Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.69 KB, 90 trang )

Lời cảm ơn
Được sự cho phép của khoa Khách sạn-Du lịch trường Đại học Thương Mại nhóm
nghiên cứu chúng em đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học : “Phát triển sản phẩm du
lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam”.
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu lời đầu tiên chúng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành nhất đến cô giáo Ths. Dương Thị Hồng Nhung đã tận tình chu đáo giúp đỡ chúng
em trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Khách
sạn- Du lịch và trường Đại học Thương Mại cũng đã giúp đỡ chúng em điều kiện tốt nhất
để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn hẹp
nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự chỉ đạo và đóng
góp ý kiến từ các thầy cơ giáo để đề tài được hồn thiện hơn nữa.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2015
Nhóm thực hiện
Lê Thị Thanh
Đào Thu Phương
Trần Linh Phương


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Tổng quan nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH
1.1. Khái luận về sản phẩm du lịch và đặc điểm tâm lý khách du lịch


1.1.1. Sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
1.1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch
1.1.1.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm khách du lịch
1.1.2.2. Phân loại khách du lịch
1.1.3. Tâm lý khách du lịch
1.1.3.1. Khái niệm tâm lý khách du lịch
1.1.3.2. Đặc điểm hành vi tiêu dùng du lịch của du khách
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch
1.2. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách du lịch
1.2.1. Mục tiêu và vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách du lịch
1.2.1.1. Mục tiêu của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch


1.2.1.2. Vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch
1.2.2. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch
1.2.2.1. Những điều kiện chung
1.2.2.2. Những điều kiện đặc trưng
1.2.3. Nội dung phát triển
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc
điểm tâm lý khách du lịch
1.3.1. Các nhân tố khách quan
1.3.2. Các nhân tố chủ quan
1.4. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý tại một số
quốc gia.
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore

1.4.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan.
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản
1.4.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Malaysia
1.4.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch từ Indonesia
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
2.1.2. Các phương pháp xử lý số liệu
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến
việc phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản
đến Việt Nam.
2.2.1. Tình hình phát triển du lịch của Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1.1. Khái quát về tài nguyên du lịch Việt Nam


2.2.1.2. Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2014
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở Việt Nam
2.2.2.1. Khí hậu và môi trường
2.2.2.2. Kinh tế
2.2.2.3. Cơ sở hạ tầng viễn thơng
2.2.2.4. Tình hình an ninh, chính trị, an tồn xã hội
2.2.2.5. Chính sách phát triển du lịch
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm
tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
2.3.1. Đặc điểm tâm lý của thị trường khách du lịch Nhật Bản
2.3.1.1. Một số đặc điểm khái quát về đất nước Nhật Bản
2.3.1.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách Nhật

2.3.1.3. Quan hệ ngoại giao Việt-Nhật, sự hợp tác về du lịch giữa hai nước
2.3.2. Kết quả khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản trong thời gian qua
2.3.2.1. Số lượng và cơ cấu khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam qua các năm
2.3.2.2. Một số nguyên nhân thúc đẩy người Nhật Bản sang Việt Nam du lịch
2.3.3. Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di
lịch Nhật Bản đến Việt Nam
2.3.3.1. Về điều kiện phát triển
2.3.3.2. Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam
2.3.3.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch
2.3.3.4. Thực trạng xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch
2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.4.1.1. Ưu điểm
2.4.1.2. Nguyên nhân của các ưu điểm


2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân
2.4.2.1. Nhược điểm
2.4.2.2. Nguyên nhân của các nhược điểm
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ KHÁCH DU LỊCH
NHẬT BẢN ĐẾN VIỆT NAM
3.1. Xu hướng phát triển và một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa
trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển
3.1.1.2. Phương hướng phát triển
3.1.2. Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch
Nhật Bản đến Việt Nam
3.1.3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

3.1.3.1. Đối với Tổng cục Du lịch
3.1.3.2. Đối với chính quyền địa phương tại điểm đến du lịch
3.1.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
3.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm
tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam
3.2.1. Đối với Nhà nước
3.2.2. Đối với Tổng cục du lịch


Danh mục các bảng
Số hiệu bảng
2.1

Tên bảng
Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa
giai đoạn 2011- 2014

2.2

Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011- 2014

2.3

Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
đếnViệt Nam chia theo thị trường khách giai đoạn 20112014

2.4

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam giai đoạn
2011-2014

Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch Nhật Bản tại
Việt Nam
Chi tiêu một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

2.5
2.6

Trang

Danh mục các biểu đồ
Số hiệu biểu đồ
2.1
2.2
2.3
2.4

Tên biểu đồ
Cơ cấu giới tính khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam
Thời gian lưu trú của khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam
Tỷ lệ khách du lịch Nhật Bản trở lại Việt Nam
Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản theo nghề nghiệp tới Việt
Nam

Trang


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu được trong đời
sống văn hóa, xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một

trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước phát triển và mạng lưới du lịch đã
được thiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển du lịch đã mang lại lợi
ích kinh tế to lớn cho mỗi quốc gia, cụ thể là lợi nhuận thu được thông qua việc tiêu dùng
các sản phẩm du lịch của du khách. Bên cạnh đó, vì sản phẩm du lịch mang tính liên
ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế nên việc phát triển du lịch sẽ
kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
Đối với nước ta, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh
tế chung của cả nước, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cụ thể, năm 2012, doanh thu
ngành du lịch Việt Nam là 160.000 tỷ đồng, đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam. Năm
2013, doanh thu ngành du lịch Việt Nam đạt khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo dự báo của
Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8
triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12
triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa, doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19
tỷ USD năm 2020.
Thị trường khách du lịch Nhật Bản được coi là một trong những thị trường lớn nhất
trên thế giới với với lượng khách du lịch nước ngoài những năm gần đây có thể lên đến
18 triệu lượt khách mỗi năm. Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, lượng khách


du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng và trở thành một trong những nước có
lượng khách inbound vào Việt Nam lớn nhất, với 481.519 lượt khách vào năm 2011, chỉ
đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên so với một số nước khác như Thái Lan
hay Singapore, số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam vẫn cịn ít, thời gian lưu
trú khơng dài và chi tiêu trung bình du lịch cịn thấp. Ngun nhân là do nước ta vẫn còn
nhều hạn chế trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản trong đó có những hạn chế về
phát triển các sản phẩm du lịch. Thêm vào đó, cạnh tranh giữa các nước trong khu vực
trong việc thu hút khách du lịch Nhật Bản ngày càng lớn. Do đó, việc nghiên cứu các đặc
điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản để phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đẩy
mạnh thu hút khách du lịch Nhật Bản rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp du lịch.
Qua sự phân tích trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch

dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam”. Với đề tài này,
nhóm chúng em hy vọng đánh giá được thực trạng và hoạt động để từ đó đưa ra một số
phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh việc phát triển các sản
phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản, tạo điều kiện để ngành du
lịch ta thâm nhập sâu hơn vào thị trường khách du lịch Nhật Bản.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện một số nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu
như sau:
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
du khách.
+ Phát triển các sản phẩm du lịch mới, dựa trên đặc điểm tâm lý khách để nhằm thu
hút và hấp dẫn khách du lịch hơn.
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch nhờ việc thu hút thêm khách du
lịch, từ đó thúc đẩy ngành du lịch nước nhà ngày càng phát triển hơn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên thì nhiệm vụ nghiên cứu của để tài
bao gồm:


+ Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến việc phát triển các sản phẩm
du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch.
+ Đánh giá thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách du lịch Nhật Bản đến Viêt Nam.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hơn nữa các sản phẩm du lịch dựa trên đặc
điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên đặc
điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản đến Việt

Nam giai đoạn 2011-2014 và định hướng nghiên cứu cho các năm tiếp theo.
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tập trung trên toàn lãnh thổ Việt Nam
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc
điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp
nhằm phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến
Việt Nam.
4. Tổng quan nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của
khách du lịch, chúng em đã tìm hiểu được một số tài liệu liên quan.
Về phát triển các sản phẩm du lịch, các giảng viên, sinh viên của trường Đại học
Thương Mại cũng có những đóng góp khác nhau, các giải pháp marketing nhằm thu hút
khách du lịch tới Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh hay các giải pháp nhằm hoàn
thiện phát triển các sản phẩm du lịch :
Các luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương Mại:
Lê Thị Ánh Duyên (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ ăn
uống của chuỗi nhà hàng Ashima thuộc công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tác giả đưa ra những đánh giá về thị phần, vị thế, của
công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng: đánh giá chất lượng của các sản phẩm


dịch vụ ăn uống của chuối nhà hàng Ashima và sự đa dạng của dịch vụ của công ty. Đồng
thời tác giả cũng đưa ra một số ưu điểm, nhược điểm của cơng ty từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế cho công ty như: đa dạng hóa sản phẩm, phát triển
thị trường, chính sách giá hợp lý, tăng cường quảng bá và xúc tiến thương mại.
Nguyễn Hải Hường (2013), Quản lý phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn Hà
Nội. Bài luận văn trình bày những lý luận về quản lý phát triển du lịch làng nghề, đánh
giá thực trạng quản lý và phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nội. Đồng thời tác giả đưa ra
các nhận xét đánh giá về thực trạng về phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn Hà Nội và
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý phát triển du lịch làng nghề tại Hà Nội
trong thời gian tới.

Các luận văn tốt nghiệp Trường đại học Thương Mại:
Đỗ Minh Phượng (2008), Giải pháp marketing nhằm tăng cường thu hút khách du
lịch Nhật Bản của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Đề tài đã đánh
giá tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động marketing của công ty VietNam Airlines
và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm giúp công ty tăng cường thu hút khách du lịch
Nhật Bản.
Lê Thị Bưởi (2011), Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch mới với điểm đến du
lịch Thanh Hoá giai đoạn 2010 – 2020 . Đề tài bao gồm một số lý luận về phát triển các
dịch vụ du lịch mới, các phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển các sản phẩm
dịch vụ du lịch mới tại Thanh Hóa. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp để phát triển sản
phẩm dịch vụ du lịch mới tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2010-2020.
Các đề tài nghiên cứu khoa học của Trường đại học Thương Mại:
Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tác giả Vũ Đức Minh - chủ nhiệm đề tài
(2007), Giải pháp phát triển một số loại hình du lịch mới, phù hợp với thủ đơ Hà Nội
trong tiến trình hội nhập và phát triển đã cho thấy thực trang kinh doanh các loại hình du
lịch mới tại Hà Nội như du lịch mua sắm, du lịch sự kiện thể thao, du lịch MICE…Sau đó
tác giả đưa ra các định hướng phát triển và các giải pháp phù hợp cho từng loại hình du
lịch mới.


Với đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, tác giả Đỗ Trang Đoan - chủ nhiệm
đề tài (2010), Giải pháp phát triển dịch vụ du lịch biển Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hoá
gồm các khái luận về du lịch biển và thực trạng phát triển dịch vụ du lịch biển, các loại
hình du lịch biển tại Hải Hịa-Tĩnh Gia-Thanh Hóa từ đó đánh giá ưu nhược điểm và đề
xuất giải pháp khắc phục nhược điểm và phương hướng phát triển cho dịch vụ du lịch
biển Hải Hoà - Tĩnh Gia - Thanh Hố.
Các cơng trình nghiên cứu, luận văn nói trên đã đề cập tới nhiều vấn đề trong phát triển
các sản phẩm du lịch như phát triển du lịch biển, du lịch MICE, du lịch sự kiện thể thao,
du lịch mua sắm…, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển một số
sản phẩm, dịch vụ du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch.

Tuy nhiên, trong các đề tài trên chưa có đề tài nào nghiên cứu về sản phẩm du lịch
chuyên biệt dành cho khách du lịch Nhật Bản, các sản phẩm mang tính phù hợp với văn
hóa truyền thống sở thích và các đặc điểm tâm lý riêng của khách du lịch Nhật Bản. Vậy
đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản
đến Việt Nam” khơng trùng với các cơng trình đã cơng bố trước đây.
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc
điểm tâm lý của khách du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý của
khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển sản phẩm du lịch dựa
trên đặc điểm tâm lý khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam.


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA KHÁCH DU LỊCH
1.1. Khái luận về sản phẩm du lịch và đặc điểm tâm lý khách du lịch
1.1.1. Sản phẩm du lịch
1.1.1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
-Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình
(thơng thường được gọi là hàng hố) và vơ hình (hay còn gọi là dịch vụ).
- Theo Philip Kotler định nghĩa: Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để
chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu.
- Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Từ khái niệm về sản phẩm và khái niệm về du lịch như trên, một số tác giả và cơng trình
nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về sản phẩm du lịch như sau:
Theo quan điểm Marketing: "Sản phẩm du lịch là những hàng hố và dịch vụ có thể
thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên

thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch".
Theo Điều 4 chương I - Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 giải thích từ ngữ: “Sản
phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.


Ví dụ: du lịch thăm quan di tích kết hợp với du lịch nghiên cứu bản sắc văn hóa
các dân tộc tiểu số ở Đông Trường Sơn; du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái cao
nguyên gắn với các sản vật hoa, cà phê, voi ở các tỉnh Tây Nguyên, các sản phẩm thổ
cẩm ở Sa Pa, các loại sản phẩm nón lá ở Huế…
Từ các khái niệm và quan điểm trên, ta có thể khái quát về sản phẩm du lịch bao
gồm:
- Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hoá và dịch vụ
mà khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ.
- Theo nghĩa hẹp: Sản phẩm du lịch là các hàng hoá và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc
trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
1.1.1.2 Phân loại sản phẩm du lịch
Trong thị trường du lịch hiện nay sản phẩm du lịch rất phong phú và đa dạng, được
chia ra làm hai loại sau: sản phẩm vật chất và sản phẩm tinh thần. Sản phẩm vật chất là
tồn bộ các hàng hóa, tiện nghi, điều kiện, phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của du
khách. Sản phẩm du lịch vật chất cũng có thể là các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du
khách như: vận chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi, đồ lưu niệm, các dịch vụ vui chơi, giải trí.
Sản phẩm du lịch tinh thần là những sản phẩm vơ hình có vai trò hết sức quan trọng trong
việc thỏa mãn các nhu cầu cao cấp của du khách như: các giá trị văn hóa, lịch sử mà du
khách tìm hiểu, khám phá được khi thực hiện chuyến đi, cùng những trạng thái tâm lý
(thỏa mãn hay không thỏa mãn) của du khách sau mỗi tour.
Hiện nay việc phân loại sản phẩm du lịch dựa trên một số tiêu chí sau:
- Theo các yếu tố của sản phẩm du lịch:
+ Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, cơng trình kiến
trúc, lễ hội, phong tục tập quán...)

+ Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện dịch chuyển,
lịch trình hoạt động của các phương tiện đó)
+ Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, các cửa
hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao...)


+ Hình ảnh của điểm đến (Hình ảnh của một điểm đến là sự đánh giá của khách du
lịch về điểm đến dựa trên niềm tin, thái độ và quan điểm của họ. Trong suy nghĩ của du
khách có thể bao gồm cả những ấn tượng tích cực và tiêu cực về điểm đến.)
+ Giá cả hàng hoá, dịch vụ của điểm đến (ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua
và tiêu dùng các sản phẩm du lịch tại điểm đến của khách du lịch, ln địi hỏi giá cả phải
phù hợp với chất lượng dịch vụ được đáp ứng.)
1.1.1.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch thực chất là một sản phẩm dịch vụ, vì vậy nó mang đầy đủ các
đặc điểm của sản phẩm dịch vụ như:
- Tính vơ hình:
Sản phẩm du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vơ hình: Dịch vụ chỉ có thể nhận thức
được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể cầm nắm sản phẩm dịch vụ được, dịch
vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thơng thường về thể
tích, trọng lượng. Khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung
cấp trước khi được cung ứng và tiêu dùng sản phẩm.
Vì sản phẩm dịch vụ khơng tồn tại dưới dạng vật chất nên khách du lịch chỉ cảm
nhận sản phẩm chứ khơng nhìn thấy, các dịch vụ đó như các hàng hố khác, khơng mang
được chúng về nhà sau khi mua. Khó trưng bày, khơng vận chuyển sản phẩm dịch vụ
trong khơng gian như các hàng hố thơng thường khác.
Sản phẩm du lịch thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và
việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn lĩnh vực kinh doanh
hàng hố thơng thường.
- Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời:
Đối với các sản phẩm thông thường, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra tách

biệt nhưng đối với sản phẩm du lịch quá trình sản xuất và tiêu dùng hầu hết các dịch vụ
diễn ra đồng thời. Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch trùng nhau cả về mặt thời gian và
không gian nên ta không thể sản xuất ra hàng loạt dịch vụ rồi mới tiêu dùng như sản
phẩm là hàng hố và cũng khơng có thời gian để sửa chữa, loại bỏ các sản phẩm hư hỏng


trước khi tiêu dùng. Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên
khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
- Tính khơng đồng nhất :
Mỗi khách hàng có sở thích, thói quen không giống nhau do sự khác nhau về khu
vực địa lý, sự ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau tới lối sống, sự khác nhau về
tâm sinh lý, kinh nghiệm trải qua việc sử dụng nhiều lần….nên họ có những yêu cầu,
đánh giá về chất lượng dịch vụ khác nhau. Từ đó ta có thể thấy được rằng thật khó có thể
đưa ra tiêu chuẩn chung cho các sản phẩm du lịch. Điều này buộc các nhà quản trị doanh
nghiệp du lịch phải đưa ra các sản phẩm du lịch đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của
từng đối tượng du khách.
Chất lượng của các sản phẩm du lịch thường dao động trong một biên độ rất rộng,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố đến từ nhà cung cấp, khách hàng và các yếu tố bên ngoài
khác. Vì thế khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng của sản phẩm du lịch trước khi
mua, gây khó khăn cho việc lựa chọn sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản
phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm.Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
mang tính thời vụ.
- Tính khơng dự trữ, tồn kho
Sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất trữ: để thực hiện được các sản phẩm du
lịch công ty lữ hành phải đặt trước các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ (máy bay,
tàu, khách sạn, nhà hàng) mà những dịch vụ đặt trước như chỗ ngồi ở máy bay, phịng
ngủ khách sạn, ghế ngồi nhà hàng khơng thể để tồn kho vì khơng tiêu thụ được là một
khoản thu nhập bị mất khơng thu lại được.
Ngồi các đặc điểm như đã phân tích như trên, sản phẩm du lịch cịn có những đặc

trưng riêng biệt khác:
- Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp và đa dạng: Nó bao gồm cả yếu tố vật chất và phi
vật chất. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể (yếu tố vật chất– hữu hình) như
thức ăn, đồ uống, hàng lưu niệm hoặc một món hàng khơng cụ thể (yếu tố phi vật chất –
vơ hình) như chất lượng phục vụ, sự trải nghiệm, bầu không khí tại nơi nghỉ mát, kinh


nghiệm du lịch,... Tính tổng hợp đồng bộ của sản phẩm du lịch xuất phát từ nhu cầu của
khách du lịch. Ngoài việc ăn uống, ngủ nghỉ, khách du lịch còn muốn thỏa mãn những
nhu cầu khác như tham quan, giải trí, mua sắm,… Do đó, để có một sản phẩm du lịch
hồn thiện cần có sự tham gia của nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Như Krapf cho
rằng: “một khách sạn không làm nên du lịch”.
- Khách hàng bắt buộc phải mua sản phầm trước khi thấy sản phẩm. Thấy được sản phẩm
tức là phải tiêu dùng sản phẩm. Trong du lịch hầu như khơng có trường hợp cho khách
hàng dùng sản phẩm rồi mới quyết định có mua nó hay khơng.
- Mặt khác, sản phẩm du lịch thường là kinh nghiệm nên dễ bắt chước, dễ bị sao chép.
Sản phẩm du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch mà tài ngun khơng thuộc về cá
nhân hay có thể đăng kí quyền sở hữu điểm tham quan và chương trình du lịch. Điều này
dẫn tới tình trạng khi doanh nghiệp du lịch đầu tư công sức và tiền bạc để phát triển
những sản phẩm du lịch mới, khi đưa vào bán, các sản phẩm này sau một thời gian sẽ bị
đối thủ cạnh tranh hoặc công ty du lịch khác bắt trước và bán với mức giá thấp hơn do
không phải tốn nhiều công sức cho việc đầu tư. Khi mà luật sở hữu trí tuệ vào bảo vệ
thương hiệu sản phẩm đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam vẫn chưa được chặt
chẽ, thì chính điều này đã tạo ra rào cản cho việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du
lịch mới trên thị trường.
- Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu là kênh gián tiếp. Sản phẩm du lịch thường ở cách xa
nơi ở thường xuyên của khách do đó cần phải có một hệ thống phân phối thơng qua việc
sử dụng các trung gian như các cơ quan du lịch các đại lý bán bn, bán lẻ, văn phịng
đại diện du lịch.
- Nhu cầu của khách đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì sự giao động về tiền tệ,

chính trị và tập trung vào khoảng thời gian nhất định, không diễn ra đều đặn và mang tính
thời vụ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ
hành. Nó dẫn đến tình trạng q tải trong mùa du lịch chính vụ, điều này ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng các dịch vụ. Cũng vào giai đoạn chính vụ nhiều doanh nghiệp du lịch
mọc lên và làm ăn theo kiểu “manh mún”, “chộp giật”, “bóc ngắn cắn dài”, các doanh
nghiệp này bán sản phẩm với giá rẻ hơn nhưng chất lượng các dịch vụ không đảm bảo.


Tất cả những yếu tố đó ảnh hưởng gián tiếp đến các doanh nghiệp du lịch làm ăn chính
đáng.
- Khoảng thời gian từ khi khách mua đến khi thấy và sử dụng sản phẩm rất lâu. Thông
thường, khách du lịch thường có kế hoạch, tìm hiểu và đặt dịch vụ trước ngày khởi hành
một hoặc hai tháng.
- Sản phẩm du lịch được thực hiên ở xa nơi ở của khách hàng: mỗi khách hàng thực hiện
hành vi tiêu dùng du lịch trước tiên đều nhằm mục đích thay đổi vị trí, mơi trường mà
mình đang sinh sống và làm việc trong một khoảng thời gian nhất định nhằm một mục
đích nào đấy như để vui chơi, nghỉ dưỡng, giảm căng thẳng, tham quan,… Bởi vậy, khi
đi du lịch họ thường chọn một điểm đến có khoảng cách đủ để họ cảm nhận được sự khác
biệt, mới lạ đối với nơi họ đang sống và làm việc. Kéo theo đó, sản phẩm du lịch được
thực hiện tại điểm đến cũng cách xa nơi ở của khách.
1.1.2 Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm khách du lịch
Theo nhà kinh tế học người Áo, Lozep Stander: “Khách du lịch là hành khách
xa hoa, ở lại theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xun để thoả mãn những nhu cầu cao
cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.
Theo Kripendort, ơng đưa ra cách nhìn nhận chủ quan phiến diện của mình về
du khách như sau: “là những kẻ nực cười, ngốc nghếch ít học, những nhà giàu có, quen
thói bóc lột và vơ cảm với môi trường”.
Năm 1963, Hội nghị do liên hiệp quốc tổ chức tại Rôma (Ý) để thảo luận về du lịch
đã đi đến kết luận phạm trù khách du lịch quốc tế như sau: “Khách du lịch là công dân

của một nước sang thăm và lưu trú tại nước khác trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ
mà ở đó họ khơng có nơi ở thường xun, nhưng cũng khơng cơng nhận những người
nước ngồi ở q một năm hoặc những người đi ra nước ngoài thực hiện hợp đồng, hoặc
tìm nơi lưu trú của mình cũng như những người ở vùng biên giới, sống nước này sang
làm việc nước khác”.
Theo luật Du lịch Việt Nam: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.


Từ những khái niệm trên, có thể khái quát: Khách du lịch là những người đi ra khỏi môi
trường sống thường xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ít hơn 12 tháng
liên tục với mục đích chính của chuyến đi là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay
các mục đích khác ngồi việc tiến hành các hoạt động để đem lại thu nhập và kiếm sống
ở nơi đến.
Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của
hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch. Nói đến du
lịch người ta hiểu rằng đó là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người đến nơi
khác nhằm mục đích thoả mãn mọi nhu cầu về nghỉ dưỡng, chữa bệnh, văn hoá, nghệ
thuật, thể thao.v.v... Đối với hoạt động du lịch, con người với vai trò là một du khách có
nhu cầu du lịch, rời khỏi nơi cư trú để thực hiện tour du lịch. Điều này có nghĩa để trở
thành một khách du lịch, con người phải hội tụ các điều kiện sau:
-Có thời gian rảnh rỗi: đối với tất cả các hoạt động trong đời sống nói chung và với hoạt
động du lịch nói riêng, con người muốn thực hiện đều cần có thời gian. Hoạt động du lịch
thông thường chỉ được thực hiện khi con người có thời gian rảnh rỗi. Khi đó họ khơng
phải làm việc, học tập và có thời gian để thỏa mãn các nhu cầu khác.
-Có khả năng thanh tốn: khi tham gia hoạt động du lịch, con người phải tiêu dùng các
sản phẩm du lịch tại điểm đến. Do đó, họ cần phải có khả năng thanh tốn cho việc sử
dụng nó.Khả năng thanh tốn quyết định khá lớn đến tồn bộ q trình đi du lịch của
khách hàng.
-Có nhu cầu cần được thỏa mãn: khi con người nảy sinh một nhu cầu nào đó như tham

quan, nghỉ dưỡng, khám phá, học tập, tìm hiểu, giải trí… thì họ mới có xu hướng đi du
lịch. Và chỉ khi thực hiện hoạt động du lịch thì họ mới là khách du lịch. Như vậy, nhu cầu
cần được thỏa mãn là một trong những điều kiện cần để con người trở thành khách du
lịch.
1.1.2.2. Phân loại khách du lịch
Theo Uỷ ban thông lệ Liên hợp quốc, khách du lịch bao gồm:


- Khách tham quan du lịch: là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoài nơi ở
thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng với mục đích chủ
yếu khơng phải kiếm tiền trong phạm vi lãnh thổ mà họ đến.
- Khách du lịch quốc tế: là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà họ đến ít nhất
là một đêm.
-Khách tham quan trong ngày: là tất cả những khách tham quan mà không ở lại qua đêm
tại đất nước mà họ đến.
-Khách quá cảnh: là khách không rời hỏi phạm vi khu vực quá cảnh trong thời gian chờ
đợi giữa các chuyến bay tại sân bay hoặc tại các khu vực nhà ga khác.
-Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005, khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và
khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc
tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cứ tại nước ngoài vào Việt Nam du lịch;
công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Bên cạnh các phân loại này cịn có các cách phân loại khác.
- Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: cơ sở của việc phân loại này xuất phát
từ yêu cầu của nhà kinh doanh du lịch cần nắm được nguồn gốc khách, qua đó mới hiểu
được mình đang phục vụ ai, họ thuộc dân tộc nào để nhận biết được tâm lý lối sống
phong tục tập quán của họ để phục vụ một cách chuyên nghiệp khơng phạm vào các điều
tối kị làm phiền lịng khách hàng.
- Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: cách phân loại này sẽ cho
phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc trưng cụ thể về khách

du lịch.
- Phân loại khách theo khả năng thanh toán: xác định rõ đối tượng có khả năng thanh tốn
cao hay thây để cung cấp dịch vụ một cách tương ứng.
Có rất nhiều cách để phân loại khách du lịch.Việc phân loại khách du lịch sẽ giúp các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch xác định được những nhóm khách hàng mà doanh
nghiệp mình muốn hướng tới để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với tường đối


tượng khách hàng. Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại du
khách để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất.
1.1.3. Tâm lý khách du lịch
1.1.3.1. Khái niệm tâm lý khách du lịch
Theo dòng tâm lý học Mác-Lênin tâm lý con người được định nghĩa như sau: “Tâm lý
con người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan, là sự tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử của loài người biến thành cái
riêng của từng người, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.”
Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong khối óc con người, nó tham
gia điều khiển và điều chỉnh mọi hành vi, hành động và hoạt động của con người. Như
vậy, tâm lý khách du lịch được hiểu là những diễn biến tâm lý của khách du lịch trong
quá trình tìm kiếm, lựa chọn, tiêu dùng, cảm nhận và đánh giá các sảm phẩm, dịch vụ du
lịch.
Tâm lý khách du lịch vô cùng phong phú và đa dạng mỗi nhóm tính khí khác nhau
lại thể hiện những hành động và diễn biến tâm lý khác nhau, tâm lý ảnh hưởng đến cách
cảm nhận và đánh giá mang tính cá nhân của mỗi cá thể về sản phẩm du lịch.
1.1.3.2. Đặc điểm hành vi tiêu dùng du lịch của du khách
Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi có ý thức mà người tiêu dùng (khách du
lịch và doanh nghiệp) thể hiện trong việc tìm kiếm, mua sắm, đánh giá và sử dụng các
sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn và mục đích của họ.
Hành vi tiêu dùng du lịch có những đặc điểm sau đây:
- Hành vi tiêu dùng du lịch rất phong phú và đa dạng. Cùng một du khách có thể thể hiện

nhiều hành vi tiêu dùng khác nhau như: đặt tour, mua vé tàu xe, đặt phòng nghỉ, sử dụng
các dịch vụ vui choi giải trí... Hành vi tiêu dùng du lịch ở mỗi khách hàng khác nhau
cũng khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, đặc điểm tâm lý và môi trường sống
của họ.
- Hành vi tiêu dùng của du khách bị quy định bởi nhu cầu, động cơ và ý thức của họ.
Nếu đối tượng của nhu cầu du lịch (các sản phẩm, dịch vụ) không được phát lộ hoặc chủ


thể khơng có điều kiện chiếm lĩnh đối tượng, thì nhu cầu không trở thành động cơ và
hành vi tiêu dùng du lịch không được thực hiện.
- Hành vi tiêu dùng phụ thuộc vào các yếu tố: kinh tế, xã hội, văn hóa, thẩm mỹ, đạo đức
và tâm lý của du khách.
- Hành vi tiêu dùng phụ thuộc vào tình huống hoàn cảnh cụ thể của hoạt động du lịch.
Nếu như du khách được phục vụ cùng với cảnh quan mơi trường du lịch hấp dẫn thì
chuyến đi sẽ tạo ra được tình cảm, ấn tượng tốt và du khách sẽ tiếp tục đến với doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu không được phục vụ chu đáo, cảnh quan môi trường du lịch, an
ninh khơng đảm bảo thì du khách sẽ hạn chế tiêu dùng hoặc không quay lại tiêu dùng
dịch vụ của doanh nghiệp hoặc có những ý kiến khơng tốt về doanh nghiệp ảnh hưởng
đến quyết định đến với doanh nghiệp của nhiều khách hàng khác.
1.1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của khách du lịch
- Phong tục tập quán:
Trong đời sống xã hội của các cộng đồng dân cư khác nhau, có rất nhiều hành vi ứng xử
được lặp đi lặp lại nhiều lần theo một thể thức ổn định, trở nên bền vững như thói quen
và được mọi người thừa nhận tự nguyện làm theo. Những hành vi và cách ứng xử này
được gọi là phong tục tập quán. Phong tục thường gắn liền với tính ngưỡng và điều này
làm cho phong tục có tính bảo thủ, bền vững và sâu đậm hơn.
Phong tục là những hành vi, cách ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định
của nhóm xã hội được thừa nhận, gắn liền với tín ngưỡng, nhận thức, tình cảm và hành
vi, và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống các thành viên trong nhóm.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản lý du lịch cần nắm vững phong tục tập

quán của du khách và địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch nhằm xây dựng chương
trình và kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp thỏa mãn nhu cầu du khách nhằm
đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Người phục vụ cần nắm được du khách từ đâu tới,
phong tục tập quán của họ ra sao, để cung ứng thực phẩm, nước uống phù hợp với phong
tục tập quán của du khách. Đồng thời cũng cần cho du khách hiểu biết phong tục, tập
quán của địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch, giúp họ có ý thức tơn trọng phong
tục, tập qn của địa phương, tránh được các mâu thuẫn khơng đáng có.


- Truyền thống:
Truyền thống là một hiện tượng tâm lý xã hội, chứa đựng những văn hóa, xã hội mang
tính chất tiến bộ, thể hiện qua cách thức ứng xử, hành vi và quan hệ tương đối ổn định
giữa các thành viên trong và ngồi nhóm. Nói đến truyền thống là nói đến các giá trị tiến
bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Truyền thống được đúc kết trong lịch sử hình
thành và phát triển của nhóm thông qua hoạt động, giao lưu của các thành viên. Truyền
thống luôn được thể hiện thông qua các hành vi, cách ứng xử ổn định.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản lý doanh nghiệp du lịch cần phải xây
dựng truyền thống tốt đẹp trong doanh nghiệp, góp phần tạo ra bầu khơng khí tâm lý lành
mạnh thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngoài ra cũng cần nắm được truyền thống của du
khách để có thể đưa ra các chương trình, kế hoạch, sản phẩm và dịch vụ du lịch phù hợp
với nhu cầu của họ, đồng thời cũng phải cho du khách hiểu biết những truyền thống của
địa phương qua hoạt động du lịch, giúp du khách có ý thức tơn trọng truyền thống địa
phương để có hành vi, cách ứng xử phù hợp.
- Tín ngưỡng, tơn giáo:
Một trong các hiện tượng tâm lý xã hội chi phối mạnh mẽ tới đời sống tâm lý của con
người chính là tín ngưỡng. Tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc của con người vào một sự vật,
hiện tượng nào đó (có thực hoặc khơng có thực) chi phối nhận thức, hành vi và cách ứng
xử của họ. Tín ngưỡng là một định hướng giá trị khá bền vững, ổn định, được thể hiện
trong các lễ nghi, các hành vi, quan hệ, ứng xử gắn với đời sống tâm linh, lối sống cộng
đồng. Tín ngương phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, lứa tuổi, nhận thức và hoàn cảnh,

điều kiện của từng du khách, vì vậy, ảnh hưởng của tín ngưỡng tới các cá nhân là khác
nhau. Tơn giáo là hình thức tổ chức có cương lĩnh, mục đích và có nghi thức và hệ thống
lí luận để mang lại cho con người một tín ngưỡng nào đó một cách bền vững.
Trong du lịch, tín ngưỡng, tơn giáo là u tố cơ bản tạo nên các sản phẩm du lịch tín
ngưỡng đồng thời cũng là yếu tố có tác động lớn tới tâm lý của khách du lịch. Khách du
lịch thường có xu hướng tìm tới những nơi mà có tín ngưỡng tơn giáo mình tin tưởng
hay muốn tìm hiểu về nó. Mặt khác tín ngưỡng tơn giáo địa phương cũng có thể gây cản
trở đối với quyết định đi của khách du lịch nếu nó xung khắc với niềm tin mà họ đang có.


Trong hoạt động kinh doanh du lịch, nhà quản trị phải hiểu được tín ngưỡng, tơn giáo
của các nhóm du khách khác nhau, nhận biết được những điều kiêng kị của họ, từ đó đưa
ra các hình thức phục vụ phù hợp. Ngoài ra, nhà quản trị cần phải nắm được tín ngưỡng
tơn giáo của các địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch, từ đó thiết kế các tour phù
hợp, tránh xảy ra mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra với người dân địa phương.
- Tính cách dân tộc:
Mỗi dân tộc thường sinh sống và hoạt động trong các điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội
và lịch sử hết sức khác nhau. Điều này tạo nên hệ thống thái độ đối với tự nhiên, con
người và với chính bản thân họ cùng với hệ thống hành vi cách ứng xử hết sức khác nhau
và đó là tính cách dân tộc. Tính cách dân tộc là một trong các yếu tố tâm lý căn bản của
tâm lý dân tộc, tâm lý cộng đồng. Nói đến tính cách dân tộc là nhấn mạnh những đặc
điểm tâm lý độc đáo, điển hình khơng lặp lại của họ. Để nghiên cứu tính cách dân tộc cần
nghiên cứu lịch sử, hình thái xã hội và nền văn hóa của dân tộc đó.
Tính cách dân tộc là một hiện tượng tâm lý xã hội ổn định, được hình thành trong
hoạt động và giao lưu của cộng đồng, nó chứa đựng các giá trị văn hóa xã hội, lịch sử và
thể hiện thái độ, cách ứng xử của họ đối với con người, tự nhiên và xã hội.
Trong hoạt động quản trị kinh doanh, thơng qua tính cách của du khách đến từ
quốc gia, dân tộc nào đó, nhà kinh doanh du lịch có thể tạo ra các sản phẩm du lịch, cách
thức phục vụ phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Giới thiệu với du khách
về giá trị, bản sắc văn hóa, tính cách dân tộc, giới thiệu cho du khách hiểu hơn về đất

nước con người Việt Nam. Cần cho du khách nắm được tính cách dân tộc cộng đồng dân
cư địa phương, nơi tiến hành hoạt động du lịch nhằm tăng cường sự phối hợp giữa công
ty, du khách với người dân địa phương tốt hơn.
- Mốt:
Trong đời sống xã hội, mốt là một hiện tượng tâm lý hết sức phổ biến, đặc biệt trong lĩnh
vực tiêu dùng, mốt càng có sự thể hiện rõ nét hơn. Mốt du lịch là một hiện tượng tâm lý
xã hội, phản ánh xu hướng tiêu dùng nổi trội trong xã hội đối với một kiểu hình, sản
phẩm, dịch vụ du lịch cụ thể, đáp ứng được sở thích, mong muốn và nguyện vọng của họ
trong khoảng thời gian nhất định.


Trong hoạt động kinh doanh du lịch, mốt là hiện tượng tâm lý xã hội rất phổ biến,
vì thế các nhà kinh doanh, các nhà tâm lý học du lịch cần nghiên cứu để tìm ra quy luật
của mốt nhằm áp dụng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Dựa vào quy luật
phát triển mốt trong du lịch, có thể đưa ra các kiểu hình du lịch phù hợp hơn với thị hiếu,
nhu cầu của du khách và giúp các địa phương sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ theo xu
hướng phát triển của mốt. Căn cứ vào các giai đoạn phát triển của mốt du lịch, doanh
nghiệp có thể đưa ra các chương trình quảng cáo, tiếp thị và xây dựng chiến lược kinh
doanh có hiệu quả hơn. Hợp tác liên kết giữa các hãng, các doanh nghiệp du lịch của
quốc gia và quốc tế trong việc thiết kế, dự báo xu hướng phát triển sản phẩm du lịch mốt
nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
- Thị hiếu:
Trong cuộc sống xã hội, con người luôn luôn tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ do
thiên nhiên ban tặng hoặc do con người tạo ra. Trong q trình tiêu dùng đó con người
ln thể hiện thái độ lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ thể hiện thị hiếu của họ.
Sự lựa chọn này dựa trên các giá trị, chuẩn mực, phong tục, tập quán của cộng đồng hoặc
các đặc điểm tâm lý của họ. Biểu hiện trước hết của thị hiếu nhóm trong hoạt động du
lịch là du khách của cùng một quốc gia thường lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ tương
đối giống nhau. Thị hiếu là một hiện tượng tâm lý xã hội được hình thành và phát triển
trong quá trình hoạt động và giao lưu của nhóm, cộng đồng. Thị hiếu không chỉ phản ánh

những đặc điểm tâm lý văn hóa, xã hội, lịch sử, lối sống và trình độ phát triển của cộng
đồng mà còn phản ánh nhu cầu, trình độ thẩm mỹ của họ. Như vậy, thị hiếu là một hiện
tượng tâm lý xã hội phản ánh lối sống, trình độ thẩm mỹ và sự phát triển của cộng đồng,
bị quy định bởi các chuẩn mực văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán, thể hiện ở thái
độ hành vi lựa chọn ổn định đối với sản phẩm, dịch vụ.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch nhà quản trị cần nắm được thị hiếu của các
nhóm nhằm tạo ra chương trình, sản phẩm, dịch vụ du lịch phù hợp với thị hiếu của họ,
góp phần thúc đẩy kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, doanh nghiệp.
Nhà quản trị cũng cần phải nắm bắt được xu hướng của thị hiếu, của thị trường du lịch từ
đó dự báo để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp. Thông qua thị


hiếu thể hiện trong các lễ hội của cộng đồng dân cư địa phương danh nghiệp có thể quảng
bá các xản phẩm, dịch vụ độc đáo của địa phương.
- Bầu khơng khí xã hội:
Bầu khơng khí tâm lí xã hội là một hiện tượng tâm lí xã hội phát sinh và phát triển trong
các mối quan hệ lẫn nhau, tâm lý người này có ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của người
kia tạo nên một tâm trạng chung của tập thể.
Bầu khơng khí tâm lý xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của
khách du lịch. Tâm lí xã hội thoải mái, lành mạnh là yếu tố tăng sức hấp dẫn cho các sản
phẩm du lịch, thu hút khách du lịch. Ngược lại, nó có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lí,
mức độ thỏa mãn của khách du lịch.
1.2. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách du lịch
1.2.1. Mục tiêu và vai trò của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý
khách du lịch
1.2.1.1. Mục tiêu của phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch
Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhằm nâng cao chất
lượng các sản phẩm du lịch đang khai thác. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên du
lịch, cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của

du khách, tăng khả năng chi tiêu của du khách...
Dựa trên đặc điểm tâm lý của du khách, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, các
sảm phẩm du lịch chuyên đề dành riêng cho từng đối tượng khách du lịch. Hiện nay, số
lượng khách quốc tế đến với Việt Nam liên tục tăng trưởng cao tuy nhiên thời gian lưu lại
ngắn và hầu như khơng quay lại lần thứ hai. Vì vậy, cần xây dựng các sản phẩm du lịch
mới phù hợp, hấp dẫn, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến và quay trở lại Việt Nam.
Các cơ sở du lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách về các dịch vụ ăn uống
nghỉ ngơi, các dịch vụ vui chơi giải trí thăm quan nghỉ dưỡng nhằm có thể kích thích nhu
cầu của du khách từ đó kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm du lịch giúp tăng doanh
thu, lợi nhuận từ khách, khơng chỉ vậy cịn giúp lựa chọn được thị trường khách mục tiêu
để tập trung phát triển các dịch vụ một cách hiệu quả.


×