Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HPG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.41 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
o0o
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU HPG

Giảng viên : PGS,TS. Nguyễn Đình Thọ
Học viên
:
Nguyễn Thanh Tùng
STT
:
84
Lớp
:
19D - Cao học Tài chính Ngân hàng

Hà Nội, Tháng 11 - 2014
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 3
NỘI DUNG 4



 !"#!"#$%
&& '()*+,-./
.012345/
&&$2/


&&+67
.0182&9:;<=
>?22@=
>?2 $=
ABC
D
E.012BFGH#+I
H#+IJ2
.01*K'$
L4A$M'DN
L4A$M"OP
LỜI KẾT 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 2
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
GIỚI THIỆU
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp tư nhân
hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng
từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất (1995), Ống
thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất động sản (2001). Năm 2007, Hòa
Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
giữ vai trò là Công ty mẹ cùng các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày
15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam với mã chứng khoán HPG.
Sau thời điểm tái cấu trúc, Hòa Phát có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong đó nổi
bật nhất là triển khai Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương với công
nghệ sản xuất thép thượng nguồn và tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản để tạo
đầu vào cho sản xuất thép. Hiện nay, Hòa Phát nằm trong Top 3 doanh nghiệp sản xuất
thép xây dựng lớn nhất Việt Nam.
Tính đến tháng 3/2014, Tập đoàn Hòa Phát có 13 Công ty thành viên với các lĩnh

vực hoạt động chính là Sản xuất Thép – Khai thác khoáng sản – Sản xuất than coke -
Kinh doanh Bất động sản – Sản xuất nội thất – Sản xuất máy móc, thiết bị xây dựng
với các Nhà máy tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
TPHCM, Bình Dương.
Sản xuất thép và các sản phẩm liên quan như than coke, quặng sắt chiếm tỷ trọng
trên 80% doanh thu là lĩnh vực chủ lực của Tập đoàn. Nội thất Hòa Phát là một thương
hiệu uy tín với thị phần lớn nhất Việt nam về hàng nội thất văn phòng. Ngoài ra kinh
doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu đô thị cũng là một lĩnh vực mũi nhọn của
Tập đoàn.
Doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hòa Phát đạt khoảng 900 triệu USD và phấn
đấu năm 2014 đạt mức 1,2 tỷ đô la Mỹ.
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 3
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
NỘI DUNG
I. Giới thiệu doanh nghiệp
1. Thông tin chung
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Tên tiếng Anh: Hoa Phat Group Joint Stock Company
Tên viết tắt: HOA PHAT GROUP
Địa chỉ: 39 Nguyễn Đình Chiểu – Phường Lê Đại Hành - Quận Hai Bà Trưng - TP.
Hà Nội
ĐT:043.6282011 – Fax:043.9747748
Website:
Sàn giao dịch HOSE
Mã chứng khoán HPG
Nhóm ngành Sản xuất
Ngày niêm yết 15/11/2007
Vốn điều lệ 4,819,081,750,000 đồng
Số cổ phiếu niêm yết 419,052,533 cổ phiếu
Số cổ phiếu đang lưu hành 481,908,175 cổ phiếu

2. Lĩnh vực kinh doanh
 Buôn bán và xuất nhập sắt thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép
 Sản xuất cán kéo thép, sản xuất tôn lợp
 Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống Inox
 Sản xuất và mua bán kim loại màu các loại, phế liệu kim loại màu
 Luyện gang, thép; Đúc gang, sắt, thép
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 4
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
 Khai thác quặng kim loại
 Mua bán kim loại, quặng kim loại, sắt thép phế liệu; Sản xuất, kinh doanh
các loại máy xây dựng và máy khai thác mỏ
 Sản xuất hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình, trường học
 Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô
thị
 Kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất)
 Sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành hàng điện, điện
tử, điện lạnh, điện dân dụng, điều hòa không khí
 Sản xuất xi măng và kinh doanh vật liệu xây dựng.
 Kinh doanh bất động sản
3. Các công ty con, liên doanh, liên kết
Tên công ty
Vốn điều lệ
(triệu đồng)
% sở hữu
• CT TNHH Thiết bị phụ tùng Hòa Phát 180,000 99.72
• CTCP Nội thất Hòa Phát 250,000 99.60
• CT TNHH Ống thép Hòa Phát 450,000 99.89
• CT TNHH Điện lạnh Hòa Phát 150,000 99.67
• CTCP XD & PT Đô thị Hòa Phát 300,000 99.67
• CT TNHH Thương mại Hòa Phát 50,000 99.00

• CTCP Thép Hòa Phát 2,500,000 88.00
• CTCP Đầu tư & Khoáng sản An Thông 500,000 99.96
• CTCP Năng lượng Hòa Phát 1,000,000 99.89
• CTCP Goldern Gain Việt Nam 433,125 84.95
• CT TNHH MTV Thép Hòa Phát 600,000 100.00
• CTCP Khoáng sản Hòa Phát 150,000 99.80
• CTCP Khai khoáng Hòa Phát - SSG 30,000 38.00
• CTCP đầu tư và khai thác khoáng sản Yên 30,000 50.00
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 5
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Phú
4. Tình hình kinh doanh công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát
HPG trong năm 2013 có doanh thu tăng 13% trong khi lợi nhuận tăng đến gần
100% nhờ các khoản thu hồi từ bầu Kiên và hoàn nhập dự phòng 164 tỷ năm trước.
HPG là một trong số ít doanh nghiệp miền Bắc cung cấp thép vào miền nam mà vẫn
cân đối được chi phí vận chuyển đảm bảo cạnh tranh. Hoạt động sản xuất thép của
HPG có nhiều ưu thế so với các đơn vị cùng ngành với chi phí sản xuất thấp hơn 6%-
7%. Nguồn nguyên liệu quặng sắt (chiếm khoảng 35% chi phí sản xuất thép) được
HPG khai thác ngay trong nước có trữ lượng sử dụng trên 20 năm và giá đầu vào thấp
hơn thị trường quốc tế từ 20%-30%. Vì vậy sản phẩm thép của HPG có sức cạnh tranh
về giá trong nước và cả xuất khẩu.
Một mảng khác quan trọng là bất động sản với dự án Mandarin Garden sẽ được
hạch toán trong năm 2014 khoảng 80% với lợi nhuận mang lại khoảng gần 400 tỷ
đồng nếu tiến độ bán dự án này thuận lợi và hoàn thành trong năm nay. Do năm nay
HPG sẽ không còn các khoản hoàn nhập dự phòng và tình hình giá thép có thể giảm từ
3%-5% sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp công ty. Dự phòng doanh thu của HPG trong
năm 2014 có thể tăng khoảng 15% trên 20 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận tăng khoảng
10% nhờ vào đóng góp mảng bất động sản.
II. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Tình hình kinh tế vĩ mô

Nền kinh tế trong quý I được nhận định tiếp tục trên đà hồi phục tuy tốc độ còn
chậm và mức độ hồi phục chưa đồng đều giữa các khu vực. Khu vực dịch vụ đóng vai
trò đầu tàu, đóng góp hơn một nửa vào mức tăng trưởng GDP chung trong khi khu vực
công nghiệp- xây dựng và nông- lâm- thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong quý I đã xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 6
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
trở lại đây. Điều này một phần được coi là hệ quả của sức cầu nội địa yếu khi tiêu
dùng hộ gia đình phục hồi chậm trong khi đầu tư tư nhân hầu như không tăng trưởng
trong ba tháng đầu năm. Mặc dù vậy, tình hình giải ngân vốn FDI khả quan cùng nhu
cầu ổn định từ các thị trường xuất khẩu đã giúp nâng đỡ sản xuất trong nước.
Kết thúc quý I, chỉ số hai sàn có được mức tăng điểm khá ấn tượng, trong đó
HnxIndex tăng 32% còn VnIndex tăng 17%. Đây là mức tăng tích cực nếu so sánh với
các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Các chỉ số chứng khoán của các thị
trường phát triển như Mĩ, Châu Âu đang có dấu hiệu chững lại, thậm chí chỉ số tại các
thị trường chứng khoán Trung Quốc, Nhật Bàn còn giảm điểm.
Mức tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên cơ sở đón nhận
nhiều thông tin hỗ trợ từ chính sách mới, các chỉ số kinh tế cải thiện tích cực, kết quả
kinh doanh nhiều doanh nghiệp cải thiện và dòng vốn ngoại chảy đẩy mạnh giải ngân
đã tạo bối cảnh thuận lợi giúp nhà đầu tư trong nước tự tin và quan tâm đến thị trường.
Mặt khác, mặt bằng lãi suất thấp giúp kênh chứng khoán có mức hấp dẫn tương đối so
với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm hay trái phiếu. Dòng tiền nội đã tự tin tham
gia thị trường và hướng tới cổ phiếu ở các ngành có mức độ rủi ro cao hơn, cổ phiếu
còn nhiều tiềm năng cải thiện doanh thu và lợi nhuận.
2. Tình hình kinh doanh ngành thép
Cũng như nhiều ngành khác, trong năm 2013 ngành thép cũng đối mặt nhiều khó
khăn mặc dù chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp điều hành kinh tế như kiềm chế lạm
phát, ổn định tiền tệ và giảm lãi suất cho vay. Các hoạt động đầu tư công trong năm
qua đã hạn chế trong bối cảnh thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép
phục vụ xây dựng. Ngoài ra tình hình bất động sản chưa hoàn toàn hồi phục khi các

gói hỗ trợ chưa thật sự phát huy tác dụng cũng làm giảm lượng thép xây dựng tiêu thụ
vốn là ngành thép chủ lực trong nước sản xuất.
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 7
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Theo thống kê từ hiệp hội thép thì tiêu thụ thép xây dựng năm 2013 giảm 9.43%
so với 2012, đạt 4,957 triệu tấn (năm 2012 tiêu thụ 5,473 triệu tấn). Về hoạt động xuất
nhập khẩu, trong năm qua Việt Nam đã nhập hơn 10 triệu tấn sắt thép các loại với giá
trị khoảng 7 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ đạt khoảng 2 tỷ USD. Như vậy trong
nước đã nhập siêu khoảng 5 tỷ USD. Hiện nay đứng trước tình hình nhập khẩu ồ ạt các
loại thép cuộn cán nguội (CRC), thép cuộn và tấm cán nóng, … có chứa nguyên tố Bo
từ Trung Quốc vào Việt Nam dưới dạng các loại thép khác để hưởng thuế 0%. Hiệp
hội thép đang cảnh báo đề xuất điều chỉnh thuế suất chống phá giá thị trường trong
nước.
Hiện tại có khoảng 400 doanh nghiệp thép tham gia hoạt động sản xuất thép. Các
loại thép như thép cuộn cán nóng, thép hợp kim, thép chế tạo cơ khí, thép tấm lá phải
nhập khẩu từ bên ngoài. Các loại thép phục vụ xây dựng như thép thanh, thép cuộn,
thép hình thì năng lực trong nước đang dư cung lớn và thậm chí đang bị áp lực nhập
khẩu từ Trung Quốc mặt hàng này.
Trong năm 2013 đã có khoảng thêm 5 nhà máy thép đi vào hoạt động nâng tổng
công suất cả ngành thép lên 11 triệu tấn/năm, so với nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ
đạt 50%. Nhiều doanh nghiệp thép đã giảm công suất xuống một nửa để hạn chế hàng
tồn kho.
Về hoạt động sản xuất thép những tháng đầu năm 2014 thì trong tháng 1 tình
hình tiêu thụ thép còn yếu nên sản lượng sản xuất chỉ ở mức 320 ngàn tấn giảm 29.1%
so với tháng trước và giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thép tồn kho ở các
doanh nghiệp còn khoảng 437 ngàn tấn. Tình hình tiêu thụ tháng 2 vẫn chưa có tín
hiệu cải thiện và dự kiến tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao. Vì vậy vấn đề cơ cấu lại
ngành thép trong nước để cạnh tranh là rất cấp bách khi hàng rào thuế quan năm 2014
sẽ phải tháo bớt trong khi hoạt động xuất khẩu vẫn đối mặt với sức ép kiện phá giá
ngược lại từ các nước khác. Nhiệm vụ sắp tới là ngành thép trong nước cần nâng cao

năng lực hướng tới sản xuất những mặt hàng trong nước còn thiếu như thép tấm lá,
thép chế tạo và giảm dần các loại thép trong nước đang thừa cung lớn và hạn chế nhập
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 8
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
các mặt hàng đang thừa. Ngoài ra việc cấp phép ồ ạt các dự án thép trong những năm
qua đã dẫn đến việc dư thừa cung. Sắp tới bộ công thương sẽ rà soát lại các dự án thép
và ngưng cấp phép các dự án thép xây dựng thông thường.
III. Phân tích doanh nghiệp (mô hình SWOT)
1. Điểm mạnh
Hòa Phát là thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Hơn 15 năm hoạt động,
Tập đoàn công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam, kinh doanh đa ngành với nhiều sản
phẩm công nghiệp và dân dụng trọng điểm và thiết yếu, sản phẩm của Hòa Phát đã
không chỉ đến với mọi miền đất nước mà còn vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, tạo
nên uy tín thương hiệu sâu rộng trong lòng khách hàng.
Lợi thế về quy mô lớn và quy trình sản xuất khép kín.
Khu liên hợp gang thép đã đi vào hoạt động với chuỗi sản xuất, hạn chế được
những biến động về giá nguyên liệu đầu vào.
Công ty tìm kiếm nguồn quặng tự nhiên, vì thế xây dựng nhà máy điện, nhà máy
luyện than cốc đi vào hoạt động có thể sẽ là bước thay đổi đáng kể trong giá thành
hoạt động.
Các dự án về bất động sản được đánh giá cao về vị trí cũng như tính khả thi. Việc
sử dụng các sản phẩm của tập đoàn là lợi thế cạnh tranh không nhỏ của dự án bất động
sản.
2. Điểm yếu
Dự án mới đưa vào vận hành chưa đảm bảo khả năng sinh lời tăng lên trong
tương lai gần.
Việc tìm kiếm khai thác quặng nguyên liệu vẫn đang trong giai đoạn đầu cho nên
trong một vài năm tới Hòa Phát vẫn phải sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu là phôi
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 9
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư

thép nhập khẩu và thép phế. Vì thế tỷ giá cũng là một điều đáng lưu tâm đối với công
ty.
Sản xuất xi măng của công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt khi dự dự báo nhu
cầu xi măng có thể dư thừa trong những năm tới.
Tiêu thụ điện năng khi đưa vào vận hành lò cao có thể làm cho chi phí sản xuất
tăng lên.
Đầu năm 2011, việc triển khai 2 khu liên hợp gang thép làm tăng chi phí tài
chính của Tập đoàn do các khoản vay chịu lãi suất cao và chịu ảnh hưởng không nhỏ
từ lạm phát.
Giá bán sản xuất thép có thể bị kiềm chế do tốc độ tăng trưởng ngành bất động sản
đi xuống và mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ.
3. Cơ hội
Kế hoạch quảng bá và xây dựng thương hiệu.
Tiếp tục phát triển ngành hàng truyền thống tạo nền tảng bền vững cho các lĩnh
vực kinh doanh mới.
Điện lạnh Hòa Phát có lô hàng điều hòa trung tâm rất có triển vọng trong những
năm tới.
Trong lĩnh vực sản xuất thép, Hòa Phát tiếp tục tập trung vào việc ổn định hơn
nữa nguồn cung cấp nguyên liệu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Tập trung vào một số ngành mũi nhọn chính như: năng lượng - khai thác khoáng
sản, bất động sản.
Hoàn thành giai đoạn 2 Nhà máy than coke và Nhiệt điện Hòa
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 10
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Bất động sản của tập đoàn sẽ được đẩy mạnh ở các dự án: Dự án Mandarin
Garden, Dự án 257 Giải Phóng.
Phát triển hệ thống phân phối, bán hàng rộng khắp
Mở rộng mạng lưới bán hàng, tập trung vào các nhóm khách hàng mục tiêu.
Các chính sách sản phẩm phải phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tiếp tục gửi những cán bộ đi học tập ở

nước ngoài. Tổ chức công đoàn thường xuyên gắn kết toàn thể nhân viên, nâng cao
tinh thần đoàn kết, cùng nhau xây dựng một Hòa Phát lớn mạnh.
4. Thách thức
Thách thức lớn nhất là thép ngoại nhập. Có khá nhiều đơn vị sản xuất cạnh tranh
gay gắt nguồn phôi nguyên liệu dù đã được chủ động nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu. Thêm vào đó nguồn thép giá rẻ từ Trung Quốc cũng là mối cạnh tranh lớn
của tập đoàn. Nguồn thép có nhiều biến động về giá.
Có rất nhiều các đơn vị liên doanh lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như
Posco, Tata, Essar làm cho thị trường thép Việt Nam phân khúc, thúc đẩy các doanh
nghiệp sản xuất phải có chính sách mới cải tiến hoạt động của mình.
Sức ép cạnh tranh từ hàng loạt các thương hiệu sản xuất xi măng trong nước.
Trong kinh doanh mặt hàng điện lạnh, tập đoàn phải đối mặt sự cạnh tranh từ
nhiều tên tuổi điện lạnh lớn trên thế giới.
Chính sách thuế nhập khẩu phôi thép và thép thương phẩm có thể ảnh hưởng lớn
tới chiến lược kinh doanh của Hòa Phát.
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 11
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Lạm phát trong nước vẫn còn ở mức cao ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.
Giá điện, than có thể sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới khiến cho chi phí sản
xuất có xu hướng cũng bị tăng lên theo.
IV. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
1. Chỉ tiêu tài chính các năm
Nhóm chỉ số định giá Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) VNĐ 4,663 2,900 3,918
Giá trị sổ sách của cổ phiếu (BVPS) VNĐ 22,671 19,294 23,640
Chỉ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) Lần 8.81 7.24 4.47
Chỉ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
(P/B)
Lần 1.81 1.09 0.74
P/S Lần 0.91 0.43 0.31

Lợi suất cổ tức (Dividend Yield) % 15 20 20
Beta 1.34 1.25 0.96
EV/EBIT Lần 8.23 8.2 5.06
EV/EBITDA Lần 6.53 6.11 4.08
Nhóm Chỉ số Sinh lợi
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên % 17.34 14.77 16.09
Tỷ lệ lãi EBIT % 14.6 10.37 12.63
Tỷ lệ lãi EBITDA % 18.41 13.91 15.67
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần % 10.62 6.12 7.26
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
(ROE)
% 22.23 12.83 17.9
Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn (ROC) % 23.45 15.49 22.95
Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA) % 9.29 5.44 7.63
Nhóm Chỉ số Tăng trưởng
Doanh thu thuần % 12.52 (5.74) 25.13
Lợi nhuận gộp % 32.13 (13.49) 16.84
Lợi nhuận trước thuế % 96.55 (18.19) (4.8)
Lợi nhuận sau thuế của CĐ Công ty mẹ % 96.59 (19.61) (8.37)
Tổng tài sản % 21.35 8.51 17.59
Nợ dài hạn % (23.71) 5.55 43.63
Nợ phải trả % 29.23 9.17 17.09
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 12
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Vốn chủ sở hữu % 17.5 9.06 15.88
Vốn điều lệ % - 31.84 -
Nhóm chỉ số Thanh toán
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt Lần 0.19 0.18 0.16
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.39 0.46 0.47
Tỷ số thanh toán nhanh (Đã loại trừ HTK,

Phải thu ngắn hạn - Tham khảo)
Lần 0.23 0.21 0.16
Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn) Lần 1.11 1.39 1.43
Khả năng thanh toán lãi vay Lần 7.45 3.31 2.95
Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động
Vòng quay phải thu khách hàng Vòng 15.72 12.58 11.79
Thời gian thu tiền khách hàng bình quân Ngày 23.22 29.02 30.97
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2.11 2.18 2.75
Thời gian tồn kho bình quân Ngày 173.18 167.58 132.65
Vòng quay phải trả nhà cung cấp Vòng 8.16 11.65 16.28
Thời gian trả tiền khách hàng bình quân Ngày 44.71 31.33 22.41
Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử
dụng tài sản cố định)
Vòng 2.34 2.6 3.39
Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng
toàn bộ tài sản)
Vòng 0.9 0.92 1.1
Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 2.15 2.17 2.59
Nhóm chỉ số Đòn bẩy tài chính
Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Tổng nợ phải trả % 82.6 70.53 69.52
Tỷ số Nợ vay trên Tổng tài sản % 32.83 33.16 36.66
Tỷ số nợ trên Tổng tài sản % 58.46 54.89 54.56
Tỷ số VCSH/Tổng tài sản % 41.17 42.52 42.3
Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Vốn chủ sở hữu % 117.29 91.06 89.65
Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu % 79.74 77.99 86.65
Tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu % 141.99 129.1 128.96
2. Phân tích định giá cổ phiếu
2.1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức:
Thông tin cổ phiếu năm 2013:
ROE: 22.23%

Cổ tức: 6,150 VND/cổ phiếu
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 13
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro = Lợi suất kỳ hạn 1 năm vào năm 2013 = 14%
Tỷ lệ lãi suất tính theo phương pháp CAPM:
r = 14% + [0.15 x (0.2223-0.14)] = 15.23%
Như vậy Giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức: = (6,150 + 41,100) /
(1+15.23%) = 41,003 VND
Giá hiện tại của cổ phiếu đang giao dịch là 49,000 VND. Các nhà đầu tư nên tiến
hành bán ra.
2.2. Theo phương pháp chiết khấu luồng tiền
Báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19,200,234 17,122,074 18,092,906
2. Các khoản giảm trừ 265,942 295,222 241,010
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
18,934,292 16,826,852 17,851,897
4. Giá vốn hàng bán 15,650,541 14,341,643 14,979,113
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
3,283,752 2,485,209 2,872,784
6.Doanh thu hoạt động tài chính 276,279 164,625 329,279
7. Chi phí tài chính 528,409 585,024 1,069,831
Trong đó: Chi phí lãi vay 370,948 526,971 765,583
8. Chi phí bán hàng 253,653 274,040 217,417
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 416,175 586,966 401,754
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,361,793 1,203,803 1,513,060
11. Thu nhập khác 199,104 210,272 114,290

12. Chi phí khác 166,237 195,329 127,457
13. Lợi nhuận khác 32,867 14,943 (13,167)
14. Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên (256) (541) (10,751)
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 14
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
doanh
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,394,404 1,218,205 1,489,143
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 390,183 168,282 209,142
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (6,214) 19,418 (16,850)
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,010,435 1,030,505 1,296,851
18.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 56,248 36,481 60,413
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Công
ty mẹ
1,954,188 994,024 1,236,438
Với r = 15.23% ta có:
NPV = 1,954,188/(1+0.1523) + 994,024/(1+0.1523)
2
+ 1,236,438/(1+0.1523)
3
=
3,252,649 (triệu đồng)
Với 481,908,175 cổ phiếu đang lưu hành, lợi nhuận trên cổ phiếu =
3,252,649(triệu đồng) / 481,908,175 = 6,750 đồng
Giá cổ phiếu: 41,100 + 6,750 = 47,850 < 49,000. Nhà đầu tư nên bán ra.
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 15
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
LỜI KẾT
Hoạt động đầu tư chứng khoán ở Việt Nam còn khá mới mẻ, trong đó các nhà
đầu tư vẫn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm là bầy đàn. Qua quá trình tìm hiểu để
hoàn thành tiểu luận, người viết đã học hỏi được một số kiến thức mà người viết cho

rằng có giá trị trong việc hiểu về cách thức lựa chọn một cổ phiếu để đầu tư.
Trong thời gian hạn hẹp với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, bài viết
khó tránh khỏi những sai sót. Người viết mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của các
thầy cô và đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đình Thọ để bài viết có ý nghĩa thực tiễn hơn.

Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 16
Tiểu luận môn: Phân tích và quản trị đầu tư
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
Nguyễn Thanh Tùng – Lớp CH TCNH 19D Page 17

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×