Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh của đoàn trường THPT Bá Thước 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.77 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỀN NẾP ĐOÀN VIÊN THANH
NIÊN HỌC SINH CỦA ĐOÀN TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3’’
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỀ NẾP ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN HỌC
SINH CỦA ĐOÀN TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
I. Đặt vấn đề:
Hoạt động Đoàn trong trường học không chỉ để tập hợp đoàn viên thanh niên, bồi
dưỡng và nâng cao lí tưởng sống của tuổi trẻ mà quan trọng hơn là góp phần cùng nhà
trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình đó là nâng cao chất lượng dạy và học.
Sau nhiều năm trực tiếp giữ chức vụ Bí thư đoàn trường và được Chi bộ Đảng, Ban giám
hiệu giao nhiệm vụ trong việc tổ chức, quản lý nền nếp của đoàn viên thanh niên trong
nhà trường, từ trãi nghiệm thực tế nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, trong những năm gần
đây trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa đã ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề tư tưởng, đạo đức, lối sống và sự hình thành nhân cách của
đoàn viên thanh niên. Một thực trạng không thể phủ nhận ở các nhà trường THPT hiện
nay, đó là tình trạng một bộ phận không nhỏ đoàn viên thanh niên ngày càng suy thoái về
mặt đạo đức, lối sống, vi phạm các tệ nạn xã hội, nội qui, qui định nền nếp của nhà
trường như: thường xuyên bỏ tiết, vắng học la cà hàng quán, chơi games, tụ tập uống
rượu, hút thuốc, thậm trí còn vô lễ với giáo viên, “kéo bè kéo cánh” gây bạo lực học
đường…Thực trạng đó đang là mối lo ngại rất lớn đối với nhà trường – gia đình – xã hội.
Đối với nhà trường thì đây là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy – học,
cũng như quản lý nền nếp của học sinh.
Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy vai trò của công tác xây dựng nền nếp trong nhà
trường rất quan trọng, nó là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy-
học và hiệu quả hoạt động của nhà trường phổ thông. Sau nhiều năm làm Bí thư đoàn
trường, trực tiếp được giao nhiệm vụ quản lý nền nếp của đoàn viên thanh niên tôi xin
mạnh dạn đề xuất: “ Một số biện pháp quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên học sinh
của Đoàn trường THPT Bá Thước 3’’ .
II . Những nội dung và giải pháp thực hiện:
1. Công tác tham mưu, nắm bắt chủ trương, kế hoạch của Chi bộ Đảng và Ban giám


hiệu nhà trường:
Đoàn trường phải thường xuyên tham mưu cho Chi bộ, Ban giám hiệu trong các
hoạt động cũng như việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nắm bắt chủ trương, kế hoạch để triển khai và thực hiện kịp thời các kế hoạch của
cấp trên. Có như vậy Đoàn trường mới thực hiện và làm tốt công việc của mình.
2. Đối với cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Đoàn:
Tôi cho rằng đây là một trong những khâu rất quan trọng góp phần thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ của Đoàn trường trong năm học, cũng như trong quản lý nền nếp của đoàn
viên thanh niên.
Vậy làm thế nào để có một đội ngũ cán bộ Đoàn có năng lực, thật sự nhiệt huyết
với hoạt động này?.
Thứ nhất: Trước khi tiến hành Đại hội để hoàn chỉnh cơ cấu nhân sự đầu năm học,
người Bí thư khoá cũ phải tham mưu cho Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường làm sao để
chọn được một đội ngũ Ban chấp hành đoàn thực sự có năng lực và nhiệt huyết. Tuyệt
đối không vì cả nể mà đưa những người không có năng lực, thiếu sự nhiệt tình vào Ban
chấp hành. Trong đó đặc biệt là đội ngũ trực tiếp phụ trách nền nếp của đoàn trường (Đội
cờ đỏ).
Thứ hai: Ngay từ đầu năm học, Ban chấp hành đoàn trường phải họp để thống nhất
và xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả một năm học, trong đó nhất thiết phải xây dựng
được kế hoạch cụ thể về nền nếp cho từng tuần, từng tháng và cả năm học. Nếu có những
hoạt động không tiến hành được ở cấp Đoàn trường thì phải tiến hành được ở cấp Chi
đoàn. Tránh trường hợp đánh trống bỏ dùi, hoặc Bí thư thì làm quá nhiều việc trong khi
các Phó bí thư và uỷ viên lại không có việc để làm.
Thứ ba: Ban chấp hành mà trực tiếp là Bí thư phải lãnh đạo về mặt tư tưởng, phải
nắm bắt được tư tưởng của đoàn viên thanh niên để kịp thời điều chỉnh chủ trương, kế
hoạch cho phù hợp, tránh làm việc quan liêu, xa rời đoàn viên thanh niên. Muốn vậy bằng
nhiều cách phải thường xuyên tiếp xúc để lắng nghe tiếng nói từ đoàn viên thanh niên.
Thứ tư: Ban chấp hành nói chung, Bí thư Đoàn nói riêng phải có nhiều kĩ năng cần
thiết, có khả năng dàn dựng và đạo diễn được những hoạt động bề nổi của Đoàn. Tuyệt
đối tránh trường hợp ỷ lại, trông chờ vào nhà trường.

Thứ năm: Ban chấp hành đoàn phải chú trọng đến việc rèn luyện kiến thức văn hoá
thu hút được đoàn viên thanh niên. Muốn vậy cần có kế hoạch tổ chức các sân chơi kiến
thức như "Âm vang xứ Thanh", hay "Rung chuông vàng" cấp trường, tổ chức các hoạt
động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn: 20/11, 26/03…
Thứ sáu: Muốn thực hiện thắng lợi những kế hoạch đã đề ra, Đoàn trường nhất thiết
phải tổ chức sinh hoạt thường xuyên và định kỳ theo kế hoạch để làm tốt công tác đánh
giá, xếp loại nền nếp của đoàn viên thanh niên và của các chi đoàn.
Thứ bảy: Ban thường vụ đoàn trường, nhất là Bí thư đoàn trường phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, dám sát quá trình phân công và thực hiện nhiệm vụ của các
đồng chí uỷ viên. Nhắc nhở, phê bình và kiểm điểm nghiêm khắc các đồng chí vi phạm
không thực hiện nhiệm vụ phân công, đặc biệt là quên lịch trực nền nếp theo sự phân
công của đội cờ đỏ. Kiểm tra thực hiện nền nếp thường xuyên, mạnh dạn xử lý những
đoàn viên thanh niên vi phạm.
3. Đối với ban nền nếp và đội cờ đỏ:
Đây là lực lượng trực tiếp tham gia quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên. Thành
phần của ban nền nếp và đội cờ đỏ là các đồng chí trong Ban chấp hành đoàn trường và
những đoàn viên học sinh gương mẫu, tích cực.
Xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn, vất vả, nên việc lựa chọn
các thành viên phải được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng.Tiêu trí đầu tiên trong việc lựa
chọn họ phải là những người trẻ, nhiệt huyết, có uy tín với đoàn viên thanh niên.
Đối với các đồng chí là giáo viên tham gia trực, ngoài công tác chuyên môn, theo
sự phân công của Ban giám hiệu, giáo viên tham gia trực một buổi trong một tuần. Lịch
trực do đội cờ đỏ phân công nhưng phải phù hợp với từng thành viên trong Chi Đoàn
( Đảm bảo chuyên môn, sinh hoạt gia đình), buổi trực của Đoàn viên giáo viên phải
không có tiết dạy để buổi trực đạt kết quả cao, Ban chấp hành đoàn trường tham mưu với
Ban giám hiệu đề ra quy định trực với Đoàn viên giáo viên. Trong quá trình học tập vui
chơi, xuất phát từ tâm sinh lý lứa tuối, đoàn viên thanh niên có những xích mích nhỏ, vi
phạm tác phong, nội quy của nhà trường, những tình huống đó xảy ra trong phiên trực
của Đoàn viên giáo viên nào thì Đoàn viên đó xử lý sơ bộ rồi trao đổi với giáo viên chủ
nhiệm, Ban thường vụ đoàn trường để giải quyết kịp thời và triệt để.

Nhiệm vụ của các đồng chí giáo viên trực, ngoài khu vực trong trường ra còn phải
thường xuyên kiểm tra khu vực ngoài trường, đặc biệt là các hàng quán, chơi bi a, chơi
điện tử để phát hiện và xử lý kịp thời các đoàn viên thanh niên vi phạm nền nếp, vi
phạm các tệ nạ xã hội
Đối với các đoàn viên thanh niên là học sinh tham gia trực. Mỗi chi đoàn sẽ phân
công một thành viên trong đội cờ đỏ trực tiếp theo dõi, ghi chép và đánh giá, xếp loại.
Lịch trực sẽ thay đổi theo từng tuần do đội trưởng đội cờ đỏ phân công, để trách tình
trạng theo dõi thiếu khách quan, đảm bảo công bằng, dân chủ, công khai. Cuối mỗi buổi
học các thành viên được phân công theo dõi sẽ công khai kết quả theo dõi niêm yết tại
bảng tin nền nếp của Đoàn trường. Cuối mỗi tuần thì nộp lại kết quả theo dõi ( có mẫu
đính kèm) cho đội trưởng đội cờ đỏ và sau đó tiến hành giao ban để tổng hợp, đánh giá,
rút kinh nghiệm và triển khai lịch trực tuần sau.
Sau khi có kết quả theo dõi cụ thể hàng tuần, đội trưởng đội cờ đỏ sẽ chuyển lại cho
giáo viên trực ban để tổng hợp kết quả nền nếp chung của toàn trường, nhằm đánh giá,
xếp loại và thông báo trong tiết chào cờ. Những tuần có nhiều vấn đề nổi cộm cần trao
đổi trước chào cờ thì Bí thư đoàn trường xin lịch của Ban giám hiệu giành thời gian nhất
định để trực tiếp thông báo, trao đổi trong tiết chào cờ.
Với cách làm này, thì mọi kết quả theo dõi nền nếp của đoàn viên thanh niên sẽ rất
cụ thể, công khai, đặc biệt đối với các đoàn viên thanh niên vi phạm và các chi đoàn bị
trừ nhiều điểm, giáo viên chủ nhiệm sẽ căn cứ vào đó để có biện pháp điều chỉnh, ngăn
chặn kịp thời việc vi phạm nền nếp của từng học sinh trong lớp. Cách đánh giá, xếp loại,
cho điểm của các lớp sẽ rất công bằng, chính xác thuận lợi cho giáo viên trực ban trong
việc tổng hợp và xếp loại tuần. Ban thi đua và Ban giám hiệu, trên cơ sở đó có thể nắm
bắt cụ thể tình hình nền nếp của toàn trường và của học sinh để có biện pháp và điều
chỉnh cách thức quản lý việc dạy - học. 4.Công tác phối kết hợp với giáo viên chủ
nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý học sinh của lớp, vì vậy Đoàn
trường muốn tổ chức, quản lý tốt được nền nếp của đoàn viên thanh niên thì cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm.
Ngay từ đầu năm học, khi được Chi bộ và Ban giám hiệu giao nhiệm vụ xây dựng

tiêu trí đánh giá, xếp loại nền nếp học sinh, thì tổ chức đoàn phải xây dựng dự thảo về
tiêu trí đánh giá, xếp loại thi đua nền nếp học sinh và thông qua hội đồng giáo dục nhà
trường. Sau khi đã được Hội đồng giáo dục, đặc biệt là tổ chủ nhiệm thống nhất. Thì
trước hết Đoàn trường phải triển khai tiêu trí này đến giáo viên chủ nhiệm và toàn bộ
đoàn viên thanh niên. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào tiêu trí đánh giá xếp loại nền nếp
của Đoàn trường để xây dựng nội qui của lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm có những cách
thức và phương pháp chủ nhiệm khác nhau nhưng phải đảm bảo các tiêu trí đánh giá, xếp
loại nền nếp chung của đoàn trường ( có phụ lục đính kèm).
Để giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện nền nếp của lớp,
thì Đội cờ đỏ cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm những đoàn viên thanh niên thường
xuyên vi phạm nền nếp của đoàn trường. Trên cơ sở đó tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên
có thể căn cứ vào mức độ vi phạm của học sinh để có những hình thức xử lý phù hợp:
phạt lao động, thông báo đến phụ huynh học sinh, xếp loại hạnh kiểm tháng Những
trường hợp vi phạm đã xử lý nhiều lần ở lớp mà vẫn tái phạm thì đề nghị lên Đoàn trường
để Đoàn trường xử lý. Cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh các học sinh vi phạm thì
mới chấm dứt được tình trạng vi phạm nền nếp đoàn viên thanh niên.
Để công tác quản lý, giáo dục nền nếp học sinh của giáo viên chủ nhiệm đạt hiệu
quả cao, mỗi năm Đoàn trường mở từ 1 đến 2 lớp đối tượng Đoàn. Việc lựa chọn những
thanh niên ưu tú đi học, Đoàn trường uỷ quyền cho giáo viên chủ nhiệm trong việc xem
xét cử thanh niên đi học cảm tình Đoàn, sau đó đề xuất lên Ban chấp hành đoàn trường để
Đoàn trường xem xét và kết nạp. Tôi cho rằng, đây là một biện pháp khá hiệu quả để giáo
viên có thể căn cứ vào đó mà quản lý và giáo dục đạo đức học sinh được dễ ràng hơn. Vì
thực tế cho thấy, một học sinh có thể rất ngại học, ngại rèn luyện, nhưng các em rất mong
muốn được kết nạp vào Đoàn, vì có thể là liên quan đến hồ sơ xin việc sau này của các
em.
Một thực tế cho thấy, nếu giáo viên chủ nhiệm thường xuyên lên sinh hoạt 15 phút
đầu buổi học và thực hiện sinh hoạt cuối tuần một cách có kế hoạch thì nền nếp của lớp
đó sẽ rất ổn định. Từ thực tế đó, Đoàn trường đưa tiêu trí qui định mỗi giáo viên chủ
nhiệm phải lên sinh hoạt 15 phút đầu buổi với lớp ít nhất 3 buổi/tuần ( trừ tiết chào cờ và
tiết sinh hoạt cuối tuần). Qua đó việc phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm

diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn rất nhiều.
5. Công tác phối kết hợp với giáo viên bộ môn:
Nếu việc quản lý nền nếp học sinh mà chỉ có tổ chức Đoàn và giáo viên chủ nhiệm
thì sẽ vô cùng khó khăn. Bởi vì, không phải lúc nào Đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm
cũng có mặt bên cạnh để quản lý nền nếp học sinh được. Do vậy, việc quản lý nền nếp
học sinh cần có sự phối kết hợp của giáo viên bộ môn.
Đối với nền nếp trong giờ học, chúng tôi mong muốn nhận được sự giúp đỡ của
giáo viên bộ môn bằng cách đầu mỗi giờ học, giáo viên bộ môn kiểm tra và đề nghị học
sinh thực hiện việc đeo thẻ học sinh, mặc đồng phục đúng quy định, sơ vin, có đi dép lê
hay sử dụng điện thoại hay không. Những trường hợp học sinh vi phạm trong giờ lên lớp
của giáo viên bộ môn nếu ngoài khả năng xử lý thì có thể trao đổi trực tiếp với các đồng
chí trong đội cờ đỏ và Ban thường vụ Đoàn trường để xử lý.
Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn dạy của mình việc tuyên
truyền ý thức, trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của học sinh.
Tôi tin rằng nếu Đoàn trường – Giáo viên chủ nhiệm – Giáo viên bộ môn phối hợp tốt
cùng tham gia quản lý thì nền nếp học sinh ở các nhà trường sẽ nhanh chóng đi vào nội
qui và đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.
6. Đối với đội ngũ Ban chấp hành các chi đoàn:
Làm sao để có Ban chấp hành các chi đoàn hoạt động và thực hiện một cách có
hiệu quả nhiệm vụ của mình? Theo tôi cần phải xây dựng được một Ban chấp hành đảm
bảo các điều kiện sau:
Thứ nhất: Phải xây dựng đội ngũ Ban chấp hành có phẩm chất đạo đức tốt, có lối
sống lành mạnh, có khả năng phát huy được sức mạnh đoàn kết của đoàn viên thanh niên,
có năng lực tham mưa cho đoàn cấp trên.
Thứ hai: Ban chấp hành chi đoàn, phải có sự chủ động, tích cực trong công tác,
sáng tạo, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động . Thực hiện việc theo dõi, đánh giá, phân
loại đoàn viên thanh niên hàng tháng, học kỳ và cả năm một cách khách quan, công bằng,
dân chủ và công khai. Qua đó góp phần tác động đến ý thức thực hiện nền nếp của đoàn
viên thanh niên.
Thứ ba: Chú trọng mở rộng các hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong

nghiệp vụ công tác đoàn từ những chi đoàn khác.
Thứ tư: Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích của đoàn viên thanh niên trong chi
đoàn, duy trì, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao thông qua
nhiều hình thức như: giao lưu, tổ chức các buổi toạ đàm
Bên cạnh sự cố gắng của Ban chấp hành các chi đoàn, Đoàn trường phải thường
xuyên quan tâm, phối hợp với các chi đoàn để tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực
hoạt động, phẩm chất đạo đức, từ đó xây dựng một đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn có
trình độ, có lòng nhiệt huyết và trách nhiệm để dẫn dắt chi đoàn đi lên.
7. Các biện pháp nhằm động viên Ban chấp hành Đoàn trường và Đội cờ đỏ nhiệt
tình tham gia công tác quản lý nền nếp đoàn viên thanh niên:
Như chúng ta đã biết, đội ngũ cán bộ đoàn ở các nhà trường chỉ làm công tác kiêm
nhiệm, chứ không phải cán bộ Đoàn chuyên trách. Ngoài Bí thư và Phó bí thư Đoàn
trường được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương với tổ trưởng và tổ phó chuyên
môn ra, còn lại là không được hưởng, nên nhiều Đoàn viên có thể thắc mắc và chưa nhiệt
tình. Do đó công tác tư tưởng cho Đoàn viên giáo viên phải đặt lên hàng đầu. Phải làm
cho Đoàn viên giáo viên nhận thức những công việc này là việc đáng làm, nên làm vì vai
trò của Đoàn là xung kích, tình nguyện và cống hiến, qua đó để tự rèn luyện bản thân.
Khi họ đã thông tư tưởng, tâm lý thoải mái thì Đoàn viên sẽ rất nhiệt tình trong công việc
này.
Muốn vậy, Ban chấp hành đoàn trường phải tham mưu cho Ban giám hiệu xếp thời
khóa biểu sao cho Đoàn viên giáo viên trong tuần có một ngày trống tiết để Đoàn viên
nghỉ dạy và tham gia trực. Trong phiên trực Đoàn viên giáo viên có thể tự xử lý mọi tình
huống cần thiết phát huy quyền chủ động và năng lực của bản thân.
Ngoài ra Ban chấp hành Đoàn trường còn hỗ trợ các thành viên là học sinh tham
gia Đội cờ đỏ: không phải đóng góp các khoản liên quan đến Đoàn, tham mưu cho nhà
trường trong việc miễn giảm lao động, tặng sổ lưu niệm và tặng quà cho các đồng chí
trong các dịp lễ ( tết nguyên Đán, 20/11, 26/03 ). Qua đó, phần nào khích lệ và động
viên họ tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc được giao.
Đoàn trường cần làm tốt công tác tham mưu cho Chi bộ Đảng trong việc ưu tiên
cho các Đoàn viên giáo viên tham gia quản lý nền nếp tốt được đi học lớp đối tượng và

xem xét kết nạp Đảng.
Đây là những biện pháp mặc dù không giải quyết được nhiều về vật chất đối với
Ban nền nếp và Đội cờ đỏ, nhưng dù sao nó cũng góp phần động viên, khích lệ và tăng
cường trách nhiệm khi được phân công công việc.
8. Một số giải pháp khác:
Song song với các hoạt động trong trường, Đoàn trường cũng chủ động tổ chức
những buổi giao lưu, giao ban, kết nghĩa với các Đoàn trường bạn và chi Đoàn thôn (như
thôn Đòn, thôn Đủ…) gần địa bàn trường đóng nhằm khoanh vùng, nhận diện và phối
hợp giáo dục những học sinh, thanh niên cá biệt chậm tiến.
Xuất phát từ đặc thù của các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa là đoàn viên thanh
niên và nhân dân rất thích và say mê với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao. Vì vậy, hàng năm, đặc biệt vào các dịp lễ lớn như 20/11, 26/03… Đoàn trường tổ
chức các hoạt động lưu diễn văn nghệ, bóng đá, ném còn, bắn nỏ… những hoạt động này
gắn liền với bản sắc văn hóa của người Thái, người Mường nên đã được đoàn viên thanh
niên tích cực hưởng ứng và thu hút đông đảo nhân dân về xem. Qua đó, góp phần nâng
cao hình ảnh của Đoàn trường và tạo niềm vui, sự hứng thú cho đoàn viên thanh niên đến
lớp đến trường, từng bước hạn chế, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Hàng năm Đoàn trường phối hợp với Hội chữ thập đỏ mời cán bộ bệnh viện huyện
trực tiếp vào tư vấn sức khỏe sinh sản vị thành niên cho nữ sinh. Đồng thời phân công
các đồng chí nữ trong chi đoàn giáo viên phụ trách ban nữ sinh. Ban nữ sinh thường
xuyên trao đổi để nắm bắt tâm tư, tình cảm của đoàn viên thanh niên nữ. Qua đó, chuyện
trò, tư vấn về sức khỏe sinh sản cho các em. Nhờ hoạt động này mà trong những năm gần
đây, tình trạng đoàn viên thanh niên bỏ học giữa chừng để lấy chồng, lập ra đình đã hạn
chế rất nhiều.
Đoàn cần phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh và chính quyền địa phương, đặc biệt
là các tổ an ninh trật tự các thôn, xóm nơi trường đóng để nắm vững đối tượng, kịp thời
xử lý các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật của đoàn viên thanh niên để có kế hoạch giáo
dục phù hợp.
Xây dựng Hòm thư "Nơi sẻ chia tâm sự" , thông qua hòm thư này Đoàn trường có
thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và phần nào giải đáp những thắc mắc thầm kín về

tâm, sinh lí của lứa tuổi mới lớn cho đoàn viên thanh niên.
Sử dụng hệ thống loa phát thanh trường học trong các giờ ra chơi để thông báo
thường xuyên các trường hợp đoàn viên thanh niên vi phạm, góp phần tích cực trong việc
tác động đến ý thức thực hiện nền nếp của đoàn viên thanh niên.
III . Những kết quả đạt được:
1.Về công tác tư tưởng, đạo đức, lối sống của đoàn viên thanh niên:
- Khắc phục được tình trạng thường xuyên đi học chậm, thực hiện nghiêm túc nội quy,
quy định của nhà trường, đoàn trường .
- Vào lớp đúng giờ, nghiêm túc trong học tập, có ý thức tốt trong sinh hoạt tự quản.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh tập thể, bảo quản tài sản chung.
- Hiện tượng đoàn viên thanh niên vi phạm pháp luật, an toàn giao thông đã giảm đi rất
nhiều.
- Đoàn viên thanh niên ít vắng học, bỏ giờ, bỏ tiết, gia đình học sinh rất quan tâm đến
công tác giáo dục.
- Được giáo viên chủ nhiệm và đoàn viên thanh niên chấp nhận hình thức xây dựng nền
nếp của Đoàn trường .
- Kết quả nền nếp, đạo đức tác phong của học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ:
Năm học Tổng số học sinh
Hạnh kiểm tốt, khá
( SL, TL)
Hạnh kiểm TB, yếu
( SL, TL)
2008 – 2009 702 615 = 87.6% 87 = 12.4%
2009 – 2010 640 630 = 88.7% 72 = 11.3%
2010 – 2011 619 497 = 89.9% 63 = 10.1%
2011 – 2012 605 542 = 90.8% 57 = 9.2%
2012 - 2013 485 433 = 92.2% 32 = 7.8%
2. Chất lượng dạy - học của nhà trường:
- Chất lượng dạy học có chuyển biến tích cực, giáo viên quan tâm nhiều hơn đến công tác
chủ nhiệm và công tác Đoàn.

- Hiệu quả công việc được cải thiện rõ nét.
- Tập thể sư phạm gắn kết nhau, tương trợ nhau vì nhiệm vụ chung của nhà trường.
- Phát huy được tất cả các thế mạnh của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ.
- Chất lượng học tập của học sinh có xu hướng tiến bộ rõ nét: học lực giỏi, khá tăng lên,
học lực yếu kém giảm dần theo từng năm:
Năm học Tổng số học sinh
Học lực giỏi, khá
( SL, TL)
Học lực yếu, kém
( SL, TL)
2008 – 2009 702 102 = 14.5% 78 = 11.1%
2009 – 2010 640 119 = 18.6% 67 = 10.5%
2010 – 2011 619 136 = 22% 54 = 8.7%
2011 – 2012 605 124 = 20.5% 52 = 8.6%
2012 - 2013 485 132 = 27.2% 48 = 9.9%
- Chất lượng đào tạo mũi nhọn, tỷ lệ học sinh giỏi văn hoá, TD, GDQP cấp tỉnh, đỗ vào
các trường ĐH, CĐ ngày càng có nhiều chuyển biến rõ nét:
Qua số liệu thống kê trên cho thấy, kết quả đạt được như trên, đó là sản phẩm của
cả tập thể sư phạm nhà trường, trong đó vai trò quản lý nền nếp của Đoàn trường là hết
sức quan trọng. Do đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng một Đoàn trường vững
mạnh, nhiều ưu điểm, làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo và là đội ngũ cán bộ dự
nguồn đáng tin cậy của Đảng. Để đạt được điều đó, Đoàn trường THPT Bá Thước 3
mong muốn nhận được sự ủng hộ cao cùng những lời góp ý chân thành của cán bộ giáo
viên nói riêng và toàn trường nói chung để Đoàn trường phát huy tốt hơn nữa vai trò
xung kích của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
to lớn, xứng đáng với danh hiệu Đoàn trường xuất sắc được nhiều năm TW Đoàn tặng
Bằng khen và Tỉnh Đoàn tặng giấy khen.
3 . Đối với cộng đồng xã hội:
- Được nhân dân và chính quyền địa phương hợp tác cùng chăm lo xây dựng nền nếp của
nhà trường, Đoàn trường.

- Tích cực góp phần làm lành mạnh môi trường giáo dục trong địa bàn.
- Tăng cường sự tin tưởng của cộng đồng đối với hoạt động của nhà trường, Phụ huynh
học sinh tích cực cộng tác tham gia giáo dục.
- Nâng cao được vị thế, giá trị của nhà trường trong cộng đồng dân cư, được nhân dân và
chính quyền địa phương tin tưởng vào phương thức làm việc và kết quả hoạt động của
Đoàn trường.
IV . Lời kết:
Năm học
Tổng số
học sinh
HS giỏi
VH, TD,
QP
Tỷ lệ
Đậu vào trường
ĐH, CĐ
Tỉ lệ
2008 – 2009 702 08 1.1% 05 0.7%
2009 – 2010 640 12 1.9% 09 1.4%
2010 – 2011 619 14 2.3% 11 1.7%
2011 – 2012 605 15 2.5% 15 2.5%
2012 - 2013 485 17 3.5% 00 00
Trên đây là một số nội dung và biện pháp mà Đoàn trường THPT Bá Thước 3 đã
nỗ lực thực hiện trong thời gian qua. Tuy chưa phải là tuyệt đối nhưng cá nhân tôi thấy
với cách thức điều hành và những biện pháp thực hiện trong việc quản lý nền nếp của
đoàn viên thanh niên bước đầu đã gặt hái được thành công nhất định điều đó cho thấy
rằng Đoàn trường đã làm được và chắc chắn rằng trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục
phát huy tiềm năng hơn nữa để góp phần nâng cao việc quản lý nền nếp và chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường . Trên cơ sở đó góp phần khẳng định vai trò, vị trí của
một nhà trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh nhà.

Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý vị để chúng tôi hoàn thiện mình
một cách tốt hơn.

×