TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
Đề tài: Phân tích mã cổ phiếu
BMC
Giảng viên: PGS, TS Nguyễn Đình
Thọ
Sinh viên: Nguyễn Phan Hải
Lớp: TCNH 19D
Hà nội, 15/01/2015
MỤC LỤC
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
1. Giới thiệu công ty
CTCP Khoáng sản Bình Định là một trong những doanh nghiệp tiên phong
trong lĩnh vực chế biến sâu Titan tại Việt Nam. Công ty được chuyển đổi mô hình
hoạt động thành công ty cổ phần từ tháng 1/2001. Số vốn điều lệ hiện hành của
doanh nghiệp là gần 124 tỷ đồng.
Tên pháp định: Công ty cổ phần Khoáng sản Bình Định
Tên quốc tế: Binh Dinh Minerals Joint Stock Company
Viết tắt: Bimico
Trụ sở chính: 11 Hà Huy Tập, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: +84-(0)56-382.2073-3820081
Fax: +84-(0)56-382.24.97
Website: 2
1.1. Lịch sử hình thành
Tiền thân Công ty cổ phần khoáng sản Bình Định là Công ty khoáng sản
Bình Định được thành lập năm 1985, là một trong những công ty có uy tín và tiên
phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng tại Bình Định cũng như ở Việt Nam. Giấy
phép đăng ký kinh doanh số 35 03 000009, ngày 08 tháng 01 tháng 2001 do Sở kế
hoạch đầu tư tỉnh Bình Định cấp.
Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định được chuyển đổi từ doanh nghiệp
Nhà nước(Công ty Khoáng sản Bình Định) thành công ty cổ phần năm 2001 theo
Quyết định số:09/2001/QĐ-UB ngày 08 tháng 01 năm 2001 của UBND tỉnh Bình
Định.
Công ty niêm yết cổ phiếu ngày 28/12/2006 tại Trung tâm giao dịch Chứng
khoán Hồ Chí Minh theo Quyết định số 112/UBCK-GPNY ngày 12/12/2006 của
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Mã chứng khoán là BMC.
1.2. Ngành nghề kinh doanh sản xuất
- Khai thác, chế biến và mua bán các loại quặng khoáng sản từ quặng Titan và
các loại quặng, khoáng sản khác.
- Các hoạt động hỗ trợ khai thác khoáng sản ( trừ điều tra, thăm dò dầu khí )
- Kiểm tra, phân tích các loại quặng khoáng sản
- Mua bán các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ khai thác và chế biến các
loại quặng khoáng sản.
2
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
1.3. Cơ sở sản xuất chính
Xí nghiệp Sa Khoáng Nam Đề Gi (Cát Thành, Phù Cát, Bình Định): Sản
phẩm của Xí nghiệp là các loại tinh quặng được chế biến từ quặng sa khoáng Titan
nguyên khai (Ilmenite, Zircon, Rutile, Monazite và Magnetic). Một phần Ilmenite
sản xuất ra được cung ứng cho nhà máy Xỉ Titan Bình Định, phần còn lại để xuất
khẩu.
Nhà máy Xỉ titan Bình Định: (Cát Nhơn, Phù Cát, Bình Định). Nhà máy sử
dụng nguyên liệu chủ yếu là tinh quặng Ilmenite để tiếp tục thực hiện công đoạn
chế biến sâu. Sản phẩm của nhà máy là Xỉ Titan và gang hợp kim.
1.4. Mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh chính của BMC là khai thác quặng Titan phục vụ xuất
khẩu.
Sản phẩm chính của BMC trong những năm trước là tinh quặng Ilmenite,
chiếm khoảng 85% - 90% doanh thu của Công ty. Do sản phẩm tinh quặng ilmenite
có giá trị thấp và định hướng chính sách của Nhà nước về quản lý khoáng sản là sẽ
hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô và khuyến khích chế biến sâu. Do vậy, từ năm
2009, song song với việc khai thác và chế biến tinh quặng ilmenite, BMC đã bắt
đầu chuyển sang tinh chế Titan ở mức sâu hơn với việc đưa vào hoạt động dây
chuyền sản xuất Xỉ Titan (TiO2 92%min) và thu được sản phẩm phụ là Gang (Fe
98%).
Sản phẩm kinh doanh của BMC (tấn) – nguồn BVSC:
Trữ lượng mỏ: Quy mô mỏ hiện tại của BMC có trữ lượng khoảng 460.000
tấn quặng, có khả năng đảm bảo nguyên liệu cho BMC sản xuất Xỉ Titan trong
khoảng 8-9 năm nữa. Khi sử dụng hết mỏ quặng hiện tại, BMC có thể xin mua thêm
mỏ mới hoặc mua nguyên liệu ilmenite từ các công ty khác trong vùng.
Chiến lược phát triển: Trong tương lai, BMC sẽ tập trung vào lĩnh vực
chính là sản xuất các sản phẩm Titan với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm
3
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
hiện có nhằm đạt được mức giá bán cao hơn (nghiển nhỏ, tăng hàm lượngTiO2,
giảm tạp chất).
2. Phân tích môi trường kinh doanh
2.1. Triển vọng ngành khai khoáng Titan của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có trữ lượng Titan cao nhất thế giới
Tại Hội thảo quốc tế về khoáng sản titan ASEAN năm 2013, Tổng cục
Khoáng sản - Địa chất (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, tổng trữ lượng dự
báo quặng titan - zircon ở Việt Nam là 654 triệu tấn quặng tinh, gần bằng 50% trữ
lượng toàn thế giới (1.400 triệu tấn). Quặng sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc
ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu, trong đó chiếm đến 83% là ở
những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhờ nguồn tài nguyên này
mà Việt Nam được dự đoán là một trong những quốc gia có ngành Khai khoáng
titan phát triển nhất
Ngành Titan Việt Nam hưởng lợi từ sự thiếu hụt trên thị trường Titan
thế giới
Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới hiện đạt khoảng 6 triệu tấn/năm (trong đó
98% khối lượng Titan được dùng để sản xuất Titan bột màu) và được dự báo sẽ
ngày càng tăng cao trong những năm tới. Theo dự báo của Dupont, TZMI và Iluka,
tốc độ tăng trưởng nhu cầu Titan bột màu tính trung bình đến năm 2020 là
3,5%/năm. Còn theo dự báo của Hatch, nhu cầu Titan bột màu trong tương lai tăng
trưởng trung bình khoảng 3%/năm, riêng đối với Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng
trong trung hạn đạt 7,5%/năm.
Trong khi đó, những khu mỏ đang ngày dần cạn kiệt trong khi những nhà sản
xuất chính trên thế giới vẫn chưa đầu tư đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp
nhu cầu đang gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giới. Theo báo
cáo của Stork, thị trường Titan sẽ ở trong tình trạng thiếu hụt ít nhất là trong 3 năm
tới.
Giá xỉ Titan cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) đạt 6% trong
vòng 5 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do
sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu Titan. Với trữ lượng Titan lớn, các sản phẩm
Titan của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng tiêu thụ ra thị trường thế giới và
đạt được biên lợi nhuận cao.
Chính sách hạn chế xuất khẩu Titan dạng thô và tăng cường tinh chế
Titan
Titan vốn là nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp công nghệ
cao. Với các đặc tính như khả năng kéo dãn tốt (kể cả trong nhiệt độ cao), nhẹ,
chống ăn mòn, và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng
4
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa…, được
ứng dụng trong sản xuất dụng cụ y tế, gậy đánh golf, xe đạp, dụng cụ thí nghiệm…
Titan là nguyên liệu chiến lược cho một nền công nghiệp hiện đại.
Trong những năm qua, ngành Titan Việt Nam chưa được quy hoạch tốt, chủ
yếu xuất khẩu nguyên liệu thô với giá trị thấp. Do vậy, thực hiện Nghị quyết số 02-
NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và
triển khai Luật Khoáng sản 2010, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị kể từ ngày 1/7/2012,
Chính phủ chủ trương không cho xuất khẩu quặng Titan chưa qua chế biến sâu và
việc xuất khẩu phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, các công ty khai thác và chế biến Titan ở dạng thô (quặng
ilmentine) sẽ không được phép xuất khẩu nữa. Để tiếp tục kinh doanh, các công ty
sản xuất Titan sẽ phải nhập khẩu công nghệ sản xuất Xỉ Titan để đáp ứng được tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Tiềm năng tăng trưởng ngành
Theo hiệp hội titan thế giới (ITA), ngành công nghiệp máy bay châu Âu và
Mỹ là nguồn thúc đẩy chính cho nhu cầu tiêu thụ titan thế giới. Với các dự án cho
ứng dụng quốc phòng và máy bay thương mại, mức tiêu thụ titan trên thế giới dự
kiến duy trì mức tăng trưởng ổn định. Nhu cầu tiêu thụ hiện tại của thế giới khoảng
6 triệu tấn, trong đó Trung Quốc cung ứng khoảng 2 triệu tấn, nhưng các doanh
nghiệp Trung Quốc chủ yếu đi nhập khẩu từ các nước lân cận trong đó có Việt Nam.
2.2. Môi trường kinh tế vĩ mô
BMC có rủi ro chính sách cao. Chính sách thuế và quy định xuất nhập khẩu
khoảng sản Ilmenite tác động không nhỏ tới biên lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ
cũng như quy mô sản xuất của BMC. Kể từ năm 2014, ngành sản xuất Titan sẽ chịu
thuế tài nguyên tăng lên 16% (năm 2013, thuế tài nguyên là 11%). Ngoài ra, thuế
xuất khẩu Xỉ Titan hiện ở mức 10% và phí môi trường là 70.000 đồng/tấn ilmenite
khai thác được. Đối với BMC, việc tăng thuế tài nguyên trong năm 2014 sẽ làm cho
chi phí của Công ty tăng thêm khoảng 9 tỷ đồng/năm, tương đương với tỷ lệ tăng
khoảng 4%.
Ngoài ra, Trung Quốc chiếm 94% thị phần xuất khẩu Titan của Việt Nam,
nên các chính sách nhập khẩu và tình hình tăng trưởng kinh tế của nước này cũng
tác động không nhỏ tới đầu ra của doanh nghiệp. Đến đầu năm 2014, giá xuất khẩu
Xỉ Titan còn khoảng 800-900 USD/tấn,giảm khoảng 40% so với năm 2013, ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các công ty xuất khẩu Xỉ Titan. Nguyên nhân
chủ yếu của tình trạng giảm giá là do kinh tế châu Âu suy thoái và kinh tế Trung
Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại.
5
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
2.3. Môi trường cạnh tranh ngành
Hiệp Hội Titan Việt Nam, cho biết, đã có 13 dự án triển khai xây dựng các
nhà máy chế biến sâu titan. Tiên phong là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương
mại Hà Tĩnh đang xúc tiến liên doanh đầu tư nhà máy chế biến sâu titan có công
suất 30.000 tấn/năm với giá trị đầu tư hơn 140 triệu USD. Một số nhà máy luyện xỉ
titan khác cũng đang được triển khai tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Yên, Thừa
Thiên Huế, Bình Định…
Tại Bình Định hiện có khoảng 30 đơn vị có giấy phép khai thác, chế biến
titan với sản lượng đăng ký là 620.000 tấn/năm. Nhưng đến nay, mới chỉ có 3 đơn
vị chế biến sâu Titan là: Công ty Khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên ilmenite),
Công ty Khoáng sản Bình Định (xỉ titan), Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn
(xỉ titan). Sở dĩ các nhà đầu tư còn ngại đầu tư vào chế biến sâu là vì vốn đầu tư quá
cao. Nhưng xu hướng đầu tư chế biến Xỉ Titan đang dần rõ do chính sách cấm xuất
khẩu tinh quặng ilmenite của Nhà nước.
Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh giữa các công ty sản xuất Xỉ Titan ở mức thấp
do nhu cầu thị trường thế giới đối với sản phẩm Titan còn rất cao (đặc biệt là thị
trường Trung Quốc), nên nếu cộng công suất của các nhà máy hiện nay và dự kiến
hoạt động tại Việt Nam thời gian tới vẫn không đủ xuất khẩu.
3. Phân tích doanh nghiệp
3.1. Phân tích cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Đến năm 2014, BMC chỉ thực hiện sản xuất xỉ Titan và sản phẩm phụ là
Gang. Giá trị thu được từ chế biến Xỉ Titan cao hơn so với chế biến Titan thô sẽ
giúp BMC gia tăng được giá trị trên từng đơn vị sản phẩm.
Titan được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chuỗi
giá trị sản xuất của ngành Titan bao gồm nhiều sản phẩm ở những công đoạn khác
nhau. Với cùng một trữ lượng mỏ quặng Titan, doanh nghiệp nào chế biến Titan
càng ở mức sâu thì lợi nhuận thu được càng cao do các sản phẩm Titan tinh chế có
mức giá bán cao hơn rất nhiều lần so với các sản phẩm thô hoặc tinh chế ở mức
thấp hơn. Những sản phẩm cuối cùng của Titan là Titan kim loại (được dùng để sản
xuất máy bay, vệ tinh, xe tăng,…) và Titan bột màu (để sản xuất lớp phủ, sơn, giấy,
…).
Việc BMC chuyển hướng sang sản xuất Xỉ Titan sẽ làm cho tổng doanh thu
từ mỏ quặng Titan hiện có của Công ty tăng gấp 5 lần so với chỉ sản xuất tinh quặng
Titan. Lý do là vì với cùng một đơn vị khối lượng, giá bán Xỉ Titan cao gấp 10 lần
so với giá bán tinh quặng ilmenite trong khi để sản xuất ra 1 tấn Xỉ Titan thì doanh
nghiệp chỉ tiêu hao khoảng 2 tấn tinh quặng ilmenite. Ngoài ra, quá trình sản xuất
6
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
Xỉ Titan còn tạo ra sản phẩm phụ là Gang (Fe 98%) có doanh thu chiếm tỷ trọng
khoảng 20% - 25% trong tổng doanh thu của dây chuyền Xỉ Titan.
3.2. Phân tích SWOT
a. Điểm mạnh
Trong hoạt động kinh doanh: BMC Là doanh nghiệp uy tín trong ngành,
sản phẩm xỉ titan của công ty được nhiều khách hàng tại thị trường quốc tế quan
tâm như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu.
BMC là một trong ít các doanh nghiệp khai khoáng có thể sản xuất được
xỉ Titan: Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có hàng trăm công ty sản xuất ilmentie
(sản phẩm thô), nhưng chỉ có khoảng 5 công ty sản xuất được Xỉ Titan (titan tinh
chế), trong đó có BMC. Cùng với chính sách cấm xuất khẩu quặng Titan thô, BMC
trở thành một trong những doanh nghiệp đầu ngành chi phối hoạt động sản xuất
Titan trong nước.
Trữ lượng mỏ và nguồn nguyên liệu đầu vào lớn: Quy mô mỏ hiện tại của
BMC còn trữ lượng khoảng 460.000 tấn, có khả năng đảm bảo nguyên liệu cho
BMC sản xuất Titan trong vòng 8-9 năm. Mặt khác, BMC đang hoạt động ở miền
Trung nơi có rất nhiều các công ty khai khoáng quặng Titan thô khác nên BMC vẫn
có thể chủ động nhập nguồn nguyên liệu đầu vào nếu mỏ của công ty đã khai thác
hết.
Thị trường đa dạng: Thị trường tiêu thụ chính của BMC là Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Malaysia với tỷ trọng các thị trường ở mức tương
đương nhau. Vì vậy rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống rất nhiều.
b. Điểm yếu
Sản phẩm không đa dạng: trong chuỗi sản phẩm sản xuất quặng Titan thì
BMC cũng như các doanh nghiệp đầu ngành khác vẫn chỉ dừng lại ở sản xuất Xỉ
Titan xuất khẩu dẫn tới gặp rủi ro rất lớn từ sự thay đổi của thị trường. Cụ thể là giá
Xỉ Titan đã giảm 40% đầu năm 2014 do nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm dẫn tới
giảm doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Năm 2014, BMC chỉ đặt mục
tiêu lợi nhuận sau thuế là 24 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2013.
c. Cơ hội
Gia tăng giá trị sản phẩm: Trong chuỗi sản phẩm quặng Titan thì BMC mới
chỉ sản xuất được xỉ Titan là sản phẩm thứ 3 trong chuỗi sản phẩm. Các sản phẩm
càng ở mức tinh chế cao thì giá trị càng tăng lên rất lớn. Giá các sản phẩm trong
chuỗi giá trị sản xuất Titan (USD/tấn) – nguồn BVSC:
7
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
Vì vậy trong những năm tiếp theo, BMC có cơ hội rất lớn để đầu tư nâng cấp
sản phẩm trong chuỗi giá trị nhằm gia tăng biên lợi nhuận.
Nhu cầu Titan ở mức cao: Nhu cầu tiêu thụ Titan trên thế giới được dự báo
sẽ còn tăng cao trong những năm tới, đặc biệt là ở ngành công nghiệp sản xuất máy
bay dân dụng và công nghiệp quốc phòng. Đây chính là cơ hội lớn để ngành khai
khoáng Titan Việt Nam tiếp tục phát triển.
d. Thách thức
Chính sách thay đổi: các chính sách của nhà nước quy định về xuất khẩu và
thuế đối với ngành khoáng sản luôn những sự thay đổi khó lường gây ảnh hưởng rất
lớn tới tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành, làm tăng chi
phí và tăng tồn kho. Với chính sách cấm xuất khẩu quặng Titan thô vào năm 2012
đã khiến BMC tồn kho tới 34.000 tấn quặng trong năm 2013. Với thuế tài nguyên
tăng lên 16% vào năm 2014 và phí môi trường là 70.000 đồng/tấn làm cho chi phí
của BMC ước tăng 9 tỷ đồng/năm từ năm 2014.
Suy thoái kinh tế: Tình hình Châu Âu suy thoái và sự suy giảm tăng trưởng
ở Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu quặng Titan làm giá xuất khẩu
giảm khoảng 40% đầu năm 2014. Kết quả là làm giảm doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp trong khi sản lượng vẫn tiếp tục tăng.
4. Phân tích chỉ tiêu tài chính
4.1. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 2013
Giá trị cổ phiếu cuối năm VNĐ
8
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
Thu nhập trên mỗi cổ phần
(EPS)
VNĐ 2.815 11.062 7.771 6.450
PE 8,95 2,32 6,28 6,24
Giá trị sổ sách 14.636 22.757 16.430 17.306
EBIT
Tỷ
VNĐ
30 115 112 100
4.2. Các chỉ số thanh toán
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Hệ số thanh toán hiện thời
(Current Ratio)
2,48 3,17 2,47 2,89
Hệ số thanh toán nhanh
(Current Ratio)
1,74 2,83 1,23 1,66
Hệ số thanh toán tức thời
(Cash Ratio)
1,05 0,70 0,26 0,83
4.3. Các chỉ số cơ cấu tài chính
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Hệ số nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu
(Debt-to-Equity Ratio)
0,08 0,05 0,04 0,04
Hệ số tổng nợ trên tổng tài sản (Total
Debt Ratio)
0,29 0,27 0,25 0,21
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
(Coverage Ratio)
1.372,83 32.156,25 - 2.979,45
Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2013 là 21% ở mức thấp và hệ
số khả năng thanh toán lãi vay là 2.979,45 (ở mức rất cao) cho thấy tình hình tài
chính của BMC rất lành mạnh. Các hệ số thanh toán đều ở mức trên 1 và xấp xỉ 1
nên khả năng thanh khoản của BMC tương đối tốt.
4.4. Các chỉ số lợi nhuận
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit
Margin)
35,49% 42,23% 48,27% 38,60%
Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh 24,26% 37,34% 33,79% 26,52%
9
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
(Operating Profit Margin)
Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net Profit
Margin)
28,34% 37,21% 33,60% 26,47%
ROA 14,47% 47,23% 32,69% 29,43%
ROE 19,28% 61,47% 44,12% 38,28%
Khả năng sinh lợi của Vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỉ suất này đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu, 1đ vốn chủ
sở hữu bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông. Mục tiêu của nhà đầu tư là
ROE càng tăng càng tốt
ROE = (Lợi nhuận ròng / VCSH bình quân) * 100%
Thông số này tuy đã giảm từ năm 2011 tuy nhiên vẫn ở mức cao. Điều đó
chứng tỏ là hoạt động kinh doanh của công ty vẫn được duy trì tốt, công ty đã tạo ra
nhiều giá trị từ đồng vốn đầu tư ban đầu.
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đầu tư, được xác định
bằng công thức: Lợi nhuận sau thuế chia tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này cho
biết ứng với 100 đồng tài sản đầu tư bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Dựa vào bảng số liệu ta thấy, ROA của công ty có xu hướng giảm từ năm
2011, tuy nhiên vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty vẫn đang hoạt động tốt.
Việc chỉ số ROE và ROA có xu hướng giảm từ năm 2011 thể thiện rõ hiệu
quả kinh doanh của công ty bị tác động rất lớn bởi tình hình suy thoái kinh tế thế
giới, Châu Âu rơi vào suy thoái trầm trọng và sự giảm tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc.
4.5. Các chỉ số tăng trưởng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Tăng trưởng doanh thu 20,63% 193,52% 7,15% 12,49%
Tăng trưởng lợi nhuận 7,59% 292,91% (5,47%) (7,37%)
Tăng trưởng EPS 7,59% 292,91% (30,03%) (16,57%)
Theo bảng số liệu thì doanh thu của công ty vẫn đang tăng tưởng nhưng có
xu thế giảm dần từ năm 2011. Song song, tăng trưởng lợi nhuận và tăng trưởng EPS
đã có giá trị âm từ năm 2012. Điều đó thể hiện tình hình khó khăn trong suy thoái
kinh tế khi mà sản lượng làm ra của công ty vẫn tiếp tục tăng nhưng lợi nhuận lại
giảm do giá bán sản phẩm hạ.
10
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
5. Phân tích định giá cổ phiếu
Các dữ liệu được lấy theo báo cáo tài chính năm các năm 2010, 2011, 2012,
2013 đã được kiểm toán.
Năm
2010 2011 2012 2013
Lợi nhuận sau
thuế
23.259.546.877 91.388.283.408 86.391.914.124 80.020.596.646
Cổ tức 18.176.004.000 24.785.460.000 49.570.520.000
Số lượng cổ phiếu 8.261.820 8.261.820 12.392.630 12.392.630
Vốn chủ sở hữu
bq
82.618.200.000 82.618.200.000 103.272.750.000
123.926.300.00
0
Định giá theo mô hình chiết khấu cổ tức DDM (Devidend Discount Model)
Năm
2010 2011 2012 2013
EPS
2.815 11.062 7.771 6.450
DPS 0 2.200 3.000 4.000
ROE
19,28% 61,47% 44,12% 38,28%
ROEtb = 40,7875%
b 100% 80,11% 61,39% 37.98%
btb = 69.87%
g 34,84%
Trong đó:
- b: tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
-g: tốc độ tăng trưởng cổ tức của Doanh nghiệp
Xác định lãi suất chiết khấu theo phương pháp CAPM:
Công thức: r = r
f
+ β*(r
m
- r
f
)
Trong đó:
- r
f
: lãi suất phi rủi ro, lấy bằng lãi suất tín phiếu kho bạc tại phiên
đấu giá đợt 14/1/2014: r
f
= 6,04%/năm
- r
m
: lợi suất trung bình năm của thị trường, tính theo lợi suất của chỉ
số VNIndex từ ngày 31/12/2009 đến 31/12/2013
- β: hệ số bê ta của BMC, độ nhạy của giá BMC so với thị trường
r
f
6,04%
r
m
0,09%
β -0,89
r 11,33%
11
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
Sử dụng mô hình 2 giai đoạn: Kỳ vọng số năm tăng trưởng liên tiêp với tốc
độ g là n năm, từ năm thứ (n+1) trở đi công ty không tăng trưởng. Ta có:
Theo tình hình thực tế, giả sử KBC g kỳ vọng số năm tăng trưởng liên tiếp
với tốc độ g là 10 năm
Div1 = 1450
g = 34,84%
r = 11,33%
n = 10
V
0
= 100.203 VNĐ
Nhận xét: Giá thị trường của BMC ngày 3/6/2014 là 29.700 VNĐ, mức giá
được định trên là rất cao so với giá cổ phiếu hiện tại của BMC trên thị trường. Việc
định giá cổ phiếu trên cơ sở dự đoán dòng tiền trong tương lai, tuy nhiên lĩnh vực
kinh doanh của BMC đang bị tác động rất xấu bởi suy thoái kinh tế. Sự chênh lệch
rất lớn giữa giá được định giá và giá thực tế cho thấy thị trường đang phản ánh
những những tác động xấu này và rất bám sát thực tế khi kế hoạch kinh doanh năm
2014 mà BMC công bố rất tiêu cực – kế hoạch lợi nhuận giảm 70% so với năm
2013.
12
Lớp TCNH 19D Tiểu luận Phân tích và Quản trị đầu tư
KẾT LUẬN
Mỗi công cụ định giá cổ phiếu đều có những mặt tích cực và hạn chế. Tuy
nhiên phương pháp định giá cổ phiếu sẽ hiệu quả hơn khi được áp dụng trong mô
hình thị trường hoàn hảo. Nhà đầu tư chứng khoán sẽ thu được lợi nhuận tốt nếu
biết kết hợp sử dụng phương pháp định giá cổ phiếu với việc phân tích, đánh giá
tình hình thực tế của thị trường cũng như của mã chứng khoán đang đầu tư. Đặc
biệt trong thị trường chứng khoán Việt Nam, thị trường chứng khoán mới phát
triển, còn tồn tại nhiều hạn chế, các nhà đầu tư rất cần bản lĩnh và sự tỉnh táo để có
được những quyết định đầu tư đúng đắn. Áp dụng công cụ định giá cổ phiếu hay dự
đoán giá cổ phiếu bằng các thông tin trên thị trường đều không đem lại hiệu quả cao
nhất khi các nhà đầu tư hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư vừa am hiểu lý thuyết định giá cổ phiếu,
vừa nhạy bén và tỉnh táo trước mọi luồng thông tin trên thị trường. Có như thế việc
sử dụng công cụ định giá cổ phiếu mới đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử
dụng.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, em mới chỉ tìm hiểu mô hình định giá cổ
phiếu căn bản nhất, mô hình này phần nào đã phản ánh được giá trị của cổ phiếu tại
một khoảng thời gian nhất định. Kết quả tính toán giá cổ phiếu có thể thay đổi nếu
những giả thiết hoặc các yếu tố cấu thành công thức định giá thay đổi.
Trong trường hợp thị trường hoặc chính mã cổ phiếu được định giá có những
biến động bất ngờ thì cách tính toán này hoàn toàn có thể xuất hiện sai số và chỉ
mang tính tham khảo trong quyết định đầu tư. Chính vì vậy, mỗi nhà đầu tư khi
quyết định đưa đồng vốn của mình vào thị trường, rất cần vận dụng linh hoạt giữa
đánh giá kỹ thuật và đanh giá thông tin trên thị trường để đạt được hiệu quả đầu tư
cao nhất. Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế, tiểu luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy giáo và các
bạn để tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
13