Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

bài tập môn quản trị chiến lược phân tích ngành viễn thông di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.04 KB, 27 trang )

Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 1


LỜI MỞ ĐẦU
Viễn thông di động là một ngành mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm
gần đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng là những con số
đáng kinh ngạc và đáng mơ ước của nhiều ngành khác. Trong những năm qua, thị trường
viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được coi là
thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng cao trên thế
giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện nay, tổng số thuê
bao di động trên cả nước đạt hơn 110,5 triệu thuê bao - trong khi dân số Việt Nam là xấp
xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn lớn là những yếu tố khiến
lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú ý của không ít nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà hàng
loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong thời
gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam. Vậy, các
doanh nghiệp mong muốn tham gia thị trường, cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ trên thị trường hiện nay sẽ phải đương đầu với những rào cản và khó khăn gì? Chìa
khóa nào dẫn tới con đường thành công của các doanh nghiệp?
Với những kiến thức đã được học trong môn quản trị chiến lược em xin được phân
tích ngành viễn thông di động cho bài tập cá nhân 2.
I. Định nghĩa ngành cung cấp mạng thông tin di động:
1. Định nghĩa GSM
- GSM là viết tắt cảu từ “The Global System for Mobile Cpommunication” - Mang
thông tin di động toàn cầu
- GSM là tiêu chuẩn chung cho các thuê bao di động giữa các vị trí địa lý khác nhau
mà vẫn giữ được liên lạc
Các mạng điện thoại GSM ở Việt Nam
diên thoai GSM đó là:


Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 2

- Mạng Vinaphone : 091 => 094.
- Mạng MobiFone: 090 => 093
- Mạng Viettel 098, 096
Các mạng điện thoại GSM có công nghệ TDMA
- TDMA là từ viết tắt của “Time Division Muftiple Access “- Phân chia các truy
cập theo thời gian.
Khác vài công nghê TDMA của các mạng GSM là công nghệ CDMA có các nhà
mạng như:
- S-Fone 095
- Gphone 0199
Ngành thông tin di động nằm trong ngành viễn thông di động là ngành chuyên cung cấp
mạng thông tin GSM (giới hạn của bài phân tích ở lĩnh vực này).
2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Ở nước ta, mạng thông tin di động đầu tiên ra đời vào năm 1992 với khoảng 5.000 thuê
bao. Hai nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn là Mobifone (VMS) ra đời năm 1993
- Liên doanh giữa công ty bưu chính viễn thông VN (VNPT) và tập đoàn COMVIK
(Thuỵ Điển ) và VinaPhone của trung tâm dịch vụ viễn thông (GPC) thuộc VNPT ra đời
năm 1996.
-Đến năm 2002 SFone của tập đoàn TELECOM của Hàn Quốc và tháng 6/2004 Viettel
của công Ty Viễn Thông Quân Đội cùng bước vào cuộc. Cuộc chạy đua của các nhà khai
thác làm cho giá cước giảm xuống và các dịch vụ càng đa dạng. Đến năm 2010, mạng
điện thoại này làm ăn thua lỗ và sự sụt giảm thuê bao của CDMA, mạng điện thoại này
hiện nay không còn hoạt động và đang trong quá trình thủ tục để tuyên bố phá sản.
-EVN Telecom là mạng di động thứ 6 tại Việt Nam, sở hữu đầu số 096 và băng tần 450
MHZ. Đến năm 2011, do tình hình phát triển mạng thua lỗ, EVN telecom đã được xác
nhập và bán lại thương hiệu cho Viettel.

-Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn
thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn
thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 3

cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. GTEL Mobile sử
dụng thương hiệu “Beeline VN” để ra mắt tại thị trường viễn thông Việt Nam. Năm
2011, tập đoàn VimpelCom đã bán lại cổ phần mà tập đoàn này đang sở hữu ở mạng điện
thoại Gmobile, sau khi đơn vị này thoái vốn, Beeline được đổi tên thành Gphone và hoạt
động cho đến nay với các gói cước đa dạng, chủ yếu phục vụ cho đối tượng sinh viên và
người có thu nhập thấp.
-Vietnamobile là mạng di động GSM đang trong thời kỳ phát triển nhanh tại Việt Nam kể
từ khi chính thức giới thiệu dịch vụ tới người tiêu dùng vào tháng 4/2009.
Hiện nay ở Việt Nam có các nhà mạng có 3 nhà mạng, dẫn đầu là Viettel, VinaPhone,
MobiFone chiếm hơn 90% thị phần. 4 mạng còn lại là VietnamMobile, Gtel (Gphone),
đang phải lúng túng xoay xở trong phần thị trường nhỏ hẹp còn lại với vô số khó khăn.

3. Giới thiệu các nhà mạng ở Việt Nam.





Vietnamobile là mạng di động GSM từ khi chính thức giới thiệu
dịch vụ tới người tiêu dùng vào tháng 4/2009. Vietnamobile chú trọng nâng cao chất
lượng mạng, giới thiệu các gói cước cạnh tranh, dịch vụ chăm sóc khách hàng tiêu chuẩn
quốc tế thông qua mạng lưới phân phối toàn quốc dưới thương hiệu “Vietnamobile”.
Vietnamobile đang có vị thế vững chắc để gia tăng thị phần và xây dựng xu hướng phát

triển mới tại thị trường viễn thông Việt Nam, tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ, có
những gói cước gọi điện thoại với giá cước cực rẻ để thu hút nhiều đối tượng khách hàng
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 4

hơn như các gói cước Maxi Talk chỉ với 1000đ/phút với tất cả các mạng điện thoại trên
toàn quốc

VinaPhone là một trong 03 mạng điện thoại di động lớn tại Việt Nam, cùng với
MobiFone, đây cũng là một công ty trực thuộc quyền quản lý của tập đoàn bưu chính
Viễn thông Việt Nam (VNPT), ra đời ngày 26/06/2006, với hơn 15 năm xây dựng và
trưởng thành, VinaPhone ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình
trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ điện thoại di động chất lượng tốt và ổn định,
được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao. Trong 03 mạng điện thoại di động hiện nay,
xét về khách hàng thuê bao trả sau, VinaPhone hiện nay đang dẫn đầu với số lượng chiếm
hơn 40% số thuê bao trả sau trên toàn quốc.
Từ năm 2008, VinaPhone phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết với việc lắp mới hơn 4000
trạm BTS trên toàn quốc để củng cố chất lượng mạng lưới và bên cạnh đó cũng phát triển
chất lượng của đội ngũ chăm sóc khách hàng, sản phẩm, dịch vụ đa dạng để mang lại
nhiều lợi ích hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ của VinaPhone.
Liên tục trong nhiều năm, VinaPhone đã đạt được giải thưởng “ mạng có dịch vụ phi
thoại tốt nhất năm 2010”, mạng có dịch vụ trên nền 3G tốt nhất năm 2011 của giải
thưởng Mobile Award, điều đó đã khẳng định được sự phát triển không ngừng của
VinaPhone, đúng theo sologan: “Luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu”

Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993,
VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS
900/1800 với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di

động Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát
triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động.
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 5

Trong nhiều năm liền, MobiFone được khách hàng đánh giá là mạng điện thoại có chất
lượng chăm sóc khách hàng tốt nhất. Bên cạnh sự phát triển về dịch vụ và các hình thức
chăm sóc khách hàng. MobiFone luôn củng cố mạng lưới và hệ thống cơ sở hạ tầng viễn
thông để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14/12/2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng
100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu,
biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng.

Được thành lập ngày 8/7/2008 trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Viễn
thông Di động Toàn cầu và Tập đoàn VimpelCom- Một trong những Tập đoàn Viễn
thông hàng đầu ở Đông Âu và Trung Á, GTEL Mobile là công ty liên doanh chuyên cung
cấp các dịch vụ thoại và truyền số liệu trên công nghệ GSM/EDGE. Sự ra đời của GTEL
Mobile xuất phát từ thỏa thuận thành lập một liên doanh viễn thông tại Việt Nam được ký
kết với tập đoàn VimpelCom vào cuối năm 2007. GTEL Mobile không chỉ là một doanh
nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tế đơn thuần mà đây còn là sự kết hợp các nhân tố
quốc tế nhằm mang lại trào lưu và phong cách truyền thông mới cho người dân Việt
II. Phân tích vĩ mô
1. Tình hình kinh tế thế giới.
Năm 2011, vấn đề nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trong
suốt năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone). Năm 2011 đã khởi
đầu với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro. Hành
động của Moody‟s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp và Tây Ban Nha đã làm dấy

lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên yếu nhất
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 6

trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao. Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp càng tạo thêm
áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục. Bên kia bờ Đại
Tây Dương, Standard & Poor‟s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của Mỹ từ ổn định sang
tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái trong Chính phủ liên bang
Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp. Cùng với đó, thảm họa động đất và sóng
thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 đã kéo lùi các thị trƣờng tài chính trên thế giới. Giá
dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính
trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Những diễn biến phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục
thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư
quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor‟s
hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+ vào tháng 8.
Đáng chú ý, trong năm 2011 này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh
tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này đã phải liên tiếp
tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do lo ngại tăng trƣởng
đã trở nên quá nóng. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân bằng nền kinh tế bằng
việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, qua Kế
hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố vào tháng 3.
Sang năm 2012, tình hình kinh tế thế giới cũng không mấy sáng sủa hơn khi hàng
loạt các vấn đề về kinh tế thế giới liên tục xảy ra Sự khó khăn và đi xuống của các nền
kinh tế đầu tàu (Mỹ: kéo/ Trung Quốc: đẩy ); Khủng hoảng và tái cơ cấu nợ công của EU
/ Nền kinh tế Nhật Bản „co dần‟; Nền kinh tế của ASEAN dù năng động nhưng „lỏng lẻo‟
và không chắc chắn; Khuynh hướng tăng lên không thể đảo ngược của các yếu tố đầu vào
=> Sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế thế giới từ giữa năm 2008 đến nay cũng đã
đạt đáy đã ảnh hưởng rất nhỉều đến hoạt động kinh doanh của các nhà mạng.
2. Kinh tế Việt Nam

 Chỉ số GDP
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua năm
2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi suất
ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ và tài
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 7

khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trửởng GDP cả năm đạt
5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và
quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp
hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế
giới và trong nước, tốc độ tăng trửởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia.
Năm 2012, Những vấn đề điển hình của kinh tế Việt Nam đang gặp phải đó là: Sự
kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống các DNNN, các chính sách bất cập và làm DN
khó dự đoán
Lĩnh vực kinh doanh & các vấn đề giống nhau: Tồn kho cao & tính thanh khoản thấp
do các đặc tính KD của chính mình; Huy động vốn tăng trưởng lớn hơn nhiều mức tăng
dư nợ; Mức chi phí nghiệp vụ tăng nhiều hơn so với mức tăng tín dụng. Trước bối cảnh
kinh tế tiếp tục còn nhiều khó khăn, Ông đưa ra các giải pháp lớn và tổng thể các doanh
nghiệp phải thay đổi triệt để tập quán KD và cải cách sâu vào trong hệ thống của mình;
Minh bạch & xóa SH chéo giữa các NH TM, bỏ trần LS, tăng hình thức cho vay thế chấp;
Chính phủ : kích cầu XH, VAT, cải cách triệt để các DNNN .
Nhiều ý kiến cho rằng, quý cuối cùng của năm 2012 đóng vai trò quan trọng và là
tiền đề cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN cũng như ngân hàng trong năm
2013. Nhưng đến nay, DN vẫn trong tình trạng khó khăn ở nhiều mặt: cầu yếu dẫn đến
hàng tồn kho cao (khoảng 30%), thiếu vốn kinh doanh, khó khăn tiếp cận vốn bởi các quy
định về tài sản đảm bảo…; sản xuất đình trệ.

Diễn biến kinh tế đất nước kể từ cuộc tranh luận đó đến nay, với ¾ chặng đường của năm
2012 đã đi qua, xác nhận rằng tình hình quả thật là khó khăn và phức tạp, lại theo xu
hướng tăng lên, thậm chí đến mức đáng quan ngại, hơn là theo hướng được giải tỏa bớt.
Cho dù tại thời điểm hiện nay, nếu đánh giá tình hình theo cách tiếp cận ngắn hạn (tính
theo quý hay ngắn hơn – theo tháng), có thể nhận thấy sự cải thiện tích cực (theo hướng
“quý sau tốt hơn quý trước”) ở một số khía cạnh quan trọng thì nhìn tổng thể cả năm,
không thể phủ nhận rằng kết quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 kém sút rõ rệt so
với năm 2011 (và so với cả những năm trước đó). Sự kém sút thành tích không chỉ biểu
hiện ở các con số định lượng – như tốc độ tăng trưởng GDP giảm, số lượng doanh nghiệp
đóng cửa và tỷ lệ hàng tồn kho cao. Quan trọng hơn, sự yếu kém còn thể hiện đặc biệt rõ
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 8

nét ở xu hướng gia tăng số lượng các biến cố - sự cố bất thường, là những tín hiệu chỉ báo
mức độ rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy
giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã bị suy yếu đáng kể sau mấy năm nền kinh tế gặp
khó khăn.
Nhìn chung:
Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước đã xây
dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau:
- GDP cứ 8 năm tăng gấp đôi.
- Đảm bảo tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP.
- Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp là 38 - 39% vào năm 2005 và 40 - 41% vào
năm 2010.
=>Trong giai đoạn 1986 – 2009 kinh tế vĩ mô phát triển tương đối ổn định tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty và nhiều thuận lợi cho các nhà mạng phát triển và mở rộng hoạt
động của mình.
=>Theo đó, nhu cầu về dich vụ tăng các dịch vụ về điện thoại, intenet ngày càng tăng
giúp cho các nhà mạng có thể mở rộng quy mô và hoạt động của mình trọng lĩnh vực

dịch vụ.
=> Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả
thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn.
Thứ nhất, cho dù được cải thiện theo từng quý thì đà tụt giảm tốc độ tăng trưởng
GDP so với năm trước là rõ rệt. Với mức tăng trưởng GDP quý 3 là 5,35%, diễn biến
kinh tế vẫn cho phép dự báo kế hoạch tăng trưởng 6,0-6,5% của năm nay sẽ không thể
đạt được. Mức tăng trưởng GDP năm 2012 mà Chính phủ dự kiến đạt chỉ khoảng 5,2%,
thấp hơn nhiều so với kế hoạch (nhưng có tính khả thi cao).
Thứ hai, lạm phát hạ nhanh, thậm chí nhanh hơn mức dự kiến, làm cho nền kinh
tế liên tục mấy tháng bị “âm”. Xu hướng giảm nhanh như vậy gây lo ngại sự “lạnh đi”
đột ngột của cơ thể kinh tế vốn đang bi suy yếu kéo dài. Đã có những ý kiến đề cập đến
tình trạng thiểu phát, kéo theo đó là xu hướng trì trệ trong tăng trưởng GDP.
Cũng cần lưu ý đúng mức đến xu hướng CPI chuyển hướng nhanh từ “âm” sang “dương”
trong tháng 8 và 9 trong khi các thao tác nới lỏng tiền tệ chỉ mới bắt đầu.
Đồ thị 1: CPI theo tháng năm 2011 và 9 tháng năm 2012
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 9






Đồ thị 1 cho thấy qua các tháng, CPI có biên độ dao động khá lớn và mức độ đảo
chiều cao. Biên độ dao động CPI lớn chứng tỏ nền kinh tế nước ta trong 9 tháng qua vẫn
trong trạng thái bất ổn cao. Đồng thời, hiệu ứng tâm lý và cách thức phản ứng chính sách
trước động thái CPI (sử dụng hàng loạt các biện pháp hành chính với mong muốn đối phó
nhanh với lạm phát, để dễ dàng và thuận tiện hơn cho bộ máy điều hành) cho thấy mức
độ nhạy cảm rất cao của cơ thể kinh tế đối với các tác động đảo chiều, ngay cả khi tác

động đó chưa mạnh.
Thứ ba, thành tích “đột ngột” chuyển nhập siêu thành xuất siêu phản ánh một thực
trạng đáng lo ngại: năng lực hấp thụ đầu vào của nền kinh tế bị suy yếu nghiêm trọng.
Nền kinh tế nước ta có một đặc điểm nổi bật là phụ thuộc nặng vào đầu vào nhập khẩu
4
.
Vì vậy, thành tích giảm nhập siêu trong 9 tháng đầu năm so với các năm trước đồng
nghĩa với một mặt, sản xuất trong nước gặp khó khăn nghiêm trọng, năng lực hấp thụ đầu
vào yếu đi rõ rệt; hai là triển vọng tăng trưởng không mấy lạc quan trong những tháng
còn lại của năm 2012 và cho cả năm 2013.
Gắn với “thành tích” giảm nhập siêu, còn một chỉ số khác cũng rất đáng quan tâm.
Đó là số lượng đơn đặt hàng của nền kinh tế được ký kết qua các tháng. Đây là chỉ số
phản ánh đầu ra của nền kinh tế, mang tính dự báo cao. Xu hướng đơn đặt hàng của nền
kinh tế qua các tháng (đồ thị 2) cho thấy động thái đầu ra vẫn còn kém sáng sủa (chưa
khôi phục mức trung bình 50 điểm), tương tự động thái đầu vào. Với xu hướng này, khó
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 10

có thể trông đợi triển vọng cải thiện mạnh mẽ tốc độ tăng trưởng GDP trong các tháng
cuối năm và cả trong năm 2012.
Đồ thị 2: Xu hướng đơn đặt hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới




Thứ tư, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm rõ rệt trong khi đây là lĩnh vực đóng góp
chủ yếu vào mức tăng trưởng chung, là động lực và đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền
kinh tế. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng đầu năm tăng khoảng 4,8% so với cùng
kỳ năm 2011, chỉ bằng 61,5% mức tăng cùng kỳ năm trước (7,8%). Cần lưu ý rằng tốc độ

tăng giá trị sản xuất công nghiệp thấp, trong khi tốc độ tăng chi phí trung gian cao lên,
làm tốc độ tăng giá trị tăng thêm của công nghiệp thấp xuống, kéo theo sự sụt giảm của
tốc độ tăng GDP.
Tổng hợp lại, cho đến hết quý III, tăng trưởng công nghiệp vẫn có xu hướng chậm
lại, chưa “thoát đáy”; cũng chưa lộ ra những yếu tố mới cho phép dự báo một sự thay đổi
mang tính đột biến trong công nghiệp để xoay chuyển xu thế tăng trưởng GDP. Đây thực
sự là một tin “xấu” cho việc dự báo triển vọng kinh tế cuối năm 2012, năm 2013.
Thứ năm, tốc độ tăng tồn kho giảm nhưng vẫn duy trì ở mức cao.
Đồ thị 3: Hàng tồn kho giảm chậm và vẫn ở mức cao
Nguồn: MPI
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 11






Hàng tồn kho, giống như nợ xấu, được coi là một “cục máu đông”, rất nguy hại cho
lưu thông kinh tế. Ôm một khối lượng lớn hàng tồn kho, doanh nghiệp không thu hồi
được vốn, không thể trả nợ ngân hàng, từ đó, nợ xấu gia tăng. Mặt khác, hàng tồn kho
luôn là yếu tố triệt tiêu động lực sản xuất của doanh nghiệp. Năm 2012, tồn kho lớn kéo
dài đang là yếu tố chính làm suy yếu hệ thống doanh nghiệp, đẩy nhiều doanh nghiệp vào
tình trạng phá sản hoặc đóng cửa. Trên bình diện vĩ mô, hàng tồn kho cản trở mạnh mẽ
sự lưu thông trong nền kinh tế, đúng với tên gọi “cục máu đông”.

 Lạm phát

Đồ thị 4: Biến động chỉ số giá tiêu dùng


Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 12


Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so với giai đoạn
tương ứng của năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010. Mức lạm phát tăng cao trong
4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép từ tỷ giá, giá cả hàng hóa
năng lượng và cung tiền.Từ tháng 5 trở đi, nhờ những nỗ lực ổn định hóa quyết liệt của
Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc và xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011. Trong số 11
nhóm hàng hóa, chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có tốc độ tăng giá âm.
=>Chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng nhằm chặn đứng lạm phát đã
làm cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động, phải tính tới phương án mua
bán trong đó các nhà mạng cũng gặp không ít khó khăn.

Lãi suất

Biểu đồ 5: diễn viến lãi suất cho vay VND trên Interbank
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 13




Về lãi suất điều hành, lãi suất cơ bản tuy vẫn được giữ nguyên ở mức 9% trong cả
năm nhưng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm
làm tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các ngân
hàng thương mại ỷ lại vào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc

cho vay tín dụng. Cụ thể, lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên mức
12% trong quý I và lên mức 13% cho quý III và IV còn lãi suất tái cấp vốn được điều
chỉnh tăng từ mức 9% trong tháng 1 lên tới 15% từ quý IV.

=>Như vậy, với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem
lại những cơ hội, thuận lợi cho các nhà mạng. Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng,
nhưng cũng gây ra không ít khó khăn: đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ,
phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hang,
sự canh tranh gay gắt.
3. Môi trường chính trị
Chính trị nước ta hiện nay được đánh giá rất cao về sự ổn định đảm bảo cho sự hoạt
động của các nhà mạng, tạo ra tâm lý an toàn khi đầu tư.
Việc gia nhập WTO, là thành viên Hội đồng bảo an lien hợp quốc, vấn đề toàn cầu
hóa, xu hướng đối ngoại ngày càng mở rộng, hội nhập vào kinh tế thế giới là cơ hội của
công ty tham gia vào thị truờng toàn cầu. Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 14

hoàn hiện, giấy phép hoạt động kinh doanh ngày càng được rúy ngắn. Chính phủ rất quan
tâm về hiệu năng hành chính công, tháo gỡ các rào cản trong hoạt động kinh doanh. Đây
là một thuận lợi cho các nhà mạng giảm bớt rào cản ra nhập ngành.
Luật pháp Việt nam hiện nay có chiều hướng được cải thiện. luật kinh doanh ngày
càng được hoàn thiện. Luật doanh nghiệp tác động rất nhiều đến tất cả doanh nghiệp nhờ
khung pháp lý của luật pháp duới sự quản lý của nhà nuớc các thanh tra kinh tế. Tất cả
các doanh nghiệp đều hoạt động thuận lợi.
Từ giữa năm 2010, cả 4 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ
di động băng rộng 3G đã cung cấp dịch vụ. Trong tương lai gần, với việc hạ tầng băng
rộng phát triển, các dịch vụ nội dung, thương mại điện tử, chính phủ điện tử sẽ phát triển
nhanh chóng. Năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt đề án đưa Việt Nam sớm trở thành

nước mạnh về CNTT và truyền thông, việc phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông
băng rộng phủ khắp toàn quốc là một trong 6 mục tiêu lớn cần đạt từ nay đến năm 2020

=>Để viễn thông là nền tảng phát triển kinh tế, các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ
có chung một nhận định rằng Chính phủ đang có những quyết tâm lớn cho việc phát triển
ngành viễn thông và coi đó là “nền tảng năng động” cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc
hỗ trợ các công ty và khu vực, đặc biệt là viễn thông, là quan trọng để Việt Nam xây
dựng được một nền tảng hạ tầng hiện đại và có sức cạnh tranh.
4. Các nhân tố văn hoá - xã hội
Để có thể thành đạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp không chỉ hướng nỗ lực của
mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi
trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hoá.
Về sắc thái văn hoá, nó vừa chịu ảnh hưởng của truyền thống lại vừa chịu ảnh hưởng
của môi trường, lãnh thổ và khu vực. Sắc thái văn hoá in đậm lên dấu ấn ứng xử của
người tiêu dùng trong đó có vấn đề quan niệm và thái độ đối với hàng hoá, dịch vụ mà họ
cần mua. Nhu cầu liên lạc tăng, nhu cầu dịch vụ Ngày nay, hầu hết mỗi nguời từ các
nhà doanh nghiệp, người nông dân, sinh viên, công chức cho đến học sinh đều có nhu cầu
liên lạc, và có những nhu cầu dịch vụ khác…Như vậy, việc này sẽ kích cầu dịch vụ thông
tin di động.
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 15

Cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí của Việt Nam ngày một được nâng
cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nguồn lao động có trình độ quản lý, kỹ
thuật, có đội ngũ nhân viên lành nghề có trình độ cao Với thị trường 86 triệu dân, tỷ lệ
dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc, tao ra nhu cầu lớn và một thị trường rộng lớn
sẽ là cơ hội cho các nhà mạng mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường giàu tiềm năng
này.
5. môi trường nhân khẩu học

 Tổng dân số: ~ 86 triệu người (2010)
 Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
 Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
 Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6%
 Cơ cấu độ tuổi:0-14 tuổi: 29,4%15-64 tuổi: 65%trên 65 tuổi: 5,6%
=> độ tuổi sử dụng di động nằm trong khoản 15-64 chiếm 65% dân số điều này cho thấy
độ lớn của nhu cầu di động trong đại bộ phận dân số. Việt Nam, với hơn 86 triệu dân, vốn
được coi là thị trường tiềm năng, từng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư viễn
thông nước ngoài. Sau một giai đoạn tăng trưởng nóng, đến nay, Việt Nam có khoảng
98,2 triệu thuê bao di động, tương đương 113,4 thuê bao trên 100 dân. Nếu tính cả lượng
thuê bao di động ảo thì con số thuê bao có thể lên tới 130 triệu.
6. Các yếu tố tự nhiên - công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố cơ bản
tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt của sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi công nghệ
không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: trình
độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản

Với các nhà mạng đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những khó khăn: sự phát
triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G giúp cho các nhà mạng có điều kiện lựa
chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, năng suất
lao động, nhưng khó khăn cho các nhà mạng là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng
với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ…
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 16

Với sự ra đời của 3G, các nhà mạng đã có một cua đua mới, cuộc đua cung cung cấp
các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền 3G, cung cấp cho khách hàng nhiều gói dịch vụ mới

như Internet tốc độ cao, coi TV trên nền 3G, cung cấp các gói KM như Camera, Video
Call và điều đó cũng đòi hỏi các nhà mạng phải đầu tư vào hệ thống cơ sở vật chất khá
tốn kém để khách hàng có thể thuận tiện trong việc sử dụng. Trong việc phát triển này,
VinaPhone được xem là đơn vị tiên phong khi cung cấp các dịch vụ sớm nhất và được
khách hàng ưa chuộng. Liên tiếp sau đó là việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ có thể
dùng được trên nền 3G như USB 3G, máy Iphone của Apple…
Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các nhà mạng do đó cần phải có những chiến lược cụ thể để giữ vững và phát
triển thị phần.
III. Tổng quan và chu kỳ sống của ngành.
1.Tổng quan ngành
Theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường thống nhất đưa ra con số dự báo rằng, đến
cuối năm 2010, Việt Nam sẽ có tới 52 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có tới 70% là
điện thoại di động tương đương 36 triệu thuê bao, cao gấp 3 lần hiện nay. Tuy nhiên, theo
đánh giá của RJB Consultants, mặc dù có tốc độ phát triển viễn thông khá nhanh nhưng
mật độ điện thoại của Việt Nam vẫn thấp so với thế giới. Hiện Việt Nam có bảy mạng
viễn thông di động đang cạnh tranh trên thị trường hơn 86 triệu dân. Không còn là mảnh
đất màu mỡ và dễ khai thác như những năm trước, các nhà cung cấp dịch vụ cho thị
trường viễn thông đang phải tìm cách tăng trưởng trong môi trường kinh doanh ngày một
khó khăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù cánh cửa đang hẹp dần đối với
một số mạng có số lượng khách hàng nhỏ nhưng về dài hạn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ
để các nhà cung cấp khác nhắm đến việc khai phá, hứa hẹn sự sôi động của một thị
trường thông tin di động phát triển cao hơn
2.chu kỳ sống của ngành
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 17




Biểu đồ 6: Biểu đồ phát triển viễn thông Việt Nam
Qua biểu đồ của ngành viễn thông Việt Nam ta thấy được viễn thông di động
đang trong gia đoạn phát triển.
Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về phát triển
viễn thông. Tính đến hết năm 2010, cả nước có 162,6 triệu thuê bao điện thoại các loại,
trong đó thuê bao di động chiếm 91,2%; mật độ điện thoại đạt 189 máy/100 dân; toàn
quốc có trên 26,7 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 31,1%; tổng số thuê bao
Internet băng rộng là trên 3,6 triệu, đạt mật độ 4,2%.
Giới phân tích còn cho rằng, hiện tại thị trường Việt Nam mới chỉ có hơn 20% dân số
sử dụng ĐTDĐ. Với tốc độ phát triển như hiện nay, đến năm 2011 sẽ có trên 50 - 60%
dân số Việt Nam sử dụng ĐTDĐ. Đây cũng là thời điểm mà sẽ xảy ra hiện tượng bão
hoà, nên rất khó phát triển thuê bao mới. Như vậy, thời “vàng son” phát triển thuê bao
của các mạng di động sẽ chỉ còn 2 năm nữa.
Trong khi đó, nếu trong năm 2007 một mạng di động mới được cấp phép thì nhanh
nhất cũng phải đến năm 2010 mới có thể chính thức cung cấp dịch vụ. Như vậy, mạng di
động này sẽ chính thức cung cấp dịch vụ khi thị trường đã bão hoà.
IV. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
1. Cạnh tranh các đối thủ trong ngành.
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 18


Biểu đồ 7: thị phần của các Cty cung cấp dịch vụ Viễn thông Việt Nam
.

Biểu đồ 7: Thị phần của các nhà mạng tại Việt Nam
26%
40%
30%

2%
2%
VinaPhone
Viettel
MobiFone
Vietnamobile
Gmobile




Kinh doanh dịch vụ viễn thông, ngoài những yếu tố cạnh tranh sống còn, còn là câu
chuyện về tần số và tài nguyên, thuộc tầm quy hoạch vĩ mô. Nhiều năm nay vai trò dẫn
đầu thị trường đang thuộc về Viettel và VNPT. Và thành quả của sự cạnh tranh trong
những năm qua là các mạng di động này đã nhanh chóng phủ sóng toàn quốc.
Năm 2010, các mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel đã giảm cước bình
quân 15%, các đợt khuyến mãi nhân đôi thẻ nạp cho thuê bao trả trước diễn ra dồn dập
Tuy nhiên, ngành viễn thông VN đạt doanh thu hơn 226.000 tỉ đồng trong năm 2010,
trong đó chỉ riêng VNPT và Viettel đã chiếm đến 85%, tương đương mức khoảng
193.000 tỉ đồng. Thị trường viễn thông sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011, 2012, khi VNPT
và Viettel vẫn tiếp tục đưa ra mục tiêu cao hơn.
Việc cạnh tranh lẫn nhau là tất yếu bên cạnh những nhiệm vụ mở rộng thị trường để
rút ngắn khoảng cách số giữa các vùng, kích thích nhu cầu để phục vụ cho sự tăng
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 19

trưởng. Điều này cho thấy qua việc gia tăng phủ sóng của các mạng viễn thông thời gian
qua khá là nhanh chóng. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng đang nhảy vào thị trường nội
dung với việc cho ra đời nhanh hơn các dịch vụ.

Các mạng nhỏ giai đoạn qua đương đầu trên thị trường như đi qua khe cửa hẹp. Thị
trường phân hoá khá rõ nét với sự lấn át của ba mạng MobiFone, Viettel và VinaPhone
trong khi sự phát triển èo uột của các mạng còn lại không làm nên tiếng vang. Sự trầm
lắng của các mạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không đề cập đến năng
lực đầu tư, khả năng tài chính để duy trì lượng khách hàng ổn định và đủ sức “đua” trong
cuộc cạnh tranh dài hơi. Khi cộng đồng sử dụng đang “quyết định” sự tồn tại của họ, nếu
không trường vốn.
Trong khi S-Fone hiện vẫn chưa giải quyết được khúc quanh của mô hình đầu tư
BCC để chuyển sang liên doanh, thì EVN Telecom vốn hội đủ các yếu tố để bứt phá,
được xem là nhà đầu tư có đủ năng lực cạnh tranh với Viettel và VNPT, thì dường như
chuyển động chậm chạp và mảng di động đối với họ rõ ràng không phải là lợi thế. Hai
mạng Beeline và Vietnamobile cũng đang hụt hơi. Đến năm 2011, đơn vị đầu tư Mạng
Beeline rút vốn đầu tư, bán lại cổ phần cho đơn vị chủ quản của Việt Nam, đổi tên thành
mạng Gmobile. Mạng viễn thông điện lực EVN telecom cũng làm ăn thua lỗ và bán lại cổ
phần của mình cho Viettel, chính thức xác nhập 02 mạng lại với nhau.
Đầu năm 2012. Hai mạng lơn VinaPhone và MobiFone cũng đứng trước thông tin sẽ
xác nhập lại với nhau để củng cố lại thị phần và đấu lại manh hơn vói nhà mạng Viettel.
Thực tế cho thấy các mạng nhỏ này luôn có những bước đi sáng tạo để có thể trụ được
trên thị trường với những gói dịch vụ khá hấp dẫn. Tuy nhiên với ưu thế đến hàng trăm
triệu số SIM, chỉ cần một đợt khuyến mãi của mạng lớn thì hầu như các mạng nhỏ “đổ
trước sóng lớn”.
2. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã có 5 mạng di động cạnh tranh quyết liệt chia
làm 2 nhóm là 3 nhà khai thác GSM và 2 nhà khai thác CDMA. Giới phân tích cho rằng
một thị trường với 84 triệu dân nhưng có tới 5 mạng di động là không quá nhiều. Các
chuyên gia còn khẳng định thị trường này trước sau cũng sẽ quay về con số chỉ còn 3 nhà
khai thác như thị trường di động của các nước khác. Xu hướng sáp nhập của các mạng di
động được nhận định sẽ bắt đầu diễn ra vào thời điểm năm 2008. Các mạng di động lớn
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333


Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 20

hiện nay đã chiếm được quy mô khách hàng đáng kể, đủ để họ có điều kiện giảm giá
cước rất mạnh. Trong khi đó, một mạng di động mới ra đời sẽ không đủ sức tham gia
cuộc chơi giảm cước này bởi họ chưa có khách hàng và cần phải khấu hao thiết bị.
Mạng di động ảo đầu tiên sắp ra mắt
Mạng di động thứ 6 - mạng ảo của Đông Dương Telecom sẽ chính thức ra mắt người
dùng di động Việt vào quý 3/2011. Tuy nhiên do quá thời hạn cung cấp dịch vụ nên đã bị
Bộ thông tin và truyền thông rút giấy phép kinh doanh mạng điện thoại tại Việt Nam.
Đây thật sự là một điều đáng tiếc cho khách hàng sử dụng điện thoại di động. Nếu thật sự
đi vào hoạt động, Đông Dương Telecom nhà mạng di động thứ 6 ở Việt Nam hoạt động
trên mô hình mạng di động ảo hay còn gọi là mạng viễn thông di động mặt đất không có
tần số (Mobile Virtual Network Operator - MVNO). Với việc Đông Dương Telecom
cung cấp dịch vụ, sẽ thêm hai dải số “vàng” nữa của đầu số 099 là 0998 và 0999 sẽ được
doanh nghiệp tung ra.
Giới chuyên môn nhận định, việc doanh nghiệp này cùng với mạng di động Gmobile
đồng sở hữu đầu số vàng là lợi thế đáng kể cho doanh nghiệp này khi tham gia thị trường
ở thời điểm này, khi mà di động tại Việt Nam sắp tới ngưỡng bão hoà về phát triển thuê
bao.
Rào cản nhập ngành.
- Sự trung thành nhãn hiệu: các thuê bao di động phần lớn là ít đổi số hay sim vì lý do
công việc cho nên khi thâm nhập vào ngành các nhà mạng mới phải khai thác người sử
dụng mới, đó là một việc hết sức khó khăng. Các nhà mạng mới khi thâm nhập thị trường
thường đưa ra các chính sách giá rẻ để tăng số thuê bao. Lấy beeline là một vú dụ:
- Với gói “Big Zero”, nhà mạng này sẽ tính giá không đồng (0 VNĐ) sau phút đầu tiên
cho tất cả các cuộc gọi nội mạng. Theo đó, từ phút thứ 2 các cuộc gọi nội mạng, khách
hàng sẽ không phải chịu bất kỳ một loại cước phí nào.
- Với thực tế “giảm giá cước” và khuyến mãi của thị trường di động trong nước hiện
nay, có thể thấy các nhà mạng chủ yếu chỉ hướng tới các cuộc gọi nội mạng thì Gmobile
lại không có sự phân biệt này. Các cuộc gọi ngoại mạng cũng chỉ có giá 1.199 đồng/phút,

ngang bằng với giá gọi nội mạng và cũng là mức giá rẻ nhất hiện nay trên thị trường
(thấp hơn giá cước gọi ngoại mạng của các mạng GSM khác từ 20 đến 30%). Rõ ràng có
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 21

thể thấy “tân binh” này đã áp dụng chiêu thức “giá cước cạnh tranh” để “tấn công” khách
hàng ngay từ khi mới ra mắt.
3. Năng lực thương lượng của người mua:
Theo một thống kê gần đây, khoảng 80% sinh viên nói sẵn sàng bỏ số điện thoại của
mạng di động này nếu như họ tìm được những dịch vụ khuyến mãi rẻ hơn từ một nhà
mạng khác. Với công nhân, đã từ lâu việc mua SIM thay thẻ đã trở thành một thói quen
nên những nhà mạng cung cấp SIM rẻ nhất luôn luôn được ưu ái chọn lựa. Như vậy, đối
với các mạng di động, một nguy cơ luôn rình rập vị thế của chính mình, đó là nếu không
khuyến mãi, không giảm giá thì chắc chắn sẽ có rất nhiều khách hàng sẵn sàng từ bỏ dịch
vụ.
 nằng lực thương lượng của người mua tương đối cao.
4. Năng lực thương lượng nhà cung cấp.
Các nhà mạng hoạt động trên cơ sở hệ thống cơ sở vật chất tự xậy dựng vì là hoạt
động trong ngành dịch vụ nên ít phụ thuộc vào nhà cung cấp.
Năng lực thương lượng nhà cung cấp thấp.
5. Các sản phẩm thay thế.
Hiện nay lĩnh vực viễn thông lien lạc chia thành 2 sản phẩm đó là di động và điện
thoại bán như vậy sản phẩm thay thế trực tiếp cho các nhà mạng là điện thoại bàn.
Tuy nhiên các sản phẩm thay thế này không cao khi mà hiện nay di động phổ biến và
cá nhân nên khó mà có thể thay thế.
6. Các nhóm cạnh tranh




Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 22










Tuy nhiên, trên thị trường, có 3 nhà mạng, dẫn đầu là Viettel, VinaPhone,
MobiFone chiếm hơn 90% thị phần. 4 mạng còn lại là VietnamMobile, Gmobile
(Beeline), EVN Telecom đang phải lúng túng xoay xở trong phần thị trường nhỏ hẹp còn
lại với vô số khó khăn. Theo dự báo của các chuyên gia, thời gian tới xu hướng mua bán,
sáp nhập sẽ diễn ra mạnh mẽ trên thị trường viễn thông, cụ thể lúc này S-Fone và EVN
Telecom đang trong giai đoạn thương thảo với các đối tác sẽ mua mình. Thời điểm kinh
tế suy thoái khiến những thương vụ này chưa được thành công, nhưng đã mở ra những
tiền lệ trên thị trường viễn thông.
“Trong một thị trường viễn thông, không là 1 trong 3 mạng dẫn đầu, thì nguy cơ bị
mua bán, sáp nhập là có thể xảy ra”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc
Viettel, Ông Hùng cho hay, trong ngành viễn thông có tồn tại một luật bất thành văn gọi
là “Luật số 3”. Theo đó, tại một thị trường có nhiều công ty viễn thông cùng hoạt động,
thường chỉ có 3 công ty đứng đầu, chiếm từ 90-95% thị trường. Các công ty ở vị trí thứ 4
trở đi thường có thị phần rất nhỏ và khó phát triển.
 Xu hướng xác nhập
Nhóm đi theo thị trường
Gmobile

Vietnammobile
Evn telecom

Nhóm dẫn đạo thị
trường
Vinaphone
Viettel
Mobile phone
Thấp chất lượng dịch vụ khách hàng cao
cao
Cao




Phạm
Vi
phủ
sóng





Thấp







Thấp
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 23

Thời gian gần đây, liên tiếp có những sự kiện hết sức quan trọng với thị trường viễn
thông di động Việt Nam: Beeline Việt Nam được rót vốn; EVN Telecom phải rao bán
mình cho Viettel; VinaPhone và MobiFone vẫn đang nằm trong vòng tái cơ cấu của
VNPT với những câu hỏi lớn: khi nào sẽ cổ phần hóa? có sáp nhập chung? Phải chăng
thị trường di động Việt Nam bắt đầu có thay đổi lớn, sau một thời gian dài im ắng.
Mua bán - Sáp nhập
Câu chuyện sáp nhập các mạng di động ở Việt Nam đã được nói đến từ khá lâu.
Với một thị trường có đến 5 mạng di động đang hoạt động như hiện nay (chưa tính mạng
di động ảo của Đông Dương Telecom đã được cấp phép, nhưng chưa hoạt động), các
chuyên gia đều khẳng định là quá nhiều. Con số hợp lý chỉ nên 3 - 4 nhà mạng. Vì thế,
theo sự phát triển của thị trường, sự mua bán, sáp nhập các mạng di động ở Việt Nam là
một xu thế tất yếu.
Ở thời điểm này, không có gì phải bàn cãi khi EVN Telecom phải sáp nhập, bởi
kinh doanh thua lỗ kéo dài, trở thành con nợ lớn của thị trường viễn thông Việt Nam. Và
trong khoảng nửa tháng qua, chuyện EVN Telecom được Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN) “bán nợ” đã thành hiện thực với việc Viettel mua lại EVN Telecom, trong khi
Hanoi Telecom (chủ quản mạng di động Vietnamobile) đang xin phép mua lại băng tần
và hạ tầng mạng 3G của EVN Telecom.
Khi câu chuyện sáp nhập diễn ra, ngoài 3 mạng di động lớn là Viettel, VinaPhone
và MobiFone, một câu hỏi đặt ra: Các mạng di động nhỏ sẽ như thế nào? EVN Telecom
coi như đã xong, nhưng còn Gmobile, Vietnamobile và S-Fone. Liệu những mạng này
tiếp tục tồn tại hay cũng phải theo làn sóng “mua bán - sáp nhập”? Nếu Beeline và
Vietnamobile đang có những nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót vốn, thì S-Fone có thể
nói đang rất khó khăn.

Vào tháng 6/201, Beeline đã tái cơ cấu chiến lược kinh doanh và công bố khoản
đầu tư mới từ Tập đoàn VimpelCom (Nga). Theo đó, VimpelCom đã quyết định đầu tư
thêm 500 triệu USD từ nay đến hết năm 2013 vào Liên doanh GTEL-Mobile. Khoản góp
vốn đầu tiên trị giá 196 triệu USD đã được VimpelCom đầu tư vào liên doanh, nâng tỷ lệ
sở hữu cổ phần của cổ đông này trong GTEL-Mobile từ 40% lên 49%. Khoản đầu tư còn
lại trị giá 304 triệu USD sẽ được thực hiện trong bước tiếp theo nếu Liên doanh GTEL-
Mobile đạt được các mục tiêu kinh doanh nhất định, cũng như nhận được các chấp thuận
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 24

cần thiết của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên đến đầu năm 2012, tập đoàn này đã
út vốn và Gmobile đã ra đời dưới danh nghĩa là sản phẩm cũ của Beeline
Hiện Gmobile đặt mục tiêu sẽ dẫn đầu phân khúc thị trường dành cho các mạng di
động nhỏ, xếp thứ 4 sau 3 mạng lớn nói trên. Với Vietnamobile, họ đã xin phép Chính
phủ mua lại băng tần 3G và toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng của EVN Telecom. Ông Trịnh
Minh Châu, Tổng Giám đốc Hanoi Telecom, cho biết, hiện nay phía Hutchison (Hồng
Công, Trung Quốc) đã đầu tư 880 triệu USD và họ đang có kế hoạch đầu tư tiếp lên 1,1
tỷ USD trong năm tới đối với mạng Vietnamobile.
Vì thế, liên doanh này sẵn sàng bỏ tiền mặt để mua lại cổ phần của EVN Telecom
như đã nói trên nhằm phục vụ chiến lược phát triển dài hơi của mình. Như vậy, cả
Gmobile và Vietnamobile đều quyết tâm bám trụ tại thị trường di động Việt Nam. Nhưng
đó là kinh doanh thuận lợi, còn khi các đối tác nước ngoài rút vốn, cả 2 mạng này khó
xoay xở được.
Cùng sử dụng công nghệ CDMA và làm ăn thua lỗ kéo dài như nhau, nhưng nếu
như hiện nay, EVN Telecom đã quyết định được số phận của mình, ngược lại S-Fone vẫn
chưa tìm được hướng đi. Sau khi SKTelecom (Hàn Quốc) rút khỏi liên doanh, S-Fone đã
cố gắng duy trì hoạt động và có thêm những nhà đầu tư mới ở Việt Nam. Thế nhưng, tốc
độ phát triển thuê bao cũng như hiệu quả kinh doanh vẫn không mấy sáng sủa, kể cả khi
đã thay tổng giám đốc.

Bản thân mạng S-Fone cũng đang có thông tin cho rằng sẽ chuyển từ công nghệ
CDMA sang GSM, nhằm tìm kiếm hướng phát triển mới. Cũng như EVN Telecom, nhiều
nguồn tin cho hay, S-Fone cũng đã từng “rao bán mình” nhưng chưa thực hiện được. Phải
chăng sau EVN Telecom, S-Fone sẽ là mạng di động thứ 2 ở Việt Nam sẽ sáp nhập vào
một mạng di động khác ở Việt Nam? Có lẽ điều đó khó tránh khỏi trước làn sóng “mua
bán - sáp nhập” bắt đầu xuất hiện ngày càng rõ ràng ở thị trường di động Việt Nam hiện
nay. Mạng nhỏ, thuê bao ít, làm ăn thua lỗ, không có vốn bổ sung sẽ bị những mạng lớn
thôn tính.
V. Các lực lượng dẫn dắt ngành:
1. Công nghệ.
Lấy HT mobile làm ví dụ tác động của công nghệ lên sự thay đổi công ty
Trần Duy Quang – SD-MBA 01 – ID: 1752333

Bài tập cá nhân Quản trị chiến lược Page 25

Cách đây 2 năm, sau một thời gian đạt được những tăng trưởng nhất định nhờ khuyến
mãi rầm rộ, HT Mobile bỗng dưng tuyên bố ngừng đua để thay ngựa. Được thành lập
vào khoảng năm 2007, HT Mobile sử dụng công nghệ CDMA 850MHz, từng được đánh
giá là mạng di động có chất lượng nội mạng tốt nhất Việt Nam nếu so về chất lượng dịch
vụ của một hãng sau một năm thành lập. Tự xây dựng hệ thống truyền dẫn bằng viba
khổng lồ đủ đáp ứng yêu cầu của toàn mạng với khoảng 1.000 trạm phát sóng, đội ngũ kỹ
thuật với hai đơn vị nòng cốt IT và Network chuyên nghiệp và trình độ cao, giám đốc kỹ
thuật và quản lý nòng cốt hầu như là người nước ngoài, hoặc người Việt đã tốt nghiệp
thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài Sau một năm, HT Mobile thu hút được 200.000 khách hàng
nhưng lại không đạt được mục tiêu đề ra và quyết định thay đổi công nghệ.
Lý giải cho việc này, ông Phạm Ngọc Lãng, lúc đó là chủ tịch Hội đồng Quản trị
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) - thành viên cùng điều hành HT
Mobile, thừa nhận “những thay đổi trong ngành thông tin di động toàn cầu đã ảnh hưởng
tiêu cực đến khả năng phục vụ khách hàng của hãng. Chính vì vậy, việc chuyển hướng
kinh doanh là cách tốt nhất để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, doanh nghiệp cũng

như sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số của Nhà nước”. Tuy thế, nhiều người tự
hỏi vì sao biết rõ mình thất bại nhưng Hutchison Telecom và các nhà đầu tư khác của HT
Mobile không từ bỏ hẳn kế hoạch kinh doanh mà quyết định chuyển đổi qua công nghệ
khác (từ CDMA sang GSM) nhằm tiếp tục ở lại Việt Nam trong bối cảnh Vinaphone,
Mobifone, Viettel đang chiếm thế thượng phong?
Qua đó ta thấy được mức độ tác động của công nghệ là lớn như thế nào, nó có thể làm
một công ty trong ngành phải ngừng hoạt động để cải cố lại công nghệ. Tương tự như
EVN telecom hiện giờ đang trong bờ vực phá sản chờ mua lại vì thiếu đầu tư vào công
nghệ
2. Các nhân tố thành công trong ngành
Có thể thấy băng rộng di động đang có được nhiều yếu tố để thành công: từ chính
sách tới thị trường, từ sự ủng hộ của người sử dụng cho tới sự hỗ trợ của các công nghệ.
Vấn đề còn lại dường như nằm ở việc các nhà mạng phải làm thế nào để nâng cao chất
lượng dịch vụ, phát triển đa dạng các dịch vụ nội dung và có giá thành dịch vụ hợp lý. Để
giải quyết ba vấn đề này, nhà mạng cần có chiến lược về công nghệ và một chiến lược về
thị trường hợp lý.

×