Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Giúp học sinh dân tộc thiểu số học môn Chính tả bằng phương pháp trò chơi tại lớp 4A trường TH Sơn Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.95 KB, 14 trang )

MỤC LỤC Trang
I. Đặt vấn đề:……………………………………………………2
II. Giải quyết vấn đề: ………………………………………… 3
1. Thực trạng: ………………………………………………… 3
2. Giải pháp: ……………………………………………………4
3. Kết quả: …………………………………………………… 12
4. Bài học kinh nghiệm:…………………………………… …12
5. Phương pháp: ……………………………………………….13
III. Kết luận – kiến nghị:……………………………………….13
1. Kết luận: …………………………………………………….13
2. Kiến nghị: ………………………………………………… 14
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những
cơ sở ban đầu, rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Trong các môn học ở
tiểu học cùng với môn Toán, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng bởi vì:
+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói,
đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua
việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết
sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
- Ở tiểu học chính tả là phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của
môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh, kết
hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Mở
rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người góp phần hình thành nhân cách con người
mới. Dạy tốt chính tả cho học sinh tiểu học là góp phần rèn luyện một trong bốn kĩ năng
cơ bản mà các em cần đạt tới. Đó là kĩ năng viết đúng, muốn viết đúng được câu văn,
đoạn văn thì trước hết học sinh cần viết đúng đơn vị từ.


Việc rèn luyện các quy tắc chính tả hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học
sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học
khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. Do vậy,
khi dạy phân môn Chính tả người giáo viên cần nghiên cứu kĩ vị trí, tác dụng của từng
bài trong mỗi bài học, trong mỗi phần của chương trình để giảng dạy cho hợp lí. Song ở
mỗi lớp mỗi trường, mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng.
- Phân môn chính tả ở chương trình tiểu học có hai kiểu bài là chính tả đoạn bài và
chính tả âm vần. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có
âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù rất
ngắn so với chính tả đoạn bài. Song việc rèn kĩ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối
với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm, vần các em được rèn luyện để tránh việc viết
sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu môn học.
2
Vì vậy muốn học sinh nắm vững các quy tắc về chính tả âm, vần, cách điền dấu
chính xác thì cần phải dạy tốt phần chính tả âm vần.
- Chính tả âm vần ở lớp 4 có những dạng bài sau:
+ Điền vào chỗ trống các vần đã cho trước.
+ Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn .
+ Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã.
+ Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng
những chữ bị bỏ trống có vần … hoặc …
+ Thi tìm từ
+ Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết
rằng ô số 1 chứa âm đầu là … hay …, còn ô số 2 chứa tiếng có vần là … hay …
Chính vì những lí do nêu trên nên tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm :
“Giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Chính tả bằng phương pháp trò chơi
tại lớp 4A Trường Tiểu học Sơn Bình.”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 .Thực trạng:
- Trong thực tế hiện nay, thói quen và kĩ năng viết đúng chính tả của học sinh

chưa tốt. Các em thường viết sai âm, vần, dấu thanh và cả cách trình bày bài. Vì viết sai
nên dẫn đến chán nản không hứng thú với phân môn Chính tả. Với những thực trạng như
vậy trong lớp nên tôi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra giải pháp khắc phục cho các
em tiến bộ hơn.
- Nguyên nhân:
+ Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm
vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của
từ, chưa có ý thức tự học tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
+ Các em là con em dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em
nên các em ít khi sử dụng. Phần lớn chỉ sử dụng khi các em tới lớp tới trường. Còn về
nhà hay đi làm rẫy gặp bạn bè ở thôn xóm thì các em đều nói tiếng Rag-lây. Vì vậy tiếng
Việt ít được các em sử dụng trong giao tiếp. Việc ít sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp
ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết chính tả dẫn đến việc viết sai và thấy chán nản,
không hứng thú với môn học.
3
+ Hầu hết các em đọc thế nào viết thế ấy nên khi đọc không chuẩn dẫn đến việc
viết sai chính tả.
+ Hầu hết các em chưa nắm được quy tắc của chữ quốc ngữ và luật chính tả khi
viết với k, g/gh, ng/ ngh hoặc các em viết sai các vần khó như: uyên, uê,uy, uơ, uya…
Các em chỉ chú ý viết đúng chính tả trong giờ học chính tả. Còn ở các môn khác
kể cả môn Tập làm văn học sinh viết rất hay nhưng lại sai quá nhiều lỗi chính tả mất hết
ý nghĩa bài văn. Do giáo viên không quan tâm nhắc nhở thường xuyên việc hiểu nghĩa từ
để viết đúng chính tả các môn học khác.
+ Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều.
+ Kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một
cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các quy tắc chính tả.
+ Một số em nhà rất nghèo thỉnh thoảng nghỉ học đi rẫy để phụ giúp gia đình, làm
việc để kiếm tiền mua gạo nên tiếp thu bài không đầy đủ dẫn đến không hiểu bài.
+ Giáo viên dạy cho các em hầu hết từ nơi khác đến nên giọng nói của giáo viên
rất khác so với các em dẫn đến các em nghe không kịp hoặc không chính xác để viết bài.

+ Phụ huynh ít quan tâm nhắc nhở con em học bài ở nhà.
2.Giải pháp:
- Đa số giáo viên khi dạy phân môn Chính tả đều chú trọng chính tả đoạn bài mà
không chú trọng đến phần chính tả âm vần. Họ quên đi rằng từ những bài tập âm vần đơn
giản hay phức tạp nếu các em nắm vững và làm một cách thành thạo thì khi viết chính tả
đoạn bài những lỗi đó sẽ được khắc phục. Đa số học sinh khi viết xong chính tả đoạn bài
thì đều có cảm giác mệt mỏi, chán nản không muốn tiếp tục làm bài tập. Để giúp các em
hứng thú với môn học, hoàn thành tốt phần bài tập chính tả âm vần trong giờ học tôi
thường tổ chức các trò chơi.
- Trò chơi có sức cuốn hút đối với mọi người, bất kể lứa tuổi. Trong cuộc sống,
không thể thiếu các tổ chức vui chơi, các hoạt động vui chơi. Cuộc sống càng phát triển,
đời sống càng được cải thiện thì nhu cầu vui chơi càng lớn. Không chỉ ngày hôm nay, mà
ngay từ xa xưa, vui chơi đã thâm nhập vào cả hoạt động mang tính chất linh thiêng như lễ
hội. Người dân đến lễ hội một phần vì phần lễ, nhưng không ít người lại hướng nhiều về
phần hội. Và phần này thường chiếm thời gian dài, gây nhiều ấn tượng cho người dự với
những trò chơi vui, hào hứng, có sức hút mạnh mẽ đối với mọi tầng lớp.
4
- Đưa trò chơi vào lớp học tức là biến việc học trên lớp thành một cuộc chơi. Và
qua việc tổ chức vui chơi mà giúp cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng
hơn, hào hứng hơn, giúp cho việc rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cao hơn. Đưa trò chơi
vào lớp học đã đáp ứng được cùng lúc hai nhu cầu của con người : nhu cầu vui chơi và
nhu cầu học tập. Đó chính là hình thức Chơi mà học đang được xã hội quan tâm.
Vì vậy để học sinh làm tốt phần bài tập cũng như hứng thú với môn học tôi mạnh
dạn đưa ra giải pháp:
* Giải pháp : Áp dụng một số trò chơi trong dạy học chính tả âm vần.
Muốn áp dụng có hiệu quả các trò chơi vào phần bài tập thì giáo viên cần tìm hiểu
rõ học sinh mình yếu những gì để lựa chọn bài tập phù hợp. Việc lựa chọn các bài tập
phù hợp để các em thực hành sẽ nâng được hiệu quả của phân môn Chính tả ngày càng
cao hơn. Với mỗi dạng bài tập có thể áp dụng một trò chơi phù hợp để tiết học nhẹ nhàng
sinh động hơn.

* Một trò chơi học tập thường được tiến hành:
- Giới thiệu trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi luật chơi vừa mô tả vừa thực hành.
+ Phân chia nhóm chơi.
- Chơi thử:
+ Nhấn mạnh luật chơi nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi thử.
- Chơi thật:
- Nhận xét kết quả trò chơi thái độ người chơi, thưởng phạt công bằng nhẹ nhàng
mang tính khuyến khích, động viên.
Ví dụ tặng hoa điểm 10 cho đội thắng cuộc, phạt vui nhẹ nhàng đối với đội thua
hoặc phạm luật chơi như: bò nhúng dấm, bò lúc lắc, nhảy lò cò hoặc hát một bài hát trong
chương trình đã được học.
- Giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai
lầm cần tránh. Cho học sinh đọc bài mình đã làm
* Đối với dạng bài tập : Điền vào chỗ trống các tiếng có chứa vần.
*Áp dụng trò chơi : Tiếp sức
5
Ví dụ bài: Tuần 9
Thợ rèn
(Nghe- viết)
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 86
Bài(2) Điền vào chỗ trống:
b) uôn hay uông ?
- … nước, nhớ ng…
- Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau m…, nhớ cà dầm tương.
- Đố ai lặn x… vực sâu
Mà đo miệng cá, … câu cho vừa.
- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Ch… kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
Cách tiến hành:
+ Sau khi cho học sinh đọc yêu cầu của bài. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh ở
từng chỗ trống, dựa vào nghĩa của tiếng cho sẵn, tìm tiếng có vần uôn hoặc uông, sao
cho tạo ra từ có nghĩa.
+ Cho học sinh thảo luận nhóm trong vòng 1 phút.
+ Giáo viên gắn bảng phụ lớn lên bảng lớp để giới thiệu trò chơi.
+ Giáo viên giới thiệu trò chơi mang tên Tiếp sức.
+ Hướng dẫn cho học sinh cách chơi luật chơi như sau: Các nhóm lần lượt cử từng
người nối tiếp nhau lên thực hiện một thao tác trên bảng. Mỗi nhóm chỉ có một viên
phấn. Từng người lên bảng ghi một từ dành cho nhóm mình. Sau đó mau chóng về chỗ
đem phấn cho bạn lên ghi tiếp. Hết thời gian quy định, nhóm nào ghi được nhiều từ đúng
là nhóm đó thắng.
+ Chia lớp thành 3 đội chơi mỗi đội cử 3 bạn lên bảng.
+ Các nhóm cử đại diện lên chơi.
+ Gọi học sinh nhận xét kết quả của các nhóm, cô và trò cùng đếm đáp án đúng.
+ Nhận xét khen thưởng nhóm thắng bằng một tràng pháo tay hoặc bông hoa điểm
10. Đồng thời khuyến khích động viên nhóm thua cuộc.
+ Gọi học sinh đọc lại kết quả của bài làm.
6
+ Giáo dục học sinh qua trò chơi cần phải nhanh nhẹn, khéo léo, đoàn kết và biết
phối hợp với đồng đội. Ngoài việc ghi nhanh các em cần phải ghi chính xác thì đáp án đó
mới được tính giúp các em rèn tính cẩn thận khi viết chính tả.
- Ưu điểm của trò chơi: Tăng cường sự hứng thú trong môn học cho học sinh.
Giáo dục tính nhanh nhẹn và khéo léo cho các em. Biết nhận xét đúng sai của nhóm bạn
giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Qua việc chơi trò chơi các em ghi nhớ những tiếng
có vần khó một cách hiệu quả.
- Nhược điểm của trò chơi: Trò chơi này không thu hút được cả lớp tham gia mà
chỉ là đại diện các nhóm tham gia.
* Đối với dạng bài tập: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn.

Áp dụng trò chơi: Ai nhanh ai đúng
Ví dụ bài: Tuần 2
Mười năm cõng bạn đi học
(Nghe- viết)
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 16
Bài tập 2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Tìm chỗ ngồi
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát
(sau/xau), bà trở lại và hỏi ông đầu hàng ghế (rằng/rằn):
- Thưa ông ! Phải (chăng / chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông ?
- Vâng, nhưng (sin / xin) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn), tôi không (sao /
xao)!
- Dạ không ! Tôi chỉ muốn hỏi để (xem / sem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình
không.
TRUYỆN VUI NƯỚC NGOÀI
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề bài. Tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Giáo viên hướng dẫn mẫu cho học sinh gạch bỏ những từ không thích hợp.
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em.
+ Phát bảng phụ và bút dạ cho các nhóm.
7
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đúng. Yêu cầu các nhóm trong
vòng một phút hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng cuộc. Giáo viên chỉ gắn
bảng 2 nhóm nhanh nhất. Hiệu lệnh bắt đầu cho các nhóm chơi.
Dạng bài : Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên những chữ in nghiêng.
Ví dụ bài: Tuần 3
Cháu nghe câu chuyện của bà
(Nghe - viết)
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 26
Bài tập (2) b: Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ?

Bình minh hay hoàng hôn
Trong phòng triên lam tranh, hai người xem nói chuyện với nhau. Một
người bao :
- Ông thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn.
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn.
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy ?
- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta
chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.
Theo ĐỖ XUÂN LAN
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề bài. Tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm.
+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 4 em.
+ Phát bảng phụ và bút dạ cho các nhóm.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh ai đúng.
Yêu cầu các nhóm trong vòng một phút hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất sẽ
thắng cuộc. Giáo viên chỉ gắn bảng 2 nhóm nhanh nhất. Hiệu lệnh bắt đầu cho các nhóm
chơi.
+ Gắn bảng 2 nhóm nhanh nhất. Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
+ Lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
+ Gọi học sinh đọc lại bài .
- Ưu điểm của trò chơi: Tăng cường sự hứng thú trong môn học cho học sinh.
Giáo dục tính nhanh nhẹn và khéo léo cho các em. Biết nhận xét đúng sai của nhóm bạn
8
giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp. Học sinh cả lớp đều được tham gia chơi. Qua việc
chơi trò chơi các em ghi nhớ những từ đã chọn một cách hiệu quả.
- Nhược điểm của trò chơi: Chưa phát huy tính tích cực của từng em. Một số em
còn trông chờ vào bạn chưa tự giác tham gia chơi cùng.
* Đối với dạng bài tập: Thi tìm nhanh
Áp dụng trò chơi: Tăng tốc

Ví dụ bài: Tuần 6
Người viết truyện thật thà
(Nhớ - viết)
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 56
Bài tập(3) : Tìm các từ láy:
b) - Có tiếng chứa thanh hỏi. M: nhanh nhảu
- Có tiếng chứa thanh ngã. M: mãi mãi
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề bài. Tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tăng tốc
Yêu cầu các em làm việc cá nhân vào phiếu trong vòng 1 phút 30 giây em nào tìm
được nhiều đáp án nhất em đó dành chiến thắng. Khi các em tìm xong gắn phiếu lên bảng
để giáo viên chấm. Giới hạn thu 7 bài nhanh nhất. Hiệu lệnh bắt đầu cho các em chơi.
+ Chấm đáp án các bài trên bảng. Nhận xét tuyên dương bạn thắng cuộc. Có thể
theo hình thức tặng hoa điểm 10 hoặc thưởng cho bạn một tràng pháo tay.
+ Gọi học sinh đọc lại bài .
- Ưu điểm của trò chơi: Tăng cường sự hứng thú trong môn học cho học sinh.
Giáo dục tính nhanh nhẹn và khéo léo cho các em. Cá nhân mỗi em đều được tham gia
chơi để phát huy tính tích cực thi đua trog lớp. Qua việc chơi trò chơi các em ghi nhớ
những từ đã chọn một cách hiệu quả.
- Nhược điểm của trò chơi: Những em học tốt hơn thì được gắn bài nhiều hơn.
Còn những em học yếu hơn thì ít khi được gắn bảng hoặc ít khi dành phần thắng. Từ đó
các em có thể mất tự tin khi thi đua với cả lớp.
9
* Đối với dạng bài tập: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn
dưới đây.
Áp dụng trò chơi : Đưa thỏ về nhà
Ví dụ bài: Tuần 7
Gà Trống và Cáo

(Nhớ - viết)
Tiếng Việt 4 tập 1 trang 67
Bài tập (2):Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây. Biết rằng:
b) Những chữ bị bỏ trống có vần ươn hoặc vần ương :
Nhà Trung ở gần sân bay . Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em
mơ ước lớn lên sẽ trở thành phi công để được bay trên bầu trời, bay trên tược, làng
mạc, thành phố quê , vượt qua các đại mênh mông. Để chuẩn bị cho lai, Trung cố
gắng học giỏi, tập thể dục xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, tráng.
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề bài. Tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đưa thỏ về nhà
Cô có một chú thỏ bị lạc đường. Để giúp con thỏ tìm về được nhà của nó thì lớp
chúng ta sẽ cùng tìm các chữ bị bỏ trống trong đoạn văn trên. Mỗi lần giải đúng một chỗ
trống thì thỏ sẽ nhảy một nhảy cho đến khi về đến nhà. Trò này học sinh cả lớp đều tham
gia. Nếu bạn trả lời sai thì bạn khác giúp đỡ để giúp thỏ về nhà được nhanh nhất.
+ Cho học sinh chơi. Sau khi thỏ đã về đến nhà an toàn thì gọi học sinh đọc lại bài
để các em khắc sâu được kiến thức.
- Ưu điểm của trò chơi: Tăng cường sự hứng thú trong môn học cho học sinh. Cá
nhân mỗi em đều được tham gia chơi để giải bài tập một cách tích cực nhất. Qua việc
chơi trò chơi các em ghi nhớ những từ đã chọn một cách hiệu quả. Giáo dục các em biết
yêu quý động vật, cũng như biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
- Nhược điểm của trò chơi: Giáo viên phải chuẩn bị hình ảnh hoặc tranh vẽ một
con thỏ và một ngôi nhà.
Đối với dạng bài tập: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu
chuyện dưới đây. Biết rằng ô số 1 chứa tiếng có âm đầu, còn ô số 2 chứa tiếng có
vần.
10
Áp dụng trò chơi: Rung chuông vàng
Ví dụ bài: Tuần 23

Chợ Tết
(Nhớ - viết)
Tiếng Việt 4 tập 2 trang 44
Bài tập 2: Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới
đây . Biết rằng, ô số 1 chứa tiếng có âm đầu s hay x, còn ô số 2 chứa tiếng có vần ưc hay
ưt.
Một ngày và một năm
Men-xen là một họa 1 trứ danh của nước 2 , được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi
khi tranh của ông trưng bày là người ta tranh nhau mua.
Có một họa sĩ trẻ nói với ông:
- Ngài thật là một người 1 sướng. Còn tôi, không hiểu 1 tranh rất khó bán.
Nhiều 2 tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.
Men-xen liền bảo:
- Anh hãy thử làm ngược lại xem sao ! Nghĩa là hãy để cả một năm vẽ một 2
tranh, rồi bán nó trong một ngày.
Theo NỤ CƯỜI BÁC HỌC
Cách tiến hành:
+ Gọi học sinh đọc đề bài. Tìm hiểu yêu cầu của bài.
+ Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách làm.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Rung chuông vàng
Mỗi em một bảng con khi giáo viên chỉ vào ô trống nào thì lập tức viết ngay kết
quả vào bảng con. Khi giáo viên có lệnh thì giơ bảng lên và rung. Nếu em nào trả lời sai
sẽ phải dừng cuộc chơi.
+ Cho học sinh chơi.
+ Gọi học sinh đọc lại bài .
- Ưu điểm của trò chơi: Tăng cường sự hứng thú trong môn học cho học sinh. Cá
nhân mỗi em đều được tham gia chơi để giải bài tập một cách tích cực nhất. Qua việc
chơi trò chơi các em ghi nhớ những từ đã chọn một cách hiệu quả. Trò chơi này dễ thực
hiện và kiểm tra ngay kết quả của từng em.
11

- Nhược điểm của trò chơi: Một số em nếu trả lời sai sẽ phải dừng cuộc chơi thì
em đó chưa giải hết các ô trống. Những bài tập không quá khó sẽ có nhiều em rung được
chuông.
3. Kết quả:
Sau khi nhận lớp một thời gian tôi tiến hành khảo sát về phân môn chính tả các em
dân tộc thiểu số kết quả như sau:
Tổng số học
sinh
Xếp loại giỏi Xếp loại khá
Xếp loại trung
bình
Xếp loại yếu
Số
lượng
T.L
%
Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L %
24 100 1 4,2 2 8,3 7 29,2 14 58,3
Vì thấy chất lượng học sinh không cao nên tôi đã tìm tòi để có các giải pháp giúp
học sinh học tốt hơn.
Sau khi áp dụng các giải pháp theo sáng kiến này tôi ra một bài chính tả để kiểm
tra thì kết quả được nâng lên cụ thể như sau:

Tổng số học
sinh
Xếp loại giỏi Xếp loại khá
Xếp loại trung
bình
Xếp loại yếu
Số
lượng
T.L
%
Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L % Số
lượng
T.L %
24 100 2 8,3 6 25 11 45,9 5 20,8
Qua khảo sát tôi thấy học sinh làm bài tốt hơn. Các em nắm được quy tắc chính tả
về âm, vần hay những từ có tiếng chứa âm, vần khó nên viết bài tốt hơn. Hơn nữa việc áp
dụng trò chơi vào phân môn Chính tả giúp học sinh hứng thú với môn học không còn
chán nản mệt mỏi như trước. Từ đó tiết học trở nên nhẹ nhàng sinh động, hiệu quả hơn.
4. Bài học kinh nghiệm:
- Muốn dạy tốt phân môn Chính tả lớp 4 đòi hỏi người giáo viên phải không
ngừng tìm tòi học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ và có những phương pháp phù
hợp để giảng dạy cho học sinh một cách hiệu quả.
- Tìm tòi sáng tạo để có những cách giải bài tập khác nhau để giờ học sinh động
và hiệu quả hơn. Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để

12
cải tiến phương pháp giảng dạy lôi cuốn học sinh, được sự tin tưởng của phụ huynh học
sinh.
- Ngoài ra muốn dạy tốt phân môn chính tả đòi hỏi người giáo viên phải viết chữ
sạch, đẹp, cẩn thận để học sinh noi theo. Hơn nữa không chỉ trong giờ chính tả hay tập
đọc mà bất cứ tiết học nào cũng đòi hỏi người giáo viên phải phát âm chuẩn.
- Muốn cho các em hứng thú với việc học chính tả thì người giáo viên phải luôn
luôn tận tình, nhẹ nhàng, tâm huyết trong việc truyền thụ kiến thức.
- Ngoài ra người giáo viên nên gần gũi với các em để biết được những lúc các em
gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống để kịp thời giúp đỡ.
- Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương, tạo
những điều kiện , môi trường giáo dục tốt để các em hăng say học tập.
- Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp qua các phong
trào. Tạo cho các em động cơ ham học để các em thấy vui khi đến lớp cũng như khi học
bài .
5. Phương pháp:
- Áp dụng thực tế giảng dạy dạng phân môn Chính tả.
- Nghiên cứu từ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế Tiếng Việt 4
- Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
- Giáo trình Tiếng Việt thực hành A của Nhà Xuất bản Đại học Huế.
- Trò chơi thực hành Tiếng Việt Nhà Xuất bản Giáo dục.
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Trên đây là một quá trình tìm tòi đúc kết kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy với học
sinh dân tộc thiểu số trong lớp. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải luôn quan sát,
kiểm tra và tiếp nhận thông tin phản hồi từ học sinh để giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn
đồng thời kiểm tra khả năng làm bài của các em từ đó nâng cao được trình độ giảng dạy
của bản thân và sự tiến bộ của học sinh. “ Ở đâu có thầy giỏi ở đó có trò giỏi” vì vậy giáo
viên cần phải không ngừng học tập, tự tìm hiểu,nghiên cứu tài liệu, từ đồng nghiệp để
13

nâng cao trình độ chuyên môn. Có như vậy giáo viên mới thực hiện việc dạy tốt và giúp
học sinh học tốt.
2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo: Rất mong được sự quan tâm , giúp đỡ
của nhà trường và các cấp lãnh đạo đối với giáo viên và học sinh. Mở các lớp bồi dưỡng,
tập huấn để giáo viên kịp thời nắm những cái mới trong dạy học. Tạo sự gần gũi thân
thiện trong môi trường giáo dục để cho giáo viên nhiệt tình hăng say trong mọi công tác
để tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp cách thức để truyền thụ cho các em một cách
tốt nhất.
- Đối với giáo viên: Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Chính tả giáo viên
phải biết học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu, tìm tòi những cái mới trong dạy học nói chung
cũng như trong dạy học chính tả nói riêng. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra
phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức.
- Đối với học sinh: Cần phải tích lũy kiến thức để tạo tiền đề cho mình học các lớp
trên. Cần phải có thái độ học tập nghiêm túc, rèn các kĩ năng mà mình đã học được. Các
em là người đóng vai trò hoạt động tích trong việc tìm ra tri thức, lĩnh hội và biến nó
thành vốn tri thức của bản thân.
- Đối với phụ huynh học sinh: Cần quan tâm các em hơn nhắc nhở các em việc đi
học đều và học bài ở nhà thường xuyên. Nếu các em có những biểu hiện lười học trốn
học thì cần thông báo kịp thời cho giáo viên để tìm ra cách giải quyết.
Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý
kiến của đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của chúng tôi được nâng cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
Sơn Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết
Nguyễn Thị Thủy
14

×