Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.58 KB, 56 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) là một trong những loại rau
quan trọng được trồng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng rau nhiệt
đới. Nó là nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến, không chỉ có ý
nghĩa kinh tế lớn trong nông nghiệp mà còn là đối tượng nghiên cứu trong di
truyền tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao [3, 14].
Cà chua là một cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, có chi phí ban
đầu thấp, có thể mở rộng diện tích cach tác trên nhiều vùng sinh thái khác
nhau trên khắp toàn quốc, đặc biệt là những nơi có nền nhiệt độ ôn hòa.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có diện tích đất
đai dành cho nông nghiệp khá lớn. Hơn nữa, phần lớn diện tích đất này rất
phù hợp cho trồng cà chua, và cà chua lại là cây trồng ngắn ngày, rất phù hợp
với cơ cấu cây trồng của địa phương.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khá phức tạp, nóng ẩm mưa nhiều, thời
tiết thay đổi thất thường, nên gây ra nhiều bệnh phát sinh như: sương mai, héo
rũ, thối trái…gây nên nhiều thiệt hại lớn cho sản xuất của vùng. Đây là một
trong những khó khăn lớn của người trồng cà chua ở Thừa Thiên Huế mà hiện
nay chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả [10].
Thực tế nhu cầu sử dụng cà chua là rất lớn, vừa tiêu thụ tại chỗ vừa
phục vụ chế biến xuất khẩu song diện tích trồng cà chua còn ít, phần lớn phải
nhập từ các tỉnh phía Bắc và ở Đà Lạt, những khó khăn trên là do chưa có một
bộ giống phù hợp cho vùng.
Các giống cà chua thường có tính khu vực rất cao, một số giống thích
hợp với vùng sinh thái này nhưng không thích hợp khi được trồng ở vùng
khác. Vì vậy cần kết hợp chặt chẽ trong công tác chọn lọc, lai tạo giống, nhập
nội giống, khảo nghiệm so sánh nhằm tìm ra được một bộ giống thích hợp cho
từng vùng sinh thái riêng biệt [19, 20].
Những năm gần đây bộ môn Khoa Học Nghề Vườn trường Đại học
Nông Lâm Huế đã thu thập được nhiều giống cà chua nhập nội và trong nước


đã tuyển chọn được một số giống cà chua có triển vọng, có thể làm vật liệu
cho công tác chọn tạo giống mới tiếp theo [10, 11].
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Tạo
vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ
Đông Xuân 2007 – 2008 tại khoa Nông Học Trường đại học Nông Lâm
Huế”.
1.2 Mục đích của đề tài
Chọn được cặp bố mẹ thích hợp, có khả năng phối hợp tốt, con lai có
khả năng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu với điều
kiện ngoại cảnh và sâu bệnh đồng thời tạo vật liệu khởi đầu để tiếp tục chọn
giống tốt ở các thể hệ tiếp theo.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Tạo vật liệu khởi đầu cho việc chọn giống theo hướng năng suất cao,
chất lượng tốt, chống sâu bệnh.
- Xác định đặc trưng, đặc tính, khả năng phối hợp của các giống làm
bố, làm mẹ để con lai tốt nhất.
- Làm phong phú thêm bộ giống cà chua, có ý nghĩa bảo tồn quỹ gen cà
chua.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CÀ CHUA
2.1.1 Vai trò, giá trị của cây cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị sử dụng
lớn và được nhiều người ưa thích. Theo tài liệu phân tích thì trong thịt quả cà
chua có nhiều loại vitamin như: A, B1, B6, B12, C, PP…Nhưng nhiều nhất là
vitamin C. Các chất khoáng cũng có nhiều trong quả cà chua như: Ca, Fe, P,
S, K, Mg, Na…Đường là một trong các chất dinh dưỡng quan trọng trong quả
cà chua, đây là loại đường dễ tiêu bao gồm: glucoza, fructoza [1, 2, 7] Giá trị
dinh dưỡng của cà chua thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của cà chua trong 100g phần ăn được

Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Độ ẩm (%)
Chất béo (g)
Protein (g)
Hydratcacbon (g)
Canxi (mg)
Photpho (mg)
94,1
0,2
1,0
4,1
18,0
18,0
Sắt (mg)
Vitamin (IU)
Thiamin (mg)
Ribofavin (mg)
Acid ascobic (mg)
Niaxin (mg)
0,8
735
0,06
0,04
29,0
0,6
(Nguồn: Chamnan chutkaev, 1994).
Cà chua là loại rau dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều loại sản phẩm như
bột cà chua khô, cà chua chín nguyên quả, xiro, sản phẩm cô đặc. Mỗi ngày
một người chỉ cần dùng 100 – 200g cà chua là thỏa mãn tất cả các nhu cầu
vitamin và các khoáng chất [3, 9, 16].

Cà chua ngoài giá trị về thực phẩm còn có giá trị lớn về mặt y học: Thịt
và nước của cà chua giúp cho việc tiêu hóa thuận lợi và thúc đẩy sự tiết dịch
của dạ dày, nó còn thích hợp khử trùng đường ruột, chữa loét miệng, kích
thích gan, giữ cho dạ dày và ruột ở trạng thái tốt. Các vitamin trong cà chua
còn tham gia vào quá trình bệnh lý của cơ thể như vitamin C làm tăng sức đề
kháng, vitamin A tránh được bệnh quáng gà. Ngoài ra các acid hữu cơ như:
poumatic, cholorogenic có tác dụng ngăn ngừa ung thư [3, 7].
2.1.2 Nguồn gốc phân bố và phân loại
* Nguồn gốc
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ Cà (Solanaceae)
có nguồn gốc ở Châu Mỹ. Theo nghiên cứu của Mulle (1940), Becker
Dilinggen (1956)… đều thống nhất cho rằng cây cà chua có nguồn gốc ở bán
đảo Galapagos, Peru, bên bờ biển Nam Mỹ. Tuy nhiên Mehico mới là nước
đầu tiên trồng loại cây này [19, 20, 22].
Một số tác giả cho rằng, cà chua trồng có nguồn gốc từ L. esculentum
var.pimpinellifolium, tuy nhiên nhiều tác giả lại nhận định L.esculentum
var.cerasiforme là tổ tiên của cà chua trồng và L.esculentum được phân thành
5 loại khác nhau.
Bảng 2.2: Các loại cà chua khác nhau của cà chua trồng,
L.esculentum.
Các dạng cà chua Tên phổ biến
Dạng thông thường
Dạng Cerasus
Dạng có lá to, lớn
Dạng to khoẻ
Dạng quả lê
Cà chua thường
Cà chua anh đào
Cà chua lá khoai tây
Cà chua cọc

Cà chua lê
Vào năm 1544 Mathiolus đưa ra tên chung nhất “Pomit” cho tên gọi cà
chua. Sau đó chuyển vào tiếng Ý gọi là Tomato. Cà chua được phổ biến trên
thế giới do những nhà buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa đi khắp vào thế kỉ
16. từ châu Âu, nó được chuyển sang châu Phi và châu Á qua những người
thực dân đi chiếm thuộc địa [2].
Theo Rick (1974), phía Tây dãy núi Andes là trung tâm thứ hai của cà
chua. Lycopersicon esculentum được Miller đặt tên cho cà chua và tên này
được các nhà nghiên cứu thống nhất cho đến nay.
Ở Việt Nam, lịch sử trồng cà chua mới chỉ hơn 100 năm nay. Trong
những năm gần đây, ở nước ta diện tích trồng cà chua ngày một tăng. Điều
kiện thiên nhiên, khí hậu nước ta nói chung là thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cà chua. Vì vậy từ Nam chí Bắc ở đâu cũng trồng được cà chua.
* Phân loại
Hiện nay có nhiều tác giả đưa ra hệ thống phân loại cho cây cà chua,
nhưng đến nay hệ thống phân loại của Brenzep (1955) được sử dụng rộng rãi
nhất. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện Brenzep đã chia chi Lycopersicon làm
3 loại:
+ Lycopersicon esculentum Mill
Đây là loại cà chua lớn nhất trong tất cả các giống cà chua được trồng
hiện nay. Chúng có khả năng thích ứng rộng trong điều kiện ánh sáng ngày
dài và có khả năng chống bệnh tốt hơn các loài khác.
+ Lycopersicon peruviarum Mill
Loài này mọc nhiều ở Miền Nam Peru, bắc Chile, sinh trưởng ở độ cao
từ 300 – 2000m, có xu hướng thụ phấn chéo. Trong điều kiện ngày ngắn cây
cho quả tốt hơn điều kiện ngày dài và có khả năng chống bệnh tốt hơn các
loài khác.
+ Lycopersicon hisrutum Humb
Loài này sinh trưởng ở độ cao 2200 – 2500m, đây là loài sinh trưởng
ngắn ngày, chỉ hình thành trong điều kiện chiếu sáng 8 – 10 giờ/ngày.

Và một số họ phụ khác ở bảng sau:
Bảng 2.3: Phân loại cà chua trên thế giới.
Những loài phụ Loài Tên phổ biến Số NST
Eulycopersicon
(Quả đỏ)
L.esculentum
esculentum
Cà chua 24
L.esculentum
cerasiforme
Cà chua đỏ màu
anh đào
24
L.pimpinnellifoliu
m
Cà chua nho 24
Eriopersicon
(Quả xanh)
L.peruvianum
L.hirsutum
L.cheesmanii
L.chilense
L.chmielewskii
L.glandulosum
Loài hoang dại
Loài hoang dại
Loài hoang dại
Loài hoang dại
Loài hoang dại
Loài hoang dại

24
24
24
24
24
24
2.1.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
* Đặc điểm thực vật học
- Bộ rễ: Cà chua có bộ rễ chùm, phân nhánh mạnh, có thể ăn sâu tới
1,5m. Thời gian đầu rễ chính phát triển mạnh, ăn sâu vào đất, rễ phụ phát
triển chậm, về sau rễ phụ phát triển nhanh. Do đó, thời gian đầu phân biệt rễ
chính rất rõ, về sau do rễ phụ phát triển nhanh nên không phân biệt rõ rễ chính
và rễ phụ. Bộ rễ ăn sâu hay nông, mạnh hay yếu liên quan đến mức độ phân
cành và sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất và phụ thuộc phương pháp
trồng, kết cấu đất, thành phần đất, điều kiện độ ẩm và chế độ canh tác. Rễ
thường phân bố ở tầng đất mặt dày khoảng 60cm, tập trung nhiều ở lớp đất
mặt cách mặt đất 30cm, rễ lan ra theo chiều ngang trong phạm vi bán kính 60
– 65cm [5, 8, 9, 19].
- Thân: Thân cà chua có khả năng phân nhánh mạnh, chiều dài thân đạt
0,3 – 2,0m và chiều dài thân phụ thuộc vào biến chủng giống và điều kiện
trồng trọt. Có giống cà chua sinh trưởng vô hạn thân có thể đạt 4,0 – 5,0m.
Thân có 2 dạng (thân đứng và thân bò), dạng thân đứng thì cây thấp. đốt
ngắn, thường là loại hình sinh trưởng hữu hạn, dạng này ít được trồng trong
sản xuất. Dạng thân bò thì cây thường cao, đốt dài, lá thưa và được trồng
nhiều trong sản xuất. Căn cứ và chiều cao người ta chia cà chua thành 3 loại:
+ Loại lùn từ 30 – 50cm.
+ Loại trung bình từ 70 – 80cm.
+ Loại cao từ 1,5 – 2,0cm.
Cà chua phân nhánh theo kiểu lưỡng phân. Cà chua có hai loại phân
nhánh chính.

Loại thứ nhất: Ra nhánh ở tất cả các nách lá, bắt đầu từ hai lá mầm các
nhánh chỉ sinh trưởng nhanh và phân nhánh mạnh, do đó cây có dạng bụi.
Loại thứ hai: Phân nhánh yếu, những nhánh ở phía dưới hầu như không
phát triển. Sự phân nhánh chỉ bắt đầu phần trên của thân, gần chùm hoa thứ
nhất. Thân cà chua khi còn non có dạng tròn (cà chua dại thân giữ nguyên
dạng tròn trong một thời gian sinh trưởng). Ở cà chua trồng, khi còn non thân
tròn, khi già thân có dạng góc cạnh [3, 5, 7, 14].
- Lá: Lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có từ 3 – 4 đôi lá
chét, phía chóp lá có một loại lá riêng gọi là lá đỉnh, các lá chét có răng cưa
nông hay sâu tùy từng giống. Lá biểu hiện đầy đủ nhất khi cây có chùm hoa
đầu tiên, màu sắc của lá có thể là xanh nhạt, xanh đậm, xanh vàng tuy vào
từng giống, điều kiện chăm sóc và điều kiện chiếu sáng [3, 24, 25].
- Hoa: Hoa cà chua là loại hoa chùm, hoa đính vào chùm bằng cuống
ngắn, ở cuống hoa có một lớp tế bào riêng lẻ. Khi gặp điều kiện không thuận
lợi, tế bào này sẽ chết đi và làm hoa bị rụng. Căn cứ vào số lượng nhánh hoa
trên chùm ta chia chùm hoa cà chua thành 3 loại: đơn giản, trung gian, phức
tạp. Số lượng hoa mỗi chùm biến đổi từ 2 – 30 hoa. Hoa cà chua là hoa mẫu
năm, lưỡng tính bao gồm: đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Căn cứ vào
đặc tính ra hoa mà người ta phân loại ra như sau:
+ Loại sinh trưởng vô hạn: Khi cây ra được 9 – 10 lá, có khi cây ra 11 –
12 lá thì có chùm hoa đầu tiên, sau đó cứ cách 2 – 3 lá lại xuất hiện một chùm
hoa, cây tiếp tục sinh trưởng cho đến chết.
+ Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Khi cây ra được 7 – 8 lá, có khi 9 –
10 lá thì chùm hoa đầu tiên xuất hiện, sau đó cứ cách 1 – 2 lá lại xuất hiện
chùm hoa và cứ như thế cho đến khi thân chính có 3 – 4 chùm, có khi 6 – 7
chùm thì trên ngọn xuất hiện chùm cuối cùng và cây ngừng sinh trưởng vệ
chiều cao [3, 8].
- Quả: Quả cà chua thuộc dạng quả mọng, nhiều nước, có số lượng ô
khác nhau (2 – 4 ô, có khi nhiều hơn), dạng quả dẹt, tròn dẹt, elip hoặc bầu
dục. Màu sắc của quả cà chua phụ thuộc vào sắc vỏ quả. Thịt quả khi chín có

màu hồng nhạt đến đỏ thẩm hoặc màu vàng, vàng sáng. Trọng lượng quả thay
đổi tùy theo giống có thể là 50 – 200g và có thể lớn hơn [8, 9].
- Hạt: Hạt cà chua nhỏ, dẹt, cuống hạt màu vàng sáng, vàng tối hoặc
vàng nhạt. Hạt khô có màu vàng bao phủ lông tơ, 1g khoảng 300 – 350 hạt,
mỗi quả chứa 20 – 350 hạt, sức nảy mầm của hạt có thể giữ được 4 – 5 năm
[9, 14].
* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Cà chua có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới khô, thuộc nhóm
cây ưa ấm áp, ưa nhiệt. Hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 15
0
– 18
0
C
nhưng hạt nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25
0
– 30
0
C. Cà chua sinh trưởng và phát
triển thuận lợi ở nhiệt độ 20
0
– 27
0
C. Nhiệt độ lớn hơn 30
0
C kéo dài kết hợp
với hạn đất, hạn không khí trong thời gian dài sẽ dẫn tới quá trình rối loạn
đồng hóa, giảm hàm lượng chất khô trong quả và làm giảm sút năng suất
nghiêm trọng. Ở nhiệt độ trên 35
0
C, cà chua ngừng sinh trưởng. Cà chua

ngừng ra hoa ở nhiệt độ dưới 15
0
C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp
dưới 10
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho sự nở hoa là 20 – 25
0
C. Nhiệt độ thích hợp
cho đậu quả ban đêm là 15 – 20
0
C và ban ngày là 25
0
C [3, 6].
- Ánh sáng: Cà chua có nguồn gốc ở Nam bán cầu nên ưa cường độ ánh
sáng mạnh, nếu thiếu ánh sáng thì cây sinh trưởng yếu, thời gian sinh trưởng
kéo dài và cho năng suất thấp. Ở thời kì cây con, nếu thiếu ánh sáng cây sẽ
vươn cao, lóng dài và dễ bị đổ. Các giống khác nhau yêu cầu thời gian chiếu
sáng khác nhau. Chất lượng quả cà chua chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời gian
và cường độ chiếu sáng. Ánh sáng vụ Đông Xuân rất thích hợp với cây cà
chua, cho nên hầu hết các vùng trồng cà chua thì vụ Đông Xuân là vụ chính
[7, 8, 9].
- Nước và độ ẩm: Cà chua là cây tương đối chịu hạn, nhưng yêu cầu về
nước nhiều vì khối lượng thân lá trên mặt đất tương đối lớn, đồng thời hình
thành nhiều quả trong một thời gian ngắn, do vậy cần hút nhiều nước trong đó
chứa muối khoáng và chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Theo tính
toán, để đạt năng suất 50 tấn/ha thì cần tới 6000 m
3
nước. Yêu cầu nước của
cà chua nhiều nhất là thời kì ra quả, nếu thiếu nước thì lá cà chua bị xoăn lại,
dẫn tới quang hợp bị thiếu. Nhưng nếu thừa nước thì dẫn tới hiện tượng nứt

quả, do vậy cần có biện pháp điều chỉnh nước tưới cho phù hợp. Độ ẩm thuận
lợi cho cà chua là 60 – 70%, độ ẩm tương đối của không khí là 60 – 65%. Nếu
độ ẩm không khí quá cao ở thời kì nở hoa sẽ làm cho ống phấn bị trương
nước, thụ tinh, thụ phấn gặp khó khăn, hoa dễ bị rụng. Vì vậy người ta thường
gọi cà chua là cây “đầu khô, chân ẩm” nên các biện pháp điều chỉnh ẩm độ
trên đồng ruộng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cà chua là một
biện pháp thâm canh tốt nhất [1, 5, 17].
* Yêu cầu về đất đai và dinh dưỡng
Đất
- Rễ cà chua tập trung ở vùng đất mặt, độ sâu 40 – 60cm, rễ ăn sâu và
rộng hơn nhiều loại khác, vì vậy cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau. Tuy nhiên thích hợp nhất là đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, có thành
phần cấu tượng tốt, độ pH = 6,0 – 7,0 [3, 6].
Dinh dưỡng
Trong các yếu tố dinh dưỡng, cà chua sử dụng nhiều nhất là Kali, đạm,
lân và canxi [6, 15, 16].
- Kali: Rất cần cho quá trình đồng hóa CO
2
để tạo gluxit, đồng thời hạn
chế sự phát triển của bệnh hại. Thiếu K, cây ngừng sinh trưởng, mép lá có vết
màu nâu vàng, sau đó cuộn lại và chết. Bón K cần kết hợp bón đầy đủ với các
yếu tố khác [15, 17, 20].
- Đạm: Xúc tiến cho quá trình hình thành quả. Là nguyên tố rất quan
trọng duy trì sự sinh trưởng, hình thành các bộ phận, chức năng của cây.
Thiếu N cây còi cọc, ít hoa, ít quả, quả nhỏ. Song nếu nhiều đạm thì cây bị
vống, dễ rụng hoa và nhiễm sâu bệnh [3, 8, 10].
- Lân: Làm cho quả lớn nhanh hơn. Thời kì đầu lân thúc đẩy việc ra rễ
đồng thời tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng. Cây bón lân đầy đủ
sẽ nở hoa và chín sớm hơn, chất lượng quả cũng sẽ tốt hơn vì lân tăng cường
hoạt động của cytokinin. Thiếu lân cây đồng hóa đạm yếu. Do vậy khi thiếu

lân cây có biểu hiện tương tự như khi thiếu đạm [6].
- Canxi: Vai trò của canxi là điều chỉnh độ pH của đất, làm cho cây hút
tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời can xi làm cho cây cứng cáp, chống đổ.
Thiếu Canxi cây bị héo, đỉnh sinh trưởng bị chết, lá có đốm màu, sau đó bị
rụng. Nếu nhiều canxi quá thì lá có màu vàng và nhỏ [7, 23].
Ngoài ra một số yếu tố vi lượng như B, Mn, Zn rất cần thiết cho cà
chua, trong việc ngăn chặn hiện tượng rụng hoa, rụng quả. Thiếu B bộ lá kém
phát triển, quả bị biến dạng [6, 15].
2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT CÂY CÀ CHUA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1 Trên thế giới
Xuất phát từ giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây cà chua, mà công tác
nghiên cứu và chọn tạo giống cà chua đã được nghiên cứu từ rất sớm vào
những năm 1960, 1970 đã có những công trình nghiên cứu về bộ gen trên bộ
NST của cây cà chua (Cook 1968, Zhuchencô 1973).
Vào những năm gần đây với việc ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ sinh học hiện đại vào việc chọn tạo giống cà chua, như nuôi cấy
bao phấn để tạo các dòng thuần, chuyển nạp gen có năng suất cao, chống chịu
tốt. Với kỹ thuật đột biến gen, trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc
viện khoa học nông nghiệp Trung Quốc sau hơn 10 năm nghiên cứu đã cho ra
đời, giống cà chua có khả năng chống lại sự xâm nhập của virút gây bệnh
viêm gan B vào cơ thể người. Đến nay thì công nghệ sản xuất hạt giống F1 đã
trở thành phổ biến, đã cung cấp giống cho hơn 80% diện tích cà chua trên thế
giới.
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất được ứng dụng một
cách có hiệu quả vào những vùng sản xuất lớn và chuyên canh, như các quy
trình về phân bón, về sâu bệnh, quản lý dịch hại… đã mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Và với việc sử dụng nhà lưới, nhà kính trồng cà chua đã đem lại những
thành công lớn trong việc tăng năng suất, phẩm chất và khả năng điều khiển
thời vụ, thời gian thu hoạch.

Trên thế giới có thể coi Mỹ là nước đạt nhiều thành tựu trong việc nghiên
cứu, phát triển giống và chế biến cà chua, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ
thuật hiện đại vào sản xuất cà chua. Từ những năm 1940, Hana bắt đầu
nghiên cứu chọn tạo giống cà chua, thu hoạch bằng máy theo khuynh hướng
tạo độ chắc quả, và giữ được độ màu đỏ đẹp sau khi thu hoạch quả vài tuần.
Tại trường Đại học Califonia đã chọn được giống cà chua Xiri UC cho năng
suất cao, chịu được nứt quả, đặc biệt là dòng UC – 34, UC – 105, Shori Red
chery là các giống vô hạn năng suất cao 70 – 90 tấn/ha.
Ngày 8 – 3 – 2005, các nhà khoa học Mỹ là Andrew D. Han Son và Jess
F. Gregory giáo sư về khoa học thực phẩm và dinh dưỡng con người của
trường Đại học Florida, vừa công bố công trình nghiên cứu cho biết họ mới
tạo ra được loại cà chua có hàm lượng axit pholic (Folic) cao gấp 25 lần so
với cà chua bình thường, có thể làm suy giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ
sinh, bệnh thiếu máu và những bệnh khác có liên quan đến pholic ở các nước
đang phát triển.
Ở các nước như Rumani đã chọn được giống Hybrid F1 Adred 450 năng
suất đạt 45 – 50 tấn/ha, Hungari chọn được giống Ketrkemet 815 cho năng
suất cao, hữu hạn, không có màu xanh ở vỏ quả, thích hợp trồng trong nhà
lưới, nhà kín.
Ở châu Á, Đài Loan là một trong số ít nước đạt nhiều thành tựu trong
nghiên cứu cà chua chế biến. Từ 1960 Đài Loan đã bắt đầu sử dụng giống cà
chua ưu thế lai F1. Và cho tới nay nghành sản xuất hạt giống cà chua F1 đã
trở thành nghành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận [22, 25].
2.2.2 Ở Việt Nam
Trước đây tình hình nghiên cứu và chọn lọc giống cà chua còn nhiều hạn
chế, chưa được chú trọng. Nên các giống cà chua trồng chủ yếu là giống địa
phương, năng suất thấp, dễ bị thoái hoá.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ sinh học, nhu cầu thị trường
cũng giá cả mà cà chua mang lại, thì công tác nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và
các quy trình kỹ thuật khác ngày được tiến hành mạnh mẽ. Nhằm tạo ra các

giống có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Bắt đầu từ năm 1974 trại giống An Hải (Hải Phòng), đã chọn tạo ra
giống cà chua HP5 bằng phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần, từ giống cà
chua Nhật Bản và được công nhận giống năm 1998. Đây là loại hình bán hữu
hạn, trọng lượng quả từ 90 – 100g, thời gian sinh trưởng 120 – 135 ngày.
Giống cà chua lai TN30 là giống F1 do công ty Trang Nông đề nghị đưa
vào sản xuất, sinh trưởng vô hạn, chất lượng ngon, khối lượng quả 105g, năng
suất quả 4 – 5 kg/cây [23, 24].
Giống CHX1 do viện nghiên cứu rau quả chọn tạo, thời gian sinh trưởng
120 – 140 ngày, 100g/quả, phù hợp với chế biến công nghiệp, chống được
bệnh virut và bệnh đốm lá.
Giống C95 x Số7 được công nhận giống chính thức năm 2004, giống có
thời gian sinh trưởng 125 – 130 ngày, có khả năng ra quả sớm, chín tập trung,
chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (Độ Brix 4,5 – 5,0 %, cùi dày, 80 – 85
g/quả), đạt 30 – 45 tấn/ha [24].
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giống rau Chất lượng cao Trường
Đại học Nông nghiệp I, đã đưa vào sản xuất giống cà chua lai với nhiều ưu
điểm vượt trội. Đây là giống cà chua lai F1 được công nhận quốc gia đầu tiên
của Việt Nam (FT7). FT7 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt, năng
suất 50 tấn/ha [18].
Giống cà chua Trang Nông 386 ghép kháng bệnh, cho năng suất cao, là
kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của viện Nông nghiệp Miền Nam.
Giống này do nhóm kỹ sư của Trạm khảo nghiệm giống cây trồng miền Trung
tại Quảng Ngãi thực hiện thành công, trong dự án “sản xuất rau an toàn”, tại
xã Nghĩa Dũng, thị xã Quảng Ngãi. Kết quả kháng bệnh héo rũ đạt 98%, mỗi
sào cho năng suất 1,2 – 1,5 tấn quả, thu hoạch trong vòng 70 ngày [23].
Mới đây, các nhà khoa học thuộc viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp
miền Nam, đã công bố công trình nghiên cứu và ứng dụng biện pháp ghép cà
chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam đã lai
ghép và ứng dụng cà chua này trên diện rộng, với diện tích lên hàng nghìn ha.

Công trình đạt 100 tấn/ha (đạt 150 – 200 triệu đồng) [23].
Bên cạnh đó các viện nghiên cứu, các trung tâm cây trồng, cùng với các
trường đại học đã và đang tiến hành nghiên cứu, lai tạo, chọn tạo giống và các
biện pháp kỹ thuật áp dụng tối ưu. Mặt khác tìm kiếm thị trường tiêu thụ,
nhằm tăng thị trường xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ
* Trên thế giới
Dân số thế giới ngày một gia tăng, do đó nhu cầu về rau là rất lớn trong
đó có cà chua. Hiện nay cà chua được trồng rất phổ biến và có diện tích lớn
hơn rất nhiều so với các loài rau khác. Theo thống kê của FAO năm 2007 diện
tích trồng cà chua của thế giới là 4,598 triệu ha, năng suất trung bình đạt
27,142 tấn/ha cho sản lượng hằng năm đạt 124,7994 triệu tấn [21, 25].
Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng, năng suất cà chua của một số nước
trên thế giới năm 2006.
Tên nước Diện tích (1000 ha). Năng suất (kg/ha). Sản lượng (1000 tấn).
Trung Quốc 1305,1 24247 31644
Thái Lan 11,5 17190 197,7
Ấn Độ 547,7 15676 8586,6
Triều Tiên 8,5 7924 67,5
Hàn Quốc 6,7 64525 433,3
Nhật Bản 12,9 56302 726,3
Australia 7,8 52308 408,0
New Zeland 0,7 120805 90,0
Châu Á TBD 2300,1 22236 51144,6
Thế giới 4598 27142 124799,4
(Nguồn FAO – 2007).
Châu Á là khu vực có diện tích trồng cà chua lớn nhất thế giới. Đứng
đầu châu Á là Trung Quốc với diện tích trồng năm 2006 lên tới 1,3051 triệu
ha, sản lượng đạt 31,644 triệu tấn chiếm 25,35% sản lượng cà chua của thế
giới. Về năng suất cà chua, New Zeland là nước có diện tích trồng cà chua tuy

thấp nhưng năng suất lại rất cao khoảng 120,805 tấn/ha trong khi năng suất
trung bình của thế giới chỉ là 27,142 tấn/ha [22].
* Ở Việt Nam
Ở Việt Nam cà chua là cây rau được trồng và tiêu thụ phổ biến trong cả
nước, hằng năm diện tích trồng cà chua chiếm khoảng 7 – 10% tổng diện tích
rau cả nước và chiếm tới 3 – 4% tổng sản lượng, riêng năm 2000 diện tích và
sản lượng cà chua chiếm 29% tổng diện tích và sản lượng rau cả nước (số liệu
tổng cục thống kê 2006) [23].
Do nhu cầu ngày càng cao của thị trường về số lượng và chất lượng cà
chua phục vụ trong nước và chế biến xuất khẩu. Vì vậy, trong thời gian qua
nhờ các tiến bộ về giống mới, quy trình kĩ thuật tiên tiến được đầu tư và triển
khai có hiệu quả áp dụng vào sản xuất nên năng suất và sản lượng cà chua
được cải thiện một cách đáng kể và được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua giai đoạn 2000 –
2005.
Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
2000 6,9670 196,3 136,734
2001 11,492 156,4 179,755
2002 18,868 165,5 312,178
2003 21,628 164,1 354,846
2004 24,644 172,1 424,126
2005 23,354 198,0 462,435
(Nguồn: Số liệu tổng cục thống kê 2006).
Theo số liệu thống kê năm 2006, diện tích cà chua cả nước là 23,354 ha
trong năm 2005, tăng 3,35 lần so với năm 2000 96,967 ha) với năng suất
trung bình là 198 tạ/ha, sản lượng đạt 462435 tấn tương đương bình quân đầu
người đạt khoảng 5,5 kg quả/năm, bằng khoảng 20% bình quân chung của thế
giới [10].
2.3 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
2.3.1 Cơ sở lý luận

Sự phát triển của khoa di truyền chọn giống đã dẫn đến việc nghiên cứu
mhững phương pháp mới tạo ra vật liệu khởi đầu và những biện pháp mới
điều khiển tính di truyền như phương pháp tạo ra thể lai việc sử dụng tính bất
thụ tế bào chất dòng đực, việc gây ra đột biến dưới ảnh hưởng của bức xạ và
hoá chất và việc tạo ra các bằng thực nghiệm các dạng đa bội.
Lai hữu tính là một phương pháp kết hợp những đặc trưng đặc tính của
bố mẹ vào cơ thể mới, là phương pháp quan trọng để tái tổ hợp ra các kiểu
gen của bố mẹ nhằm tạo ra tổ hợp mới, từ đó lựa chọn bồi dưỡng để tạo ra
giống mới vì vậy phương pháp lai tạo là vô cùng quan trọng để giải quyết có
định hướng những nhiệm vụ của chọn giống [4, 12].
Cơ sở di truyền của lai hữu tính
Lai hữu tính sẽ làm cho các gen trên NST nhân tế bào sắp xếp lại vị trí
hoặc tạo nên những tổ hợp mới, do đó làm thay đổi tính trạng của sinh vật,
như thế thông qua việc lai có thể tạo ra nhiều tổ hợp lai mới có giá trị [4, 12].
Trong phép lai xảy ra những quá trình tạo hình phức tạp mà kết quả là
nhận được cơ thể mới có khả năng không những phối hợp những tính trạng và
đặc tính của các dạng bố mẹ khởi đầu mà còn phát triển những phẩm chất
hoàn toàn mới mà bố mẹ chưa hề có [18, 20].
2.3.2 Cơ sở thực tiễn
Cây cà chua là một loại rau quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
cao nên diện tích ngày càng được mở rộng. Cà chua là cây trồng ngắn ngày
phù hợp với cơ cấu cây trồng ở Thừa Thiên Huế.
Tuy nhiên do khí hậu ở Thừa Thiên Huế nóng ẩm mưa nhiều nên cà
chua trồng dễ mắc một số bệnh như: mốc sương, héo rũ vi khuẩn, xoăn lá…,
đặc biệt là bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh xoăn lá cà chua gây thiệt hại rất
lớn. Hiện tại ở Thừa Thiên Huế chưa có loại thuốc hoặc phương pháp nào có
thể đặc trị do vậy giống cây trồng có chất lượng tốt là việc làm mang tính
quyết định cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác [9, 10].
Để tạo ra vật liệu khởi đầu phong phú phục vụ cho công tác chọn lọc
giống mới phù hợp với điều địa phương thì việc thực hiện đề tài “Tạo vật liệu

khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cà chua trong vụ Đông Xuân
2007 – 2008” tại Thành Phố Huế là hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
PHẦN 3
VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Các giống tham gia thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 11 giống, trong đó bao gồm 3 giống được sử dụng
làm bố (Bi, CLN 2001A, CHT 1050SE), 3 giống được sử dụng làm mẹ (CLN
2071C, C155, CLN 1621L), 5 giống sử dụng vừa làm bố vừa làm mẹ (CLN
5915D, CLN 2498E, C125, CH 154, CLN 2443A). Đây là những giống cà
chua triển vọng được tuyển chọn và kế thừa từ những kết quả nghiên cứu năm
2006 – 2007.
Bảng 3.1 Các giống tham gia thí nghiệm.
STT Các giống thí nghiệm Nơi thu thập
1 Bi Quảng Trị
2 CLN 2001A VCLT – TP
3 CHT 1050SE Đài Loan
4 CLN 2071C Đài Loan
5 C155 Đài Loan
6 CLN 1621L Đài Loan
7 CLN 5915D Đài Loan
8 CLN 2498E Đài Loan
9 C125 Đài Loan
10 CH154 VCLT – TP
11 CLN 2443A Đài Loan
- Nguyên tắc chọn cặp bố mẹ đem lai
Dựa theo 5 nguyên tắc sau:
+ Chọn cặp bố mẹ dựa vào những cây có nguồn gốc địa lý sinh thái
khác nhau.
+ Chọn những cặp lai dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất.

+ Chọn cặp lai dựa vào thời gian của các pha sinh trưởng.
+ Chọn cặp bố mẹ dựa trên tính kháng sâu bệnh khác nhau.
+ Chọn cặp bố mẹ để giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bổ sung
những tính trạng cần thiết.
- Chuẩn bị và chọn cây bố mẹ:
Bảng 3.2 Các tổ hợp lai được chọn từ các cặp bố mẹ.


Bi C125 CLN
5915D
CH
154
CLN
2498E
CLN
2001A
CLN
2443A
CHT
1050SE
CLN
5915D
*
CLN
2071C
*
CLN
2443A
*
CLN

2498E
*
CLN
1621L
* * *
CH
154
*
C 125
* *
C 155
* *
3.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Lựa chọn các cặp bố mẹ để lai hữu tính.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống bố mẹ.
- Đánh giá khả năng thụ phấn, thụ tinh của các cặp lai.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảo vệ.
Bảo vệ
CLN
1621L
CLN
2001A
CLN
2498E
CH 154 Bi CHT
1050SE Bảo vệ
CLN

2071C
C125 CLN
2443A
C155 CLN
5915D
CLN
2071C
Bảo vệ.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 11 giống và được bố
trí tuần tự không nhắc lại.
* Diện tích thí nghiệm là 60m
2
.
* Cây được trồng trong chậu, mỗi chậu 1 cây, cây x cây = 50 cm, hàng
x hàng = 60 cm. Tổng cộng là 180 chậu.
3.3.2 Điều kiện thí nghiệm
* Giá thể
Chuẩn bị giá thể trồng
- Dụng cụ đựng giá thể: Chậu nhựa Trung Quốc, có kích thước 30 x 30
cm. Đáy đục lỗ, mỗi chậu chứa 1/3 xơ dừa ở phía dưới, còn lại là nguyên liệu
trồng giá thể.
- Vụn xơ dừa: Loại vụn xơ dừa đã đóng bánh và nén chặt. Trước khi
trồng cần tiến hành làm ẩm vụn xơ dừa và cho vào chậu.
- Trấu hun: Vỏ trấu hun cháy đều nhưng chưa thành tro.
- Vỏ lạc: Vỏ lạc cần làm ẩm rồi ủ.
- Cát: Là cát dùng để xây dựng.
* Điều kiện thời tiết khí hậu
Bảng 3.3 Một số yếu tố thời tiết trong vụ Đông –Xuân 2007 – 2008.
Chỉ tiêu Nhiệt độ (
0

C) Độ ẩm (%)
Ngày
mưa
Lượng
mưa
Giờ
nắng
T
0
TB
T
0
max
T
0
min
TB Min
1
Đầu 19,5 28,9 15,6 90 67 3 26,7 22
Giữa 20,5 32,5 16,0 92 45 5 58,6 35
Cuối 19,0 26,1 16,4 93 62 8 66,2 22
2
Đầu 15,5 20,0 13,2 94 85 8 14,7 0
Giữa 16,0 20,0 13,0 93 82 8 15,0 0
Cuối 17,2 24,3 13,4 96 83 9 53,5 0
3
Đầu 19,0 23,0 15,0 92 80 5 30,0 20
Giữa 23,0 30,1 18,5 89 63 2 0,2 65
Cuối 23,7 35,8 18,0 88 87 6 41,4 47
4 Đầu 25,9 36,3 21,2 80 59 2 - 63

(Nguồn: TTDBKTTV – TTHuế).
Thời tiết khí hậu trong vụ Đông Xuân 2007 – 2008 diễn biến phức tạp
gây nên nhiều khó khăn cho sản xuất. Thời tiết rét kéo dài 28 ngày trong
tháng 2 làm cho quá trình ra nụ, ra hoa của cây kéo dài. Tháng 3 thời tiết nắng
mưa xen kẽ, có không khí lạnh tăng cường nên ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
ra hoa và đậu quả của cà chua, gây ảnh hưởng lớn tới năng suất.
Tóm lại thời tiết trong vụ Đông xuân 2007 – 2008 không thuận lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của cà chua. Thời tiết đã làm cho thời gian sinh
trưởng của cà chua kéo dài thêm 1 tháng, gây ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng
trong vụ Đông Xuân.
3.3.3 Phương pháp lai
Áp dụng phương pháp lai đơn.
- Dụng cụ: Panh, kéo, gim, bông thấm nước, cốc thủy tinh, cồn 90
0
, sổ
sách ghi chép.
- Kỹ thuật lai:
+ Khử đực: Chọn những hoa chưa nở, dùng panh khéo léo tách bao hoa
và gắp từng bao phấn ra khỏi hoa, tránh làm đứt chỉ nhị của hoa. Khử đực vào
lúc chiều mát ngày hôm trước. Sau khi đã khử đực dùng bông bao hoa lại bảo
đảm cách ly hạt phấn khác bay vào [4, 20].
+ Lấy phấn và thụ phấn nhân tạo: Chọn những hoa mập, đã nở có màu
vàng tươi. Tiến hành thụ phấn vào lúc sáng (6 – 10 giờ) vào những ngày khô
ráo. Dung panh tách các túi phấn ra rồi cho phấn lên đầu nhị. Sau khi thụ
phấn cần ghi chép kĩ càng, tránh nhầm lẫn [18, 20].
* Địa điểm thí nghiệm:
- Thí nghiệm được tiến hành tại nhà lưới của Khoa Nông Học – Trường
Đại Học Nông Lâm Huế.
- Nhà lưới được lợp kín bằng lưới có kích thước lỗ 0,2 mm để cây đỡ
nóng và một lớp nilông trắng phía trên mái để phòng cây bị ngã, gãy đổ khi

mưa to [11].
3.3.4 Các biện pháp kĩ thuật áp dụng
* Thời vụ trồng
- Cà chua thí nghiệm được gieo ngày 29 tháng 11 năm 2007, trồng
ngày 29 tháng 12 năm 2007.
* Mật độ và khoảng cách
Thí nghiệm được trồng với mật độ 33.000 cây/ha và khoảng cách 50 x
60 cm.
* Công thức và cách pha dung dịch
- Dung dịch dinh dưỡng bao gồm đa lượng và vi lượng. Từ khi trồng
đến khi quả chín, hóa chất dùng để tưới cho cây được pha 8 lần với liều lượng
như ở bảng sau:
Hóa chất Công thức Lượng pha (gam/500lit)
Ca(NO
3
)
2
210
KNO
3
200
(NH
2
)
2
CO 75
KH
2
PO
4

150
MgSO
4
.7H
2
O 135
(NH
4
)H
2
PO
4
50
FeSO
4
10
H
3
BO
3
3
MnSO
4
.4H
2
O 3
ZnSO
4
.7H
2

O 2
(NH
4
)Mo
7
O
24
.4H
2
O 2
CuSO
4
.7H
2
O 2
- Cách pha:
Sau khi cân bằng cân điện tử, ta tiến hành pha riêng từng hóa chất để
tránh sự kết tủa. cho nước máy vào thùng 500 lít khoảng 2/3 thùng, lần lượt
đổ các hóa chất đã hòa tan vào, để khoảng 3 tiếng cho các hóa chất tan đều rồi
mới tưới [11, 13].
* Chế độ chăm sóc:
- Giai đoạn cây con: Mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần tưới 10
phút, với vận tốc 70 giọt/phút.
- Giai đoạn ra hoa, kết quả: Mỗi ngày tưới 2 lần (sáng, chiều), mỗi lần
tưới 15 phút, với vận tốc 70 giọt/phút.
- Giai đoạn bắt đầu thu hoạch đến hết: Mỗi ngày tưới 2 lần (sáng,
chiều), mỗi lần tưới 10 phút, với vận tốc 70 giọt/phút.
* Các biện pháp kỹ thuật khác:
- Bắt sâu hàng ngày từ khi trồng đến khi thu hoạch, không phun thuốc
trừ sâu, bệnh.

- Làm giàn: Buộc dây cho cà chua, quấn quanh thân chính và các cành
cấp 1.
- Tưới nước: Tưới nước nhiều nhất vào thời kì ra hoa, tạo quả đặc biệt
là khi nhiệt độ cao.
- Dọn sạch vệ sinh trong vườn và quanh vườn lưới.
3.3.6 Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của giống cà chua.
+ Giai đoạn cây con.
+ Giai đoạn từ trồng đến bắt đầu phân cành.
+ Giai đoạn từ trồng đến bắt đầu ra nụ.
+ Giai đoạn từ trồng đến bắt đầu ra hoa.
+ Giai đoạn từ trồng đến đậu quả.
+ Giai đoạn từ trồng đến quả chín.
* Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính, đường kính tán cây, số lá
trên thân chính của các giống bố mẹ (từ trồng đến thụ phấn nhân tạo). Các chỉ
tiêu trên thực hiện đo đếm 7 ngày đo 1 lần, sau khi trồng 14 ngày bắt đầu đo,
đếm.
* Đặc điểm hình thái của các giống bố mẹ:
+ Đặc điểm hình thái của thân, lá, hoa, quả.
* Khả năng phối hợp của bố và mẹ:
- Thực hiện khử đực trên cây mẹ, đánh dấu số hoa đã khử đực.
- Tiến hành lai tạo, thụ phấn vào các thời điểm 6 – 8 giờ, 8 – 10 giờ, 17
– 18 giờ.
- Theo dõi khả năng phối hợp của các giống bố mẹ.
- Quan sát đặc điểm quả thụ phấn nhân tạo, so sánh với quả bố và mẹ.
- Tính tỉ lệ đậu quả.
- Tính số hạt/quả lai.
* Một số chỉ tiêu đánh giá hình thái quả.
- Hình dạng và màu sắc quả chín hoàn toàn.
- Khối lượng trung bình/quả.

- Chỉ tiêu hình dạng quả: I=H/D
H là chỉ tiêu chiều dài quả (cm).
D là chỉ tiêu đường kính quả (cm).
- Số ô trong quả: Cắt đôi quả theo chiều ngang rồi đếm số ô.
- Số hạt/quả.
- Độ Brix: Đo độ brix bằng máy khúc xạ kế.
3.3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, chương trình
Exel, máy tính cầm tay Casio FX 500.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 CHỌN CÁC CẶP BỐ MẸ ĐỂ LAI
4.1.1 Những nguyên tắc chọn bố mẹ để lai
* Dựa vào những cây có nguồn gốc địa lý sinh thái khác nhau
Mục đích của tính trạng này là phối hợp những đặc tính hay, tính trạng
quý của những vùng sinh thái khác nhau vào giống mới. Sự khác biệt về mặt
di truyền được biểu hiện ra ngoài thông qua các đặc trưng, đặc tính như: chịu
hạn, chịu nóng, chịu rét, thời gian sinh trưởng ngắn…Việc chọn bố mẹ xa
nhau về mặt địa lý là nhằm tổ hợp được các gen, kiểm tra các tính trạng khác
nhau. Do đó, kết quả của các giống sẽ chắc chắn hơn và vật liệu cung cấp cho
chọn lọc sẽ phong phú hơn, xác suất chọn được giống tốt, thích nghi với điều
kiện sinh thái của địa phương cao hơn.
* Dựa trên các yếu tố cấu thành năng suất
Các yếu tố cấu thành năng suất là những tính trạng số lượng, do hệ
thống đa gen quyết định. Các yếu tố cấu thành năng suất bao gồm: Số cây/
đơn vị diện tích tính đến lúc thu hoạch, số lượng cành mang quả, số quả/mỗi
cành, khối lượng trung bình của quả. Cần lựa chọn những cặp bố mẹ có sự sai
khác lớn về các yếu tố cấu thành năng suất để cái này bổ sung cho cái kia và
thu được những các thể lai có khả năng mang năng suất cao nhất.
* Dựa vào thời gian các pha sinh trưởng

Khi nghiên cứu vật liệu khởi đầu của các nguồn gen cần quan sát tỉ mỉ
về thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng. Có thể lai các giống có thời
gian sinh trưởng ngắn từ hai dạng bố mẹ có cùng thời gian sinh trưởng nếu
các giai đoạn sinh trưởng của bố mẹ khác nhau.
* Để giải quyết những nhiệm vụ chọn giống đặc biệt hoặc bổ sung
những tính trạng cần thiết
Khi lai để tạo ra giống mới người ta muốn khắc phục một số nhược
điểm của một giống đã tố nào đó, khi đó ta cần phải lai giống đó với một
giống khác để có thể bổ sung tính trạng cần thiết trên mà giống ta cần chưa có
hoặc xấu.
Trong quá trình thực hiện nguyên tắc bổ sung các tính trạng cần thiết
người ta dùng phương pháp lai trở lại.
4.1.2 Chọn các cặp bố mẹ để lai
Bảng 4.1 Những chỉ tiêu sai khác giữa các giống làm bố, mẹ.
Giống bố, mẹ
Chỉ tiêu
CLN
1621L
Bi CLN
5915D
CHT
1050SE
1. Nơi thu thập Đài Loan Quảng Trị Đài Loan Đài Loan
2. Đặc điểm hình thái
Chiều cao cây (cm) 91,6 206,3 123,6 124,7
Đường kính tán (cm) 91,2 185,4 137,2 129,5
3. Khả năng ra hoa đậu
quả
Tổng số hoa/cây (hoa) 139 416,8 123,4 318
Tổng số quả/cây (quả) 76,4 95,8 66,2 110,4

Tỉ lệ đậu quả (%) 50,6 22,9 53,6 34,7
4. Năng suất (tấn/ha)
Lý thuyết 57,9 16,0 33,6 48,0
Thực thu 40,5 11,2 26,8 38,4
5. Chất lượng quả
Chiều dài quả (cm) 4,04 1,85 5,53 3,64
Đường kính quả (cm) 4,06 2,09 4,28 2,47
Độ Brix (độ) 4,43 6,50 4,49 5,49
6. Các pha sinh trưởng
Trồng – phân cành 20 24 20 21
Phân cành – ra hoa 19 11 10 12
Ra hoa – đậu quả 8 15 18 10
Thời gian thu hoạch 27 21 15 30
Qua bảng 4.1 chúng tôi chọn được 4 tổ hợp lai đó là:
1. ♀ CLN 1621L X ♂ Bi
2. ♀ CLN 1621L X ♂ CLN 5915D
3. ♀ CLN 1621L X ♂ CHT 1050SE
4. ♀ CLN 5915D X ♂ Bi
Những đặc điểm khác nhau giữa các giống làm bố mẹ tương ứng
Tổ hợp lai thứ 1: ♀ CLN 1621L X ♂ Bi

×