Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.47 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
BÀI LÀM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xử phạt vi phạm hành chính là một dạng hoạt động áp dụng luật
hành chính, là quá trình các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền căn
cứ vào pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm,
các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… để ban hành các quyết định xử phạt.
Việc hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính là đòi hỏi
cấp thiết trong tình hình hiện nay nhằm đảm bảo việc xử phạt đúng đắn.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải được thực thi nghiêm
chỉnh từ phía các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
đúng theo các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, trong đó việc xác định
thẩm quyền và thủ tục xử phạt có ý nghĩa rất quan trọng.
NỘI DUNG
I. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính năm 2002.
1
Vấn đề thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại
Chương IV của Pháp lệnh với 14 điều ( từ Điều 28 đến Điều 42 ). Đây là
một trong những nội dung cơ bản và quan trọng của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính bởi nó đặt cơ sở pháp lý cho việc xác định những cơ
quan nào, những chức danh nào trong các cơ quan quản lý thuộc bộ máy
nhà nước được quyền nhân danh Nhà nước để “phán xét” và quyết định
việc xử lý đối với vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức theo quy định
của pháp luật. Bên cạnh đó, việc tiến hánh xử phạt vi phạm hành chính
cũng phải căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản, trực tiếp liên quan đến
thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức được trao quyền xử phạt hành chính
đã được quy định cụ thể trong Pháp luật, chẳng hạn như vấn đề phân định
thẩm quyền xử phạt, vấn để xác định thẩm quyền xử phạt đối với các
chức danh có thẩm quyền xử phạt cụ thể, vấn đề xác định thẩm quyền xử
phạt trong trường hợp phạt tiền v.v…


Chương IV của Pháp lệnh quy định cụ thể tất cả 74 chức danh có
thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
- Quy địnhn thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính cụ thể của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh;
- Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức
danh cụ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc các cơ quan
có thẩm quyền xử phạt được nêu cụ thể tại các điều của Chương này, đó
là: Công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm
lâm, thuế, quản lý thị trường, tòa án nhân dân, thi hành án;
- Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức
danh thuộc cơ quan Thanh tra chuyên ngành;
- Quy định thẩm quyền xử phạt của một số chức danh cụ thể thuộc
một số cơ quan xuất phát từ nhu cầu bảo đảm trật tự quản lý nhà nước
trong các hoạt động đó: Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, Giám đóc Cảng vụ
Hàng không, Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
2
- Quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt theo
chức năng quản lý nhà nước theo lãnh thổ (của Ủy ban nhân dân ) và
chức năng quản lý nhà nước theo ngành ( của các cơ quan có thẩm quyền
xử phạt khác ngoài Ủy ban nhân dân các cấp );
- Quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các
chức danh có thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể trong Chương IV
là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính và quy
định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt của các chức danh được
quy định cụ thể tại Chương này trong trường hợp phạt tiền.
- Thẩm quyền xử phạt của các chức danh cụ thể quy định
trong Pháp lệnh được xác định trên cơ sở tất cả các căn cứ sau:
Một là, đối với thẩm quyền được áp dụng hình thức phạt tiền: được
căn cứ vào mức phạt tối đa của khung hình phạt tiền quy định cho vi

phạm hành chính cụ thể và mức phạt tiền quy định cho chức danh đó
trong Pháp lệnh.
Hai là, đối với thẩm quyền áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu
tang vật, phương tiện vi phạm: được căn cứ vào quy định của văn bản về
xử phạt vi phạm hành chính có quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi
phạm hành chính đối với hành vi cụ thể đó hay không; Pháp lệnh có quy
định chức danh đó có được áp dụng hình thức phạt tịch thu tang vật,
phương tiện hay không, nếu có trị giá của tang vật, phương tiện vi phạm
quy định cho chức danh đó được áp dụng và thực tế trị giá của tang vật,
phương tiện vi phạm của vi phạm hành chính;
Ba là, đối với thẩm quyền áp dụng hình thức phạt tước quyền sử
dụng giấy phép: được căn cứ vào quy định của văn bản về xử phạt vi
phạm hành chính có quy định tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành
vi cụ thể đó hay không; Pháp lệnh có quy định chức danh đó được áp
dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép hay không và quy
định của pháp luật có liên quan đối với loại giấy phép cụ thể cần phải áp
dụng hình thức phạt này trong vụ vi phạm hành chính cụ thể.
3
Bốn là, đối với thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu
quả: được căn cứ vào quy định của văn bản về xử phạt vi phạm hành
chính có quy định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi
cụ thể đó hay không, nếu có thì đó là biện pháp gì; Pháp lệnh có quy định
chức danh đó được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó hay không.
Việc xem xét thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một
chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cụ thể được xác định
sau khi đã tính đến tất cả các căn cứ trên đây. Trường hợp không thỏa
mãn được các căn cứ đã được “pháp lý hóa” đối với vụ việc vi phạm hành
chính cụ thể thì phải chuyển vụ vi phạm đến chức danh thỏa mãn các căn
cứ xử phạt nêu trên để chức danh đó quyết định xử phạt theo thẩm quyền
được Pháp lệnh quy định cho họ.

II. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Chương VI
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Thủ tục xử phạt vi phạm
hành chính là một trong những chương quan trọng của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 vì những quy định của chương này và việc
tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó đảm bảo cho việc xử phạt được
khách quan, chính xác, góp phần bảo vệ pháp chế, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, tổ chức. Chính vì vậy, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 không chỉ quy định về nội dung ( về nguyên tắc xử phạt,
hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt…) mà còn quy định cả về thủ tục
xử phạt.
Cũng như Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, và
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1985, Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính năm 2002 vẫn duy trì hai loại thủ tục: thủ tục đơn giản và thủ
tục xử phạt có lập biên bản.
1. Thủ tục đơn giản (Điều 54 Pháp lệnh)
4
Thủ tục đơn giản là loại thủ tục được áp dụng trong trường hợp xử
phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000
đồng đến 100.000 đồng. Để giải quyết nhanh chóng đối với vụ vi phạm
nhỏ, đơn giản, rõ ràng, Pháp lệnh đã nâng mức phạt tiền được xử phạt
theo thủ tục đơn giản từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng. Đây là một trong
những điểm mới của Pháp lệnh. Theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh,
người có thẩm quyền khi tiến hành xử phạt theo thủ tục đơn giản không
phải lập biên bản, mà xử phạt ngay bằng việc ra Quyết định xử phạt. Nội
dung quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản cũng ngắn gọn hơn so với
thủ tục có lập biên bản, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo những thông tin sau
đây: họ, tên, địa chỉ của người vi phạm, hành vi vi phạm, địa điểm xảy ra
vi phạm, điều, khoản, tên văn bản được áp dụng để xử phạt; ngày, tháng,

năm ra quyết định (đây là điểm mới so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 1995), họ, tên, chức vụ người ra quyết định. Trong trường hợp
phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức phạt tiền. Người ra quyết
định xử phạt phải giao cho người bị xử phạt quyết định xử phạt. Pháp
lệnh cũng có điểm bổ sung mới, quy định rõ: “cá nhân, tổ chức vi phạm
có thể nộp tiền phạt tại chỗ người có thẩm quyền xử phạt và được nhận
biên lai thu tiền phạt.”.
2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản
Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định:
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của
mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên
bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Trong trường hợp vi
phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản
thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt
để tiến hành xử phạt.
Trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành
5

×