Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.97 KB, 8 trang )

I: Lý luận chung về vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1. Các khái niệm.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bao gồm toàn bộ phần tích luỹ
của cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy
động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng
lưu chuyển vốn quốc tế (International Capital Flows). Về thực chất, các dòng lưu
chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển giao nguồn lực tài
chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng
chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường được các
nước có thu nhập thấp đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình
thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn
toàn giống nhau. Theo tính chất luân chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn
nước ngoài chính như sau:
- Đầu tư trực tiếp
• Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc
100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
• Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài.
• Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng
BTO, hợp đồng BT.
• Đầu tư phát triển kinh doanh.
• Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
• Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
• Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
- Đầu tư gián tiếp
• Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA
• Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
• Thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán;Thông qua các định chế tài chính
trung gian khác.
• Hoạt động đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu


và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu
tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và pháp luật khác có liên
quan
2. Vai trò của việc huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có vai trò vô cùng quan
trọng bởi:
- Huy động vốn đầu tư nước ngoài sẽ bổ sung vốn cho việc kiến thiết và cấu
trúc lại nền kinh tế
- Tăng luồng ngoại tệ chảy vào nền kinh tế, từ đó giúp chính phủ điều chỉnh
được cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá đồng nội tệ với các đồng tiền mạnh
- Tăng luồng giao thương giữa Việt Nam và các nước trên thế giới
- Thông qua việc đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, Việt Nam học tập kinh
nghiệm quản lý, điều hành của các công ty, các tập đoàn lớn trên thế giới
- Tăng cường tình hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới; hội nhập kinh
tế thế giới.
II: Điều kiện huy động vốn đầu tư nước ngoài
Thu hút vốn ĐTNN luôn được Đảng và Nhà nước trú trọng đẩy mạnh, đặc biệt
là trong điều kiện các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có nhiều điểm hấp dẫn các
nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc, Ấn Độ, …. Tuy nhiên, để các nhà ĐTNN
biết đến Việt Nam, thấy được cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, và có được lòng tin
đối với đất nước, Đảng va Nhà nước ta phải xác định những điều kiện cơ bản, tiên
quyết để tăng khả năng cạnh tranh với nước bạn về việc thu hút vốn ĐTNN. Dưới
đây là một số điều kiện cần thiết để huy động vốn ĐTNN
- Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế.
Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là
yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu
quả. Vấn đề tăng trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày
càng lớn đối với vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến
một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được
sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Với năng lực tăng trưởng

được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng, đồng thời
triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các
nguồn vốn đầu tư nước ngoài của nước sở tại.
- Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:
• Ổn định giá trị tiền tệ bao gồm kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu
quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế; ổn định lãi suất và tỷ
giá hối đoái
• Thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của nhà nước trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn
đầu tư. Cần phải nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động
đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên.
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư gắn liền với việc hoàn thiện bộ máy
tổ chức, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về đầu tư và xây dựng. Các cơ chế
chính sách đầu tư phải thống nhất, đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện
• Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều
kiện cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh
tế. Coi trọng các hoạt động kế toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh
doanh lành mạnh, chống tham nhũng. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp
luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô ổn
định, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả:
• Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền
với chiến lược phát triển kih tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được
các nhiệm vụ của chính sách tài chính quốc gia.
• Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong
nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài
• Đa dạng hoá và hiện đại hoá các hình thức và phương tiện huy động
vốn
• Chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn
vốn và biện pháp thực hiện

- Duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là
địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương
hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo
hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị
trường trong nước của trên 80 triệu dân.
- Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền
địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá,
hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính,
quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án).
- Công tác vận động xúc tiến đầu tư phải được cải tiến, tiến hành ở nhiều
ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với
các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc
quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại và
du lịch.
- Xây dựng cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng để
khuyến khích nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cần được sửa đổi, bổ sung cho đồng
bộ, nhất quán, ổn định, nhằm tạo sự yên tâm cho các nhà ĐTNN.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành công nghiệp bổ trợ phải phát
triển. Trình độ công nghệ và năng suất lao động, chi phí sản xuất,… cũng là một
trong những yếu tố cạnh tranh trong việc thu hút vốn ĐTNN.
III: Khả năng huy động vốn đầu tư nước ngoài
Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong việc huy động vốn đầu tư nước ngoài về:
- Vị trí địa lý:
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, có thể dễ dàng qua lại cả Trung Quốc
lẫn các nước ASEAN và có thể trở thành một đối tác sản xuất chặt chẽ cho cả hai.

Đặc biệt, miền Bắc tiếp giáp với biển Đông và có tiềm năng liên kết được với nhịp
độ phát triển của khu vực năng động này và đó là một ưu thế vượt trội của Việt
Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Về điều kiện kinh tế:
• Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong suốt khoảng
thời gian từ 2000-2009, Việt Nam luôn đạt được mức tăng trưởng khá từ 7-9%/năm;
các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, chính sách kinh tế vĩ mô được kiểm soát và
tương đối ổn định
• Tiềm năng thị trường tiêu thụ rộng lớn. Với dân số hơn 80 triệu
người, Việt nam có và có thể trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các công ty
tập trung vào bán hàng trong nước. Tỷ lệ FDI trong các ngành định hướng vào thị
trường trong nước như công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp nặng, bất động
sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng vv… đạt ở mức tương đối cao.
• Cơ sở hạ tầng đồng bộ và phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống
giao thông vận tải đã được tập trung đầu tư phát triển. Các tuyến giao thông huyết
mạch và trọng yếu được nâng cấp mở rộng và làm mới, bảo đảm thông suốt trong
cả nước.
• Hệ thống điện và truyền tải được triển khai rộng khắp,đảm bảo phục
vụ tốt nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu điện công nghiệp của đất nước.
• Mạng lưới bưu chính viễn thông ngày càng đa dạng đặc biệt là
sự mở rộng của mạng Internet và điện thoại di động
• Hệ thống khu công nghiệp: Nhiều khu công nghiệp với công nghệ
hiện đại được đưa vào hoạt động. Các khu công nghiệp, khu chế xuất luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm.
• Nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo; tài nguyên thiên nhiên phong
phú là nền tảng cho đầu tư phát triển trong tương lai.
- Về điều kiện chính trị: Việt Nam được đánh giá là một đất nước có nền
chính trị ổn định, ôn hoà. Đây là một lợi thế rất lớn đối với Việt Nam trong điều
kiện khủng bố, biểu tình diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới
Việt Nam có nhiều lợi thế cả về vị trí địa lý, về kinh tế và chính trị, tuy nhiên

việc thực hiện thu hút vốn ĐTNN còn nhiều bất cập, làm giảm tính hấp dẫn đối với
nhà ĐTNN trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN ngày càng diễn ra gay gắt trong
khu vực. Do
- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị trường theo
nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về ĐTNN đều thống nhất như các chủ
trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi ĐTNN là một bộ phận cấu thành
hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ,
ngành và địa phương vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và
ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể
hiện ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế
(lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý
tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam.
Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều kiện
thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước tự làm;
những biểu hiện này có tác động làm nản lòng nhà ĐTNN.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng
vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm ban hành các thông tư
hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.
- Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt
được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn
ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh vực công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa các doanh nghiệp
ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị gia tăng trong một số sản
phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công
nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn
nguyên liệu đầu vào vì thiếu nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn
nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp

với các cam kết quốc tế.
- Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé;
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ trợ chưa phát
triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Chính
sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn lực trong nước và ngoài nước
vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế.

×