Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.85 KB, 4 trang )

BÀI LÀM
Vi phạm hành chính là hành vi là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ
biến trong đời sống xã hội. Trên thực tế, trong một số trường hợp rất khó để có
thể xác định giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Do vậy, trong phạm
vi bài tập cá nhân của mình, em đã tìm hiểu và từ đó phân biệt vi phạm hành
chính với tội phạm để có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Thứ nhất, về mặt khái niệm thì : Vi phạm hành chính là hành vi do cá
nhân hay tổ chức thực hiện một cách vô ý hay cố ý, xâm phạm các quy tắc quản
lý nhà nước mà không phải là hình sự và theo quy định của pháp luật bị xử phạt
hành chính ( Khoản 2 - Điều 1 - Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 ).
Bên cạnh đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,
xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa. ( Điều 8 _ Bộ luật Hình sự 1999).
Thứ hai, xét về yếu tố chủ thể, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là
cá nhân hoặc tổ chức còn chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân.
Thứ ba, vi phạm hành chính được qui định trong nhiều văn bản pháp luật
khác nhau của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như luật, pháp lệnh hoặc
nghị định, còn tội phạm là loại vi phạm được quy định trong Bộ luật hình sự và
chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tội phạm và hình phạt.
Thứ tư, về mặt khách thể, nếu như hành vi vi phạm hành chính xâm hại
đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính bảo vệ thì tội
phạm lại xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
1
Thứ năm, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm là một trong
những dấu hiệu căn bản để phân biệt vi hành chính với tội phạm hình sự. Nhìn
chung, vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hình


sự. Việc đánh giá mức độ nguy hiểm thường đựa vào những căn cứ sau:
+ Mức độ gậy thiệt hại cho xã hội. Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau như: mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị
xâm hại, giá trị hành hóa phạm pháp… Ví dụ: Khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự
quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng… thì
bị…”. Vì vậy, nếu mức độ gây thương tích cho nạn nhân dưới mức quy định nêu
trên thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi “đánh nhau” theo
quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ – CP
ngày 12/12/2005 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật
tự, an toàn xã hội.
+ Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. Dấu hiệu này cũng có thể giúp
chúng ta xác định được ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính. Trong
BLHS, nhiều loại tội phạm được nhà làm luật mô tả là “ đã bị xử phạt hành
chính”, để xác định đó là vi phạm hành chính hay tội phạm cần căn cứ vào dấu
hiệu tái phảm hoặc vi phạm nhiều lần. Ví dụ: Điều 137 BLHS qui định : “Người
nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị …hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt … thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
+ Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm . Đây cũng là
một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Điều
104 Bộ luật hình sự qui định:“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%
nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì…
2
a, Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều
người”
Thứ sáu, về chế tài, nếu như vi phạm hành chính chỉ bị xử lí theo các biện
pháp xử phạt hành chính thì tội phạm sẽ phải gánh chịu hành phạt theo qui định
của BLHS . Chế tài của tội phạm cũng nặng hơn hành vi vi phạm hành chính rất
nhiều. Ví dụ: xử phạt hành chính có thể là cảnh cáo hoặc phạt tiền nhưng hình

phạt cho tội phạm sẽ là tù có thời hạn, tù chung thân, hoặc có thể là tử hình.
Theo khoản 2 Điều 23 về Hành vi đánh bạc trái phép - Nghị định của Chính phủ
số 73/2010/NĐ – CP ngày 12/07/2010 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người có hành vi “đánh bạc” thuộc các
trường hợp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nhưng nếu
hành vi đó đã cấu thành “tội đánh bạc” thì sẽ bị phạt tù từ 2 đến 7 năm (khoản 2
điều 248 BLHS).
Cuối cùng, trong xử lý vi phạm hành chính, căn cứ theo Điều 62 Pháp lệnh
xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2008) thì cán bộ có
thẩm quyền phải tuân thủ triệt để quy định có tính nguyên tắc liên quan đến việc
xác định ranh giới tội phạm và vi phạm hành chính: “Khi xem xét vụ vi phạm để
quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người
có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có
thẩm quyền. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử
lý hành chính. Đối với các trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát
hiện ra hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải chuyển hồ sơ vụ vi
phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền”.
Như vậy, việc phân biệt rõ ràng vi phạm hành chính với tội phạm là rất
quan trọng, góp phần xử đúng người đúng tội nhằm đảm bảo sự công bằng và
nghiêm minh của pháp luật.
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam.
2. Bộ luật hình sự 1999 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009).
3. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm
2008)
4. Nghị định của Chính phủ số 73/2010/NĐ – CP ngày 12/07/2010 về Xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
Đề bài 18: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm, cho ví dụ.

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×