Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm khắc nhất
trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam
bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân.
Việc áp dụng biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự là vô cùng cần thiết nhằm ngăn
chặn không cho bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn
cho việc giải quyết vụ án cũng như để thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp
dụng, tuy nhiên trong thực tiễn việc áp dụng những biện pháp này còn bộc lộ không ít
những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như những vi phạm pháp luật trên thực
tế. Để làm rõ vấn đề trên, trong bài viết em xin trình bày: Tạm giam trong tố tụng hình
sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này.
B. NỘI DUNG
I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn.
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo,
người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong những trường hợp khẩn
cấp hoặc phạm tội quả tang), nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ,
ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành vi gây cản trở điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
1
.
1 Trường Đại học Luật Hà nội, Giaó trình luật TTHS Việt nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.
1
Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
2. Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Theo Khoản 1 Điều 88 BLTTHS và khoa học pháp lí TTHS chúng ta có khái niệm về
biện pháp ngăn chặn tạm giam như sau: tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can bị cáo Bị can, bị cáo phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm
trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và
có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có
thể tiếp tục phạm tội.
3. Mục đích.
Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của
TTHS. Vì vậy, ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có
điều kiện tiếp tục phạm tội hay có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở
mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có mục đích riêng là
nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng.
4. Đối tượng áp dụng.
Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Những người
không phải là bị can bị cáo thì không bị áp dụng biện pháp tạm giam. Cụ thể, tại Khoản 1
Điều 88 BLTTHS đã quy định những trường hợp được áp dụng biện pháp tạm giam, đó là:
Trường hợp thứ nhất: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm
trọng (điểm a). Đây là trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà theo quy định của Bộ luật
hình sự, mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc phạm tội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đến 15 năm tù (tội phạm rất nghiêm trọng). Việc áp dụng biện pháp
tạm giam trong trường hợp này cần hai điều kiện:
+ Người thực hiện tội phạm là người đã bị khởi tố bị can hoặc người đã bị Thẩm
phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách là bị cáo.
+Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng.
Trường hợp thứ hai: Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm
trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ rằng người đó có
2
Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
thể trốn hoặc cản trở điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để tạm giam trong
trường hợp này cần ba điều kiện:
+ Người thực hiện tội phạm là bị can, bị cáo;
+Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm. Trong một điều luật có thể có nhiều khoản thì
phạm tội thuộc khoản có mức hình phạt trên hai năm tù có thể tạm giam, phạm tội thuộc
khoản có mức hình phạt tù từ hai năm trở xuống thì không được tạm giam.
+ Có căn cứ cho rằng người phạm tội có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố,
xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Để xác định điều kiện này cần căn cứ vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau
khi phạm tội hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp
ngăn chặn khác ít nghiêm khắc. Tuy vậy, theo Điều 88 thì đối với bị can, bị cáo là phụ nữ
có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh
nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ
những trường hợp sau đây:
- Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
- Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc
cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu
không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
5. Căn cứ áp dụng.
Về mặt khái niệm, có thể hiểu rằng căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam
là những căn cứ luật định theo đó chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp
ngăn chặn tạm giam. BLTTHS năm 2003 không trực tiếp quy định các căn cứ áp dụng
biện pháp ngăn chặn tạm giam, tuy nhiên, căn cứ vào Điều 79 BLTTHS quy định về Các
biện pháp và căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn đồng thời dựa vào tính chất của biện
pháp ngăn chặn tạm giam, chúng ta có thể thấy rằng căn cứ đề áp dụng biện pháp ngăn
chặn tạm giam nhưkhi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra,
3
Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
truy tố, xét xử; khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội và bảo đảm cho
việc thi hành án.
6. Thẩm quyền áp dụng.
Có thể hiểu rằng thẩm quyền áp dụng BPNC tạm giam là khả năng của chủ thể được
nhà nước trao quyền được quyết định việc tạm giam đối với đối tượng nhất định.
Tại Khoản3 Điều 88 BLTTHS quy định Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được
quy định tại Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những
người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát
cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 80 thì những người sau đây có thẩm quyền ra lệnh
bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp.
b) Chánh án, phó chánh án TAND và TAQS các cấp.
c) Thẩm phán giữ các chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC, Hội
đồng xét xử.
d) Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh
tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng
BPNC tạm giam cũng khác nhau, cụ thể:
Trong giai đoạn điều tra: Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPNC tạm giam sẽ do
những chủ thể quy định tại điểm d khoản 1 Điểu 80 BLTTHS quyết định. Lệnh tạm giam
của những người này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong giai đoạn truy tố: Thẩm quyết quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPNC
tạm giam sẽ do các chủ thể quy định tại điểm a khoản 1 Điều 80 BLTTHS quyết định.
4
Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
Trong giai đoạn xét xử: Thẩm quyết quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPNC
tạm giam sẽ do các chủ thể quy định tại điểm b, điểm khoản 1 Điều 80 BLTTHS quyết
định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 228 BLTTHS thì Hội đồng xét xử có quyền quyết
định tạm giam đối với bị cáo theo thủ tục luật định.
7. Thủ tục áp dụng.
Thủ tục tạm giam là trình tự luật định mà chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng biện
pháp ngăn chặn tạm giam phải tuân thủ một cách triệt để. Có thể nói rằng thủ tục của
BPNC tạm giam được quy định khá chặt chẽ, cụ thể là:
Theo quy định của BLTTHS, việc tạm giam bị can, bị cáo phải có lệnh tạm giam.
Lệnh này phải do những người có thẩm quyền kí. Lệnh tạm giam phải ghi rõ ngày, tháng,
năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam; lí do tạm
giam, thời hạn tạm giam và giao cho người bị tạm giam một bản. Sau khi ra lệnh tạm
giam, cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam nhằm xác
định đúng đối tượng cần tạm giam, tránh trường hợp nhầm lẫn. Đồng thời cơ quan đã ra
lệnh tạm giam phải thong báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết để
gia đình họ cũng như cơ quan tổ chức biết được sự việc và không phải tiến hành những thủ
tục tìm kiếm cần thiết, gây tốn kém
2
.
8. Thời hạn áp dụng.
Thời hạn tạm giam để điều tra: Theoquy định tại điều 120 của BLTTHS, cụ thể: Thời
hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm
rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:
a) Đối với tội ít nghiêm trọng có thể ra hạn tạm giam một lần không quá một tháng;
2 Trường Đại học Luật Hà nội, Giaó trình luật TTHS Việt nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006.
5
Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Lớp NO7 – TL2 – Nhóm3
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể ra hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không
quá hai tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
c) Đối với tội rất nghiêm trọng có thể ra hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá
ba tháng, lần thứ hai không quá hai tháng;
d) Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng có thể ra hạn tạm giam không quá ba lần, mỗi
lần không quá bốn tháng.
Như vậy, nếu tính cả thời gian ra hạn, thì thời hạn tạm giam đối với tội phạm ít
nghiêm trọng là không quá 3 tháng; đối với tội nghiêm trọng là không quá 6 tháng; đối với
tội rất nghiêm trọng là không quá 9 tháng; và đối với tội đặc biệt nghiêm trọng là không
quá 16 tháng.
Thời hạn tạm giam để truy tố: Theo khoản 2 Điều 166 BLTTHS 2003, Thời hạn tạm
giam để truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng tối đa là 30
ngày; đối với tội rất nghiêm trọng tối đa là 45 ngày; đối với tội đặc biệt nghiêm trọng tối
đa là 60 ngày ( đã tính cả thời hạn ra hạn).
Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm: Điều 177 BLTTHS quy định: “Thời hạn tạm
giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176
của bộ luật này”. Cụ thể, thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm (tính cả thời hạn ra hạn) tối
đa là 75 ngày đối với tội ít nghiêm trọng; 90 ngày đối với tội nghiêm trọng; 120 ngày đối
với tội rất nghiêm trọng; và 150 ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm: Theo Điều 243 BLTTHS quy định: Thời hạn
tạm giam để xét xử phúc thẩm không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm. Cụ thể, thời
hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm ở TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu là 60 ngày; thời
hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm ở TANDTC, TAQS cấp Trung Ương là 90 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Thời hạn tạm giam để đảm bảo thi hành án: Sau khi xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc
thẩm, Hội đồng xét xử có thể quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
6