Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.27 KB, 2 trang )

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là ASEAN được thành lập vào ngày 08/08/1967 với sự
tham gia của 10 quốc gia thành viên. Đây được biết đến như là một khu vực rất phức tạp, với sự đa dạng,
phong phú về sắc tộc, chủng người, tôn giáo, địa lý không chỉ giữa các quốc gia với nhau mà còn ngay cả
trong một nước. Tuy vậy ta vẫn nhận thấy sự thống nhất ngay cả khi có sự đa dạng đó. Sự thống nhất của
ASEAN thể hiện ngay trong sự đa dạng ở từng lĩnh vực, và rõ nhất ở trong mục tiêu hoạt động của ASEAN.
Về địa lý, các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: một nửa nằm ở vùng lục địa (bao
gồm các nước nằm trên bán đảo Trung Ấn như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma), nửa còn lại
nằm ở hải đảo (bao gồm các nước nằm trên quần đảo Maxlai, Philippin). Vì lý đó mà khí hậu, cũng như tài
nguyên giữa các quốc gia ở đây không có sự tương đồng, có quốc gia mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nòng
ẩm như Việt Nam tạo nên một không gian đa dạng cho thảm thực vật phát triển, lại có quốc gia có khí hậu
ôn đới. Với vị trí địa lý thuận lợi, Đông Nam Á trở thành cửa ngõ giao lưu qua lại giữa những nền văn minh
lớn, nơi giao thương giữa các quốc gia, châu lục, là điều kiện thuận lợi để cho các nước trong khu vực tiếp
cận với thế giới bên ngoài. Sau quá trình tiếp cận và giao lưu đã tạo cho Đông Nam Á một khu vực đa sắc
tộc, đa ngôn ngữ. Các nhà nước, quốc gia Đông Nam Á từ khi ra đời cho đến nay, có sự thay đổi lớn về
ranh giới, địa phận ở mỗi quốc gia, tuy ở những phương diện khác nhau nhưng tất cả các nước đều có chung
hoàn cảnh lịch sử nên dễ dàng thông cảm cho nhau trong quá trình phát triển, vươn lên và hội nhập.
Với nền tảng như thế, cho nên đã hình thành trong nếp sống của cư dân Đông Nam Á những phương
thức sinh hoạt từ thức ăn, trang phục, nhà ở đến các công trình kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, đều có những
nét chung với nhau, dựa trên nền tảng của cơ tầng văn hóa bản địa, của cư dân nông nghiệp lúa nước, đồng
thời tiếp thu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa lớn của hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Hoa. Từ
xa xưa, đời sống tâm linh của cư dân Đông Nam Á, đã được quan tâm đến bằng những tín ngưỡng bản địa
đặc sắc, bên cạnh đó, với sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào, đã được người dân ở đây tiếp nhận
và hòa trộn với nền văn hóa bản địa, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của họ. Là cư dân nông nghiệp
lúa nước, cho nên, các dân tộc Đông Nam Á có các lễ hội và phong tục tập quán vừa mang bản sắc riêng đa
sắc màu, vừa mang dáng dấp chung của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Các hoạt động này vừa giúp cho
cư dân thoả mãn những nhu cầu về đời sống tâm linh, vừa kèm theo các hình thức vui chơi, giải trí, nhằm
tạo một không khí đoàn kết và thân thiện lẫn nhau giữa các con người trong một cộng đồng chung, làng
xóm nói riêng, cả khu vực nói chung. Một hình thức giải trí khác cũng không kém phần hấp dẫn đối với cư
dân Đông Nam Á, đó là nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống, và do các nước có sự tiếp cận, giao lưu
và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cho nên nền nghệ thuật truyền thống của mỗi nước vừa có nét tương đồng
về nội dung lẫn phương pháp vừa có sự đa dạng về hình thức biểu diễn. Nhìn chung, văn hóa truyền thống


Đông Nam Á, dựa trên nền tảng của nên nông nghiệp lúa nước, đã tạo ra cho cư dân ở đây một đời sống
sinh hoạt cả vật chất lẫn tinh thần đều vô cùng độc đáo, vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng,
một sắc thái rất riêng Đông Nam Á.Trích từ: .
ASEAN cũng là khu vực đa dạng về lịch sử, chính trị văn hóa mà nổi bật hơn cả là sự đa dạng về dân
tộc và tôn giáo. Qua so sánh cho thấy, chưa có khu vự nào trên thế giới lại bao gồm đầy đủ các tôn giáo lơn
như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Khổng giáo như ở Đông Nam Á…Trong điều kiện đó, sự gia
tăng của các vần đề dân tộc tôn giáo như khuynh hướng ly khai của các thế lực tôn giáo tại một số nước
Đông Nam Á, sự xuất hiện của khuynh hướng quốc tế hoác các thế lực tôn giáo, dân tộc, nhằm chi phối và
tham dự vào các công việc thuộc thẩm quyền của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự phát triển của khuyen
hướng bạo lực trong việc giải quyết các vấn đề tôn giáo, dân tộc của lực lượng tôn giáo cực đoan, khuyến
khích bạo lực, khủng bố tại một số quốc gia như nhóm hồi giáo ly khai Abu Xayap ở Philippin…đã tiềm ẩn
trong long các quốc gia Đông Nam Á yếu tố gây mất ổn định trong tương lai.
Hơn nữa, ASEAN bao gồm các quốc gia có thể chế chính trị khác nhau, có nước theo CNXH như Việt
Nam, có nước lại theo con đường quân chủ chuyên chế như Myanma, hay TBCN như Singapore,
Indonexia…và nền kinh tế giữa các quốc gia cũng có sự chênh lệch, dẫn chứng như nhóm các quốc gia
ASEAN – 4 và ASEAN – 6.
Vậy với sự đa dạng trong tất cả các lĩnh vực như vậy, liệu có trở thành trở ngại trong tiến trình hoạt
động của ASEAN. Theo ý kiến cá nhân em thì sự đa dạng của ASEAN sẽ tạo ra sự khó khăn trong khi
ASEAN thực hiện mục tiêu, mặc dù hiện tại ASEAN đang phát huy rất tốt tinh thần hợp tác giữa các quốc
gia. Bởi vì càng đa dạng càng khó thống nhất hay nói cách khác mỗi quốc gia đều có mối quan tâm riêng,
có một nên kinh tế, văn hóa chính trị riêng, nên các quốc gia có thể ngồi thống nhất ý kiến với nhau nhưng
lại rất khó để các quốc gia thống nhất khi thực hiện hoạt động trên thực tế.
Nhưng đối với các nhà lãnh đạo ASEAN thì lại không có trở ngại này. Điều này được thể hiện trong
việc các quốc gia ASEAN hoàn toàn thống nhất về mục tiêu. Cụ thể là trong Hiến chương ASEAN, (đây là
khung pháp lý, là cơ sở để các quốc gia ASEAN tiếp tục hợp tác, phát triển trong tương lai trên cơ sở 3 trụ
cột bền vững về chính trị, an ninh; kinh tế và văn hóa - xã hội). Hiến chương ASEAN tuyên bố mục đích và
nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là mục đích hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực cũng như
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đồng thời bổ
sung một số mục đích và nguyên tắc mới cho phù hợp với tình hình, trong đó có những mục tiêu về liên kết
ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, hướng về nhân dân và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, có

nguyên tắc về việc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ quốc gia/đối tượng nào được sử
dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác.

×