Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC BÀI TẬP MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.58 KB, 23 trang )

1








































BÀI TẬP

MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH NGÀNH SƠN








GVHD : Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm
Sinh viên: Lê Dương Tín
ID: 11752317








Đà Nẵng, 12.2012
2

MỤC LỤC

I. TỔNG QUAN NGÀNH 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Tầm quan trọng của ngành Sơn 3
1.3 Lịch sử ngành Sơn Việt Nam 4
II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SƠN VIỆT NAM 8
2.1 Thực trạng phát triễn ngành Sơn 8
2.2 Phát triển mạnh về sản lượng và chủng loại sơn 9
III. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH 13
3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 13
3.1.1 Nhân tố chính trị 13
3.1.2 Nhân tố kinh tế 13
3.1.3 Nhân tố xã hội 14
3.1.4 Nhân tố công nghệ 14
2.3 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter 14
3.2.1 Sự ganh đua trong ngành 14
3.2.2 Nguy cơ của đối thủ tiềm tàng 14
3.2.3 Năng lực thương lượng của người mua 15
3.2.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 15
3.2.5 Đe dọa các sản phẩm thay thế 15
2.4 Phân Tích SWOT 15
3.3.1 Điểm mạnh 15
3.3.2 Điểm yếu 15
3.3.3 Cơ hội 16

3.3.4 Thách thức 16
3.4 Các nhân tố then chốt thành công 17
3.5 Các lực lượng dẫn dắt ngành 17
3.5.1 Thay đổi về nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm 17
3.5.2 Các thay đổi về chi phí và hiệu quả 17
3.5.3 Toàn cầu hóa 18
3.6 Triển vọng phát triễn ngành 19
Tài liệu Tham khảo: 23


3

I. TỔNG QUAN NGÀNH

1.1 Định nghĩa :
Sơn (hoặc có thể gọi là chất phủ bề mặt) đựợc dùng để trang trí mỹ thuật hoặc bảo
vệ các bề mặt vật liệu cần sơn.
Sự ra đời của sơn đã được loài người cổ xưa chế biến từ các vật liệu thiên nhiên
sẵn có để tạo các bức tranh trên nền đá ở nhiều hang động nhằm ghi lại hình ảnh sinh
hoạt cuộc sống thường ngày mà ngành khảo cổ học thế giới đã xác định được niên đại
cách đây khoảng 25.000 năm.
Ai Cập đã biết chế tạo sơn mỹ thuật từ năm 3000 – 600 trước công nguyên Hy
Lạp và La Mã đã chế tạo sơn dầu béo vừa có tác dụng trang trí vừa có tính chất bảo vệ
các bề mặt cần sơn trong thời kỳ năm 600 trước công nguyên đến năm 400 sau công
nguyên và mãi đến thế kỷ 13 sau công nguyên các nước khác của Châu Âu mới biết đến
công nghệ sơn này và đến cuối thế kỷ 18 mới bắt đầu có các nhà sản xuất sơn chuyên
nghiệp do yêu cầu về sơn tăng mạnh.
Ở Việt Nam, cha ông ta từ gần 400 năm trước đã biết dùng sơn ta từ cây sơn mọc
tự nhiên chế biến thành sơn trang trí và bảo vệ cho chất lượng gỗ của các pho tượng thờ,
các tấm hoành phi câu đối “sơn son thiếp vàng”, lớp sơn bảo vệ này chất lượng hầu như

không thay đổi sau hàng trăm năm sử dụng, sơn ta đến nay vẫn được coi là nguyên liệu
chất lượng cao dùng cho ngành tranh sơn mài được ưa chuộng cả trong và ngoài nước
hoặc một số loại dầu béo như: dầu chẩu và dầu lai hoặc nhựa thông từ cây thông ba lá
mọc tự nhiên tại Việt Nam, từ lâu đã được người dân chế biến thành dầu bóng (clear –
varnish) gọi nôm na là “quang dầu” dùng trang trí và bảo vệ cho “nón lá” hoặc “đồ gỗ”,
nội ngoại thất.
1.2 Tầm quan trọng của ngành Sơn

Như chúng ta đã biết. Sơn có tác dụng trang trí, ngoài ta nó còn tác dụng bảo vệ
sản phẩm, từ ngành tiêu dùng cho đến ngành công nghiệp, vì vậy ngành sơn là một trong
những ngành quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta
Cuộc cách mạng kỹ thuật của thế giới đã tác động thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp sơn từ thế kỷ 18 nhưng chất lượng sơn bảo vệ và trang trí vẫn chưa cao vì nguyên
4

liệu chế tạo sơn đi từ các loại dầu nhựa thiên nhiên và các loại bột màu vô cơ có chất
lượng thấp.
Ngành công nghiệp sơn chỉ có thể phát triển nhảy vọt khi xuất hiện trên thị trường
các loại nhựa tổng hợp tạo màng sơn cùng với các loại bột màu hữu cơ chất lượng cao và
nhất là sự xuất hiện của sản phẩm bột màu trắng đioxit titan (TiO2) là loại bột màu chủ
đạo, phản ánh sự phát triển của công nghiệp sơn màu.
Trong tương lai, thách thức của ngành công nghiệp sơn toàn cầu phải giải quyết
bài toán quen thuộc là tìm được giải pháp cân bằng giữa một bên là sức ép về chi phí của
năng lượng, nguyên liệu và đáp ứng quy định luật an toàn môi trường của chính phủ với
một bên là yêu cầu của thị trường là chất sơn phải hoàn hảo với giá cả tốt nhất. Các
thách thức này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành sơn công nghiệp thế giới nghiên cứu và
triển khai các giải pháp công nghệ mới, nguyên liệu mới và sản phẩm mới đó chắc chắn
cũng là tác động tích cực đối với sự phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp này
1.3 Lịch sử ngành Sơn Việt Nam


Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển là năm
1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam. Tuy nhiên do bối
cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975 mới thực sự là một quốc gia độc lập và
thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện phát triển kinh tế xã hội và từng bước phát
triển ngành sơn Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1914 – 1954:

Có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực thành phố lớn là: Hà Nội,
Hải Phòng, Sài Gòn.
Giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với công
nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ cho yêu cầu sơn trang trí xây
dựng, các loại sơn công nghiệp chất lượng cao đều nhập khẩu.
Ngoài ra trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp cũng có cơ sở sản xuất
sơn của Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu là sơn dầu từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có
ở Việt Nam như: nhựa thông, dầu chẩu…

Giai đoạn 1954 – 1975:

5

Bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc – Nam với chế độ chính trị
khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế (trong đó bao gồm cả phát triển ngành
sơn) khác nhau, cụ thể là:
Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là:
 Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội (mới thành lập) do Tổng cục hóa chất quản lý
 Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Công ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn)
do sở công nghiệp Hà Nội quản lý.
 Nhà máy Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Công nghiệp
Hải Phòng quản lý.

Sản phẩm chính là sơn dầu nhựa thiên nhiên trong nước sơn Alkyd (nhập cảng
nguyên liệu nhựa alkyd) ứng dụng chủ yếu cho công nghiệp dân dụng và trang trí, chất
lượng chưa cao, công nghệ lạc hậu, số lượng sản xuất còn thấp không đáp ứng đủ yêu cầu
(do hạn chế nhập khẩu nguyên liệu vì nguồn ngoại tệ không đủ đáp ứng)
Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản lượng 7.000
tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976).
Các nguyên liệu sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, công nghệ hiện
đại theo thời điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu biểu:
 Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản
phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn
Epoxy.
 Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các nhà
máy này có công ty sơn chất dẻo Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là Xí
nghiệp sơn Á Đông và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm chủ
yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.
Một số nhà máy sơn khác chuyên sản xuất các loại sơn công nghiệp chất lượng cao là
sơn gỗ khô nhanh gốc N/C (nitrocellose), sơn tân trang xe hơi, sơn tàu biển…

Giai đoạn 1976 – 1989

Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung
của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế bao cấp, mặc
dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển với mức đột phá “đổi mới”
nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn còn phát triển trì trệ mãi đến năm 1989.
6

Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hoàn toàn không có sơn nước,
nhà cửa và công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi màu. Các loại sơn
nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành công nghiệp gốc Alkyd,
Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít theo hạn mức ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu.

Các loại sơn gốc dầu nhựa thiên nhiên có chất lượng thấp được sản xuất với số
lượng nhiều hơn sơn nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn trong nước
khá dối dào và rẻ tiền như: nhựa thông, chai cục. Tuy nhiên sản lượng sơn sản xuất ra
cũng bị hạn chế vì không đủ đáp ứng số nguyên liệu quan trọng khác của ngành sơn như
dung môi, bột màu…cần nhập khẩu bằng ngoại tệ.
Tình hình này nếu còn kéo dài thêm ít năm nữa chắc ngành công nghiệp sơn Việt
Nam sẽ bị tụt dốc nghiêm trọng về chất lượng sản phẩm – công nghệ, số lượng nhà sản
xuất sơn có uy tín ở thị trường và v.v rất may tình hình xấu đi chỉ trong thời gian ngắn
1982 – 1986. Từ 1986 với chính sách “đổi mới” toàn bộ cơ cấu kinh tế và xã hội, Việt
Nam đã có những cải cách quan trọng về phát triển kinh tế, ngành sơn Việt Nam đã thực
sự chuyển mình phát triển mới từ giai đoạn 1990

Giai đoạn 1990 – 2008

Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính của
nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị trường, nhưng
sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu khởi đầu từ năm 1990 để bước vào quá
trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát triển liên tục tới
nay (2008)
Từ năm 2008 đến nay, do tác động của chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh
tế, Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ tiềm năng thu hút nhiều dự án đầu tư từ
nước ngoài, theo đó, nhu cầu về Sơn trong xây dựng cũng như sơn trong các ngành công
nghiệp khác tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng tối đa cho sự phát triễn đất
nước. Trong một vài năm qua, nhu cầu ở Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm.
Đáp ứng mức tăng ấy, sản lượng sơn của các doanh nghiệp trong nước tăng mạnh theo
từng năm. Tuy nhiên, thực trạng gần đâycho thấy, ngành sơn cung vẫn chưa đủ cầu, sản
xuất trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, với ngành đóng tàu
7


dường như phải nhập sơn hoàn toàn do trình độ kỷ thuật trong nước không đáp ứng về
chất lượng.












8

II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH SƠN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng phát triễn ngành Sơn

Cũng giống với các nước đang phát triễn khác, sự phát triễn ngành sơn Việt Nam
bị coi là đi theo ngược chiều, do hạn chế về vốn đầu tư, do chính sách phát triễn ngành, ý
kiến khác cho rằng. sở dĩ ngành sơn phát triễn đi ngược là do Việt Nam không có chính
sách phát triễn bảo hộ, cho nên thời gian gần đây ngành sơn phát triễn được là nhờ nguồn
nguyên vật liệu nhập khẩu, không tận dụng được lợi thế giàu tài nguyên thiên nhiên của
Việt Nam.
Bối cảnh lịch sử: Các nước Đông Nam Á đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng tài
chính và nền kinh tế bắt đầu hồi phục và phát triển ổn định. Kinh tế Việt Nam ít bị ảnh
hưởng của khủng hoảng này, tuy có tăng trưởng chậm lại nhưng rất ổn định và ngày
càng phát triển mạnh hơn – thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế sau đây:






6.80%
6.90%
7.08%
7.43%
7.79%
8.44%
8.23%
8.48%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức tăng GDP/năm
2,450
2,591
2,650
2,853
3,309
4,100
8,030
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Vốn FDI (Tỉ USD)
Nguồn Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam
9

Ngành sơn Việt Nam sau khi đạt được sự phát triển ổn định trong giai đoạn thách
thức khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á (1997 - 1999) với tốc độ tăng trưởng
dao động 15 – 20%/năm thì bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2007 là quá trình phát triển với
tốc độ cao cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế Việt Nam

2.2 Phát triển mạnh về sản lượng và chủng loại sơn

Sơn trang trí chiếm tỉ trọng lớn, tăng trưởng trung bình 25%/năm, sơn tàu biển, bảo
vệ, sơn công nghiệp ngày càng phát triển theo yêu cầu thị trường (xem bảng số liệu các
năm 1995 đến 2007 về phát triển thị trường sơn Việt Nam do Hiệp hội sơn và mực in
Việt Nam – VPIA công bố)

TỔNG HỢP MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG SƠN VIỆT NAM (1995 – 2008)

SỐ
THỨ
TỰ

LOẠI SƠN

MỨC TIÊU THỤ NĂM
1995
(Tấn )
2000
(Tấn)
2002
(Tấn)
2004
(Tấn)
2006
(Triệu
lít)
2007
(Triệu
lít)

2008
(Triệu
lít)

1
Sơn trang trí:
 Gốc nước
 Gốc dung môi
23.800
58.000
77.200
96.000
123,20
152,00
158,00
11.000
40.000
57.000
74.000
-
-
-
12.800
18.000
20.200
22.000
-
-
-
2

Sơn tàu biển và bảo vệ
1.000
4.000
8.000
12.500
13,60
16,80
19,70
3
Sơn công nghiệp:
 Sơn đồ gỗ
 Sơn bột
 Sơn coil (tấm lợp)
0,200
2.850
6.010
18.200
-
-
-
0,200
2.000
3.000
12.000
37,05
43,70
40,20
0
0
1.810

3.500
6,80
8,00
8,20
0
0,850
1.200
2.700
3,70
8,70
8,00
4
Sơn khác:
 Sơn can
 Sơn ôtô tân trang
 Sơn plastic
0,500
3.040
5.780
13.800
3,50
6,70
6,90
-
200
240
500
-
-
-

-
050
080
100
-
-
-
-
790
2.950
2.800
-
-
-
10

 Sơn sàn
 Sơn kẻ tường
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
7.000
-

-
-
TỔNG CỘNG
25.500
67.890
96.990
140.500
187,85
236,00
241,00
Nguồn số liệu:
Diễn đàn sơn châu Á – ACF – Tp.HCM 2003
Hội nghị thị trường sơn Châu Á – ACM – Singapore 2005
VPIA – Hội thảo sơn Châu Á – ACC- Tp.HCM 2007 và 2009

Đến năm 2007 đã có mặt tại Việt Nam hầu hết các hãng sơn lớn của thế giới
dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc gia công hợp tác sản xuất với các công
ty Sơn Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều công ty Sơn Việt Nam (dạng cổ phần hoặc tư
nhân) 100% vốn Việt Nam cũng mạnh dạn mở rộng hoặc xây mới nhà máy, đầu tư thiết
bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm sơn cạnh tranh thị trường theo yêu cầu
người tiêu thụ. Có thể nói sự phát triển với tốc độ cao về sản lượng công nghệ mới và
nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo ra bức tranh ngoạn mục của phát triển ngành sơn
Việt Nam trong giai đoạn này. Sự phân chia thị trường các loại sơn tại Việt Nam đến
năm 2007 đã đạt mức quân bình kiểu “tám lạng nửa cân” giữa các thương hiệu lớn không
phân biệt “nước ngoài” hay “nội địa” có thể kể ra như sau:
 Về sơn trang trí: 4 Oranges, Akzo (ICI) Decorative, Nippon, Kova, Tison Bạch
Tuyết, Sơn Tổng Hợp…
 Về sơn tàu biển và bảo vệ: Interpaints, Sơn Hải Phòng, Sơn Jotun, Sơn Á Đông,
Sơn Hải Âu…
 Về sơn đồ gỗ: Akzo Industry Coatings (ICI), Đại Hưng, Valspa Sherwin

Williams, Đại Kiều , Hóa Keo Bình Thạnh, Xuân An, Duy Hoàng…
 Về sơn bột: Akzo Chang Cheng (ICI), Jotun, Đại Phú, Tân Nam Phát, Á Đông,
Sơn Tổng Hợp Hà Nội…
 Về sơn coil (tấm lợp): Á Đông, Akzo Industry Coatings, Ppg Coatings, Becker,
Kcc Yungchi…
Về các loại sơn khác (ví dụ: Sơn ô tô OEM, sơn sàn, sơn kẻ đường, sơn can, sơn
plastic…) các thương hiệu: Sơn tổng hợp Hà Nội, Nippon, PPG, KOVA, Sơn Hải
Phòng…Dòng sản phẩm với công nghệ mới nhất của thế giới và khu vực là sơn trang trí
11

gốc nước sử dụng bột dioxit titan (TiO 2) nano chất lượng cao đã đƣợc nhiều hãng sơn
tại Việt Nam sản xuất bán ở thị trường hoặc các loại sơn công nghiệp gốc nước từ poxy,
Polyurethan chất lượng cao cũng đã được sản xuất bán ra thị trường theo xu hướng sản
phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, số lượng yêu cầu sử dụng chƣa nhiều do giá sản
phẩm còn cao.
Số lượng nhà sản xuất sơn bắt đầu tăng trưởng mạnh:



Nhận xét chung về thị phần và phân chia thị phần sơn Việt Nam thấy rằng:

Cho đến năm 2008 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng hơn 30
doanh nghiệp) vẫn chiếm 60% thị phần, 40% còn lại là phần các doanh nghiệp Việt Nam.
Sơn trang trí chiếm tỉ trọng lớn về thể tích (64 – 66%) tổng sản lượng nhưng lại có giá
trị thấp, ứng với (41 – 45%) về trị giá.
Với đặc điểm phát triển tốc độ cao trong giai đoạn này có mức tăng trưởng trung
bình 15 – 20% năm, số lượng Doanh nghiệp sản xuất sơn ngày càng gia tăng Việt Nam
trở thành “điểm nóng” thu hút đầu tư của các nƣớc trong khu vực và quốc tế vào ngành
công nghiệp sơn.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Hiệp hội ngành nghề sơn - mực in Việt Nam (tên

giao dịch VPIA) được thành lập 25/4/2008 từ tổ chức tiền thân là phân hội sơn - mực
in thuộc Hội hóa học – Tp.Hồ Chí Minh. Ngay năm đầu tiên thành lập, tính đến
21/4/2009 VPIA đã quy tụ 112 Hội viên Doanh nghiệp có liên quan đến ngành nghề
(trong số 71 Hội viên là doanh nghiệp sản xuất có: 54 doanh nghiệp sản xuất sơn, 10
60
120
168
187
250
2002 2004 2006 2008 2009
Số Lượng Nhà Sản Xuất Sơn
12

doanh nghiệp sản xuất mực in, 7 doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu và thiết bị sản xuất
sơn)
VPIA là thành viên chính thức của tổ chức APIC (Hội đồng quốc tế sơn Châu Á)
gồm 17 Hiệp hội sơn các nước trong khu vực. VPIA là một Hiệp hội ngành nghề còn non
trẻ, tập hợp số lượng Hội viên chưa lớn (64 Hội viên sản xuất sơn – mực in so với tổng
số năm 2009 khoảng 280 doanh nghiệp sản xuất sơn - mực in trong cả nước. Hiện nay,
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu VPIA đang bước đầu hội nhập vào con
đường hoạt động chuyên nghiệp, với nhận định của các chuyên gia kinh tế có uy tín của
thế giới, nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi và có thể giữ mức tăng trưởng trên 3%
năm 2009, riêng ngành công nghiệp sơn vẫn đạt mức tăng trưởng mạnh về sơn bảo vệ và
tàu biển, sơn trang trí…VPIA hy vọng sẽ hoạt động có hiệu quả trong quá trình bảo vệ lợi
ích của Hội viên và đưa ngành sơn mực in Việt Nam hội nhập tốt vào các nước khu vực
và quốc tế.
Tỉ trọng các phân khúc trong thị trường sơn năm 2010






13

III. PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
3.1.1 Nhân tố chính trị
Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh, chính trị.
Các nước thường có chính sách bảo hộ cho ngành Sơn trong nước mặc dù đã
tham gia WTO. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ được chính phủViệt Nam được xem
xét và đưa vào áp dụng, doanh nghiệp ngành Sơn Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh
trên sân nhà. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh mạnh hay yếu lại tùy thuộc vào cách thức xây
dựng chính sách bảo hộ của chính phủViệt Nam.
Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh
doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các ngành công
nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Sơn nói riêng.
3.1.2 Nhân tố kinh tế
Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế
cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam.
Nền kinh tếViệt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ Việt Nam
thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số
giá tiêu dùng. Hơn nữa, các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn,
nhu cầu tiêu thụ Sơn bị đình trệ.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả
năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thếgiới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào
Việt Nam sẽ tăng nhanh, cơ hội lớn cho mọi ngành mở rộng hoạt động sản xuất. Nhu cầu
về tiêu thụ Sơn trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành bất động sản, công
nghiệp. Tuy nhiên, dòng vốn FDI đổ vào ngành Sơn không ngừng gia tăng, lo ngại về
nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều trăn trở cho các doanh

nghiệp ngành Sơn trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình.
Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách
thắt chặt tiền tệ. Hoạt động ngành Sơn đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất
kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó
làm giảm lợi nhuận.
14

Khoảng 60% nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất ngành Sơn phải nhập từ
nước ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa
rủi ro về mặt tỉ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của
các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỉ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu.
3.1.3 Nhân tố xã hội
Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn,
Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tếViệt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư do
vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà ở, khách sạn, khu nghĩ dưỡng, nhà xưởng…
3.1.4 Nhân tố công nghệ
Đa dạng hóa kênh truyền thông tin đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình giúp
các doanh nghiệp ngành Sơn có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình.
Tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được các doanh nghiệp ngành Sơn
quan tâm. Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao
tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhân công thừa;
2.3 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter
3.2.1 Sự ganh đua trong ngành
 Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp
trong ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các DN khác bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
 Rào cản thoát ra khỏi ngành cao,nhiều DN vẫn hoạt động trong khi hiệu quả sản
xuất yếu kém.
 Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận.
3.2.2 Nguy cơ của đối thủ tiềm tàng

 Dự án ngành Sơn đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ.
 Chính phủ xem xét dành nhiều ưu đãi cho DN tham gia ngành Sơn, khả năng
khan hiếm nguyên vật liệu trong nước dần đựoc tháo bỏ.
 Doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên vật liệu từ phía đối tác nước
ngoài, nhu cầu ngành Sơn là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế mà
đặc biệt là ngành bất động sản, công nghiệp, khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư
thừa sơn xảy ra.
15

 Hiện tại ngành Sơn Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài với
công suất hiện đại, vốn lớn, tình trạng dư thừa Sơn cao.
3.2.3 Năng lực thương lượng của người mua
 Mức độ tập trung của khách hàng không cao, các đại lý phân phối dễ làm giá
trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm sơn.
 Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp.
 Sản phẩm ngành Sơn đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển các ngành khác,
khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng.
3.2.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
 Có rất nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà cung cấp nước ngoài khó có
kết hợp để nâng giá bán nguyên vật liệu ngành sơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
 Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như hóa chất đang trong tình
trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh.
3.2.5 Đe dọa các sản phẩm thay thế
 Sản phẩm thay thế cho Sơn là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như các loại hóa
chất (mạ, nhúng).
 Khả năng thay thế của các sản phẩm từ các loại hóa chất khác không cao do sơn
có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưu chuộng.
2.4 Phân Tích SWOT
3.3.1 Điểm mạnh
 Dân số trẻ, nhu cầu nhà ở tăng cao, tốc độ xây dựng ngày một tăng.

 Chi phí nhân công giá rẻ.
 Có tốc độ phát triển cao, đạt tỉ lệ11%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
GDP hàng năm của Việt Nam.
3.3.2 Điểm yếu
 Vốn đầu tư cho sản xuất Sơn lớn, trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam hạn chế về
vốn dẫn đến khó khăn thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu trên thế giới.
 Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững.
 Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, đơn điệu.
16

 Chưa có điều kiện đầu tư về mặt công nghệ làm giảm khả năng sản xuất và chất
lượng sản phẩm.
 Năng suất lao động thấp.
 Doanh nghiệp ngành sơn Việt Nam chưa thể phân tích dự đoán được nhu cầu tiêu
sơn đểcó thể chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh rủi ro
3.3.3 Cơ hội
Tốc độ tăng trưởng GDP cao, nền kinh tế Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan
tâm từ phía nhà đầu tư nước ngoài. Biểu hiện là dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng
cao, đây chính là yếu tố đẩy nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm sơn trong thời gian tới.
 Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang dần được chú trọng, nhu cầu về Sơn chất
lượng cao tăng như Sơn phục vụ ngành đóng tàu, công trình nhà ở…
 Nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào ngành sơn, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội trao
đổi học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài, giúp doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
3.3.4 Thách thức
Nguy cơ khủng hoảng thừa ngành Sơn.
 Sự đi xuống của nền kinh tế thế giới và Việt Nam làm giảm nhu cầu về Sơn do
xây dựng và các ngành khác thu hẹp sản xuất hoặc loại bỏ các dự án đầu tư
không mang tính khả thi cao.

 Ngành Sơn Việt Nam chưa có đủ khả năng xây dựng hàng rào kỹ thuật
 Môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, doanh nghiệp nước ngoài như tại
Trung Quốc và Ấn Độ có lợi thế về nguồn vốn, tay nghề lao động, công nghệ hiện
đại sẽ có lợi thế cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm. Gây khó khăn nhiều cho
doanh nghiệp Sơn trong nước, nguy cơ mất thị phần cao.
 Chính sách đối với ngành Sơn không nhất quán, các doanh nghiệp hoạt động
ngành Sơn có thể gặp nguy cơ về thiếu hụt nguyên vật liệu để sản xuất, do áp
dụng thuế nhập khẩu.
 Nguyên vật liệu cao, ảnh hưởng đến tính hoạt động liên tục của các công ty ngành
Sơn.
 Phụ thuộc vào nguyên vật liệu của nước ngoài.
17

 Ảnh hưởng của tỉ giá hối đoái
3.4 Các nhân tố then chốt thành công
 Khả năng cung cấp các sản phẩm với giá thấp (Quản trị hàng tồn kho, khả năng
thương lượng với nhà cung cấp…).
 Khả năng cung cấp các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và
đa dạng của khách hàng.
 Khả năng trưng bày các mặt hàng.
 Thương mại điện tử phát triễn, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm
thông tin sản phẩm, công ty, giá cả và đặc biệt là dễ dàng đặt hàng, thực hiện hợp
đồng.
 Hệ thống phân phối rộng rãi tạo điều kiện mua hàng thuận tiện.
 Với công nghệ hiện đại, thuận lợi cho việc pha chế màu SP phù hợp với tính chất
công việc.
 Phương tiện vận chuyển ngày càng phát triễn tạo điều kiện mua nguyên vật liệu
và bán sản phẩm một cách nhanh chóng nhất.
3.5 Các lực lượng dẫn dắt ngành
3.5.1 Thay đổi về nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm

Từ việc dành phần lớn thu nhập cho việc mua các mặt hàng thiết yếu, sang sử
dụng những sản phẩm cao cấp và có giá trị cao hơn về mặt kinh tế cũng như về mặt giá
trị của nó.
Cùng với nhu cầu ngày càng đa dạng, tinh tế và trình độ tiêu dùng ngày càng cao
trong khu vực, những chuỗi cửa hàng chuyên biệt như vậy sẽ trở thành lựa chọn ưa thích
của người tiêu dùng, với cách bài trí sang trọng, đội ngũ tư vấn bán hàng chuyên nghiệp
và các dịch vụ hậu mãi.
3.5.2 Các thay đổi về chi phí và hiệu quả
Sự phát triển của các kỹ thuật quản trị tồn kho, công nghệ thông tin, các phương
tiện vận tải…đã làm cho các công ty trong ngành kiểm soát được mức tồn kho hợp lý,
thời gian vận chuyển sản phẩm đến các cửa hàng được tính toán sao cho được rút gọn
nhất… tất cả những yếu tố này sẽ giúp các công ty trong ngành giảm chi phí thấp đến
18

mức có thể đồng thời giúp cho các công ty đạt được hiệu quả cao hơn cung cấp sản phẩm
của mình với mức giá thấp hơn.
Ngày nay, Internet đang phát triển rất mạnh mẽ, trở thành một cách thức tiếp cận
khách hàng toàn cầu hiệu quả với chi phí thấp, các công ty phân phối hàng đầu đều có
các trang Website bán lẻ trực tuyến để tiếp cận với xu thế này.
3.5.3 Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa gia tăng mức độ linh hoạt của các công ty trong ngành để đáp ứng
nhu cầu khách hàng, các áp lực cạnh tranh.
Các công ty phân bổ các chức năng của mình ở thị trường toàn cầu để được hiệu
quả cao và chi phí thấp bằng cách đạt được tính kinh tế theo qui mô, đạt được hiệu ứng
kinh nghiệm.
Theo dự đoán của các chuyên gia, trị giá của các loại sơn tiêu thụ hàng năm ở Mỹ
là 18 tỷ USD trong đó sơn dung môi chiếm một nửa, sơn nước tiêu thụ trị giá khoảng 7 tỷ
USD, chiếm 39% thị phần; sơn bột đạt l tỷ USD hoặc 6% thị phần; sơn kết tủa đạt 500
triệu USD - 3% thị phần và sơn đóng rắn nhờ bức xạ đạt 300 triệu USD - gần 2% thị
phần. Nỗ lực tìm kiếm nguyên liệu mới và pha chế những loại sơn mới để theo được các

quy định chặt chẽ về môi trường không chỉ làm tăng sự cạnh tranh trong thị trường sơn
mà còn thúc đẩy các nhà sản xuất phải tự hợp nhất. Sự hợp nhất không chỉ diễn ra ở Mỹ
mà còn cả trên thế giới.
Năm 1998 là năm tốt đẹp đối với các nhà sản xuất sơn và cung ứng nguyên liệu
sơn ở Mỹ. Nền kinh tế mạnh của Mỹ đã giúp đỡ thị trường sơn xây dựng phát triển hơn.
Năm 1998 lượng sơn giao hàng tăng 4% so với năm 1997. Giá trung bình 1 galông (4,5
lít) sơn các loại giảm từ 11,7 USD năm 1997 xuống 11,68 USD trong năm 1998. Từ 1994
đến 1998 hàng năm, tổng lượng sơn bán ra tăng 2%, giá các nguyên liệu sơn tăng trung
bình hàng năm (từ 1994- 1998) gần 2%. Đối với hầu hết các loại sơn, một khoản chi phí
đáng kể là cho bột màu titan đioxyt. Khủng hoảng kinh tế ở châu á đã kìm giá titan
đioxyt, nhưng giá có thể sớm tăng lên.
Vài năm trước đây, các nhà sản xuất sơn châu Âu đã chú trọng sản xuất các loại sơn
nước, sơn bột và sơn đóng rắn nhờ bức xạ để thay thế sơn dung môi. Biện pháp hạn chế
19

VOC của họ khác với các nhà sản xuất và sử dụng sơn ở Mỹ. Các nhà sản xuất sơn ở Mỹ
đã sớm quyết định phát triển loại sơn có hàm lượng chất rắn cao (lượng dung môi thấp).
Nhờ vậy vẫn sử dụng được các dây chuyền sản xuất hiện có và bảo đảm theo được các
tiêu chuẩn về môi trường. Lượng dung môi trong loại sơn có hàm lượng chất rắn cao chỉ
còn 25%, so với trước đây là 50%. Sơn bột và sơn đóng rắn nhờ bức xạ không chứa các
chất VOC. Sơn nước còn từ 8-10% VOC. Theo dự tính của các chuyên gia, thị trường
sơn bột toàn cầu năm 1999 đạt khoảng 700.000 tấn trong đó châu Âu chiếm 300.000 tấn.
Tính chung toàn cầu, tỷ lệ sơn bột trong sơn công nghiệp là 6% trong khi ở châu Âu tỷ lệ
đó là 9%, ý - 15% riêng Bắc Mỹ - khoảng 5%.
Năm công ty sản xuất sơn bột hàng đầu thế giới là Dupont, Akzo Nobel, Morton
Powder, Ferro và Jotun chiếm 50% sản lượng sơn bột thế giới. Sơn bột hãy còn nhiều
tiềm năng lớn. Các chuyên gia hy vọng vào năm 2008, sơn bột sẽ chiếm 10% thị trường
sơn công nghiệp, trong khi đó tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Bắc Mỹ sẽ là 8-9%, châu
Âu: 5 -6%, châu á: 6-7%.
3.6 Triển vọng phát triễn ngành


Đại diện những hãng sơn lớn như Akzo Nobel hay 4 Oranges cho biết họ rất kỳ
vọng vào thị trường sơn Việt Nam và đang tích cực gia tăng sự có mặt tại thị trường này.
Hiện nay, hầu hết những hãng sơn nổi tiếng trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam.
AkzoNobel có 4 nhà máy trong khi 4 Oranges, Dulux, Jotun, Nippon cũng đã đầu tư
hàng chục triệu USD xây dựng nhà máy để nhanh chân chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh
đó là những tên tuổi trong nước như Kova, Tison, Joton, Alphanam, Đồng Tâm, Hòa
Bình, Đại Bàng Mới đây, Petrolimex nhảy vào thị trường này với nhà máy sản xuất sơn
đặt tại Bình Dương.

Theo thống kê của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam, từ 60 doanh nghiệp trong
năm 2002, đến năm 2010 đã có đến khoảng 400 doanh nghiệp tham gia thị trường. Trong
đó, khoảng gần 70% là sơn kiến trúc, phần còn lại 30% là sản phẩm phục vụ cho công
nghiệp và mỹ thuật.

20

Thị trường sơn hiện nay được chia làm 4 phân khúc. Phân khúc cao cấp gồm
những công ty đến từ Nhật, Mỹ hoặc Anh như Akzo Nobel, Nippon, Jotun. Đây là những
doanh nghiệp có nhà máy cùng hệ thống phân phối tốt, chiếm 35% thị trường. Nhóm thứ
2 là các thương hiệu trung bình khá đến từ châu Á, chiếm 25% thị trường như 4Oranges,
TOA, SeaMaster Nhóm trung bình thấp chiếm 15% thị trường với các thương hiệu
trong nước như Joton, Kova, Tison Nhóm còn lại là các cơ sở sản xuất rải rác khắp cả
nước, phục vụ cho các khách hàng thu nhập thấp, chiếm 25% thị trường.

Nếu so sánh với những thị trường khác, có thể dễ dàng thấy tiềm năng của thị
trường sơn Việt Nam còn rất lớn. Thị trường Mỹ đã đạt 20-22 lít/người/năm, Tây Âu 15-
16 lít/người/năm, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông cũng đạt 12-13 lít/người/năm. Hiện nay,
tiêu thụ sơn tại Việt Nam mới đạt 2,8-3 lít/người/năm.


Tiềm năng còn lớn như vậy, song cạnh tranh cũng gay gắt, khi số doanh nghiệp
sơn tính cho tới nay đã tăng lên đến khoảng 600. Đã có nhiều doanh nghiệp dứt cánh ra đi
vì không cạnh tranh nổi với những tên tuổi lớn. Năm 2009, số doanh nghiệp sơn rời bỏ
thị trường là 20%, tương ứng khoảng 70 doanh nghiệp (theo thống kê của Hiệp hội Sơn
và Mực in).

Thống kê cho thấy doanh nghiệp ngoại đã chiếm đến 60% thị trường, phần còn lại
các doanh nghiệp Việt chia nhau. Các doanh nghiệp sơn trong nước vẫn đang trong một
cuộc chiến muôn thuở, đó là cạnh tranh nội - ngoại. Sơn ngoại hầu hết đều có giá cao nên
chỉ chiếm lĩnh thị trường thành thị còn sơn nội được bán ở nông thôn hoặc xuất khẩu, với
giá trung bình chỉ bằng 1/3 so với giá bán các công ty nước ngoài đưa ra.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sơn Việt cũng còn có một lối đi khác, đó là thị
trường ngách, điển hình là trường hợp sơn O7. Đây là thương hiệu Việt Nam nổi tiếng
trong ngành sơn công nghiệp với sản phẩm sơn gỗ với mức tăng trưởng hằng năm gấp
đôi tăng trưởng ngành. Sơn gỗ chiếm 10-15% giá thành, nhưng có tính quyết định toàn
bộ sản phẩm gỗ có thể xuất khẩu được hay không. Với kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 3,91
tỉ USD trong năm 2011, rõ ràng doanh thu của mảng sơn gỗ không hề nhỏ.
21


Vấn đề lớn đối với những doanh nghiệp sơn nội là ngân sách cho quảng bá còn
hạn hẹp trong khi những thương hiệu ngoại lại rất chăm chỉ quảng cáo, tài trợ nhiều
chương trình để quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. Cuộc cạnh tranh nội - ngoại chắc
chắn sẽ còn gay cấn hơn nữa vì các nhà kinh doanh nước ngoài đã nhìn thấy tiềm năng
của thị trường nông thôn. Những tên tuổi như Nippon, Dulux, Mykolor, TOA đã có
nhiều dòng sản phẩm giá thấp và mở rộng hệ thống đại lý về vùng quê. Ví dụ như sơn bột
trét tường, giá cả của những dòng sơn ngoại đang rất cạnh tranh, có những sản phẩm chỉ
có giá từ 32.000-100.000 đồng/kg, tương đương với những sản phẩm nội như Kova hay
Joton… Về sơn nước, những nhãn hiệu mới như Homecote (TOA), Jotaslast (Jotun),

Maxilite (Akzo Nobel) cũng là những dòng có giá tương đương sơn nội.




















22

BẢNG TÓM TẮT VỀ NHU CẦU SƠN TRÊN THẾ GIỚI (đơn vị tính : 1000 tấn)
HẠNG MỤC
Năm
Tăng trưởng/
năm%
2001
2006

2011
2016
06/01
11/06
Chia
Theo
Khu
Vực
Nhu cầu sơn trang trí
17,210
22,950
27,845
32,150
4.9
3.9
Bắc Mỹ
3,850
4,535
4,900
3,370
3.2
1.9
Tây Âu
3,510
3,950
4,445
4,960
2.4
2.4
Châu Á- Thái Bình

Dương
3,250
4,845
6,485
8,500
8.3
6.0
Trung Quốc
710
1,615
2,415
3,435
17.9
8.4
Nhật Bản
760
790
840
880
0.8
1.2
Các nước thuộc Châu Á,
TBD
1,780
2,440
3,230
4,185
6.5
5.8
Các khu vực khác

3,350
4,420
5,530
6,820
5.7
4.6
Chia
theo thị
trường
Nhà ở
19,049
12,595
14,800
17,500
4.6
3.3
Không phải nhà ở
3,950
5,155
6,650
8,350
5.5
5.2
Chia
theo
cách sử
dụng
Các nhà chuyên môn
10,325
13,220

15,950
19,050
5.1
3.8
Người mua tự làm
3,665
4,530
5,500
6,800
4.3
4.0
Chia
theo
bản
chất
sơn
Gốc nước
9,090
12,215
15,600
19,900
6.1
5.0
Gốc dung môi
4,900
5,535
5,850
5,950
7.5
1.1


Nguồn APCI 21(6), 12.2008

23

Tài liệu Tham khảo:


Surface coatings, NXB - TAFE Education Books Vol 1, 1983, Australia
Paint and surface coatings, NXB – Ellis hofwood limited 1987, England
Kỹ thuật sơn – Đinh Văn Kiên, NXB, Thanh niên 1999, Việt Nam
Toàn cảnh ngành sơn và mực in Việt Nam, Báo cáo tại ngày hội hóa học Tp.HCM 2005
của VPIA
Overview of Vietnam Coatings market – VPIA ACC HCM 2007, 2009
Vietnam Coatings & ink market, Speaker: Vương Bắc Đẩu – ACF 2003, HCMC

×