Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh Quán Cơm Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.57 KB, 15 trang )

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu
Tên thương hiệu: Quán Cơm Việt Nam
Địa điểm kinh doanh: Khu trung tâm kinh tế, quận 1, 2, 3
Điện thoại: 1900…
Website: quan.com.vn
Ngành nghề kinh doanh: dịch vụ ăn uống.
Giấy phép kinh doanh số: ……… do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.HCM cấp ngày …………
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm số: ………/ATTP
1.2. Tầm nhìn
Giai đoạn 2012 – 2014: thực hiện quy trình lựa chọn và chế biến thức ăn đạt tiêu chuẩn an
toàn vệ sinh thực phẩm, tạo dựng và phát triển chất lượng dịch vụ với nhiệm vụ đào tạo nhân
viên chuyên nghiệp năng động tận tâm với công việc, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để chế biến
thức ăn mang lại chất lượng dinh dưỡng tốt nhất, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường. Xây dựng và quản bá thương hiệu.
Giai đoạn 2015 – 2019: phát triển Quán Cơm Việt Nam thành doanh nghiệp đa dạng nghành
nghề, tạo ra quy trình sản xuất khép kín, vừa nuôi trồng theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh vừa
sản xuất chế biến.
Giai đoạn 2020 – 2025: phát triển thương hiệu Quán Cơm Việt Nam lên tầm quốc gia, mở
rộng thị trường ra cả nước.
1.3. Sứ mệnh
Quán cơm Việt Nam luôn mang đến những bữa ăn thân mật ấm cúng cho gia đình và nhân
viên đi làm không có nhiều thời gian châm sóc cho bản thân và gia đình, phương châm kinh
doanh là phục vụ khách hàng với chất lượng bữa ăn tốt nhất và dịch vụ nhiệt tình nhất, không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và phong phú thêm bữa ăn cho khách hàng.
1.4. Mục tiêu & nhiệm vụ.
Trở thành một quán cơm có uy tín chất lượng, được nhiều người biết đến trong lĩnh vực ăn
uống tại Tp.Hồ Chí Minh, phát triển mở rộng thị trường ra Đà Nẳng và Hà Nội. Tạo dựng
thương hiệu “QUAN.COM.VN”
1.5. Yếu tố quyết định thành công


Với mục tiêu được đặt ra, Quán Cơm Việt Nam đã ý thức chất lượng và dịch vụ là nguồn gốc
giá trị then chốt của doanh nghiệp. Những văn hóa truyền thống trong những món ăn Việt
Nam được doanh nghiệp tạo nên luôn tuân theo nguyên tắc phát triển bền vững. Phát triển
doanh nghiệp theo hướng tự cung tự cấp sẽ làm cho doanh nghiệp có tính cạnh tranh và kiềm
chế lạm phát, giảm gánh nặng cho người tiêu dùng.
CHƯƠNG II
KẾ HOẠCH MARKETING
2.1. Xây dựng kế hoạch marketing
2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.1. Phân tích SWOT
- Điểm mạnh: thế mạnh thứ nhất của doanh nghiệp chính đề ra quy trình sản xuất theo tiêu
chuẩn chất lượng và chương trình đánh giá tác phong phục vụ của nhân viên, và thế mạnh
thứ hai là quy trình sản xuất tự cung tự cấp nguyên liệu sẽ giúp doanh nghiệp ổn định số
lượng đầu vào và giảm chi phí đầu ra, khi đó doanh nghiệp sẽ có mức giá cạnh tranh hơn
so với các đối thủ
- Điểm yếu: doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm về marketing và
điều hành, nguồn kinh phí đầu tư ban đầu cũng còn hạng chế.
- Cơ hội: thị trường Việt Nam là một thị trường trẻ năng động, thị trường chưa có nhiều
đối thủ cạnh tranh lớn, vì đặt thù là món ăn Việt Nam nên sẽ hạng chế được các đối thủ
cạnh tranh là các doanh nghiệp nước ngoài, tuy là kinh tế trong những năm nay có suy
yếu nhưng theo đánh giá là tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn trong những năm tới
- Thách thức: các đối thủ cạnh tranh hiện tại đã thành lập rất lâu nên chiếm một thị phần
không nhỏ và tiềm lực tài chính tốt hơn, vì chính sách điều hành kinh tế còn nhiều yếu
nên chỉ số lạm phát tăng cao làm cho doanh nghiệp khó cạnh tranh hơn khi mới thành lập
2.1.1.2. Phân tích PEST
 Phân tích yếu tố chính trị:
- Môi trường chính trị của Việt Nam từ sau giải phóng đến nay là ổn định, tuy nhiện hiện
nay cũng có một số vấn đề tranh chấp biển đông với nước láng giềng Trung Quốc nên
làm cho người dân quan ngại chính sách ổn định chính trị của nhà nước,
- Các chính sách thuế của Chính phủ khi đề ra điều khuyến khích hổ trợ doanh nghiệp mới

thành lập và hướng đến lợi ích của doanh nghiệp nhưng khi triển khai thì hầu như không
thấy tác dụng gì, hiện nay chính sách giảm thế giản thuế tuy có hiệu quả tức thời nhưng
chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp làm ăn có lời còn đối với doanh nghiệp lổ thì không
có tác dụng,
- Thủ tục và điều kiện để doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn nhiều phiền hà và
mức phí đề ra cho tiếp thị khi đăng ký thương hiệu còn khá cáo (7% chi phí hoạt động),
chính sách luật Việt Nam còn nhiều hạng chế nên khó bảo vệ được thương hiệu cho
doanh nghiệp Việt trên thương trường quốc tế
- Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm & bảo vệ môi trường còn nhiều hạng chế, chưa có
chế tài sử phạt nghiêm, một số cán bộ nhà nước còn tham nhũng nên đa số các doanh
nghiệp điều vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
- Lao động Việt Nam là lao động trẻ, tuy nhiên Chính phủ thiếu định hướng phân bổ lao
động theo ngành nghề và theo cấp bật hợp lý, hiện nay đang dư thừa lao động phổ thông
chưa qua đào tạo và lao động trình độ đại học, lao động có tay nghề thì còn thiếu và tay
nghề được đào tạo thì còn yếu
 Phân tích yếu tố kinh tế
- Việt Nam là nước có chỉ số lạm phát khá cao, tuy nhiên Chính phủ đã thực hiện rất nhiều
giải pháp kiềm chế lạm phát và đạt được kết quả khả quan,
- Vì chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ như cắt giảm đầu tư công, thắt chặc chỉ
số tăng trưởng tín dụng làm cho nền kinh tế khó khăn, tiêu dùng giảm, tồn kho nhiều,
doanh nghiệp thiếu vốn, sản xuất khó khăn phải giải thể kéo theo người lao động bị mất
việc
- Theo tổng cục thống kê thì thu nhập của người Việt còn thấp hơn rất nhiều so với các
nước trong khu vực và mức tăng trưởng qua từng năm cũng không cao. Trong đó, tính
theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991
lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353
USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên. Như vậy, thu nhập đầu người của Việt
Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm
2010.Theo Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so
với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. Ông nhận xét, sau hơn

một phần tư thế kỷ đổi mới và mở của, Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập
thấp sang nhóm thu nhập trung bình, theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.
- Nguồn cung thực phẩm hiện nay ở các đô thị lớn còn thông qua nhiều khâu trung gian
như lài buôn – chung chuyển – chợ đầu mối – bán lẽ – đến người tiêu dùng, nên giá cả
chi phí thực phẩm còn khá cao mặt khác chính phủ đã và không quản lý giám sát được
giá thực phẩm làm cho người tiêu dùng chịu thiệt, đặt biệt là tỷ lệ lạm phát cao thường
tập trung vào những trong lĩnh vực hàng ăn và dịch vụ ăn uống.
 Phân tích yếu tố văn hóa xã hội
- Việt Nam là nước có dân số trẻ, tuy nhiên tỷ số giới tính chưa được cân bằng, theo tổng
cục thống kê thì tỷ số giới tính năm 2011 là 118 nam/100 nữ, đây là tỉ lệ mức đáng báo
động mất cần bằng về giới
- Khu vực đô thị thì có mức thu nhập bình quân cao hơn khu vực nông thôn, tuy nhiên đi
đôi với thu nhập là chi phí tiêu dùng ở các đô thị cũng cao hơn làm cho người đi làm
không gữi tiết kiệm được nhiều
- Mức độ đô thị hóa cao kéo theo làng sóng di dân lên thành phố ngày cáng nhiều, đó sẽ là
gánh năng lên hậ tầng cơ sở và chính sách việc làm an sinh xã hội, tuy nhiên đó cũng là
lợi thế ở những đô thị lớn đó là người tiêu dùng nhiều và sức mua lớn
- Ở các đô thị thì phong cách sống năng động, nhanh chóng thích ứng với tập quán kinh tế
thị trường, phát huy tính sáng tạo và nhạy bén để làm ăn hơn. Kèm theo những phong
cách hiện đại sáng tạo thì còn có một số phong cách lai tạp không phù hợp với văn hóa
phương đông.
- Xu hướng tiêu dùng của người Việt là quan trong vật chất, tín dụng và đầu cơ, thích
thương hiệu và theo xu hướng đám đông, tiếp nhận công nghệ, đam mê hàng tiêu dùng
nhanh, mua hàng thông qua các kênh quảng cáo trực tuyến hoặc tivi.
- Nếu dựa vào số liệu của báo cáo phát triển con người của UNDP, thành tích giáo dục của
Việt Nam dường như đang thụt lùi: số năm đi học trung bình trong báo cáo (5,5 năm:
năm 2011) thấp hơn so với con số công bố trong nước trước đó (7,3 năm trong khoảng
2002-2003). Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do thống kê của Việt Nam và
UNDP không giống nhau, hoặc đích xác là chất lượng giáo dục đã thật sự thụt lùi: trẻ em
bỏ học tăng, tỉ lệ tái mù chữ cao

 Phân tích yếu tố công nghệ kỹ thuật
- Công nghệ cần quan tâm đến lĩnh vực ăn uống là chế biến đóng gói và bao bì, vì khoa
học công nghệ ở Việt Nam chưa được quan tâm phát triển đúng hướng nên chưa đạt được
những thành tưu quan trọng, đa số các công nghệ phát minh mới điều được du nhập và
chuyển giao từ các nước tiến tiến. Chi phí đầu tư và vận hành cũng khá tốn kém nên khó
cạnh tranh già thành với các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh.
- Một số bước tiến mới trong công nghệ thông tin và truyền thông khi thị trường có quá
nhiều kênh phân phối về truyền thông với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, nhìn
chung là thị trường này đang phát triển và sẽ giúp cho các doanh nghiệp mới thành lập
quảng bá thương hiệu tốt hơn
2.1.2. Xác định thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
 Phân đoạn theo địa lý
- Đặc thù lãnh thổ có nhiều vùng khác nhau, vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.
Trong đó nổi bật nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vì có điều kiện thời tiết ôn hòa và được thiên nhiên ưu đải nên khi phát triển kinh tế thì
trọng tâm điều hướng vào các vùng này.
- Việt Nam có thể phân ra thành 3 miền Trung Nam Bắc, mỗi miền điều có một trung tâm
kinh tế, miền bắc có Hà Nội, miền trung có Đà Nẵng, miền nam có Tp.Hồ Chí Minh,
trong 3 trung tâm kinh tế thì Tp.Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước.
- Đặc thù kinh tế của Việt Nam là buôn bán và dịch vụ nên dân số thường tập trung ở các
quận huyện trung tâm, vì nhu cầu kinh doanh và mua sắm của các hộ gia đình, đa số các
tuyến đường ở khu vực trung tâm điều là các cửa hàng kinh doanh với nhiều lĩnh vực.
Hiện nay các quận huyện trung tâm tuy hạ tầng còn thiếu nhưng chính quyền cho xây các
tòa nhà cao tầng làm cho mật độ dân cư đã đông nay còn quá tải. Tuy nhiên đó cũng là
một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường mục tiêu dễ dàng
hơn.
- Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa nên một năm thường có 2 mùa mưa và nắng, mùa
mưa thường từ tháng 5 đến tháng 11, vào mùa mưa thì người dân rất ít hay ra đường và
nhu cầu mua sắm cũng giảm đi thay vào đó là người dân thích đặt hàng mang đến thông

qua internet hoặc bưu phẩm, nên đây sẽ là thời gian cần tập trung quảng bá sản phẩm vào
bán hàng qua điện thoại.
 Phân đoạn theo tâm lý
- Đất nước đang trên đường phát triển nhưng tầng lớp giai cấp nông dân còn khá lớn, giai
cấp lãnh đạo và chuyên môn cao còn hạng chế nên khi doanh nghiệp tiếp cận thị trường
thì nên chú trong vào giai cấp người lao động thấp sẽ phát huy được hiệu quả
- Vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên người tiêu dùng thường chi tiêu tiết kiệm
hơn. Vì vậy người tiêu dùng Việt trở nên thận trọng hơn và do dự đối với những sản
phẩm của những doanh nghiệp mới thành lập. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có thời gian dài
để tiếp cận và tạo được lòng tin chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Kinh tế khó khăn nên nảy sinh nhiều những tệ nạn xã hội, làm cho người dân hoang
mang mất lòng tin vào những người xung quanh. Để phát triển doanh nghiệp cần đào tạo
nâng cao nhân cách sống của nhân viên, phục vụ vui vẽ và thân thiện với khách hàng tạo
cảm giác gần gũi và thoải mái khi được phục vụ.
 Phân đoạn theo nhân khẩu học
- Tuổi & giới tính:
Tuổi Nam Nữ Chung 2 giới
0-4 8,6 7,8 8,2
5-9 8,2 7,5 7,8
10-14 8,8 8,1 8,4
15-19 10,8 10,1 10,4
20-24 10,0 9,6 9,8
25-29 9,2 8,9 9,1
30-34 8,2 7,8 8,0
35-39 7,8 7,4 7,6
40-44 7,0 6,9 7,0
45-49 6,2 6,5 6,3
50-54 4,9 5,4 5,1
55-59 3,2 3,7 3,5
60-64 2,0 2,5 2,3

65-69 1,5 2,1 1,8
70-74 1,3 1,9 1,6
75-79 1,1 1,7 1,4
80-84 0,6 1,1 0,8
85+ 0,4 1,0 0,7
Tổng 100,0 100,0 100,0
- Quy mô gia đình:

Quy mô hộ
Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu
Long

Toàn quốc
1 người 8,6 7,6 8,1
2 người 18,8 13,6 16,7
3 người 24,9 23,4 23,7
4 người 29,3 26,6 27,2
5+ người 18,4 28,8 24,3
Tổng 100,0 100,0 100,0
- Chu kỳ sống của già đình Việt Nam ngày càng ngắn đi, các thành viên trưởng thành điều
muốn lập gia đình và ra riêng, một gia đình trước đây thường có 3-4 thế hệ thì nay chỉ
còn 1-2 thế hệ.
- Tầng lớp thu nhập thấp chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế nên cần chú trọng quan tâm đến
các tầng lớp này, sẽ giúp cho người thu nhập thấp bớt gánh nặng chi tiêu, đáp ứng được
nhu cầu của nhiều người
 Phân đoạn theo hành vi mua
- Vì nhu cầu tất yếu của cuộc sống nên dù kinh tế có khó khăn đến mức nào thì nhu cầu đó
không thay đổi chỉ có thay đổi từ mức chi tiêu này sang mức chi tiêu khác, cao hơn hoặc
thấp hơn. Người tiêu dùng cũng rất trung thành với những quán ăn thường ngày, vì tiện
lợi, quen thuộc, hợp khẩu vị & hợp túi tiền.

2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
 Tiêu chí đánh giá thị trường mục tiêu
- Thị trường có quy mô rất lớn, sản phẩm phục vụ tối đa nhu cầu thị trường, thị trường có
nhiều tiềm năng khi đối thủ cạnh tranh nhiều nhưng không có định hướng phát triển bền
vững, thị trường có khả năng sinh lới cao, doanh nghiệp được hình thành trong lúc thị
trường đang khó khăn nên chính trong những khó khăn đó sẽ làm cho người tiêu dùng
tìm đến những sản phẩm của doanh nghiệp có chi phí hợp lý
 Chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu
- Chiến lược marketing không phân biệt, doanh nghiệp phục vụ tất cả các đoạn thị trường
 Chiến lược cạnh tranh trên thị trường mục tiêu
- Dẫn đầu về chi phí, để đạt được mục tiêu này thì cần phải tìm được nhà cung cấp nguyên
liệu ổn định với giá thành hợp lý, sau nữa là đầu tư dây chuyền sản xuất nguyên liệu để
đảm bảo nguồn cung và giá thành rẽ nhất.
- Sản phẩm không cần tạo sự khác biệt chỉ cần nạo nét truyền thống trong từng món ăn và
quen thuộc trong mọi bữa ăn của gia đình, đặt biệt là phải vệ sinh và ngon miệng
2.1.2.3. Định vị thị trường
- Để đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp xã hội từ cao cấp, bình dân thì doanh nghiệp
cần phải tạo ra nhiều không gian và sản phẩm gần gũi với khách hàng, không quá sang
trọng cũng không quá thấp kém làm cho người tiêu dùng có cảm giác như đây là nơi phù
hợp với mình
2.1.3. Mục tiêu marketing
- Mục tiêu tài chính: mục tiêu doanh thu mỗi tháng phải đạt được tối thiểu 1% lợi nhuận
thuần trên tổng vốn đầu tư
- Mục tiêu phi tài chính: trong năm tài chính thứ nhất thì mục tiêu tiếp thị đến người tiêu
dùng và đạt được tối thiểu 5% dân cư tại khu vực kinh doanh biết đến, qua các năm tiếp
theo thì tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và quy mô kinh doanh sẽ phục vụ tối đa nhu cầu
của các cá nhận & hộ gia đình
2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
- Sản phẩm cốt lõi: những món cơm đậm chất văn hóa Việt Nam: cơm tấm, cơm gà, cơm

cá kho tộ…
- Sản phẩm hiện thực: cảm nhận được không khí ấm cúng gia đình, món ăn phải ngon, vệ
sinh và được phục vụ như khách hàng đang ở nhà
- Sản phẩm bổ sung: mỗi khách hàng đến ăn điều có thẻ khách hàng, thu thập thông tin
khách hàng, nếu khách hàng đến ăn từ 10 lần/tháng thì sẽ được giãm 10% cho mổi lần ăn
tiếp theo trong tháng
2.1.4.2. Chiến lược giá
 Các yếu tố cần xem xét khi định giá
- Khả năng thanh toán của khách hàng: món cơm là món ăn truyền thống của dân tộc Việt
Nam và nhu cầu tất yếu của cuộc sống, dù kinh tế có khó khăn đến mức nào thì mọi
người cũng cần phải ăn để sống và theo đánh giá thì chi phí phục vụ cho ăn uống chỉ
chiếm 10%-30% thu nhập của người dân
- Dự đoán mức giá khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm: doanh nghiệp phục vụ tất cả
mọi thành phần trong xã hội nên tùy thuộc vào từng thành phần khác nhau sẽ có mức giá
khác nhau, nếu như là thành phần có thu nhập từ 20triệu/tháng thì họ sẽ dễ dàng chấp
nhận những bữa cơm có mức giá từ 50.000đ/phần, và ngược lại những thành phần có thu
nhập từ dưới 20triệu/tháng thì họ chỉ có thể chi trả cho những món ăn có giá dưới
20.000đ/phần
- Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho sản phẩm: chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu và
thời gian khấu hao (nên đầu tư trang thiết bị tốt và thời gian khấu hao phải dài), chi phí
nguyên liệu đầu vào (nên chọn nhà cung cấp có uy tính và chất lượng, nên mua nguyên
liệu tại nguồn, không qua khâu trung gian), chi phí sản xuất (nên thuê chuyên gia đào tạo
cho tất cả nhân viên về vệ sinh an toàn thực phẩm và chế biến món ăn ngon), chi phí vận
hành và phục vụ (luôn vui vẽ và tươi cười khi phục vụ), chi phí thuế, và các chi phí
khác…các chi phí nên tính thành theo từng năm, theo từng quý, theo từng tháng, theo
tuần và theo ngày. Từ đó tính ra chi phí tối thiểu để sản xuất ra một phần cơm là bao
nhiêu
- Mức giá tương tự của đối thủ cạnh tranh: trong nền kính tế thị trường thì cạnh tranh là
điều tất yếu, trên thị trường hiện nay thì có rất nhiều quán cơm Việt: Cơm Tấm Kiều
Giang, Cơm Thuận Kiều, Cơm Tấm Cali…điều mà doanh nghiệp muốn là sự khác biệt

và từ mức giá của đối thủ cạnh tranh tìm ra mức giá rẻ hơn phù hợp túi tiền của mọi
người
 Các chiến lược giá
- Chiến lược giá cao: cho những món ăn cao cấp, sẽ thăm nhập thị trường này trong tương
lai khi nào doanh nghiệp đi vào giai đoạn 2
- Chiến lược giá thâm nhập: tùy theo từng khu vực và tùy thuộc vào chất lượng phục vụ sẽ
đưa ra mức giá thấp hơn 10-20% so với các đối thủ trong cùng một khu vực, theo mức
giá chung hiện nay thì một suất cơm bình dân là 15.000đ-20.000đ/phần, một suất cơm
văn phòng có giá từ 30.000đ-50.000đ/phần
- Chiến lược giá thấp: doanh nghiệp chú trọng nhất vào chiến lược này, vì nó phục vụ tối
đa nhu cầu của mọi thành phần trong xã hội, từ sinh viên học sinh đến công nhân, nhân
viên văn phòng, chiến lược này là phục vụ những món ăn có chi phí đầu vào thấp và
doanh nghiệp có thể sản xuất ra được, đặt mục tiêu tỷ suất lợi nhuận của món ăn cũng
thấp, quan trọng là phục vụ được những lao động có thu nhập thấp
- Chiến lược giá hớt váng: chiến lược này doanh nghiệp không áp dụng, điều mà doanh
nghiệp muốn đó là sự trung thành và tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp luôn cố
gắng ổn định chi phí đầu vào và đầu ra, nếu lạm phát tăng thì tìm nguồn cung cấp khác
hoặc tự sản xuất nhằm kiềm chế lạm phát của nhà nước
- Chiến lược giá phân biệt: doanh nghiệp sẽ đặt ra nhiều mức giá khác nhau cho nhiều
thành phần xã hội, trong cùng một món ăn thì sẽ có 3 mức giá, và trong các món ăn khác
nhau thì sẽ có mức giá khác nhau, món tôm thì có giá cao, món đậu hủ thì có giá thấp
hơn
2.1.4.3. Chiến lược phân phối
 Chức năng của kênh phân phối
- Dây chuyền sản xuất quảng bá thương hiệu sản phẩm, vận chuyển đến tay người tiêu
dùng, thiết lập các mối quan hệ tạo sự quen thuộc và gần gũi
 Các quyết định lựa chọn kênh phân phối cơ bản
- Kênh phân phối trực tiếp
2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
 Thông điệp marketing

- Nội dung thông điệp marketing: chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch vụ cung
cấp đến tận tay người tiêu dùng
- Yêu cầu đối với thông điệp marketing: Nhấn mạnh hoặc khơi gợi những nhu cầu hiện có
hoặc tiềm ẩn của khách hàng mục tiêu; Minh chứng rằng nhu cầu đó cần được thỏa mãn
ngay; Giải thích tại sao Doanh nghiệp là tổ chức có thể thỏa mãn nhu cầu đó một cách
hiệu quả nhất; Giải thích những lợi ích khách hàng sẽ nhận được; Lấy ví dụ hoặc chứng
thực từ khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ; Mô tả mức giá, các chính sách khác đi
kèm và điều kiện thanh toán; Mô tả chính sách bảo hành.
 Các công cụ xúc tiến bán
- Quảng cáo trên phương tiện thông tin bao chí và tivi
- Khuyến mại cho khách hàng lần đầu tiên đến và khách hàng thân thiết của quán
- Tham gia các chương trình từ thiện nhầm quảng bá thương hiệu
- Marketing trực tiếp tạo được cảm tình của người tiêu dùng
2.1.5. Ngân quỹ marketing
- Ngân quỹ marketing được đặt ra sẽ chiếm 5% giá trị lợi nhuận của mỗi tháng
Phiếu chấm Sản phầm lần 1 - Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Họ và tên học viên: Lê Tuấn Kiệt
Lớp:
Tên đề tài:
I.Trợ Giảng nhận xét format ( 3 điểm )
1.1 Gửi kèm đề cương chi tiết trong sản phẩm lần 1 Có Không x
1.2 Đúng font chữ cỡ chữ Có x Không
1.3 Căn lề đúng qui định Có Không x
1.4 Giãn dòng, đoạn đúng qui định Có Không x
1.5 Tiêu đề chương viết hoa, in đậm Có x Không
1.6.Số mục, tiểu mục đúng qui định Có x Không
1.7 Biểu đồ, sơ đồ, danh mục bảng biểu được đánh số thứ tự theo đúng qui định Có Không x
1.8 Số trang đánh đúng qui định Có Không x
1.9 Lỗi chính tả Có x Không


1.10 Đặt đúng tên file theo qui định Có x Không
II. Nhận xét về nội dung của giảng viên (7 điểm)
Tổng điểm lần 1 : 6
Xác nhận của giảng
viên
Nhận xét:
1. Chưa làm rõ được kế hoạch, kế hoạch phải cho tương lai, phải ghi rõ năm kế
hoạch, ví dụ năm 2013, 2014, 2015,…
2. Báo cáo chưa hoàn thành, còn thiếu một số phần theo quy định
3. Báo cáo tài chính chưa viết được gì liên quan đến kế hoạch kinh doanh
4. Chưa biết cách trình bày văn bản, bố trí văn bản chưa đúng quy định
5. Cần phần biệt số Việt và số Anh
6. Xem lại mẫu đề cương ở dưới để làm cho chuẩn
7. Làm mục lục tự động
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. NGUỒN SỐ LIỆU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
6. KẾT CẤU BÁO CÁO
PHẦN 1 (HOẶC CHƯƠNG 1): GIỚI THIỆU TỔNG QUAN (Hoặc Mô tả tổng quan)
Trình bày tóm lược những điểm chính về ý tưởng kinh doanh/ dự án bao gồm:
• Nguồn gốc hình thành ý tưởng
• Cơ sở thực hiện ý tưởng
• Sự độc đáo, mới lạ của ý tưởng
• Sơ lược về tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

1.1. GIỚI THIỆU VỀ Ý TƯỞNG KINH DOANH/ DOANH NGHIỆP
1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
1.3. CÁC SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
1.4. Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp
1.5. Các yếu tố quyết định thành công
PHẦN 2 (HOẶC CHƯƠNG 2): KẾ HOẠCH MARKETING
2.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1.1. Phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.1. Môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.1.2. Các mô hình phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp
2.1.2. Thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường
2.1.2.1. Phân đoạn thị trường
2.1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu
2.1.2.3. Định vị thị trường
2.1.3. Mục tiêu marketing
2.1.4. Chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing – mix)
2.1.4.1. Chiến lược sản phẩm
2.1.4.2. Chiến lược giá
2.1.4.3. Chiến lược phân phối
2.1.4.4. Chiến lược xúc tiến bán (truyền thông marketing)
2.1.5. Ngân quỹ marketing
2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH MARKETING
2.2.1.Tổng quan kế hoạch Marketing
2.2.2. Phân tích môi trường
2.2.2.1. Phân tích thị trường
2.2.2.2. Phân tích SWOT
2.2.2.3. Phân tích các rủi ro từ môi trường bên ngoài
2.2.3. Chiến lược Marketing
2.2.3.1.Thị trường mục tiêu
2.2.3.2. Định vị thị trường

2.2.3.3. Chiến lược sản phẩm
2.2.3.4. Chiến lược giá
2.2.3.5. Chiến lược phân phối
2.2.3.6. Chiến lược xúc tiến bán
2.2.4. Ngân quỹ marketing
PHẦN 3 (HOẶC CHƯƠNG 3): KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
3.1.1. Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận
3.1.1.1. Doanh thu
3.1.1.2. Chi phí
3.1.1.3. Giá thành sản phẩm
3.1.1.4. Lợi nhuận
3.1.2. Phân tích điểm hòa vốn
3.1.3. Các báo cáo tài chính
3.1.3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3.1.3.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
3.1.3.3. Bảng cân đối kế toán (bảng cân đối tài sản)
3.1.4. Dòng tiền và giá trị hiện tại thuần
3.2. Nội dung kế hoạch tài chính
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 4) 4: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1. GIỚI THIỆU VỀ KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.2. Nội dung kế hoạch nhân sự
4.2.1. Xác định nhu cầu nhân sự
4.2.2. Xác định cơ cấu tổ chức
4.2.3. Xác định đội ngũ cán bộ quản lý chủ chốt
PHẦN (HOẶC CHƯƠNG 5) 5: DỰ PHÒNG RỦI RO
Ví dụ các rủi ro có thể xảy ra đối với kế hoạch kinh doanh:
 Nhu cầu của thị trường giảm;
 Đối thủ cạnh tranh hạ giá bán;
 Một khách hàng lớn cắt hợp đồng;

 Chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn mức dự đoán;
 Kế hoạch doanh thu không thực hiện được;
 Một kế hoạch quảng cáo quan trọng bị thất bại;
 Một nhà cung cấp không thể giao hàng đúng hạn;
 Các đối thủ cạnh tranh đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới tốt hơn;
 Không thể tuyển dụng được những nhân viên đáp ứng yêu cầu;
 Không thể huy động được nguồn vốn như dự kiến;
 Khách hàng chậm trả.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

×