Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp giảng dạy phần lịch sử VN giai đoạn 1919 1930 nhằm tạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.2 KB, 21 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong đời sống xã hội mà trong chừng
mực khơng nhỏ cịn là cơng cụ giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất. Đó là giáo
dục lịng u nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với Đảng... là việc noi
gương người xưa để hành động trong ngày hôm này.
Nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường môn lịch sử và bị xem là là môn phụ.
Kết quả học tập của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân do
đâu? Phải chăng dạy và học lịch sử hiện nay chưa tìm ra một “ kim chỉ nam” đúng
đắn chuẩn xác để định hướng đi chung. Hiện nay việc dạy và học sử đang thu hút sự
chú ý của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan đã có
những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổ thơng. Có
rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là những giáo viên
trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra con đường , biện pháp nâng
cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay.
Và trên thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học đáp ứng
phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy khoa học ln địi hỏi tìm ra những biện pháp ,
con đường mới để áp dụng vào thực tiễn cho hiệu quả. Vì thế việc tìm ra con đường
nhằm nâng cao việc dạy và học lịch sử là điều hết sức quan trong cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
Là một giáo viên trực tiếp dạy học lịch sử, trong tơi cũng đang có những suy
nghĩ về việc dạy học lịch sử hiện nay. Tơi cũng mong tìm ra con đường biện pháp
tích cực để áp dụng trong cơng việc của mình đang làm và tìm ra nhiều hướng đi
hơn cho tư duy của bản thân trong quá trình dạy lịch sử.

1


2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề.
Giai đoạn 1919 - 1930 là phần quan trọng của lịch sử Việt Nam cận đại, với


những nội dung hết sức cơ bản, có liên quan một cách sâu sắc tới những nội dung
của giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn lịch sử diễn ra cuộc đấu tranh và thống nhất
của các khuynh hướng cách mạng, để dẫn đến sự ra đời của một chính Đảng Cộng
sản duy nhất ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Vì thế, việc giảng dạy
tốt giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 – 1930 sẽ tạo điều kiện cho học sinh có cơ sở
kiến thức mở đầu vững chắc để các em dễ dàng hơn khi tìm hiểu kiến thức phần sau,
nhất là giai đoạn lịch sử 1930 - 1945.
Trên thực tế, khi giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn này, một số giáo viên trẻ
sẽ gặp nhiều khó khăn, do nội dung rất phức tạp, nhiều khái niệm mới hình thành và
dễ sa vào việc "làm rối" vấn đề. Nếu không xử lý khéo các vấn đề lịch sử giai đoạn
này, có thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc nhận thức lịch sử cũng như cách nhìn
nhận đánh giá vấn đề lịch sử của học sinh. Đồng thời nếu giảng dạy chỉ đơn thuần
kiến thức lịch sử sẽ khiến học sinh nhàm chán, khơng có hứng thú với môn học, học
sinh thụ động lĩnh hội kiến thức nên sẽ lâu nhớ và nhanh quên nội dung của bài,
chương.
Qua q trình tìm tịi, suy nghĩ tơi đã chọn một số biện pháp góp phần nâng cao
hiệu quả dạy học bộ mơn. Đó có thể coi là một số biện pháp góp phần “tích cực
hóa” các hoạt động dạy và học sử. Khi được nghe kể chuyện, xem các đoạn phim,
lập bản đồ tư duy, lập bảng hệ thống kiến thức, học sinh sẽ hứng thú hơn trong việc
học tập. Như vậy một số biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao và thu hút sự quan tâm
của học sinh vào mơn học.
Vì thế, trong bản sáng kiến này, tơi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm mang
tính chủ quan của mình về “Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt
Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh" nhằm
chia sẻ kinh nghiệm và lĩnh hội thêm những ý kiến đóng góp của các thầy cơ, các
2


anh chị, em, các bạn đồng nghiệp giúp tơi hồn thiện hơn trong công tác giảng dạy
giai đoạn lịch sử này.

2.2. Thực trạng của vấn đề
Mong muốn tìm ra con đường biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ
môn lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo và nhiều tổ
chức ban ngành có liên quan. Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” – GS Phan
Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lí luận, quan niệm tư tưởng,
tri thức nghiệp vụ….Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả dạy học bộ mơn. Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác
giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư
liệu phong phú cho những giáo viên giảng viên bộ môn lịch sử, giúp người tiếp cận
nó đúc rút được về mặt lí luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp.
Cuốn sách “Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
phổ thông” – PGS.TS Ngô Minh Oanh (chủ biên) và các tác giả thuộc tổ lí luận và
phương pháp dạy học lịch sử, khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ
Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp nâng
cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như: dạy học lịch sử theo hướng tích
cức hóa hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn để
nâng cao hiệu quả dạy học môn lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy tốt
lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch
sử…
Song, cho đến nay, chưa có cơng trình, bài viết nào nghiên cứu chun sâu về
vấn đề này. Chính vì vậy, tơi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giảng
dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo
hứng thú cho học sinh" làm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
Để tạo sự hứng thú và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh tôi đã sử dụng
một số biện pháp sau:

3



2.3.1. Phương pháp sử dụng bản dồ tư duy.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi
chép nhằm tìm tịi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một
mạch kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu
cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi
người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác
nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng Bản đồ tư
duy theo một cách riêng, do đó việc lậpbản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng
sáng tạo của mỗi người.
Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học dành nhiều thời gian cho học sinh làm việc,
công việc của giáo viên đỡ vất vả nhiều so với cách dạy truyền thống, giúp các em
khơng thấy nhàm chán vì bài học dài dịng mà ln sơi nổi, hào hứng từ đầu đến
cuối tiết học. Đồng thời sẽ nâng cao hiệu quả trong việc củng cố kiến thức, rèn các
kỹ năng và phát triển tư duy lơgíc cho học sinh.
Sử dụng Bản đồ tư duy giúp học sinh học được phương pháp học, học tập một cách
tích cực huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình, từ đó nhớ bài lâu và
hiểu bài sâu, và cũng là một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi
chép truyền thống. Sau đây là một số cách sử dụng bản đồ tư duy khi dạy học phần
lịch sử Việt Nam 1919 – 1930.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để tóm tắt nội dung bài học.
Khi học xong bài 12 tiết 1 - SGK cơ bản, để tóm tắt nội dung bài học, giáo viên
trình chiếu sơ đồ tư duy sau.

4


Nội dung tóm lược ấy sẽ khiến học sinh nhớ được nội dung cơ bản của bài học và

khắc sâu kiến thức của tiết học.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để kiểm tra bài cũ.
Trước khi dạy Tiết 17 Mục II- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt từ
năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng điền các thơng tin
cịn thiếu để hoàn thiện BĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất)

5


Như vậy qua việc hồn thiện BĐTD, học sinh nói rõ hơn về thái độ chính trị và khả
năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới
thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữa các nhánh thơng tin với
từ chìa khóa trung tâm. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cần
căn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.
* Sử dụng Bản đồ tư duy để ra bài tập về nhà.
Để dạy tốt bài 13 (Lịch sử 12): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm
1925 đến năm 1930, mục II, ý 2: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Giáo viên giao
nhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối
mỗi mục trong bài, mặt khác yêu cầu học sinh sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan
6


đến bài học và thể hiện được tính sáng tạo, thẩm mỹ cao. Sau đó khi dạy bài mới
giáo viên cho học sinh đối chiếu so sánh nội dung đã chuẩn bị ở nhà xem đúng
không, đầy đủ chưa, đồng thời giáo viên phải chuẩn bị một Bản đồ tư duy có đầy đủ
nội dung kiến thức của bài học này để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức cho học
sinh nắm chắc, nhớ sâu bài.
Lưu ý: sơ đồ tư duy này có thể dùng ở bài 13 tiết 2 hoặc cả bài 14 tiết 2 – SGK cơ
bản


2.3.2 Sử dụng tư liệu văn học.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.
Tài liệu văn học là một loại tài liệu lịch sử, là nguồn thông tin không thể thiếu
trong dạy học lịch sử, nhất là chương trình lịch sử dân tộc. Do đặc trưng của bộ
môn, kiến thức lịch sử là những kiến thức quá khứ, học sinh khó học, khó nhớ nên
khi giáo viên sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử sẽ giúp học sinh hứng
thú hơn, có sự hình dung đa dạng về q khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính
xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các
7


thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học
mang tính khái quát. Mặt khác, nó cịn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
Tư liệu văn học được sử dụng trong giai đoạn này cụ thể như sau:
- Khi dạy bài 12 tiết 1 – SGK 12 cơ bản, mô tả về đời sống cực khổ của giai cấp
nông dân và công nhân, giáo viên đọc đoạn thơ sau.
Giai cấp nơng dân bị bố lột tàn tệ :
Nửa đêm thuế thúc trống dồn
Sân đình máu chảy , đường thơn lính đầy...
Con đói lả ơm lưng mẹ khóc
Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi
Kiếp người cơm vãi, cơm rơi
Biết đâu nẻo đất, phương trời mà đi
Tình cảnh giai cấp cơng nhân:
Cha trốn ra Hịn Gay cuốc mỏ
Anh chạy vào đất đỏ làm phu
Bán thân đổi mấy đồng xu

Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.
Từ đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn về đời sống cực khổ của người công nhân, nông dân
Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Dạy bài 12 tiết 2 – SGK 12 cơ bản, khi giảng về hành trình tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc, khi Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về
vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin, giáo viên đọc đoạn thơ sau.
8


“ Xóm thợ Pa ri nghèo cuối ngõ
Tưng bừng gác trọ đón bình minh
Mác - Lê nin đến từng trang đỏ
Chân lý đây rồi lẽ tử sinh”.
( Theo chân Bác - Tố Hữu ).
“ Luận cương Lê nin đến Bác Hồ và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê nin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”.
( Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên).
- Dạy bài 13 tiết 2 – SGK cơ bản, khi tới phần ý nghĩa sự thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, giáo viên đọc đoạn thơ sau:
“ Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ
Khơng q hương sương gió tơi bời
Đảng ta sinh ở trên đời
Một hịn máu đỏ nên người hơm nay
Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây sương sắt da đồng
Đảng ta muôn vạn công nông
Đảng ta muôn vạn tấm lòng niềm tin
Đảng ta Mác - Lê nin vĩ đại

Đã hồi sinh trả lại cho ta
Trời cao đất rộng bao la
Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”.
( Tố Hữu ).
2.3.3. Kể chuyện lịch sử.
a. Cơ sở đề xuất giải pháp.

9


Giai đoạn lịch sử việt Nam 1919 – 1930 có nhiều sự kiện gắn liền với các nhân vật
lịch sử với những câu chuyện lịch sử sinh
động. Những câu chuyện lịch sử có tác dụng cụ thể hóa kiến thức, giúp các em tái hi
ện quá khứ một cách chân thực, tránh hiện đại hóa lịch sử. Đồng thời có tác dụng mạ
nh mẽ đến tư tưởng tình cảm của học sinh, hình thành trong các em lý tưởng sống ca
o đẹp và ý thức trách nhiệm của mình với quê hương đất nước.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
- Bài 12 tiết 1- SGK 12 cơ bản, khi dạy tới phần giai cấp tư sản, nói về bộ phận tư
sản dân tộc, giáo viên kể chuyện nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.
Bạch Thái Bưởi (1874-1932), sinh ra trong một gia đình nơng dân nghèo ở làng An
Phúc, hụn Thanh Trì, tỉnh Hà Đơng (nay là Hà Nội). Ơng vốn mang họ Đỗ, nhưng
vì mồ cơi cha từ nhỏ nên phải phụ giúp mẹ kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Sau
đó, ơng được một người họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học, mới đổi sang họ
Bạch. Một ngày, ông quyết định bỏ học đi làm công cho một hãng buôn của người
Pháp. Năm 1895, nhân sự kiện ở Pháp tổ chức hội đấu xảo thành Bordeaux, ông
được theo chủ sang đây để giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam. Từ đó, ơng đã
nắm bắt và học hỏi được rất nhiều điều từ nền văn minh phương Tây.
Lao đao khởi nghiệp.
Trở về nước đúng vào dịp Pháp đang thi cơng cơng trình cầu Sơng Cái, ơng xin vào
làm công ở đây. Lúc bấy giờ, người Pháp đang triển khai xây dựng đường sắt và có

nhu cầu rất lớn về gỗ nên ông đã mạnh dạn chung vốn với một người Pháp để cung
cấp tà vẹt gỗ cho Sở xe hỏa. Suốt 3 năm rịng rã, ơng lặn lội khắp các tỉnh để tìm gỗ
đảm bảo yêu cầu cung cấp cho các đối tác. Bằng uy tín của mình, Bạch Thái Bưởi
đã thiết lập được những mối quan hệ làm ăn khá bền vững. Nguồn lợi nhuận không
nhỏ thu được từ công việc này, thay bằng việc chọn một nghề chắc tay để kiếm lời
như cho vay lãi, tậu ruộng, mua nhà, hưởng cuộc sống an nhàn, ông lại tiếp tục dấn
10


thân vào sự nghiệp buôn bán, lĩnh vực mà người Việt vốn hết sức lép vế trước người
ngoại quốc.
Bạch Thái Bưởi luôn xác định thương trường là chiến trường, không thể đứng yên
một chỗ. Trong thời kỳ này, nghề buôn ngô xuất cảng đang hái ra tiền nên ông đã
hùn vốn để theo đuổi. Tuy nhiên, khi nghề này trở nên thịnh hành thì giá ngơ ngày
một cao, lại gặp cảnh mất mùa nên những hợp đồng cung cấp ngô bị phá sản khiến
ông trắng tay phải làm lại từ đầu. "Buông dầm cầm chèo", sự linh hoạt, nhạy bén
của Bạch Thái Bưởi luôn khiến ông phải vận động, khi đắc thắng, ơng khơng hề tự
bằng lịng và khi thất bại, ông không chịu thúc thủ. Và rồi, ông đã lấy lại được
những gì đã mất khi đấu giá thành công một hiệu cầm đồ ở Nam Định. Từ đây, ông
có cơ hội phất lên và tiếp tục tham gia thầu thuế chợ, buôn rượu, mở nhà in, khai
thác mỏ…
Đầu thế kỷ XX, Bạch Thái Bưởi nhận thấy nghề vận tải trên các con sơng có tiềm
năng rất lớn nên quyết tâm theo đuổi. Năm 1909, nhân việc một hãng tàu Pháp chở
thư và hành khách đường sông Bắc kỳ vừa hết hạn hợp đồng với chính phủ, Bạch
Thái Bưởi đã thuê lại 3 chiếc tàu của hãng này. Ông lập tức mở tuyến vận tải Nam
Định - Hà Nội và Nam Định - Bến Thủy (Nghệ An). Đây là hai tuyến tàu khách
trọng yếu lúc bấy giờ. Vốn không phải chủ tàu chun nghiệp lại khơng có một chiếc
tàu nào nên Bạch Thái Bưởi phải đối đầu với các chủ tàu vừa sành nghề, vừa rộng
vốn. Biết rằng mình đang gặp cảnh "trứng chọi đá", song ông vẫn quyết tâm theo
đ̉i. Ơng vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các chủ tàu người Pháp, người Hoa

và họ quyết đánh bật ông ra khỏi cuộc chơi. Để lôi kéo khách hàng, các bên bắt đầu
hạ giá vé, bên nào yếu thế phải chấp nhận thua cuộc. Biết rằng đây là cuộc chơi
không cân sức, song Bạch Thái Bưởi không bao giờ nghĩ tới chuyện bỏ cuộc. Mỗi
tháng ông bỏ ra tới hơn 2.000 đô-la Mỹ tiền thuê tàu, nhưng chạy mỗi chuyến chỉ
được 15 đến 20 đồng Đông Dương. Nguy cơ vỡ nợ hiện hữu trước mắt nhưng nhờ
bản tính nhanh nhạy, thơng minh hơn người nên ơng đã tìm cách vượt qua khó khăn.
Mặc dù lép vế hơn rất nhiều so với các đối thủ về cả nhân lực và vật lực, song yếu
tố vô cùng quan trọng giúp Bạch Thái Bưởi vượt qua khủng hoảng là tinh thần dân
11


tộc. Là người hiểu hơn ai hết những thiệt thòi của người Việt trong thương trường
thời kỳ bấy giờ nên ông đã chủ trương khơi dậy lòng tự tôn dân tộc. Ông đã cử
người lên các bến tàu để vận động người dân ủng hộ mình trong cuộc cạnh tranh
với người ngoại quốc. Mỗi tàu, ông cho đặt một cái ống, kêu gọi mọi người ai có
lịng tùy tâm bỏ tiền vào đấy để giúp chủ tàu có thêm chi phí kinh doanh. Sự tinh tế
trong cách làm của ơng đã được đơng đảo cơng chúng đón nhận bằng những tình
cảm q báu. Và rồi, hành khách của ơng cứ mỗi ngày một tăng lên, ông dần xây
dựng được thương hiệu bền vững trong thị trường. Trong khi đó, các đối thủ của
ông dù tung ra rất nhiều thủ đoạn để chèn ép song vẫn lần lượt hứng chịu thất bại,
nhiều chủ tàu nước ngoài thậm chí bị phá sản phải bán tàu lại cho Bạch Thái Bưởi.
"Chúa sông Bắc kỳ"
Có thể nói, thành cơng lớn nhất trong sự nghiệp của Bạch Thái Bưởi chính là nghề
hàng hải, một nghề xưa nay không phải sở trường của người Việt và luôn bị các thế
lực ngoại bang chèn ép. Đây là nghề ông gặp phải nhiều gian nan, nguy hiểm nhất
nhưng cũng đầy vẻ vang trong sự nghiệp của mình. Từ chỗ phải bỏ tiền thuê 3 chiếc
tàu để kinh doanh, dần dần ông đã mua hẳn 3 con tàu này. Đặc biệt, ơng cịn thâu
tóm được các đội tàu của các công ty thuộc sở hữu của người Pháp và người Hoa
sau khi bị phá sản như Marty D'Abbadie, Desch Wanden... Thậm chí chính những
người Pháp trong các cơng ty này được ơng thu nạp để làm cơng cho mình.

Tiềm lực ngày càng mạnh, thế đứng ngày càng vững nhưng Bạch Thái Bưởi khơng
bao giờ chịu bằng lịng với những thành quả đạt được. Ơng tham vọng tở chức một
đội tàu thật lớn, có quy mơ hoành tráng. Với tầm nhìn xa, tư duy chiến lược, ơng đã
chủ trương thu mua tất cả các tàu cũ, nhất là tàu của các đối thủ cạnh tranh. Điều
đặc biệt là ông cố ý mua đắt hơn rất nhiều so với giá thị trường nhằm cắt cơ hội của
các đối thủ. Bước đi chiến lược ấy rõ ràng có cơ sở, bởi trước đó, ơng đã thương
lượng thành cơng và mua lại một xưởng sửa chữa tàu của người Pháp khi người chủ

12


qua đời. Những con tàu sau khi được tân trang, nâng cấp đã phát huy hiệu quả,
mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể.
Sau gần chục năm kinh doanh trên sông nước, Bạch Thái Bưởi đã tạo dựng một cơ
ngơi khép kín từ chạy tàu đến đóng tàu, sửa chữa tàu với hàng loạt chi nhánh ở
nhiều nơi. Đến năm 1916, công ty hàng hải mang tên Giang Hải Luân thuyền Bạch
Thái Bưởi đã ra đời với lá cờ hiệu màu vàng có hình chiếc mỏ neo và 3 ngơi sao đỏ.
Với tư duy lớn, lại giàu lịng tự tơn dân tộc, ơng đã từng bước khẳng định được trí
ṭ Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Năm 1919,
tại Cửa Cấm (Hải Phịng), ơng đã cho hạ thủy con tàu Bình Chuẩn hoàn toàn do
người Việt tự thiết kế và thi công. Con tàu này dài tới 46m, rộng hơn 7m, cao 3,6m,
trọng tải 600 tấn, công suất trên 400 mã lực, chạy bằng hơi nước, vận tốc đạt 8 hải
lý/giờ. Một năm sau đó, tàu Bình Chuẩn xuất phát từ Hải Phịng và cập bến Sài Gịn
trong sự chào đón nồng nhiệt của công chúng. Đây được xem là sự kiện nổi bật nhất
trong Phong trào chấn hưng thương trường cổ động thực nghiệp của giới tư sản
Việt Nam lúc bấy giờ.
Được mệnh danh là "Chúa sông Bắc kỳ", mỗi năm, công ty của Bạch Thái Bưởi chở
tới hơn 5.000 chuyến, với 1,5 triệu hành khách và hơn 15 vạn tấn hàng. Không chỉ ở
trong nước, công ty của ông mở rộng tầm hoạt động khắp Đông Dương và các nước
lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… Tên tuổi ông không những gắn

liền với ngành hàng hải, mà còn gắn liền với những ngành vốn độc quyền của các
thế lực ngoại bang như in ấn, khai thác mỏ… Ông trở thành thần tượng của các thế
hệ doanh nhân Việt Nam.
Câu chuyện giáo viên kể với mục đích: học sinh hiểu biết về một nhà tư sản nối
tiếng của dân tộc, đồng thời khâm phục, trân trọng bộ phận tư sản người Việt –
những người ít nhiều có tinh thần dân tộc, là lực lượng có thể tham gia vào phong
trào cách mạng dân tộc.

13


- Bài 13 SGK 12 cơ bản - khi Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc
thành lập Hội Việt nam Cách mạng thanh niên, giáo viên kể câu chuyện.
An be Xa rơ, từ tồn quyền Đơng Dương về làm bộ trưởng thuộc địa ở Pháp, có lần
hăm dọạ Nguyễn Ái Quốc như lại vach ra đúng hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ
Pháp đi Liên Xô, từ Liên Xô đi Quảng Châu ( Trung Quốc):
“ Nước Pháp rất khoan hồng, nước Pháp rất muốn làm những việc cải cách. Nhưng
nước Pháp sẽ không tha thứ cho những người nào từ Pa ri đến Mạc tư khoa, từ Mạc
tư khoa đến Quảng Châu và từ Quảng Châu đến Đông Dương kiếm cách gây nên
những sự rối loạn”.
( Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch - Trang 61
- Trần Dân Tiên).
2.3.4. Sử dụng đoạn phim lịch sử.
a. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, giúp học sinh có thể hiểu rõ về từng sự
kiện lịch sử giáo viên sưu tầm những đoạn phim tư liệu đưa vào tiết học sẽ khiến học
sinh hứng thú và nhớ sự kiện lâu hơn.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
- Bài 12 tiết 1 – SGK 12 cơ bản, khi dạy mục 3. Những chuyển biến mới về giai
cấp xã hội ở Việt Nam, về tình cảnh người nơng dân, để bài học thêm sinh động, học

sinh hiểu rõ hơn về đời sống cực khổ của người nông dân, họ bị thực dân, đại địa
chủ dồn đến bước đường cùng, giáo viên chiếu đoạn phim chị Dậu bán con và bán
chó trích trong phim Chị Dậu.
- Bài 12 tiết 2 – SGK 12 cơ bản, khi dạy mục 3 hoạt động của Nguyễn Ái Quốc,
giáo viên chiếu đoạn phim trích trong tập phim tài liệu “ Hồ Chí Minh – chân dung
một con người”. Đoạn phim tư liệu về cuộc hành trình cứu nước của Bác sẽ khơi dậy
thêm trong các em lòng khâm phục và kinh yêu Bác Hồ trong cuộc hành trình đầy
gian vì độc lập tự do cho Tổ quốc.
2.3.5. Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh.
a. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
14


Trong những năm qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã và đang thực hiện cuộc
vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trên khắp cả
nước, các nhà trường đã và đang phát động tổ chức thực hiện cuộc vận động này.
Để góp phần tiếp tục đẩy mạnh cuộc vân động này tại trường học thì việc lồng ghép
giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết. việc tích hợp tư tưởng Hồ
Chí Minh trong dạy học lịch sử sẽ đem đến cho học sinh một buổi học lí thú, một
niềm tin, nhận thức đúng đắn, tránh những tư tưởng sai lệch do những thơng tin
ngồi luồng, do tác động của xã hội.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
Trong một bài dạy có thể dùng hình ảnh, tư liệu, phim tư liệu, kể chuyện đạo đức Hồ
Chí Minh, trích dẫn những câu nói của Bác hoặc tư liệu văn học về Bác để giáo dục
tư tưởng của Bác đối với học sinh ( ở những phần trên đã trình bày). Sau đây là trích
dẫn một số câu nói, bài phát biểu của Người.
- Bài 12 tiết 2 SGK cơ bản- Hoạt động của nguyễn ái Quốc.
+ Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất “Những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin”, giáo viên đọc đoạn trích
trong Hồ Chí Minh tồn tập.

“ Luận cương của Lê nin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết
bao. Tơi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tơi nói to lên
như đang nói trước quần chúng đơng đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là
cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
( Hồ Chí Minh).
+ Khi nói về mối quan hệ giữa phong trào đấu của vơ sản ở chính quốc với phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, Người phát biểu “Chủ nghĩa tư bản là
một con đỉa có một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một vịi khác
bám vào giai cấp vơ sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người
ta phải đồng thời cắt cả hai vịi. Nếu người ta chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vòi kia vẫn

15


tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản; con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt
lại sẽ mọc ra”.
2.3.6. Sử dụng bảng hệ thống kiến thức.
a. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
Trong dạy học Lịch sử, phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, so sánh có vai trị
hết sức quan trọng: tạo hứng thú học tập, khắc sâu kiến thức, phát triển các thao tác
tư duy và khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
Đề cao việc hướng dẫn học sinh phương pháp lĩnh hội kiến thức nhanh, sâu sắc và
nhớ lâu bằng những cách thức đơn giản. Nhờ đó học sinh có thể mất ít thời gian học
tập, song vẫn mang lại kết quả cao. Qua đó rèn luyện các kĩ năng tư duy, thực hành
(tổng hợp, khái quát kiến thức, kĩ năng lập bảng biểu).
b. Tổ chức, triển khai thực hiện.
Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919 – 1930 có nhiều sự kiện lịch sử khó nhớ, vì vậy khi
dạy xong cả chương, để học sinh khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức, giáo viên có thể
hướng dẫn học sinh làm một số bảng hệ thống kiến thức sau.
- Lập bảng về phong trào đấu tranh của tư sản dân tộc với phong trào đấu

tranh của vô sản ( 1919- 1930 ).
Thời

Nội dung.

kì.

phong trào đấu tranh của tư phong trào đấu tranh của
sản dân tộc.
vơ sản.
- Chấn hưng nội hố. Bài trừ Có 25 cuộc đấu tranh quy
ngoại hố.

mơ tương đối lớn.

Các cuộc - Chống sự chèn ép của tư bản 8/ 1925 công nhân Ba Son
đấu tranh Pháp: Chống độc quyền thương bãi cơng.
chủ yếu.

cảng Sài Gịn, chống độc quyền
xuất cảng lúa gạo Nam Kì.

16


1919-

Lập Đảng Lập hiến nhưng chưa
Tổ chức.


phải là chính đảng.

1925.

1920 Lập Cơng hội Sài
Gịn - Chợ Lớn.
6. 1925 lập Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên.

Mục tiêu

Đòi quyền lợi kinh tế cho giai

đấu tranh. cấp mình.
Tính chất.

Nặng mục tiêu kinh tế,
địi cải thiện đời sống.

Thoả hiệp, cải lương.

Tự phát.

Các cuộc

Các cuộc đấu tranh nổ ra

đấu tranh 1929 ám sát Ba danh.

liên tục khắp cả nước.


chủ yếu.

1928 - 1929 có 40 cuộc

1930 khởi nghĩa Yên Bái.

đấu tranh.
25. 12. 1927 Lập Việt Nam

19261930.

Tổ chức.

Quốc dân đảng.

1929 lập 3 tổ chức Cộng
sản.
3. 2. 1930 lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.

Mục tiêu Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ Kết hợp mục tiêu kinh tế
đấu tranh. ngôi vua, thiết lập dân quyền.

với chính trị.
Đảng ra đời xác định 2
mục tiêu: Độc lập dân tộc,
ruộng đất cho dân cày.

17



Tính chất. Manh động, bạo động non.
Kết quả.

Từ tự phát lên tự giác.

Thất bại. Mất quyền lãnh đạo 1930 tự giác hồn tồn.
cách mạng giải phóng dân tộc.

Nắm độc quyền lãnh đạo
cách mạng giải phóng dân
tộc.

- Lập bảng về phong trào đấu tranh của công nhân từ 1919 -1929.
Thời gian

Phong trào đấu tranh

Nhận xét

Giai đoạn - Năm 1920 công nhân Sài gòn - - Mục tiêu đấu tranh nặng về kinh tế,
1919-1925 Chợ Lớn thành lập công hội do chưa có tổ chức và lãnh đạo. Vì thế,
Tơn Đức Thắng đứng đầu.

phong trào cơng nhân thời kì này

- Năm 1922 cơng nhân viên chức mang tính tự phát.
Bắc Kì đấu tranh địi nghỉ ngày - Riêng cuộc bãi cơng của cơng nhân
chủ nhật có lương.


Ba Son (8/1925) đánh dấu bước tiến

- Năm 1924 công nhân các nhà mới của phong trào công nhân Việt
máy dệt Nam Định, xay sát Hải Nam, chuyển từ đấu tranh tự phát
Dương, Rượu Hà Nội đấu tranh sang tự giác.
địi tăng lương…
- 8/1925 cơng nhân thợ máy
xưởng Ba Son (Sài Gịn) bãi cơng
ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính
sang đàn áp phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân Trung
Quốc.
Gia đoạn - Từ 1926-1927, nước ta liên tiếp - Các phong trào đấu tranh mang
1926-1929 nổ ra các cuộc bãi cơng của cơng tính chất chính trị, bước đầu liên kết
nhân viên chức, học sinh. Tiêu nhiều ngành, nhiều địa phương.
18


biểu là cuộc bãi công nhân của - Các cuộc đấu tranh có tổ chức và
1000 cơng nhân đồn điền cao su lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ.
Cam Tiêm, đồn điền cao su Phú - Khẩu hiệu đấu tranh được nâng
Riềng…
cao, ngồi địi quyền lợi kinh tế thì
- Từ 1928 - 1929 có 40 cuộc đấu họ cịn đấu tranh địi quyền lợi chính
tranh nổ ra trong tồn quốc, tiêu trị.
biểu là phong trào công nhân nhà => Chứng tỏ giai cấp cơng nhân đã
máy xi măng Hải Phịng, nhà máy trưởng thành và phong trào công
diêm cưa Bến Thuỷ, cơng nhân nhân mang tính tự giác.
Ba Son (Sài Gịn)… Họ đòi tăng

lương, đòi Pháp thi hành luật lao
động…
Sau khi lập một số bảng hệ thống kiến thức trên, học sinh sẽ nắm được một số nội
dung kiến thức theo chiều dài lịch sử từ 1919 đến 1930, từ đó các em sẽ thấy được
sự phát triển, mối liên hệ của các sự kiện lịch sử ở từng giai đoạn, làm tăng khả năng
hệ thống và khái quát vấn đề lịch sử cho bản thân.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kingh nghiệm“Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt Nam
1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh" đã được tơi
sử dụng để giảng dạy chính khóa và một số tiết ôn đội tuyển học sinh giỏi trong năm
học 2013 - 2014. Kết quả cụ thể như sau:
KẾT QUẢ DẠY ĐẠI TRÀ
Lớp
12 Văn ( 27)
12 Anh ( 38)
12 A1 ( 41)

Điểm giỏi
9
10
14

Điểm khá
14
21
20

Điểm TB
4
7

7

KẾT QUẢ ÔN ĐỘI TUYỂN HSG
Các cấp/năm

Cấp tỉnh

Duyên

Hải Cấp Quốc
19

Điểm yếu
0
0
0


BB
2011- 2012
2012 - 2013
2013 - 2014

04
04
07

gia

3 KK

03 KK
1 Bạc, 1 KK

0
01
01

KẾT LUẬN
Dù giảng dạy ở bộ môn nào, người giáo viên cũng đạt được những yêu cầu chung
lí luận dạy học theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước qui định. Bất cứ giáo
viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn, lành mạnh, trong
sáng, có tấm lịng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, góp phần giáo dục, giảng dạy
cho thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng và Nhà nước. Bất cứ người giáo viên
bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức của bộ môn, mở
rộng sự hiểu biết kiến thức chung có liên quan đến bài giảng, có phương pháp dạy
tốt, khơng ngừng hồn thiện, cải tiến phương pháp dạy và nghiệp vụ sự phạm để
đảm bảo cho vai trò người thầy giáo được nâng cao.
20


Qua kinh nghiệm nhỏ về “Một số biện pháp giảng dạy giai đoạn lịch sử Việt
Nam 1919-1930 nhằm phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh" theo
đặc thù bộ môn, kinh nghiệm này dù nhỏ, khá đơn giản, nhưng có thể hình thành
được những hiểu biết ban đầu giúp cho học sinh nhận thức và hứng thú hơn và chủ
động, tích cực khi học tập bộ mơn Lịch sử.
Kinh nghiệm nhỏ trên góp phần cho bản thân tơi tích lũy kinh nghiệm, vốn kiến
thức phục vụ trong quá trình giảng, học tập để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên
môn.Với thời gian hạn hẹp và khả năng còn nhiều hạn chế cùng với kinh nghiệm
giảng dạy cịn ít, chắc chắn sáng kiến cịn nhiều thiếu sót, vì vậy tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp.

Tơi xin chân thành cảm ơn.

Lào cai, tháng 4 năm 2014
Người viết

Nguyễn Thị Tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12- NXBGD 2010.
2- Nhập môn sử học - NXB Giáo dục 2001.
3- Lý luận dạy học của Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị - NXB Giáo dục 2004.
4- Tạp chí nghiên cứu lịch sử- 2009.
5- Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông
của Ngô Minh oanh NXB Giáo dục năm 2008.

21



×