Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.57 KB, 14 trang )

Mục lục

Trang
Lời mở đầu……………………………………………………………2
I/ Khái quát chung về xử lý VBPL khiếm khuyết…………………...... 3
1. Những khiếm khuyết của VBPL…………………………………...3
2. Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý VBPL…………………………....5
II/ Các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết…………………………..5
1. Hủy bỏ……………………………………………………………...5
2. Bãi bỏ………………………………………………………………6
3. Thay thế……………………………………………………………7
4. Đình chỉ thi hành…………………………………………………..7
5. Tạm đình chỉ thi hành……………………………………………...8
6. Sửa đổi, bổ sung…………………………………………………...9
7. Nhận xét chung…………………………………………………...11
Kết luận……………………………………………………………...13
Tài liệu tham khảo…………………………………………………...14
1
Lời mở đầu

Văn bản pháp luật là sản phẩm hoạt động quyền lực của các cơ quan Nhà
nước, là phương tiện chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội. Chất lượng của văn
bản pháp luật phản ánh hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước
nói chung, của từng cơ quan Nhà nước nói riêng. Tuy nhiên, cũng như mọi
sản phẩm xã hội khác, văn bản pháp luật cũng có những khiếm khuyết nhất
định do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, việc ban hành văn bản pháp
luật khiếm khuyết đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành buộc các
cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền phải sử dụng biện pháp thích hợp
để xử lý nhằm hoàn thiện chúng. Vì được ban hành bởi nhiều cơ quan và cá
nhân có thẩm quyền nên cách thức xử lý các loại văn bản pháp luật khiếm
khuyết cũng khác nhau. Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản


pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền có thể
được lựa chọn một trong các biện pháp đó để xử lý văn bản pháp luật khiếm
khuyết.
Sau đây là một số phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản
pháp luật khiếm khuyết. Bài viết không tránh khỏi những sai sót nên em
mong được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết hoàn
thiện hơn.
2
Nếu như kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá về tính hợp pháp, hợp lý
của các văn bản pháp luật (VBPL) nhằm phát hiện những khiếm khuyết của
văn bản , tạo cơ sở để cấp có thẩm quyền kịp thởi xử lý, hoàn thiện chúng thì
xử lý VBPL lại là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền
trong việc ra phán quyết đối với những VBPL khiếm khuyết đó. Vì vậy việc
đưa ra các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết là khâu quan trọng và chính
yếu trong toàn bộ hoạt động kiểm tra và xử lý VBPL.
I/ Khái quát chung về xử lý VBPL khiếm khuyết:
1. Những khiếm khuyết của VBPL:
Trên cơ sở những yêu cầu về chất lượng của VBPL được xét dưới hai
góc độ hợp pháp và hợp lý, có thể xác định VBPL khiếm khuyết là VB có
một trong các biểu hiện sau:
1.1.VBPL không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Trước hết đó là các VBPL có nôi dung không phù hợp với đường lối,
chính sách của Đảng. Bên cạnh đó, VBPL có nội dung không phù hợp với ý
chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính
trị.
1.2.VBPL không đáp ứng yêu cầu về pháp lý.
1.2.1. VBPL vi phạm thẩm quyền ban hành. Bao gồm vi phạm thẩm
quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung. VBPL vi phạm thẩm
quyền về hình thức là văn bản có tên gọi không đúng theo quy định của pháp

luật hiện hành như việc cơ quan ban hành sử dụng hình thức VBPL thuộc
thẩm quyền ban hành của chủ thể khác; việc sử dụng không đúng vai trò của
văn bản đối với công việc được giải quyết; hay trong một số trường hợp cá
biệt còn có thể gặp tình trạng các cơ quan nhà nước sử dụng hình thức văn
bản không do pháp luật quy định để đặt ra quy định pháp luật. VBPL vi phạm
thẩm quyền về nội dung là văn bản mà chủ thể ban hành để sử dụng để giải
3
quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định đối với chủ
thể đó. Trước hết, sự vi phạm thể hiện ở việc cơ quan ban hành giải quyết
công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vị, quyền hạn
của chủ thể.; ngoài ra còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành giải quyết
công việc vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định.
1.2.2. VBPL có nội dung trái với quy định của pháp luật. Văn bản có nội
dung trái pháp luật là những văn bản có nội dung là những quy phạm hoặc
mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành. Biểu hiện trong việc không
viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý của văn bản đó;
trong trường hợp nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới trái
với nội dung của văn bản cấp trên, văn bản hành chính có các quy định mang
tính quy phạm trái với các quy phạm pháp luật hiện hành; hay như văn bản áp
dụng pháp luật hoặc văn bản hành chính có nội dung trái với quy định của văn
bản quy phạm pháp luật; các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng
với mệnh lệnh trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện.
1.2.3. VBPL có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà
Việt Nam kí kết tham gia. Hiện nay dấu hiệu này rất cần được xem xét trong
quá trình xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Vì muốn thực hiện tốt các cam
kết quốc tế, Việt Nam không chỉ tiến hành việc nội luật hóa mà còn phải rà
soát nhằm phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa phù hợp
để có biện pháp xử lý kịp thời.
1.2.4. VBPL có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành.
VBPL có thể thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu

những đề mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục không đúng quy định
của pháp luật. VBPL có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hoặc không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác
định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật.
1.3.VBPL không đáp ứng yêu cầu về khoa học.
4
VBPL có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động
của đời sống xã hội. Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao
hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế- xã hội, không phù hợp với đời sống vật
chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình phát triển cuả xã hội. Những
VBPL này thường không có tính khả thi, khó thực hiện trên thực tiễn. Bên
cạnh đó, VBPL cũng không đáp ứng yêu cầu về khoa học khi có nội dung
không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục trong xã hội.
Đồng thời, việc không bảo đảm yêu cầu về khoa học của VBPL còn thể hiện
trong sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lý. Tính logic, chặt chẽ về nội dung,
đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu
cơ bản của kĩ thuật pháp lý.
2. Căn cứ lựa chọn cách thức xử lý VBPL:
Trong quá trình xác định thẩm quyền xử lý VBPL khiếm khuyết, cần
phải xem xét đến tính chất, mức độ của mỗi dạng khiếm khuyết để lựa chọn
các biện pháp xử lý phù hợp nhất. Các căn cứ xác định để lựa chọn cách thức
xử lý VBPL khiếm khuyết:
- Căn cứ tính chất khiếm khuyết trong văn bản để lựa chọn biện
pháp xử lý.
- Căn cứ mức độ khiếm khuyết trong văn bản để lựa chọn biện pháp
xử lý.
- Căn cứ thẩm quyền xử lý để lựa chọn biện pháp xử lý.
II/ Các biện pháp xử lý VBPL khiếm khuyết:
Trong pháp luật nước ta, các biện pháp xử lý đối với VBPL khiếm
khuyết có nhiều hình thức khác nhau: hủy bỏ, bãi bỏ, thay thế, đình chỉ thi

hành, tạm đình chỉ thi hành hay sửa đổi, bổ sung.
1. Hủy bỏ:
Hủy bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với VBPL bao gồm cả văn
bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có
dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, như: nội dung của VBPL bất hợp
5

×