Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ GIÁ THƯƠNG MẠI ĐƯỜNG CONG J

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.13 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

Môn: Tài chính quốc tế
Đề tài:
CHUYỂN DỊCH ĐỘNG GIỮA
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ TỶ
GIÁ THƯƠNG MẠI: ĐƯỜNG
CONG J?

GVHD: PGS. TS. TRẦN NGỌC THƠ
NTH: Nhóm 7.
Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Khóa 22.
Danh sách nhóm
1. Cao Nữ Nguyệt Anh
2. Võ Anh Khoa
3. Lê Thị Phương Thảo
0937768307
4. Mai Nguyễn Huyền Trang
TPHCM, tháng 07 năm 2013.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN





























MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
A. TÓM TẮT: (ABSTRACT) 1
B. NỘI DUNG: 1
I. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1
II. MÔ TẢ BIẾN: 3
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 4
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 4
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
VII. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 5
7.1. Đo lường các thuộc tính của dữ liệu thông qua độ lệch chuẩn, tự tương quan của nx , y, p.

Xem xét hành vi mang tính chu kỳ của xuất khẩu ròng thông qua hệ số tương quan Corr (nx,y),
Cor(nx,p), Cor(y,p), cho 11 nước phát triển 5
7.2. Xem xét nền kinh tế lý thuyết chỉ có hai quốc gia sản xuất hàng hóa thay thế không hoàn hảo
với vốn và lao động và đối mặt các cú sốc đến năng suất và mua sắm của chính phủ để định
lượng cho CCTM (nx) và tỷ giá thương mại (p) 11
7.3. Lựa chọn giá trị tham số chuẩn để tính toán trạng thái dừng cho nền kinh tế chuẩn 14
7.4. Đo lường và kiểm định Corr(nx,y), Corr(y,p) đặc biệt là Corr(nx,p) dưới tác động của các biến
kiểm soát ( nền kinh tế chuẩn-Benchmark, nền kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn (nhỏ) giữa
hàng hóa nước ngoài và hàng hóa trong nước-Large (small) elasticity, nền kinh tế có hai cú sốc
tác động- Two shocks, nền kinh tế có độ trễ hình thành-Time to build, nền kinh tế có độ trễ giao
nhận-Time to ship): 16
a) Biến kiểm soát nền kinh tế chuẩn (Benchmark) Dòng 1 Bảng 3 chỉ ra số liệu chúng ra gọi là điểm chuẩn
nền kinh tế, sử dụng các giá trị tham số được qui định trong Phần III và được liệt kê trong Bảng 2: 18
b) Biến kiểm soát một cú sốc (cú sốc năng suất): 19
c) Biến kiểm soát nền kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn (nhỏ) giữa hàng hóa nước ngoài và hàng hóa
trong nước (Time to build, Time to ship): 20
d) Biến kiểm soát 2 cú sốc (Two shocks): 23
e) Biến kiểm soát độ trễ hình thành (Time to build) 24
f) Biến kiểm soát độ trễ giao nhận (Time to ship) 24
7.5: Hai trường hợp đặc biệt - Đo lường và kiểm định Corr(nx,y), Corr(y,p) đặc biệt là Corr(nx,p)
dưới tác động của các biến kiểm soát (nền kinh tế không có vốn, nền kinh tế có cú sốc chính phủ).
26
a) Biến kiểm soát nền kinh tế không có vốn (No capital) 26
b) Biến kiểm soát nền kinh tế có những cú sốc chính phủ ( Government shocks): 27
7.6. Ba sự bất thường - Đo lường và kiểm định Corr(y1,y2), Corr(c1,c2) dưới tác động của biến
kiểm soát nền kinh tế có hàng hóa thay thế hoàn hảo: 28
a) Sự bất thường của tỷ giá thương mại trong kinh tế lý thuyết so với dữ liệu: 28
b) Sự bất thường của độ lệch chuẩn của đầu tư/độ lệch chuấn của sản lượng dưới tác động của biến
kiểm soát nền kinh tế có hàng hóa thay thế hoàn hảo (Perfect substitutes): 29
c) Sự bất thường giữa mối quan hệ giữa tương quan sản lượng và tương quan tiêu dùng qua các quốc

gia: 31
d) Thách thức và hướng nghiên cứu tiếp về sau: 31
C. NHẬN XÉT KẾT LUẬN: 32
PHỤ LỤC: NGUỒN DỮ LIỆU VÀ ĐỊNH NGHĨA 32
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
A. Tóm tắt: (Abstract)
Đề tài này cung cấp một giải thích về phương diện lý thuyết trên cơ sở từ 2 khía
cạnh của dữ liệu quốc tế: giữa xuất khẩu ròng và cán cân thương mại tương quan tỷ lệ
nghịch với sự chuyển dịch của tỷ giá thương mại hiện tại và tương lai, nhưng có mối
quan hệ tỷ lệ thuận với chuyển dịch này trong quá khứ (nghĩa là với các dữ liệu quá
khứ mà nghiên cứu này khảo sát thì khi tỷ giá thương mại tăng thì cán cân thương
mại thặng dư; tuy nhiên dữ liệu dự báo cho tương lai thì lại là quan hệ tỷ lệ nghịch:
tỷ giá thương mại tăng thì cán cân thương mại bị thâm hụt). Nghiên cứu này cũng chỉ
ra rằng mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn gốc của những biến động.
B. Nội dung:
I. Vấn đề nghiên cứu:
Chúng tôi ghi lại một số thuộc tính của dao động trong ngắn hạn của cán cân
thương mại và các tỷ giá thương mại trong 11 nước phát triển và giải thích khái quát
bằng mô hình tăng trưởng ngẫu nhiên hai quốc gia. Tỷ giá thương mại là giá tương
đối của hàng nhập khẩu đối với xuất khẩu và cán cân thương mại là tỷ lệ xuất khẩu
ròng trên sản lượng. Chúng tôi thấy rằng cán cân thương mại thì ngược chu kỳ và
tương quan âm với các biến động của tỷ giá thương mại trong hiện tại và tương lai,
nhưng tương quan dương với các biến động trong quá khứ. Chúng ta gọi là hình dạng
bất đối xứng của hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại là
đường cong S, vì nó trông giống như một đường S nằm ngang. Phát hiện này làm gợi
nhớ lại J-đường cong (xem lại của Helen B. Junz và Rudolf R. Rhomberg [1973],
Stephen P. Magee [19.731, và Ellen E. Meade [19.881).
Mục tiêu của chúng tôi là giải thích trạng thái cân bằng tổng thể động của các
thuộc tính này. Cấu trúc lý thuyết này mở rộng so với trước đây về thương mại và tỷ

giá động của Robert J. Hodrick (1989) và Alan C. Stockman và Lars E. 0. Svensson
(1987), những người đã phát triển mô hình cân bằng đơn giản trong đó cán cân
thương mại và các tỷ giá thương mại là có tác động với nhau. Trong nền kinh tế của
chúng tôi, hai quốc gia sản xuất ra các hàng hóa thay thế một cách không hoàn hảo
với vốn và lao động, và các biến động phát sinh từ những cú sốc liên tục đến tổng
năng suất và việc mua sắm hàng hóa và dịch vụ của chính phủ. Chúng tôi tìm ra rằng
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 1
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
với các thông số thích hợp, theo lý thuyết kinh tế này thì sẽ tạo ra cả thương mại
nghịch chu kì lẫn đường cong S. Các phản ứng động của những cú sốc năng suất là lời
giải thích đơn giản cho cả 2 đặc tính này.
Một cú sốc năng suất trong nước mang tính tích cực dẫn đến sự gia tăng sản lượng
quốc nội, sự giảm giá tương đối, và giảm các tỷ giá thương mại. Vì cú sốc năng suất
là liên tục, chúng tôi cũng thấy sự gia tăng trong tiêu dùng và sự bùng nổ tạm thời
trong đầu tư, cũng như vốn được chuyển dịch sang lĩnh vực sản xuất là nhiều nhất. Sự
gia tăng trong cả tiêu dùng và đầu tư thì cao hơn mức gia tăng trong sản lượng, và nền
kinh tế sẽ trải qua thâm hụt thương mại trong suốt thời kỳ sản lượng ở mức cao này.
Mô hình phản ứng động này làm gia tăng sự dịch chuyển nghịch chu kỳ của cán cân
thương mại và hàm tương quan chéo bất đối xứng giống như những gì mà ta thấy
trong các dữ liệu.
Tính động của đầu tư đóng một vai trò trung tâm trong việc tạo ra các thuộc tính
của lý thuyết kinh tế. Nếu chúng ta loại bỏ vốn, cán cân thương mại chỉ đơn giản là sự
phản ánh tính động của sản lượng và làm nuột tiêu dùng . Xem xét một lần nữa, thì
tính động phản ứng với cú sốc năng suất trong nước. Trong nền kinh tế này, kết quả
của ưu tiên cho tiêu dùng thuận tiện dẫn đến một sự gia tăng nhỏ hơn trong tiêu dùng
so với trong sản lượng và một sự cải thiện trong cán cân thương mại. Như vậy, cán
cân thương mại thì thuận chu kì hơn là nghịch chu kì với cú sốc năng suất giống như
trong nền kinh tế có vốn. Đồng thời, giá của hàng hóa trong nước giảm, và có sự gia
tăng các tỷ giá thương mại. Do những cú sốc (do biến động trong thương mại và giá
cả) xảy ra liên tục, nền kinh tế tạo ra một hàm tương quan chéo hình chóp của cán cân

thương mại và tỷ giá thương mại (nx và p): mô hình đường cong S bất cân xứng
không xảy ra khi nền kinh tế không có vốn.
Chúng tôi nhận thấy rằng kỳ vọng cân bằng tổng thể này là điều cần thiết, nghĩa là
các mối tương quan giữa thương mại và giá tương đối phụ thuộc một cách then chốt
vào nguồn gốc của sự biến động. Chúng tôi minh họa điểm chủ chốt của lý thuyết này
trong một nền kinh tế với các cú sốc từ mua sắm của chính phủ hơn là năng suất.
Trong trường hợp này, hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và các tỷ giá thương
mại có hình chóp, hơn là hình chữ S. Sự khác biệt giữa hai hàm tương quan chéo với
các cú sốc đến năng suất và mua sắm của chính phủ làm rõ nó rằng không có mối
quan hệ cấu trúc đơn giản, trong nền kinh tế của chúng tôi, giữa cán cân thương mại
và các tỷ giá thương mại và cho thấy rằng người ta không thể mô tả mối quan hệ giữa
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 2
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
thương mại và giá cả mà không xác định nguồn gốc của những biến động của chúng.
Những điểm này được phát triển trong phần còn lại của bài báo. Chúng tôi bắt
đầu, trong Mục I, với một mô tả dữ liệu theo quý sau chiến tranh, bao gồm cả hành vi
mang tính chu kỳ của xuất khẩu ròng và các mối tương quan giữa xuất khẩu ròng và
các tỷ giá thương mại, cho 11 nước phát triển. Trong mục II, chúng tôi mô tả một nền
kinh tế lý thuyết với hai quốc gia sản xuất hàng hóa khác nhau với vốn và lao động và
đối mặt các cú sốc đến năng suất và mua sắm của chính phủ. Trong Mục III, chúng tôi
thảo luận về việc lựa chọn các giá trị tham số và phương pháp về các đường cân bằng
theo thời gian tính toán cho xuất khẩu ròng, các điều khoản của thương mại, và các
biến khác của chúng tôi. Trong Mục IV, chúng tôi chuyển sang các thuộc tính của mô
hình, bao gồm sự tương quan giữa xuất khẩu ròng và các tỷ giá thương mại. Phần V
được dành cho hai thí nghiệm cực đoan: nền kinh tế không có vốn và đầu tư và nền
kinh tế chỉ có các cú sốc đối với mua sắm chính phủ. Phần VI được dành cho một số
tính thuộc tính bổ sung của lý tuyết này, bao gồn hai thuộc tính mà chúng tôi gọi là
bất thường: thuộc tính mà vẫn có một sự khác biệt đáng kể giữa lý thuyết và dữ liệu.
Chúng tôi kết luận với một vài nhận xét về tính hữu ích của khung lý thuyết của
chúng tôi để giải thích chuyển động thương mại và giá cả và các tính năng khác của

quốc dữ liệu chuỗi thời gian quốc tế.
II. Mô tả biến:
Tỷ giá thương mại, p, là giá tương đối của hàng nhập khẩu so với hàng xuất khẩu,
sử dụng chỉ số khử lạm phát từ tài khoản thu nhập sản phẩm quốc gia. Định nghĩa này
là nghịch đảo của định nghĩa các nhà lý thuyết thương mại sử dụng nhưng tương ứng
với quy ước áp dụng trong vĩ mô quốc tế đối với tỷ giá hối đoái thực. Vì tài khoản này
bao gồm thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và cả hàng hóa, nên giá của nó cũng vậy.
Tỷ giá thương mại, nx, là tỷ lệ giữa xuất khẩu ròng và sản lượng, cả hai được tính
theo giá hiện hành, được báo cáo trong tài khoản thu nhập sản phẩm quốc gia.
Sản lượng thực GNP cũng như GDP theo giá cố định, được đặt là y. Thống kê
theo hàm logarit cho cả hai biến p và y nhằm tránh hiện tượng dữ liệu đột biến trong
chuỗi thời gian, từ đó khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi.

Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 3
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
III. Mục tiêu nghiên cứu:
+ Kiểm định mối tương quan giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến kiểm soát (nền kinh tế chuẩn, nền
kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn (nhỏ) giữa hàng hóa nước ngoài và hàng hóa
trong nước, nền kinh tế có hai cú sốc tác động, nền kinh tế có độ trễ hình thành và
giao nhận, nền kinh tế không có vốn, nền kinh tế thêm cú sốc công nghệ, nền kinh tế
có hàng hóa thay thế hoàn hảo) đến hàm tương quan giữa cán cân thương mại và tỷ
giá thương mại.
IV. Câu hỏi nghiên cứu:
+ Có tồn tại mối tương quan giữa hai biến nghiên cứu: Cán cân thương mại và tỷ
giá thương mại hay không?
+ Các biến kiểm soát (nền kinh tế chuẩn, nền kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn
(nhỏ) giữa hàng hóa nước ngoài và hàng hóa trong nước, nền kinh tế có hai cú sốc tác
động, nền kinh tế có độ trễ hình thành và giao nhận, nền kinh tế không có vốn, nền
kinh tế thêm cú sốc công nghệ, nền kinh tế có hàng hóa thay thế hoàn hảo) ảnh hưởng

như thế nào đến hình dạng hàm tương quan giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương
mại- đường cong S?
V. Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng số liệu thống kê thương mại hàng quý thời hậu chiến của 11 nước phát
triển: Australia (1960-1990), Áo (1964-1990), Canada (1955-1990), Phần Lan (1975-
1990), Pháp (1970-1990), Đức (1968-1960), Ý (1970-1990), Nhật Bản (1955-1990),
Thụy Điển (1970-1990), Vương quốc Anh (1955-1990), Hoa Kỳ (1950-1990).
Dữ liệu lấy từ tài khoản quốc gia hàng quý của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển
Kinh Tế. Chúng được báo cáo công khai hàng quý, từ máy đọc dữ liệu được hỗ trợ
bởi Hội Đồng Ủy Viên của Hệ Thống Dữ Trữ Liên Bang.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng hàm tương quan chéo của hai biến nghiên cứu: Cán cân thương mại và
tỷ giá thương mại để kiểm định mối tương quan của chúng và so sánh với lý thuyết đã
có trước đây.
+ Sử dụng hàm tương quan chéo của hai biến nghiên cứu: Cán cân thương mại và
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 4
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
tỷ giá thương mại dưới tác động của các biến kiểm soát để đo lường mức độ ảnh
hưởng của những thuộc tính khác nhau của nền kinh tế đối với mối tương quan giữa 2
biến này.
VII. Kết quả nghiên cứu:
7.1. Đo lường các thuộc tính của dữ liệu thông qua độ lệch chuẩn, tự tương
quan của nx , y, p. Xem xét hành vi mang tính chu kỳ của xuất khẩu
ròng thông qua hệ số tương quan Corr (nx,y), Cor(nx,p), Cor(y,p),
cho 11 nước phát triển.
Bảng 1 - Giá trị trước chiến tranh của xuất khẩu ròng, tài sản thực và tỷ giá thương mại
trong 11 nước phát triển
Độ lệch chuẩn (%) Tự tương quan Tương quan
Quốc gia nx y p nx y p (nx,y) (nx,p) (y,p)
Úc 1.36 1.53 5.25 0.74 0.65 0.82 -0.19 -0.09 -0.27

(0.15) (0.16) (0.70) (0.18) (0.19) (0.23) (0.17) (0.11) (0.11)
Áo 1.11 1.20 1.63 0.29 0.60 0.50 -0.44 -0.16 0.13
(0.09) (0.13) (0.20) (0.12) (0.18) (0.15) (0.12) (0.12) (0.11)
Canada 0.79 1.52 2.44 0.59 0.76 0.85 -0.42 0.04 -0.10
(0.06) (0.18) (0.35) (0.13) (0.22) (0.25) (0.19) (0.08) (0.10)
Phần Lan 1.75 1.62 1.96 0.40 0.56 0.73 -0.60 -0.46 0.17
(0.19) (0.24) (0.23) (0.21) (0.22) (0.20) (0.24) (0.11) (0.10)
Pháp 0.83 0.91 3.54 0.71 0.76 0.75 -0.29 -0.50 -0.12
(0.10) (0.14) (0.54) (0.19) (0.27) (0.21) (0.22) (0.22) (0.15)
Đức 0.80 1.50 2.64 0.60 0.69 0.86 -0.17 0.00 -0.13
(0.08) (0.19) (0.26) (0.19) (0.23) (0.18) (0.13) (0.16) (0.10)
Ý 1.34 1.69 3.52 0.80 0.85 0.79 -0.68 -0.66 0.38
(0.19) (0.28) (0.40) (0.26) (0.29) (0.19) (0.28) (0.21) (0.21)
Nhật 1.01 1.68 5.86 0.81 0.74 0.88 -0.18 -0.47 -0.12
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 5
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
(0.10) (0.16) (0.86) (0.17) (0.17) (0.27) (0.12) (0.13) (0.16)
Thuỵ Sỹ 1.33 1.93 2.92 0.90 0.90 0.88 -0.68 -0.61 0.40
(0.23) (0.38) (0.32) (0.32) (0.36) (0.20) (0.29) (0.19) (0.19)
Anh 1.06 1.47 2.66 0.67 0.56 0.75 -0.23 -0.54 0.19
(0.13) (0.15) (0.47) (0.21) (0.15) (0.32) (0.08) (0.27) (0.07)
Mỹ 0.45 1.83 2.92 0.80 0.82 0.80 -0.22 0.27 0.03
(0.04) (0.17) (0.42) (0.14) (0.16) (0.24) (0.14) (0.11) (0.15)
Trung bình 1.06 1.53 2.92 0.71 0.74 0.80 -0.29 -0.46 0.03
Chú thích: Dữ liệu hàng quý từ Trương mục quốc gia hàng quý của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế. Những số trong ngoặc đơn là những sai số chuẩn Newey-West.
Những biến số là tỷ lệ của xuất khẩu ròng chia cho sản lượng (nx), hàm Logarit của
sản lượng thực (y), và hàm logarit của tỷ lệ chỉ số giá nhập khẩu trên tỷ số giá xuất
khẩu (p). Tất cả số liệu thống kê tham khảo từ những biến chọn lọc của Hodrick-
Prescott (1980). Những thời kỳ mẫu như sau: Úc, 1960:1-1990:1; Áo, 1964:1-1990:1;

Canada, 1955:1-1990:1; Phần Lan, 1975:1-1990:1; Pháp, 1970:1-1990:1; Đức,
1968:1-1990:1; Ý, 1970:1-1990:1; Nhật, 1955:1-1990:1; Thuỵ Sĩ, 1970:1-1990:1;
Anh, 1955:1-1990:1; Mỹ, 1950:1-1990:2.
Trong Bảng 1, chúng tôi báo cáo một vài thuộc tính nổi bật của những biến động
trong CCTM và tỷ giá thương mại. Ta liệt kê, đầu tiên, độ lệch chuẩn của xuất khẩu
ròng, tỷ giá thương mại và sản lượng. Một lượng không đồng nhất hợp lý tồn tại giữa
các QG trong biên độ của những thống kê này, đặc biệt là trong những biến thương
mại. Độ lệch chuẩn của tỷ lệ giữa xuất khẩu ròng và sản lượng trải từ dưới 0.45% cho
Mỹ và đến trên 1.75% cho Phần Lan. Giá trị trung bình, trong ví dụ của ta là 1.06%.
Độ lệch chuẩn của tỷ giá thương mại thay đổi phần nào từ 1.63 ở Úc đến 5.86 ở Nhật
Bản, giá trị trung bình của nó là 2.92.
Thứ hai, cả CCTM và tỷ giá thương mại liên tục ở mức cao. Tự tương quan của
xuất khẩu ròng kéo dài từ 0.29 ở Úc đến 0.9 ở Thụy Điển, với trung bình là 0.71. Tự
tương quan của CCTM trải từ 0.5 ở Úc đến 0.88 ở Nhật Bản và Thụy Điển, với trung
bình là 0.8.
Thứ ba, biến xuất khẩu ròng thì nghịch chu kỳ ở mỗi nước trong mẫu. Đặc điểm
này được ghi nhận ở những nơi khác bởi Keith Blackburn và Morten Ravn (1991) và
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 6
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
Jean-Pierre Danthine và Jonh B. Donald-con (1993), và là tiềm ẩn trong mối quan hệ
mạnh giữa nhập khẩu và thu nhập của hầu hết các mô hình vĩ mô.
Thứ tư, tương quan đồng thời giữa xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại thay đổi
phần nào giữa các quốc gia nhưng lại theo hướng tiêu cực hơn. Ở Phần Lan, Pháp, Ý,
Nhật Bản, Thụy Điển và Vương Quốc Anh, tương quan nhỏ hơn -0.4. Mỹ là nước duy
nhất trong mẫu có hai biến này tương quan đồng thời dương khá lớn. Enrique G.
Mendoza (1990) cung cấp bằng chứng cho các quốc gia khác với tần suất hằng năm.
Tuy nhiên tương quan đồng thời giữa xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại đã bác
bỏ mối quan hệ động phức tạp giữa những biến này được đưa ra bởi những nghiên
cứu trước đây. Trong Hình 1, ta vẽ hàm tương quan chéo cho 2 biến này với thay đổi
lên xuống trong 2 năm, tương quan giữa p

t
và nx
t+k
với k nằm giữa khoảng -8, 8. Điển
hình, hàm này âm với giá trị k âm ( bên trái của trục ngang) nhưng lại chuyển lên
dương ở giữa khoảng 2 và 4.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 7
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
Mô hình bất đối xứng của các tương quan chéo không xuất hiện như là một hậu
quả của cả việc chọn lọc cũng như kì lấy mẫu. Với khía cạnh của việc lọc, ta thấy
rằng các mô hình tương tự nhau xuất hiện nếu ta sử dụng tỷ lệ không được lọc của
xuất khẩu ròng trên sản lượng và sự khác biệt hàng năm của tỷ giá thương mại. Đối
với kì lấy mẫu bao gồm dữ liệu được lập, trong hình 2, ta thể hiện các hàm tương
quan chéo cho các kì trước và sau năm 1972 cho 4 nước mà ta có dữ liệu quay ngược
về năm 1955. Nhật Bản và Vương Quốc Anh thể hiện cùng một hình dạng ở cả thời kì
Bretton Woods (1955-1971) lẫn thời kì thả nổi tỷ giá gần đây (1972-1990). Canada
cho thấy rất ít mối quan hệ giữa 2 biến, ở bất kì kì đầu hay kì sau. Đối với Hoa Kỳ,
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 8
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
hàm tương quan chéo của kì trước thì tương tự như của Nhật và của Vương Quốc
Anh, cũng như là của 8 trong 11 nước ở đồ thị 2. Hoa Kỳ trong kì này hơi khác hơn
các nước khác ở chỗ hàm số cắt trục ở bên trái của k=0 thay vì bên phải, nhưng mặt
khác, về hình dạng thì tương tự nhau. Hoa Kỳ ở kì sau, tuy nhiên, lại thể hiện mô hình
khác nhau về căn bản. Nếu ta tiếp tục chia mốc- 1972 vào trong giai đoạn những năm
1970 và 1980, thì ta tìm ra rằng (không thể hiện trong bài nghiên cứu này) sự thay đổi
này trong kết quả thương mại và mức giá cho cả thập kỉ: Không có thập kỉ nào có
hình dạng của tương quan chéo giống như của thời kì Bretton Woods ở Mỹ, Vương
Quốc Anh, Nhật Bản ( ở cả những thời kì thay thế) và tám trong 11 quốc gia ở hình 1.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 9
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?

Hình 1: Hàm tương quan chéo của CCTM và tỷ giá thương mại ở 11 quốc gia.
Hình 2: Hàm tương quan chéo của CCTM và Tỷ giá thương mại trước và sau năm
1972
Một lần nữa, ta gán hình dạng bất đối xứng đặc trưng của hàm tương quan chéo
cho xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại là đường cong S, do giống chữ S nằm ngang,
nhưng người đọc có thể nhận thấy một sự tương đồng với đường cong J ở nghiên cứu
trước đây. Trong các bài nghiên cứu về sự phá giá, người ta thường lưu ý rằng những
sự vận động không thuận lợi trong tỷ giá thương mại (tăng, trong thuật ngữ của ta)
thường đi kèm với những suy giảm trong cán cân thương mại làm đảo lộn chúng
trong 2-8 quý sau đó, do theo mô hình chữ J. Một thí dụ kinh điển là sự mất giá của
đồng Bảng Anh ở năm 1967 được mô tả bởi Jacques R. Artus (1975). Thuộc tính của
sự mất giá đó đã làm xuất hiện những bài nghiên cứu tiếp theo, bao gồm cả những
trích dẫn của Junz và Rhomberg (1973), Magee (1973), và Meade (1988) trong đó
quan sát tính động của thương mại và giá cả được cho là do các độ trễ giữa đặt hàng
và giao hàng của hàng hóa nhập khẩu và thời gian đòi hỏi các nhà xuất khẩu thay đổi
năng lực sản xuất. Ta sẽ quay lại những vấn đề này ở phần IV.
Tóm lại, ta tìm ra một số nguyên tắc trong hành vi của xuất khẩu ròng và các tỷ
giá thương mại: cả hai đều tự tương quan ở mức cao; cán cân thanh toán thì nghịch
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 10
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
chu kì một cách nhất quán; và hàm tương quan chéo cho xuất khẩu ròng và tỷ giá
thương mại có hình chữ S bất đối xứng.
7.2. Xem xét nền kinh tế lý thuyết chỉ có hai quốc gia sản xuất hàng hóa
thay thế không hoàn hảo với vốn và lao động và đối mặt các cú sốc
đến năng suất và mua sắm của chính phủ để định lượng cho CCTM
(nx) và tỷ giá thương mại (p)
Ta so sánh những thuộc tính của dữ liệu quốc tế trong mô hình tăng trưởng ngẫu
nhiên ở 2 nước, mỗi nước có nhiều chủ thể giống nhau. Nền kinh tế thế giới này là
một phiên bản 2 nước được tổ chức có hệ thống của nền kinh tế đóng của Kydland và
Prescott'(1982) , trong đó mỗi quốc gia sản xuất một hàng hóa khác nhau với công

nghệ mà nó sở hữu và lao động đứng yên trên bình diện quốc tế. Sự biến động được
dẫn dắt bởi các cú sốc ngẫu nhiên tác động đến năng suất và mua sắm hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ
Sở thích của các chủ thể đại diện trong mỗi quốc gia i được mô tả bởi hàm tiêu
dùng có dạng
E
0


=0t
t
β
U(c
it,
1-n
it
)
trong đó
( )
( )
[ ]
γ
µ
µ
γ
/
1
1,
1 n
c

ncU


=−
, và c
it
và n
it
tương ứng là tiêu dùng và
số giờ làm việc, trong nước i.
Về khía cạnh công nghệ, mỗi quốc gia chuyên về một sản xuất một hàng hóa duy
nhất, được gán là a cho quốc gia 1 và b cho quốc gia 2. Hàng hóa được sản xuất sử
dụng vốn k, và lao động n, với các hàm sản xuất tuyến tính thuần nhất theo cùng một
dạng.
a
1t
+ a
2t
= y
1t
= z
1t
F(k
1t
,n
1t
)
b
1t
+ b

2t
= y
2t
= z
1t
F(k
1t
,n
1t
)
Điều này dẫn đến giới hạn nguồn lực tương ứng ở các quốc gia 1 và 2, với
( )
nk
nkF
θθ

=
1
,
, trong đó
θ
là tham số tỷ trọng của vốn. Sản lượng y
it
biểu thị GDP
của quốc gia i, được đo lường bằng số đơn vị hàng hóa trong nước, và a
it
và b
it
biểu thị
mức sử dụng 2 hàng hóa này ở nước i. Vì vậy, a

2t
biểu thị hàng xuất khẩu từ nước 1
sang nước 2, và b
1t
biểu thị cho hàng nhập khẩu vào nước 1. Vectơ z
t
=(z
1t
, z
2t
) là cú
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 11
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
sốc ngẫu nhiên tác động đến năng suất hoặc công nghệ, những thuộc tính của chúng
sẽ được miêu tả một cách vắn tắt.
Tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của chính phủ- biểu thị lần lượt là c, x, g là hỗn hợp
hàng hóa nước ngoài và trong nước
( )
ba
g
xc
tt
t
tt
G
11
1
11
,=++
( )

ba
g
xc
tt
t
tt
G
22
2
22
,
=++
Trong đó
( )
[ ]
ba
baG
ρρ
ωω
ρ
−−
=
+

21
,
/1
là thuần nhất bậc 1 và
1−≥
ρ

. Sau
đây, cả 3 mức sử dụng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có cả nội dung trong nước và
nước ngoài lẫn trong cùng một tỷ lệ. Hệ số co giãn thay thế giữa hàng nước ngoài và
hàng hóa trong nước là
( )
ρ
ρ
+
=
1
1
. Công cụ này cho tổng lượng hàng hóa trong
nước và nước ngoài được đưa ra bởi Paul S. Armington (1969) và là tính năng tiêu
chuẩn của những mô hình thương mại thăng bằng tổng thể (Alan V. Dear-dorff và
Robert M. Stern, 1990; John Whalley, 1985). Do đó, chúng ta đề cập đến G như là
một tập hợp Armington. Các trọng số
ω
i
trong hàm tập hợp G cho phép chúng ta xác
định lượng trong và nước ngoài của chi tiêu trong nước. Biến mua sắm hàng hóa và
dịch vụ của chính phủ, g, là ngẫu nhiên; ta mô tả hành vi của nó như sau.
Tích lũy tài sản gắn liền với cấu trúc xây dựng thời gian của Kydland và Prescott
(1982). Ở đây, như trong nền kinh tế của họ, phải mất J quý để gia tăng tích lũy tài
sản gộp sản xuất. Một đơn vị gia tăng trong tích lũy tài sản ở J quý từ giờ có liên quan
đến việc mua sắm 1/J đơn vị hàng hóa cuối cùng cho J quý liên tiếp . Để thể hiện điều
này trong toán học, đưa s
i,t
đã dự kiến bổ sung vào tích lũy tài sản gộp của nước i
trong kì t+J. Tích lũy tài sản gộp này sau đó khai triển theo:
( )

skk
Jtititi 1,,1,
1
+−+
+−=
δ
Trong đó
δ
là tỷ lệ khấu hao. Trong kì t, tổng chi tiêu trong tổng tích lũy tài sản
là tổng của các chi tiêu vốn trong tất cả các dự án đang hoạt động hiện tại


=


=
1
0
,
1
,
J
j
jtiti
sJx
Trong tất cả phép thử trừ cái trên, chúng tôi đặt J=1, do đó các khoản chi tiêu đầu
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 12
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
tư được thực hiện trong kì t gia tăng sự tích lũy của tài sản trong kì t+1
Cuối cùng, 4 cú sốc cơ bản của nền kinh tế bị chi phối bởi sự tự hồi quy nhị biến

độc lập. Cú sốc công nghệ tuân theo
ε
z
t
tt
Azz
1
1
+
+
+=
Trong đó
ε
z
phân phối chuẩn và độc lập với thời gian theo phương sai V
z
. Mối
quan hệ giữa các cú sốc công nghệ, z
1
và z
2,
được xác định bởi các phần tử ngoài
đường chéo của A và V
z
. Tương tự, các bước nhảy từ chi tiêu của chính phủ bị điều
chỉnh bởi:
ε
g
t
tt

Bg
1
1
g
+
+
+=
Trong đó g
t
= (g
1t
,g
2t
) và
g
ε
phân phối chuẩn theo phương sai V
g.
Từ những nhân tố này, ta xây dựng hệ thống tài khoản thu nhập và sản lượng quốc
dân cho mỗi quốc gia của nền kinh tế thế giới lý thuyết của ta. GDP của quốc gia 1 ở
kì t, theo đơn vị hàng hóa được sản xuất trong nước, là y
1t
; giới hạn nguồn lực cân
bằng với nó là tổng a
1t
+a
2t
.

Liên hệ sản lượng quốc gia với các chi tiêu thành phần,

nhận thấy tập hợp Armington diễn tả sự hấp thu, c
1t
+x
1t
+g
1t
,

ứng với hàm của a
1t
và b
1t
.
Vì hàm tổng, G, là hàm thuần nhất bậc 1, ta có, trong cân bằng:
b
q
a
qg
xc
t
t
t
tt
tt 1
2
1
11
11
+=++
Trong đó,

q
t1

q
t2

của 2 hàng hóa ở kì t theo đơn vị hàng hóa hỗn hợp. Sử dụng giới hạn nguồn lực,
như vậy ta có thể biểu thị sản lượng như sau
( ) ( )
b
p
a
qg
xc
y
t
t
t
tt
tt
t
12
11
11
1
−+++=
Trong đó
qqp
ttt 12
=

là tỷ giá thương mại. Vi vậy, sản lượng là tổng hấp thu,
( )
qg
xc
tt
tt
11
11
++
, và xuất khẩu ròng,
b
p
a
t
t
t 12

. Ta đo lường cán cân thương mại
trong mô hình này ngay khi ta thực hiện bằng dữ liệu, là tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu ròng
trên sản lượng, với cả hai đều được lường bằng giá hiện hành.
( )
y
b
p
anx
t
t
t
tt
1

12
−=
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 13
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
Ta tính tỷ giá thương mại của quốc gia 1 từ tỷ lệ chuyển đổi cận biên MRT giữa 2
loại hàng hóa trong quốc gia 1, đánh giá tại sản lượng cân bằng
( ){ }
( ){ }
aba
bba
qqp
ttt
ttt
ttt
G
G
111
111
12
,
,
∂∂
∂∂
==
7.3. Lựa chọn giá trị tham số chuẩn để tính toán trạng thái dừng cho nền
kinh tế chuẩn.
Bây giờ chúng tôi mô tả ngắn gọn các quy trình trong việc lựa chọn các giá trị
tham số chuẩn, được liệt kê trong Bảng 2, và dùng để tính toán cân bằng cạnh tranh.
Cả 2 đều thích ứng với nền kinh tế mở từ nghiên cứu nền kinh tế đóng của Kydkland
và Prescott (19982); cụ thể, xem trong bài này (phần 4 và 5) và phần II và III trong

bài trước đó của chúng tôi (Backus et al., 1992).
Thông thường, ta lựa chọn các tham số riêng biệt cho ưu tiên và sản phẩm để cân
bằng các giá trị trung bình của các tỷ số của chuỗi thời gian tổng hợp của Mỹ với các
tỷ số tương tự cho trạng thái dừng của nền kinh tế lý thuyết. Các tham số cong được
chọn từ các bài nghiên cứu thống kê hiện hành. Ta sử dụng các phần dư Solow cho
Hoa Kỳ và một tập hợp các nước châu Âu đánh giá các tham số của quy trình công
nghệ, cái dẫn đến các cú sốc năng suất rằng chúng duy trì ở mức cao và có tương quan
chéo giữa các nước một cách tích cực. Duy nhất những nhân tố mới là các tham số
của hàm Armington và chúng chi phối hành vi của các cú sốc đến mua sắm của chính
phủ, cả hai được mô tả bên dưới. Đưa các giá trị vào tham số của mô hình, ta ước tính
trạng thái cân bằng bằng việc giải số học một xấp xỉ bậc 2 đối với một vấn đề xã hội
của nhà hoạch định chính sách mà có tầm quan trọng không kém độ thõa dụng của
người tiêu dùng trong 2 quốc gia.
BẢNG 2- GIÁ TRỊ CÁC THAM SỐ TIÊU CHUẨN
Sở thích
β = 0.99
μ = 0.34
γ = -1.0
Công nghệ:
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 14
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
θ = 0.36
δ = 0.025
J = 1
σ = 1/(1 + ρ) = 1.5
Thị phần xuất khẩu = 0.15








=






=
06.09088.0
088.0906.0
2212
2111
aa
aa
A
Phương sai
=
ε
z
1
phương sai
ε
z
2
= 0.00852
2


Hệ số tương quan
( )
εε
zz
Corr
21
,
= 0.258
g
t
= 0
Tham số quan trọng nhất trong nghiên cứu này là các tham số của tập hợp
Armington, điều chỉnh hệ số co giãn thay thế giữa hàng hóa nước ngoài và trong nước
và tỷ lệ trung bình của hàng hóa nhập khẩu trên sản lượng. Hệ số co giãn thay thế là,
nhắc lại, σ = 1/(1 + ρ), và có một số tính không chắc chắn về những gì giá trị của tham
số này chỉ ra bởi dữ liệu ( qua khảo sát đánh giá được cung cấp bởi Stern1976). Hầu
hết các nghiên cứu đáng tin cậy chỉ ra rằng hệ số co giãn của Hoa Kỳ là giữa 1 và 2,
và giá trị trong phạm vi này thông thường được sử dụng trong các mô hình thương
mại thực nghiệm. Đối với Nhật Bản và liên minh châu Âu, độ co giãn có vẻ như nhỏ
hơn ( Xem tranh luận của Dear-dorff và Stern [1990 Ch.3] và Whalley [ 1985 Ch.5]).
Ta sử dụng σ = 1.5 như quan điểm ban đầu nhưng thử với các giá trị khác cũng được.
Ta xác định
ω
1

ω
2
từ tỷ lệ qua sát của hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu so với
GDP sử dụng điều kiện bậc nhất (điều kiện cần để hàm đạt cực trị)
( )

( )
ba
p
11
1
12
σ
ωω
=
Trong trạng thái dừng đối xứng với y
1
= y
2
, b
1
= a
2
và p = 1, tỷ lệ a
1
/b
1
có thể được
biểu diễn là (1-b
1
/ y
1
)/(b
1
/y
1

), trong đó b
1
/y
1
là tỷ lệ hàng nhập khẩu so với GDP ở
quốc gia 1. Với p = 1, ta xác định được tỷ lệ
ω
1
/
ω
2
.

Ta lập các mức độ của
ω
1


ω
2

để giá trị của trạng thái dừng y
1
là 1, mức chuẩn thuận tiện. Ta sử dụng thị phần
nhập khẩu là 0.15, hơi lớn hơn so với giá trị trung bình tại Mỹ, Nhật và liên minh
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 15
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
châu Âu (tổng thể, bao gồm thương mại bên trong châu Âu) trong hơn một thế kỉ qua.
Ta sử dụng những giá trị tham số này như một đối chuẩn nhưng cũng cân nhắc các giá
trị thay thế trong các phần sau.

7.4. Đo lường và kiểm định Corr(nx,y), Corr(y,p) đặc biệt là Corr(nx,p)
dưới tác động của các biến kiểm soát ( nền kinh tế chuẩn-
Benchmark, nền kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn (nhỏ) giữa
hàng hóa nước ngoài và hàng hóa trong nước-Large (small)
elasticity, nền kinh tế có hai cú sốc tác động- Two shocks, nền kinh
tế có độ trễ hình thành-Time to build, nền kinh tế có độ trễ giao
nhận-Time to ship):
Hiện chúng tôi đang tính toán thời gian cân bằng cho các biến trong lý thuyết kinh
tế và so sánh những thuộc tính của các biến này với những thuộc tính qua số liệu tổng
hợp chúng ta đã xem ở phần trước. Chúng tôi tính thời gian cân bằng cho những giá
trị tham số chuẩn, được mô tả trong những phần trước đó và được tóm tắt trong Bảng
2, và tương tự cho vài giá trị khác. Phân tích này giúp chúng tôi đánh giá vai trò
những tham số khác nhau trong việc tạo ra những thuộc tính cụ thể của lý thuyết kinh
tế và cho một vài cảm nhận về tính thiết thực của những thuộc tính này. Nó cũng cung
cấp một vài trực giác cho hành vi của mô hình.
Mục tiêu chính của chúng tôi là cung cấp mối quan hệ lý thuyết giữa xuất khẩu
ròng và tỷ giá thương mại và xem xét trong những trường hợp riêng thì liệu lý thuyết
này có thể giải thích mối tương quan chéo bất cân xứng giữa cán cân thương mại và tỷ
giá thương mại, đường cong S không. Ta thấy được sự hữu dụng để bắt đầu, tuy nhiên
chỉ với một vài thống kê tóm tắt . Những thống kê này làm sáng tỏ những khía cạnh
của mô hình đóng một vai trò đáng kể trong xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại và
có thể có một số mối quan tâm độc lập. Vì vậy, trong Bảng 3, ta báo cáo những thuộc
tính giống nhau của lý thuyết kinh tế với những ghi nhận cho 11 nước OECD trong
Bảng 1.
Bảng 3 - Giá trị của xuất khẩu ròng, tài sản thực và tỷ giá thương mại trong những nền kinh tế lý
thuyết
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 16
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
Độ lệch chuẩn (%) Tự tương quan Tương quan
Nền kinh tế nx y p nx y p (nx,y) (nx,p) (y,p)

Chuẩn 0.30 1.38 0.48 0.61 0.63 0.83 -0.64 -0.41 0.49
(0.02) (0.18) (0.06) (0.07) (0.10) (0.05) (0.07) (0.08) (0.14)
Co giãn lớn 0.33 1.41 0.35 0.63 0.64 0.88 -0.57 -0.05 0.43
(0.03) (0.18) (0.05) (0.07) (0.18) (0.03) (0.08) (0.09) (0.14)
Co giãn nhỏ 0.37 1.33 0.76 0.61 0.63 0.77 -0.66 -0.80 0.51
(0.03) (0.18) (0.07) (0.07) (0.10) (0.05) (0.07) (0.09) (0.16)
Hai cú sốc 0.33 1.33 0.57 0.62 0.65 0.78 -0.57 -0.05 0.39
(0.03) (0.15) (0.07) (0.08) (0.08) (0.06) (0.15) (0.17) (0.17)
Độ trễ hình thành 0.28 1.34 0.51 0.60 0.63 0.52 -0.61 -0.40 0.50
(0.02) (0.17) (0.06) (0.17) (0.10) (0.16) (0.07) (0.08) (0.12)
Độ trễ giao nhận 0.24 1.35 0.48 0.65 0.66 0.66 -0.56 -0.51 0.61
(0.02) (0.18) (0.05) (0.07) (0.08) (0.09) (0.08) (0.09) (0.11)
Không vốn 0.18 1.14 1.29 0.71 0.61 0.64 0.66 0.99 0.68
(0.01) (0.15) (0.09) (0.06) (0.11) (0.07) (0.06) (0.00) (0.06)
Cú sốc chính phủ 0.16 0.17 0.30 0.67 0.67 0.67 -0.55 1.00 -0.55
(0.03) (0.02) (0.05) (0.11) (0.08) (0.11) (0.13) (0.00) (0.13)
Hàng thay thế hoàn toàn
16.90 2.22 - -0.10 0.76 - 0.10 - -
(1.14) (0.29) (0.18) (0.05) (0.04)
Chú thích: Các số liệu thống kê dựa vào những dữ liệu chọn lọc của Hodrick-Prescott
(1980). Đầu vào là giá trị trung bình hơn 20 mô phỏng của mỗi 100 quý; những số
trong ngoặc đơn là các độ lệch chuẩn. Những tham số vẫn như trong Bảng 2, ngoại trừ
sau đây: co giãn lớn, σ = 2.5; co giãn nhỏ, σ = 0.5; hai cú sốc, nghĩa là g = diag(0.2,
0.2), B = diag(0.95, 0.95), và V
g
= diag(0.004
2
, 0.004
2
); độ trễ hình thành, J = 2; độ trễ

giao nhận, một giai đoạn giao nhận trễ, như được miêu tả trong bài; không vốn, θ =
0.001; cú sốc chính phủ, như trong 2 cú sốc thêm vào z
t
= 1, với tất cả t; và hàng thay
thế hoàn toàn, σ = 100 và phần nhập khẩu = 0.5.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 17
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
a) Biến kiểm soát nền kinh tế chuẩn (Benchmark) Dòng 1 Bảng 3 chỉ ra số
liệu chúng ra gọi là điểm chuẩn nền kinh tế, sử dụng các giá trị
tham số được qui định trong Phần III và được liệt kê trong Bảng
2:
Đầu tiên chúng tôi nhận thấy rằng cả xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại thì có tự
tương quan cao trong lý thuyết kinh tế. Tự tương quan của xuất khẩu ròng thì hơi thấp
hơn trong lý thuyết kinh tế khi ta quan sát dữ liệu (0.61 trong mô hình so với trung
bình 0.71 trong dữ liệu) nhưng vẫn nằm trong phạm vi quan sát ( 0.29-0.9) ở các nước
khác nhau. Tự tương quan của tỷ giá thương mại trong mô hình (0.83) thì rất gần với
giá trị trung bình của nó trong dữ liệu (0.8). Không có điều nào trong số đó là đáng
ngạc nhiên : những biến của mô hình kế thừa phần lớn tính liên tục cao của những cú
sốc về công nghệ.
Chúng tôi quay trở lại mối tương quan giữa xuất khẩu ròng và những biến khác.
Trong nền kinh tế chuẩn, biến xuất khẩu ròng thì ngược chu kỳ: tương quan đồng thời
với sản lượng là -0.64. Đặc điểm này mạnh hơn là chúng ta thấy ở dữ liệu của Mỹ (-
0.22), nhưng vẫn nằm trong phạm vi quan sát được ở mẫu của 11 nước (từ -0.17 đến
-0.68). Chắc chắn đầu tư là cần thiết để tạo ra những biến động nghịch chu kỳ của
xuất khẩu ròng. Cán cân thương mại và đầu tư thì có mối quan hệ, như chúng ta đã
biết: Trong nền kinh tế thì biến xuất khẩu ròng là chênh lệch giữa sản lượng với tổng
tiêu dùng và đầu tư tại giá thị trường. Như chúng ta sẽ thấy trong Phần VI, mong
muốn của người tiêu dùng cho việc tiêu thụ tốt sẽ dẫn đến độ lệch chuẩn của tiêu dùng
khoảng một nửa độ lệch chuẩn của sản lượng. Như kết quả, sản lượng ròng dùng để
tiêu dùng thì cùng chu kỳ với xuất khẩu ròng và di chuyển ngược chu kỳ trong cán

cân thương mại sẽ đòi hỏi sự gia tăng cùng chu kỳ trong đầu tư. Như dữ liệu trong mô
hình, biến động đầu tư đủ lớn để tạo sự hấp thụ có mức biến thiên nhiều hơn so với
sản lượng theo chu kỳ và vì vậy làm phát sinh tương quan âm giữa xuất khẩu ròng và
sản lượng.
Đặc điểm thứ ba của nền kinh tế chuẩn là quan hệ ngược chiều mạnh giữa xuất
khẩu ròng và tỷ giá thương mại : cán cân thanh toán dương khi giá tương đối của
hàng hóa nước ngoài thấp. Tương quan này cũng âm trong dữ liệu, nhưng với Mỹ là
ngoại lệ đáng chú ý. Chúng tôi cũng thấy rằng tương quan giữa tỷ giá thương mại và
sản lượng dương nhưng trong dữ liệu, nó không có qui luật rõ ràng.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 18
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
b) Biến kiểm soát một cú sốc (cú sốc năng suất):
Với nền tảng này, chúng tôi chuyển sang hàm tương quan chéo của xuất khẩu
ròng và tỷ giá thương mại. Chúng ta thấy rằng trong Hình 3, hàm này tạo ra đường
cong S mà chúng tô ghi nhận cho 8/11 nước ở Hình 1. Vì vậy, lý thuyết này đưa ra
một trong những điểm nổi bật của dữ liệu. Chúng ta có thể dùng trực giác cho các
hành vi cơ bản của mối tương quan này từ Hình 4, chỗ mà ta dựng đồ thị phản ứng
động của tỷ giá thương mại và các biến khác với cú sốc dương tích cực trước đây đối
với năng suất trong nước. Đánh giá tác động, ta thấy việc gia sản lượng trong nước vì
một sự giảm giá tương đối của nó. Trong bảng thứ 2 của hình chúng tôi thấy rằng cú
sốc này làm gia tăng trong tiêu dùng, nhưng ít hơn một nửa so với sự gia tăng trong
sản lượng. Tuy nhiên đầu tư cũng tăng nhiều hơn tiêu dùng , và CCTM ban đầu sẽ bị
thâm hụt. Như thời gian qua, sự bùng nổ đầu tư mất đi và thâm hụt CCTM trở lại
thặng dư. Mô hình phản ứng xung lực sẽ tăng (Phân tích này minh họa tác động của
các cú sốc cơ bản đối với các biến số vĩ mô qua thời gian.) trong nền kinh tế chuẩn,
tương quan đồng thời âm giữa xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại. Tương quan giữa
p và nx
i+k
gia tăng với k xoay quanh k = 0 phản ánh độ dốc dương hàm phản ứng động
của xuất khẩu ròng ở Hình 4. Lý do đổ về bên trái của tương quan chéo là hơi khác và

đưa ra sự khác nhau giữa hàm phản ứng xung lực (IRF) và hàm tương quan chéo. Để
điều này càng đơn giản càng tốt, ta giả sử
nền kinh tế chỉ có một cú sốc và tỷ giá
thương mại thì tự hồi qui với hệ số tự tương
quan
α
. Vì vậy hàm tương quan chéo có độ
trễ k <0 tiệm cận 0 với tốc độ
α
. Ở nền
kinh tế chuẩn, sự năng động sẽ hơi phức tạp
hơn, vì vậy ví dụ này chỉ cung cấp một sự
xấp xỉ với mô hình được báo cáo trong Hình
3.
Hình 3: Hàm tương quan chéo trong nền
kinh tế chuẩn
Chúng tôi thấy rằng theo lý thuyết tạo ra đường cong S và đó là sự chuyển dịch
động của xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại phản ảnh trong lý thuyết kinh tế, đến
một mức độ lớn hơn, ảnh hưởng đến việc tích lũy tài sản trong CCTM. Ta xem xét tới
vấn đề này ở phần tiếp theo. Các thử nghiệm còn lại của Bảng 3 minh họa cho sự
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 19
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
nhạy cảm của những tính chất này đến giá trị của các tham số cụ thể và ảnh hưởng của
những cú sốc kinh tế tới chi tiêu của chính phủ.
Hình 4: Phản ứng động đến cú sốc năng suất tích cực trong nước
c) Biến kiểm soát nền kinh tế có hệ số co giãn thay thế lớn (nhỏ) giữa hàng
hóa nước ngoài và hàng hóa trong nước (Time to build, Time to
ship):
Có lẽ tham số quan trọng nhất của mối quan hệ giữa CCTM và tỷ giá thương mại
là hệ số co giãn thay thế giữa hàng nước ngoài và hàng hóa trong nước. Trong nền

kinh tế chuẩn, hệ số co giãn thay thế này là 1.5; trong 2 thử nghiệm kế tiếp chúng tôi
chọn giá trị lớn hơn và nhỏ hơn. Trong thử nghiệm co giãn lớn hơn (
σ
=2.5), mối
tương quan đồng thời giữa xuất khẩu ròng và tỷ giá thương mại yếu hơn từ -0.41 chỉ
còn -0.05 so với trường hợp chuẩn. Trong thử nghiệm co giãn nhỏ hơn (
σ
= 0.5),
mối tương quan này âm mạnh hơn. Hệ số co giãn
σ
rõ ràng là có một ảnh hưởng
đáng kể trong mối tương quan này. Trong Hình 5, chúng tôi mong muốn giá trị mối
tương quan của
σ
nằm giữa 0-5. Chúng tôi nhận thấy rằng mối tương quan này âm
cho co giãn nhỏ và dương cho co giãn lớn với sự thay đổi ở khoảng
σ
= 2.7.
Chúng tôi có được cái nhìn hoàn chỉnh hơn về ảnh hưởng của hệ số co giãn thay
thế của thương mại và giá cả từ hàm tương quan chéo. Ở Hình 6, ta có những hàm
tương quan chép cho CCTM và tỷ giá thương mại cho 3 trường hợp với hệ số co giãn
ở trên. Chúng tôi thấy rằng mỗi 3 giá trị của co giãn thay thế, hàm tương quan chéo
thể hiện một đường cong S. Giá trị của co giãn rõ ràng là không làm thay đổi ý nghĩa
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 20
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
của lý thuyết. Cái gì làm co giãn thay đổi thì có làm thay đổi hàm này bên trái và bên
phải ko: khi chúng ta giám
σ
, hàm tương quan chéo thay đổi bên phải. Vì vậy , co
giãn thay thế giữa hàng nước ngoài và hàng trong nước ảnh huởng tới mối tương quan

đồng thời giữa CCTM và tỷ lệ thương mại nhưng không ảnh hưởng tới hình dạng bất
đối xứng của hàm tương quan chéo.
Sự phụ thuộc này về thời gian của đường cong S trong co giãn thay thế được giải
thích một cách phù hợp hơn trong dữ liệu: có mối tuơng quan giữa thời gian qua điểm
cong của hàm tương quan chéo và co giãn thay thế. Nghiên cứu ước lượng co giãn
thay thế giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài thường có giá trị lớn ở
Hoa Kỳ lớn hơn so với Châu Âu , Nhật ( xem Whalley’s [1985 Ch. 5] khảo sát bằng
chứng). Chúng tôi cũng thấy rằng hàm tương quan chéo của Hoa Kỳ ở Hình 1 thì thay
đổi qua bên trái tương đối so với tương quan chéo của các nước khác. Lẽ dĩ nhiên
những việc tiếp theo sẽ chỉ ra tương quan mạnh giữa 2 tính chất này.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 21
Chuyển dịch động giữa cán cân thương mại và tỷ giá thương mại: Đường cong J?
Hình 5: Tương quan của CCTM và Tỷ
giá thương mại cho những giá trị khác
nhau của độ co giãn thay thế
Hình 6: Hàm tương quan chéo với
những độ co giãn khác nhau.
Nhóm 07 – Lớp Ngân hàng Đêm 1 – Cao học K22 Page 22

×