Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn
BÁO CÁO
“HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN
CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO”
Mã hoạt động: FTA-7C
Tác giả:
David Luff
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011
Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo
là của tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
TÓM LƯỢC BÁO CÁO 2
I. GIỚI THIỆU 13
II. HÌNH THỨC CHUNG CỦA CÁC FTA CỦA EU 16
II.1. Mục tiêu và phạm vi của phần dịch vụ và đầu tư trong một hiệp định FTA của EU 16
1. Mục tiêu 16
2. Phạm vi 16
II.2. Cấu trúc tổng thể các biểu cam kết trong một hiệp định FTA của EU 18
II.3. Những mối quan tâm chung của EU trong đàm phán dịch vụ 19
1. Những mối quan tâm về dịch vụ 19
2. Cơ sở đàm phán 20
III. NHỮNG CAM KẾT THƯỜNG CÓ TRONG CÁC FTA CỦA EU 21
III.1. Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới 21
1. Phạm vi 21
2. Tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia 22
3. Điều khoản Đối xử tối huệ quốc 22
4. Kết luận 24
III.2. Quyền thành lập của các công ty nước ngoài 24
1. Phạm vi 24
2. Tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia 25
3. Điều khoản Đối xử tối huệ quốc 25
4. Thái độ của các nhà đầu tư 26
5. Kết luận 27
III.3. Những cam kết liên quan dến sự hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích công
việc 27
1. Phạm vi 27
2. Cam kết đối với nhân lực chủ chốt và nhân viên thực tập có bằng cấp 27
3. Các cam kết ưu đãi đối với người chào bán dịch vụ kinh doanh 28
4. Các cam kết ưu đãi những nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và các nhà
chuyên môn độc lập 29
5. Các cam kết ưu đãi khách nhập cảnh ngắn hạn vì mục đích công việc 33
IV. QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 34
IV.1. Những nguyên tắc chung 34
1. Minh bạch hóa 34
2. Quy định hài hòa và Quản trị tốt 34
3. Thủ tục cấp phép hiệu quả 35
IV.2. Quy định trong nước trong những ngành dịch vụ then chốt nhất định 36
1. Giới thiệu 36
2. Dịch vụ máy tính 36
3. Dịch vụ bưu chính và thư tín 36
4. Dịch vụ viễn thông 37
5. Dịch vụ tài chính 38
6. Dịch vụ hàng hải quốc tế 39
7. Dịch vụ du lịch 40
8. Thương mại điện tử 41
9. Kết luận 42
V. NHỮNG NGOẠI LỆ CHUNG 45
VI. NHỮNG SÁNG KIẾN BỔ SUNG TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 46
VI.1 Đàm phán các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với văn bằng chuyên môn của các
nhà cung cấp dịch vụ 46
1. Định nghĩa Công nhận lẫn nhau 46
2. Công nhận lẫn nhau khác với Tính tương đương 46
3. Thủ tục 47
4. Các ví dụ 48
VI.2. Quy định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ 48
VII. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC THI PHÁT SINH TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC FTA CỦA
EU 49
VII.1. Nỗ lực phát triển và nâng cao năng lực 49
VII.2.Vấn đề visa và Công nhận lẫn nhau 50
VIII. KẾT LUẬN 51
1
ASEAN
CARICOM
CARIFORUM
CPC
CRS Services
EC
EPA
ESF
EU
FTA
GATS
MFN
NT
RTA
WTO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Cộng đồng Ca-ri-bê
Các quốc gia trong Cộng đồng Ca-ri-bê và Cộng hòa Dominic
Hệ thống phân loại các ngành và phân ngành dịch vụ
(Liên hợp quốc)
Dịch vụ bảo lưu máy tính
Cộng đồng châu Âu
Hiệp định đối tác kinh tế
Diễn đàn Dịch vụ châu Âu
Liên minh châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc
Đối xử quốc gia
Hiệp định thương mại khu vực
Tổ chức thương mại thế giới
2
TÓM LƯỢC BÁO CÁO
1. Bối cảnh
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) hiện đang chuẩn bị cho công tác đàm phán một
hiệp định thương mại tự do (FTA) giữ EU và Việt Nam.
Nhất quán với thế hệ FTA mới của EU, Hiệp định FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ
không chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, bao gồm những
khía cạnh quan trọng liên quan đến đầu tư. Có khả năng FTA EU-Việt Nam sẽ được đàm
phán theo khuôn mẫu tương tự như FTA của EU với Hàn Quốc, và các FTA với Xinh-ga-
po và Ma-lai-xi-a. Vì vậy, quan trọng là phân tích những hiệp định này và so sánh với
những FTA khác mà EU đã ký kết với những nước thứ ba. Sự khác biệt và hàm ý đối với
Việt Nam cần được đánh giá trong bối cảnh này.
Tuy vậy, chuẩn bị cho đàm phán thương mại dịch vụ không phải là việc đơn giản. Nhiệm
vụ không chỉ là áp dụng các khuôn mẫu và những điều khoản chung. Một phần quan
trọng của đàm phán dịch vụ, dù trong bối cảnh đa phương (WTO) hay một khu vực
thương mại tự do, là chuẩn bị các biểu cam kết dịch vụ, theo từng ngành dịch vụ và
phương thức cung cấp. Với các FTA, mức độ tự do hóa thương mại phải cao hơn mức đã
thỏa thuận trước đó trong WTO. Điều V trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
(GATS) quy định rằng các thành viên WTO có thể tham gia các hiệp định thương mại
khu vực nhằm, ngoài những mục đích khác, gia tăng tự do hóa thương mại dịch vụ với
điều kiện những hiệp định như vậy phải đề cập được nhiều ngành, và không có, hoặc xóa
bỏ phần lớn tất cả sự phân biệt giữa các bên trong các ngành liên quan. Tuy nhiên, nghĩa
vụ này cần được hiểu một cách khá linh động. Thực chất, theo Điều V:3 của Hiệp đinh
GATS, nếu các nước đang phát triển muốn tham gia một hiệp định song phương, họ có
thể được hưởng sự linh động nhất định về điều kiện trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra với Việt
Nam là chào “một điều gì đó” hơn những gì đang có trong biểu cam kết của Việt Nam
trong GATS là đủ.
Việt Nam có thể xác định những ngành ưu tiên mà có thể được hưởng những lợi ích kinh
tế thực sự thông qua FTA và yêu cầu phía EU có thêm cam kết, cao hơn những cam kết
được chào trong bối cảnh vòng Đô-ha.
Báo cáo này phân tích các điều khoản gắn với tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư có
trong thế hệ FTA mới mà EU đã ký. Báo cáo nhấn mạnh những nội dung của các hiệp
định đó theo chủ đề chính, quan điểm đàm phán giả định của EU đối với Việt Nam và
những hàm ý cho kinh tế và quy định trong nước của Việt Nam.
3
Những hiệp định được phân tích bao gồm FTA EU-Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế
(EPA) giữa EU và CARIFORUM, FTA EU-Colombia và Peru, những hiệp định được coi
là thế hệ FTA mới. Phương pháp nghiên cứu ở đây là đề cập những khác biệt lớn của
từng hiệp định theo từng chủ đề liên quan và hàm ý đối với Việt Nam.
2. Hình thức chung của các FTA của EU
Mục tiêu các FTA của EU, xét về khía cạnh dịch vụ và thương mại, là nhằm tạo ra một
thị trường rộng hơn và đảm bảo cho lĩnh vực dịch vụ một môi trường ổn định và có thể
dự báo được cho lĩnh vực đầu tư; tạo thuận lợi cho hội nhập khu vực và phát triển bền
vững của các bên và sự hội nhập suôn sẻ vào nền kinh tế thế giới của các bên; đa dạng
hóa xuất khẩu dịch vụ thông qua đầu tư mới và phát triển các ngành mới, thiết lập khu
vực thương mại tự do về dịch vụ và tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các
bên, tuân thủ theo Điều V của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ.
Cũng như GATS, chương về dịch vụ và đầu tư của một FTA không bao gồm mua sắm
chính phủ. Khác với GATS, không có trợ cấp cho dịch vụ. Điều này có nghĩa là FTA
hoàn toàn cho phép các điều khoản về trợ cấp dịch vụ. Tuy vậy hiệp định GATS vẫn có
thể được áp dụng và với những ngành đã có các cam kết đa phương, trợ cấp vẫn tùy
thuộc vào quy định đối xử quốc gia của GATS trừ khi có một hạn chế cụ thể được ghi
trong biểu.
Thêm vào đó, nhất quán với WTO và đoạn thứ tư trong Lời nói đầu của Hiệp định
GATS, quyền quy định các ngành dịch vụ của các bên và quyền “đưa ra những quy định
mới để đáp ứng các mục tiêu pháp lý” cũng được công nhận.
Phần gây bàn cãi trong một FTA của EU là việc loại trừ hoàn toàn quyền tự do di chuyển
thể nhân và thủ tục visa khỏi phạm vi của hiệp định.
Phần dịch vụ và đầu tư trong thế hệ FTA mới của EU có cấu trúc hơi khác so với khuôn
mẫu GATS chuẩn. Thực chất, thương mại qua biên giới (Phương thức 1 và 2 của GATS),
sự hiện diện thương mại (Phương thức 3) và sự hiện diện của thể nhân (Phương thức 4)
được đề cập trong các chương riêng biệt. Tuy nhiên, như vậy là trung lập trên quan điểm
pháp lý bởi nội dung của các cam kết cụ thể theo từng phương thức không bị ảnh hưởng.
Các cam kết vẫn được đưa ra trên cơ sở chọn-cho đối với các ngành và phân ngành thuộc
quy định, và có thể phụ thuộc vào tiếp cận thị trường và những hạn chế đối xử quốc gia,
như trong GATS.
Những cam kết của EC về cung ứng qua biên giới, sự hiện diện thương mại và di chuyển
thể nhân được nêu trong ba biểu riêng biệt:
1. Danh mục cam kết về Cung cấp qua biên giới
2. Danh mục cam kết liên quan đến Quyền Thành lập
4
3. Danh mục bảo lưu liên quan đến Nhân lực chủ chốt, nhân viên thực tập có bằng
cấp và người chào bán dịch vụ kinh doanh
Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, những cam kết của Hàn Quốc được nêu trong hai biểu
riêng. Trong hiệp định EU-CARIFORUM, các cam kết của CARIFORUM được nêu
trong một biểu duy nhất cho cả bốn phương thức cung ứng. Trong Hiệp định EU-
Colombia, Peru, Colombia có cam kết theo khuôn mẫu giống như Hàn Quốc. Đối với
Việt Nam, quan trọng là xác định cấu trúc biểu cam kết và quyết định dựa trên cơ sở
những cam kết trong GATS hiện hành của mình hay như Hàn Quốc và Colombia, có một
biểu riêng cho phương thức 3 (quyền thành lập). Trong khi như vậy là không phù hợp
theo quan điểm pháp lý, điều này có thể tạo thuận lợi cho việc phân bổ trách nhiệm trong
công tác chuẩn bị và đàm phán của Việt Nam.
3. Những mối quan tâm của EU trong đàm phán về dịch vụ
Ngành dịch vụ châu Âu thể hiện những mối quan tâm chính như sau:
Đạt được cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong tất cả các
ngành quan trọng ngoại trừ dịch vụ nghe nhìn, y tế và giáo dục;
Đạt được việc từng bước xóa bỏ hạn chế trong phương thức 3, sự hiện diện thương
mại, chẳng hạn như liên doanh, tỷ lệ vốn góp và các yêu cầu về sử dụng nguồn lực
địa phương;
Đạt được thêm những cam kết theo phương thức 3 về dịch vụ hạ tầng cơ sở như
viễn thông, vận tải, phân phối năng lượng và dịch vụ tài chính;
Đạt được thêm các cam kết cung ứng qua biên giới theo phương thức 1, đặc biệt là
những dịch vụ có khả năng được cung ứng điện tử;
Một số ngành dịch vụ châu Âu cũng rất quan tâm đến những cam kết mạnh mẽ
hơn nữa liên quan đến chuyển nhượng tạm thời nhân công có tay nghề sang các thị
trường nước ngoài như là việc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (phương thức
4);
Đạt được những cam kết trong mua sắm công và thêm những cam kết khác gắn
với minh bạch hóa và thời gian xử lý thủ tục cấp phép.
Xuất phát điểm của công tác đàm phán có thể sẽ là biểu cam kết của cả hai bên vốn là
phần phụ lục trong GATS. Tuy nhiên, các biểu của EC trong các FTA hiện hành và chào
cam kết dịch vụ của EC trong vòng Đô-ha là một gợi ý có giá trị để biết EU sẵn sàng tự
do hóa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ đến mức độ nào. Một vấn đề khác cần xem xét là những
yêu cầu của EC đưa ra trong bối cảnh vòng Đô-ha. Có thể những yêu cầu này cũng sẽ
được đưa ra trong bối cảnh FTA.
5
Nên lưu ý rằng đối với Việt Nam, một trong những lợi ích của FTA là các điều khoản gắn
với hợp tác kinh tế và điều tiết pháp lý, việc này có thể còn quan trọng hơn việc tiếp cận
thêm thị trường, với những cam kết và chào cam kết vốn đã rất rộng rãi của EC trong
WTO.
4. Những cam kết tiêu biểu trong các FTA của EU
Cung cấp qua biên giới
Một chương đặc biệt được dành cho cung cấp dịch vụ qua biên giới. Chương này liên
quan đến việc chuyển tải, thường là qua phương tiện điện tử, dịch vụ từ một nước này
sang nước khác. Điều này ngầm nói đến sự sẵn có đường dây viễn thông và Internet hiệu
quả.
Các FTA của EU nói chung cung cấp các cam kết rộng rãi về phương thức qua biên giới
trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, các FTA của EU loại trừ khỏi phạm vi hiệp định cam
kết theo phương thức này đối với dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ buôn bán dọc bờ biển quốc
gia, vận tải hàng không nội địa, quốc tế và những dịch vụ liên quan trực tiếp đến thực thi
quyền giao thông.
Chương về cung ứng qua biên giới của FTA bao gồm một mục liên quan đến tiếp cận thị
trường và một mục dành cho đối xử quốc gia. Cả hai mục làm tham chiếu cho biểu cam
kết, giống như trong GATS. Về tiếp cận thị trường, các hạn chế cùng loại như những hạn
chế liệt kê trong Điều XVI:2 GATS, có thể được ghi lại trong biểu của một bên. Điều này
cũng đúng với những hạn chế về đối xử quốc gia.
Một điều khoản gây tranh cãi trong cả hiệp định EU-Hàn Quốc và EU-CARIFORUM là
về đối xử tối huệ quốc: các bên phải trao cho nhau đối xử tối huệ quốc không chỉ liên
quan đến các cam kết WTO mà bất kỳ cam kết nào trong bối cảnh của bất kỳ “hiệp định
hợp tác kinh tế” nào trong tương lai với bất kỳ nước thứ ba nào. Điều này có nghĩa là trên
thực tế, nếu trong tương lai Việt Nam trao cho một nước ASEAN nào việc tiếp cận một
ngành cụ thể với ưu đãi hơn EU thì việc đối xử ưu đãi hơn như vậy cũng sẽ được trao cho
EU.
Điều khoản MFN đáng chú ý này, được đưa vào “như trong” hiệp định EU-Hàn Quốc, bị
chỉ trích rất nhiều ở khu vực CARIFORUM bởi nhiều người tin rằng nó có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến hội nhập khu vực. Điều đó có thể khiến các thành viên của một khu vực hội
nhập đơn lẻ không muốn trao cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn những gì đã trao cho EU.
Theo đó, trong hiệp định EU-CARIFORUM, điều khoản này đã được giảm nhẹ đối với
các nước CARIFORUM: MFN được yêu cầu đối với bất kỳ sự đối xử nào ưu đãi hơn
dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của “bất kỳ đối tác thương mại chính mà
[các nước CARIFORUM] ký kết một hiệp định hội nhập kinh tế sau khi ký Hiệp định
6
này”. Việc định nghĩa như vậy dường như đã loại trừ khỏi phạm vi MFN bất kỳ hiệp định
nào ký kết với những đối tác thương mại nhỏ và không quan trọng. Đây không phải là
trường hợp các nước ASEAN đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có lẽ nên cân nhắc
để có quan điểm vững chắc về loại điều khoản như vậy hoặc cần xác định một định nghĩa
có thể giúp loại trừ các đối tác ASEAN. Còn có những loại trừ khác khỏi phạm vi MFN
có lợi cho các nước CARIFORUM. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có điều khoản MFN
nào được đưa vào cho phương thức qua biên giới trong hiệp định EU-Colombia và Peru.
Vì vậy, Việt Nam về khía cạnh này có thể dùng tiền lệ của hiệp định EU-Colombia và
Peru có sau hiệp định EU-CARICOM để từ chối điều khoản về MFN giống như trong
Hiệp định EU-Hàn Quốc và EU- Colombia và Peru.
Quyền thành lập
Một chương đặc biệt cũng được dành cho quyền thành lập. Chương này không chỉ quan
tâm đến cung ứng dịch vụ qua sự hiện diện thương mại (Phương thức 3 của GATS) mà
cả đầu tư nói chung, bao gồm những ngành phi dịch vụ. Tuy vậy nó loại trừ đầu tư trong
khai khoáng, chế tạo và chế biến vật liệu hạt nhân; và sản xuất hoặc buôn bán vũ khí, đạn
dược và thiết bị phục vụ chiến ttanh.
Chương về quyền thành lập trong FTA có những mục liên quan đến tiếp cận thị trường
và đối xử quốc gia giống như chương về [cung cấp] qua biên giới. Chúng đều là tham
chiếu như nhau cho biểu cam kết với những điều hạn chế giống nhau.
Trong chương này cũng có một điều khoản MFN mở rộng thêm quyền lợi của bất kỳ
“hiệp định hội nhập kinh tế” nào của một Bên đối với một Bên khác. Phản ánh Chương
qua biên giới của FTA EU-CARIFORUM, cả hai hiệp định đều có những hạn chế nhất
định đối với điều khoản MFN này, cụ thể là hiệp định EU-Hàn Quốc (chỉ về khía cạnh
thành lập). Một lần nữa cần lưu ý rằng FTA EU-Colombia và Peru không có điều khoản
MFN trong Chương về Thành lập.
Hiệp định EU-CARIFORUM có một số điều khoản yêu cầu các bên hợp tác chống nạn
hối lội và tham nhũng nói chung trong lĩnh vực đầu tư; để đảm bảo các nhà đầu tư tuân
thủ các tiêu chuẩn lao động cốt yếu hoặc các hiệp định môi trường mà EU hoặc các nước
CARIFORUM là các bên tham gia; để kết nối hiệu quả với các cộng đồng địa phương và
đảm bảo rằng các nhà đầu tư không hạ thấp các quy định luật pháp và tiêu chuẩn nước sở
tại về môi trường, người lao động hay sức khỏe và an toàn lao động hoặc không tôn trọng
những tiêu chuẩn hay luật lao động cốt yếu có mục tiêu bảo tồn và tăng cường đa dạng
văn hóa. Điều khoản như vậy, mặc dù không được soạn thảo dưới hình thức các điều luật
chặt chẽ, không được đưa vào chương đầu tư của hiệp định EU-Hàn Quốc hay EU-
Colombia và Peru.
7
Giống như khía cạnh về phương thức qua biên giới, những vấn đề chính đối với Việt
Nam liên quan đến việc thành lập một nhà cung cấp dịch vụ có thể là việc đàm phán biểu
tiếp cận thị trường hiệu quả và đối xử quốc gia và cố gắng tránh những điều khoản MFN
như đã nói ở trên dưới bất kỳ hình thức nào. Về điều khoản “lao động và môi trường”
trong chương đầu tư, Việt Nam có thể quyết định có muốn giữ hay không. Sẽ có những
bàn cãi trong trường hợp Việt Nam không muốn có điều khoản đó trong chương này.
Sự hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích công việc
Một chương đặc biệt đề cập đến sự hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích công
việc. Chương này áp dụng cho việc lưu lại tạm thời của “nhân lực chủ chốt, nhân viên
thực tập có bằng cấp, người chào bán dịch vụ kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ theo
hợp đồng và các nhà chuyên môn độc lập”.
Các hiệp định quy định điều khoản đó đối với tất cả các dịch vụ mà các cam kết được
thực hiện về qua biên giới hoặc thành lập, các bên phải cho phép nhân lực chủ chốt và
nhân viên thực tập có bằng cấp nhập cảnh và lưu lại tạm thời. Thời hạn phải được kéo
dài đến 3 năm đối với những người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, 90 ngày trong
gia đoạn 12 tháng bất kỳ đối với thương nhân và một năm đối với nhân viên thực tập có
bằng cấp.
Các hiệp định cũng quy định điều khoản đó đối với các dịch vụ có cam kết về qua biên
giới hoặc thành lập, các bên phải cho phép nhập cảnh và lưu lại tạm thời 90 ngày trong
giai đoạn 12 tháng bất kỳ đối với người chào bán dịch vụ kinh doanh.
Trên thực tế, Việt Nam dường như đã trao những ưu đãi này cho các nhà đầu tư EU. Phía
EU thì không như vậy. Do đó, Việt Nam có thể hưởng lợi từ những điều khoản này.
Phức tạp hơn là sự thiếu vắng các cam kết WTO + gắn với các nhà cung cấp dịch vụ
theo hợp đồng và các nhà chuyên môn độc lập trong hiệp định EU-Hàn Quốc. Hiệp
định EU-CARIFORUM và EU-Colombia và Peru lại thoáng hơn về khía cạnh này. Trong
hiệp định EU-CARIFORUM, cac cam kết là một chiều: phía EU ưu đãi các nước
CARIFORUM. Trong hiệp định EU-Colombia và Peru, đó hoàn toàn là sự có đi có lại.
Những cam kết liên quan cho phép các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng cung cấp
dịch vụ của mình trong địa phận của bên kia, phụ thuộc vào những điều kiện chung nhất
định và những điều kiện được nêu trong một biểu cụ thể. Những ngành dịch vụ quan
trọng được liệt kê trong cả hai hiệp định. Lẽ dĩ nhiên, Việt Nam hết sức quan tâm đến
việc đạt được những loại cam kết WTO + như vậy từ phía EU, kể cả với những điều kiện
khắt khe. Thay vào đó, Việt Nam không phải quá lo lắng về việc mở cửa cho các nhà
8
cung cấp dịch vụ và các nhà chuyên môn từ EU khi rõ ràng tồn tại rào cản về ngôn ngữ ở
Việt Nam.
Cuối cùng, hiệp định EU-CARIFORUM và EU-Colombia và Peru có những cam kết ưu
đãi những người nhập cảnh ngắn hạn vì mục đích công việc. Điều khoản về vấn đề này
trong các hiệp định không có vẻ gì là phức tạp bởi chúng dường như phản ánh những gì
đã có trên thực tế.
5. Quy định trong nước liên quan đến các ngành dịch vụ
Một giá trị gia tăng then chốt các hiệp định mang lại là các chương về quy định trong
nước liên quan đến một số ngành dịch vụ trọng yếu nhất đối với năng lực cạnh tranh của
một quốc gia.
Nói chung, như hiệp định GATS, các hiệp định FTA của EU công nhận một quốc gia có
quyền quy định những ngành dịch vụ của mình nhằm đạt được những mục tiêu chính
sách phi thương mại, như bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh, quyền lao động,… Các
FTA của EU cung cấp những nguyên tắc chung mà các bên đều phải tôn trọng. Thêm vào
đó, chúng còn đặt ra một số quy định trong nước đối với những ngành dịch vụ then chốt
nhất định.
Những nguyên tắc chung
Những nguyên tắc chung liên quan đến quy định trong nước chủ yếu gắn với các nghĩa
vụ về minh bạch hóa, quản trị và tiếp cận thủ tục cấp phép hiệu quả. Những điều khoản
này cơ bản tóm lược những điều khoản tương ứng, các đoạn 2(a) và 3, trong Điều VI của
GATS về Quy định trong nước.
Điều thú vị là FTA EU-Hàn Quốc có thêm một điều khoản yêu cầu những quyết định về
hồ sơ cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ qua biên giới phải được đưa ra trong vòng
120 ngày kể từ ngày có hồ sơ hoàn chỉnh. Một hồ sơ được coi là hoàn chỉnh khi tất cả
giấy tờ được hoàn tất và đã được trình bày nếu có yêu cầu.
Có khả năng sẽ không điều khoản nào trong số này gây ra trở ngại trong bối cảnh đàm
phán FTA EU-Việt Nam.
Quy định trong nước đối với những ngành dịch vụ then chốt nhất định
Một khía cạnh chủ chốt của phần dịch vụ trong các FTA của EU là việc thiết lập các
khuôn khổ quy định cho các ngành riêng biệt. Những khuôn khổ này quy định một loạt
các vấn đề bao gồm chính sách cạnh tranh, những định nghĩa về dịch vụ toàn cầu, quy
định cấp phép, quy định về đạo đức và sự độc lập của các cơ quan có thẩm quyền và giải
quyết tranh chấp. Các hiệp định có những điều khoản cụ thể về dịch vụ máy tính, dịch vụ
9
thư tín, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng hải và du lịch. Mặc dù trong
số những quy định này có nhiều quy định mà trong các FTA của EU chỉ đơn giản là luật
hóa thông lệ hiện hành của GATS, đây là một yếu tố “GATS cộng” quan trọng của các
FTA.
Những điều khoản về quy định này không được phân tích chi tiết, tuy nhiên cần chú ý
đến những điểm nổi bật, chủ yếu là những khác biệt giữa các hiệp định. Có một số khác
biệt nhất định, nhưng chỉ một số ít có tác động đối với Việt Nam, ngoại trừ:
Trong FTA EU- Hàn Quốc, một điều khoản yêu cầu quyết định về hồ sơ cho cung
cấp dịch vụ qua biên giới phải được đưa ra trong vòng 120 ngày kể từ ngày có hồ
sơ hoàn chỉnh được đưa vào mục văn bản chung về thủ tục cấp phép. Đưa một
điều khoản tương tự vào FTA EU-Việt Nam có thể dẫn đến việc cải tổ hành chính
trong một số cơ quan công quyền của Việt Nam.
Có các điều khoản chi tiết về dịch vụ thư tín trong hiệp định EPA giữa EU-
Colombia và Peru. Chấp nhận điều khoản này trong FTA EU-Việt Nam có thể sẽ
đòi hỏi rà soát, đưa ra quy định trong nước và bảo vệ cạnh tranh trong lĩnh vực
thư tín ở Việt Nam.
Hiệp định FTA EU-Colombia và Peru đưa thêm các điều khoản liên quan đến
những nhà cung cấp lớn trong dịch vụ viễn thông, trên thực tế là những nhà khai
thác hiện thời vào trong mục liên quan đến dịch vụ viễn thông. Đưa điều khoản
này vào FTA EU-Việt Nam sẽ không tránh được việc ảnh hưởng đến vị thế của
những nhà khai thác viễn thông lớn ở Việt Nam.
Đưa vào các điều khoản chi tiết về dịch vụ du lịch, như hiệp định EPA EU-
CARIFORUM tất nhiên sẽ có tác động tích cực với Việt Nam như là với các nước
CARIFORUM.
Hiệp định FTA EU-Colombia quy định rằng các bên phải “nỗ lực” nhằm “có các
văn bản quản lý thương mại dưới dạng bản mềm cho công chúng tiếp cận và chấp
nhận các văn bản hành chính gửi qua đường điện tử có giá trị pháp lý như bản
chính thức”. Tác động đối với Việt Nam cần được xem xét đánh giá nhưng thoạt
nhìn, những điều khoản này không có vấn đề gì.
Cần có một số đánh giá kỹ lưỡng nếu những điều khoản sau được cân nhắc để đưa vào
hiệp định FTA EU-Việt Nam:
Thêm một phần tham chiếu cho “Mười nguyên tắc căn bản trong chia sẻ thông tin”
do các Bộ trưởng tài chính các nước G7 ban hành vào trong mục liên quan đến
dịch vụ tài chính.
Đưa vào các cam kết về xử lý số liệu vào và ra trong mục liên quan đến dịch vụ tài
chính.
10
6. Những ngoại lệ chung
Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc và EU-Colombia và Peru có một điều khoản ngoại lệ
chung phản ánh Điều XIV của GATS, điều này không có trong hiệp định EPA EU-
CARIFORUM. Tuy nhiên, trong hiệp định đó, nó được lồng ghép trong một điều khoản
ngoại lệ chung cho tất cả các điều khoản của hiệp định. Trong trường hợp nào thì điều
này cũng không có vẻ gì là sẽ khó khăn cho Việt Nam.
7. Những sáng kiến bổ sung trong thương mại dịch vụ
Đàm phán các thỏa thuận công nhẫn lẫn nhau đối với văn bằng chuyên môn của các
nhà cung cấp dịch vụ
Có được tiếp cận thị trường cho những ngành nghề trong quy định, như đề cập trong hiệp
định EU-CARIFORUM là chưa đủ. Quan trọng là phải đảm bảo rằng các văn bằng và
chức danh của những nhà cung cấp dịch vụ của một bên được công nhận trong địa phận
của bên kia. Đây là điều tiêu biểu được đề cập trong các thỏa thuận công nhận lẫn nhau
mà các hiệp định FTA của EU khuyến khích các bên đàm phán và ký kết (xem mục VI
dưới đây). Các hiệp định FTA của EU không công nhận lẫn nhau như vậy. Tuy nhiên,
điều cốt yếu là phải có được sự công nhận lẫn nhau cho các cam kết liên quan đến việc di
chuyển của các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và các nhà chuyên môn độc lập để
có hiệu quả thiết thực. Thế hệ FTA mới của EU dành khả năng cho các bên đàm phán và
ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Những thỏa thuận như vậy là cần thiết để trao
cho các nhà chuyên môn những cam kết tiếp cận thị trường trên thực tế.
Các hiệp định FTA của EU quy định rằng các cơ quan chuyên môn liên quan trong các
ngành quy định trong phạm vi của mình, sẽ đưa ra những khuyến nghị về việc công nhận
lẫn nhau đối với những yêu cầu, văn bằng, giấy phép và những quy định khác trong
ngành của mình cho Ủy ban song phương như quy định trong hiệp định. Khi những
khuyến nghị đó được gửi đi và được nhận thấy nhất quán với hiệp định và có sự trao đổi
thảo luận giữa các bên liên quan, các bên sẽ bắt đầu đàm phán với quan điểm đi đến ký
kết một thỏa thuận về công nhận lẫn nhau đối với các yêu cầu, văn bằng, giấy phép và
những quy định khác.
Một rủi ro cơ bản của hình thức thủ tục này là việc các cơ quan chuyên môn của một
trong số các bên không hợp tác trong việc đưa ra những khuyến nghị như yêu cầu, do đó
có thể gây bế tắc trong việc ký kết một thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Vì vậy, việc đưa
vào một điều khoản yêu cầu các bên khuyến khích các cơ quan chuyên môn đại diện
trong phạm vi của mình cùng nhau xây dựng và đưa ra những khuyến nghị về công nhận
lẫn nhau cho Ủy ban Thương mại là hết sức cần thiết trong FTA EU-Việt Nam. Cũng cần
11
khởi xướng đàm phán các thỏa thuận công nhận lẫn nhau với các ngành nghề được chọn
lọc song song với đàm phán FTA, giống như trong trường hợp đàm phán EU-Canada.
Quy định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ
Không hiệp định nào trong số các hiệp định phân tích có các điều khoản về trợ cấp và
biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ, điều đó cho thấy sự im lặng của
GATS về vấn đề này. Vì vậy, vấn đề này được trì hoãn sang các vòng đàm phán WTO
khác đang diễn ra mà tác giả của nghiên cứu này đã có ý kiến đóng góp (Hoạt động
WTO-4).
8. Những vấn đề thực thi phát sinh trong việc áp dụng các FTA của EU
Rõ ràng còn quá sớm để đánh giá đầy đủ về những khó khăn cụ thể trong việc thực thi,
điều có thể sẽ gặp phải tranh chấp trong bối cảnh các FTA của EU. Nói chung, với thế hệ
các FTA trước đây của EU, thủ tục giải quyết tranh chấp được mang ra trước Tòa án của
châu Âu do các công ty hoặc cá nhân cho rằng quyền tiếp cận thị trường của họ bị phá
hoại hoặc họ phải chịu các hành động phân biệt đối xử. Điều đáng nói, Việt Nam là một
nước đang phát triển. Vì vậy hai vấn đề chính liên quan đến việc thực thi chương dịch vụ
và đầu tư dự kiến trong FTA EU-Việt Nam cần phải được đề cập một cách ngắn gọn, cụ
thể là nỗ lực phát triển và những khó khăn về visa đối với các công dân không phải là
công dân châu Âu.
Nỗ lực phát triển và nâng cao năng lực
Kinh nghiệm cho thấy cac nước đang phát triển, kể cả các nước tiến bộ hơn trong quá
trình chuyển đổi, chẳng hạn như Việt Nam, vẫn thiếu khuôn khổ quy định hiệu quả và có
lẽ cả năng lực thực hiện một khuôn khổ tối ưu hơn. Thêm vào đó, trình độ chuyên môn
và giáo dục trong một số ngành nghề có thể vẫn chưa theo kịp các tiêu chuẩn quốc tế, do
vậy làm ảnh hưởng đến viễn cảnh của việc công nhận lẫn nhau. Do đó, điều quan trọng là
đảm bảo sự hợp tác và hỗ trợ nhiệt tình của phía EU trong việc phát triển và cải thiện tình
hình pháp lý, giáo dục và nhân lực trong các ngành dịch vụ.
Về khía cạnh này, cần nhấn mạnh đóng góp của hiệp định EU-CARIFORUM. Hiệp định
này yêu cầu các bên phải hợp tác, gồm cả thông qua hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao
năng lực, trong sáu lĩnh vực, đặc biệt là về phát triển năng lực xuất khẩu, đầu tư, chất
lượng, tiêu chuẩn và xây dựng cơ chế luật định. Đưa vào FTA EU-Việt Nam các điều
khoản về hợp tác phát triển và nâng cao năng lực ít nhất là trong sáu lĩnh vực được xác
định trong hiệp định EPA EU-CARIFORUM là cực kỳ cần thiết.
Vấn đề visa và công nhận lẫn nhau
Một khó khăn lớn trên thực tế, rất phổ biến trong thế giới đang phát triển, liên quan đến
thủ tục khó khăn, rườm rà và phức tạp để xin visa đi châu Âu. Đây là một trở ngại thực
sự đối với thương mại dịch vụ ở cấp độ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những FTA hiện hành
12
của EU không đảm bảo cho lĩnh vực này, bởi như đã nêu trong mục II ở trên, chúng loại
trừ hoàn toàn thủ tục visa khỏi phạm vi của hiệp định. Chúng chỉ yêu cầu các thủ tục này
không được làm ảnh hưởng quá mức hay làm vô hiệu hóa những cam kết đã trao. Tuy
nhiên, thực tế lại là như vậy.
Cuối cùng, như đã nói ở trên, tiếp cận thị trường dành cho các công ty và cá nhân tùy
thuộc vào yêu cầu về văn bằng chuyên môn có thể chẳng còn ý nghĩa gì nếu không có sự
công nhận lẫn nhau đối với văn bằng chứng chỉ chuyên môn của những người cung cấp
dịch vụ của các bên. Đạt được sự công nhận lẫn nhau có thể gặp khó khăn nếu không có
sự nhiệt tình hay sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn để khởi xướng đàm phán một
thỏa thuận công nhận lẫn nhau. Sự công nhận lẫn nhau còn có thể bị ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn nếu khuôn khổ giáo dục và luật định của một trong số các bên không hiệu quả.
Vì vậy, cần rà soát một cách nghiêm túc vấn đề này càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo tất
cả các bên đều khai thác được hết các quyền lợi của hiệp định.
13
I. GIỚI THIỆU
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị cho đàm phán hiệp định thương mại
tự do (FTA) giữa hai bên.
Nhất quán với thế hệ những FTA mới của EU, hiệp định FTA EU-Việt Nam được kỳ
vọng sẽ bao gồm không chỉ thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, những khía
cạnh quan trọng về đầu tư. Có khả năng FTA EU-Việt Nam sẽ được đàm phán theo
khuôn mẫu tương tự như FTA EU-Hàn Quốc và các FTA với Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a.
Vì vậy, quan trọng là phân tích những hiệp định này và so sánh chúng với những FTA
khác mà EU đã ký kết với các nước thứ ba. Những khác biệt và hàm ý đối với Việt Nam
cần phải được đánh giá trong bối cảnh này.
Tuy nhiên, chuẩn bị cho đàm phán thương mại dịch vụ không phải là việc dễ dàng. Nó
vượt xa rất nhiều việc áp dụng các khuôn mẫu và những điều khoản chung. Một phần
quan trọng của đàm phán dịch vụ thương mại, dù trong bối cảnh đa phương (WTO) hay
bối cảnh một khu vực thương mại tự do, là việc chuẩn bị các biểu cam kết về dịch vụ, cho
từng ngành và phương thức cung ứng. Liên quan đến các FTA, mức độ tự do hóa thương
mại phải cao hơn ở WTO. Điều V của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS)
cho phép các thành viên WTO tham gia các hiệp định thương mại khu vực nhằm, ngoài
các mục đích khác, tăng cường tự do hóa trong thương mại dịch vụ, với điều kiện là
những hiệp định như vậy:
a) bao gồm nhiều ngành, và
b) không có hoặc xóa bỏ phần lớn tất cả sự phân biệt giữa các bên trong các
ngành quy định, theo tinh thần của Điều XVII.
Tuy nhiên, nghĩa vụ này cần phải được hiểu một cách linh động. Thực chất, theo Điều
V:3 của hiệp định GATS, nếu các nước đang phát triển muốn trở thành một bên tham gia
một hiệp định song phương, các nước này sẽ phần nào được linh động về các điều kiện
trên, đặc biệt là điều kiện trong đoạn b), phù hợp với mức độ phát triển của mình cả về
góc độ toàn cầu và góc độ ngành. Đối với Việt Nam, vấn đề đặt ra là chào “một điều gì
đó” hơn những gì đang có trong biểu cam kết của Việt Nam là đủ.
Tùy Việt Nam xác định những ngành ưu tiên mà có thể được hưởng những lợi ích kinh tế
thực sự thông qua FTA và yêu cầu phía EU có thêm cam kết, vượt xa hơn những cam kết
được chào trong bối cảnh vòng Đô-ha. Đối với Việt Nam, quan trọng là thực hiện công
tác chuẩn bị và tham vấn các nhà cung cấp dịch vụ trong khối tư nhân, một cách trực tiếp
hoặc thông qua Công đoàn hay các Phòng Thương mại. Thực chất, Chính phủ sẽ không
14
thể một mình đánh giá các biện pháp điều chỉnh đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong
nước cũng như nhu cầu của thị trường tiềm năng cho các dịch vụ của EU.
Cuối cùng, sẽ không đúng nếu chỉ tập trung vào biểu của các ngành dịch vụ để tin chắc
rằng những cam kết, dù là đạt được hay được chào, là đủ để đóng góp cho phát triển kinh
tế đất nước của Việt Nam. Không kém phần quan trọng là phải có các biện pháp luật định
phù hợp đi kèm với tự do hóa thương mại. Thực chất, mỗi ngành đòi hỏi một tập hợp
những biện pháp trong nước cụ thể cần có vào thời điểm cam kết. Vì vậy điều quan trọng
là xây dựng các biện pháp như vậy và nhấn mạnh mối liên quan nếu có với những chính
sách chung trong nước, ví dụ như chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, đều
được đề cập trong thế hệ các FTA mới của EU.
Báo cáo này phân tích các điều khoản liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu
tư có trong thế hệ các FTA mới do EU ký kết. Báo cáo nhấn mạnh nội dung của những
hiệp định này theo từng chủ đề, quan điểm đàm phán giả định của EU đối với Việt Nam
và hàm ý cho kinh tế và quy định trong nước của Việt Nam.
Những hiệp định liên quan được phân tích gồm hiệp định FTA EU-Hàn Quốc, hiệp định
EPA EU-CARIFORUM, hiệp định FTA EU-Colombia và Peru. Phương pháp nghiên cứu
là nhận định những khác biệt trong từng hiệp định theo từng chủ đề liên quan và hàm ý
của chúng đối với Việt Nam.
Báo cáo này được chia thành các chương như sau:
1. Chương đầu tiên trước hết nêu mục tiêu và phạm vi phần dịch vụ và đầu tư trong
một hiệp định FTA của EU. Nó cũng khắc họa cấu trúc tổng thể của các biểu
cam kết trong một FTA, vốn khác so với biểu cam kết trong Hiệp định chung về
Thương mại dịch vụ trong WTO mà Việt Nam quen thuộc. Chương này cũng sơ
lược nhắc tới đối tượng và mục đích của các biểu cam kết cụ thể cũng như các
phương thức cung ứng. Cuối cùng, chương này sẽ nhấn mạnh những mối quan
tâm tổng thể của EU trong đàm phán dịch vụ.
2. Chương thứ hai đề cập vấn đề các cam kết tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia
trong các FTA của EU. Mục thứ nhất trước hết nói tới những cam kết gắn với
phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới. Mục thứ hai trình bày những cam
kết liên quan đến quyền thành lập của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Mục này thực chất sẽ bàn về các điều khoản đầu tư có trong các hiêp định. Mục
cuối cùng đề cập những cam kết về sự hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích
công việc. Mục này đặc biệt quan trọng bởi thủ tục nhập cảnh phức tạp là một
trong những trở ngại lớn nhất đối với các nhà cung cấp dịch vụ không phải của
châu Âu trong việc hưởng lợi tiếp cận thị trường ở EU. Những ngoại lệ MFN cũng
được phân tích trong chương này.
15
3. Chương thứ ba trình bày bức tranh tổng thể về sự tương tác giữa tiếp cận thị
trường và những cam kết đối xử quốc gia và quy định trong nước liên quan đến
các ngành dịch vụ. Chương này cũng có các mục chi tiết hơn bàn về quy định
trong nước của các ngành dịch vụ chủ chốt như dịch vụ máy tính, dịch vụ thư tín,
dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ hàng hải quốc tế.
4. Chương thứ tư đề cập những sáng kiến bổ sung trong thương mại dịch vụ, được dự
đoán trước trong các hiệp định. Mục đầu tiên bàn về đàm phán giả định các thỏa
thuận công nhận lẫn nhau đối với văn bằng chuyên môn của các nhà cung cấp
dịch vụ trong những ngành quy định trong cam kết như bác sỹ, y tá, kiến trúc sư,
kỹ sư và luật sư. Mục thứ hai sẽ nói đến quy định trợ cấp và việc các FTA của EU
xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại như thế nào.
5. Chương thứ năm đề cập các vấn đề thực thi phát sinh trong khi áp dụng các FTA
của EU. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những khó khăn chính gặp phải có liên
quan đến các điều khoản tiếp cận thị trường của các nhà chuyên môn riêng lẻ. Tuy
nhiên, có thể quy định về hợp tác phát triển và luật định như trong hiệp định EU-
CARIFORUM để mang lại lợi ích chung.
6. Phần kết luận sẽ tóm lược những hàm ý về kinh tế và pháp lý của hiệp định FTA
EU-Việt Nam trong tương lai liên quan đến dịch vụ và đầu tư.
Như vậy, báo cáo sẽ bao gồm tất cả các vấn đề cần phải đàm phán. Báo cáo kết thúc với
những khuyến nghị của tác giả liên quan đến công tác chuẩn bị của Việt Nam cho đàm
phán về dịch vụ và đầu tư trên tinh thần những mối quan tâm chính của Việt Nam.
16
II. HÌNH THỨC CHUNG CỦA CÁC FTA CỦA EU
II.1. Mục tiêu và phạm vi của phần dịch vụ và đầu tư trong một hiệp định FTA của
EU
Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc, hiệp định EPA EU-CARIFORUM và hiệp định FTA EU-
Colombia và Peru hầu như giống nhau trong việc đề cập mục tiêu và phạm vi phần dịch
vụ và đầu tư của hiệp định FTA.
1. Mục tiêu
Mục tiêu của các FTA của EU liên quan đến dịch vụ và đầu tư như sau:
Tạo ra một thị trường rộng hơn và đảm bảo cho lĩnh vực dịch vụ một môi trường
ổn định và có thể dự báo được cho lĩnh vực đầu tư, nhờ đó tăng cường năng lực
cạnh tranh của các công ty trên thị trường toàn cầu
Tạo thuận lợi cho hội nhập khu vực và phát triển bền vững của các bên và sự hội
nhập suôn sẻ vào nền kinh tế thế giới (EU-CARIFORUM và EU-Colombia và
Peru)
Đa dạng hóa xuất khẩu dịch vụ thông qua đầu tư mới và phát triển các ngành mới
(EU-CARIFORUM)
Thiết lập khu vực thương mại tự do về dịch vụ
Tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các bên, tuân thủ theo Điều V của
Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ. Như đề cập trong Phần giới thiệu, đối
với Việt Nam là một nước đang phát triển, điều này có nghĩa là có những cam kết
“hơn nữa” so với những biểu trong GATS.
2. Phạm vi
Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm cam kết đến mức độ nào là một vấn đề đối với đàm
phán. Về khía cạnh này cần nhấn mạnh rằng sự kỳ vọng chỉ là làm sâu sắc hơn nữa mức
độ cam kết trong một biểu cam kết. Điều này không nhất thiết dẫn đến tự do hóa thương
mại hơn nữa trong những ngành mà Việt Nam đã tự do hóa không cần các cam kết.
Giống như GATS, chương về dịch vụ và đầu tư của một FTA không bao gồm mua sắm
chính phủ. Khác với GATS, nó loại trừ trợ cấp dịch vụ. Điều này có nghĩa hiệp định FTA
hoàn toàn cho phép các điều khoản về trợ cấp dịch vụ , dù là dưới hình thức tài trợ, các
khoản vay, miến thuế,… kể cả khi chúng có tính phân biệt và chỉ trao cho các dịch vụ và
các nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Tuy nhiên, hiệp định GATS vẫn được áp dụng và
trong những ngành có các cam kết đa phương, trợ cấp vẫn phụ thuộc vào quy tắc đối xử
quốc gia của GATS trừ khi có hạn chế cụ thể được nêu trong biểu.
17
Thêm vào đó, nhất quán với WTO và đoạn thứ tư trong Phần mở đầu của GATS, quyền
của các bên trong việc quy định các ngành dịch vụ của mình “và ban hành các quy định
mới nhằm đáp ứng các mục tiêu pháp lý” cũng được công nhận. Việc nhân nhượng các
quy định mới có phần thoáng hơn GATS, quyền này yêu cầu các quy định mới mà vô
hiệu hóa hay ảnh hưởng đến những lợi ích thu được từ các biểu cam kết của GATS phải
là “cần thiết” để đạt được “chất lượng” của dịch vụ. Sự nhân nhượng trong FTA đối với
những quy định mới, tuy vậy, bị hạn chế do cần phải nhất quán với toàn bộ chương về
thương mại và đầu tư trong hiệp định FTA và với những quy định có trong đó (xem
chương 3 dưới đây).
Phần gây tranh cãi nhiều hơn trong một FTA của EU là việc loại trừ khỏi phạm vi hiệp
định quyền di chuyển tự do của thể nhân. Nói cách khác, hiệp định không tạo ra nghĩa vụ
yêu cầu các bên phải trao tiếp cận thị trường việc làm của mình hay cho phép cư trú lâu
dài cho kiều dân của bên kia. Trong khi việc loại trừ này phản ánh Bản dự thảo đầu tiên
của hiệp định GATS, nó còn thêm vào sự loại trừ hoàn toàn thủ tục visa đối với sự lưu trú
tạm thời của thể nhân. Sự loại trừ này là hết sức kín kẽ. Nghĩa vụ duy nhất trong khía
cạnh này là:
“các biện pháp [visa] [không được]áp dụng theo cách mà làm vô hiệu hóa hay
ảnh hưởng đến lợi ích dành cho Bên kia theo tham chiếu của những cam kết cụ thể
trong Chương này và các Phụ lục của chương”.
Vấn đề là khái niệm vô hiệu hóa hay làm ảnh hưởng trong bối cảnh này lại mơ hồ không
rõ ràng và về bản chất không thực sự nhằm giải quyết hiệu quả thủ tục visa phức tạp và
rườm rà các nước EU đang áp đặt với các nhà chuyên môn từ các nước thứ ba.
Như trong GATS, hiệp định FTA bao gồm các biện pháp do một bên đề ra hoặc duy trì
mà có thể ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. Các thuật ngữ “biện pháp do một bên đề ra
hoặc duy trì” được định nghĩa theo cách giống như trong GATS và đề cập bất kỳ biện
pháp nào, “dù là dưới hình thức một luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định, động thái
hành chính hay bất kỳ hình thức nào khác”, của “chính quyền và cơ quan có thẩm quyền
ở trung ương, vùng miền hay địa phương; và các cơ quan phi chính phủ thực hiện thẩm
quyền được chính quyền và cơ quan chức năng trung ương, vùng miền hay địa phương
giao phó.”
Cuối cùng, bởi đối tượng hưởng lợi của các cam kết tự do hóa thương mại chính là những
nhà cung cấp dịch vụ, đó có thể là thể nhân (cá nhân) hay pháp nhân (các công ty). Thông
thường, để hưởng lợi từ hiệp định, một cá nhân phải là công dân của EU hoặc của đối tác
kia của hiệp định. Một công ty phải đăng ký tại một trong hai bên và tiến hành kinh
doanh thực sự trên lãnh thổ của một trong các bên tham gia hiệp định.
18
Tóm lại, trong khi phần văn bản của khuôn mẫu do Ủy ban châu Âu sử dụng không có
vấn đề gì khi xét về mục tiêu và phạm vi của phần dịch vụ và đầu tư, cần xem xét việc xử
lý vấn đề trợ cấp trong các ngành dịch vụ (xem chương 3 dưới đây) và các quy tắc cần
được làm rõ liên quan đến thủ tục visa và nhập cảnh vào thị trường việc làm đối với
người lao động của đối tác Bên kia.
II.2. Cấu trúc tổng thể các biểu cam kết trong một hiệp định FTA của EU
Phần dịch vụ và đầu tư trong thế hệ các FTA mới của EU có cấu trúc hơi khác so với
khuôn mẫu chuẩn của GATS. Thực chất, thương mại qua biên giới (phương thức 1 và 2
của GATS), sự hiện diện thương mại (phương thức 3) và sự hiện diện của thể nhân
(phương thức 4) được đề cập trong các chương riêng biệt
1
. Tuy nhiên, theo quan điểm
pháp lý, như vậy là trung lập bởi nội dung các cam kết cụ thể theo từng phương thức
không bị ảnh hưởng. Các cam kết được đưa ra trên cơ sở chọn-cho với các ngành và phân
ngành trong quy định, và có thể tùy thuộc vào các hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử
quốc gia như trong GATS. Tuy nhiên, như vậy có nghĩa các điều khoản về tiếp cận thị
trường, đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc MFN được nhắc lại với một vài biến đổi
nhỏ nhằm xem xét những đặc trưng riêng biệt của từng phương thức, trong các chương
về cung cấp qua biên giới và đầu tư. Liên quan đến các điều khoản về đầu tư, những điều
này không chỉ được áp dụng cho dịch vụ mà tất cả các hoạt động kinh tế, với bốn ngoại
trừ (vật liệu nguyên tử, vũ khí đạn dược, dịch vụ nghe nhìn và buôn bán ven biển). Điều
này có thể khiến việc tham khảo và so sánh chéo các cam kết về dịch vụ có phần khó
khăn hơn so với khuôn mẫu chuẩn của GATS.
Các cam kết của EC về cung cấp qua biên giới, sự hiện diện thương mại và di chuyển thể
nhân được nêu trong ba biểu riêng biệt:
1. Danh mục cam kết về Cung cấp qua biên giới
2. Danh mục cam kết liên quan đến Quyền Thành lập
3. Danh mục bảo lưu liên quan đến Nhân lực chủ chốt, nhân viên thực tập có bằng
cấp và người chào bán dịch vụ kinh doanh
Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, những cam kết của Hàn Quốc được trình bày trong hai
biểu riêng biệt:
1
Điều XVI của GATS áp dụng cho tiếp cận thị trường thông qua các phương thức cung cấp như trong Điều I. Đó là
cung cấp dịch vụ (1) từ lãnh thổ của một thành viên sang lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác (phương thức qua
biên giới); (2) trong lãnh thổ của một thành viên cho tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào khác (phương thức
tiêu thu ở nước ngoài); (3) được cung cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện
thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác (phương thức hiện diện thương mại) và; (4) được cung
cấp bởi một nhà cung cấp của một thành viên, thông qua sự hiện diện của thể nhân của thành viên đó trên lãnh thổ
của bất kỳ một thành viên nào khác.
19
1. Thương mại dịch vụ theo Phương thức 1, 2 và 4
2. Các cam kết cụ thể về Thành lập
Trong hiệp định EU-CARIFORUM, các cam kết của những nước Cariforum được trình
bày trong một biểu duy nhất cho cả bốn phương thức cung cấp, giống như trong GATS.
Trong hiệp định EU-Colombia và Peru, Colombia đưa ra cam kết theo khuôn mẫu như
Hàn Quốc.
Đối với Việt Nam, quan trọng là xác định cấu trúc biểu cam kết của mình và quyết định
liệu có muốn làm việc trên cơ sở những cam kết hiện thời của mình trong GATS hay,
giống như Hàn Quốc và Colombia, có một biểu cam kết riêng cho Phương thức 3 (quyền
thành lập). Trong khi, trên quan điểm pháp lý, như vậy là không phù hợp, nhưng điều này
có thể tạo thuận lợi cho việc phân công trách nhiệm trong công tác chuẩn bị và đàm phán
trong nội bộ hành chính của Việt Nam
II.3. Những mối quan tâm chung của EU trong đàm phán dịch vụ
1. Những mối quan tâm về dịch vụ
2
Cộng đồng châu Âu (EC) đến nay vẫn là nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất thế giới, sở hữu
một lĩnh vực dịch vụ rất lớn và có đẳng cấp. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với đàm
phán về thương mại dịch vụ, với đại diện là Diễn đàn dịch vụ châu Âu (ESF) vốn rất
năng động, là hiệp hội thương mại của các ngành dịch vụ châu Âu và có vai trò đối thoại
chính với các chính phủ châu Âu và nước ngoài.
Về đàm phán song phương, Diễn đàn ESF nêu rõ rằng
“Mục đích tối quan trọng đối với các ngành công nghiệp châu Âu trong đàm
phán thương mại là nhằm đảm bảo quyền cung cấp dịch vụ, cả qua biên giới và
qua sự hiện diện thương mại, trên cở sở đối xử quốc gia”.
Vì vậy, những ưu tiên của ESF là đạt được các cam kết đầy đủ cho tiếp cận thị trường và
đối xử quốc gia trong tất cả các ngành quan trọng trừ dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ y tế và
giáo dục mà EC muốn loại trừ khỏi phạm vi của tự do hóa thương mại. Mối quan tâm
đầu tiên đối với công nghiệp dịch vụ châu Âu là sự hiện diện thương mại, Phương thức 3
và xóa bỏ dần những hạn chế trong phương thức 3, như liên doanh, tỷ lệ vốn góp và yêu
cầu về sử dụng nguồn lực địa phương, những hạn chế vốn bị coi là làm nản lòng các nhà
đầu tư tiềm năng. Ngành công nghiệp dịch vụ của châu Âu cũng nỗ lực tìm kiếm môi
trường đầu tư đảm bảo và “những chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng
những đối tác thương mại của EU mang lại một thị trường thông thoáng, đảm bảo và
2
Mục này một phần dựa trên “Cẩm nang đào tạo hướng dẫn chuẩn bị biểu cam kết trong đàm phán dịch vụ Hiệp
định EPA giữa ESA-EC “ tháng 1 năm 2009 của TradeCom’s Facility.
20
thân thiện cho đầu tư của châu Âu”. Ngành công nghiệp dịch vụ của châu Âu còn có thể
sẽ ép thêm những cam kết cho phương thức 3 về các dịch vụ hạ tầng như viễn thông, vận
tải, phân phối năng lượng và dịch vụ tài chính.
Một ưu tiên khác của châu Âu là cung cấp qua biên giới, phương thức 1, đặc biệt là cho
những ngành dịch vụ có thể được cung cấp qua phương tiện điện tử. Thêm vào đó, một
số ngành dịch vụ châu Âu cũng hết sức quan tâm đến những cam kết cao hơn nữa liên
quan đến sự di chuyển tạm thời của nhân công có chuyên môn sang các thị trường nước
ngoài như những người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (Phương thức 4). Về vấn đề
này, Diễn đàn ESF đã công khai ủng hộ Đề xuất Nghị định về các điều kiện nhập cảnh và
lưu trú đối với kiều dân các nước thứ ba trong khuôn khổ chuyển nhượng nội bộ (COM
(2010) 378 ngày 13/07/2010).
Các ngành công nhiệp châu Âu cũng muốn có những cam kết về mua sắm công và thêm
những cam kết về minh bạch và thời gian thủ tục cấp phép. Họ còn quan tâm đến quá
trình hội nhập khu vực trên khắp thế giới, quá trình có thể giúp họ cung cấp cho những
thị trường hội nhập rộng lớn hơn và giàu có hơn.
Về nguyên tắc, các chính phủ trong cộng đồng EC và các ngành dịch vụ sẽ ủng hộ kết
quả thành công của Vòng Đô-ha. Tuy nhiên, sự thất bại tiềm tàng của Vòng đàm phán
này đương nhiên sẽ khiến sự chú ý được chuyển sang các FTA. Diễn đàn ESF rõ ràng
cho thấy sự quyết tâm theo đuổi tiến trình đàm phán và sự tham gia tích cực với ý định
củng cố vị thế của EC. Những văn bản thú vị về phần bối cảnh chính là do ESF đệ trình
liên quan đến các FTA EU-Xinh-ga-po, EU-Ấn Độ và EU-MERCOSUR.
2. Cơ sở đàm phán
Như đã nêu trong phần giới thiệu, xuất phát điểm của đàm phán có thể sẽ là biểu cam kết
của cả hai bên trong phụ lục GATS. Tuy nhiên, các biểu của EC trong các FTA hiện
hành và bản chào dịch vụ của EC trong Vòng Đô-ha là một chỉ dẫn có giá trị cho thấy
mức độ EU sẵn sàng tự do hóa ngành dịch vụ đến đâu.
Nói chung, trong WTO, EC đã có một trong những biểu cam kết GATS đầy đủ nhất về
phạm vi các ngành quy định. Hơn nữa, trong Vòng Đô-ha, EC đã trình hai bản chào các
cam kết bổ sung, vào tháng 06/2003 và 07/2005. Bản chào thứ nhất, đại diện của 15 nước
thành viên EU lúc bấy giờ, đề xuất rỡ bỏ một số hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử
quốc gia quy định trong biểu của EC trong GATS và thêm vào một danh mục Các nhà
chuyên môn độc lập trong cam kết của EC về di chuyển thể nhân (Phương thức 4).
Chẳng hạn, các bản chào về vận tải biển cho phép tiếp cận hoàn toàn vận tải biển quốc tế
và sử dụng các cảng của EC mà không bị phân biệt, cũng như quyền thành lập (sự hiện
diện thương mại) để cung cấp dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ kèm theo. Những cam
kết mới cũng được chào đối với ngành vận tải hàng không, dịch vụ điều hành mặt đất và
quản lý sân bay. Bản chào tổng thể của EC đã cải thiện tiếp cận thị trường với ngành viễn
21
thông, xây dựng, du lịch, vận tải và dịch vụ tài chính. Cũng có một bản chào về “dịch vụ
chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe” theo yêu cầu của một số nước đang phát triển.
Tuy nhiên, không số nào trong các bản chào của EC bao gồm các cam kết trong dịch vụ
nghe nhìn bởi lập trường bảo vệ của EC liên quan đến các chính sách văn hóa. (Tuy vậy
trong hiệp định EPA EU-CARIFORUM có các điều khoản hợp tác về dịch vụ nghe
nhìn). Hơn nữa, do áp lực của các tổ chức phi chính phủ, không có bản chào nào về dịch
vụ y tế hay giáo dục.
Một vấn đề nữa cần xem xét là những yêu cầu của EC đưa ra trong bối cảnh Vòng Đô-
ha. Có thể những yêu cầu này cũng sẽ được đưa ra trong bối cảnh của FTA. Sau Hội nghị
Bộ trưởng Hồng Kông, chẳng hạn, EC đã tham gia 13 yêu cầu đa phương trong những
dịch vụ sau: pháp lý, kiến trúc, máy tính, thư tín, viễn thông, xây dựng, phân phối, môi
trường, tài chính, vận tải biển, hàng không, năng lượng và Phương thức 3. EC nhận được
những yêu cầu đa phương về du lịch, hậu cần, các dịch vụ liên quan đến nông nghiệp,
thương mại qua biên giới, di chuyển của thể nhân và miễn trừ MFN.
Những chương sau sẽ cung cấp thêm chi tiết về những nhượng bộ GATS + mà EC đưa ra
và đã đạt được trong các FTA. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng với Việt Nam, một trong những
lợi ích quan trọng nhất của FTA có thể là các điều khoản gắn với hợp tác kinh tế và tập
hợp chính sách, điều có thể quan trọng hơn việc tiếp cận thêm thị trường, với những cam
kết và bản chào vốn đã rất rộng rãi trong WTO. Hợp tác về pháp lý thực sự là một điểm
quan trọng của thế hệ các FTA mới của EU. Nó trước hết liên quan tới những điều khoản
luật định trong các ngành then chốt. Như được trình bày chi tiết hơn ở chương 3 dưới
đây, các FTA đề xuất những quy tắc luật định hoặc cách hiểu mới mẻ về các dịch vụ máy
tính, dịch vụ thư tín, viễn thông, dịch vụ tài chính, hàng hải quốc tế và thương mại điện
tử. Nó cũng liên quan đến những cam kết để hợp tác trong các lĩnh vực như xây dựng cơ
chế quy định và soạn thảo luật.
III. NHỮNG CAM KẾT THƯỜNG CÓ TRONG CÁC FTA CỦA EU
III.1. Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới
1. Phạm vi
Như đã nói ở trên, một chương đặc biệt được dành cho cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Cung cấp qua biên giới, liên quan đến chuyển phát, thường là qua phương tiện điện tử,
các dịch vụ từ một nước này sang nước khác. Điều này ngầm nói đến sự sẵn có hạ tầng
các đường dây viễn thông và internet đầy đủ và hiệu quả. Định nghĩa trong các FTA của
EU về khái niệm “dịch vụ” và “các biện pháp tác động đến thương mại dịch vụ” phản
ánh các định nghĩa trong GATS. Cung cấp một dịch vụ không chỉ bị tác động bởi những
hạn chế về sản xuất, phân phối, tiếp thị, bán hàng và chuyển phát dịch vụ, mà cả những
hạn chế về mua sắm, thanh toán hay sử dụng do hạn chế trong việc truy cập và sử dụng