Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc điểm, đặc trưng nổi bật của bát danh hương Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim ở Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Lê Trọng Đại.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Các thơng tin
trích dẫn trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng và được chú thích đúng quy định.
Tác giả khóa luận
Lê Thị Bích Liên


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện bài khóa luận em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của q thầy cơ, gia đình, bạn bè và các địa phương liên
quan đến đề tài của bài khóa luận.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Lê Trọng Đại người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em hoàn
thành được khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khác khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Quảng Bình đã tận tình giảng dạy trong 4 năm học
qua và động viên, giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn thư viện trường Đại Học Quảng Bình đã
giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm và khai thác tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người thân
trong gia đình, bạn bè đã ln ủng hộ và động viên em hồn thành tốt khóa
luận tốt nghiệp này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên
khóa luận này chắc chắn khơng tránh khỏi có thiếu sót và hạn chế. Tác giả
khóa luận rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cơ và các bạn để
khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Bình, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện


Lê Thị Bích Liên


MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong tiến trình giao lưu hội nhập với văn hóa, văn minh nhân loại việc gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc đã và đang là yêu cầu lẫn thách thức đặt ra cho tất cả
các quốc gia trên hành tinh. Nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống nhằm kế
thừa, khai thác, phát huy những mặt tích cực, loại bỏ các yếu tố tiêu cực để phát
triển văn hóa dân tộc, làm nền tảng cho việc giao lưu tiếp thu, hội nhập với văn
hóa nhân loại là vấn đề được Đảng và nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
đã và đang là một trong những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta hiện nay,
được nghị quyết các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng
Cộng Sản Việt Nam khẳng định. Hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung
ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII đã dành trọn kỳ họp để thảo luận và
thông qua nghị quyết với tiêu đề “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc” càng chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề này.
Trên dải đất cong cong hình chữ S của Việt Nam, Quảng Bình là vùng đất
giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Từ thuở bình minh của lịch sử, Quảng Bình
đã là một bộ phận lãnh thổ của nhà nước Văn Lang cổ đại. Trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, trong tiến trình phát triển của mình, Quảng Bình đã trải qua
nhiều thay đổi về không gian lãnh thổ, về thể thức hành chính và cả về danh tính
để trở thành một Quảng Bình ổn định và phát triển về lịch sử, văn hóa và kinh tế
như ngày nay. Nhắc đến Quảng Bình là nhắc đến một mảnh đất với biết bao thiên
tai khắc nghiệt nhưng bấy nhiêu chưa đủ để gây khó khăn cho con người nơi đây.

Ngược lại nơi đây đã có biết bao nhiêu người anh hùng đã hi sinh xương máu để
bảo vệ tổ quốc. Quảng Bình đẹp từ trong câu hát từ những làn điệu dân ca mượt
mà, sâu lắng, đẹp từ những làng quê nghèo về vật chất mà lại có một nền văn hóa
truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Quảng Bình đã có truyền thống lịch sử lâu đời. Con người nơi đây luôn luôn
biết gìn giữ và phát huy bản sắc tốt đẹp của quê hương mình. Quảng Bình là
vùng đất gắn với các di chỉ thuộc nền văn hóa Hịa Bình đến Bàu Tró, Đơng Sơn
1


và Sa Huỳnh. Quảng Bình xưa kia là địa phương có nhiều di tích lịch sử như:
Thành Khu Túc, Thành Nhà Ngo (văn hóa Chămpa); hệ thống Lũy Thầy, Quảng
Bình quan. Trong thế kỷ XX, Quảng Bình xuất hiện nhiều địa danh nổi tiếng
trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như: Cự Nẫm, Cảnh
Dương, Lệ Sơn, Cha Lo, Cổng Trời Long Đại, đường Hồ Chí Minh…Qua lịch sử
hàng trăm năm liên tục phát triển Quảng Bình đã hình thành nên nhiều làng văn
vật nổi tiếng có những đặc trưng riêng của từng cộng đồng làng xã. Đặc biệt
trong đó các làng văn vật nổi lên bát danh hương “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn Võ - Cổ - Kim”. “Bát danh hương” là tám làng văn vật gồm: Lệ Sơn, La Hà,
Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại; chúng là hệ quả của
sự phát triển văn hóa làng xã Quảng Bình.
Từ lâu “bát danh hương” đã trở thành niềm tự hào trong mỗi người dân
Quảng Bình. “Bát danh hương” này xuất hiện từ lúc nào, thực chất là gì? Có
những tiêu chí nhất định để xác định một danh hương ở Quảng Bình hay khơng?
đã và đang được nhiều học giả băn khoăn đi tìm lời giải và cũng đã có khơng ít
nhà nghiên cứu tìm cách lý giải điều này. Là người may mắn được sinh ra và lớn
lên ở Quảng Bình có chút vốn hiểu biết văn hóa và lịch sử nên từ lâu tơi hằng ấp
ủ ước muốn đi sâu tìm hiểu những làng quê “văn vật” của tỉnh nhà được gọi là
“bát danh hương”. Đó là lý do khiến chúng tôi chọn vấn đề “Một số đặc điểm,
đặc trưng nổi bật của bát danh hương Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ Kim ở Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặt khác, việc chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu cịn có tác dụng giúp

tác giả nâng cao hiểu biết các giá trị văn hóa và lịch sử địa phương. Hy vọng kết
quả nghiên cứu phần nào có tác dụng góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa tốt đẹp của quê hương Quảng Bình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Qua q trình nghiên cứu chúng tơi thấy rằng việc tìm hiểu về “bát danh
hương ở Quảng Bình” đã được khá nhiều đối tượng quan tâm nghiên cứu ở
những mức độ và khía cạnh khác nhau. Đã có nhiều cuốn sách viết về các làng
văn vật nổi tiếng đã được công bố như: “Địa chí làng Thổ Ngọa” của Đỗ Duy
Văn, “Địa chí làng Cổ Hiền” của Nguyễn Tú, “Sinh hoạt văn hóa dân gian cổ
2


truyền làng biển Cảnh Dương” của Trần Hồng. Mai Đình Lê Tộ trong bài viết
có nhan đề “Lệ Sơn Vải tiến” đăng tập san “Quảng Bình q tơi” đã trình bày sự
kiến giải về “bát danh hương” song chỉ dành không quá 1 4 trang A4 kiến giải về
“bát danh hương”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tú trong “Quảng Bình non nước và
lịch sử” có đưa ra cách kiến giải vì sao Lệ Sơn được xếp đứng đầu “bát danh
hương” ở Quảng Bình. Các tác giả Nguyễn Thế Hồn, Lê Thúy Mùi trong “lịch
sử Quảng Bình” cũng dành một bài giới thiệu sơ lược về “bát danh hương”.
Nguyễn Khắc Thái trong “lịch sử Quảng Bình 410 năm” đã dành gần 6 trang A4
để giới thiệu sơ lược về những nét nổi bật của 8 làng này. Tác giả Lê Trọng Đại
trong bài báo “Quảng Bình với bát danh hương” là cơng trình đầu tiên lý giải quá
trình hình thành và phát triển của văn hóa làng xã người Việt ở Quảng Bình, là
cở sở cho sự ra đời của bát danh hương. Trong bài viết này ông đã lý giải các
thuật ngữ “danh hương”; “bát danh hương”; xác định tiêu chí của một danh
hương và giới thiệu một vài đặc trưng nổi bật của tám làng văn vật nói trên. Bài
viết đã đề cập đến nhiều vấn đề song với khuôn khổ một bài báo tác giả chưa đi
sâu giới thiệu thật cụ thể các đặc trưng nổi bật của “bát danh hương”. Tuy nhiên
bài viết trên là cơ sở nền tảng cơ bản để tác giả khóa luận kế thừa, đi sâu nghiên
cứu và phát triển…Nhìn chung các cơng trình mới đề cập một cách rất sơ lược

hoặc nghiên cứu một làng chứ chưa làm rõ được những đặc trưng nổi bật của cả
tám danh hương ở Quảng Bình.
Do điều kiện thời gian, mục đích nghiên cứu, phương pháp tiếp cận khác
nhau cho nên việc làm nổi bật những đặc điểm, đặc trưng của bát danh hương
chưa được học giả nào đi sâu nghiên cứu một cách công phu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Chọn vấn đề “Một số đặc điểm, đặc trưng nổi bật của bát danh hương Sơn Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim ở Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu
chúng tơi nhằm mục đích dưới đây:
- Làm rõ một số vấn đề khái niệm và đặc điểm, đặc trưng nổi bật về “bát
danh hương” ở tỉnh Quảng Bình.
3


- Giới thiệu những thành tựu văn hóa đặc sắc của “bát danh hương”
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu làm rõ các thuật ngữ về “danh hương” và “bát danh hương”.
- Nghiên cứu kỹ lưỡng văn hóa từng danh hương để lựa chọn giới thiệu
những đặc điểm, đặc trưng nổi bật của từng danh hương.
- Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa đặc
sắc của danh hương nói riêng, làng xã Quảng Bình nói chung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện thời gian, năng lực và tư liệu có hạn nên khóa luận chỉ tập
trung nghiên cứu các thành tựu văn hóa của “bát danh hương” từ khi Quảng Bình
xuất hiện danh hương thế kỷ XIX đến nay:
- Một số khái niệm liên quan đến “bát danh hương” như: Khái niệm làng,
làng văn hóa hay khái niệm về làng văn và đặc biệt là khái niệm về “danh
hương” và “bát danh hương”
- Những tiêu chí cơ bản của “bát danh hương”.
Trên cơ sở nghiên cứu đó chúng tơi đi sâu làm rõ những nét đặc điểm, đặc

trưng nổi bật của tám làng nổi tiếng ở Quảng Bình đó là: “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ
- Văn - Võ - Cổ - Kim”.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:
Sử dụng phương pháp lịch sử để dựng lại hiện thực khách quan trong quá
khứ kết hợp với phương pháp lôgic để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên
cứu ngồi ra đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành gồm:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra cơ bản
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm:
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp hệ thống hóa
+ Phương pháp so sánh.
6. Đóng góp của khóa luận.

4


- Khóa luận bước đầu xác lập được một hệ thống thư mục tài liệu tham khảo
khá phong phú về “bát danh hương” và địa chí cho những ai quan tâm nghiên
cứu vấn đề.
- Khóa luận đã đề xuất được một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa làng xã Quảng Bình nói chung và bát danh hương nói riêng.
- Thực hiện khóa luận giúp cho tác giả nâng cao hiểu biết về lịch sử và văn
hóa Quảng Bình nói riêng, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung; làm hành trang
cho nghề nghiệp và cho cuộc sống sau này. Thực hiện khóa luận còn giúp tác giả
bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học.
- Khóa luận của chúng tơi đi sâu làm nổi bật được những thành tựu của tám
làng văn vật ở tỉnh Quảng Bình “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ - Kim”.

7. Bố cục.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục, nội dung của
đề tài được kết cấu gồm 2 chương:
- Chương I: Quá trình hình thành “bát danh hương” ở Quảng Bình.
- Chương II: Các đặc điểm, đặc trưng nổi bật của “bát danh hương”.

5


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH “BÁT DANH HƯƠNG”
Ở QUẢNG BÌNH
1.1. Q trình hình thành và phát triển của làng xã người Việt ở Quảng
Bình từ thế kỷ XI - XIX.
Dưới thời kỳ nước Đại Cồ Việt và 15 năm đầu của nước Đại Việt (1054 1069), lãnh thổ nước ta về phía Nam chỉ mới đến Hoành Sơn (Đèo Ngang). Năm
1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá Nghệ An, Vua Lý Thánh Tông cùng
Lý Thường Kiệt xuất chinh đánh Chiêm Thành. Quân đội nhà Lý đánh bại
Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm là Chế Củ. Để chuộc mạng Chế Củ phải cắt
ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh cho Đại Việt. Năm 1074, quân Chiêm lại
tấn công chiếm lại ba châu. Năm 1075, nhà Lý cử Lý Thường Kiệt đưa quân
đánh lấy lại ba châu. Lý Thường Kiệt bèn cho vẽ địa đồ và mộ dân phía Bắc khai
hoang lập làng. Nhờ đợt di dân đầu tiên này mà một số làng Việt đầu tiên được
xác lập trên đất Quảng Bình và Bắc Quảng Trị.
“Từ năm 1069 đến thế kỷ XIV, Quảng Bình là vùng đất biên viễn phía Nam
của Đại Việt, có vị trí trọng yếu nhưng tính đến cuối thế kỷ XIV, cư dân nơi đây
vẫn còn rất thưa thớt. Do đó nhà Trần đã ban hành chính sách khuyến khích các
quan lại quý tộc mộ dân khai hoang lập điền trang. Chính sách này đưa tới đợt di
dân thứ hai đến khu vực thứ hai phía Nam Quảng Bình (Hồng Hối Khanh mộ
dân nghèo khai khẩn lập điền trang ở Lệ Thủy). Một số các tướng tá, binh lính
vào trấn giữ ở Quảng Bình sau khi xuất ngũ cũng ở lại khai khẩn đất hoang lập

nên làng xóm, thơn ấp để sinh sống. Nhờ có sự phát triển nhất định về cư dân và
xã hội mà trong thế kỷ XIV nhà Trần đã nâng Lâm Bình từ cấp châu lên cấp
phủ”[5;251]. “Năm 1366, Phạm A Song được phong làm Đại tri phủ Lâm Bình.
Năm 1375, nhà Trần đổi phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình. Năm 1397, nhà
Trần đổi phủ Tân Bình làm trấn Tây Bình”.
“Nhà Hồ lên cầm quyền trong những năm 1400 - 1407, tiếp tục chủ trương
vận động quan lại mộ dân nghèo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào khai khẩn đất
hoang lập làng xã ở hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam. Do đó có đợt di dân thứ
ba đến Quảng Bình và một số làng Việt ở phía Nam Quảng Bình tiếp tục được
6


thành lập (phần lớn họ Hồ ở Quảng Bình có gia phả ghi chép là vào đây thời nhà
Hồ và lúc cha con Hồ Quý Ly bị nhà Minh bắt).
Thời Minh thuộc, vùng đất Quảng Bình được chính quyền đơ hộ đổi tên từ
Trấn Tây Bình thành phủ Tân Bình. Sau mười năm khởi nghĩa rất kiên cường,
anh dũng nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được đất nước khỏi ách thống trị
của nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi vua (1428) lập ra nhà Hậu Lê (Lê Sơ). Nhà Hậu
Lê chia cả nước thành 12 Thừa tuyên, Quảng Bình vẫn là phủ Tân Bình thuộc
Thừa tun Thuận Hóa.
Đến giữa thế kỷ XV, về cơ bản khu vực phía Nam Quảng Bình gồm Lệ
Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới đã được nhân dân khai khẩn thành làng xóm đồng
ruộng khá sầm uất. Sách “Quảng Bình Thắng - Tích - Lục” phản ánh tình hình
trên như sau: “Về đời Hồng Đức, ở phía Nam Quảng Bình dân cư đã tiệm đơng,
nhưng ở phía Bắc tức châu Bố Chánh (Tuyên Hóa, Quảng Trạch và Bố Trạch) vì
ruộng xấu, đất cao, sinh kế khó nhọc nên cư dân thưa thớt lắm. Năm 1467, nhân
có lời xin của quan Thừa chánh sứ ty Tham nghị Hóa châu là ông Đặng Chiêm,
vua bèn hạ dụ chiêu tập nhân dân vào khai khẩn ở châu Bố Chánh. Kể từ đó, lần
lần mới có người vào sinh cơ lập nghiệp ở phía Bắc Quảng Bình”. Đến đầu niên
hiệu Hồng Đức sau khi hộ giá nhà vua chinh phạt Chiêm Thành (1471) trở về

khá nhiều quan lại, tướng tá đã đứng ra mộ dân phiêu tán đến khai khẩn đất
hoang thành lập làng xã ở khu vực phía Bắc Quảng Bình”. Đây là đợt di dân khai
canh lập làng lớn thứ tư ở Quảng Bình. Một loạt làng xã của người Việt được
thành lập ở khu vực Bắc Quảng Bình trong 30 năm cuối thế kỷ XV. Nhờ đó đến
hết thế kỷ XV, những vùng đất hoang hóa của Quảng Bình về cơ bản đã được
khai khẩn biến thành làng xã gần hết nên từ thế kỷ XVI về sau mà làng xã ở
Quảng Bình đã khá ổn định”[5;252]. Số liệu thống kê làng xã năm 1490 (năm
xác định bản đồ) đời Hồng Đức và số liệu thống kê trong Ô châu Cận lục trước
năm 1555 dưới đây là minh chứng đầy thuyết phục tình hình này:

7


Thời Hồng Đức định
bản đồ (1490)

Huyện châu

Thời Dương Văn An
viết Ơ châu cận lục
(1553 - 1555)
Thơn Trang


Châu Bố Chính (Q. Trạch,
Tun Hóa, Minh Hóa)
Huyện Lệ Thủy
Huyện Khang Lộc (H. Quảng
Ninh)


Thơn

Trang



64

24

20

69

0

0

28

0

2

32

0

1


80

0

0

75

7

0

“Qua so sánh số lượng các làng xã từng huyện ở hai thời gian trên chúng ta
thấy châu Bố Chính số làng tăng 5 làng nhưng số thôn, phường, trang lại triệt
tiêu phải chăng là một số thôn, trang được sát nhập vào các làng lân cận hoặc
phát triển lên thành làng mới. Huyện Lệ Thủy số làng tăng lên 4, số thôn tăng lên
1 nhưng số trang lại giảm đến mức triệt tiêu. Huyện Khang Lộc số làng giảm 5
mà số thôn tăng lên 7 sự thay đổi nhỏ này chỉ có thể là một số làng đã tụt xuống
cấp thơn mà gần như khơng có sự thành lập thêm các làng mới. Năm 1558 khi
vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, Nguyễn Hồng vận động chiêu mộ khá đơng nhân
dân ở Thanh Hóa, Nghệ An cùng vào mặt khác năm 1558, 1559 khu vực Thanh
Hóa, Nghệ Tĩnh đói lớn nên nhân dân dắt nhau vào xứ Thuận Hóa khá đơng do
đó có đợt di dân thứ 5 đến Quảng Bình. Tuy nhiên qua khảo sát quá trình hình
thành làng xã thì số làng xã mới thành lập ở Quảng Bình giai đoạn này không
nhiều. Từ những căn cứ trên chúng ta có cơ sở để kết luận rằng đến đầu thế kỷ
XVI, về cơ bản hầu hết những nơi đất đai thuận tiện cho con người sinh cơ lập
nghiệp ở Quảng Bình đều đã được khai khẩn hệ thống làng xã được thành lập đi
vào ổn định và phát triển.
Như vậy, tính từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn các làng xã ở
Quảng Bình đã có quá trình hình thành và phát triển liên tục trên dưới 300 năm.

Độ dài thời gian nói trên là đủ để các làng xã ở Quảng Bình phát triển trên tất cả
các lĩnh vực về kinh tế xã hội - văn hóa và hình thành nên những sắc thái đặc
trưng những truyền thống văn hóa của các làng quê nói riêng. Những truyền
thống văn hóa đó tính đến thế kỷ XIX thì đã định hình và trở thành nền tảng
vững chắc cho làng xã ở Quảng Bình sau đó kế thừa và phát triển”[5;253].
1.2. Khái niệm “Danh hương” và “Bát danh hương”.
8


+ Thuật ngữ “danh hương”
“Thuật ngữ “danh hương” nếu giải thích theo lối duy danh định nghĩa thì
“danh” là danh tiếng, là sự nổi tiếng về những gì tốt đẹp “hương” là một cách gọi
khác của làng. Như vậy “danh hương” là “làng nổi tiếng”. Từ định nghĩa đó
chúng ta thấy rằng danh hương có nghĩa rất rộng nó dùng để chỉ một làng nổi
tiếng về một lĩnh vực nào đó. Trong tác phẩm “Khảo sát làng văn hóa xứ Thanh”,
nhà nghiên cứu Hoàng Văn Nhân và các cộng sự đã phân chia các làng nổi tiếng
ở Thanh Hóa và khu vực Bắc Bộ thành các loại hình gồm: làng văn và làng võ,
làng nghề truyền thống và làng nghệ thuật (làng tuồng quan họ, làng hát bội…).
Ở Quảng Bình qua nghiên cứu các tài liệu chúng tôi thấy rằng thuật ngữ
danh hương lần đầu xuất hiện ở thế kỷ XVI; trong “Ơ châu cận lục” Dương Văn
An có viết: “Phước Lộc thì xây dựng danh hương”. Tuy nhiên trên thực tế lúc
này ở Quảng Bình chưa có sự xác định cụ thể làng nào là danh hương mà Dương
Văn An chỉ nói đến việc xây dựng danh hương mà thôi. Ở huyện Lệ Thủy ngay
từ thời nhà Mạc đến Lê Trung Hưng đã có một số làng nổi tiếng khoa bảng, có
người đỗ đại khoa; tiêu biểu là các làng Tuy Lộc, Đại Phúc Lộc, An Chế (An Xá)
song vẫn khơng có tài liệu nào xếp các làng đó vào trong số các danh hương ở
Quảng Bình. Dưới vương triều Nguyễn, qua thống kê về khoa bảng thì làng La
Hà dẫn đầu cả tỉnh về số lượng người đỗ đại khoa (6 vị), xếp thứ 2 là Lý Hòa (4
vị), kế đến là các làng An Xá, Cảnh Dương, Lộc Điền, Cao Lao, Lộc Long, Phù
Chánh (đều có 2 vị đỗ đại khoa). Riêng làng An Xá nếu tính cả 2 thời kỳ cũng có

tới 4 vị đỗ đại khoa. Tuy nhiên trong số các làng khoa bảng đó lại chỉ có La Hà
và Cảnh Dương là được xếp vào nhóm các danh hương của tỉnh Quảng Bình.
Qua khảo sát tám danh hương “Sơn - Hà - Cảnh - Thổ - Văn - Võ - Cổ Kim” so sánh với các làng khoa bảng khác; chúng ta có thể khẳng định rằng: ở
Quảng Bình khái niệm danh hương khơng đơn thuần chỉ có nghĩa là để vinh danh
một làng nổi tiếng về khoa cử hay một lĩnh vực nào đó. Mà danh hương ở Quảng
Bình là một khái niệm dùng để chỉ những làng văn vật gần nghĩa với “làng văn”
ở xứ Thanh và Bắc Bộ. Để hiểu một cách đầy đủ và chính xác về danh hương
văn vật của Quảng Bình chúng ta tìm hiểu thêm về khái niệm “văn vật”. Trong
giáo trình “Lịch sử văn hóa Việt Nam” tiến sĩ Huỳnh Công Bá giải nghĩa khái
9


niệm văn vật: theo nghĩa chữ Hán thì văn là vẻ đẹp, vật là vật chất, văn vật là di
sản văn hóa với số lượng di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các danh nhân
dồi dào phong phú. Văn vật cịn hàm chứa nghĩa là nơi có bề dày q khứ và
mang tính nhân bản sâu sắc”.
Tóm lại, các danh hương ở Quảng Bình là những làng văn vật với nghĩa là
những làng có bề dày lịch sử, nổi trội trên nhiều phương diện từ khoa cử đến di
tích, danh lam thắng cảnh, có sinh hoạt văn hóa, học thuật đặc sắc, lại có nhiều
danh nhân hoặc trai tài gái sắc, có lễ hội phong phú”[5;254].
1.3. Tứ danh hương, bát danh hương ở Quảng Bình có từ bao giờ ?
“Qua tìm hiểu, nghiên cứu các thư tịch cổ chúng tôi thấy rằng các cụm từ
“tứ danh hương”, “bát danh hương” ở Quảng Bình chỉ mới bắt đầu xuất hiện từ
đời Minh Mạng trở lại đây mà thôi. Các tác phẩm “Dư địa chí”, “Ơ châu cận
lục”, “Phủ biên tạp lục”, “Phương Đình địa dư chí”, “Hồng Việt địa dư chí”,
“Lịch triều hiến chương loại chí” khi viết về Quảng Bình đều chưa một lần đề
cập đến các cụm từ này. Phải từ các triều Minh Mạng đến Tự Đức (1820-1883)
thuật ngữ danh hương bắt đầu lộ diện mà bằng chứng là lần đầu tiên “tứ danh
hương” được các tác giả sách “Đại Nam nhất thống chí” nhắc tới. Trong tập 2
tỉnh Quảng Bình; ở phần phong tục có chép: “...bốn xã Sơn - Hà - Cảnh - Thổ

(Lệ Sơn và La Hà thuộc huyện Minh Chính, Cảnh Dương và Thổ Ngọa thuộc
huyện Bình Chính), đời nào cũng có người khoa giáp...”.
Đã có 4 danh hương ở phía Bắc thì theo lơgic là phải có 4 danh hương ở
phía Nam sẽ được bình chọn và xác định. Tại phủ Quảng Ninh sau đó đã xuất
hiện tứ danh hương: Văn - Võ - Cổ - Kim (là các làng Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền,
Kim Nại). Như vậy thuật ngữ “bát danh hương” chỉ có thể là hệ quả của hai tứ
danh hương hợp thành.
Nhà nghiên cứu Mai Đình Lê Tộ trong bài “Lệ Sơn, vải tiến và cụ Lê Bính”
đăng trên tập san Quảng Bình q hương tơi khẳng định: “Từ đầu triều Nguyễn,
Quảng Bình nổi tiếng đệ nhất danh hương có tám làng, Quảng Trạch có Sơn - Hà
- Cảnh - Thổ (Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa), Quảng Ninh có Văn - Võ
- Cổ - Kim (Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại)”. Các làng ấy nổi tiếng nhờ có
khoa hoạn đơng đời đời nối tiếp. Nhưng những làng như thế, phần nhiều cũng có
10


phong cảnh kỳ tú, có danh sơn đại xuyên bối sái hoặc cùng chiếu và nam thanh
nữ tú, có phong tục thuần mĩ cả”.
Từ các thông tin trên chúng ta có thể kết luận là: thời điểm bắt đầu có sự
phân chia các làng xã ở Quảng Bình thành các làng văn vật để tôn vinh về những
đặc điểm, đặc trưng văn hóa nổi trội so với các làng khác mới có từ đầu triều
Nguyễn. Các danh hương, tứ danh hương và bát danh hương mặc nhiên được
mọi người thừa nhận và được sử dụng phổ biến khi giới thiệu về lịch sử và văn
hóa của tỉnh Quảng Bình từ thế kỷ XIX đến nay”[5;255].
1.4. Một số khái niệm liên quan.
1.4.1. Khái niệm làng.
Dưới thời phong kiến làng còn được gọi là: kẻ, hương, lý, thơn, xã, bn,
bản, mường, sóc, phum…
Làng là một danh từ dùng để chỉ một đơn vị hành chính hoặc đơn vị cư trú
cơ sở của quốc gia, là nơi cư trú, sinh hoạt và sản xuất của những người Việt thờ

một vị Thành Hoàng riêng.
Làng gồm các yếu tố sau đây:
+ Ranh giới làng: Gồm ranh giới cư trú và ranh giới lãnh thổ.
+ Tên làng: Vừa có tên Nơm, vừa có tên Hán Việt
+ Cấu trúc vật chất và hình thức của làng gồm nhà cửa, ruộng vườn, lũy tre
làng, đình làng, chợ làng, chùa, hệ thống điểm canh, cổng làng...
+ Cấu trúc xã hội của làng gồm: dân cư sống thành từng hộ, hộ là đơn vị xã
hội nhỏ nhất (gia đình), trên hộ xóm ngõ, gắn với gia đình là tộc họ.
Làng là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người dưới lũy tre làng có cha mẹ ơng
bà tổ tiên, tình làng nghĩa xóm. Làng đóng vai trị tích cực trong sự bảo tồn và
phát triển văn hóa dân tộc, làng là pháo đài kiên cố ngăn cản sự du nhập và đồng
hóa của văn hóa ngoại bang, vì thế làng là nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, chi
phối sâu sắc tư tưởng tình cảm của con người và nhiều hoạt động văn hóa xã hội.
Ở nước ta có rất nhiều làng quê mỗi làng mỗi vẽ được phân loại theo nhiều
loại tiêu chí khác nhau như phân loại làng theo nghề nghiệp, làng nông nghiệp,
làng chài, làng thủ công.

11


Có kiểu phân loại khác dựa trên đặc điểm nổi bật về văn hóa như: Làng
thượng võ, làng văn…
Q trình hình thành làng Việt trước hết bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên
như địa lý, khí hậu, thủy văn, cảnh quan, môi trường, sinh thái…Tiếp theo là sự
tác động của các mối quan hệ xã hội như họ hàng, nghề nghiệp, nếp sống, tôn
giáo, tục lệ tập quán. Do đó giữa các làng bên cạnh nét tương đồng là những dị
biệt không làng nào giống làng nào về mặt địa thế, diện tích, hướng làng, số hộ,
số dân, các mặt sinh hoạt thậm chí nói một ngơn ngữ nhưng lại khác nhau về thổ
âm, thổ ngữ. Các dị biệt đó hun đúc nên đặc điểm tính cách tâm lý khác nhau
giữa các làng.

Làng hình thành theo nhiều cách song thường là do một nhóm người tìm
đến khai phá một vùng đất lập ra. Cuộc sống của họ dần dần ổn định sinh sôi nảy
nở, lôi kéo thêm những thành viên mới đến ở và trở thành một cộng đồng, khi đó
chính quyền phong kiến với tay sai tới ghi vào sổ, biến nó thành một đơn vị hành
chính để quản lý nhằm điều động nhân binh, thu thuế và cai trị. Để làng được
công nhận là một đơn vị hành chính thì phải có các tiêu chí dưới đây:
+ Có sổ địa bạ (Ghi diện tích ruộng đất).
+ Có sổ đinh (Thống kê tất cả nam giới từ 20 đến 59 tuổi).
+ Có sổ hương ước, hương ẩn
+ Có đình làng, có thành hồng (Thần tích phải được triều đình sắc phong).
+ Có hội đồng bơ lão.
+ Có hội đồng ngũ vị hương.
+ Có đồng triện.
1.4.2. Văn hóa.
Văn Hóa là thuật ngữ có trên 400 định nghĩa và được hiểu dưới nhiều cấp
độ khác nhau. Ở đây chúng tôi xem xét theo nghĩa rộng và thống nhất với giáo sư
Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
1.4.3. Khái niệm làng văn.

12


Các nhà nghiên cứu định nghĩa: “làng văn là làng nổi tiếng văn học được
mọi người kính nể, con cháu vẫn tiếp tục phát huy. Đó là những làng có truyền
thống học chữ Nho, nhiều người đỗ đạt cùng với sinh hoạt văn thơ của các gia
đình Nho học tạo ra nét văn hóa riêng cho làng”. Theo cách giải nghĩa này thì
thực chất các làng văn ở xứ Thanh và ở Bắc Bộ là những làng văn vật nổi tiếng.
1.5. Một số tiêu chí của một danh hương văn vật ở Quảng Bình.

Qua q trình tìm hiểu chúng tơi nhất trí với quan điểm của Thạc Sĩ Lê Trọng
Đại về các tiêu chí nổi bật của một danh hương danh vật ở Quảng Bình gồm:
- Làng có truyền thống hiếu học, nhiều người khoa bảng đỗ đạt.
- Làng có sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc.
- Làng có nhiều danh nhân hoặc có nhiều người làm quan có danh tiếng tốt.
- Làng có nhiều danh thắng kỳ tú.
- Làng có số lượng di tích lịch sử, di tích văn hóa phong phú.
- Làng có nhiều phong tục thuần mỹ.
- Làng có nhiều trai tài gái sắc”[5;256].
Khảo sát kỹ bát danh hương: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa, Văn
La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại chúng tơi thấy các làng này đều có các tiêu chí nói
trên. Như vậy “bát danh hương” ở Quảng Bình chính là những làng văn vật nổi
tiếng hàng đầu có các giá trị văn hóa nổi trội hơn so với các làng khác ở tỉnh
Quảng Bình.

13


CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC ĐIỂM, ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA
“BÁT DANH HƯƠNG”
Nghiên cứu “bát danh hương” nhà thơ Văn Tăng đã sử dụng tám câu thơ
đường Luật đã khắc họa nên cho mỗi danh hương một đặc trưng riêng:
“Sơn ấy Lệ Sơn núi dựng thành
Hà La Hà mộng sóng viền quanh
Cảnh Dương nồm biển say câu hát
Thổ Ngọa sông Gianh ngát bãi xanh
Văn xứ Văn La long đáo địa
Võ miền Võ Xá cát trường sinh
Cổ xây lũy Cổ Hiền lưu giấu
Kim Nại tên vàng gợi nét tranh”

Để tìm hiểu các đặc điểm, đặc trưng nổi bật ấy của “bát danh hương” chúng
ta lần lượt khảo sát từng danh hương.
2.1. Làng Lệ Sơn.
2.1.1. Làng Lệ Sơn là làng nổi tiếng có truyền thống hiếu học từ xưa đến
nay.
“Làng Lệ Sơn nay thuộc xã Văn Hóa, thuộc huyện Tuyên Hóa là làng có bề
dày lịch sử với hơn 500 năm xây dựng và phát triển. Lệ Sơn là làng nổi tiếng có
truyền thống hiếu học từ xưa đến nay. Ngay từ buổi đầu lập làng, cố Lê Văn
Hành (vị Tiền khai canh làng Lệ Sơn) đã mời cụ Trần Cảnh Huống nguyên là
quan thái học ở trường Quốc tử giám nghỉ hưu tại làng Phù Kinh về làm thầy dạy
học cho con em Lệ Sơn. Cố Trần Cảnh Huống nổi tiếng là người học rộng, văn
chương uyên bác lại có phong cách sư phạm mẫu mực. Cố là người đầu tiên đến
mở trường khai trí cho con em Lệ Sơn. Làng Lệ Sơn trước đây là nơi khá cách
trở về giao thông.
Núi Lệ Sơn như một bức tường thành sừng sững chạy dọc phía nam của
làng; núi ăn ra ở đầu làng và cuối làng. Sông Gianh như một dải lụa uốn hình
chiếc võng ơm trọn phía bắc làng. Địa hình đó dẫn Lệ Sơn đến chỗ gần như bị cơ
lập hồn toàn với các làng xung quanh khi lũ lụt ngập về. Đất canh tác nông
nghiệp của Lệ Sơn không nhiều mà nguồn nước ngọt lộ thiên lại không đủ tưới
14


cho đồng ruộng khi trời hạn hán trong vụ đông xuân. Vụ hè thu ở Lệ Sơn hầu
như năm nào cũng bị ngập úng vì lũ lụt. Do đó mặc dù Lệ Sơn lấy trồng trọt làm
ngành kinh tế chủ đạo nhưng đời sống của người dân nơi đây luôn phải đối mặt
với đói rét trong các kỳ giáp hạt. Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc
đẩy người Lệ Sơn rất chú trọng đầu tư cho con em mình học hành để thốt cảnh
nghèo đói. Chính những khó khăn mà thiên tai tạo ra cho Lệ Sơn đã làm cho các
bậc làm cha làm mẹ dù thiếu thốn khổ cực đến đâu cũng ra sức động viên con,
cháu học tập. Truyền thống khuyến học, khuyến tài do đó sớm hình thành ở Lệ

Sơn. Qua thống kê chưa đầy đủ, dưới chế độ phong kiến, con em Lệ Sơn có trên
20 người đỗ cống sĩ (cử nhân) và khoảng gần 100 người đỗ tú tài. Thời nhà
Nguyễn, hầu như khoa thi nào cũng có người Lệ Sơn đi thi và đỗ đạt từ tú tài đến
cử nhân. Mặc dù khơng có người đỗ đại khoa, nhưng làng Lệ Sơn có một giải
nguyên là Cố Lê Thời Tập đỗ năm Minh Mạng thứ 9 (1828); hai Á nguyên là Cố
Lê Huy Côn đỗ năm Minh Mạng thứ 6 (1825) và Cố Lương Nhị đỗ năm Tự Đức
thứ 35 (1882). Có hai khoa thi làng Lệ Sơn có hai người cùng đỗ cử nhân. Đó là
năm Gia Long thứ 17 (1818) có Phan Nhật Thạnh và Lê Huệ; khoa thi năm Minh
Mạng thứ 8 (1828) có Lê Thời Tập và Lê Tư Duệ cùng đỗ. Lệ Sơn dưới triều
Nguyễn có hai cha con cùng đỗ cử nhân là Lê Huy Côn và Lê Huy Tn. Đăc
biệt có ơng Lương Khắc Kiệm là người tám khoa liền đỗ tú tài. Lệ Sơn có quy
định khuyến học bằng học điền, làng trích ruộng làm phần thưởng cho người đỗ
đạt. Một số phú ruộng trong làng đã hiến ruộng cho làng làm học điền. Theo nhà
Quảng Bình học Nguyễn Tú thì sở dĩ “Lệ Sơn được xếp vào bát danh hương vì
người Lệ Sơn từ nam phụ đến lão ấu ai cũng thuộc sách Tam tự kinh và Minh
tâm bảo giám phụ nữ ai cũng thuộc Truyện Kiều…”[5;256]
“Dưới triều Nguyễn, với số lượng nho sinh đơng đảo. Hầu như khoa thi
hương nào cũng có người Lệ Sơn đi thi và đã có 11 người đỗ cử nhân, hàng chục
người đỗ tú tài. Thành tích khoa bảng của Nho sinh Lệ Sơn tuy không thật xuất
sắc nhưng cũng khá ấn tượng với một giải nguyên, ba Á ngun, có người kiên
trì theo nghiệp đèn sách tới mức tám khoa liền đỗ tú tài và có một số khác có tới
3 khoa liền đỗ tú tài. Khoa Kỷ Mão - Gia Long thứ 18, ở trường thi Trực Lệ, xã
Lệ Sơn Thượng có hai Nho sinh là Phan Nhật Thạnh và Lê Huệ cùng đỗ cử nhân.
15


Khoa thi Mậu Tý - năm Minh Mạng thứ 9, tại trường thi Thừa Thiên, Lệ Sơn
Thượng lại có hai người cùng đỗ cử nhân Lê Thời Tập (chú) đỗ Giải Nguyên và
Lê Tư Duệ (cháu) đỗ Á nguyên”[4;133].
“Qua nghiên cứu về văn hóa và giáo dục của Lệ Sơn, một số nhà nghiên

cứu cho rằng dưới chế độ phong kiến, thực dân mà ở Lệ Sơn Thượng hầu như tất
cả nam, phụ, lão, ấu đều thuộc sách Tam tự kinh và Minh tâm bảo giám, phụ nữ
ai cũng thuộc truyền Kiều, truyện Hồng Trừ - Bà Phó, truyện Phạm Công - Cúc
Hoa”[4;133]. Đây cũng được coi là một đặc trưng thể hiện tinh thần ham học hỏi
của người dân để thốt ra khỏi tình trạng mù chữ. Cùng với việc xây dựng nếp
sống ăn ở lành mạnh, thủy chung, lịch sự có văn hóa, lại có nhiều di tích, nhiều
người khoa bảng đỗ đạt làm quan nên thời nhà Nguyễn làng Lệ Sơn được xếp
vào nhóm tứ danh hương phía bắc tỉnh Quảng Bình.
2.1.2. Lệ Sơn là làng có nhều danh sơn kỳ tú.
“Ở Lệ Sơn gắn với dãy núi đá vơi có tới gần 100 đỉnh là truyền thuyết lèn
99 chóp, Lèn Đứt chân. Dãy núi này có một loạt các đỉnh nhấp nhô uốn lượn
được các bậc trí thức làng đặt cho những cái tên rất đẹp như Thi Đàn, Họa Các,
Vũ Tọa, Thần Vì…Núi Lệ Sơn có nhiều hang động như động Chân Linh, hang
Mụ Trằn đã đi vào huyền thoại, thi ca và cổ tích. Lệ Sơn có hệ thống di tích
phong phú thờ đủ cả tiên, thánh, thần, phật (miếu Chân Linh thờ tiên nữ, Văn
thánh thờ Khổng Tử (thánh), đình làng thờ Thành hoàng và các vị Tiền hiền khai
canh, khai khẩn (thần); chùa Phúc Tự và chùa Rôộc (thờ Phật))”[5;257].
Truyền thuyết Lèn 99 chóp
“Truyền thuyết kể lại rằng: lúc Chúa Nguyễn trên đường vào Nam kiếm
chốn lập nghiệp để chống trả với chúa Trịnh ở phương Bắc, khi đến làng Lệ Sơn,
thấy phong cảnh hữu tình, đất đai phì nhiêu, có núi sơng che chắn; đồng thời phía
Nam, Đơng Nam, Tây Nam lại có bảy lịng chảo lớn mà người bản xứ gọi là
Hung Tắt, Hung Cày, Hung Mít, Hung Xoong, Hung Thơm, Tràm, Hung Lụy có
thể lập đồn lũy để chống trả với kẻ thù.
Chúa Nguyễn quyết định lập đàn để xin trời đất, thần linh, Đức Phật…cho
đóng đơ tại nơi này. Chúa Nguyễn ăn chay, hương hoa tế lễ năm ngày liền. Ngày
thứ năm, Ngài bỗng thấy một đàn chim Phượng Hoàng từ xa bay đến, lượn ba
16



vịng, che kín cả ánh nắng chói chang của ngày hè. Đàn chim bay tản ra, mỗi con
đỗ xuống một đỉnh núi (lèn). Người ta đếm đủ chín mươi chín con đã đổ xuống
trên chín mươi chín đỉnh núi của làng. Có một con mào đỏ, đi cong bay dọc
theo dãy núi tìm chỗ đậu…Khơng có nơi đỗ, con chim đầu đàn bay hút về
Phương Nam và cả đàn Phượng Hoàng cũng sải cánh bay theo”[4;89]. Năm
1902, cậu cả Hằng đã có câu thơ rằng:
“Đất Phong Thủy một bầu long hóa
Núi Trường Sơn ngựa thả Kỳ Lân
Phượng Hồng gieo đậu mấy lần
Chín mươi chín chóp đã gần một trăm
Phong cảnh đẹp chim rừng gọi bạn
Thú yên hà đã rạng tam thiên
Bao nhiêu non nước u huyền bấy nhiêu…”
2.1.3. Lệ Sơn có một loạt di tích lịch sử - văn hóa.
Ở Lệ Sơn có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Đình làng, chùa Phúc Tự,
miếu của tám họ lớn, miếu thờ Bà Sơn, miếu Tam Tòa thờ Đại càn quốc gia Nam
Hải, miếu Hiền lương; miếu thờ các Đức ông gồm Thành Hoàng, Câu Kê quan,
Mậu Tiên hầu, Mạnh Linh; miếu thờ Tả phủ quận công, Chấn quận công, Hoa
quận công.
“Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác thời gian làng Lệ Sơn
bắt đầu dựng đình song theo lơgic thì đình làng Lệ Sơn phải được xây dựng sau
khi cơng cuộc khai khẩn đất đai hình thành nên xóm làng đồng ruộng, thiết lập xã
hiệu và trước khi xây dựng chùa Phúc Tự (1757). Từ căn cứ này chúng ta có thể
khẳng định rằng ngơi đình làng Lệ Sơn Thượng đầu tiên được xây dựng trong
khoảng từ sau thế kỷ XVI đến trước năm 1757 là năm hồn thành chùa Phúc Tự
và đúc chng chùa. Theo các cụ cao niên thì Đình làng lần đầu được xây dựng ở
khu trạm Ý tế xã hiện nay thuộc thơn Đình Miệu. Đình làng lần đầu tiên chỉ là
một căn nhà gỗ 5 gian làm chủ yếu từ gỗ do nhân dân đóng góp theo đơn vị ấp
(xóm). Đình tọa lạc trên một khu đất có diện tích khoảng 600m 2 ”[4;56].
“Trận lụt lớn năm Ất Sửu 1865 đã đẩy đình làng trơi dạt về nằm lại khu đất

cao ráo ở trung tâm làng là nơi xây dựng trụ sở Ủy ban nhân dân xã (cũ) ở thôn
17


Trung Làng. Ở vị trí mới đó năm 1866, đình làng được trùng tu lần thứ nhất.
Đình được trùng tu với quy mô rộng lớn và kết cấu đẹp hơn trước, trong một
khn viên có diện tích gần 1000m 2 . Lần đầu trùng tu này đình được xây tường
đá. Đình có kết cấu nhà rường 5 gian 5 lịng cột, trếnh, kèo đều làm bằng gỗ mít,
gỗ lim và được chạm trổ cơng phu. Khi việc trùng tu đình làng hồn tất, cố Lê
Huy Tn lúc đó đang giữ chức Án sát sứ tỉnh Thanh Hóa đã gửi về cúng cho
làng một cái trống đại và một bức hoành phi. Trống đại có đường kính 0,8m, tang
trống dài 1,2m; bức hoành phi ở giữa khảm bốn chữ lớn “Vạn phúc du đồng” hai
bên có ghi thời gian tặng là năm Mậu Dần - Tự Đức thập cửu niên (1866) với
ước nguyện đủ loại hạnh phúc và may mắn luôn đồng hành cùng với làng Lệ
Sơn. Bức hồnh phi đó ngày nay trở thành một trong những cổ vật văn hóa rất có
giá trị cịn lại của làng và hiện vẫn được cất giữ tại hội trường Ủy ban nhân dân
xã Văn Hóa”[4;56]
“Đến năm 1924, đình làng bị xuống cấp nhiều do đó hội đồng kỳ mục của
làng đã quyết định huy động sự đóng góp của nhân dân để trùng tu đình lần thứ
hai. Là một làng có truyền thống văn hóa nên quyết định của Hội đồng kỳ mục
được tồn thể dân làng nhất trí và nhiệt tình hưởng ứng; người góp của, trẻ góp
trí, góp cơng để phục dựng chùa khang trang hơn. Cố Lê Bình Nguyên là Đốc
học Quảng Ngãi từ quan về quê mở trường dạy học và cũng là vị Tiên chỉ của
làng lúc đó được dân làng dao trọng trách đứng ra chủ trì cơng việc trùng tu đình
làng lần thứ hai. Đình được trùng tu với quy mô rộng lớn hơn lần trước trên diện
tích khoảng 2000m 2 ”[4;57]. “Xung quanh đình có khn viên là tường cao bao
bọc. Mặt trước đình nhìn về hướng Nam lấy núi Thần Vì làm tiền án, phía sau và
cách đình khoảng 200m là Sơng Gianh uốn khúc làm Thanh long. Trước cổng
đình là một ao rộng khoảng 700m 2 được trồng sen, kế tiếp ao sen là con đường
dọc chạy qua cổng đình. Cổng đình là cổng mở khơng có cánh cổng. Cổng rộng

2,7m, hai trụ cổng là hai cột nanh cao 6m trên đỉnh là hai con nghê chụm đầu vào
nhau”[4;58]. Chân cột nanh vng cạnh 0,9m phía trước khảm sành câu đối do
cố Lê Bính sáng tác:
Khí tác sơn hà cơng minh chính trực nhi nhất
Đức hợp thượng hạ cao minh bác hậu vô cương
18


“Sau cổng 1,3m là một bức bình phong vng vức có cạnh bằng bề rộng
của cổng là 2,7m. Mặt tiền bình phong đắp phù điêu hình hổ phục, Mặt hậu đắp
hình hai con chim hạc hầu mặt trăng. Hai góc sân phía Tây Bắc và Đơng Nam sát
tường rào trồng hai cây đa tỏa bóng mát cho sân đình. Sân đình là nơi tổ chức hội
làng. Đình có kết cấu gồm hai hồi lang ở hai phía Tây Bắc và Đơng Nam, giữa là
đình trung năm gian chia thành hai phần: tiền đình và hậu đình. Nền đình được
láng xi măng trơn bóng. Khu vực tiền đình khá rộng nối liền cả 5 gian (để thông
các gian không ngăn cách) được trải chiếu là nơi lễ bái, dọn tiệc và hội họp của
quan viên. Khu vực hậu đình có mái cong vịm cuốn lộng lẫy với các hình rồng
chầu, phượng múa. Hậu đình là nơi “tối linh từ” đặt tượng thờ, vò hương, bài vị
và sắc phong của các vị thần. Hồi lang ở hai đầu là nơi để giá treo mủ áo, dù lộng
của quan viên”[4;59].
“Đình trung 5 gian rộng, vì kèo kết cấu 5 lịng kiểu nhà rường. Năm lịng
tính từ ngồi vào gồm: lịng tiền - cù, lòng tiền, lòng giữa, lòng hậu và lòng hậu cù. Vật liệu làm đình phần lớn là gỗ lim và gỗ mít. Cột đình gồm: 8 cột cái
đường kính chân cột khoảng 0,7m, 8 cột con đường kính chân cột khoảng 0,4m
và 4 cột cù đường kính 0,25m. Băng, xà, kèo làm đình đều chạm trỗ Long, Ly,
Qui, Phượng; địn tay chạm cuốn thư, bầu rượu, đai kiếm, cung đàn. Phần đình
hậu được xây bàn thờ nhiều cấp. Ở bậc trên hết thờ các thiên thần gồm: Thần
nông, Sơn thần chủ quản sơn lâm,…Bậc kế tiếp thờ các nhân thần, đặt vò hương
kèm bài vị các nhân thần. Bậc kế tiếp là nơi đặt cờ, lộng, mâu kiếm, long đao và
các sắc phong của triều đình cho các vị thần là các Đức ơng Thành hồng, tiền
Khai canh, hầu Khai canh; các nhân vật khoa bảng đỗ đạt làm quan to được triều

đình sắc phong và giao cho làng cúng tế…”[4;59].
Tóm lại, trên bàn thờ ở hậu đình ngồi một số vị hương kể trên cịn có các
vị hương khác để thờ cúng rất nhiều vị cả thiên thần lẫn nhân thần song hiện nay
vẫn chưa xác định được một cách chính xác và đầy đủ là đình làng cịn thờ
những vị thần nào ngoài các vị thần đã kể phần trên và trật tự sắp xếp vò hương
trên bàn thờ ra sao? Tuy nhiên chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng đình
làng đảm nhận ba chức năng cơ bản và quan trọng sau: Thứ nhất, đình là nơi thờ
tự cúng tế các vị Thành hoàng, Tiền Khai canh, Hậu Khai canh. Đình làng là nơi
19


tổ chức hội làng ba năm một lần vào dịp rằm tháng sáu âm lịch. Thứ ba, đình là
nơi hội họp của Quan viên, Hội đồng kỳ mục, nơi chức dịch của làng (Lý trưởng
- Xã trưởng, Phó lý, Tướng thần, Ngũ hương, Trương tuần, Cai đình) làm việc.
Miếu thờ Lê tộc đại tơn
Riêng Lê tộc có hai miếu gồm: miếu thờ ngài Sơ tổ Lê Văn Khanh ban đầu
miếu được xây ở lùm mộ tổ (cũng là nơi đặt mộ cố Sơ tổ Lê Văn Khanh, được
Ngài Thủy tổ Lê Văn Hành cải táng từ Yên Mô Thượng, Yên Khánh, Ninh Bình
đưa vào). “Nơi đặt mộ Ngài Sơ tổ có diện tích chừng một cơng mẫu là đất thờ tự
thuộc sở hữu của Lê tộc xưa; được miễn nộp thuế. Lùm mộ này trước đây cây cối
mọc thành rừng trở thành một khu cấm địa của Lê tộc. Năm 1940, miếu thờ Ngài
Sơ tổ được dời về xứ Hà Thâu đặt gần đối diện với chùa Phúc Tự. Đó cũng là vị
trí của miếu thờ ngài Sơ tổ Lê tộc hiện nay. Lùm mộ nói trên tồn tại đến năm
1957 khi Lệ Sơn thực hiện cải cách ruộng đất thì bị triệt phá biến thành đất canh
tác nơng nghiệp của Hợp tác xã”[4;71].
Miếu thờ và phần mộ của ngài Sơ tổ được cố Lê Văn Hành giao cho 6
người con trai đầu coi sóc thờ phụng; miếu này cịn được gọi là miếu họ Lê trên.
“Ông bà Lê Văn Hành về già sống với người con trai thứ bảy (con trai út) là
cố Lê Thuần Phác. Sau khi ông bà quy tiên, phần mộ được táng tại khu lùm mộ
thứ hai (ngày nay khu vực đó được gọi là xứ Nương Cau). Lùm mộ này cũng có

diện tích chừng một công mẫu cây cối um tùm trở thành cấm địa thứ hai của Lê
tộc. Trước cải cách ruộng đất (1957), các thế hệ con cháu Lê tộc thay nhau cắt cử
người trông nom các lùm mộ hết sức nghiêm cẩn. Sau cải cách ruộng đất cả hai
lùm mộ nói trên mới bị triệt phá biến thành đất canh tác. Hiện nay chính quyền
địa phương chọn khu vực này làm nghĩa địa chính của xã. Sau khi qua đời, ơng
bà Thủy tổ Lê Văn Hành được con cháu lập miếu thờ ở đồng Cồn Trôi. Miếu thờ
ngài Thủy tổ Lê tộc thường được gọi là miếu họ Lê dưới. Về cơ bản hai miếu có
cùng một mơ típ kiến trúc. Ngồi có tường bao bọc có cổng cao gắn câu đối; sau
cổng là bức bình phong, sau bình phong là một khoảnh sân; kế đến theo thứ tự là
bái đường, long đình và hậu chẫm. Hai bên hậu chẫm, mỗi bên đều có hai miếu
nhỏ tất cả hợp lại với phần chính điện thành kiến trúc Ngũ lâu”[4;74].

20


“Miếu thờ ngài Thủy tổ Lê tộc - cố Lê Văn Hành là vị Tiền Khai canh lập
ấp của làng Lệ Sơn nhìn từ ngồi vào. Miếu này được xây dựng ở xứ Cồn Trôi từ
thế kỷ XVI qua nhiều lần trùng tu và đây là kết quả đợt trùng tu đầu thế kỷ XXI.
Tại miếu thờ Sơ tổ Lê tộc đại tôn vào các ngày tết, giỗ chạp thường treo cao lá cờ
Khai canh do triều Bảo Đại cấp, xác nhận công lao khai khẩn làng Lệ Sơn của Lê
tộc”[4;75]. Ngồi ra cịn có miếu thờ của các dịng họ khác như: miếu thờ họ
Trần, họ Phan, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Bùi, họ Lương, họ Cao.
Điện thờ các Đức ông: Hoa Quận Công và Chấn Quận Công
Điện này được xây ở ấp Xuân Tổng xưa, nay thuộc thôn Xuân Sơn. Điện
được xây để thờ hai vị quan lớn là Hoa Quận công và Chấn Quận công.
“Hoa Quận công tên thật là Nguyễn Khắc Kham. Hoa Quận công là con trai
của danh tướng Nguyễn Khắt Thuần. Hoa Quận công Nguyễn Khắc Kham là một
võ tướng tài ba của quân đội Nam triều. Do lập được nhiều công trong các trận
chiến Trịnh - Mạc mà Nguyễn Khắc Kham được vua Lê phong lên hàng “Công
phụng đại thần tôn triết vương triều, quả trừ ngụy Mạc, Hựu Công phụng bản

Trung hưng khai quốc công thần. Đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân, Đông
chinh tả đô đốc chưởng phụ sự trấn thủ Nghệ An - Quảng Nam đẳng xứ, Đại tư
mã tước hoa Quận công”. Hoa Quận Công được thưởng đất thực phong tại xã Lệ
Sơn Thượng”[4;70].
“Hoa Quận Cơng có bốn con trai thì ba người là những võ tướng cao cấp
của nhà Lê - Trịnh gồm Trà Quận công Nguyễn Trung Trực, Chấn Quận công
Nguyễn Khắc Du và hiền Quận công Nguyễn Khắc Tuân (Quân lớn tả)”[4;70].
“Chấn Quận công Nguyễn Khắc Du đương thời được triều đình Lê - Trịnh
phong chức là Công phụng đại thần Điển tướng quân uy dũng công thần Đặc tiến
phụ quốc thượng tướng quân Đô đốc phủ tước Chấn Quận công. Sau khi Chấn
Quận công mất, ngài tiếp tục được nhà vua truy thăng hàm Phó vương. Chấn
Quận công được phối thờ trong điện thờ của Hoa Quận cơng”[4;70].
2.1.4. Lệ Sơn có nhiều người làm quan thời phong kiến.
“Theo thống kê chưa đầy đủ làng Lệ Sơn thời phong kiến có số lượng võ
quan trên 30 người từ thượng tướng quân đến Đề đốc, Vệ úy, Phó vệ úy, Cai
đội…Thượng tướng quân có Tả phủ Trà Quận công Nguyễn Trung Trực, Cẩm y
21


vệ Đơ chỉ huy sứ có Nguyễn Huy Tưởng. Đơ đốc có Hoa Quận cơng Nguyễn
Khắc Tn; các võ tướng như Trung Kiệt tướng quân Lê Đình Liên, Quả cảm
tướng quân Lê Huy Điện, Kỵ úy tướng quân Lê Đăng Loan, Tráng kiệt tướng
quân Lương Tú Lâm; các phấn lực tướng quân Lê Đình Luyện, Lê Quốc Thạch,
Lương Quốc Hậu, Lương Thiếu Huệ…”[5;257]
“Lệ Sơn có nhiều quan văn từ Tuần phủ, Bố chính, Tri phủ, Tri huyện, đến
Thừa lại. Lệ Sơn có 1 Tuần Phủ là Lê Duy Dần, 2 Bố chính là Lê Ngọc Uẩn, Lê
Tư Duệ; Án sát có Lê Thời Tập, Lê Huy Tuân,…Đốc học có Lương Nhị, Lê
Bính, Tri Phủ và Đồng Tri phủ có Lương Duy Chí, Lương Khắc Khoan, Lê Huệ.
Ngồi ra Lệ Sơn cịn có nhiều người làm quan trong triều từ Lang trung, Thừa
biện, Viện trưởng Viện đô sát, Hàn lâm viện; Hành tẩu và Thư lại các bộ. Trong

số nói trên có những người nổi tiếng thanh liêm và trung nghĩa. Lệ Sơn có hai
người được liệt thờ ở đền Trung nghĩa trong cố đô Huế là Lê Duy Dần và Lê
Huệ, 4 người được vua sai làng lập miếu Hiền lương để nhân dân thờ cúng tại
quê hương”[5;258]. Qua đó chúng ta thấy rằng thời phong kiến, Lệ Sơn có số
lượng người làm quan rất đông và giữ nhiều chức vụ khác nhau từ Tuần phủ đến
Thừa lại.
2.1.5. Lệ Sơn là làng có nhiều trai tài, gái sắc.
Lệ Sơn là làng có trai tài gái sắc, trai thì chăm học, chăm làm nổi tiếng như
“Lương Duy Chí nhà khơng có tiền mua dầu nên phải lên chùa nhặt chân hương
về đốt hay bắt đom đóm thả vào chai làm đèn để học tập và thành tài. Con gái Lệ
Sơn nổi tiếng trắng da, dài tóc, có người được tuyển vào cung và được vua
Nguyễn gả cho vua Ai Lao”[5;258]
Như nhà thơ Lê Viết Hạnh đã từng viết:
“…Lệ Sơn đẹp cảnh, đẹp người
Nam thanh nữ tú bao đời tiếng vang
Lệ Sơn nên xã nên làng
Khen ai khéo giữ bảo tàng thiên nhiên…”
Làng Lệ Sơn nổi tiếng có nhiều trai tài gái sắc như tướng Hoàng Sâm.
Hoàng Sâm tên thật là Trần Văn Kỳ, sinh năm 1915 tại Lệ Sơn, Tuyên Hóa,
Quảng Bình. Ơng theo bố mẹ sang sinh sống ở Nakhon, rồi Chaiang Mai (Thái
22


×