắp ráp, khiến chi phí sản xuất tăng cao. Sự yếu kém của CNPT trong ngành
sản xuất ô tô đang là trở lực lớn để có thể phát triển ngành công nghiệp non trẻ này.
Hiện Việt Nam có tới 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô, nhưng chỉ có trên 60 doanh nghiệp
cung cấp linh kiện, quá thấp so với con số 385 doanh nghiệp ở Malaixia và 2.500
doanh nghiệp ở Thái Lan.
Theo tính toán, một doanh nghiệp ôtô phải cần tối thiểu 20 nhà cung cấp các loại linh
kiện khác nhau. Nhưng trên thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp lắp ráp ôtô chỉ có
2-3 nhà cung cấp linh kiện trong nước. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải phụ thuộc vào
nguồn linh kiện nhập khẩu. Ngay như Toyota, năm 2005 nhập khẩu linh kiện trị giá
460 triệu USD trong khi giá trị linh kiện sản xuất trong nước chỉ đạt 2,3 triệu USD.
- Ngành xe máy
Việt Nam hiện có trên 230 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các
doanh nghiệp lắp ráp xe máy, trong đó có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Tỷ lệ nội địa hóa đối với một số loại xe máy sản xuất tại Việt Nam đạt mức khá
cao (từ 40-70%) do trong những năm gần đây nhu cầu xe máy tăng đột biến tạo nên thị
trường rộng lớn cho CNPT.
Tuy nhiên, các linh phụ kiện sản xuất trong nước chủ yếu do các liên doanh sản xuất
xe máy tự sản xuất hoặc mua từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác. Số doanh
nghiệp thuần túy trong nước có đủ năng lực cung cấp linh phụ kiện cho lắp ráp xe máy
rất ít. Đơn cử, trong hàng trăm doanh nghiệp nội địa, hãng Honda đến năm 2003 chỉ
chọn ra được 13 doanh nghiệp có khả năng cung cấp đủ chất lượng.
- Ngành dệt may
CNPT cho ngành dệt may còn nhiều bất cập và yếu kém. Năng lực các nhà máy cơ khí
chuyên ngành dệt may hiện tại quá nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập 70-80%
nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
- Ngành điện tử, điện máy
Tính đến 2005, mới chỉ có 1/4 số doanh nghiệp trong ngành sản xuất phụ tùng linh

kiện, nhưng phần lớn lại là các doanh nghiệp FDI và sản phẩm chủ yếu lại để xuất
khẩu. Thêm vào đó, tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm trong ngành rất thấp, mới chỉ đạt được
khoảng 20%, chủ yếu là bao bì, linh kiện nhựa. Trong khi đó, chất lượng sản phẩm của
ngành này còn yếu và không ổn định. Công ty Daihatsu đã từng sang Việt Nam tìm
kiếm nhà cung cấp ốc vít, nhưng khảo sát tới 64 doanh nghiệp mà không lựa chọn
được nhà cung cấp nào đạt tiêu chuẩn quốc tế. Canon cũng phải mất một thời gian dài
mới tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam, song 90% trong số đó lại là doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
Sau 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các
thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai
thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Theo
kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, các doanh nghiệp FDI
có "tên tuổi" đều phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nước ngoài, thậm chí có doanh
nghiệp nhập khẩu cả 100% như Công ty Fujitsu Việt Nam. Điều này vừa gây thiệt thòi
cho ngành công nghiệp Việt Nam, khiến chúng ta khó thoát khỏi tình trạng gia công,
lắp ráp, vừa giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp hàng điện tử
trong nước. Việc thiếu vắng các nhà cung cấp linh phụ kiện cũng khiến nhiều nhà đầu
tư nước ngoài trong lĩnh vực này có xu hướng ngại đầu tư vào Việt Nam và đây là
điểm yếu căn bản trong thu hút FDI vào lĩnh vực điện - điện tử.
Nói tóm lại, có thể thấy rằng, quá trình phát triển CNPT ở Việt Nam chưa diễn ra một
cách có hiệu quả. Doanh nghiệp trong nước đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của thị
trường. Do vậy, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và các công ty
trong nước. Mặc dù, các doanh nghiệp ngoài nhà nước ra đời khá nhiều sau Luật
Doanh nghiệp 2000, trong đó có lẽ có khá nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành CNPT,
nhưng có nhiều báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong việc
tiếp cận vốn và công nghệ.
Chính vì thực trạng yếu kém của CNPT mà đến nay, Việt Nam vẫn chưa hấp dẫn được
các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp sản xuất các loại hàng điện tử gia dụng, các
sản phẩm của công nghệ thông tin phần cứng như máy tính cá nhân, điện thoại di
động, các loại xe hơi, xe máy, v.v… nói chung là các loại máy móc, các ngành cơ khí.

Bên cạnh đó, việc thiếu ngành CNPT còn dẫn đến tình trạng nhập siêu. Như ở Việt
Nam, theo Bộ Công thương, trong 8 tháng đầu năm 2007, nhập siêu cả nước đang ở
mức 6,4 tỉ USD. Tỉ lệ nhập siêu tính theo kim ngạch xuất khẩu bằng 20,5%, cao gần
bằng tỉ lệ này cùng kỳ năm 2003 (25,3%) và tăng gần gấp đôi năm 2006 (10,41%).
Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng này là do Việt Nam thiếu ngành CNPT, dẫn
đến trong cơ cấu nhập khẩu, nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn, đặc biệt là các
ngành dệt may, da giày, điện tử, gỗ phải nhập nguyên phụ liệu từ 70%-90%.
2. Nguyên nhân
Sự yếu kém của bản thân các DN
Nguyên nhân của những yếu kém kể trên trước hết xuất phát từ sự kém năng động và
nhạy bén của các nhà cung cấp Việt Nam trong việc tiếp cận khách hàng, chưa tự tin
và chưa có khái niệm “xây dựng quan hệ” trong kinh doanh. Nhiều trường hợp khách
hàng lại là người tìm đến doanh nghiệp để đề nghị cung cấp sản phẩm. Bên cạnh đó,
các doanh nghiệp còn thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho CNPT.
Tình trạng thiếu vốn và công nghệ của các Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNPT gặp khó khăn về vốn và kỹ thuật cũng như đầu
ra trong điều kiện quy mô thị trường quá nhỏ. Thực tế là, luôn tồn tại một khoảng cách
quá lớn giữa yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá bán cũng như thời hạn giao hàng của
các doanh nghiệp nước ngoài so với khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt
Nam. Không phải các doanh nghiệp Việt Nam không hiểu được thực trạng trên mà
nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ đặc điểm của ngành CNPT, yêu cầu vốn đầu tư lớn,
sản lượng phải nhiều để có thể giảm giá thành và đảm bảo chất lượng. Đây có lẽ là khó
khăn lớn nhất của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong ngành CNPT. Khó
khăn này càng tăng lên khi không có những hỗ trợ cần thiết về kỹ thuật, công nghệ cho
các công ty linh kiện phụ tùng Việt Nam từ phía các cơ quan chức năng. Bản thân hệ
thống các trung tâm kiểm soát và kiểm định chất lượng linh kiện phụ tùng cũng gần
như không có ở nhiều địa phương hoặc nếu có thì cũng hoạt động cực kỳ kém hiệu
quả.
Các khó khăn về quy mô cầu
Thị trường Việt Nam cho các nhà lắp ráp đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô còn khá nhỏ.

Hơn nữa, mức độ tăng trưởng của thị trường nội địa thấp. Với quy mô thị trường quá
nhỏ, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã tỏ ra e ngại khi được đề nghị trở thành vệ
tinh của các tập đoàn lớn. Nguyên do là họ phải bỏ vốn lớn ra đầu tư nâng cấp thiết bị
dây chuyền cho phù hợp với yêu cầu chất lượng, trong khi chưa thấy hiệu quả trước
mắt. Thêm vào đó, với quy mô thị trường trong nước nhỏ bé, các nhà đầu tư nước
ngoài cũng ít quan tâm đầu tư vào CNPT.
Thiếu thông tin
Một nguyên nhân nữa bắt nguồn từ tình trạng thiếu các kênh thông tin giữa các doanh
nghiệp FDI/nhà lắp ráp và các công ty nội địa có khả năng và các tập đoàn lớn bên
ngoài đặc biệt là các tập đoàn của Nhật Bản. Bên cạnh đó là việc thiếu cơ sở dữ liệu
phù hợp và đầy đủ về các công ty nội địa, các công ty FDI, các nhà lắp ráp và thiếu
thông tin về các liên kết khác nhau giữa các nhà lắp ráp và các công ty cung cấp linh
kiện trong nước. Chính vì vậy các nhà sản xuất phải rất khó khăn trong việc tìm kiếm
đơn vị cung cấp linh kiện và dịch vụ hỗ trợ cho mình cũng như doanh nghiệp phải vất
vả trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
3.Thu hút FDI ở Việt Nam
Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam gần đây đang có những động thái tích cực mới,
với sự cải thiện khá rõ về quy mô vốn đăng ký/dự án, cơ cấu vốn đăng ký và mức giải
ngân thực tế…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giải ngân vốn FDI đạt khoảng 900 triệu USD
trong tháng 4, nâng tổng số vốn FDI giải ngân trong 4 tháng đầu năm 2010 lên 3,4 tỷ
USD, tăng tới 36% so với cùng kỳ năm 2009. Trung bình, giải ngân vốn FDI đạt
khoảng 850 triệu USD/tháng. Đây là mức khá cao và tương đương giải ngân vốn FDI
giai đoạn trước suy thoái kinh tế (năm 2009 Việt Nam thu hút FDI đạt 21,48 tỷ USD,
bằng 24,6% so với năm 2008, nhưng trong 2 năm 2008-2009, vốn FDI đăng ký và tăng
thêm khoảng 85,5 tỷ USD, vượt mức 83,1 tỷ USD của cả 20 năm trước đó. Trong năm
2009, có 839 dự án FDI đăng ký cấp mới với số vốn đạt 16,3 tỷ USD – tương ứng giảm
46,1% số dự án và 75,4% về vốn so với năm 2008 – và số lượt dự án tăng vốn đạt 215
lượt, với số vốn đạt 5,1 tỷ USD, giảm không đáng kể so với năm 2008; còn số vốn thực
hiện đạt ở mức khoảng 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008. Theo đó, khoảng cách

giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện đã giảm hơn so với năm trước. Tỷ lệ giữa vốn đăng
ký và vốn thực hiện năm 2007 là 37,56%, năm 2008 giảm xuống còn 16%, thì năm
2009 đã tăng lên 46,55%). Trong tổng số vốn đăng ký mới tính từ 1/1/2010 – 20/4/2010
là 5,9 tỷ USD (tương đương 74,3% so với cùng kỳ năm 2009), thì có 5,6 tỷ USD vốn
của 263 dự án đăng ký mới, tuy giảm 19,6% về số dự án, nhưng tăng 58,5% về vốn cấp
mới so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, có tới 92 lượt dự án đang triển khai xin tăng
vốn 325 triệu USD. Nhiều dự án chậm trễ triển khai vì tác động của khủng hoảng tài
chính toàn cầu cũng được các nhà đầu tư cam kết khởi động ngay đầu năm nay, như: dự
án Trung tâm Tài chính Việt Nam (TP.HCM) có tổng vốn lên tới 930 triệu USD này do
Berjaya Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án du lịch Saigon Atlantis Hotel 4,1 tỉ USD (Bà
Rịa – Vũng Tàu) của Mỹ; Lĩnh vực bán lẻ ở thị trường Việt Nam được các nhà đầu tư
nước ngoài quan tâm đặc biệt. Ông Tham Tuck Choy, Tổng giám đốc Parkson Việt
Nam cho hay, kết quả kinh doanh của hệ thống Parkson tại Việt Nam trong năm 2009
là tốt nhất trong số những nước mà tập đoàn này đầu tư, với tăng trưởng doanh thu đạt
30%/năm, so với con số đó chỉ từ 10 – 15% mà công ty này thu được ở Malaysia,
Trung Quốc… “Kết quả đó khiến chúng tôi tự tin hơn khi quyết định đầu tư thêm
những dự án mới. Trung tâm Thương mại (TTTM) Parkson thứ tư mới khai trương tại
TP.HCM hồi cuối tháng 12/2009 và là TTTM thứ 6 ở Việt Nam chỉ trong vòng 5 năm.
Năm 2010, Parkson sẽ tiếp tục đầu tư hai TTTM tại Hà Nội và một ở Đà Nẵng, để đến
năm 2015 sẽ có khoảng 15 – 16 TTTM Parkson tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế,
nếu thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm mặt bằng, con số sẽ không dừng lại ở đó”…
Trong 4 tháng, cả nước có 31/ 63 tỉnh, thành thu hút được vốn FDI, trong đó dẫn đầu là
Quảng Ninh với hơn 2,1 tỷ USD (38,3% tổng vốn đăng ký), tiếp theo là Nghệ An, Bà
Rịa – Vũng Tàu, TP. HCM, Quảng Ngãi và Hà Tĩnh. Trong 31 quốc gia, vùng lãnh thổ
đầu tư vào Việt Nam 4 tháng đầu năm nay, các vị trí đầu bảng đã có sự thay đổi cả về
đối tác đầu tư và lượng vốn đăng ký. Từ chỗ không có đối tác nào đạt tổng vốn đăng ký
đầu tư quá 1 tỷ USD tại báo cáo tháng trước, đến nay đã có 3 đối tác vượt chỉ tiêu này:
Hà Lan chỉ thêm 1 dự án cấp mới trong tháng đã thế chỗ Hoa Kỳ giành vị trí “quán
quân”, với trên 2,15 tỷ USD vốn đăng ký. Nhật Bản từ vị trí thứ 8 đã lên thứ nhì, với
1,1 tỷ USD vốn đăng ký, Hoa Kỳ đứng thứ 3 với 1,02 tỷ USD… (Hoa Kỳ từng là nhà

đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD, chiếm 45,6% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam năm 2009), Hàn Quốc, Quần đảo Virgin (Anh), Singapore…
Trong năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp,
đạt 912 dự án cấp mới với 35,6 tỷ USD (chiếm 58,6% và 53,4% tổng số dự án và vốn
cấp mới), trong đó ngành công nghiệp chế biến đạt mức cao nhất với 764 dự án cấp
mới và 35 tỷ USD (chiếm 49% tổng số dự án và 52,7% tổng số vốn cấp mới). Bước
sang năm 2009, dòng vốn tập trung vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là kinh doanh bất
động sản và lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống. Số dự án cấp mới ngành dịch vụ năm
2009 đạt 498 dự án với 13,2 tỷ USD (tương ứng chiếm 59,3% và 81,2% tổng số dự án
cấp mới và vốn FDI), trong khi ngành công nghiệp chỉ đạt 325 dự án với 3,0 tỷ USD
(tương ứng chiếm 38,7% và 18,3%). Còn trong năm 2010, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Việt Nam sẽ chọn lọc để hướng dòng vốn FDI vào những lĩnh vực quan trọng, ưu tiên,
như công nghiệp phụ trợ, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, chế biến
nông sản, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và các
ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn… Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2010,
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14 tỷ đô la Mỹ, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm
2009, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt hơn 8 tỷ đô la Mỹ,
tăng 29,3%, nhập khẩu khoảng 7,1 tỷ đô la Mỹ. Còn nếu không kể dầu thô, trong 4
tháng đầu năm 2010, khối các doanh nghiệp FDI xuất khẩu 4,13 tỷ USD, tăng 35,7% so
với cùng kỳ 2009 và nhập siêu khoảng 60 triệu USD…
Mặc dù tình hình thu hút FDI vào Việt Nam đang có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế:
sự mất cân đối trong đầu tư ở các ngành nghề, vùng lãnh thổ; tình trạng ô nhiễm môi
trường, phá vỡ quy hoạch ngành, đe dọa an ninh năng lượng, gia tăng đầu cơ trên thị
trường bất động sản và sự bất ổn trên thị trường vốn; việc chuyển giao và sử dụng
công nghệ lạc hậu; lạm dụng những ưu đãi về thuế, đất đai… Đặc biệt, Việt Nam cần
khắc phục căn bản những nút thắt gây nghẽn mạch và lệch hướng dòng vốn FDI thu
hút, nổi bật là tình trạng thủ tục hành chính rườm rà, quan liêu; hạ tầng cơ sở và nguồn
nhân lực yếu kém, chi phí đầu vào cao; công tác xúc tiến đầu tư thiếu tính chuyên
nghiệp.

chúng ta thu hút FDI vào để nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội một cách bền
vựng hài hòa và ổn định nhưng hiện tại các dự án FDI vào Việt Nam lại có xu hướng
tập trung vào các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao như công nghiệp khai khoáng, công
nghiệp ô tô, công nghệ thông tin… Nói chung là các ngành chế biến chế tạo. sự đầu tư
tập trung như vậy dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ cấu ngành nghề. Với lượng lao
động phổ thông là chủ yếu và đang còn thiếu các công nhân lao động lành nghề cũng
như đội ngũ quản lý tốt. trong khi đó bnhuwngx dự án FDI vào lại đòi hỏi đội ngũ lao
động có trình độ cao, một số lĩnh vực lại cần rất rất ít lao động, do vậy FDI vào thong
giả quyết được van đề việc làm, đồng thời phá vợ cơ cấu ngành theo định hướng của
nước nhà.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 - 2010

Số dự án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)
Tổng số vốn
thực hiện
(Triệu đô la
Mỹ)
Tổng số
13812 214315,6 77945,5
1988
37 341.7
1989
67 525.5
1990
107 735.0
1991
152 1291.5 328.8

1992
196 2208.5 574.9
1993
274 3037.4 1017.5
1994
372 4188.4 2040.6
1995
415 6937.2 2556.0
1996
372 10164.1 2714.0
1997
349 5590.7 3115.0
1998
285 5099.9 2367.4
1999
327 2565.4 2334.9
2000
391 2838.9 2413.5
2001
555 3142.8 2450.5
2002
808 2998.8 2591.0
2003
791 3191.2 2650.0
2004
811 4547.6 2852.5
2005
970 6839.8 3308.8
2006
987 12004.0 4100.1

2007
1544 21347.8 8030.0
2008
1557 71726.0 11500.0
2009
1208 23107.3 10000.0
Sơ bộ 2010 1237 19886.1
11000.0

(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Dựa vào bảng trên ta có thể thây rằng vốn FDI đầu tư vào nước ta ngày càng tăng.
Tổng vốn đăng ký tăng từ 314,7 triệu ÚSD năm 1988 lên đến 71726 triệu USD năm
2009, tăng gấp 228 lần. tổng vốn thực hiện cũng tăng tương ứng từ 328,8 triệu USD
năm 1991 lên đến 11000 triệu USD năm 2010 tăng gấp 33 lần. có thể nói sau đổi mới
lượng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh và ổn định. Trong đó tổng vốn đăng ký
tăng mạnh trong giai đoạn 1991-> 1995 (gần 8 lần) và 2004->2009(5 lần). số lượng dự
án cũng tăng mạnh đặc biệt trong giai đoạn 1998-> 2008 nhưng từ năm 2008 đến nay
có xu hướng giảm mạnh cùng với lượng vốn đầu tư do ảnh hưởng của các cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới và khu vực.
16
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các
dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2010)

Số dự án
Vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)

Tổng số 12463 194572,2

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 478 3095,8
Khai khoáng 68 2943,4
Công nghiệp chế biến, chế tạo 7385 95148,3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 63 4870,4
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 24 64,8
Xây dựng 707 11589,1
Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 517 1649,1
Vận tải, kho bãi 304 3181,5
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 302 11390,9
Thông tin và truyền thông 656 4819,1
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 75 1321,5
Hoạt động kinh doanh bất động sản 354 48043,2
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 991 707,6
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 99 182,8
Giáo dục và đào tạo 136 342,4
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 75 1093,2
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 124 3483,1
Hoạt động khác 105 646,0

(*)
Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
17
Nhìn vào bảng thống kê trên ta có thể thấy được FDI tập trung chủ yếu vào các
ngành như: công nghiệp chế biến chế tạo(49%); kinh doanh bất động sản(24,7%),
xâydựng (6%); dịch vụ lưu trú và ăn uống(5,85%)…
Trong khi đó FDI vào các lĩnh vực mang tính xã hội cao là rất thấp: giáo dục đào
tạo(0,18%); y tế(0,56%); môi trường(0,033%); chuyên môn, khoa học công
nghệ(0,36%); nông , lâm nghiệp , thủy sản(1,6%)… những chỉ số trên cho ta thấy
sự thiếu hài hòa trong phát triển kinh tế xã hội của các dự án FDI.
Trong ngành công nghiệp phụ trợ thì lĩnh vực phụ trợ cho ô tô, xe máy, phượng

tiện vận tải nói chung chiếm một tỷ trọng khá lớn. Nhưng nhìn vào bảng trên thì ta
có thể thấy FDI vào lĩnh vực này chỉ chiếm 0,85%. Tỷ lệ này là quá nhỏ để có tác
dụng thúc đẩy ngành công nghiệp phụ try nước ta phát triển.
III. Một số giải pháp
Trước nhu cầu hội nhập và nhất là trước những thách thức từ AFTA và Trung
Quốc, ta không còn nhiều thời gian. Trong vòng 3-4 năm tới, với cố gắng lớn và
với các ưu tiên về mặt chính sách, lĩnh vực .Việt Nam có thể làm gấp và có hiệu
quả hơn việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Các ngành này
phát triển sẽ tạo ngay nhiều công ăn việc làm và dần dần thu hút FDI từ các công
ty đa quốc gia tầm cỡ lớn. Hơn nữa, việc nhà nước dồn hết nỗ lực tập trung phát
triển ngành này tự nó gây được niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị
trường đầu tư ở Việt Nam. Ngoài ra phải tận dụng tốt những lợi ích mà nguồn vốn
FDI mang lại. Đó là công nghệ, trình độ quản lý, công ăn việc làm cho người
dân…Sau một thời gian đầu tư ồ ạt ở Trung Quốc, hiện nay nhiều công ty đa quốc
gia muốn phân tán sang các nước khác và đang trong giai đoạn chọn thị trường
mới. Do đó Việt Nam cần phát tín hiệu càng sớm càng tốt để chớp thời cơ.
Tóm lại, chính phủ cần quyết định ngay mũi đột phá chiến lược và trong vòng 2-3
năm tới ưu tiên các nguồn lực trong nước và tận dụng hết các khả năng từ bên
ngoài để thực hiện thành công chiến lược này.
Sau đây là các chính sách cụ thể và biện pháp thực hiện:
• Giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá
thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị
trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới
kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm
công nghiệp phụ trợ. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng
18
chính sách nội địa hoá như các nước chung quanh đã làm trong quá khứ. Mở
rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng công nghiệp phụ trợ
là chiến lược thích hợp nhất hiện nay11. Cũng từ quan điểm này, Chương 9
đặc biệt phân tích trường hợp ngành điện, điện tử gia dụng Việc chủ động

xây dựng công nghiệp phụ trợ có thể được thực hiện qua những điểm từ b
đến e dưới đây.
• Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà
nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi
công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn
kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi
công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp nhà nước vừa nói. Hiện
nay, Nhật Bản và một số nước khác đang có chế độ gửi những người đã đến
tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khoẻ và ý chí muốn đem kinh nghiệm của
mình đến giúp các nước đang phát triển. Họ được gọi là những người tình
nguyện cấp cao (senior volunteers). Việt Nam có thể tận dụng nguồn lực
quốc tế này để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của các ngành phụ trợ công
nghiệp.
• Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các ngành công
nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về
thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế doanh thu, v.v.).
Đưa ra chính sách ưu đãi đặc biệt và chỉ áp dụng có thời hạn (chẳng hạn
trong 3-4 năm).
• Một số nước đã phát triển, đặc biệt là Nhật, có chương trình xúc tiến chuyển
giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát
triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng
tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là
các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước.
• Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi FDI đầu tư vào việc sản xuất trong các
ngành công nghiệp phụ trợ. Cụ thể tôi đề nghị chỉ định một số khu công
nghiệp để ưu tiên giải quyết ngay và triệt để các mặt về hạ tầng, về thủ tục
hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết, v.v., và đặt ra các đội
chuyên trách thường xuyên theo dõi hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
nước ngoài để phát hiện ngay các vướng mắc và giải quyết ngay.
• Lập chế độ tưởng thưởng đặc biệt (từ nay đến năm 2006 chẳng hạn) cho

những công ty (kể cả nhà nước, tư nhân và công ty có vốn nước ngoài) có
thành tích cao về xuất khẩu các mặt hàng thuộc các ngành công nghiệp phụ
19
trợ (kể cả thành tích cung cấp cho các công ty nước ngoài đang đầu tư ở
Việt Nam sản xuất cho xuất khẩu).
Tài liệu tham khảo:
1. Số liệu từ tổng cục thống kê
2. Sách kinh tế và quản lý công nghiệp GS.TS Nguyễn Đình Phan, GS.TS
Nguyễn Kế Tuấn.
3. Tạp chí kinh tế phát triển
4. Một số nguồn khác trên internet

×