Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tỉnh Thái Nguyên là một điển hình trong nghiệp hóa, hiện đại hóa với
vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu
Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái
Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với
vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là
đầu nút.
Phường Trưng Vương là một trong những phường trung tâm thành phố
điển hình cho sự phát triển về cơ sở hạ tầng và kinh tế. Phường Trưng Vương
tập trung nhiều các cơ quan hành chính của thành phố và của tỉnh. Đây cũng
là phường có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, với nhiều chợ đầu mối của
thành phố như: chợ Thái, chợ Túc Duyên; Nhiều đường, phố thương mại như:
Cách mạng tháng Tám, Bến Oánh, Bến Tượng, Phố Cột Cờ. Bên cạnh sự phát
triển của mình phường Trưng Vương đã thu hút được rất nhiều lao động trong
Thành phố cũng như các huyện lân cận.
Dân số trong Phường tăng lên nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng
tăng theo. Các chợ, cửa hàng, các dịch vụ phục vụ người dân cũng ngày càng
phong phú và đa dạng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng lên rất nhiều.
Hiện trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói chung và trên địa bàn các
phường, xã thuộc địa bàn thành phố đã triển khai công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là
vân còn xảy ra tình trạng rác thải chưa được thu gom triệt để bị vứt bừa bãi
trong khu vực dân cư, trên các tuyến đường, rơi vãi trên các hệ thống công
rãnh gây mất vệ sinh công cộng, mất mỹ quan môi trường, gây ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí. Thậm trí, tại một số khu vực nhà dân rác thải
1
không được thu gom mà được người dân tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp
trong đất vườn của gia đình.
Đối với việc xử lý rác thải sinh hoạt, thành phố Thái Nguyên hiện đang
áp dụng công nghệ xử lý chôn lấp tại bãi rác hợp vệ sinh. Đây là một phương
pháp xử lý rác tốn diện tích đất đai nhất và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường (nguồn nước, không khí, đất), phát sinh bệnh ảnh hưởng nguy hại đến
sức khoẻ con người.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm nâng cao sự hiểu biết của bản thân
về công tác quản lý, thu gom, xử lý rác thải, đồng thời tìm ra biện pháp quản
lý, xử lý phù hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh
hoạt, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại
phường Trưng Vương-thành phố Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thu thập số liệu về hiện trạng môi trường và quản
lý rác thải sinh hoạt (RTSH) tại ở phường Trưng Vương thực hiện một số
mục đích sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý RTSH trên địa bàn phường Trưng Vương;
- Dự báo tốc độ phát sinh RTSH, nhu cầu vận chuyển, nhu cầu xử lý
RTSH.
- Đưa ra các giải pháp phân loại RTSH tại nguồn tại phường Trưng Vương.
1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài sẽ là tài liệu cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công
tác thu gom, vận chuyển, phân loại và xử lý RTSH cho phường Trưng Vương
Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý và xử lý RTSH trên địa
bàn phường Trưng Vương, trên cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp
tại phường Trưng Vương như đề xuất biện pháp phân loại RTSH tại nguồn và
xử lý RTSH làm phân compost và nâng cao nhận thức của người dân. Thu
gom hiệu quả, triệt để lượng RTSH phát sinh hằng ngày, đồng thời phân loại,
tái sử dụng RTSH.
2
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Chất thải là các chất bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt
động sản xuất của con người và động vật. Trong đó, RTSH (còn gọi là rác)
chiếm tỉ lệ cao nhất. RTSH chủ yếu phát sinh từ các hộ gia đình, khu công
cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải Số
lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác
nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, công sở, trên đường
đi, tại nơi công cộng đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ
yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường
sống nhất. Cho nên, RTSH có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích
hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử
dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Hình 2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
3
2.1.1.2. Thành phần của rác thải sinh hoạt
Thành phần của RTSH rất khác nhau tùy thuộc từng địa phương, tính
chất tiêu dùng, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thơng thường
thành phần của RTSH bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy,
catton, vải vụn, sản phẩm vườn, gỗ, thủy tinh, nhựa, bụi tro, cát đá, gạch
vụn
Bảng 2.1. Thành phần chất thải sinh hoạt
Thành phần Đònh nghóa Ví dụ
1. Các chất cháy được
a. Giấy
Các vật liệu làm từ giấy bột
và giấy.
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh
b. Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi. Vải, len, nilon
c. Thực phẩm
Các chất thải từ đồ ăn thực
phẩm.
Cọng rau, vỏ quả, thân cây,
lỗi ngô
d. Cỏ, gỗ củi, rơm rạ
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ gỗ, tre,
rơm
Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, đồ chơi, vỏ dừa
e. Chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo.
Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các đầu
vòi, dây điện
f. Da và cao su
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ da và cao su.
Bóng, giày, ví, băng cao su
2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt mà dễ bò
nam châm hút.
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao, nắp lọ
b. Các kim loại phi
sắt
Các vật liệu không bò nam
châm hút.
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
đựng
c. Thuỷ tinh
Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thuỷ tinh.
Chai lọ, đồ đựng bằng thuỷ
tinh, bóng đèn
d. Đá và sành sứ
Bất kỳ các loại vật liệu
không cháy khác ngoài kim
loại và thuỷ tinh.
Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá,
gốm
4
2.1.1.3. Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt
RTSH gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước.
Gây hại sức khỏe: RTSH có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường
tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián qua các trung gian có
thể phát triển mạnh thành dịch.
* Ô nhiễm nước:
Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ gây
ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn
đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với
không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan
xấu đối với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi
thối, gây phú dưỡng hóa nguồn nước.
Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn
nước ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao, chảy
vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
* Ô nhiễm không khí:
Mùi hôi thối của rác thải sinh hoạt với các thành phần hữu cơ được thải
ra trong quá trình sinh hoạt của con người luôn là vấn đề đáng lo ngại, ở nhiều
vùng nông thôn và một số thành thị việc xả trực tiếp rác thải ra các khu công
cộng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, rác thải thường được tập
kết ngay trên các trục đường giao thông công cộng gây hiện tượng ô
nhiễm rất nhiều.
Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác
hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao,
rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3 ngay từ khâu thu gom đến
chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.
5
2.1.2 Cơ sở pháp lý của đề tài
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo
vệ Môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của
Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính
phủ về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
- Nghị quyết 41 - NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị
về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng
chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu
công nghiệp.
- Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và
khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 17/2001/QĐ - BXD ngày 07 tháng 08 năm 2001 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức dự toán chuyên ngành vệ sinh
môi trường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
6
- Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành kế hoạch hoạt động thực hiện NQ số 41 -
NQ/TW của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.
- Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 với những mục tiêu cụ thể là tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt đạt 90%, xử
lý và tiêu huỷ 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế cơ quan chủ trì
và triển khai thực hiện là Bộ TN & MT .
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ
tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải
rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ
Xây Dựng về Hướng dẫn một số điều của NĐ số 59/2007/NĐ-CP của Chính
phủ về Quản lý chất thải rắn.
2.2. Quản lý chất thải và quản lý môi trường
2.2.1. Các biện pháp quản lý chất thải và quản lý môi
trường
Chúng ta có thể chia thành 2 loại biện pháp như sau:
- Biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp quản lý.
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương
hướng và mục đích xác định của chủ thể (con người, địa phương, quốc gia, tổ
chức quốc tế v. v ) đối với một đối tượng nhất định (môi trường sống )
nhằm khôi phục, duy trì và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người
trong khoảng thời gian dự định.
7
Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo
các cách sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác
thải ngoài nhà, rác thải trên đường, chợ
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo
các thành phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ
vụn, cao su, chất dẻo
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc
hại, rác thải sịnh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải
phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan có thể gây nguy hại tới con
người, động vật và gây nguy hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra rác thải
nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các
chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác
thành phần.
- Nhìn từ góc độ kinh tế: Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ
tiền nhất để giải quyết một vần đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế
phẩm sinh ra sau khi sản xuất và sử dụng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, môi
trường suy thoái do động cơ lợi nhuận. Cách thức xây dựng nền kinh tế và thể
chế kinh tế có thể hướng con người đến việc đưa ra những quyết định gây ô
nhiễm môi trường.
Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng
cao ý thức, đạo đức môi trường cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
1, Xây dựng hệ thống trường sinh thái (eco-school) để giáo dục học
sinh (mô hình eco-school tại Anh). Giáo dục cho học sinh từ trong Nhà
8
trường, từ nhỏ, và cha mẹ, người lớn phải là người làm gương. Trong chương
trình học tại trường, nên dành ra giờ ngoại khóa để thực hiện vấn đề này.
Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng
chuyên môn cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn qua trình phân loại rác và nâng
cao ý thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Các nhóm
chuyên trách sẽ được cấp kinh phí trong suốt quá trình hoạt động.
Thực hiện chiến dịch 3R vì môi trường phát triển bền vững, bao gồm:
Reusing (tái sử dụng) – Reducing (giảm thiểu) – Recycling (Tái sử dụng).
2, Trong nền kinh tế thị trường: có những thất bại do thị trường mang
lại dẫn đến sự ô nhiễm môi trường. Có thể đưa ra 3 nguyên nhân dẫn đến thất
bại của thị trường dẫn đến ô nhiễm môi trường, đó là sự xuất hiện của chi phí
ngoại tác, môi trường là tài nguyên tự do tiếp cận và chất lượng môi trường là
một hàng hóa công cộng.
Ba nguyên nhân trên có thể đưa ra nhiều hệ quả, trong đó, một hệ quả
thường gặp nhất là xuất hiện hiện tượng “ăn theo” (hiện tượng free - rider),
mọi người mong muốn hưởng chất lượng môi trường sống tốt hơn nhưng
không muốn trả chi phí cho việc cải thiện môi trường sống của mình và mong
muốn người khác trả thay cho mình.
Nhiều người có cùng suy nghĩ như thế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề xử lý rác thải nói riêng và cải tạo môi trường nói chung. Do đó, phải
tìm cách khắc phục suy nghĩ này.
Xây dựng một thị trường “xanh”, nghĩa là một thị trường phát triển
bền vững, hạn chế tối đa những thất bại của thị trường có thể gây ảnh hưởng
đến môi trường. Để thực hiện được điều này, cần sự ra tay hỗ trợ, điều tiết và
quản lý của Nhà nước bằng chính sách, pháp luật và con người.
3, Xuất phát từ ý tưởng: Rác cũng là hàng hóa, cho nên rác cũng có thể
được buôn bán và sinh lợi nhuận. Hiện nay, rác thải là nguồn nguyên liệu. Có
9
thể dùng rác thải chế tạo béton lót đường, đê chắn sóng. Nguồn kim loại thu
hồi trong rác thải rất có giá trị, tái sử dụng là chúng có thể giảm một lượng
hao phí tài nguyên khá lớn. Đó là bí quyết thành công trong việc xử lý rác thải
của nhiều nước trên thế giới (tiêu biểu là Nhật Bản ).
Mở đường cho sản xuất sạch hơn và cơ chế phát triển sạch (CDM –
Clean Development Mechanism):
Các công ty thu gom, mua lại các loại chai lọ mà đựng sản phẩm mà
công ty đã bán ra thị trường để tiến hành tái chế. Một việc làm có thể giúp
làm giảm việc thải bỏ các chai lọ sau sử dụng là khuyến khích người tiêu
dùng tiếp tục sử dụng lại chai lọ đó, bằng cách sản xuất ra sản phẩm nhưng
được chứa đựng trong các túi giấy, người tiêu dùng mua về và đổ vào các chai
lọ có sẵn, so với việc thu gom, tái sử dụng chai lọ thì việc sử dụng bao bì giấy
thuận tiện hơn. Nhà nước có chính sách giảm thuế cho các doanh nghiệp thực
hiện tốt vấn đề sản phẩm thân thiện với môi trường.
Sản xuất nylon hữu cơ dễ phân hủy, trong các hoạt động thương mại,
nylon không cho mà người tiêu dùng phải mua, điều này khiến người tiêu
dùng ý thức hơn về việc sử dụng lại các loại túi nylon có thể sử dụng lại được.
Đối với các công ty sản xuất thiết bị tiêu dùng, sinh hoạt, buộc nhà sản
xuất phải có trách nhiệm với sản phẩm hàng hóa của mình, trách nhiệm này
được cụ thể hóa bằng các đạo luật, họ phải tìm cách cải thiện các sản phẩm
của mình sản xuất ra (kể cả máy giặt, tivi, máy điều hòa ) sao cho dễ lắp đặt,
phân loại, tái chế sau khi chúng hết thời hạn sử dụng. Điều này buộc các công
ty phải suy nghĩ để thay đổi, nhìn chung có thể giúp năng cao trình độ công
nghệ của đất nước khi các ngành sản cuất buộc phải sản xuất thân thiện hơn
với môi trường (enviromentally friendly) (mô hình của Nhật Bản).
4, Hàng năm, nước ta phải tiêu tốn đến 15.000 tỷ đồng và 5000 ha diện
tích đất quanh đô thị để xử lý và chôn lấp rác thải. Đây là một biểu hiện cho
10
thấy sự yếu kém và che lấp những khuyết điểm. Nhà nước cũng đã phải chi ra
rất nhiều tiền để nhập các thiết bị, công nghệ xử lý rác thải của các nước tiên
tiến nhưng hiệu quả cũng không khả quan.
Để quá trình xử lý rác thải hiệu quả, chúng ta cần giải quyết tốt 3 vần
đề sau:
Thứ nhất, phân loại rác triệt để.
Thứ hai, các chất hữu cơ trong rác thải phải được xử lý bằng các chủng
vi sinh vật hữu hiệu và an toàn, tạo những sản phẩm phân hữu cơ giàu mùn,
giúp dần thay thế được lượng phân hóa học Nhà nước phải nhập khẩu ngày
càng nhiều, phá vỡ sự cân bằng vật chất (nitrogen, phospho, khoáng vi lượng)
trong đất.
Thứ ba, tái chế toàn bộ chất dẻo và phần lớn RTSH, mở đường cho sản
xuất sạch hơn và phát triển bền vững. Qua ba yếu tố trên đây, ngoài hai yếu tố
sau nghiêng về khía cạnh kỹ thuật, yếu tố đầu tiên cho thấy tầm quan trọng
của phân loại rác, trongđó, việc phân loại rác tại mỗi gia đình đóng vai trò rất
quan trọng.
Đầu tư mạnh cho hệ thống phân loại rác tại nguồn sẽ rất tốn kém,
nhưng phần có lợi nhất là những loại phế liệu bán được, sẽ bị mạng lưới thu
gom rác bán trước. Do đó, điều kiện thu hồi vốn ban đầu là rất khó. Trang
thiết bị tồn trữ và phân loại trong nhà ít nhất phải có 1 thùng chứa hữu cơ, 1
thùng chứa vô cơ, bao PE. Đó là chưa kể đến chi phí tuyên truyền rất cao để
thay đổi thói quen của cộng đồng dân cư.
Thu phí rác thải, mỗi người đều phải trả tiền cho việc phát thải của
mình, tiền này được sử dụng cho việc thu gom và xử lý rác. Có thể dùng hình
thức thu phí để không chế lượng rác thải, buộc người dân chỉ được thải ra một
lượng rác nhất định (có thể tính theo kg/đầu người), nếu vượt quá sẽ phải
đóng phí phạt. Phạt nặng đối với hành vi đổ rác thải bừa bãi.
11
Một vấn đề khó khăn là nếp suy nghĩ đã ăn sâu vào mọi người dân, cho
rằng việc xử lý chất thải, việc phân loại rác không phải là việc của mình, do
không biết hay không quan tâm, cho rằng những việc xả thải của mình làm có
ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường. Trên quy mô rộng lớn thì suy nghĩ
này gây tác hại vô cùng lớn. Về mặt môi trường sẽ gây tích tụ và gia tăng ô
nhiễm, về mặt xã hội thì sẽ gây nếp suy nghĩ lan truyền trong cộng đồng và
giữa các thế hệ. Do đó, cần thiết phải xây dựng và phát triển những chương
trình giáo dục cộng đồng trên những phương tiện giao thông đại chúng. Trong
chương trình đó nêu rõ những tác hại của rác với môi trường và cộng đồng,
những lợi ích mà môi trường và cộng đồng sẽ thu được khi tiến hành phân lại
rác tại gia đình, những vấn đề mình đã làm được cho cộng đồng, chính điều
này, người dân, trong mỗi gia đình, cảm thấy vui vì mình đã làm việc có ích
cho mọi người, và chính cảm giác này sẽ khuyến khích cho việc làm phân loại
rác, không chỉ tại gia đình mà còn ở nhưng nơi khác như nơi công cộng, cơ
quan Trong những chương trình giáo dục cộng đồng đó nên phát kèm theo
những kiến thức cơ bản về cơ chế phát triển sạch (CDM), năng suất xanh
theo hướng đại chúng hóa, để mọi người hiểu rõ, tìm cách ứng dụng những gì
mình nghe vào cuộc sống, gây tác động vào tiềm thức lâu dài, tác động đến
hành động của mọi người. Ngoài ra, giúp nâng cao trình độ chung của xã hội.
5, Tuyên truyền để thay đổi thói quen của người dân.
Hiện nay ở các nước tiên tiến, người ta đã bắt đầu chiến dịch giảm
thiểu sử dụng túi nylon để đựng hàng trong các siêu thị và cửa hàng. Ở nhiều
siêu thị của Pháp, người mua hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng
loại lớn và siêu thị sẽ không phát các túi nylon đựng hàng cỡ thông thường
nữa. Các túi nylon cỡ lớn này giá rất rẻ (khoảng 0, 1 euro, tương đương với 2.
000 đồng), có thể sử dụng nhiều lần và khi rách thì có thể đem đến siêu thị để
đổi lấy túi mới. Có nhiều chất liệu, loại nylon thông thường, loại nylon có thể
12
phân huỷ sinh học (biodegrable), loại bằng chất liệu giấy và các kích cỡ
khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, của từng gia đình. Ở
Việt Nam, chúng ta có thể tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc làm
dụng sử dụng túi nylon đối với sức khoẻ và môi trường sống, kết hợp với việc
tạo ra và dần đưa vào sử dụng các loại bao bì bằng chất liệu an toàn với môi
trường. Việc thay đổi thói quen của một cộng đồng là không đơn giản nhưng
vẫn có thể thực hiện được, nếu mỗi người trong chúng ta ý thức được trách
nhiệm của mình đối với chính cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
6, Thu gom rác tại nguồn
Bố trí các thùng rác nơi công cộng, vừa có vẻ mỹ quan nhưng phải đáp
ứng được nhu cầu bỏ rác, vì thực tế, tại các đô thị lớn tại Việt Nam, việc tìm
một thùng rác tại trung tâm thành phố hay bên lề đường là hết sức khó khăn.
Tại các khu thương mại, vui chơi, chợ chi phí dịch vụ đều tính phí vệ
sinh kèm theo, bố trí các khu vực thu gom rác, rác được lấy đi vào cuối ngày.
7, Xây dựng những nhà máy xử lý CTR
Xây dựng những nhà máy xử lý CTR chuyên nghiệp gần những bãi rác,
nơi tập kết rác thải. Về việc phân loại rác thải, không cần những nhân công có
trình độ cao về chuyên môn lẫn các mặt khác. Chính điều này giúp tạo điều
kiện thuận trong 2 vấn đề sau đây: Thứ nhất, giải quyết được lượng lao động
phổ thông rất dồi dào tại Việt Nam; Thứ hai là thực hiện được mục tiêu phân
loại rác thải tại nguồn khi chưa bước vào giải đoạn xử lý. Hiện nay, những
khó khăn tại Việt Nam là vấn đề đầu ra và vấn đề tài chính để thực hiện
8, Phát triển và quản lý dịch vụ thu gom rác tư nhân, tạo động lực cạnh
tranh với các doanh nghiệp Nhà nước. Thúc đẩy mối quan hệ giữa Chính phủ,
tư nhân và các tổ chức phi Chính phủ, vận động người dân, cộng đồng, đặc
biệt là lực lượng thiếu niên, thanh niên tại từng địa phương tham gia những
13
ngày hội trồng cây (Tết trồng cây theo lời kêu gọi của Bác Hồ, ), làm sạch
đường phố, địa phương cư trú.
9, Ở cấp quốc gia, thực hiện bốn nguyên tắc trong quản lý rác
Nếu có thể, hãy tránh việc sản sinh ra chất thải.
Khi không tránh được việc sản sinh ra chất thải, nếu có thể hãy
tái chế chúng.
Nếu chất thải không thể tái chế để làm các vật liệu khác, hãy thu hồi
năng lượng chứa trong chúng.
Khi các bước trên không thể tíến hành được, hãy sử dụng biện pháp tốt
nhất để thải bỏ chúng.
Bên cạnh đó, Xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Trong đó, một
số vấn đề quan trọng cần được quan tâm và xây dựng cụ thể.
Tạo sự công bằng trong cạnh tranh giữa Nhà nước và tư nhân. xử lý
nghiêm khắc, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Hỗ trợ về giá, thuế, các dịch vụ với các hàng hóa có nhãn sinh thái.
thành lập đội tình nguyện viên môi trường, hay ở mức độ là cảnh sát môi
trường (được sự bảo hộ của pháp luật). Lực lượng này sẽ góp phần giữ sạch
sẽ môi trường (mô hình cảnh sát môi trường đã được áp dụng tại thành phố
HCM).
10, Phát triển khái niệm năng suất xanh trong cộng đồng
Khái niệm Năng suất xanh (NSX) được đưa ra bởi Tổ chức Năng suất
Châu Á (APO) vào năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của hai chiến lược quan
trọng là nâng cao năng suất và bảo vệ môi trường. Năng suất xanh kết hợp
việc ứng dụng rất nhiều công nghệ khác nhau, bao gồm phòng tránh phát thải
và chất thải, bảo toàn năng lượng, kiểm soát ô nhiễm và hệ thống quản lý môi
trường. Ðây là một phương pháp kết hợp giữa các biện pháp tăng năng suất
với các kỹ thuật quản lý môi trường nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ hài
14
hoà với môi trường để tăng năng suất mà không làm ô nhiễm môi trường.
NSX có thể được áp dụng cho không chỉ trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch
vụ mà cho cả ngành công nghiệp.
Năng suất xanh khuyến khích sử dụng biện pháp ôn hòa để bảo vệ môi
trường. Như các phương pháp xử lý được đề cập, hầu hết là phương pháp cuối
đường ống.
Nhưng thật ra, phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường là
giảm thiểu tối đa việc phát sinh chất thải, năng suất xanh là một trong những
biện pháp đó.
2.2.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.2.2.1. Phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Một trong các chương trình về bảo vệ môi trường đã và đang được các
cấp, các ngành của thành phố quan tâm hàng đầu là chương trình phân loại
chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn.
Để thực hiện tốt việc phân loại này, cần phải đáp ứng được những yêu
cầu thiết yếu:
1- Từ hộ gia đình đến khu phố, trường học, cơ quan xí nghiệp
Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại chất thải rắn tại
nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền
nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng
thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ rác mới; phân tích những lợi
ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội.
Việc tuyên truyền phải được thực hiện tới mọi đối tượng nguồn thải từ
hộ gia đình, các cơ quan, trường học, xí nghiệp, bệnh viện đến các trung tâm
thương mại, chợ, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
15
Hơn nữa, các đối tượng tham gia vào quy trình thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn cũng cần phải được tập huấn, tuyên truyền về chương trình,
về cách thức phân loại chất thải rắn tại nguồn. Và vì đây là một chương trình
hoàn toàn mới, một biện pháp quản lý tổng thể nên sự tham gia của các cấp,
các ngành ở quận/huyện là không thể thiếu được.
2- Thiết bị kỹ thuật, công nghệ phù hợp
Để thực hiện tốt phân loại chất thải rắn tại nguồn phải đảm bảo được
các yếu tố kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình phân loại và sau phân loại. Các yếu tố
kỹ thuật ở đây là các phương tiện, các quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý
rác. Khi thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đồng nghĩa với việc
chúng ta phải thay đổi các phương tiện và quy trình kỹ thuật một cách tổng
thể và đồng bộ.
Trong công tác thu gom, việc thay đổi quy trình và công nghệ gặp
nhiều khó khăn chủ yếu do thói quen giao rác của người dân. Khi thực hiện
phân loại chất thải rắn thành hai loại (rác thực phẩm và rác vô cơ), phương án
thu gom đầu tiên là thu gom cách ngày (1 ngày lấy rác thực phẩm, 1 ngày lấy
rác vô cơ). Ưu điểm của quy trình này là không phải thay đổi trang thiết bị thu
gom, cũng như trang thiết bị vận chuyển.
Nhưng người dân phải lưu trữ rác trong nhà - điều này trên thực tế
không nhận được sự đồng tình của người dân do không ai muốn giữ rác ở
trong nhà hơn một ngày. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải thay đổi trang thiết bị
kỹ thuật thu gom.
Về mặt kỹ thuật: phải cùng lúc thu gom được cả hai loại rác đã phân
loại mà không phải quay vòng xe thêm một lần nữa, phải chứa riêng từng loại
rác đã được phân loại, phải nhẹ và vừa cho người thu gom có thể đẩy đi gom
rác trong phạm vi thu gom của mình tại các phường xã. Để giải quyết kỹ thuật
này, cần thiết kế phương tiện thu gom mới có 2 ngăn riêng biệt.
16
3- Phân loại thứ cấp để tách các dòng rác thải thành nguyên liệu tái chế
Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến vấn đề quy trình kỹ thuật trong khâu
xử lý cuối cùng. Vì để có thể tăng hiệu quả của quá trình tái sử dụng tái chế,
làm phân compost như tiêu chí mà chương trình phân loại chất thải rắn tại
nguồn đặt ra cần phải phân loại triệt để hơn. Vì vậy tại các nơi xử lý phải có
trạm phân loại thứ cấp để thực hiện phân loại triệt để hơn trước khi sử dụng
rác thải làm nguyên liệu tái chế.
Trong thời gian tới khi dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn đi vào
hoạt động sẽ có trạm phân loại thứ cấp đủ để đáp ứng nhu cầu phân loại thứ
cấp của các quận huyện. Song song với phân loại thứ cấp, cần thiết phải xây
dựng ngay các nhà máy sản xuất phân compost, các nhà máy tái chế chất thải
đủ khả năng tiếp nhận rác vô cơ sau phân loại và đảm bảo không gây ô nhiễm
môi trường.
Hình 2.2. Sơ đồ phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
2.2.2.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
17
1) Phương pháp xử lý bằng lò đốt
Thiêu đốt là quá trình dùng nhiệt độ cao để phân hủy các hợp chất hữu
cơ trong rác thải và giảm nhỏ thể tích. Hiện nay, rác thải đô thị do có độ ẩm
lớn, rác có nguồn gốc hữu cơ cao, tỷ lệ chất rắn cao khó thiêu đốt nên chủ yếu
là xử lý chôn lấp. Tuy nhiên loại rác độc hại như rác y tế hoặc rác công
nghiệp thì cần áp dụng phương pháp thiêu đốt bởi nếu chôn lấp sẽ gây nên ô
nhiễm môi trường đất và nguồn nước.
Đề xuất công nghệ xử lý khí thải lò thiêu, nhóm nghiên cứu đã phân
loại theo công suất nhỏ, trung bình và lớn.
Nguyên lý làm việc là: Khói lò sau khi ra khỏi buồng thứ cấp qua van
gió, đi vào thiết bị venturi để lọc bụi đồng thời hạ nhiệt độ. Từ venturi, nước
và khí chuyển sang tháp lọc. Cấu tạo của tháp lọc gồm lớp đệm bằng khâu sứ,
giàn phun nước và bộ tách nước. Tại tháp, một phần nước cùng với bụi sẽ
chảy xuống bể lắng còn khí sẽ đi ngược lên qua lớp đệm, nơi nó được hạ nhiệt
độ, lọc phần bụi còn lại và các chất khí như SO2, HCl. Chất ô nhiễm được
nước hấp phụ chảy xuống bể lắng, còn không khí sạch sẽ được đẩy vào ống
khói qua quạt và thải vào khí quyển.
- Lò đốt công suất nhỏ
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 kg/ngày, Thiết bị xử lý khí thải lò
thiêu này có thể lắp bổ sung vào hệ thống lò thiêu mà không làm thay đổi
đáng kể cấu trúc của thiết bị lò. Khi cần thiết có thể bổ sung hóa chất vào bể
để xử lý khí độc hại.
- Lò đốt công suất trung bình
Với lò có quy mô xử lý khoảng 300 đến 1. 000 kg/ngày có thể dùng
loại đáy tĩnh, có cấu tạo nhiều loại buồng đốt, nhiệt độ buồng đốt khí đạt trên
1. 000 độ C. Thời gian lưu của khí trong buồng đốt từ 1-2 giây. Hệ thống xử
18
lý khí thải về nguyên tắc cùng nguyên lý với lò công suất lớn đã giới
thiệu ở trên.
Xử lý chất thải rắn độc hại bằng phương pháp thiêu đốt vẫn là biện
pháp chưa thay thế được vì nó có nhiều ưu điểm. Do đó việc nâng cao hiệu
quả quản lý và nghiên cứu áp dụng các công nghệ phụ nhằm xử lý khí thải từ
lò thiêu đốt sẽ giúp cho quá trình xử lý hoàn thiện hơn, bảo vệ tốt môi trường
không khí
Hình 2.3. Nguyên lý hoạt động của lò đốt
- Lò đốt công suất lớn
Với lò thiêu có quy mô xử lý trên 1.000 kg/ngày, thường được thiết kế
hoàn chỉnh và đồng bộ từ khu vực tập kết rác, lò đốt, thiết bị xử lý, khu vực
lấy tro, buồng điều khiển trung tâm Phần nhiều các khâu được cơ giới hóa
hoặc tự động hóa. Nhiệt độ thiêu đốt trung bình của loại lò này lớn hơn 1. 000
độ C, thời gian lưu khí 1-2 giây.
Hệ thống xử lý khí thải bao gồm: Thiết bị lọc bụi (lọc khô dạng túi vải
hoặc tĩnh điện) và thiết bị lọc khí độc như SO2, HCl (dùng vôi bột và than
hoạt tính). Các chất này được phun vào buồng hòa trộn sau đó thu lại bằng
thiết bị lọc bụi để tuần hoàn. Vôi có tác dụng hấp phụ các khói axít, than hoạt
19
Quay lại quá trình đốt
Rác thải
(thông
thường là
rác thải rắn)
Buồng đốt
T* 1500c
Áp suất sao
Bãi chôn
lấp
Tháp đệm
=>>
Bụi + Khí
SO2,
Hcl…. .
Chất Rắn khó
tiêu hủy
Venturi
Thấp áp =>>
(Nước và
khí)
Hệ thống
phun nước
và van gió
Khói
Quá trình hút
tính hấp phụ dioxin và furan. Hệ thống xử lý còn được lắp các thiết bị báo
nhiệt độ, nồng độ một số loại khí như carbon để giám sát chất lượng khí thải
và hiệu quả phân hủy của lò.
2) Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp
này có chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác
tới các bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng,
đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi
muỗi, rắc vôi bột theo thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở
nên tơi xốp và thể tích của bãi rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục
cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển sang bãi rác mới.
Hiện nay việc chôn lấp rác thải sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở các
nước đang phát triển nhưng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
một cách nghiêm ngặt. Việc chôn lấp rác có xu hướng giảm dần, tiến tới chấm
dứt ở các nước đang phát triển.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước
ngầm và nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được
phủ các lớp chống thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải
thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc
thu khí ga để biến đổi thành năng lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất
hữu ích
- Ưu điểm của phương pháp:
+ Công nghệ đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với nhiều loại rác thải.
+ Chi phí vận hành bãi rác thấp.
- Nhược điểm của phương pháp:
+ Chiếm diện tích đất tương đối lớn.
20
+ Không được sự đồng tình của người dân khu vực xung quanh.
+ Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) cao.
+ Tìm kiếm xây dựng bãi rác mới là việc làm khó khăn.
3) Phương pháp ủ sinh học
Ngày nay, mọi người đều ít nhiều biết đến việc ủ compost hay là một
quá trình sinh học trong xử lý chất thải hữu cơ. Ủ cũng là quá trình không thể
thiếu trong các mô hình xử lý chất thải rắn đô thị hiệu quả. Mô hình xử lý cơ
sinh học (Mechanical Biological Treatment - MBT) được áp dụng phổ biến
trên thế giới hiện nay chính là sự kết hợp hiệu quả của quá trình ủ compost
hay phức hợp biogas-composting với các quá trình xử lý cơ học và tái chế
khác. Nội dung của bài viết này nhằm trao đổi những khái niệm khoa học về
quá trình ủ compost, các mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn áp dụng
trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay.
21
Chế Phẩm sinh học PB-C
Hỗn hợp hữu cơ
(rác thải hứu cơ )
Phối trộn nhiên liệu
Kiểm soát chất lượng
Nghiền sàng lọc
Quá trỉnh ủ compost
Tự Động bổ sung nhiên liệu
Sản phẩm phân bón
SẢn phẩm phân bón
Nguyên liệu khoáng
Tạp chất khó phân hủy
(chôn, đốt)
Kiểm soát chất lượng
(thùng trộn)
Hình 2.4. Sơ đồ ứng dụng compost trong sản xuất phân
bón
22
Những khái niệm khoa học về ủ compost:
Compost được hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất
thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và
kiểm soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là compost. Quá
trình diễn ra chủ yếu giống như phân hủy trong tự nhiên, nhưng được tăng
cường và tăng tốc bởi tối ưu hóa các điều kiện môi trường cho hoạt động của
vi sinh vật.
Các mô hình công nghệ tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, một số mô hình xử lý chất thải rắn đô thị quy mô lớn
cũng đã được đầu tư trong những năm gần đây. Trong đó có các dự án sử
dụng nguồn vốn của Nhà nước và ODA, điển hình như tại Cầu Diễn -
THÀNH PHố. Hà Nội (năm 2002) áp dụng công nghệ của Tây Ban Nha và tại
THÀNH PHố. Nam Định (năm 2003) áp dụng công nghệ của Pháp. Một số
dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân đều áp dụng công nghệ trong nước như tại
Thủy Phương - THÀNH PHố. Huế (năm 2004) áp dụng công nghệ An Sinh -
ASC, tại Đông Vinh - THÀNH PHố. Vinh (năm 2005) và TX. Sơn Tây - tỉnh
Hà Tây (đang chạy thử nghiệm) áp dụng công nghệ Seraphin. Trong đó, các
mô hình công nghệ ủ compost áp dụng ở đây có thể chia thành các loại hình
cơ bản như sau:
Mô hình ủ compost hệ thống nửa mở, kiểu chia ô không liên tục tại Cầu
Diễn, Nam Định, Thủy Phương.
Thông thường hệ thống được điều khiển thông khí tự động. Nói chung,
các mô hình ủ compost kiểu này đều ở cấp độ đơn giản, vẫn còn những nguy
cơ phát sinh mùi ô nhiễm do hệ thống chưa khép kín.
Mô hình ủ compost kiểu luống động trong nhà kín tại Đông Vinh được
thiết kế hoạt động liên tục, đảo trộn theo chu kỳ ngắn, Trong đó hỗn hợp
nguyên liệu hữu cơ được đưa tới đầu vào của hệ thống, vận chuyển liên tục
23
trong quá trình ủ bằng cách đảo trộn và sau cùng sản phẩm được lấy ra ở đầu
cuối của hệ thống. Toàn bộ quá trình ủ compost ở đây được thực hiện trong
nhà kín có thiết kế thông khí và xử lý khí thải bằng “biofilter”. Luống ủ được
thiết kế với kích thước lớn và liên tục giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng, dễ
vận hành.
Đây là loại mô hình công nghệ đơn giản với chi phí đầu tư không lớn.
Tuy nhiên những vấn đề khó khăn tại đây là hệ thống thiết bị chưa được đầu
tư đồng bộ và hiện đại, thiết bị đảo trộn không chuyên dụng có thể làm giảm
hiệu quả khi vận hành, thể tích nhà chứa lớn nên việc thu hồi và xử lý khí thải
cũng là vấn đề phức tạp, dễ ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong.
Mô hình ủ compost trong thiết bị kín kiểu đứng hiện đang nghiên cứu
và áp dụng tại TX. Sơn Tây, theo phân loại là một trong những mô hình hiện
đại tương tự như các mô hình công nghệ của Hoa Kỳ.
Thiết bị ủ compost kín kiểu đứng được thiết kế theo nguyên lý hoạt
động liên tục, vật liệu ủ được nạp vào hàng ngày qua cửa nạp liệu ở phía trên
và tháo liệu từ phía đáy của thiết bị. Quá trình ủ compost diễn biến qua các
giai đoạn dọc theo chiều đứng của thiết bị. Việc thông khí trong quá trình ủ
compost được hỗ trợ nhờ hệ thống các ống phân phối đều bên trong thiết bị.
Quạt hút bố trí ở phía trên tạo sự chênh lệnh áp suất, nhờ đó khối ủ compost
cũng được thông khí dọc theo chiều đứng của thiết bị và theo hướng đối lưu
từ dưới lên trên. Toàn bộ khí thải quá trình ủ compost được thu hồi và xử lý
bằng “biofilter” giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Loại mô hình ủ compost này
có nhiều ưu điểm, thuận tiện trong việc vận hành tự động, giảm yêu cầu diện
tích nhà xưởng bởi tận dụng chiều cao thiết bị.
Quá trình vận chuyển của vật liệu trong thiết bị nhờ trọng lực, thông
khí cũng chủ yếu nhờ hiệu ứng đối lưu tự nhiên giúp giảm chi phí vận hành.
Cấu trúc vận động của khối ủ bên trong thiết bị tạo ra các vùng hoạt động tối
24
ưu tương ứng với các giai đoạn của quá trình ủ compost, giúp tăng cường hiệu
quả, giảm thời gian quy trình và đảm bảo yêu cầu chất lượng đối với sản
phẩm. Thiết bị kiểu kín cũng giúp kiểm soát tốt hơn các điều kiện môi trường
cho hoạt động của vi sinh vật, dễ dàng kiểm soát mùi hôi. Ngoài ra hệ thống
được kết nối từ các thiết bị đơn vị thành.
Trên đây là những thông tin và kinh nghiệm thực tiễn về phương pháp
và công nghệ ủ compost đang áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay.
Những nội dung trao đổi này cũng giúp làm cơ sở tư vấn trong việc lựa chọn
một mô hình công nghệ ủ compost phù hợp.
4) Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin
Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân
cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi
sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ
chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ
thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô
cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận
chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm
khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau
đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có
chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử
vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống
nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm
cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học.
Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày.
25