Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

skkn Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.55 KB, 45 trang )

Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môi trường là nơi con người sinh ra, lớn lên, tồn tại và phát triển. Môi
trường còn là nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp của thiên nhiên ban
cho.
Môi trường gắn liền với con người, những yếu tố của môi trường có thể
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của giống nòi
con người. Nhưng hiện nay môi trường ngày càng suy thoái và có những biến
động cực kì phức tạp như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, xâm thực của thuỷ triều,
sóng thần, động đất, Các thành phần của môi trường bị ô nhiễm nghiêm
trọng.
Nguyên nhân dẫn đến việc suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu
biết, thiếu ý thức của con người, giáo dục bảo vệ môi trường là một trong
những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các
biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất
nước.
Tuy nhiên qua giảng dạy nhiều năm thấy chương trình dạy học lồng
ghép, tích hợp giáo dục môi trường đã được Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và
Đào tạo đưa vào khung phân phối chương trình từ năm 2008 -2009 đến nay
nhưng chưa ban hành nội dung giáo dục môi trường cụ thể cho từng bài.
Đồng thời qua tìm hiểu thăm dò ở đơn vị cũng như các trường trên địa
bàn huyện Ba Tơ, bản thân nhận thấy việc dạy học lồng ghép, tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường trong thời gian qua chưa được chú trọng, hiệu quả giáo
dục chưa cao.
Xuất phát từ nhu cầu và thực trạng việc dạy lồng ghép, tích hợp giáo
dục bảo vệ môi trường nêu trên, bản thân tôi nghiên cứu nội dung này nhằm
trang bị cho các em có những kiến thức về môi trường. Để từ đó các em có
thái độ, hành vi đúng đắn về môi trường như có ý thức bảo vệ môi trường, sử
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
1


Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, có tình cảm yêu quý thiên nhiên, đất nước,
tôn trọng những vẻ đẹp thiên nhiên, di sản văn hoá, có thái độ thân thiện với
môi trường và có những hành động để bảo vệ môi trường ngay ở trường học,
gia đình và địa phương …
II/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nội dung chương trình môn sinh học cấp trung học cơ sở, đặc biệt là các
bài có nội dung yêu cầu lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng trên quy mô toàn ngành, tất cả
giáo viên dạy bộ môn sinh học cấp trung học cơ sở và học sinh trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu chưa lâu nên sáng kiến
kinh nghiệm này chủ yếu được áp dụng tại trường THCS thị trấn Ba Tơ nói
riêng và Phòng Giáo dục và Đào tạo Ba Tơ nói chung.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
2
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày
17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án "Đưa các nội
dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân"; Quyết định số
256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; đặc
biệt Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có

quy định về giáo dục bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ
môi trường “Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường
nhằm nâng cao hiểu biết và có ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ
môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học
phổ thông”.
Dạy học tích hợp giáo dục môi trường ở một số môn học nói chung và
môn sinh học cấp trung học cơ sở nói riêng được Bộ Giáo dục và Đào tạo
hướng dẫn và qui định cụ thể trong khung phân phối chương trình bắt đầu
thực hiện từ năm học 2008-2009.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
Những hủy hoại suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống
của con người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là một trong những mối quan
tâm của toàn cầu. Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của cả nhân loại
và của mỗi quốc gia.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
3
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Ở Việt Nam bảo vệ môi trường nói chung và giáo dục về bảo vệ môi
trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Cụ thể
Đảng và Nhà nước chủ trương coi phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường và phát triển xã hôi, đảm bảo phát triển bền vững quốc gia.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng sẽ được trang bị kiến
thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lí các
vấn đề về môi trường.
Mục tiêu giáo dục môi trường trong chương trình sinh học cấp THCS là
trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường
và kỹ năng bảo vệ môi trường. Các em phải ý thức được rằng giữ gìn, bảo vệ
môi trường xuất phát từ các hoạt động bình thường ngay trong lớp học, giờ
chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình, nơi công cộng.
III/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1/Trên phương diện toàn cầu.
Trong hoạt động sống của con người đã tác động và thải ra môi trường
một khối lượng chất thải rất lớn trong đó có chất thải rắn. Bên cạnh đó các
phương tiên giao thông và các nhà máy xí nghiệp cũng đã và đang thải vào
môi trường một khối lượng khổng lồ các loại bụi, khói, khí độc như cacbon
ôxit (CO
x
), hiđrocacbon (C
n
H
m
), nitơ ôxit (NO
x
), lưu huỳnh ôxit (SO
x
), chì
vào không khí và một số chất thải vào môi trường nước làm ô nhiễm nguồn
nước, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu, nóng lên của trái đất và sự
suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt nguồn nước.
Theo đánh giá của các nhà khoa học trên thế giới thì hơn 2/3 các loài
động, thực vật trên hành tinh có thể đã bị mất trong 100 năm qua. Các lỗ
thủng lớn trong mắt xích của sự sống đang ngày một gia tăng và vô số các
loài được dùng cho việc cung cấp thức ăn và dược liệu đã bị mất đi. .
Theo kinh nghiệm quá khứ cho thấy, đối với một hành tinh, để phục hồi
lại sự đa dạng đó phải cần 10 triệu năm. 4/5 diện tích rừng nguyên sinh của
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
4
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
trái đất bị chặt phá, xâm hại, phân cắt, thu hẹp hoặc suy thoái. Khoảng 16
triệu ha rừng đã bị mất mỗi năm. Hậu quả của nó tới môi trường là rất to lớn

như gây xói mòn, rửa trôi, lũ lụt.
Phải hàng ngàn năm mới có thể hình thành vài centimet(cm) lớp đất
mặt, nhưng chỉ cần một vài năm mưa là có thể rửa trôi lớp đất này. Mỗi năm
thế giới mất đi 25 tỉ tấn đất mặt. Khoảng 2 tỉ ha đất canh tác và đồng cỏ trên
toàn thế giới đã bị suy thoái từ trung bình đến nghiêm trọng.
2. Tình hình môi trường ở Việt Nam:
Không thể tách khỏi tình trạng chung của toàn cầu, các thành phần môi
trường Việt Nam nhìn chung đã bị ô nhiễm hoặc suy thoái, có nơi hết sức
nghiêm trọng.
Việt Nam có diện tích tự nhiên 33.169.000 ha. Đất đồng bằng gồm 7
triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha "đất có vấn đề". Đất dốc khoảng 25 triệu ha,
trong đó hơn 13 triệu ha đất thoái hóa nghiêm trọng. Như vậy diện tích đất có
vấn đề về độ phì và sức sản xuất kém chiếm trên 50 % diện tích tự nhiên cả
nước.
Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên nước trong khu vực, nhưng so
sánh chung toàn thế giới chưa phải quốc gia giàu tài nguyên nước.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp xả trực tiếp vào hệ thống
sông đã làm cho các con sông này ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng (như vụ Vê
đan làm ô nhiễm sông Thị Vải ).
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng bị tàn phá mạnh trong thời gian
qua. Rừng tự nhiên mất trung bình mỗi năm từ 120.000 ha đến 150.000 ha,
rừng trồng mỗi năm khoảng 200.000 ha.
Đa dạng sinh học bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện
nay , 365 loài động vật và 356 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị diệt
chủng ở mức độ khác nhau.

Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
5
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
3. Tình hình môi trường ở địa phương

Ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Ba Tơ nói riêng, tình hình tàn
phá rừng đầu nguồn diễn ra hết sức khốc liệt, lâm tặc hoành hành khắp nơi
đồng nghĩa với hàng nghìn hécta rừng bị tàn phá, lực lượng tham gia nhiều và
hình thức khai thác gỗ lậu rất đa dạng và tinh vi. Thời gian qua, số lượng cá
thể trong loài và thành phần các loài động vật trên địa bàn giảm sút trầm
trọng, đặc biệt là những động vật quí hiếm. Bên cạnh đó, ở một số xã xuất
hiện những bãi rác tự phát, chẳng hạn như thị trấn Ba Tơ cũng đã có bãi rác
theo quy hoạch của nhà nước nhưng rác chưa được phân loại và không được
xử lí.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
6
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
CHƯƠNG II/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. HỆ THỐNG CÁC BÀI CÓ NỘI DUNG DẠY LỒNG GHÉP, TÍCH
HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG BỘ MÔN SINH HỌC
1/ Môn sinh học 6
Tiết Bài Tên bài
1 2 Nhiệm vụ của sinh học (Tích hợp bảo vệ môi trường)
2 3 Đặc điểm chung của thực vật (Tích hợp về BVMT)
3 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa (Tích hợp về BVMT)
10 11 Sự hút nước và muối khoáng (liên hệ về bảo vệ môi trường)
14 14 Thân dài ra do đâu? (Liên hệ bảo vệ môi trường)
16 16 Thân to ra do đâu? (Liên hệ bảo vệ môi trường)
17 17 Vận chuyển các chất trong thân (liên hệ BVMT)
23 21 Quang hợp (Lồng ghép, liên hệ về bảo vệ môi trường)
25 22
Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. ý nghĩa
của quang hợp (Lồng ghép, liên hệ về bảo vệ môi trường)
30 26 Sinh sản, sinh dưỡng tự nhiên (liên hệ bảo vệ môi trường)
33 29 Các loại hoa (liên hệ bảo vệ môi trường)

36 30 Thụ phấn (liên hệ bảo vệ môi trường)
39 32 Các loại quả (liên hệ bảo vệ môi trường)
40 33 Hạt và các bộ phận của hạt (liên hệ bảo vệ môi trường)
41 34 Phát tán của quả và hạt (liên hệ bảo vệ môi trường)
42 35 Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (liên hệ BVMT)
46 38 Rêu - cây rêu (liên hệ bảo vệ môi trường)
47 39 Quyết - cây dương xỉ (liên hệ bảo vệ môi trường)
50 40 Hạt trần - Cây thông (liên hệ bảo vệ môi trường)
51 41
Hạt kín - đặc điểm chung của thực vật hạt kín (liên hệ bảo
vệ môi trường)
52 42 Lớp 2 lá mầm và lớp một lá mầm (liên hệ BVMT)
53 43 Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật (liên hệ BVMT)
55 46
Thực vật góp phần điều hòa khí hậu (Lồng ghép giáo dục
môi trường 1 phần)
56 47
Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước (Lồng ghép giáo dục
môi trường)
57 48
Vai trò của thực vật đối với động vật (Lồng ghép, liên hệ
bảo vệ môi trường)
58 48
Vai trò của thực vật đối với đời sống con người (Lồng ghép,
liên hệ bảo vệ môi trường)
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
7
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
67,68,69 53 Tham quan thiên nhiên (Lồng ghép giáo dục môi trường)
2/ Môn sinh học 7

Tiết Bài Tên bài
2 2 Phân biệt động vật với thực vật (Tích hợp bảo vệ môi trường)
6 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét (Tích hợp bảo vệ môi trường)
7 7
Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh
(Tích hợp bảo vệ môi trường)
11 11 Sán lá gan (Tích hợp bảo vệ môi trường)
12 12 Một số giun dẹp khác (Tích hợp bảo vệ môi trường)
13 13 Giun đũa (Tích hợp bảo vệ môi trường)
14 14 Một số giun tròn khác (Tích hợp bảo vệ môi trường)
15 15 Giun đất (Tích hợp bảo vệ môi trường)
17 17 Một số giun đốt (Tích hợp bảo vệ môi trường)
22 21 Đặc điểm chung của ngành thân mềm (Tích hợp BVMT)
25 24 Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác (Tích hợp BVMT)
26 25 Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện (Tích hợp BVMT)
28 27 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ (Tích hợp BVMT)
30 29
Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp (Tích hợp
bảo vệ môi trường)
34 34 Đặc điểm chung và vai trò của các lớp cá (Tích hợp BVMT)
39 37
Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư (Tích hợp bảo
vệ môi trường)
42 40
Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát (Tích hợp bảo
vệ môi trường)
46 44 Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim (Tích hợp BVMT)
52 51 Đa dạng của lớp thú (Tích hợp bảo vệ môi trường)
58 55 Tiến hóa về sinh sản (Tích hợp bảo vệ môi trường)
59 56 Cây phát sinh giới động vật (Tích hợp bảo vệ môi trường)

60 57 Đa dạng sinh học (Tích hợp bảo vệ môi trường)
61 58 Đa dạng sinh học (Tích hợp bảo vệ môi trường)
62 59 Biện pháp đấu tranh sinh học (Tích hợp BVMT)
63 60 Động vật quý hiếm (Tích hợp BVMT)
66,67
64,65,6
6
Tham quan thiên nhiên (Tích hợp BVMT)
.3/ Môn sinh học 8
Tiết Bài Tên bài
23 22 Vệ sinh hệ hô hấp (lồng ghép giáo dục môi trường 1 phần)
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
8
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
29 29-30
Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân. Vệ sinh hệ tiêu hóa (liên hệ
bảo vệ môi trường)
32 31 Trao đổi chất (liên hệ bảo vệ môi trường)
34 33 Thân nhiệt (lồng ghép giáo dục môi trường 1 phần)
38 36 Tiêu chuẩn ăn uống, nguyên tắc lập khẩu phần (liên hệ BVMT)
42 40 Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (lồng ghép giáo dục MT 1 phần)
44 42 Vệ sinh da (lồng ghép giáo dục môi trường 1 phần)
52 50 Vệ sinh mắt (liên hệ bảo vệ môi trường)
53 51 Cơ quan phân tích thính giác (liên hệ bảo vệ môi trường)
65 63
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (liên hệ bảo vệ môi
trường)
4/ Môn sinh học 9
Tiết Bài Tên bài
29 25 Thường biến( liên hệ về BVMT)

30 26 Thực hành: nhận biết một vài dạng đột biến( liên hệ về BVMT)
31 27 Thực hành: quan sát thường biến( liên hệ về BVMT)
33 29 Bệnh và tật di truyền ở người( lồng ghép GDMT 1 phần)
36 30 Di truyền học với con người( lồng ghép GDMT 1 phần)
38 32 Công nghệ gen( liên hệ về BVMT)
43 41 Môi trường và các nhân tố sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
44 42
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
45 43
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
( lồng ghép GDMT toàn phần)
46 44
Ảnh hưỡng lẫn nhau giữa các sinh vật ( lồng ghép GDMT toàn
phần)
48 46
Thực hành: ảnh hưởng của môi trường và ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật (lồng ghép GDMT toàn
phần)
49 47 Quần thể sinh vật( lồng ghép GDMT toàn phần)
50 48 Quần thể người( lồng ghép GDMT toàn phần)
51 49 Quần xã sinh vật( lồng ghép GDMT toàn phần)
52 50 Hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
54 51 Thực hành: hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
55 52 Thực hành: hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
56 53
Tác động của con người đối với môi trường
( lồng ghép GDMT toàn phần)
57 54 Ô nhiễm môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ

9
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
58 55 Ô nhiễm môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
59 56
Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
( lồng ghép GDMT toàn phần)
60 57
Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương ( lồng
ghép GDMT toàn phần)
61 58
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ( lồng ghép GDMT toàn
phần)
62 59
Khôi phục môi trường, giữ gìn tài nguyên hoang dã( lồng ghép
GDMT toàn phần)
63
60 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái( lồng ghép GDMT toàn phần)
Luật bảo vệ môi trường( lồng ghép GDMT toàn phần)
61
65 62
Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ
môi trường ở địa phương( lồng ghép GDMT toàn phần)
66 64 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
67 65 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
68 66 Tổng kết chương trình toàn cấp( lồng ghép GDMT toàn phần)
69 63 Ôn tập( lồng ghép GDMT toàn phần)
II/ NỘI DUNG KIẾN THỨC DẠY LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP GIÁO
DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO TỪNG BÀI
1/ Môn sinh học 6:
* Khi dạy bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

Ở mục 2: Nhiệm vụ sinh học. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm
hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người, từ đó
giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo thực
vật.
*Khi dạy bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
Ở mục 1: Sự đa dạng và phong phú của thực vật. Giáo viên phân tích
cho học sinh giá trị của sự đa dạng và phong phú của thực vật trong tự nhiên
và trong đời sống con người, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ sự đa dạng và
phong phú của giới thực vật.
* Khi dạy bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA
Ở mục 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa. Giáo viên hướng
dẫn cho học sinh thấy được tính đa dạng của thực vật về cấu tạo và chức
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
10
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
năng, hình thành kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức cơ
thể, giữa cơ thể với môi trường, từ đó giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ
thực vật.
*Khi dạy bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được vai trò của nước, muối
khoáng và các sinh vật đối với thực vật nói riêng và tự nhiên nói chung, từ đó
giáo dục học sinh ý thức bảo vệ một số động vật trong đất  bảo vệ đất,
chống ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, chống rửa trôi. Đồng thời nhấn
mạnh vai trò của cây xanh đối với chu trình nước trong tự nhiên.
* Khi dạy bài 14,16,17: THÂN DÀI RA DO ĐÂU; THÂN TO RA
DO ĐÂU; VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thân dài ra do đâu? Từ đó giáo
dục ý thức bảo vệ tính toàn vẹn của cây, không bẻ cành, leo trèo làm gãy
cành, hoặc bóc vỏ cây.
* Khi dạy bài 21: QUANG HỢP

Ở mục 2: Khái niệm về quang hợp. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm
hiểu sản phẩm của quá trình quang hợp, để học sinh thấy được vai trò của
thực vật trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ thực vật và ý thức bảo vệ môi trường.
* Khi dạy bài 22: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN
NGOÀI TỚI QUÁ TRÌNH QUANG HỢP, Ý NGHĨA CỦA QUANG
HỢP.
Ở mục 2: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? Giáo viên hướng dẫn
học sinh tìm hiểu vai trò của quang hợp: góp phần điều hòa khí hậu, làm trong
lành không khí như cân bằng hàm lượng khí cacbonic và ôxi, tạo độ ẩm cho
môi trường, là một mắc xích trong chu trình nước, có ý nghĩa quan trọng đối
với con người và tự nhiên. Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ thực vật
và phát triển cây xanh ở khu dân cư, trường học, địa phương, và trồng cây tạo
bóng mát ở trường, lớp, khu dân cư cũng như trồng cây gây rừng, tuyên
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
11
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
truyền cho mọi người trong gia đình không nên phá rừng, đốt rừng làm nương
rẫy.
* Khi dạy bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
Ở mục 2: Sinh sản sinh dưỡng của cây. Giáo viên phân tích cho học
sinh thấy được hình thức sinh sản sinh dưỡng là phương pháp bảo tồn các
nguồn gen quý hiếm, các nguồn gen này sẽ có thể bị mất đi trong sinh sản hữu
tính. Từ đó giáo dục ý thức học sinh tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của
thực vật.
* Khi dạy bài 29: CÁC LOẠI HOA
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được hoa có ý nghĩa quan trọng
đối với tự nhiên, con người và môi trường. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ cảnh
quan môi trường , đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa,
phá hoại môi trường ở trường học, nơi công cộng, đồng thời giáo dục học sinh

ý thức làm cho trường, lớp, khu dân cư thêm đẹp tươi bằng cách trồng thêm
nhiều cây xanh, các loài hoa.
* Khi dạy bài 32: CÁC LOẠI QUẢ
Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy được ý nghĩa của quả đối với con
người và với sự bảo tồn của thực vật. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ thực vật,
đặc biệt là bảo vệ quả, ý thức tham gia trồng cây nông nghiệp để tăng sản
lượng quả.
* Khi dạy bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được sự sống của con người và
sinh vật là nhờ vào nguồn dinh dưỡng có trong quả và hạt. Từ đó giáo dục ý
thức và trách nhiệm bảo vệ thực vật, đặc biệt là cơ quan sinh sản của cây.
* Khi dạy bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT
Ở bài này cần chỉ cho học sinh thấy rõ vai trò của động vật với phát tán
của quả và hạt. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ động vật cho học sinh.
* Khi dạy bài 36: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY
MẦM.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
12
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
sự nảy mầm của hạt từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ổn định cần thiết
cho hạt nảy mầm.
* Khi dạy các bài trong chương: CÁC NHÓM THỰC VẬT
Giáo viên cho hs tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó phân tích
cho học sinh thấy được sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa
của nó trong tự nhiên và đời sống con người. Từ đó giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
* Khi dạy bài 44: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình xuất hiện và phát triển
của giới thực vật, trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu được môi trường ở cạn đã

tạo ra sự đa dạng và tiến hóa của thực vật. Tuy nhhiên nhiều loài thực vật hiện
nay đang bị khai thác qua mức và có nguy cơ tuyệt chủng. Từ đó giáo dục ý
thức bảo vệ sự đa dạng thực vật cho học sinh.
* Khi dạy bài 46:THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HÒA KHÍ HẬU
Giáo viên chỉ cho học sinh thấy được thực vật góp phần điều hòa khí
hậu và làm giảm ô nhiễm môi trường. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ thực vật,
trồng cây xanh ở trường lớp, ở vườn nhà và khu dân cư, phủ xanh đất trồng,
đồi trọc, tham gia tích cực vào việc sản xuất nông nghệp để tăng số lượng cây
trồng, sản phẩm nông nghiệp, góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không
khí, giữ ổn định hàm lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí.
* Khi dạy bài 47: THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
Giáo viên giúp học sinh thấy được thực vật giúp giữ đất, chống xói
mòn, hạn chế ngập lụt, hạn hán, giữ và điều hòa nước. Từ đó giáo dục ý thức
bảo vệ thực vật, bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trồng, đồi trọc.
* Khi dạy bài 48: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT ĐỐI VỚI ĐỘNG
VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
13
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Giúp học sinh nhận thức được vai trò của thực vật đối với động vật và
đời sống con người. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia tích cực
vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm nông nghiệp.
* Khi dạy bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
Giáo viên giới thiệu cho học sinh sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay có một số loài đang bị giảm sút do khai thác và môi
trường sống bị tàn phá, nhiều loài trở nên hiếm. Từ đó giáo dục ý thức bảo vệ
đa dạng thực vật nói chung và thực vật quý hiếm nói riêng.
* Khi dạy bài 53: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
Ở bài này giáo viên cần mở rộng về tính đa dạng và thích nghi của thực
vật trong những điều kiện cụ thể của môi trường. Qua quan sát thực vật trong

thiên nhiên, các em sẽ yêu quý và có ý thức bảo vệ thực vật, say mê nghiên
cứu tìm hiểu thế giới thực vật đa dạng và phong phú.
2/ Môn sinh học 7:
* Khi dạy bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
Ở mục IV: vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về
động vật có ích, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người như cung
cấp thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ con người
trong giải trí, thể thao …) tuy nhiên một số loài còn có hại truyền bệnh như
muỗi, rận, rệp, trùng sốt rét… từ đó giáo dục biện pháp hạn chế môi trường
phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo
sức khỏe cho con người. Từ đó giáo dục cho hs hiểu được mối tương quan
giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người, có ý thức bảo vệ đa
dạng sinh học.
* Khi dạy bài 6: TRÙNG KIẾT LỊ, TRÙNG SỐT RÉT
Ở mục 3: Bệnh sốt rét ở nước ta, giáo viên giáo dục cho hs ý thức
phòng chống bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt
muỗi, ăn uống hợp vệ sinh.
* Khi dạy bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN
CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
14
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Ở phần II: Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Từ giá trị thực
tiễn của động vật nguyên sinh giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng
chống ô nhiễm môi trường nước nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung.
* Khi dạy bài 11: SÁN LÁ GAN
Ở mục 2: Vòng đời của sán lá gan. Giáo viên giáo dục cho học sinh ý
thức giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phòng chống
giun sán kí sinh cho người và vật nuôi.
* Khi dạy bài 12: MỘT SỐ GIUN SÁN KHÁC

Ở mục I: Một số giun dẹp khác. Giáo viên giáo dục cho học sinh cần ăn
chín, uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan
của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Cần giữ vệ sinh
thân thể và môi trường sống.
* khi dạy bài 13: GIUN ĐŨA
Ở mục 2: Vòng đời của giun đũa. Sau khi dạy giun đũa khí sinh trong
ruột người và trứng giun đi vào cơ thể người qua con đường ăn uống, từ đó
giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân khi ăn uống để tránh các
bệnh về giun sán kí sinh.
* Khi dạy bài 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC.
Ở mục I: Một số giun tròn khác. Giáo viên giới thiệu một số giun tròn
quan tranh ảnh và khẳng định hầu hết giun tròn sống kí sinh và gây nhiều tác
hại ở người, động vật từ đó hình thành ý thức cho học sinh ý thức giữ gìn vệ
sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
* Khi dạy bài 15: GIUN ĐẤT
Ở mục “em có biết”. Từ nội dung mục này, giáo viên giáo dục học sinh
ý thức bảo vệ động vật có ích, đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và
tơi xốp cho đất thông qua hoạt động sống của chúng, học sinh sẽ rút ra được ý
thức phải bảo vệ phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che
phủ môi trường đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun đất làm thức
ăn.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
15
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
* Khi dạy bài 21: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH THÂN MỀM.
Ở mục II: Vai trò của thân mềm. Sau khi học sinh tìm hiểu tên đại diện
của thân mềm, giáo viên giáo dục thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự
nhiên (phân hủy thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn), và đời sống con
người (làm thực phẩm, làm sạch môi trường nước) nên cần sử dụng hợp lí

nguồn lợi thân mềm, đồng thời phải có ý thức bảo vệ chúng.
* Khi dạy bài 24: ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC
Ở mục II: Vai trò thực tiễn. Yêu cầu học sinh tìm đại diện các động vật
có vai trò quan trọng đối với đời sống con người như làm thực phẩm, cải tạo
nền đất, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học, từ đó giáo dục ý
thức bảo vệ chúng.
* Khi dạy bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH
NHỆN.
Ở mục II: Sự đa dạng của lớp hình nhện. giáo dục học sinh ý thức bảo
vệ đa dạng lớp hình nhện trong thiên nhiên, tạo điều kiện cho chúng phát triển
bằng cách bảo vệ môi trường sống (bảo vệ những loài có lợi)
* Khi dạy bài 27: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP
SÂU BỌ.
Ở mục 2:Vai trò thực tiễn của sâu bọ. Giáo viên dạy các lợi ích của sâu
bọ như làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn
cho cây trồng, từ đó giáo dục học sinh bảo vệ những loài sâu bọ có ích thông
qua bảo vệ môi trường.
* Khi dạy bài 29: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH CHÂN KHỚP.
Ở mục III: Vai trò thực tiễn. GV cho HS tìm các loài đại diện cho các lớp
và sắp xếp theo loài có lợi, loài có hại đối với con người và tự nhiên, qua đó
học sinh thấy được động vật ngành chân khớp có vai trò như làm thuốc chữa
bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trò
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
16
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và từ đó giáo viên giáo dục cho học sinh
ý thức bảo vệ các loài động vật có ích, tạo điều kiện cho chúng phát triển.
* Khi dạy bài 34: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC
LỚP CÁ.

Ở mục III: Vai trò của cá. Giáo viên cho học sinh kể các cách bắt cá ở
địa phương Ba Tơ (Dùng lưới, dùng câu, dùng nôm, dùng điện, dùng thuốc
nổ…) thông qua các cách bắt cá trên giáo viên phân tích giáo dục cho học
sinh cách bắt cá nào có lợi cho môi trường và mang lại hiệu quả lâu dài,
không gây hại cho môi trường nước, làm hại cho nguồn lợi thủy sản nói
chung (dùng lưới, dùng câu). Từ đó giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
nguồn lợi thủy sản thông qua bảo vệ môi trường nước không bị ô nhiễm.
Khuyến cáo cho học sinh không được dùng điện, chất nổ, chất hóa học để
đánh bắt cá.
* Khi dạy bài 37: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP
LƯỠNG CƯ.
Ở mục IV: Vai trò của lớp lưỡng cư. Giáo dục cho học sinh, lưỡng cư
là loài có ích cho nông nghiệp, là nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí
nghiệm trong sinh lí học, nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy
giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, … Vì vậy việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lưỡng cư bừa bãi là
việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư. Từ đó giáo
dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích.
* Khi dạy bài 40: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA
LỚP BÒ SÁT.
Ở mục IV: Vai trò của lớp giáp xác. Giáo dục cho học sinh ý thức bảo
vệ các loài bò sát, vì đa số bò sát là có ích cho nông nghiệp, có giá trị thực
phẩm, dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ, … Vì vậy cần được bảo vệ, gây nuôi
những loài bò sát quý.
* Khi dạy bài 44: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP
CHIM.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
17
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Ở mục III: Vai trò của lớp chim. Từ nguồn lợi do chim mang lại như

chim ăn các loài sâu bọ, các loài gặm nhấm, làm cảnh, cung cấp thực phẩm,
giúp phát tán cây rừng… giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức cần bảo vệ
các loài chim có ích, không săn bắt, bừa bãi.
* Khi dạy bài 51: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
Ở mục III. Vai trò của thú. Sau khi phân tích thú đem lại rất nhiều
nguồn lợi cho đời sống con người và tự nhiên, với số lượng thú trong tự nhiên
đang giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là thú hoang dã. Từ đó giáo dục cho học
sinh cần có biện pháp bảo vệ thú, bảo vệ động vật hoang dã, cấm săn bắt buôn
bán động vật trái phép, xây dụng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi các
động vật có giá trị kinh tế.
* Khi dạy bài 55: TIẾN HÓA VỀ SINH SẢN
Giáo viên giảng giải cho học sinh sinh sản là quy luật tự nhiên để phát
triển nòi giống, tùy theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để động
vật thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con, … từ đó giáo dục học sinh ý thức
bảo vệ động vật, đặc biệt là mùa sinh sản.
* Khi dạy bài 56: CÂY PHÁT SINH GIỚI ĐỘNG VẬT
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được sự phức tạp hóa về cấu tạo
của động vật trong quá trình phát triển lịch sử, gắn liền với sự chuyển dời đời
sống từ nước lên cạn, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi địa chất và khí hậu.
Một số sinh vật không thích nghi đã bị tuyệt chủng trong cuộc đấu tranh sinh
tồn và ngay cả dưới tác động của con người. Điều cần chú ý là một số loài
động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng từ đó giáo viên giáo dục
cho học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
* Khi dạy bài 57,58: ĐA DẠNG SINH HỌC
Ở mục III: Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và biện pháp bảo vệ đa
dạng sinh học. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự
suy giảm đa dạng sinh học ở đại phương nói riêng và ở Việt Nam cũng như
thế giới nói chung. Từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và
cân bằng sinh học như nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi, nghiêm cấm săn
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ

18
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
bắt buôn bán động vật hoang dã, thuần hóa, lai tạo để tăng độ đa dạng sinh
học.
* Khi dạy bài 59: BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
Ở mục II: Biện pháp đấu tranh sinh học. Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu các biện pháp đấu tranh sinh học từ đó giúp học sinh thấy được biện
pháp đấu tranh sinh học có vai trò tiêu diệt các sinh vật gây hại nhưng tránh ô
nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sinh vật có ích và sức khỏe con
người.
* Khi dạy bai 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
Yêu cầu học sinh tìm hiểu các cấp độ đe dọa tuyệt chủng một số loài
động vật quý hiếm ở Việt Nam có xu hướng ngày càng giảm sút, từ đó đề ra
các biện pháp bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắt buôn bán bắt giữ động vật
trái phép, xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, tổ chức chăn nuôi những loài
có giá trị kinh tế.
* Khi dạy bài 64,65,66: THAM QUAN THIÊN NHIÊN
Giáo viên cần giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức
bảo vệ thế giới động vật, đặc biệt là động vật có ích.
3/ Môn sinh học 8:
* Khi dạy bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP
Ở mục I. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được thế nào là không
khí bị ô nhiễm và các tác nhân gây hại đến hệ hô hấp, từ đó yêu cầu học sinh
đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại. Giáo viên tóm
lại và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chung, môi trường làm việc và học
tập. Cụ thể như giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
của trường, lớp, khu dân cư và thông qua đó giáo dục học sinh có ý thức bảo
vệ cây xanh, trồng cây gây rừng, giảm thiểu chất độc vào không khí.
* Khi dạy bài 30: VỆ SINH TIÊU HÓA
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ

19
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Ở mục II: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh khỏi các tác nhân có
hại. Giáo viên giáo dục ý thức cho học sinh vệ sinh trước khi ăn, ăn chín uống
sôi, và bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ
thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch, để từ đó đảm bảo được sức
khỏe.
* Khi dạy bài 33: THÂN NHIỆT
Ở mục III: Phương pháp phòng chống nóng lạnh. Giáo phân tích cho
học sinh thấy được vai trò của cây xanh trong quá trình chống nóng. Từ đó
giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng và chăm sóc cây bóng
mát ở trường học và khu dân cư.
* Khi dạy bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG, NGUYÊN TẮC LẬP
KHẨU PHẦN.
Ở mục III: Nguyên tắc lập khẩu phần. Giáo viên phân tích cho học sinh
thấy cần phải chú ý tới chất lượng của thức ăn, ngoài giá trị dinh dưỡng còn
cần chú ý đến an toàn thực phẩm, từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
nước, môi trường đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân
hóa học để có thức ăn sạch. Khuyến cáo cho học sinh nên sử dụng rau sạch.
* Khi dạy bài 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Ở mục II: Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài
tiết tránh các tác nhân có hại. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu cơ sở khoa học
của các thói quen sống khoa học, ý thức sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn,
từ đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
* Khi dạy bài 42: VỆ SINH DA
Ở mục III: Phòng chống bệnh ngoài da. Giáo viên cho học sinh tìm
hiểu một số bệnh ngoài da, biểu hiện và cách phòng chống, từ đó giáo dục ý
thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở vệ sinh nơi công cộng và vệ
sinh thân thể.
* Khi dạy bài 50: VỆ SINH MẮT: Ở mục II: Bệnh về mắt. Giáo viên

giới thiệu các nguyên nhân gây bệnh về mắt và cho học sinh tìm hiểu các biện
pháp để phòng tránh, từ đó giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
20
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
biệt là giữ gìn vệ sinh nguồn nước, không khí và ý thức bảo vệ mắt khi đi
trong môi trường có nhiều bụi,
* Khi dạy bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
Ở mục III: Vệ sinh tai. Giáo viên cho học sinh tìm hiểu các nguyên
nhân gây ảnh hưởng đến tai, từ đó giáo dục học sinh ý thức phòng tránh ô
nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh.
* Khi dạy bài 63: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI.
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được ảnh hưởng của sự gia tăng
dân số và trình độ dân trí đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên động thực
vật và khả năng đáp ứng của chúng đối với con người, từ đó giáo dục học sinh
ý thức bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
4/Môn sinh học 9
* Khi dạy bài 25: THƯỜNG BIẾN
Giáo viên phân tích cho học sinh thấy được: Trong thực tiễn, người ta
thường gặp hiện tượng một kiểu gen có nhiều kiểu hình khác nhau khi sống ở
các điều kiện môi trường khác nhau. Sinh vật sống ở môi trường càng thuận
lợi thì sẽ biểu hiện hết giới hạn thường biến của một kiểu gen. Từ đó giáo dục
cho học sinh ý thức trong chăn nuôi, trồng trọt như các em phải tăng cường
khâu chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, tránh những tác nhân gây hại của
môi trường đến cơ thể vật nuôi, cây trồng như thời tiết xấu, nguồn nước ô
nhiễm, vi sinh vật gây bệnh…Vì vậy phải vệ sinh chuồng trại, vệ sinh đồng
ruộng, bón phân hợp lí…
* Khi dạy bài 26: THỰC HÀNH: NHẬN DẠNG MỘT VÀI DẠNG
ĐỘT BIẾN:

Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy được các nguyên nhân dẫn đến đột
biến ở cơ thể sinh vật và người, trong môi trường có ảnh hưởng rất lớn.
Thế giới đang khuyến cáo, các quốc gia không được sản xuất bom hạt
nhân, không sử dụng các hoá chất cực độc trong trồng trọt. Từ đó giáo dục
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
21
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
các em ý thức tránh bị nhiễm các chất độc hoá học, các tia phóng xạ, sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình kĩ thuật, khoa học… nếu buộc phải tiếp
xúc thì phải có trang bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang, kinh mắt …., lưu ý
để hoá chất xa tầm tay trẻ em.
* Khi dạy bài 27: THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN
Qua việc quan sát những cá thể thực vật- động vật bị biến đổi hình thái
so với nguyên trạng của nó mà những biến đổi đó không di truyền lại cho đời
sau, đó là thường biến. Thường biến là do tác động trực tiếp của môi trường.
Nếu môi trường sống thuận lợi đối với một giống loài nào đó, chúng sẽ thể
hiện mức phản ứng tối đa. Nếu môi trường bị ô nhiễm, bị thay đổi, sự biến đổi
về hình thái cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của sinh vật đó. Từ đó học sinh có ý thức cải tạo và bảo vệ môi trường để cho
cây trồng, vật nuôi phát triển bình thường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Khi dạy bài 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯÒI
Giáo viên cho thấy: Cho đến năm 1990, di truyền y học đã thống kê
được gần 5000 gen gây bệnh. Một số bệnh tật do bị nhiễm chất phóng xạ hoặc
chất độc hoá học trong chiến tranh để lại, không cẩn thận trong việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó giúp học có ý thức trong sinh hoạt cũng như
trong sản xuất, các em phải tuyệt đối cẩn thận với hoá chất độc hại, đồng thời
không được đối xử mất thiện cảm đối với những người bị bệnh, tật di truyền
mà phải sẽ chia, động viên, tạo điều kiện cho họ được hưởng mọi quyền lợi
như những người khác.
* Khi dạy bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI

Thông qua di truyền y học tư vấn giáo viên giáo dục cho học ý thức,
sau này trước khi kết hôn, các em có thể đến những trung tâm tư vấn về lĩnh
vực này để nhận được những lời khuyên. Dựa trên cơ sở những lời khuyên ấy,
các em có quyền quyết định có nên kết hôn hoặc không nên kết hôn với đối
tượng mà mình lựa chọn. Nếu đã kết hôn, các em có quyền quyết định có nên
hoặc không nên sinh con vì những bệnh mang gen lặn có khả năng xuất hiện.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
22
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Một gia đình hạnh phúc chỉ khi được nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc những đứa
con mạnh khoẻ, phát triển tốt về trí tuệ. Ngược lại, gia đình có những người
con không may bị dị tật bẩm sinh, thiểu năng về trí tuệ thì đó là điều bất hạnh
về bản thân, đau khổ cho gia đình và tăng thêm gánh nặng cho xã hội.
Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, mỗi cặp vợ
chồng chỉ có từ 1 – 2 con.
Các hoá độc hại đi vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực
phẩm…Các hóa chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đã làm tăng tần số đột biến
nhiễm sắc thể ở người sử dụng. Vì vậy cần phải xử lí tận gốc các chất thải do
hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hoá chất, việc sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật phải đúng quy trình kĩ thuật, xử lí các loại chất thải trong sinh
hoạt để hạn chế ô nhiễm môi trường.
* Khi dạy bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
Giáo viên liên hệ một số thành tựu ứng dụng Công nghệ gen trên thế
giới và ở Việt Nam cho học sinh như đã chuyển được gen kháng rầy nâu,
kháng sâu, kháng bệnh bạc lá, kháng một số loại nấm, gen tổng hợp vitamin
A, gen kháng virus, gen chín sớm…vào một số cây trồng như lúa, ngô, khoai
tây, cà chua, bắp cải, thuốc lá, đu đủ… Bên cạnh đó đã chuyển được gen tổng
hợp hoocmôn sinh trưởng ở người vào cá trạch làm cho cá có trọng lượng cao
hơn bình thường.
Chúng ta đang và sẽ sử dụng những loại lương thực-thực phẩm là sản

phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên có hai quan điểm ngược nhau, một bên là ủng
hộ, còn một bên là không đồng tình với việc sử dụng những sản phẩm biến
đối gen, bởi hậu quả mang lại cho con ngưòi chưa được xác định rõ ràng. Từ
đó giáo dục cho học sinh phải biết lựa chọn, đề phòng với những sản phẩm có
thể có ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đối với sức khoẻ con người.
*Khi dạy bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
23
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
Giáo viên phân tích rõ cho học sinh về kiến thức môi trường và ảnh
hưởng của môi trường đến sinh vật. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,
bao gồm những gì bao xung quanh chúng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật. Mỗi loài sinh vật có môi
trường sống riêng và đặc trưng của mình, trong quá trình sống chúng luôn
chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái. Về mặt tự nhiên, nhân tố vô sinh
và nhân tố hữu sinh tác động đến sinh vật một cách ổn định. Mặt khác, vì nhu
cầu sản xuất, sinh hoạt của con người tác động mạnh mẽ đến đời sống của
nhiều loài sinh vật.
Ví dụ 1: Cá sống ở ruộng đồng, nếu người nông dân sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật không hợp lí, không an toàn làm ô nhiễm môi trường nước ở nơi
đó thì sự sống của cá sẽ bị ảnh hưởng xấu, làm giảm số lượng hoặc mất hẵn
môi trường sống bình thường.
Ví dụ 2: Bộ linh trưởng thành sống leo trèo trên cây. Con người vô
tình phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy đồng nghĩa với việc huỷ diệt môi trường
sống của chúng.
Qua những ví dụ trên, giúp các em phải có ý thức bảo vệ môi trường
sống của những loài sinh vật có ích sống xung quanh chúng ta và loại bỏ
những điều kiện sống của những loài sinh vật gây hại như môi trường sống
của muỗi, các loài giun sán, sâu bậnh…
*Khi dạy bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI

SỐNG SINH VẬT
Giáo viên giúp học sinh hiểu được, ánh sáng mặt trời là nguồn năng
lượng cơ bản cho mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử dụng năng
lượng ánh sáng mặt trời khi quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ. Con người
và động vật sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời do cây tổng hợp.
Bên cạnh đó giúp học sinh thấy được có những cây ưu sáng và cũng có
những cây ưu bóng như ở rừng nhiệt đới, những cây thân gỗ vươn cao để tận
hưởng nguồn ánh sáng mạnh cung cấp cho quá trình quang hợp, những loài
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
24
Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào bộ môn sinh hoc ở bậc THCS
thực vật sống dưới tán những cây lớn nhận cường độ chiếu sáng yếu hơn. Do
nhu cầu gỗ để làm nhà và vật dụng trong gia đình mà việc khai thác, chặt hạ
những cây gỗ lớn, làm cho các loài thực vật ưa bóng sẽ bị rối loạn quá trình
sinh lí, kém sức sống. Từ đó giáo dục cho các ý thức bảo vệ rừng, không được
chặt phá cây bừa bãi, biết lợi dụng bóng râm của một số cây gỗ to để trồng
những cây ưa bóng như trầu không, hồ tiêu, phong lan…
*Khi dạy bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM
LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Ở mục ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Giáo viên phân
tích cho học sinh thấy được ảnh hưởng của nhiệt độ đến các loài sinh vật như
động vật biến nhiệt như ếch, nhái, các loài bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt
độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể chúng
cũng tăng hay giảm theo. Động vật đẳng nhiệt có cơ thể không phụ thuộc vào
môi trường như chim, thú có thể phát tán và sinh sống ở khắp nơi.
Nhiệt độ môi trường tăng làm tăng tốc độ quá trình sinh lý trong cơ thể
sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kì sống
của chúng càng ngắn. Chẳng hạn như ruồi giấm sống được 10 ngày ở 25
0
C,

còn ở 18
0
C sống được 17 ngày. Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh
hưởng tới các đặc điểm hình thái và sinh thái như chim di trú vào mùa đông,
cây cối bị cằn cỗi khi nhiệt độ nóng quá. Ngoài ra, khi nhiệt độ môi trường
tăng lên làm cho băng ở 2 vùng Nam cực và Bắc cực tan ra dẫn đến mực nước
biển tăng lên gây ra hiện tượng ngập úng một số vùng trủng thấp ven biển.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nguyên nhân làm cho nhiệt
độ trái đất tăng. Các nhà khoa học đã dự báo và cho rằng: nhiệt độ trái đất
đang và sẽ tăng lên vài
0
C

trong vài năm tới. Có thể nói rằng: nguyên nhân
chủ yếu là do công nghiệp hoá, đô thị hoá toàn cầu, khí thải từ các nhà máy,
các loại động cơ sử dụng xăng dầu… đã thải ra môi trường một lượng khí
cacbonic khá lớn, từ đó gây hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất tăng
lên.
Người thực hiện: Ngô Thanh Thảo Đơn vị: Trường THCS TT Ba Tơ
25

×