Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN Nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy chương 1 Sinh học 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.32 KB, 33 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THÔNG QUA
ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT
DẠY CHƯƠNG 1 SINH HỌC 12 CƠ BẢN"
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới ngành giáo dục nói
chung, giáo dục phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết
quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần
tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW
Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục - đào tạo phải
bằng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học”.
Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn
nữa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học,
cần phải nghiên cứu và triển khai việc áp dụng các phương pháp dạy
học hiện đại để bồi dưỡng cho HS sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực tự giải quyết vấn đề.
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới
phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu
hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới
phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có
liên quan chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào
tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung,
nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức
quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm
tra miệng không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể
diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực
hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học


sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có
trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm
tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ). Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong
các tiết học Sinh học hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng
kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành
cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh
rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do mất căn bản
nên lười nhác trong việc học bài cũ và nghiên cứu tài liệu mới.
Trong chương trình Sinh học 12 THPT, di truyền học là một phần nội
dung quan trọng, đặc biệt chương I “Cơ chế di truyền và biến dị” có
nhiều nội dung vừa dài vừa khó. Tuy nhiên thời lượng dành cho phần
này lại rất ngắn. Việc chủ động hoạt động tích cực của học sinh cũng
gặp khó khăn nếu giáo viên không có phương pháp dẫn dắt học sinh
học tập phù hợp. Nếu sử dụng phương pháp cũ là giảng giải minh hoạ
học sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, kiến
thức thụ động rời rạc không có hệ thống. Khi giáo viên nêu những câu
hỏi thì học sinh trả lời nhưng chỉ có một vài học sinh được hoạt động vì
thời gian có hạn, còn hầu hết học sinh khác ngồi nghe câu trả lời của
bạn, của giáo viên, vì vậy học sinh ít được hoạt động, không được rèn
luyện kĩ năng, không có điều kiện bộc lộ kĩ năng hoạt động của bản
thân. Giáo viên chỉ đánh giá thông qua gọi kiểm tra chỉ ở một số học
sinh hay trả lời câu hỏi. Do đó, đa số học sinh tiếp thu kiến thức dưới
dạng chấp nhận, không biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và
thực tế. Giáo viên dễ gặp phải tình trang cháy giáo án, học sinh tiếp thu
kiến thức không chọn vẹn.
Trước thực tế đó, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu
quả giờ dạy thông qua đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy
chương I Sinh học 12 cơ bản”. Dựa trên những thành tựu của các tác
giả đi trước, qua thực tế giảng dạy bộ môn sinh học, trong đề tài này tôi
chỉ đưa ra một số cách kiểm tra miệng, xây dựng một số ví dụ cho các

cách kiểm tra đó giới hạn trong các bài dạy ở chương I “Cơ chế di
truyền và biến dị” sinh học 12 cơ bản. Kết quả của đề tài sẽ góp phần
làm phong phú hơn các cách kiểm tra miệng trong các tiết học Sinh học
ở trường THPT, giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến
thức, rèn luyện kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các
giờ học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường hiện nay.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều
chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất
lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên
điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề
ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học
tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Kết hợp với kiểm tra thường xuyên nên dành một phần điểm vào kiểm
tra miệng để gắn liền quyền lợi và trách nhiệm cho học sinh. Bởi vì nếu
giáo viên không kiểm tra miệng thường xuyên học sinh sẽ nhanh chóng
lãng quên việc chuẩn bị bài gây khó khăn trong quá trình giảng dạy của
giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Do đó, việc kiểm
tra miệng thường xuyên hơn sẽ giúp học sinh hình thành thói quen
trong việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới rất có ích cho giáo viên và
học sinh trong quá trình thực hiện tiết dạy.
Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp
không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học
vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thực trạng chung
Qua thực tế giảng dạy, học tập và rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy

rằng: trong những năm trước đây, người giáo viên dạy theo cách truyền
thống “thầy đọc trò chép”. Mục đích là làm sao truyền thụ được nội
dung thông tin đã định sẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Nội
dung cần truyền đạt cho học sinh chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong
sách giáo khoa. Như vậy, lôgíc của bài học chỉ dựa vào sách giáo khoa
và lôgíc lập luận của giáo viên người trình bày mà không tính đến lôgíc
tiếp nhận kiến thức của học sinh vốn là nhân vật trung tâm của giờ học.
Việc kiểm miệng không được chú trọng và cơ bản là kiểm tra bài cũ
vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa
lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể
đánh giá được khả năng của học sinh. Mặt khác, trong suốt quá trình
dạy bài mới giáo viên thường chỉ đưa ra những câu hỏi phát vấn trao
đổi với học sinh mà ít khi xem đó là một hình thức kiểm tra miệng rất
tích cực, do vậy thường không cho điểm để khuyến khích học sinh.
Dẫn đến tình trạng học sinh rất ngại xung phong lên bảng, trả lời câu
hỏi, lâu dần học sinh sẽ lười trả lời câu hỏi và nhác nghiên cứu tài liệu
mới, kiến thức cơ bản không được khắc sâu nên khi áp dụng vào kiểm
tra các em sẽ mau quên, kết quả làm bài thấp.
2. Đối với giáo viên
Đa số giáo viên trong trường nhiệt tình và có trách nhiệm cao
trong công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn
và kĩ năng sư phạm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng
dạy chưa nhiều, đa số giáo viên thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có thực hiện nhưng
hiệu quả chưa cao.
3. Đối với học sinh
Đối với học sinh công việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới là thường
xuyên, liên tục trong cả quá trình học. Tuy nhiên, việc thực hiên công
việc này của đa số học sinh là rất chểnh mảng, điều này thể hiện ở việc

các em rất ít xung phong lên bảng, không chịu hoạt động trong việc chủ
động tiếp thu bài mới, việc các em trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ hầu
như điểm rất thấp. Nhiều học sinh học đối phó bằng cách học bài cũ
xung phong lên bảng một hôm để lấy điểm cao sau đó không bao giờ
xung phong lên bảng nữa.
Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc
đề thi tốt nghiệp (do Bộ giáo dục ra) bằng hình thức trắc nghiệm 100%
nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ
năng giải bài tập mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài
trắc nghiệm.
Mặt khác, đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, do hoàn cảnh
gia đình nên nhiều học sinh phải phụ giúp cha mẹ nên không có nhiều
thời gian học tập, tài liệu tham khảo hạn chế, kiến thức về bộ môn bị
hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này
dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Nhiều em thụ
động không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Để đối
phó với giáo viên các em thường dùng sách “Học tốt Sinh học”, hoặc
“Sách giải bài tập” mà không chịu khó học bài cũ, nghiên cứu bài mới
hay thực hành các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong
học tập, chất lượng dạy và học không cao.
III.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực
hiện vào đầu của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có
thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được
việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội dung sau:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Để nâng cao hiệu quả giờ day thông qua việc đổi mới phương
pháp kiểm tra miệng, công tác chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng,
đặc biệt là chuẩn bị bài soạn. Bài soạn không phải là khuôn mẫu để

giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân mình, truyền đạt sự
sáng tạo mà để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải tiến
hành lần lượt các bước tham khảo tài liệu, SGK đến việc lựa chọn nội
dung, tình huống có vấn đề. Có như vậy bài soạn của giáo viên mới
chặt chẽ hơn, đảm bảo cho học sinh tiếp thu tri thức chính xác, khoa
học hơn.
- Công việc chuẩn bị của giáo viên trước hết là phải xác định mục tiêu,
nội dung trọng tâm của bài học, từ đó xác định nội dung cần kiểm tra.
- Việc chọn những tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức
có trong SGK mà giáo viên phải lựa chọn những nội dung, tình huống
nào cho phù hợp với khả năng tự phát huy tính tích cực của học sinh.
Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải biết cách sắp xếp các nội dung,
tình huống đó như thế nào để khi bắt gặp tình huống, qua quá trình
nghiên cứu, học tập, trao đổi học sinh có thể nắm được tri thức bài học
một cách dễ dàng.
- Cùng với việc đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên đưa ra một
hệ thống các câu hỏi và cách giải quyết vấn đề làm sao buộc học sinh
phải huy động vốn tri thức đã có, vận dụng phương pháp tư duy lôgic
để giải quyết vấn đề. Như vậy, câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải làm
sao giải quyết được thực chất của vấn đề đã nêu, đồng thời phải phù
hợp với mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thu nhận
được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính
xác, rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc
trả lời lạc đề.
- Giáo viên có thể phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo
khoa hay ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp
án trong sách “Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên.
Mặc dù câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đã được giáo viên chuẩn bị
trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong buổi học,
trong tiết học mà giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết

vấn đề cho phù hợp. Trong giờ học, các câu trả lời của học sinh có thể
không trả lời được nội dung tri thức mà bài học đòi hỏi. Do vậy giáo
viên phải chuẩn bị câu hỏi phụ hoặc chủ động giảng giải cho học sinh
hiểu được vấn đề.
- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột :
M1 và M2.
Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm
bài tập. Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời
hoặc làm bài tập. Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung
bình cộng của M1 và M2

Lớp 12A
2
( HKI / 2011 -2012)
Số
TT
Họ và tên học sinh
M
M1 M2
1 Nguyễn Trọng Anh 8
2 Phạm Văn Anh 3
3 Lê Thế Anh 6 7
4 Nguyễn Thị Bình 8 9
5 Nghuyễn Đình Cường 9, 9 8
6 Vũ Văn Chung 5
7 Nguyễn Văn Dậu 7
8 Phạm Văn Diện 2 7
9 Đỗ Thị Dung 7 7
10 Đinh Thị Dung 9



2. Chuẩn bị của học sinh:
Đây là khâu rất quan trọng và cực kì cần thiết cho chính bản thân
học sinh và đồng thời nếu học sinh làm tốt khâu này sẽ trợ giúp rất
nhiều cho giáo viên trong quá trình thực hiện tiết dạy - học.
Việc chuẩn bị của học sinh đã được giáo viên yêu cầu và hướng
dẫn ngay từ đầu năm học, học sinh sau mỗi bài học về nhà cần chuẩn
bị:
+ Học bài cũ: nắm được trọng tâm bài học, làm bài tập SGK, sách bài
tập, và tài liệu tham khảo nếu có.
+ Chuẩn bị bài mới: trước hết các em đọc lướt qua nội dung bài mới,
xác định nội dung chính của bài và tập trả lời các câu hỏi lệnh trong các
mục SGK. Ngoài ra với những bài khó học sinh có thể lập dàn ý của
bài theo hướng dẫn của giáo viên trước đó thông qua hình thành hệ
thống các câu hỏi và tự trả lời.
3. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng:

- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên
đầy đủ nhất những hiểu biết của các em.
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh
mà phát hiện được tình trạng thật của kiến thức và kỹ năng của các em.
- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn
trong khi kiểm tra miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết
theo dõi hoạt động của học sinh và trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình
trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo viên về cá tính học
sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những
yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của
học sinh được kiểm tra.
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu
không có lí do gì cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học

sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo viên phải biết sai sót nào nên sửa
ngay và sai sót nào thì nên đợi học sinh trả lời xong.
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được
nhiều học sinh: trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra
cho các học sinh ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một
số em để chấm.
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn
sau đây: khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học
sinh khác trong lớp cần phải làm gì và làm như thế nào. Giáo viên gọi
nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù hợp với trình độ
của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học
sinh này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau: “ Bạn trả lời
như vậy có đúng không?”, “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của
bạn không?”, “ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?”… Ngoài những
câu cơ bản, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình
kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung đó mà giáo viên có thể
hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh.
4. Các cách kiểm tra miệng:
Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên
tục trong các tiết dạy. Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự
nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp
học sinh học tập có hiệu quả hơn.
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến
thức, kỹ năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng
khác nhau.
4.1. Đối với kiểm tra đầu tiết dạy
a. Cách kiểm tra truyền thống:
Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, hoặc giáo viên
nêu câu hỏi sau đó lấy tinh thần xung phong của học sinh. Cách kiểm
tra này hiệu quả không cao vì:

+ Nhiều học sinh không học bài cũ vì em nghĩ rằng có thể không đến
lượt mình, một số em lại học kiểu đối phó bằng cách học bài cũ một
hôm để xung phong lên bảng lấy điểm cao sau đó có thể không cần học
bài cũ nữa…
+ Mặt khác, cách kiểm tra này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lí
căng thẳng cho học sinh hơn nữa không thể kiểm tra được nhiều em
cùng một lúc.
Như vậy, với cách kiểm tra bài cũ truyền thống, học sinh ngày càng trở
nên lười biếng trong việc học bài cũ, kết quả học tập không cao, không
thể phát huy được tính tích cực học tập của các em.
b. Cách kiểm tra phát huy tính tích cực của học sinh:
Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin đưa ra một số
cách kiểm tra nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học bài cũ
như sau:
Cách 1:
Cách thực hiện : Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra
câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên
cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung
cho bạn trả lời trước.
Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ kiến thức tiết 1, bài: Gen, mã di truyền
và quá trình nhân đôi ADN.
Câu hỏi: Gen là gì? Trình bày cấu trúc chung của một gen cấu trúc ?
HS 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN. Cấu trúc gồm 3 vùng trình tự
nuclêôtit : vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
HS 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1
chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. Cấu trúc gồm 3 vùng trình tự
nuclêôtit : vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
HS 3: Bổ sung cho ý kiến trả lời của HS 2 : về vị trí và chức năng của
các vùng trình tự nuclêôtit.
HS 4: có thể trả lời câu hỏi bổ sung của giáo viên đưa ra.

Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét, bổ sung để khắc sâu
kiến thức cho học sinh, đồng thời cho điểm. Học sinh trả lời nhanh và
hoàn chỉnh nhất được cho điểm vào cột M1. Các học sinh khác được
cho điểm vào cột M2.
Đây là hình thức kiểm tra đơn giản nhất, dễ thực hiện, có thể áp dụng
cho việc kiểm tra bài cũ hoặc củng cố bài. Với cách này học sinh sẽ bớt
đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều sự lựa chọn
hơn.
Cách 2:
Cách thực hiện : Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã
được học và củng cố rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai do một
bạn (đang ngồi dưới lớp) hỏi em một câu trong bài đã học ở tiết trước
để em trả lời (2 điểm), câu thứ 3 do chính em học sinh này hỏi một bạn
khác (đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm mà em học sinh này đạt
được sẽ được ghi vào cột M1, số điểm mà 2 học sinh khác do đặt câu
hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ được ghi vào cột M2. Sau một thời gian
quen dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học sinh đặt ra cho bạn
mình.
Ví dụ: Kiểm tra bài cũ kiến thức phần quá trình nhân đôi AND:
Câu hỏi: Trình bày diên biến của qua trình nhân đôi ADN?
HS: Trả lời
HS khác trong lớp đặt câu hỏi bổ sung:
Vì sao trên mỗi chạc chữ Y, một mạch được tổng hợp liên tục còn
mạch kia được tổng hợp ngắt quãng?
HS đó có thể ra câu hỏi cho một học sinh khác trong lớp:
Nguyên tắc bổ sung, nguyên tác bán bảo tồn là gì?
Lưu ý: Khi thực hiên cách kiểm này giáo viên cần phải linh hoạt gợi ý
cho học sinh đặt câu hỏi cho phù hợp với nội dung cần kiểm tra, để
không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới.
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này không chỉ áp dụng

cho kiểm tra miệng mà còn có thể áp dụng với cả khi kiểm tra củng cố
cuối bài. Để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh, giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho các em như sau: Dựa vào
phần bài học mỗi em sẽ ra cho cô 5 câu tương tự: 2 câu trắc nghiệm
khách quan, 3 câu tự luận vừa có vận dụng cả lý thuyết vừa có liên hệ
thực tế. Đến tiết học tiếp theo giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của cả
lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một số em sau đó giáo viên gọi học
sinh cầm những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của mình.
Cách 3:
Cách thực hiện : Gọi 5 - 6 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học
sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh
trong lớp còn lại sẽ cùng làm và dùng vở nháp để ghi các đáp án tương
ứng.
Giáo viên đọc các câu hỏi lần lượt từ 1 đến 10 và yêu cầu học
sinh ghi các đáp án tương ứng. Sau đó thu bài của các em học sinh
được gọi lên và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi
câu đúng tương ứng với 1 điểm. Sau đó giáo viên có thể ra thêm câu
hỏi phụ với nội dung kiến thức khó hơn, khuyến khích học sinh xung
phong trả lời lấy điểm cao hơn.
Bằng cách này, giáo viên có thể kiểm bài cũ hoặc kiểm tra miệng
phần củng cố bài bằng các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn hoặc các
câu hỏi có phần trả lời ngắn gọn.
Ví dụ: Khi kiểm tra kiến thức bài Đột biến số lượng NST, giáo viên có
thể kiểm tra miệng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm như sau:
1. Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới
A. một số cặp nhiễm sắc thể.
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
2. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14 và tất cả các cặp NST tương

đồng đều chứa nhiều cặp gen dị hợp. Nếu không xảy ra đột biến gen,
đột biến cấu trúc NST và không xảy ra hoán vị gen, thì loài này có thể
hình thành bao nhiêu loại thể ba khác nhau về bộ NST?
A. 7. B. 14. C. 35. D.
21.
3. Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở
loài này là
A. 12. B. 24. C. 25. D.
23.
4. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp
tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn D. thể
tứ bội
5. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 1 cặp
tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể
tứ bội
5. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện

A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao,
Tơcnơ.
C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. siêu nữ, Tơcnơ, ung
thư máu.
6. Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế
làm phát sinh đột biến
A. lệch bội. B. đa bội. C. cấu trúc NST. D. số
lượng NST.
7. Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào
sinh dưỡng sẽ
A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang

đột biến.
B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.
C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.
D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.
8. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở
loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân
đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B
đúng.
9. Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên 2 cặp
tương đồng được gọi là
A. thể ba. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể
tứ bội
10. Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
A. 2/9 B. 1/4 C. 1/8 D.
1/2.
Rõ ràng với các cách kiểm tra trên học sinh không thể học theo
kiểu đối phó, mà xem việc học bài cũ là quan trọng, cần thiết, phải
được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên sau mỗi bài học trên lớp. Các
cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy
tính chủ động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy,
tính năng động về mọi hoạt động ở trên lớp, giảm “người thầy là trung
tâm” mà tăng cường “lấy học sinh là trung tâm”.
4.2. Đối với kiểm tra miệng trong tiết học
a. Cách kiểm tra truyền thống:
Thường trong các tiết học việc kiểm tra miệng và cho điểm khuyến
khích học sinh không được thực hiện liên tục, chưa phát huy được tính
tích cực của học sinh, đa số học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ
động, chỉ có một số em thường xuyên trả lời còn lại trở nên ỷ lại, không
chịu suy nghĩ, hoạt động. Tiết học trở nên nhàm chán, nhiều khi giáo

viên cháy giáo án không thể thực hiện được mục tiêu bài dạy của mình.
- Đối với cá nhân: Giáo viên thường chỉ đưa ra những câu hỏi
phát vấn, trao đổi với học sinh mà ít khi xem đó là một hình thức kiểm
tra miệng rất tích cực, không cho điểm khuyến khích học sinh. Học
sinh trả lời câu hỏi lệnh trong sách giáo khoa dựa theo sách hướng dẫn
học tốt. Trong cả tiết học chỉ có một số em chịu khó học xung phong
lên bảng trả lời câu hỏi, còn lại đa số không chủ động khi bị giáo viên
gọi trả lời thì giống như bị bắt cóc lên bảng nên câu trả lời lúng túng,
không chính xác, gây mất thời gian của tiết học.
- Đối với nhóm: Thường chỉ có một vài học sinh trong nhóm tập
trung làm việc, làm đại diện báo cáo kết quả hoạt động của nhóm, các
em khác không làm gì hoặc thụ động trả lời theo bạn mà không có
chính kiến của chính mình. Kết quả hoạt động nhóm ít khi được giáo
viên cho điểm do vậy không phát huy được hoạt động nhóm, sức mạnh
tập thể học tập, nhiều em trở nên lười nhác và thụ động trong tiếp thu
kiến thức.
- Với những cách kiểm tra tổ chức hoạt động học tập như trên
không phát huy được tính tích cực của học sinh.
b. Cách kiểm tra phát huy tính tích cực của học sinh:
Mặc dù theo cách dạy truyền thống có rất nhiều phương pháp rất
tích cực như vấn đáp, nêu vấn đề… Nhưng sinh học là môn học có rất
nhiều tiết học mang tính đặc thù riêng, không thể áp dụng một phương
pháp giảng dạy cố hữu nào. Để bài giảng thêm phong phú, tiết học sôi
nổi, phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh trở thành trung
tâm của giờ học, tuỳ theo đặc trưng của từng tiết học có thể áp dụng
cách này hay cách khác hoặc áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau, tiết học mới có hiệu quả. Đặc biệt, việc kết hợp kiểm tra miệng
trong tiết học tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả rất cao, có thể phát huy
tính tích cực của học sinh, các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức,
mạnh rạn hơn trong việc trả lời các câu hỏi, thể hiện sự hiểu biết của

bản thân, bộc lộ khả năng của chính mình. Dưới đây là một số cách kết
hợp kiểm tra miệng trong các tiết dạy mà tôi đã thực hiện:
b.1. Trong tiết học lí thuyết:
* Đối với cá nhân:
Cách 1:
Cách thực hiện : Sau khi giáo viên nêu nội dung cần nghiên cứu,
yêu cầu học sinh nghiên cứu kĩ nội dung đó. Sau đó giáo viên gọi một
học sinh đặt một câu hỏi về vấn đề đó cho một bạn bất kì trong lớp trả
lời, các học sinh khác chú ý theo dõi, nhận xét câu hỏi và câu trả lời
của 2 bạn, giáo viên nhận xét, bổ sung thống nhất nội dung của vấn đề
và cho điểm 2 học sinh vào cột M2.
Lưu ý: Với cách kiểm tra này, sẽ khó thực hiện khi đối tượng học sinh
có học lực yếu, kém. Do vậy, nội dung học sinh nghiên cứu cần được
giới hạn cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên cần
hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới trước ở nhà bằng cách lập dàn ý
cho bài mới bằng hệ thống câu hỏi và tự trả lời.
Ví dụ: Khi dạy bài Đột biến gen, giáo viên có thể cho học sinh tự
nghiên cứu nội dung phần I.2. Các dạng đột biến gen trong thời gian 3
phút, sau đó một em được giáo viên chỉ định tự đặt câu hỏi cho một
bạn khác trong lớp trả lời, sau khi bạn trả lời xong em học sinh đặt câu
hỏi được nhận xét và bổ sung ý kiến về vấn đề đó.
Cách 2:
Cách thực hiện : Sau khi đọc câu hỏi, giáo viên yêu cầu học sinh làm
theo cá nhân, đọc bài nghiên cứu nội dung sách giáo khoa rồi sau đó
làm các bài tập, câu hỏi này trong khoảng 5 phút. Trong khoảng thời
gian này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát
không cho các em nhìn nhau. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên
thu bài của một số em, sau đó yêu cầu cả lớp trả lời và chấm điểm ngay
tại lớp. Và cột điểm này sẽ cho vào cột M2.
Ví dụ: Khi dạy bài NST và đột biến cấu trúc NST, giáo viên yêu cầu

học sinh nghiên cứu mục II. Đột biến cấu trúc NST và trả lời câu hỏi:
Phân biệt các dạng đột biến cấu trúc NST theo các nội dung: khái
niệm, hệ quả, hậu quả và ứng dụng?
- Với cách kiểm tra này, yêu cầu tất cả học sinh đều phải làm việc, bất
cứ em nào cũng được đánh giá thành quả học tập của mình bằng con
điểm cụ thể trong từng tiết học. Để được điểm cao, học sinh phải
nghiên cứu tài liệu, bài mới trước ở nhà, hoặc ít nhất các em cũng phải
chú ý, tích cực học tập trong tiết học.
* Đối với nhóm:
Cách thực hiện : Sau khi đọc câu hỏi hoặc phát phiếu học tập, giáo viên
yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung yêu cầu
trong thời gian nhất định. Giáo viên gọi nhóm học sinh nào làm nhanh
nhất cử đại diện nhóm lên bảng sữa bài. Đồng thời giáo viên thu bài
làm của một vài nhóm khác bất kì để chấm điểm. Cuối cùng giáo viên
gọi học sinh ở các nhóm khác nhận xét bổ sung và cho điểm bài làm
của bạn trên bảng, giáo viên là người nhận xét cuối cùng và cho điểm
các cá nhân và nhóm.
Ví dụ : Khi dạy quá trình dịch mã trong bài Phiên mã và dịch mã:
Giáo viên có thể định hướng cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi như
sau:
+ Giai đoạn mở đầu: 2 tiểu phần của ribôxom gắn vào mARN như thế
nào?
+ Giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit:
- Các axit amin kế tiếp nhau được vận chuyển vào ribôxom như
thế nào?
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào?
- Khi nào ribôxom dịch chuyển trên mARN? Theo chiều nào? mỗi
bước dịch chuyển của ribôxom gồm mấy bộ ba?
+ Giai đoạn kết thúc: Khi nào ribôxom rời khỏi mARN?
Sau đó giáo viên cho học sinh xem đoạn phim minh hoạ. Yêu cầu học

sinh thảo luận trình bày quá trình dịch mã.
Lưu ý: Để phát huy tính tích cực của tất cả các nhóm và các thành viên
trong từng nhóm giáo viên cần: ghi nhận những nhóm thường xuyên có
câu trả lời đúng, hoạt động tích cực, cho điểm vào cột M2. Thường
xuyên đổi vai trò nhóm trưởng của các thành viên trong nhóm, tránh để
cho một vài thành viên luôn trả lời, còn các thành viên khác thì không
có chính kiến của mình.
b.2. Trong tiết thực hành:
Cách thực hiện : Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện
tốt thì việc kiểm tra miệng học sinh kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn
đối việc khuyến khích các em học môn sinh học. Tuy nhiên tùy theo
trình độ của các em mà giáo viên nên có những yêu cầu phù hợp nhằm
khuyến khích và động viên các em thực hành. Trong giờ thực hành tùy
theo các nội dung mà tôi sẽ yêu cầu các em thực hành theo cặp, nhóm
hoặc cá nhân. Tôi cũng cho học sinh điểm thực hành của kỹ năng này.
Đối với kỹ năng này tôi chỉ áp dụng những nội dung vừa sức với các
em. Hoặc có thể cho điểm cộng cho các em xung phong thực hành
trước lớp theo cặp hoặc nhóm.
Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong
lớp, tôi yêu cầu học sinh thực hành theo cặp, hoặc nhóm học tập. Trong
thời gian các em đang thực hành, tôi có thể đi quanh để giúp đỡ các em
nếu thấy cần thiết. Sau khoảng 8- 10 phút tôi gọi một vài cặp hoặc
nhóm đứng lên thực hành, báo cáo kết quả sau đó nhận xét và cho
điểm.
Ví dụ: Khi học Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số
lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời.
Sau khi hướng dẫn cho học sinh quan sát các dạng đột biến số
lượng NST trên tiêu bản cố định (bộ NST của người bình thường,
người bị hội chứng Đao), tôi yêu cầu 3 cặp học sinh quan sát và rút ra
nhên xét về số lượng NST trong bộ NST của người, đồng thời xác định

số lượng NST trong từng cặp tương đồng trên tiêu bản.
Sau đó để dễ quan sát hơn, tôi cho học sinh quan sát qua máy
chiếu projector, học sinh tập xác định các cặp NST tương đồng trên
bản ảnh chụp bộ NST người và tập nhận biết các dạng đột biến NST
trên ảnh chụp.
Trong các tiết thực hành với nội dung khác nhau có thể tiến hành
theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, kết hợp kiểm tra miệng trong
tiết thực hành như trên sẽ khuyến khích được các em hứng thú học môn
sinh học đồng thời rèn luyện cho các em có được các kĩ năng áp dụng
kiến thức vào thực tiễn đời sống và sản xuất ở gia đình và địa phuơng.
b.3. Trong tiết Bài tập:
Cách thực hiện : Đây là kỹ năng khó vì kiến thức của các em còn
hạn chế, mặt khác trong các tiết lí thuyết nội dung rất nhiều nên thời
gian để hướng dẫn học sinh hình thành các công thức tổng quát là rất ít.
Tôi thường thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo khoa (để tránh
tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời) đồng thời ra thêm

×