Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.45 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG...................................................................................................2
I. Một số lý luận về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng..............2
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại..............................................................2
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng....................................3
II. LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI
HỢP ĐỒNG..................................................................................................7
1. Khái niệm lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng.......................................................................................................7
2. Các hình thức lỗi theo quy định của BLDS............................................12
3. Ý nghĩa của yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng............................................................................................................14
III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ LỖI
TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG.........................................................................................................16
1. Một số vụ việc thực tế áp dụng quy định của pháp luật về việc xác định
lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng........................16
2. Nhận xét về những quy định hiện hành của pháp luật về lỗi trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng................................................19
KẾT LUẬN................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................22
LỜI MỞ ĐẦU
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
Pháp luật không khuyến khích các hành vi xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Người có hành vi gây
thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa
và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm
này quy định trong Bộ luật dân sự về chế định bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, nhằm điều chỉnh các quan hệ trong những trường hợp có thiệt
hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người
khác mà giữa người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và người bị thiệt


hại không có giao kết hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt
hại không thuộc hành vi thực hiện hợp đồng. Ngày nay, do sự phát triển
của xã hội, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không còn
được coi là hình phạt mà là một nghĩa vụ hay trách nhiệm. Xuất phát từ ý
nghĩa quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lý
luận cũng như trong thực tiễn, bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu về:
“Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hơp đồng- một
số vấn đề lí luận và thực tiễn.”
NỘI DUNG
I. Một số lý luận về chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 BLDS 2005, về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu
rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
2
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời
hạn hưởng bồi thường…
Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi
người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội,
không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn
hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của
mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất
cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại
trách nhiệm Dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý

của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà
mình gây ra.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phạm vi bài viết này chỉ đề cập
đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Khi nhận thức về lỗi, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm
cho rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải do pháp luật qui
định về hình thức và mức độ. Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng; lỗi
trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng còn do suy đoán. Tuy nhiên, hai
quan điểm khác nhau trong việc nhận thức về lỗi vẫn tồn tại, do đó vấn đề
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
3
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
này cần phải được làm rõ để có sự thống nhất trong việc nhận thức về lỗi
và do pháp luật qui định trước hay do suy đoán mà có?
Điều 309 BLDS xác định rất rõ về lỗi và hình thức lỗi trong trách
nhiệm dân sự. Khoản 1 Điều 309 qui định: "Người không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự, thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi
có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có qui định khác."
Như vậy, trong trách nhiệm dân sự nói chung, điều kiện lỗi không thể
thiếu được trong việc xác định trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, tại khoản 2
điều 309 BLDS đã qui định rất rõ về hình thức lỗi, nó vừa có ý nghĩa làm
rõ khoản 1, đồng thời nội dung của nó cũng giải thích làm rõ lỗi là gì. cơ
sở để xác định lỗi, hình thức lỗi do pháp luật qui định trước, nên không thể
là do suy đoán. Bởi vì, lỗi "cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận
thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vấn thực hiện
và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra".

Và lỗi "vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được".
Như vậy, đã quá rõ ràng rằng lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do pháp luật qui định cả về cơ sở xác định lỗi lẫn
hình thức lỗi. Từ những cơ sở pháp lý trên, ta có thể nhận định lỗi trong
trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là do
suy đoán, mà do pháp luật qui định trước. Khi xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
4
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật - người có hành vi có
lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những
trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể
nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như
vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi
trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nhận thức như
trên không chuẩn xác về mặt khoa học, bởi vì lỗi, hình thức lỗi đã được qui
định rất rõ và đầy đủ tại Điều 309 BLDS. Những suy diễn ngoài nội dung
Điều 309 BLDS, do vậy không cần thiết và cũng không đúng.
Lỗi - một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là
cần thiết. Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên
quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở
lý luận về lỗi để áp dụng chuẩn xác các quy phạm pháp luật về trách nhiệm
dân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định
chuẩn xác, đúng pháp luật.
Điều 604, BLDS 2005 quy định: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường
cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
5
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu
là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa
vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát
sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối
với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về
trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá
nhân và tổ chức khác.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 604 BLDS quy định về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nghị quyết số 03/2006 hướng dẫn
áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có các
điều kiện: có thiệt hại xảy ra; có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại; có mỗi
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra; có lỗi của
người gây thiệt hại. Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì lỗi
được coi là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.

• Thiệt hại là điều kiện quan trọng trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp,
khắc phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
6
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
có thiệt hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường. Theo đó,
khoản 1 Điều 307 BLDS quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao
gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường
bù đắp tổ thất về tình thần” Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt
hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
• Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp luật cấm, không cho
phép thực hiện. Cơ sở để xác định hành vi trái pháp luật là căn cứ vào các
quy định của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể.
• Mối quan hệ nhân quả giửa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy
ra: đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái
pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về mặt
nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau.
• Có lỗi của người gây ra thiệt hại: bao gồm cả lỗi cố ý hay vô ý gây
ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
II. LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG.
1. Khái niệm lỗi trong việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng
Lỗi hiểu theo góc độ luật học, từ xưa đến nay có nhiều học giả, trong
đó có các luật gia đã quan tâm nhận xét rất khác nhau trong việc xác định
thế nào là yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng. Ví dụ như: Theo học thuyết cổ

điển, lỗi định nghĩa là “một hành vi bất hợp pháp có thể quy trách nhiệm
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951
7
MÔN LUẬT DÂN SỰ MODULE 2
cho người làm hành vi ấy”. Hoặc như luật dân sự La Mã cũng như Luật
dân sự; khoa học pháp luật dân sự của các nước Châu Âu lục địa đều
không đề cập đến trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi của mình và
hậu quả do hành vi đó gây ra khi xác định lỗi. Mà theo Luật La Mã, lỗi
(Culpa) là sự không tuân thủ hành vi mà pháp luật yêu cầu: “Không có lỗi
nếu như tuân thủ tất cả những gì được yêu cầu”
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, lỗi được thống nhất hiểu là là
trạng thái tâm lý của con người có thể làm chủ, nhận thức được hành vi của
mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Việc đánh giá hình thức, mức độ
lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng nói riêng khác với trách nhiệm hình sự. Trong trách nhiệm
hình sự, hình thức và mức độ lỗi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định
tội danh và quyết định hình phạt. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải
xác định kẻ phạm tội có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội. Trong
khi đó, đối với trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại vấn đề hình thức lỗi và
mức độ lỗi ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi người
gây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi cố ý hay lỗi vô ý.
Xung quanh vấn đề lỗi, một câu hỏi thường được đặt ra đó là: Mọi
trường hợp trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệt
hại, nhưng có phải mọi sự thiệt hại có đều phát sinh trách nhiệm không?
Hay sự thiệt hại đó còn cần phải do một lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai
quan điểm: một quan điểm cố điển cho rằng phải có lỗi mới có trách
nhiệm, một quan điểm khác lại chủ trương trách nhiệm khách quan không
cần điều kiện lỗi.
VI VĂN LUÂN, LỚP N02-TL4 NHÓM 2, MSSV 351951

8

×