Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh cảm nhận MỖI NGÀY ĐẾN TRƯỜNG LÀ MỘT NGÀY VUI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.82 KB, 26 trang )

Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh
cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
ĐỀ TÀI
Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học sinh
cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Trong xu hướng đổi mới dạy và học hiện nay, thì giáo dục tiểu học đã và
đang có những thay đổi lớn. Thực tế cho thấy, những đổi mới trong dạy
và học ở tiểu học đã góp phần tạo nên một gương mặt mới, sinh động và
cởi mở hơn cho nền giáo dục tiểu học nước nhà. Tuy nhiên, so với các
nước trong khu vực và trên thế giới, dạy và học tiểu học ở nước ta vẫn bị
cho là khô cứng hơn, chưa thật hấp dẫn.
Nhìn lại quá trình phát triển giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua, chúng
ta nhận thấy rằng, giáo dục phổ thông ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế,
thiếu sót, nhất là đối với cấp tiểu học là chặng đường đầu tiên quan trọng
trong giáo dục phổ thông nên việc học chữ và học làm người luôn là vấn
đề được chú trọng. Nhưng trong thực tế cho thấy nhiều những bất cập,
nhất là trong việc giảng dạy người giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến
thức mà ít gợi mở, ít quan tâm đến những yếu tố mang tính nghiệp vụ sư
phạm ngoài bài học; phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học tuy có
nhiều đổi mới nhưng vẫn còn mang tính áp đặt, chưa thật sự quan tâm đến
tâm tư, nguyện vọng, việc tự học, tự giác của học sinh. Người giáo
viên có thể nói là thần tượng của học sinh nhưng chưa thực sự là người
gần gũi để các em có thể bày tỏ cảm nhận, nghĩ suy của mình. Trong đánh
giá, các thầy cô giáo vẫn còn nhiều khắt khe, có khi còn la mắng, đánh
đập, từ đó khiến các em thiếu tự tin, thiếu mạnh dạn trong việc thể hiện
suy nghĩ và việc làm của mình.
Còn rất nhiều địa phương, Trường học là nơi tạo “áp lực” đối với các em
khá nặng nề. Các em đến trường chỉ có mỗi việc là học, học theo yêu cầu


của thầy cô chứ chưa có được những hoạt động giúp các em được vui
chơi, thoải mái như “học mà chơi, chơi mà học”. Mặt khác, kinh phí trang
bị cơ sở vật chất, hoạt động giáo dục ở nhiều nhà trường cũng còn hạn
chế nên chưa tạo được cảnh quan thật đẹp mắt, hấp dẫn các em. Các hoạt
động giáo dục chưa được đầu tư đúng mức; khen thưởng thi đua còn hạn
chế nên việc thực hiện mục tiêu giáo dục chỉ ở một chừng mực nào đó.
Từ thực tế cho thấy chính phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực” thời gian qua đã góp phần mang lại những thành
quả hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, môi trường
giáo dục, giải quyết phần lớn những hạn chế nói trên, từng bước đưa giáo
dục Việt Nam tiếp cận gần hơn xu thế giáo dục hiện đại của các nước.
Với vai trò lả người quản lý nhà trường tôi mong muốn tạo một môi
trường giáo dục hết sức tốt đẹp, thân thiện để thu hút những lớp học sinh
có động lực đến trường, để các em có cảm nhận tốt đẹp về ngôi trường
của mình. Với suy nghĩ này tôi xin chia sẻ một số việc đã làm để thực
hiện “ Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm cho học
sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
1.Mục đích nghiên cứu:
Để xây dựng nhà trường thực sự là điểm đến hấp dẫn của các thế hệ học
trò và niềm tin gửi gắm chăm sóc dạy dỗ con em của các bậc cha mẹ học
sinh;
Là một Hiệu trưởng nhà trường tôi luôn trăn trở, cố gắng đổi mới phương
pháp quản lý và đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng môi trường thân
thiện, các điều kiện giáo dục tốt nhất;
Mong muốn các mối quan hệ trong nhà trường phải thật sự thân
thiện, mọi thành viên đều bình đẳng đoàn kết chan hoà, mỗi ngày học
sinh đều cảm thấy đến trường thực sự là một ngày vui.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các văn bản về ” Đổi mới giáo dục tiểu học” do Bộ Giáo dục

Đào tạo ban hành.
Thực tiễn áp dụng của một số cơ sở giáo dục.
Hiệu quả của phong trào thi đua ” Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của nhà trường trong thời gian qua và thực tế tình hình học
sinh tại đơn vị.
III. Giới hạn của đề tài
Áp dụng đối với cấp học tiểu học.
Nhấn mạnh vai trò của người hiệu trưởng nhà trường trước yêu cầu làm
cho học sinh cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
IV. Các giả thiết nghiên cứu
Nếu bệnh thành tích trong học tập vẫn còn quá được coi trọng ở các nhà
trường, ở cha mẹ học sinh, suốt ngày các em cứ phải vùi đầu vào học ,
học trên lớp, học thêm, học suốt tuần, học cả ngày nghỉ để theo kịp bạn
bè, để phải là HS giỏi mà không có thời gian để thư giản, để hoạt động
theo sở thích, sở trường, không có thời gian tham gia vào các hoạt động
của Đội, của lớp, của trường thì các em sẽ ra sao ? Liệu các em có thấy
vui vẻ, thích thú tung tăng đến lớp không?
Nếu ở trường càng tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc thi, vui chơi khi
đó các em được tiếp xúc nhiều với môi trường sinh hoạt tập thể; Giáo
viên biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, tỏ thái độ quan tâm,
gần gũi, thân thiện với học sinh; cơ sở vật chất nhà trường ngày một đầy
đủ, khang trang, đẹp mắt sẽ thu hút học sinh ham thích đến trường hơn,
học tập tích cực hơn .
Một môi trường giáo dục thiếu thốn, gò bó, chắc chắn sẽ không tạo cho
các em sự tự tin, thoải mái khi đến trường; chắc chắn các em sẽ thiếu thốn
rất nhiều kỹ năng sống cần thiết mà phải qua giao tiếp , qua hoạt động
mới có thể hình thành được như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ
năng hợp tác
Nếu hiệu trưởng nhà trường không quan tâm đến việc tạo môi trường giáo
dục thân thiện, tạo điều kiện cho người học, gắn kết giữa các mối quan hệ

trong nhà trường, chỉ có chạy theo chất lượng học và học thì có thực hiện
được mục tiêu PCGDTHĐĐT, thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
V. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn:
1.Cơ sở lý luận:
Cha ông ta thường nói: “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thì
mới phát triển được”. Mảnh đất ấy chính là môi trường sống để con người
và vạn vật phát triển. Đối với học sinh, ngoài gia đình, làng xóm, một môi
trường không thể thiếu để các em trưởng thành đó là trường học.
Trường học, là ngôi nhà thứ hai của các em học sinh. Đặc biệt, với mái
trường tiểu học là nơi để lại nhiều dấu ấn đậm sâu trong cuộc đời của mỗi
con người, vì cấp tiểu học là cấp học có thời gian dài nhất của quảng đời
học trò. Dưới mái trường này không chỉ là người bạn mà là nơi cất giấu
những kỷ niệm buồn vui của quãng đời học trò thơ ngây, trong trắng.
Trường học là cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bước vào cuộc sống
học tập và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần được tiếp thu những
tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết
để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con
người mới trong một môi trường thuận lợi, đó chính là môi trường giáo
dục. Mặt khác, môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh thông qua các mối quan hệ xã
hội đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày của các em.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình
thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít
tập trung chú ý nếu các em không có sự ham thích. Ở các em ý thức học
tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học nếu các em thiếu sự cần
cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham
chơi, học yếu, kết hợp sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ dẫn đến chán
học, bỏ học… Ở lứa tuổi này tính tò mò phát triển, các em thường ham
thích cái mới, cái lạ, dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không
thay đổi hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết

quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động
ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả
năng tiếp thu và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp và
rèn luyện cho các em. Ở lứa tuổi này tâm sinh lý các em rất hiếu động,
hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây
là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày
khi đến trường chúng ta cho các em được vui chơi, sinh hoạt, trong học
tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi
học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ ham thích đi học hơn.
Trong mỗi chúng ta, ai không mong muốn được sống, học tập, vui chơi
trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị,
hấp dẫn đối với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý
trường lớp, thầy cô, bạn bè; làm cho các em ham thích đến trường, làm
cho các em thấy được: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
2.Cơ sở thực tiễn:
Thực tế hiện nay, số HS lười, chán học khá đông, tỉ lệ học yếu kém tương
đối nhiều; tình trạng học khó nhớ, mau quên có tính phổ biến; nội dung
chương trình, sách giáo khoa còn khá nặng nề, giáo viên vừa phải thực
hiện biện pháp giảm tải vừa phải tích hợp nhiều nội dung giáo dục như
môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, biển và hải đảo, kỹ
năng sống…
Mặc dù phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hướng cá thể hóa hoạt
động đã được đưa vào áp dụng trong giáo dục tiểu học nhưng do từ lâu
nay, GV đã quen với việc dạy học cho số đông, truyền thụ kiến thức một
chiều, HS chỉ thụ động tiếp nhận nên chưa làm chuyển biến tốt chất lượng
giáo dục. Tâm lý ngại sử dụng các hình thức học tập tự khám phá kiến
thức theo từng nhóm nhỏ của học sinh sẽ làm mất thời gian; nhiều giáo
viên ít quan tâm đến tâm lý, thái độ, mức độ ham thích của học sinh nên
không kích thích được năng lực riêng của từng cá thể.

Tâm lý chạy theo điểm số ở nhiều phụ huynh đã gây áp lực rất lớn cho
học sinh, các em không chỉ học 2 buổi ở trường mà còn phải học thêm ở
nhà giáo viên gây nên tình trạng vi phạm quy định của nhà nước trong
lĩnh vực giáo dục; các em học cả tuần và học luôn cả thứ bảy, chủ nhật;
mặt khác một số sân chơi trí tuệ được mở ra ngày càng rộng… nên suốt
ngày các em chỉ biết học và học không có thời gian vui đùa hoặc tham gia
vào các hoạt động giáo dục bổ ích của nhà trường, Đội hay địa phương tổ
chức.
Nhiều cơ sở giáo dục chỉ quan tâm đến việc dạy chữ mà không xem trọng
việc dạy người.
VI. Kế hoạch thực hiện:
Thông qua tìm hiểu tình hình thực tế của nhà trường trong những năm
gần đây.
Trên cơ sở điều kiện sẳn có của nhà trường (về đội ngũ, về các lực lượng
giáo dục, cơ sở vật chất, những đổi mới về phương pháp giáo dục) để xây
dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động.
Làm công tác tham mưu, vận động các lực lượng xã hội tạo điều kiện để
thực hiện kế hoạch.
Từng giai đọan đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong công tác quản lý
nhà trường nhằm làm cho học sinh thật sự cảm nhận được niềm vui mỗi
ngày đến trường.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng và những mâu thuẫn:
Trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh là trường vùng ven của thị
trấn, con em phần đa có hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, cuộc sống
không ổn định. Hàng ngày, ở nhà các em còn phải phụ giúp cha mẹ công
việc gia đình, trong lớp trình độ học sinh không đồng đều nhau, số em
giỏi rất ít, em yếu thì nhiều. Việc giáo dục con cái cha mẹ học sinh
thường khoán trắng cho nhà trường hoặc giáo dục không đúng phương
pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm

qua có rất nhiều em không thích đến trường, tới lớp, xem việc đi học là
một sự bó buộc, không hứng thú; nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ
động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết
được khả năng học tập của mình.
Qua tìm hiểu thường thì các em học sinh của trường kém tập trung trong
việc học có rất nhiều nhiên nhân như không xác định mục tiêu học tập,
thiếu hứng thú, cảm thấy bị ép buộc đến trường, không có không gian học
tập thích hợp, thiếu dụng cụ học tập; bản thân thiếu kỹ năng học tập, thiếu
kỹ năng tập trung, kỹ năng ghi nhớ. Mặt khác do môi trường giáo dục
chưa có những hình thức phù hợp thu hút các em đến trường, chưa có khả
năng nhận thức vai trò làm chủ trong chính ngôi trường của mình.
Trường mới được xây dựng từ năm 2001 nhưng tình trạng xuống
cấp rất nhanh chóng; trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1 từ
năm 2005 và được công nhận lại vào năm 2011 song về mặt bề nổi như
chất lượng học tập, các phong trào thi đua, tinh thần năng động sáng tạo
của đội ngũ thầy và trò, kỹ năng sống của HS đã có những chuyển biến
tốt nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định.
II. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Vì vậy, làm sao để trẻ đến trường mà không bị một áp lực nặng nề nào, để
các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, là điều mà cả
nhà trường và xã hội đều mong muốn. Chính từ những thực trạng trên,
với vai trò là người quản lý điều hành mọi hoạt động trong nhà trường, tôi
đã đề ra nhiều giải pháp cùng với đội ngũ CCVC nhà trường tổ chức thực
hiện cụ thể như sau:
1.Xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp, vì môi trường giáo dục
tốt là yếu tố quan trọng giúp trẻ ham thích đến trường và thích học.
Có thể nói đến những yếu tố chính làm nên một môi trường tốt đẹp
đó là:
1.1. Vai trò của thầy cô giáo:
Các thầy cô giáo chính là người trực tiếp tổ chức và thực hiện hiệu quả

giáo dục trong nhà trường. Họ là người trực tiếp gần gũi nhất với các em,
là người khơi nguồn tri thức, cuốn hút các em vào các hoạt động, gắn bó
các em trong một tập thể. Họ cũng là nhịp cầu nối giữa nhà trường với gia
đình HS. Thế nên đòi hỏi người thầy phải là những người có trình độ
chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, mến trẻ, am hiểu tâm sinh lý
HS; nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học để soạn giáo
án, thiết kế giờ dạy khoa học, tươi vui và hiệu quả. Thế nên việc bồi
dưỡng đội ngũ là một nhiệm vụ mà nhà trường hết sức quan tâm.
a.Các biện pháp bồi dưỡng đã được sử dụng trong thời gian qua:
Tổ chức quán triệt trong các buổi họp hội đồng giáo viên, thông tin trên
website của trường, qua các bài kiểm tra năng lực để giáo viên nắm bắt
các văn bản quy định dành cho nhà giáo và cán bộ quản lý nhà trường
như Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quy định về đạo đức nhà giáo,
Luật giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, Luật phòng chống tham nhũng,
quy định về dạy thêm học thêm, về giáo dục pháp luật; chuẩn nghề
nghiệp… nhằm giúp cho đội ngũ nhà trường có nhận thức đúng đắn về
quy định của pháp luật, của ngành, ý thức trách nhiệm của bản thân với
sự nghiệp giáo dục trọng đại mà bản thân đang gánh vác để cùng chung
tay với nhà trường tạo hành lang pháp lý an toàn trong công tác giáo dục
học sinh.
Tổ chức học tập, bồi dưỡng cho giáo viên vào các buổi sinh hoạt chuyên
môn định kỳ , vào các dịp học sinh nghỉ giữa kỳ với các hình thức như
cung cấp lý thuyết, dự giờ minh họa, hay làm việc theo nhóm để tìm hiểu
nội dung theo yêu cầu từng đề tài hoặc tổ chức rút kinh nghiệm về những
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, những nội dung dạy theo vùng
miền, những bài dạy có nội dung lồng ghép giáo dục, về công tác chủ
nhiệm lớp, về đánh giá học sinh …Mặt khác thường xuyên dự giờ, thăm
lớp để kịp thời ghi nhận những nỗ lực của giáo viên hay điều chỉnh những
thiếu sót, hạn chế để giáo viên dạy có hiệu quả hơn.
Hằng năm đều tổ chức các hội thi như giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ

nhiệm giỏi để vừa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn vừa vinh
danh những gương sáng trong công tác giáo dục. Vì là một giáo viên giỏi,
chủ nhiệm giỏi đòi hỏi phải tổ chức và quản lý giỏi lớp học; tạo điều kiện
cho trẻ tham gia vào quá trình dạy học của mình để giờ học trở lên sinh
động hơn, sự tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ tốt hơn. Với quan điểm sư phạm
hiện nay là “dạy học lấy HS làm trung tâm”, cho nên GV phải quan tâm
đến tâm sinh lý, hoàn cảnh, sở trường, sở đoản của HS. Từ đó, GV mới
có thể chọn lọc, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp, động viên HS
hứng thú, ham thích tìm tòi học tập ở mức độ tốt nhất. Tuy nhiên, phương
pháp sư phạm hiện đại không chỉ “lấy HS làm trung tâm” mà còn phải
dạy theo phương pháp dạy học cá thể. Vì mỗi HS là một cá thể, các em
đều có một cuộc sống tinh thần riêng. Do đó, nếu GV chia sẻ được những
điểm riêng ấy, sẽ kích thích niềm hứng thú học tập của từng HS . Thế nên
qua các hội thi sẽ giúp giáo viên phát huy năng lực vốn có và sẽ là cơ hội
để trao đổi, học tập lẫn nhau để tìm ra cách tốt nhất thu hút trẻ ham thích
đến trường, ham thích học tập.
b. Phát động giáo viên đăng ký dạy tiết học tốt:
Mỗi giáo viên đều có trách nhiệm xây dựng các tiết dạy tốt để đăng
ký cho nhà trường tham dự ít nhất 2 lần/năm học. Tiết học tốt là tiết
học mà mọi học sinh đều có hứng thú, tích cực tham gia xây dựng
bài;là tiết học phải có đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin
để học sinh tìm hiểu bài, các vật dụng để học sinh thí nghiệm, có như vậy
mới gây được sự hứng thú ở học sinh, học sinh dễ hiểu bài và cảm thấy
thích thú học hơn; tăng cường các hình thức học tập tạo không khí sôi
nổi như dưới dạng trò chơi, đóng kịch, phỏng vấn vv…. Qua các tiết học
tốt giúp các em có thêm hứng thú, thoải mái khi học, sẽ cảm thấy không
có áp lực trong học tập.
c. Giáo viên tỏ thái độ gần gũi, ân cần với học sinh:
Đây cũng là một yêu cầu cần đạt trong quy định chuẩn nghề nghiệp của
giáo viên tiểu học. Hầu như đa số những học sinh tiểu học các em mới

bước vào môi trường học tập thật sự nên các em thường ngại tiếp xúc với
bạn bè, thầy cô để thổ lộ tâm tình hay học hỏi, đặc biệt là những em có
tính nhút nhát, rụt rè. Áp dụng phương pháp đó ngay từ đầu năm học nhà
trường thường xuyên yêu cầu giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, trò
chuyện với học sinh về chuyện gia đình, về chuyện học hành, để các em
cảm thấy thân thiện với giáo viên hơn và qua đó giáo viên sẽ hiểu được
nhiều về tâm tư tình cảm, hoàn cảnh các em để có biện pháp dục tốt hơn.
Muốn các em mạnh dạn hơn thì chúng ta hãy yêu thương, gần gũi, tạo sự
thân tình để các em dễ hoà đồng vào môi trường tập thể, trường lớp, thầy
cô, để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích
đến trường.
Điều cần nói đến là không chỉ trong tiết dạy giáo viên phải thể hiện được
tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh, tôn trọng và
đối xử công bằng với học sinh; biết sử dụng lời nói, cử chỉ, tổ chức các
hoạt động dẫn dắt các em vào bài học, giữa giáo viên và học sinh luôn có
sự ăn ý nhịp nhàng, đừng để học sinh bị chê trách trước mặt bạn bè; biết
động viên, khích lệ học sinh biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết
học thêm sinh động mà còn cả trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày, ở mọi
lúc mọi nơi. Việc giáo viên ân cần quan tâm sâu sát đến từng học sinh,
động viên nhắc nhở nhẹ nhàng, chăm sóc các em, cùng các em tham gia
các hoạt động trong nhà trường sẽ làm cho học sinh cảm thấy yên tâm, tin
tưởng vào giáo viên, sẳn sàng chia sẻ tâm tư tình cảm của mình với thầy
cô, với bạn bè nhất là thời gian gần đây khi nhà trường đưa mô hình
trường tiểu học mới VNEN vào áp dụng (từ khâu thành lập hội đồng tự
quản, làm bảng theo dõi ngày em đến lớp, hộp thư Điều em muốn nói…)
đã làm cho không khí lớp học khác hẳn lên , các em học tập sôi nổi hơn, ý
thức trách nhiệm cao hơn với bản thân , với công việc của lớp và đặc biệt
là rào cản giữa thầy cô với học sinh đã từng bước được tháo dỡ.
1.2 Vai trò của nhà trường:
Nhà trường chính là không gian, là môi trường giáo dục rất quan trọng, ở

đó có các thầy cô giáo là người tổ chức, học trò là người thực hiện với
công cụ là sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Theo các chuyên gia giáo
dục, môi trường học tập chính là người thầy thứ hai trong nhà trường.
Điều này có nghĩa là chính không gian, môi trường cùng điều kiện học
tập là những yếu tố quan trọng quyết định, cổ vũ, thúc đẩy HS hình thành
động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Thế nên là Hiệu trưởng nhà trường tôi
đã có nhiều băn khoăn, trăn trở tìm biện pháp tổ chức, tạo nên môi trường
giáo dục phù hợp để thật sự mang đến cho các em cảm nhận gắn bó với
trường, với lớp, với thầy cô bạn bè, xem trường là nhà của mình. Những
biện pháp để tạo nên môi trường giáo dục:
a. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Hàng năm vào đầu năm học trước khi tiếp nhận học sinh, nhà trường đã
tổ chức kiểm tra lại toàn bộ cơ sở vật chất hiện có đảm bảo đủ đáp ứng
cho số học sinh sẽ phát triển trong năm học như bàn ghế, các thiết bị dạy
học của giáo viên theo số lớp, các đồ dùng thực hành của học sinh theo
môn học; kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng, quạt mát, hệ thống nhà vệ
sinh, công cụ dụng cụ làm vệ sinh… để có biện pháp tu sửa hay bổ sung
kịp thời hoặc có đề nghị được cấp phát thêm. Đây chính là những điều cơ
bản nhất khi bước vào một năm học mới, tâm lý người dạy lẫn người học
đều cảm thấy thoải mái khi được trang bị đầy đủ những phương tiện thiết
yếu để dạy, để học, để làm công tác giáo dục.
b.Khuôn viên trường học, không gian lớp học:
Kế thừa những thành quả của phong trào xây dựng trường học thân thiện
học sinh tích cực là điều kiện tốt để cán bộ quản lý nhà trường phát huy
việc xây dựng khuôn viên trường học, lớp học theo mô hình trường học
mới nhằm thu hút học sinh ham thích đến trường, đến lớp. Thế nên ngay
từ những ngày đầu năm học mới, nhà trường đã tổ chức tổng vệ sinh toàn
trường, phát quang bụi rậm, cây cối, làm cỏ; trồng mới, chăm sóc một số
chậu cây kiểng sẳn có; bằng kinh phí nhà trường đã tổ chức trang trí các
lối đi lại, lối lên cầu thang lớp học; làm pa nô với những hình ảnh đẹp

mắt, phù hợp tâm lý học sinh kèm những câu ca dao tục ngữ, châm ngôn
hay lời nhắc nhở gắn trên các cây trồng quanh sân chơi hàng ngày của các
em; tu sửa các đồ chơi ngoài trời như cầu tuột, xích đu, bập bênh để các
em vui chơi ngoài giờ học; ngoài ra còn vận động lòng hảo tâm của các
mạnh thường quân để làm 8 bồn cây có ghế ngồi để học sinh có thể ngồi
nghỉ hay đọc truyện, hay ôn bài theo nhóm, làm mới lại trụ cờ với tổng
kinh phí 23 triệu đồng.
Trong lớp học bằng kinh phí nhà trường đã tổ chức trang trí đồng loạt các
công cụ theo mô hình trường tiểu học mới VN như cây nội quy, bảng theo
dõi ngày em đến lớp, sơ đồ hội đồng tự quản, bảng tiến độ, góc sản phẩm
của em thêm với sự khéo léo của giáo viên cùng sự chung tay của các em,
sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, các lớp học đều có cây xanh, hoa kiểng rất
đẹp mắt và đồ dùng luôn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Từ
những việc làm này giúp học sinh ngày càng ý thức hơn trách nhiệm đối
với trường với lớp khi chính tay các em, cha mẹ các em cùng chung sức
thực hiện.
c.Xây dựng thư viện thân thiện:
Nắm bắt tâm lý ham thích cái mới, cái lạ của trẻ nên nhà trường đã đầu tư
vào trang trí lại phòng Thư viện, nơi mà vào giờ chơi các em thường tìm
đến để đọc truyện, đọc sách với những hình ảnh mới lạ như bản đồ Việt
Nam có điểm suyết những hình ảnh các đình chùa, phong cảnh đẹp nổi
tiếng, các hình ảnh đồng baò các dân tộc của các vùng miền vừa mới lạ
vừa tái hiện những kiến thức mà đã được học qua sách vở đã làm cho học
sinh rất thích thú; sử dụng kệ sách để xây dựng góc truyện theo từng chủ
đề; hay làm kệ sách di động được di chuyển bằng hệ thống bánh xe để
đưa sách ra ngoài không gian phòng đọc phục vụ học sinh. Từ những thay
đổi linh hoạt này đã thu hút các các em trở thành những bạn đọc thường
xuyên của Thư viên thân thiện. Thế là các em đã có thêm ngôi nhà thứ hai
của mình ở tại trường.
1.3 Vai trò của cha mẹ học sinh:

Những năm gần đây sự quan tâm của hầu hết cha mẹ học sinh đã có
những chuyển biến rất tốt trong việc học hành của con em mình,
nhưng cũng có không ít phụ huynh lại quan tâm một cách thái quá, đến
mức đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, muốn các em phải trở thành một
người toàn diện nên đã bắt ép các em phải học quá nhiều, học ở trường cả
ngày , học thêm ở ngoài, học nhạc, học vẽ, học múa, học võ thuật, v.v.
Các em không còn thời gian và sức lực để vui chơi, giải trí. Chính những
bậc cha mẹ đã làm cho tâm lý ngại học của học sinh hình thành và lớn
dần theo thời gian.
Để giải tỏa được những tâm lý trên, nhà trường đã tổ chức nhiều buổi nói
chuyện với phụ huynh qua các buổi họp định kỳ về nội dung chương trình
học tập, về mức độ kỹ năng cần đạt, về quy định nghiêm cấm dạy thêm
học thêm với trường học 2 buổi/ ngày; tổ chức các buổi tư vấn học tập
như việc hướng dẫn cách học ở nhà, tạo điều kiện cho các em có phương
tiện học tập qua các môn thi trên internet, trang bị đủ dụng cụ học tập,
cùng vui chơi học tập với con em; tư vấn cho cha mẹ học sinh cách giáo
dục con cái tránh làm cho trẻ bị tổn thương về tinh thần và thể xác gây
tâm lý chán nản hay không còn muốn học.
Phát huy vai trò của của các Ban đại diện lớp, Ban đại diện trường cùng
nhà trường tham gia vào việc giáo dục học sinh như việc quan tâm đến
những học sinh hoàn cảnh gia đình phức tạp có khả năng bỏ học, những
học sinh có khó khăn về kinh tế. Tư vấn cho Ban đại diện động viên
khích lệ những học sinh có thành tích trong các phong trào; Mời họ tham
gia vào các hoạt động của con em mình do nhà trường tổ chức vào các dịp
sinh hoạt chủ điểm, tạo sự gắn bó giữa CMHS với nhà trường, sự cởi mở
giữa học sinh với cha mẹ. Sự tham gia của phụ huynh là niềm vui có ảnh
hưởng tốt rất lớn đến trẻ.
2. Tổ chức nhiều phong trào, nhiều hoạt động cho HS tham gia :
Ởlứa tuổi này, các em rất thích các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt
động sinh hoạt tập thể. Do đó để tạo niềm vui cho học sinh thấy đến

trường là một niềm vui nhà trường đã tổ chức nhiều phong trào, nhiều
hoạt động vui chơi để các em tham gia như thể thao, cắm trại, văn nghệ,
trò chơi dân gian, Rung chuông vàng, Đố vui, thi kể chuyện, cắm hoa,
viết chữ đẹp, khéo tay kĩ thuật vv….và bồi dưỡng cho các em tham gia
phong trào do các cấp tổ chức. Tuy nhiên, để thu hút thầy và trò tham gia,
mỗi năm nhà trường đều có những hoạt động mới lạ như phong trào múa
hát tập thể, múa dân vũ với một, hai bài quy định chung được tổ chức
trong các sinh hoạt chủ điểm, các lễ hội và nâng lên cao hơn đó là hội thi
giao lưu dân vũ quốc tế với nhiều bài tự chọn, phong phú đã thu hút
100% HS tham gia. Mỗi chiều, khi đã có trống ra về, nhưng sân trường cứ
như đang mùa hội, nào thầy cô, học sinh và cả cha mẹ học sinh đều quây
quần bên nhau với những bài dân vũ nhộn nhịp, hấp dẫn.
Đồng thời nhà trường cũng thực hiện thường xuyên các hoạt động
ngoài giờ lên lớp. Phối hợp chặt chẻ với hoạt động của chi đoàn thanh
niên trong nhà trường, tổ chức đội thiếu niên để thực hiện các hoạt động
như tổ chức cho các em tham gia các đội nhóm : đội phát thanh măng
non, đội sao đỏ, đội trật tự cổng trường để mỗi em đều có trách nhiệm của
mình hoặc ở lớp các em đều tham gia vào một ban để hoạt động như ban
vệ sinh, ban phong trào, … song việc tổ chức các phong trào hay các hoạt
động nhà trường đã phát huy vai trò học sinh là người chủ động, tự quản
còn tổng phụ trách, giáo viên chỉ là người giám sát, hướng dẫn. Vì nếu
Tổng phụ trách hoặc giáo viên chủ nhiệm làm thay sẽ làm mất đi ý thức
tự giác của các em, và các em sẽ không thích tham gia vào các hoạt động
mà chỉ làm theo sự chỉ đạo của người lớn.
3.Phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi học sinh để học sinh cảm
thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc
có ích cho trường, lớp.
Nắm được tâm lý của trẻ nên nhà trường thường xuyên nhắc nhở giáo
viên phải tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để phân công
cho mỗi em mỗi việc. Đặc biệt những học sinh có tính nhút nhát, rụt rè để

các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Vì nếu chúng ta không quan tâm
đến thì trong các hoạt động các em thường tách biệt, khó hòa đồng dẫn
đến việc thụ động với các hoạt động của trường, lớp dần dần các em
không còn ham thích đến trường lớp.
Kể từ năm học 2013-2014, trường tiểu học Huỳnh Minh Thạnh đã áp
dụng các công cụ của mô hình trường học mới VNEN vào một số hoạt
động của trường, nhưng phải nói hiệu quả được thể hiện rõ nét nhất là
tinh thần làm việc của Hội đồng tự quản các lớp. Hầu hết các em đã điều
hành, chủ động các hoạt động học tập của lớp dưới sự hướng dẫn của thầy
cô giáo rất thành thạo; các thành viên trong từng ban cũng tự giác thực
hiện công việc của ban mình. Ý thức tự giác, nhắc nhở nhau làm nhiệm
vụ được giao ngày càng được nâng cao hơn.
Việc tổ chức cho học sinh tự điều khiển chương trình chào cờ đầu tuần
cũng được nhà trường hết sức quan tâm trong nhiều năm học qua, vì đây
là một hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Lớp được giao
nhiệm vụ trực chào cờ rất có trách nhiệm đã cùng nhau chuẩn bị từ nội
dung (nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua đã được tổng hợp từ buổi họp
sao đỏ, của lớp theo dõi công tác trực ; kết quả theo dõi thi đua của các
lớp) đến hình thức ( chuẩn bị sân chào cờ như nhắc nhở các lớp làm vệ
sinh sân cờ, đưa bàn ghế ra sân lễ, tập trung các lớp vào đội hình, chuẩn
bị cờ để trao cho các lớp , sổ trực tuần để bàn giao ), mỗi em mỗi việc để
hoàn thành công việc lớp trực. Trong quá trình điều hành chương trình lễ
chào cờ, các em lớp trực rất chăm chú theo dõi tiến trình thực hiện để kịp
thời nhắc nhở bạn khi có thiếu sót.
4. Vai trò trách nhiệm to lớn của giáo viên làm công tác chủ nhiệm:
Vì GVCN là người quản lý toàn diên lớp học, quản lý học sinh; người có
tác động nhiều nhất đến quá trình giáo dục rèn luyện học sinh. Thế nên là
hiêu trưởng nhà trường tôi đã có các biện pháp để giáo viên thực hiện tốt
nhiệm vụ làm cho học sinh cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày
vui. Cụ thể:

Nắm chắc tình hình đội ngũ của mình để có sự lựa chọn phân công công
tác chủ nhiệm. Với yêu cầu đặt ra là người giáo viên phải nắm nắm vững
hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh
của lớp chủ nhiệm; hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về
sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở
thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….); Nắm vững mục tiêu,
chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện,
kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập,
rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động
khác…). Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục
tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học
sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục.
Vì người giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ
chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ
nhiệm nên Hiệu trưởng đã quán triệt đến giáo viên chủ nhiệm phải chịu
trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế
hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ
nhiệm; với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm
có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường
thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh và nhà
trường sẽ lấy kết quả công tác chủ nhiệm để đánh giá mỗi giáo viên và
bình chọn danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi hằng năm.
5.Tạo nguồn lực vật chất để tạo thêm niềm vui cho học sinh:
Do đặc điểm học sinh của trường có nhiều hoàn cảnh đặc biệt như khó
khăn về kinh tế, thiếu thốn về tình cảm ( nhiều em không có đủ bố mẹ
hay sống xa bố mẹ để ở với ông bà, người thân hoặc bố mẹ chỉ lo bương
chải cái ăn cho cả gia đình) nên sự chăm sóc tốt cho các em là điều còn
rất hạn chế. Thế nên ngoài những động lực về tinh thần, nhà trường còn
rất quan tâm đên nguồn lực vật chất. Trong từng năm học nhà trường đều
thực hiện tốt công tác vận động để kêu gọi sự chung tay góp sức của xã

hội của cộng đồng để mong muốn góp phần lấp đầy khoảng không trong
tâm hồn trẻ và hàng năm với sự kêu gọi của nhà trường học sinh toàn
trường đều được uống sữa miễn phí từ sự tài trợ của Chương trình sữa
Milo, được phát quà bánh vào dịp Tết Trung Thu do cha mẹ học sinh trao
tặng; Đối với học sinh nghèo nhà trường đã tham mưu cho chi hội khuyến
học trường cấp phát học bổng mỗi năm học 2 lần với mỗi suất 200.000đ
(dịp khai giảng và dịp Tết Nguyên đán), được sự hỗ trợ của Báo Thanh
niên, hằng năm nhà trường đều vận động được sự tài trợ của Công ty cổ
phần BĐS Hoàng Gia, Công ty Acecook VN, Công ty Nam Bình thành
phố Hồ Chí Minh, Công ty TH True milk từ 140 đến 160 phần quà (gồm
bánh Trung thu, lồng đèn, mì gói, tập vở, đồ dùng học tập, sữa và kể cả
tiền mặt) với số tiền từ 60 đến 70 triệu đồng. Đồng thời với chương trình
Vòng tay bè bạn do Liên đội tổ chức đã huy động sự đóng góp của học
III. Hiệu quả áp dụng
Qua việc thực hiện các biện pháp giúp học sinh cảm nhận mỗi ngày
đến trường là môt ngày vui tôi nhận thấy môi trường giáo dục của nhà
trường ngày càng cải thiện rõ nét. Học sinh thật sự ham thích đến trường,
ham học hơn, tích cực tham gia tốt các phong trào, năng động trong học
tập cũng như sinh hoạt vui chơi, không có học sinh bỏ học giữa chừng vì
học yếu, vì chán học.
Tình trạng rụt rè, sợ sệt khi giao tiếp với thầy cô hay thái độ thiếu thân
thiện với bạn đã được cải thiện rất nhiều. Trong các phong trào các em
luôn tham gia sôi nỗi, nhiệt tình và đạt kết quả cao, kết quả các kì kiểm
tra luôn có tiến bộ. Tự bản thân các em cảm thấy gần gũi với trường lớp,
thầy cô, bạn bè, hoàn thành các công tác được giao một cách nhiệt tình, tự
giác.
Tinh thần trách nhiệm và ý thức nghề nghiệp trong từng cán bộ viên chức
nhà trường ngày một củng cố và nâng cao hơn; nhiều tấm gương tận tụy
với công việc, nhiệt tình với học sinh và tình cảm thầy trò, bạn bè ngày
càng được khắc sâu; ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, với tập

thể, với công việc được giao của các em học sinh ngày càng được nâng
cao hơn .
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
Qua nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào lĩnh vực công tác đang đảm
nhận tôi thấy mình đã có nhiều thuận lợi hơn trong nhiệm vụ củng cố ,
tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ tình cảm giữa những người làm
công tác giáo dục và người được giáo dục; cơ sở vật chất, môi trường
cảnh quan nhà trường ngày càng có sự đầu tư và thay đổi tốt hơn; không
khí phấn khởi, cởi mở, thân thiện, gần gũi, gắn bó giữa các em học sinh
mỗi ngày đến trường thể hiện rõ nét hơn.
Đây là cơ hội tốt để để đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá được tầm nhìn và
năng lực của bản thân và quan trọng là học tập được những kinh nghiệm
quý báu trong công tác quản lý của mình để có sự đổi mới cho phù hợp.
II. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
1. Bài học kinh nghiệm:
Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt khâu xây dựng kế hoạch năm học
càng cụ thể càng tốt, phải có tính mới, tính sáng tạo, không nên rập khuôn
vì HS tiểu học sẽ rất dễ nhàm chán và người tổ chức, người tham gia thực
hiện cũng không thấy hứng thú. Hiệu trưởng phải là người luôn năng
động, phải mạnh dạn tìm kiếm nguồn kinh phí một cách chính đáng, hợp
pháp, hợp lý để đầu tư cho hoạt động và làm cho học sinh cảm nhận được
sự quan tâm , chăm sóc của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng công tác quán triệt, giao nhiệm vụ
cụ thể cho từng giáo viên và làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
giáo viên hàng năm để thầy cô giáo chủ nhiệm phải biết cách xây dựng
điều hành một tập thể tự quản, biết ứng xử giải quyết đúng các mối quan
hệ giữa các em học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên, giữa giáo
viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm; giữa giáo viên với cha mẹ học
sinh; Mỗi GVCN phải thực sự là người thân thiện, nhất là đối với những

học sinh chưa ngoan. Phải xem các em như chính con em mình để yêu
thương và nhẹ nhàng gần gũi, động viên, chia sẻ với các em mọi vui buồn
trong cuộc sống, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để các
em đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn.
Cần phải tạo ra cơ hội, tình huống để trẻ được tham gia, được làm việc
thể hiện bản thân, thể hiện sức mạnh tập thể, vượt qua những khó khăn để
làm tốt công việc được giao nên trong mỗi hoạt động cần huy động tập
thể học sinh trong lớp tham gia hoặc giao cho từng nhóm có năng khiếu
thực hiện vì mỗi khi các em càng tham gia nhiều phong trào thì trong các
phong trào đó các em sẽ có được sự hứng thú. Tuy nhiên, cáchoạt động,
phong trào nên đề ra những công việc vừa sức cho các em, nếu ngay từ
đầu các em được giao một việc ngoài khả năng của mình thì các em sẽ
mất hứng ngay và không thích hoạt động đó nữa.
2. Hướng phát triển:
Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả tốt hơn nữa, đồng bộ hơn nữa việc áp
dụng mô hình trường học mới VNEN trong nhà trường, tổ chức bồi
dưỡng kỹ năng làm việc của Hội đồng tự quản các lớp để tạo cơ hội giúp
các em thể hiện bản thân khi làm việc cho trường, cho lớp.
Phát huy sức mạnh của tập thể lớp qua việc tổ chức các hoạt động và
phong trào để 100% học sinh trong lớp được tham gia giúp các em đòan
kết, gắn bó nhau, cùng học cùng chơi.
Tiếp tục phổ biến tuyên truyền Thông tư 30/2014 và chỉ thị 5105/2014
của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về Đánh giá học sinh tiểu học và việc
chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm đối với giáo dục tiểu học đến tất
cả cha mẹ học sinh để giải tỏa áp lực về việc học với con em.
III. Đề xuất, kiến nghị:
Huyện Xuyên Mộc là vùng nông thôn, thiếu thốn rất nhiều điều
kiện để thu hút học sinh đến trường thế nên Lãnh đạo ngành cần quan tâm
tổ chức những chuyên đề như các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ
lên lớp , chuyên đề các giải pháp để thu hút học sinh ham thích đến

trường nhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục

×