1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Đề tài:
Phân tích mã cổ phiếu HVG
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Trần Trung Dũng
Học viên thực hiện : Lê Hòa Thanh
STT : 67
Lớp : 19D -TCNH
2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Giới thiệu về Công ty cổ phần Hùng Vương 3
1.1 Giới thiệu chung 3
1.2. Lịch sử hình thành công ty 3
1.3 Hoạt động kinh doanh 4
Phần II: Phân tích và định giá cổ phiếu của Công ty CP Hùng Vương 4
2.1. Vị thế của công ty trong ngành 6
2.2. Phân tích doanh nghiệp 8
2.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 8
a. Tự nhiên 8
b. Kinh tế 8
c. Chính trị pháp luật 9
d. Môi trường hội nhập quốc tế 9
2.2.2. Phân tích SWOT 9
a. Thuận lợi 9
b. Khó khăn 10
c. Thời cơ của doanh nghiệp 11
2.2.3. Rủi ro kinh doanh …… 11
2.2.4 Phương hướng thực hiện của doanh nghiệp 11
2.3.Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty 12
2.3.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu 12
2.3.2 Nhóm chỉ số hoạt động 13
2.3.3 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 15
2.3.4 Nhóm chỉ sô thanh khoản 16
2.4 Đánh giá 17
Danh mục tài liệu tham khảo 18
3
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam chìm sâu vào khủng hoảng do thi hành chính
sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Điều này đã khiến
một số lượng lớn doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể hay chỉ hoạt động
cầm chừng. Mặc dù đã có những giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp như hoãn thời
gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng… nhưng nói chung năm
2012 vẫn là môt năm kinh tế kém phát triển cục bộ.
Mặc dù đã giải quyết được phần nào khó khăn của năm cũ, song sang đến
2013,tình hình kinh tế vẫn chưa được thực sự cải thiện. Dự báo kinh tế sẽ còn có
những biến động và bất ổn kéo dài trong thời gian tới. Theo đó, thị trường chứng
khóan sẽ phải hứng chịu những tác động xấu nhưng thiết nghĩ thì điều này là cần thiết
cho một nền tảng phát triển bền vững và lâu dài.
Nhằm mục tiêu đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng
khoán, qua nghiên cứu và tìm hiểu tôi quyết định tìm hiểu đề tài: “Phân tích mã cổ
phiếu HVG” nhằm đưa ra kết luận cá nhân về khả năng phát triển của công ty trong
năm 2013 và đánh giá hiệu quả đầu tư nếu nhà đầu tư đầu tư vào cổ phiếu doanh
nghiệp này.
Nội dung chính của bài gồm:
- Phần I : Sơ lược về Công ty cổ phần Hùng Vương (HVG)
- Phần II : Phân tích và đánh giá tình hình tài chính và hoạt động kinh
doanh của công ty cổ phần Hùng Vương (HVG) giai đoạn 2009-2012
- Phần III : Đánh giá khả năng khi đầu tư vào cổ phiếu HVG
4
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG
CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG (HVG)
1.1. Giới thiệu chung về công ty:
Công ty cổ phần Hùng Vương được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003
tại khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Hùng
Vương. Sau 10 năm hoạt động, Hùng Vương tự hào trở thành doanh nghiệp chế biến
cá da trơn xuất khẩu lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiêp duy nhất ở Việt Nam có
quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến nuôi trồng, chế biến và
xuất khẩu và cũng là đơn vị dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam.
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG
- Tên giao dịch quốc tế : Hung Vuong Corporation
- Tên ngắn gọn : HV corp
- Mã chứng khoán : HVG
- Vốn điều lệ : 1.199.999.930.000 VND
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Tổng số cổ phần: 119.999.993
- Trụ sở chính: Lô 44 khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
- Website: www.hungvuongpanga.com
1.2. Lịch sử hình thành công ty:
- Năm 2003, Công ty Cổ phần Hùng Vương được thành lập với vốn điều lệ
ban đầu chỉ là 32 tỉ đồng với công suất là 50 tấn nguyên liệu/ ngày và 500 cán bộ công
nhân viên
- Năm 2004, Công ty phát triển nhà máy thứ 2 tại KCN Mỹ Tho, nâng công
suất chế biến lên gấp 3 lần đạt 150 tấn/ngày.
- Năm 2005, Công ty mua đấu giá nhà máy thủy sản Tiền Giang và thành lập
Công ty TNHH An Lạc – Tiền Giang. Công suất của nhà máy là 50 tấn/ngày. Đồng
thời, Công ty cũng đầu tư xây dựng vùng nuôi có diện tích là 40 ha ở huyện Cái Bè
tỉnh Tiền Giang và Huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.
- Năm 2006, Hùng Vương thành lập mới Công ty TNHH Châu Á ở KCN Mỹ
Tho, Tiền Giang và mua lại Công ty Chế biến Thủy sản Vĩnh Long (đổi tên là Công ty
5
TNHH Hùng Vương –Vĩnh Long). Tổng công suất của Châu Á và Hùng Vương –
Vĩnh Long là 160 tấn/ngày.
- Tháng 1/2007, Hùng Vương chính thức trở thành công ty cổ phần với vốn
điều lệ 120 tỉ đồng và nâng lên 250 tỷ để hợp nhất các công ty con.
- Trong năm 2007, công ty tiến hành chào báo cổ phiếu thêm 2 đợt nữa, tăng
vốn điều lệ từ 250 tỷ lên 300 tỷ đồng và sau đó lên 350 tỷ đồng
- Trong năm 2008, Công ty phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư lớn nâng
vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 420 tỷ đồng, thu về thặng dư vốn hơn 800 tỷ đồng và
phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tăng vốn điều lệ lên 495 tỷ đồng.
- Trong quý 3/2009, Hùng Vương tiếp tục phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ
đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ lên
600 tỷ đồng.
- Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 8 ngày
21/06/2010, vốn điều lệ của công ty là 659.980.730.000 đồng.
- Theo Giấy chứng nhận ĐKKD thay đổi lần thứ 10 từ Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Tiền Giang, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 791.976.870.000 đồng thông qua
phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu trong tháng 9/2012.
- 12/12/2013, Công ty cồ phần Hùng Vương thay đổi chứng nhận ĐKKD lần
thứ 12 với vốn điều lệ công bố là 1.199.999.930.000VND (Một nghìn một trăm chín
mươi chín tỷ chín trăm chín mươi chín triệu chín trăm ba mươi nghìn đồng.)
1.3. Hoạt động kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh chính:
- Nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản;
- Sản xuất thức ăn (thủy sản, chăn nuôi);
- Kinh doanh kho lạnh;
- Kinh doanh địa ốc: Tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử
dụng đất
- Kiểm nghiệm hóa sinh.
Danh sách công ty con, công ty liên kết:
Tên công ty
Tỷ lệ nắm giữ
của HVG
Lĩnh vực kinh doanh
CTCP XNK thủy sản An
51.08%
Sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất
6
Giang
khẩu thủy sản
CT TNHH Châu Á
90%
Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu
thủy sản
CTCP Châu Âu
80%
Sản xuất và chế biến thủy hải sản
CTCP nuôi trồng thủy sản
Hùng Vương miền Tây
48%
Nuôi trồng thủy hải sản
CTCP thức ăn chăn nuôi Việt
Thắng
55.31%
Sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy
sản, gia súc và gia cẩm
CT TNHH Hùng Vương
Mascato
60%
Chế biến thủy hải sản
CTCP thức ăn thủy sản Hùng
Vương Tây Nam
91.33%
Sản xuất và chế biến thức ăn chăn
nuôi thủy sản
CT TNHH Hùng Vương Sa
Đéc
58%
Sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất
khẩu thủy sản
CT TNHH Hùng Vương Vĩnh
Long
58%
Sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất
khẩu thủy sản
CTCP XNK Lâm Thủy sản
Bến Tre
18%
Nuôi trồng thủy sản
CTCP thực phẩm Sao Ta
41%
Nuôi trồng thủy hải sản
(Nguồn: www.hungvuongpanga.com)
7
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOAT ĐỘNG
KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG (HVG)
2.1 Vị thế công ty trong ngành:
Hùng Vương hiện là nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam. Nhờ vận dụng
các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu quốc tế trong quá trình sản xuất kinh doanh như:
ISO 9001: 2008, HACCP, BRC, IFS, GMP, GLOBAL GAP… đến nay sản phẩm của
Hùng Vương đã có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới với trên 40 khách hàng các nước
thường xuyên quan hệ mua bán mà thị trường lớn nhất là EU, Ukraina, Ai Cập, một số
nước Trung Đông, Úc, Nga, Mexico và các nước khác thuộc khu vực châu Mỹ…
Sau 10 năm kinh doanh, sản phẩm của Hùng Vương đã có mặt tại hơn 60 quốc
gia trên thế giới.
(Nguồn:
Thành lập từ năm 2003, Hùng Vương đã không ngừng phát triển, với những
bước tăng trưởng ngoạn mục, khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu trong
lĩnh vực nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy hải sản với mô hình khép kín. Năm
2003, doanh số của Hùng Vương đạt 8 tỷ đồng, đến 2012, doanh số đạt được là 8.000
tỷ đồng, tăng gấp 1.000 lần. Đồng thời, lực lượng lao động từ 400 CBNV đến nay tăng
hơn 30 lần với 12.000 CBNV. Với quá trình đầu tư bài bản, lâu dài cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu, đóng góp cho sự phát triển của ngành thủy hải sản nói riêng và nền kinh
8
tế Việt Nam nói chung, Hùng Vương tự tin hướng đến các “mốc” chỉ tiêu năm 2013,
với doanh số dự kiến đạt 12.000 tỷ đồng, lực lượng lao động đạt 15.000 người. Để
triển khai và thực hiện mục tiêu đề ra, hiện thực hóa “mốc” doanh số 12.000 tỷ đồng
trong năm 2013, Hùng Vương xây dựng những tiêu chí cụ thể trong sản xuất kinh
doanh ở 3 lĩnh vực chính: Thức ăn thủy sản, nuôi trồng, và chế biến thủy hải sản xuất
khẩu.
Theo đó, trong lĩnh vực chế biến thức ăn thủy sản, năm 2013, sản lượng dự kiến
là 600.000 tấn, chiếm 30% sản lượng thức ăn thủy sản tại khu vực ĐBSCL, đạt doanh
số tiêu thụ là 6.000 tỷ. Thủy sản nuôi trồng dự kiến đạt 200.000 tấn, chiếm 20 tổng sản
lượng thủy sản ĐBSCL. Kim ngạch thị trường xuất khẩu đạt mục tiêu 300 triệu USD.
SO SÁNH VỚI CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH (Ngành hàng thực phẩm và đồ
uống):
Mã
Công ty
+/- 1
tuần
P/E
P/B
Lãi cổ
tức (%)
LN / DT
(%)
ROE(
%)
AAM
Công ty Cổ Phần Thủy Sản Mê Kông
-5,19
21,35
0,57
0,00
1,32
2,65
ABT
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy
sản Bến Tre
-3,57
6,87
1,13
11,11
12,64
16,14
ACL
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy
sản Cửu Long An Giang
-6,06
-24,14
0,65
0,00
-0,73
-2,66
AGD
Công ty Cổ phần Gò Đàng
0,00
0,00
0,00
0,00
4,96
6,64
AGF
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy
sản An Giang
-
10,53
6,45
0,70
0,00
1,40
6,24
ANV
Công ty Cổ phần Nam Việt
-1,09
14,83
0,43
0,00
1,78
2,87
ASM
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng
Sao Mai tỉnh An Giang
1,49
-47,52
0,47
0,00
-0,70
-1,00
ATA
Công ty Cổ phần NTACO
5,41
-25,66
0,30
0,00
-0,58
-1,16
AVF
Công ty Cổ phần Việt An
5,80
5,61
0,44
0,00
2,20
7,97
BAS
Công ty Cổ phần BaSa
0,00
0,00
0,00
0,00
-230,05
-94,21
BLF
Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bạc Liêu
-2,94
7,16
0,39
0,00
0,98
5,44
CAD
Công ty Cổ phần Chế biến & Xuất khẩu
Thủy sản Cadovimex
11,94
12,58
-0,70
0,00
0,44
-2,48
CFC
Công ty Cổ phần Cafico Việt Nam
0,00
1,60
0,47
30,77
2,27
29,79
9
CLP
Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long
-6,06
-1,25
1,00
0,00
-5,73
-55,24
CMSF
Công ty Cổ phần Thủy sản Cà Mau
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
-
740,66
CMX
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và
Xuất nhập khẩu Cà Mau
1,79
29,12
0,46
0,00
0,41
1,58
COIM
EX
Công ty Cổ phần Thủy sản & Xuất
Nhập khẩu Côn Đảo
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
20,73
DOM
ENAL
Công ty Cổ phần DOMENAL
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
2,55
FBT
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lâm
Thủy Sản Bến Tre
0,00
0,00
0,00
0,00
-30,07
-
103,74
FDG
Công ty Cổ phần Docimexco
-9,30
-0,98
1,10
0,00
-3,00
-54,14
FMC
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta
7,91
6,22
0,88
0,00
1,21
12,21
GFC
Công ty Cổ phần Thủy sản Gentraco
0,00
0,00
0,00
0,00
-4,00
-
119,33
HVG
Công ty Cổ phần Hùng Vương
0,40
11,17
1,29
0,00
3,31
11,65
(Nguồn: )
2.2 Phân tích doanh nghiệp:
2.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Tự nhiên:
Là một nước nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, các doanh nghiệp Việt
Nam còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh do chịu ảnh hưởng từ
đợt thiên tai liên tiếp. Đặc biệt với các doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến thủy hải sản,
thì các nhân tố bất lợi này càng có ảnh hưởng lớn hơn. Điều này cũng khiến các doanh
nghiệp phải đưa ra các dự báo kịp thời và chính xác để hạn chế các tổn thất có thể có.
b. Kinh tế:
Mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng nhìn chung tình hình kinh
tế Việt Nam vẫn có những bước tiến đáng kể. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tiếp
tục tăng trưởng khá (tăng 15.2%), nhập siêu ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại
đây (thâm hụt 187 triệu USD). Lạm phát tiếp tục giảm xuống mức thấp. Tính đến
tháng 10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010
(5.92%) và lạm phát cơ bản cũng trong xu hướng giảm (từ 10% trong tháng 9 xuống
còn 8.85%).
10
Có thể nói tỷ giá là nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam. Một điều khá may mắn là từ đầu năm đến nay, tình hình tỷ giá
hối đoái tại nước ta khá ổn định, chỉ có một vài biến động nhỏ mang tính chất thời vụ
và tâm lý nhất thời. Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tình hình này sẽ còn
được duy trì ổn định đến hết năm 2013 do cuối năm lượng kiều hối sẽ khả quan hơn.
(Nguồn: )
c. Chính trị pháp luật:
Là một nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và ổn định, Việt Nam
đang dần xây dựng được một vị thế khá chắc chắn trên thị trường quốc tế. Điều này đã
tạo được tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị
trường Việt Nam. Môi trường kinh doanh rộng mở cộng thêm sự tham gia của các
doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào Việt Nam càng thúc đẩy hơn nữa các doanh
nghiệp Việt Nam không ngừng nỗ lực để năng cao năng lực cạnh tranh trên chính thị
trường Việt Nam.
Việt Nam là một nước còn đang phát triển, tuy có khá nhiều các đạo luật để
khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu nhưng trong chính những bộ luật này còn khá
nhiều hạn chế trong việc áp dụng vào kinh doanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có các đạo luật về tự do thương mại mậu dịch quốc tế
cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Việt
Nam, trong đó có HVG.
d. Môi trường hội nhập quốc tế:
Khủng hoảng năm 2009 có ảnh hưởng không nhỏ đến toàn thế giới, tác động
lên toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc Việt Nam thua vụ kiện bán giá cá tra, cá
basa trên thị trường Mỹ cũng gây ảnh hưởng cực kì lớn đến các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng thủy hải sản trong đó có HVG.
2.2.2 Phân tích SWOT:
a. Thuận lợi:
Công ty có năng suất chế biến cao nhất ngành 1.700 tấn/ngày và diện tích nuôi
trồng rộng nhất gồm 500 hecta, qua đó tự cung cấp 80% cá nguyên liệu. Nhờ vậy công
ty có lợi thế lớn về nguồn cung và chi phí đầu vào thấp hơn trong khi toàn ngành đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu cá nguyên liệu.
11
Vượt qua cá da trơn của Mỹ, cá tra của Việt Nam đã vươn lên đứng ở vị trí thứ
6 trong 10 loại thủy sản được ưa chuộng tại Mỹ năm 2011do Hiệp hội thủy sản quốc
gia Mỹ bình chọn. Điều này khẳng định được vị thế của cá tra Việt Nam trong lòng
người tiêu dùng Mỹ.
Hùng Vương là doanh nghiệp đầu tiên được trao chứng nhận của Hội đồng nuôi
trồng thủy sản bền vững (ASC). Có chứng chỉ ASC, giá bán lẻ cá tra cao hơn so với cá
chưa được chứng nhận. Với chứng chỉ này, sản phẩm cá tra Việt Nam đã từng bước
lấy lại được hình ảnh, vị thế tại thị trường Châu Âu.
b. Khó khăn:
- Thiếu vốn: Mặc dù tự sản xuất được 80% nguyên liệu, nhưng các doanh nghiệp
cá tra cũng gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề vốn để sản xuất. Do Nhà nước chưa có
chính sách tín dụng trung và dài hạn thích hợp để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
nên phần lớn các doanh nghiêp vẫn phải đi vay vốn thương mại ngắn hạn để đầu tư
phát triển vùng nuôi. Do hạn chế tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp phải đi vay với
kỳ hạn ngắn trong khi chu kì nuôi cá sản xuất lại dài hơn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn
tại ngân hàng. Nợ chồng nợ, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, gây
nguy cơ đe dọa đến đời sống của hàng trăm ngàn công nhân ngành này.
- Giá bán giảm trong khi giá thức ăn và chi phí nuôi cá thì tăng: Giá cá nguyên
liệu cá giao động từ 29.000 – 30.000đ/kg. Với mức giá đó, người nông dân thì không
đủ khả năng, người đủ khả năng thì lưỡng lự vì giá bán cá thấp. Mâu thuẫn, tranh chấp
giữa nông dân và doanh nghiệp cũng phát sinh do doanh nghiệp mua chịu cá của nông
dân nhưng không có khả năng chỉ trả. Tất cả đã tạo nên một bức tranh ảm đạm về thị
trường cá tra Việt Nam trong năm qua.
- Gói tín dụng hỗ trợ người nuôi cá tra: có nhưng không phải ai cũng đủ tiêu
chuẩn để vay vốn
- Bên cạnh đó, các rào cản về thương mại, kỹ thuật, đặc biệt là sự cạnh tranh của
các thị trường lớn đã hạn chế năng lực xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Liên kết trong
sản xuất còn thiếu chặt chẽ và thiếu công bằng trong phân chia lợi nhuận trong chuỗi
giá trị. Giá vật tư đầu vào tăng cao và việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ
trong nuôi và chế biến chưa được chú trọng cũng là nguyên nhân dẫn đến giá thành
sản xuất chưa cao.
c. Thời cơ của doanh nghiệp:
12
Khủng hoảng cá tra cũng là cơ hội tốt cho M&A. Khoảng tháng 9/2013, một
đối tác Singapore, có quan hệ với một quỹ đầu tư danh tiếng của quốc gia này, đã có
những thỏa thuận cơ bản mua 30 triệu cổ phiếu của Hùng Vương với giá 30.000đ/ cổ
phiếu, nâng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng.
2.2.3 Rủi ro kinh doanh:
- Điều kiện tự nhiên: Mang đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện khách quan như thiên tai, hạn hán,
bão lụt Đặc biệt với mảng nuôi tôm, nguy cơ bệnh dịch vẫn đang là rủi ro lớn nhất.
Tình trạng phát triển vùng nguyên liệu không đồng bộ và chưa được kiểm soát chặt
chẽ như hiện nay đã đẩy nguy cơ ô nhiễm nguồn nước lên cao, ảnh hưởng đến chất
lượng vật nuôi và sản lượng con giống.
- Tỷ giá: với doanh thu xuất khẩu lớn, kết quả hoạt động kinh doanh của HVG
phụ thuộc nhiều vào tỷ giá. Hơn nữa kể từ 12/2012, theo chính sách NHNN, HVG
cũng như các doanh nghiệp thủy sản không thuộc diện được vay ngoại tệ. Diễn biến tỷ
giá phức tạp, khó dự đoán trong thời gian qua sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của HVG.
- Khó khăn tiếp cận vốn: Cả doanh nghiệp lẫn nông dân đều thiếu vốn, đây là
mối lo lớn hiện nay. Đặc biệt là sau vụ phá sản của Binafishco, các ngân hàng trở nên
cẩn trong hơn khi cho vay các doanh nghiệp thuộc ngành này. Thời hạn cho vay của
ngân hàng chi tư 6-9 tháng, trong khi thời gian nuôi cá phải mất 8-10 tháng mới thu
hoạch
- Xuất khẩu: EU và Nga đang nắm giữ 42.5% giá trị xuất khẩu của HVG (2011).
Tình hình kinh tế EU khó khăn trong thời gian qua đang làm suy giảm mức tiêu dùng
của người dân từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu xuất khẩu của HVG. Thêm nữa,
các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá xuất
hiện ngày càng nhiều, đe dọa các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và tạo tiền lệ
không tốt cho hoạt động xuất khẩu thủy sản nói chung và Hùng Vương nói riêng.
2.2.4 Phương hướng thực hiện của doanh nghiệp:
- Chiến lược của công ty không nằm trong chiến lược kinh doanh của ngành thủy
sản. Hùng Vương đã lên kế hoạch mở rộng diện tích ao nuôi trồng để đảm bảo nguồn
nguyên liệu và đầu tư và hệ thống kho lạnh để dự trữ.
13
- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Công ty đã thực hiện khảo sát và sẽ mở rộng các
thị trường xuất khẩu khi có điều kiện thuận lợi. Các thị trường mới sẽ hỗ trợ trong
trường hợp các thị trường cũ có biến động.
- Tập trung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh có nhiều năm kinh
nghiêm trong ngành thủy sản và hơn 10.000 công nhân trực tiếp sản xuất lành nghề.
- Phát huy mạnh những gì đã có và tận dụng tối đa lợi thế kết hợp hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của công ty để tạo nên một hệ thống chặt chẽ,
khép kín trong việc đẩy mạnh thương hiệu Hùng Vương trong lĩnh vực thủy sản.
2.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính công ty:
2.3.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu:
Chỉ số
Giá trị
Chỉ số
Giá trị
Thấp nhất 52 tuần
41,5
EPS (VND)
1,48
Cao nhất 52 tuần
19,2
ROA (%)
0,000857
Vốn hóa (tỷ VND)
3.266.554.026
ROE (%)
0,00291
Số CP đang lưu hành
119.999.993
Đòn bầy tài chính
3,40
Ngày chốt quyền
14/03/2013
P/E
18,395
Ngày trả cổ tức
22/04/2013
Beta
0.066
(Thời gian: 1/10/2012 – 30/09/2013)
- Chỉ số lãi trên một cổ phiếu (EPS):
Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên
mỗi cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt. Bên cạnh
đó, EPS phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình.
EPS =
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Theo bảng tính, chỉ số EPS của doanh nghiệp chưa thực sự cao. Thêm vào đó,
EPS của doanh nghiệp này cũng thấp hơn so với EPS trung bình ngành (ngành hàng
thực phẩm và đồ uống: 3,2). Điều này cho thấy cổ phiếu HVG chưa thực sự hấp dẫn
với các nhà đầu tư so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Tuy nhiên điều này cũng
có thể lí giải một phần là do doanh nghiệp đã có các đợt phát hành thêm cổ phiếu trong
thời gian nghiên cứu khiến cho lợi nhuân thu được trên mỗi cổ phiếu cũng giảm hơn.
14
- Chỉ số P/E:
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E
cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai;
cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp;
dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.
Tại doanh nghiệp, chỉ số P/E tương đối cao, điều này cho thấy nhà đầu tư có
tâm lí khá thoải mãn và dự đoán doanh nghiệp sẽ trả cổ tức cao trong tương lai.
2.3.2 Nhóm chỉ số hoạt động:
2009
2010
2011
2012
Vòng quay phải thu
1.58
1.98
2.79
4.15
Kỳ thu tiền bình quân
227.8
181.8
129.1
86.8
Vòng quay hàng tồn kho
4.75
3.58
5.22
3.23
ROA(%)
7.78
4.66
7.70
4.46
ROE(%)
17.22
13.79
23.20
13.11
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản bình quân
Trong thời gian nghiên cứu, doanh nghiệp có chỉ số ROA rất thấp. Điều này
chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đã mất đi sự tin tưởng của nhà đầu tư. Có thể giải
thích điều này là do trong tháng 1/2013, việc Việt Nam thua Mỹ trong vụ kiện cá tra
đã khiến doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến việc ROA thấp.
Qua bảng số liệu có thể thấy, chỉ số sinh lời của cổ phiếu HVG là khá cao. Năm
2009 và năm 2011 là năm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp. Chỉ số năm 2009
ccòn cao trung bình ngành trong năm đó (trung bình ngành 7%), chứng tỏ năm 2009 là
một năm kinh doanh tốt của doanh nghiệp.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
15
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Qua bảng có thể thấy, ROE của doanh nghiệp là khá cao. Năm 2011,
chỉ số này của doanh nghiệp còn cao hơn cả trung bình ngành (20%). Điều này chứng
tỏ cổ phiếu HVG có sức hút lớn với các nhà đầu tư.
- Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Số vòng quay khoản phải thu là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao
nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Qua
bảng có thể thấy, chỉ số này ngày càng tăng, cho thấy được tốc độ thu hồi vốn của
doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp nhanh thu hồi được vốn để tái cơ cấu đầu tư.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày
để thu hồi các khoản phải thu của mình. Qua bảng có thể thấy, thời gian đầu chỉ số này
là khá lớn. Nhưng sau đó, do chính sách mở rộng thị trường, giữ vững khách hàng thân
thiết và do kinh tế chung còn nhiều khó khăn, chỉ số này của doanh nghiệp có giảm
hơn so với các năm trước.
- Vòng quay của hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu
Hàng tồn kho bình quân
Năm 2011, chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp chứng tỏ doanh nghiệp
đã quá chú trọng vào danh mục này trong tài sản. Hàng tồn kho lớn dẫn đến lợi nhuận
cũng giảm sút hơn.
16
2.3.3 Nhóm chỉ số khả năng sinh lời:
2009
2010
2011
2012
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
0.095
0.056
0.062
0.037
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
0.0786
0.047
0.077
0.045
Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
0
44
76
-1
Tốc độ tăng trưởng tài sản
0
42
17
2
Tỷ suất lợi nhuận giữ lại
99.45
87.17
86.134
91.30
Tỷ số tăng trưởng bền vững
17.13
12.02
19.98
11.97
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này của doanh nghiệp mang giá trị dương chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi, tuy
nhiên lại giảm dần cho thấy doanh nghiệp hoạt động sa sút hơn so với các năm trước.
Có thể lý giải được phần nào điều này là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ảnh
hưởng đến các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế nên công ty vì thế mà
cũng bị ảnh hưởng.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của
doanh nghiệp. Tỷ số này của doanh nghiệp dương trong các năm cho thấy doanh
nghiệp làm ăn có lãi.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần:
Tăng trưởng doanh thu =
Doanh thu TB của kỳ này – Doanh thu TB của kỳ trước
Doanh thu TB của kỳ trước
17
Năm 2010, 2011 chỉ số này của doanh nghiệp là khá cao tuy nhiên lại sụt giảm
nghiêm trọng trong năm 2012. Điều này cũng có thể giải thích là do sự suy thoái kinh
tế dẫn đến thiếu vốn trầm trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Mặc dù có
gói hỗ trợ tín dụng cho người nuôi cá tra, nhưng doanh nghiệp cũng chưa thể tiếp cận
được ngay và lượng vốn hỗ trợ còn quá ít so với nhu câu. Trên bức tranh ảm đạm của
cá tra năm 2012, Hùng Vương tuy có tốc độ tăng trưởng doanh thu âm nhưng vẫn còn
may mắn hơn nhiều doanh nghiệp cùng ngành bị phá sản hay hoạt động cầm chừng
chờ phá sản.
2.3.4 Nhóm chỉ số thanh khoản:
2009
2010
2011
2012
Chỉ số thanh toán hiện thời
1.49
1.27
1.31
1.269
Chỉ số thanh toán nhanh
1.15
0.86
0.90
0.63
- Chỉ số thanh toán hiện thời:
Chỉ số thanh toán hiện thời =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh
nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng
để thanh toán.Chỉ số này của doanh nghiệp tương đối thấp và giảm qua các năm. Điều
này cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Chỉ số thành toán nhanh:
Chỉ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Qua bảng
có thể thấy, chỉ số này của doanh nghiệp giảm dần qua các năm và năm
2010,2011,2012, chỉ số này còn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy doanh nghiệp sẽ gặp
khó khăn trong việc thanh toán ngay các khoản nợ.
18
2.4 Đánh giá
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu phục thuộc vào mục tiêu của nhà đầu tư. Với
những nhà đầu tư với mục tiêu đầu tư ngắn hạn xác định lợi nhuận dựa mức chênh
lệch giữa mua và bán cổ phiếu. Với những nhà đầu tư dài hạn thì lợi nhuận là mức cổ
tức được chi cả và giá cổ phiếu cuối kỳ.
29/03/2013
27/06/2013
30/9/2013
31/12/2013
10/01/2014
Gia trị trường/ Cổ
phiếu HVG
27.800
36.800
22.000
21.500
21.800
Qua bảng cho thấy giá cổ phiếu HVG đã có bước tăng đáng kể trong quý
2/2013. Tuy nhiên đến nửa cuối năm 2013, giá cổ phiếu lại giảm sút khá lớn do cổ
phiếu HVG gặp rủi ro về thuế chống bán phá giá của Bộ thương mại Mỹ. Sang đến
đầu năm 2014, cổ phiếu HVG đã có dấu hiệu nhích dần lên. Đây là tín hiệu tốt đối với
doanh nghiệp và với nhà đầu tư.
Là một doanh nghiệp đầu ngành, HVG đã có những bước đi đúng đắn trong
năm qua để duy trì được hoạt động của công ty trong bối cảnh u ám của thị trường cá
tra, cá basa. Tuy lợi nhuận sụt giảm hơn so với cùng kì năm trước nhưng tín hiệu lạc
quan của nền kinh tế không phải là không có. Theo FAO, đến năm 2015, nhu cầu tiêu
thụ thủy sản sẽ đạt 165 triệu MT (tăng bình quân 2,1%/năm), tiêu thụ thủy sản trên đầu
người đạt 14.3kg (tăng khoảng 0.8%/năm). Trong đó, cá tra năm trong nhóm cá da
trơn, giữ vai trò là một trong những sản phẩm thủy sản chính và có thể tái tạo để thay
thế dần cho các loài thủy sản từ khai thác đánh bắt, nên tăng trưởng nhu cầu cá tra sẽ
cao hơn tăng trưởng chung của ngành thủy sản. Bên cạnh đó,với Quyết định 332/QĐ-
TTG xác định ngành thủy sản là ngành kinh tế chiến lược của đất nước, thì chắc chắn
ngành thủy sản sẽ có được các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, công nghệ… để
giảm thiểu được rủi ro, đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.
Căn cứ vào các chỉ tiêu, có thể kết luận rằng không nên đầu tư vào cổ phiếu
HVG trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của ngành
thủy sản thì đầu tư dài hạn vào cổ phiếu này vẫn sẽ có khả năng sinh lời cho nhà đầu
tư.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ, Slide bài giảng Phân tích và Quản trị đầu tư
2. Website công ty cổ phẩn Hùng Vương:
3. Website Công ty chứng khoán FPT:
4. Website Công ty chứng khoán cổ phiếu 68:
5. Website Công ty CP chứng khoán Sài Gòn:
6. Website:
7. Các website khác.