Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hoàng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.55 KB, 83 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

PHN M U
Du lch l một ngành cơng nghiệp khơng khói. Hiện nay, trên thế giới có
hàng trăm triệu người đi du lịch và số người đi du lịch có khuynh hướng ngày
càng gia tăng.
Ngày nay, du lịch không những là động lực chủ yếu thúc đẩy nền kinh tế thế
giới mà còn là một nhân tố có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế văn hoá
xã hội của mỗi quốc gia, du lịch cịn thúc đẩy hồ bình, giao lưu văn hoá và tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc giữa các quốc gia.
Đối với Việt Nam, du lịch là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, hàng
năm Chính phủ đầu tư một lượng vốn khơng nhỏ để phái triển ngành du lịch, Việt
Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, từ đó Việt Nam rất có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và thu thút rất nhiều khách du lịch đến thăm ,
và càng ngày càng tăng.
Từ đó cơng ty du lịch Hoàng Long đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thuận lợi và
sự phát triển của ngành du lịch.
Trong cơ chế thị trường hiện nay là có sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa
các công ty lữ hành với nhau. Vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là hết sức
quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Để thu thút được khách
đến với công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động kinh doanh lữ hành của công
ty du lịch Hồng Long.
Mục tiêu nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, thực
trạng về kinh doanh lữ hành về chương trình du lịch, về nguồn khách…Để nâng

1



Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

cao kh nng cnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của cơng ty
du lịch Hồng Long.
Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, phương pháp cụ thể. Phương
pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích xử lý thơng tin, phương pháp thống
kê, so sánh,…
Xuất phát từ những vấn đề trên em lựa chọn đề tài “Những giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty du lịch Hoàng Long’’.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1 : Lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và hiệu quả kinh doanh
lữ hành .
Chương 2 : Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành và hiệu
quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch Hoàng Long .
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
Công ty Du lịch Hoàng Long.

2


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

CHNG I
Lí LUN C BN VỀ KINH DOANH LỮ HÀNH

VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH.

1.1 Công ty lữ hành
1.1.1. Định nghĩa
Ở Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được định nghĩa: “ Doanh nghiệp lữ hành
là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch tốn độc lập được thành lập nhằm
mục đích sinh lợi bằng giao dịch, ký kết các hợp đồng về du lịch và tổ chức thực
hiện chương trình Du lịch đã bán cho khách Du lịch ”
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng các chương trình Du
lịch trọn gói hoạch từng phần theo u cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến
Việt Nam và đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngồi, thực hiện các chương
trình Du lịch đã bán hoặc ký kết hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành
nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực
hiện các chương trình Du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện nhiệm vụ chương
trình Du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc té đưa
vào Việt Nam.
1.1.2. Vai trị của cơng ty lữ hành:
Các Công ty lữ hành thực hiện các hoạt động sau đây:
- Tổ chức hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân
phối sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xoá bỏ
khoảng cách khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.
3


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn


- T chc cỏc chng trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên
kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú thăm quan, vui chơi giải trí,…
thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các
chương trình du lịch trọn gói sẽ xố bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du
lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến đi du lịch.
Các công ty lữ hành lớn với hệ thệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phong phú từ
các công ty hàng không đến các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng…đảm bảo
phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất tồn cầu sẽ quyết định tới xu hướng
tiêu dùng trên thị trường hiện tại và trong tương lai.
Sơ đồ : Vai trị của các cơng ty lữ hành du lịch trong mối quan hệ cungcầu du lịch
Kinh doanh lưu trú,
ăn uống ( Khách sạn, nhà
hàng ...)

Kinh doanh vận chuyển
( hàng không, ô tô...)
Các công ty
Du lịch lữ
hành
Tài nguyên du lịch
( Thiên nhiên, nhân tạo…)

Các cơ quan du lịch vùng,
quốc gia

1.1.3. Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành

4


Khách
Du lịch


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

S a dng trong hot động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dần đến
sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp lữ hành. Căn
cứ vào tính chất, nội dung, có thể chia các sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành
thành 3 nhóm cơ bản.
a) Các dịch vụ trung gian.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong
hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà
sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm
của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản
phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm:
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay.
* Đăng ký đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đường
sắt, ô tô,….
* Môi giới cho thuê ô tô.
* Môi giới và bán bảo hiểm.
* Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
* Đăng ký đặt chõ trong khách sạn
* Các dich vụ mơi giới trung gian khác.
b) Các chương trình du lịch trọn gói.
Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng cho hoạt động lữ hành du
lịch. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà sản xuất riêng lẻ

thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp. Có
nhiều tiêu thức để phân loại các chương trình du lịch. Ví dụ như các chương trình
nội địa và quốc tế, các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày, các chương trình
du lịch tham quan văn hố và giải trí . Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói,
các Cơng ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất
ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
5


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

c) Cỏc hot ng kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp.
Trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng phạm vi
hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du
lịch. Vì lẽ đó các doanh nghiệp lữ hành lớn trên thế giới hoạt động trong hầu hết các
lĩnh vực có liên quan đến du lịch.
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
- Kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Kinh doanh vận chuyển du lịch: hàng không, đường thuỷ,…
- Các dịch vụ ngân hàng phục khách du lịch ( điển hình là American express).
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch.
Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của
các doanh nghiệp lữ hành sẽ càng phong phú.
1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hoạt động chủ yếu của công ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du lịch
trọn gói.
1.2.1. Định nghĩa chương trình du lịch.
- Theo cuốn “từ điển quản lý du lịch khách sạn và nhà hàng” : chương trình

du lịch trọn gói (Inclsive Tour) là các chuyến đi du lịch trọn gói, giá của chương
trình du lịch bao gồm : vận chuyển, khách sạn, ăn uống…và mức giá này rẻ hơn so
với mua riêng lẻ từng dịch vụ.
- Theo quy định của tổng cục du lịch Việt Nam trong quy chế quản lý lữ hành:
chương trình du lịch (tour program) là lịch trình của chuyến du lịch bao gồm lịch
trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vật chuyển, giá
bán chương trình, các dịch vụ miễn phí…
- Theo tập thể giáo viên khao du lịch – khách sạn, Đại học Thương mại : Các
chương trình du lịch trọn gói là những ngun mẫu để căn cứ vào đó để người ta tổ
chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước. Nội dung của chương
6


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

trỡnh th hin lch trỡnh thực hiện chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí, thăm quan…Mức giá của chương trình bao gồm hầu hết các
dịch vụ hàng hố phát sinh trong q trình thực hiện du lịch.
1.2.2. Nội dung kinh doanh lữ hành
Hoạt động chủ yếu của cơng ty lữ hành là kinh doanh các chương trình du
lịch. Quá trình kinh doanh một chương trình du lịch gồm các giai đoạn sau:
Thiết kế chương trình:
Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch:
Đây là bước khó khăn nhất của quy trình đồng thời là bước quan trọng nhất
quyết định chương trình có thành cơng hay khơng, có hấp dẫn được khách mua hay
không? Thông thường một ý tưởng sáng tạo được thể hiện ở một tên gọi lôi cuốn sự
chú ý và nhất thiết trong nội dung chuyến phải thể hiện được một số mới lạ như:
tuyến điểm mới, hình thức du lịch mới, dịch vụ độc đáo…

Xác định giới hạn về giá và thời gian:
Sau khi thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần phải đưa ra được
khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảng thời gian hợp lý để thực
hiện một chuyến du lịch. Đây là căn cứ để qua đó lựa chọn các phương án về vận
chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan…
Xây dựng tuyến hành trình cơ bản:
Sau khi đã qua các bước trên, ta bắt đầu và xây dựng một lộ trình cho chương
trình du lịch, lịch trình với không gian và thời gian cụ thể. Không gian cà thời gian
này phải nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định tạo thành bộ khung trong
đó đã được cài đặt các dịch vụ.
Xây dựng phương án vận chuyển:
Cần phải tính được cụ thể số km di chuyển, địa hình phải đi qua ( đồi núi, đèo
dốc, sơng ngòi, ao hồ, cấp đọ đường, quốc lộ, tỉnh lộ… ) để từ đó chọn phương tiện
vận chuyển thích hợp cho mỗi chặng. Người xây dựng chương trình du lịch cần lưu
7


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

ý n khong cỏch gia các điểm du lịch có trong chương trình, xác định được nơi
dừng chân ở đâu, trong thời gian bao lâu… Ngoài ra, cần lưu ý đến tốc độ, sự an
toàn, tiện lợi và mức giá của các phương tiện vận chuyển lựa chọn. Bên cạnh đó,
trong một số trường hợp, giới hạn về quỹ thời gian là yếu tố quyết định phương án
vận chuyển.
Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống:
Việc quyết định lựa chọn khách sạn và nhà hàng phải căn cứ vào các yếu tố
chủ yếu: vị trí và thứ hạng của cơ sở, mức giá, chất lượng phục vụ, số lượng dich
vụ và mối qua hệ của cơ sở lưu trú, ăn uống đó với chính bản thân doanh nghiệp

lữ hành.
Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là sự thuận tiện: khách sạn, nhà hàng
phải ở gần điểm du lịch.
Sau khi hoàn tất việc lựa chọn các dịch vụ chủ yếu, phải bổ sung thêm các
hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác nhằm tạo nên sự phong phú
hấp dẫn của chương trình, chi tiết hố lịch trình theo từng buổi, từng ngày.
Để một chương trình du lịch được thực hiện trong một chuyến nhất định đạt
chất lượng mong muốn cần chú ý những yêu cầu sau:
- Tốc độ thực hiện hợp lý, không quá dồn dập, gây căng thẳng về tâm sinh lý
cho khách, cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Đa dạng hố các loại hình hoạt động, tránh tạo cảm giác nhàm chán ch du
khách ( nhất là hoạt động về buổi tối)
Chú trọng tới hoạt động đón tiếp và tiễn khách ( thể hiện sự quan tâm chăm
sóc khách hàng. Điều này sẽ cho phép nâng cao mức độ thoả mãn của khách du lịch)
- Phải có sự cân đối giữa thời gian – tài chính và các yêu cầu của khách với
nội dung, chất lượng của chuyến hành trình; đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
•Tính giá cho chương trình du lịch:
Xác định giá thành:
8


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Giỏ thnh ca chng trỡnh bao gồm tồn bộ những chi phí thực sự mà công
ty lữ hành chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch
Giá thành của chương trình phụ thuộc số lượng khách trong đồn vì vậy
người ta nhóm tồn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản:
- Các chi phí biển đổi: tính cho một khách du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ,

hàng hoá mà đơn giá quy định cho từng khách.
- Các chi phí cố định tính cho cả đồn: bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá
mà đơn giá quy định cho cả đồn, khơng phụ thuộc một các tương đối vào số lượng
khách trong đồn. Nhóm này gồm các chi phí mà mọi thành viên trong đồn dùng
chung, khơng tách bóc được một cách riêng rẽ.
Trên cơ sở các loại chi phí cố định và chi phí biển đổi trên, tồn tại một số
phương pháp xác định giá thành. Xin được đề cập hai phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí
Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm tồn bộ các chi phí phát
sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng xác định:

9


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Bng xỏc nh giỏ thnh một chương trình du lịch theo khoản mục:
Chương trình du lịch

Số khách ( N)

Mã số:
TT

Đơn vị tính:

KHOẢN MỤC CHI PHÍ


Chi phí

Chi phí

biến đổi


cố định

1

Khách sạn ( lưu trú)

2

Ăn uống



3

Bảo hiểm



4

Vé tham quan




5

Vi sa- hộ chiếu



6

Vận chuuyển ( ôt tô, thuyền )



7

Hướng dẫn viên



8

Các chi phí thuê bao khác (Văn



nghệ ... )
9

Tổng


B

A

Giá thành của một khách du lịch được tính theo cơng thức:
Z = b +A/N
Giá thành cho cả đồn:
Z = b.B + A
Trong đó:

N: Số thành viên trong đồn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đồn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách

Phương pháp tính giá trên có ưu điểm là dễ tính, dễ kiểm tra, linh hoạt, khi có
sự thay đổi một dịch vụ nào đó thì giá thành vẫn có thể xác định một cách dễ dàng.
Tuy nhiên trong phương pháp này cần chú ý đến giới hạn thay đổi. Khi số khách

10


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

vt quỏ mc no ú thì bản thân các chi phí cố định sẽ khơng cịn giữ ngun. Ví
dụ như sự thay đổi chủng loại xe khi số khách tăng lên.
Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là các khoản chi phí dễ bị bỏ
sót khi tính gộp vào các khoản mục. Để khắc phục nhược điểm này người ta có một
phương pháp tính khác

Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình.
Về cơ bản khơng khác gì so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên các chi phí
ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày.
Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo lịch trình
Chương trình du lịch

Số khách ( N)

Mã số:
Ngày

TT

Ngày 1

Đơn vị tính:
Nội dung chi phí
Vận chuyển ( ơtơ)
Khách sạn ( ngủ)
....
Khách sạn

Ngày 2

Ngày ...

Chi phí chung

Vé tham quan
...

Vận chuyển
Các chi phí thuê bao
khác (Văn nghệ ... )
Visa
.....
Tổng chi phí

Chi phí biến đổi






Giá thành cho cả đoàn:

11







B

Giá thành của một khách du lịch được tính theo cơng thức:
Z = b +A/N

Chi phí cố định


A


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Z = b.B + A
Trong đó:

N: Số thành viên trong đồn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đồn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách

Phương pháp này cịn có ưu điểm là xác đinh được chi phí cần sử dụng trong
từng ngày tour.
Tuy nhiên với phương pháp kinh doanh sử dụng các hợp đồng du lịch thì việc
xác định này là không cần thiết. Phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là
cách tính quá dài và phần nào kém linh hoạt so với phương pháp trước. Trên thực tế
người ta vẫn áp dụng phương pháp 1 và thận trọng trong việc tập hợp các khoản
mục.
Xác định giá bán:
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc các yếu tố sau:
- Mức giá phổ biến trên thị trường.
- Vai trị, khả năng của cơng ty trên thị trường.
- Mục tiêu của cơng ty.
- Giá thành của cơng trình.
Căn cứ vào các yếu tố trên ta có thể xác định được các giá bán thông qua công
thức sau:

G = Z + P+ Cb + Ck + T
Trong đó :
G: Giá bán của chương trình du lịch
Z: Giá thành của chương trình du lịch
P: Lợi nhận dành cho cơng ty lữ hành.
Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí

12


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

khuych trng
Ck: chi phớ khỏc như : chi phí thiết kế chương trình, chi phí dự
phịng …
Nếu tất cả các khoản chi, phí lợi nhuận, thuế kể trên được tính theo giá thành
thi cơng thức trên có thể viết lại như sau:
G = Z + apZ + Zab. Z + ak. Z + at.Z
G = Z (1 + ∑a )

Nếu như tất cả được tính theo giá bán thì ta có thể viết như sau:
G = Z + βbG + βkG + βpG + βtG

G=

Z
1 − ∑β


Nếu như trong chương trình có vé máy bay thì cơng thức trên được áp cho
giá mặt đất. Sau đó để có giá bán thì cộng thêm giá vé máy bay bán lẻ thông thường.
G = GMĐ + GMB
Trong đó :
G:

giá bán

GMĐ: giá mặt đất
GMB: giá vé máy bay

13


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

ã T chc bỏn chng trình .
Khi đã xây dựng chương trình và tính giá thi bước tiếp theo là tổ chức bán
chương trình đó. Để bán được chúng ta phải chiêu thị và đàm phán để bán sản phẩm.
Chiêu thị là một trong bốn yếu tố của Maketing-mix nhằm hỗ trợ cho việc bán hàng.
Muốn chiều thị đạt hiệu quả phải có tính cách liên tục, tập chung và phối hợp. Trong
du lịch, chiều thị có ba lĩnh vực cần nghiên cứu .
- Thơng tin trực tiếp .
- Quan hệ xã hội .
- Quảng cáo .
Tất cả các sản phẩm muốn bán được nhiều cần phải chiều thị. Đối với sản phẩm
du lịch, việc chiều thị lại cần thiết hơn vì :
+ Sức cần của sản phẩm là thời vụ và cần được khích lệ vào lúc tráo mùa.

+ Sức cần của sản phẩm rất nhậy bén về giá cả và biến động tình hình kinh tế.
+ Khách hàng thường phải được nghe về sản phẩm, trước khi thấy sản phẩm.
+ Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm thường không sâu sắc.
+ Hấu hết các sản phẩm bị cạnh tranh .
+ Hấu hết các sản phẩm đều bị thay thế .
• Thực hiện chương trình .
Cơng việc thực hiện chương trình vơ cùng quan trọng. Một chương trình du
lịch trọn gói dù có tổ chức thiết kế hay nhưng khâu thực hiện kém sẽ dẫn đến thất
bại. Bởi lẽ khâu thực hiện liên quan đến vấn đề thực tế, phải giải quyết nhiều vấn đề
phát sinh trong chuyến du lịch .
Cơng việc thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồm:
- Chuẩn bị chương trình du lịch.
- Tiến hành du lịch trọn gói .
- Báo cáo sau khi thực thiện chương trình .
14


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

- Gii quyt cỏc phn nàn của khách .
• Hoạch tốn chuyến du lịch.
Sau khi thực hiện chương trình trên cơ sở các chứng từ thu được, phịng tài
chính kế tốn sẽ hoạch tốn chuyến du lịch.
Phịng tài chính kế tốn sẽ theo dõi các chứng từ của khách hàng, theo dõi
lượg tiền mặt đã trả, phải trả và khoản phải thu. Doanh thu của chuyến đi du lịch chủ
yếu là thông qua số tiền mà khách phải trả .
Doanh thu = Giá chương trình * Số khách đồn
Tập hợp các hố đơn chi trong chương trình du lịch như hố đơn về cơ sở lưu

trú, vận chuyển, vé thăm quan…chi cho hướng dẫn viên (tạm ứng) hoặc tiền công
của hướng dẫn viên (nếu thuê ngồi) .
Ở đây cần chu ý về cách ghi hố đơn giá trị gia tăng để thuận tiện cho việc
khấu trừ thuế và không để thiệt cho công ty .
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí khác được phân bổ
lần lượt trong kỳ. Lãi gộp của chuyến du lịch là khoản chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí của chuyến du lịch đó. Cuối kỳ kế tốn sẽ phân bổ các chi phí quản lý, bán
hàng…để tính lỗ lãi trong kỳ.
Phịng kế tốn tài chính theo dõi các hoá đơn phải thu để đến hạn phải thu sẽ
yêu cầu khách hàng phải trả, các hoá đơn đến hạn phải trả thì phải chuẩn bị tiền để
thanh toán cho nhà cung cấp.
II. HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH .
1.1. Khái niệm

Trong kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn mình làm
ăn có hiệu quả. Vậy hiệu quả trong kinh doanh là gì . Tức là khi một doanh nghiệp
bỏ vốn ra kinh doanh , sau một khoảng thời gian kinh doanh nhất định đó vốn của
doanh nghiệp phải tăng lên chứ khơng bao giờ hụt đi. Nếu vốn tăng càng nhiều thì
hiệu quả kinh doanh càng cao, tỷ số tăng trường kỳ này cao hơn kỳ trước. ở Việt
15


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Nam, du lch ngy cng được xã hội hoá và đã trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn. Hoạt động du lịch đã đạt được thành quả nhất định .
1.1.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành .
Hiệu quả kinh doanh lữ hành bao gồm hệ thống các chỉ tiêu định lượng để

giúp các nhà quản lý có cơ sở chính xác và khoa học đánh giá một cách toàn diện
hoạt động kinh doanh chuyến du lịch và từ đó có các giải pháp kịp thời nhằm khơng
ngừng hồn thiện và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong kinh doanh loại
sản phẩm này .
Hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch thể hiện khả năng sử dụng các yếu tố đầu
vào và tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và tiêu thụ một khối lượng cao trong một
thời gian nhất định nhằm áp ứng nhu cầu của khách du lịch với chi phí nhỏ
nhất, đạt doanh thu cao nhất, thu được lợi nhuận tối đa và có ảnh hưởng tích
cực đến xã hội và môi trường .
1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng phản ánh yêu cầu
tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng lực lượng sản xuất và mức độ hoàn thiện quan
hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Hay nói một cách cụ thể hơn thì hiệu quả kinh
tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
1.1.3. Hiệu quả xã hội.
Hiệu quả xã hội là chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng một cách kết quả đạt
được đến xã hội và môi trường. Là sự tác động tiêu cực hay tích cực của các hoạt
động của các con người,trong đó có hoạt động kinh tế đối với xã hội và môi trường.
Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ thống nhất đối với nhau,
tức là mục đích về hiệu quả kinh tế bao giờ cũng gắn liên với mục đích về hiệu qủa
xã hội. Tuy nhiên trong thực tế khi thực hiện có thể nẩy sinh mâu thuẫn.

16


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn


i vi mt thng nht thi hiệu quả kinh tế không đơn thuần là hiệu quả kinh
tế trong các chỉ tiêu về kết quả và chi phí thì ln có yếu tố nhằm mục đích xã hội.
Ví dụ việc xây dưng một cơng viên nước thì ngồi ra việc kinh doanh cịn tạo mục
đích cơng ăn việclàm, mục đích xã hội là vui chơi, giải trí…
Ngược lại hiệu quả xã hội cũng khơng đơn thuần chỉ là về mặt hiệu quả xã
hội. Vì trong các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội nó cịn phụ thuộc vào chi phí phát sinh
trong hoạt động kinh doanh.
Sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đã tạo ra sự tương tác
thúc đẩy lẫn nhau. Việc thực hiện hiệu quả xã hội như việc cải tạo điều kiện sống,
cải tạo điều kiện làm việc sẽ tạo ra những năng suất lao động cao và từ đó thúc đẩy
hiệu quả kinh tế tăng lên.
Ngồi sự thơng nhất với nhau, thì giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có
mặt mâu thuẫn với nhau. Đó là, trong q trình thực hiên có hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội triệt tiêu lẫn nhau. Điều này xuất phát từ thực tế khi thực hiện hoạt động
kinh doanh thì lợi nhuận là trên hết dẫn đến bất chấp hậu quả mà xã hội phải ngánh
chịu. Ví dụ việc xây dựng các cơng trình khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí,
… một cách bừa bãi, khơng quản lý nghiêm túc khơng có biện pháp xử lý chất thải
hợp lý đã dẫn đến phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ra các tệ nạn xã hội ( tiêm chích
ma tuý, cờ bạc, mại dâm,… ). Điều này thể hiện rất rõ ràng trên thực tế của nền kinh
tế thị trường hiện nay.
1.2. Hệ thống các chỉ tiệu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành .
1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch .
• Doanh thu từ kinh doanh lữ hành.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động của công ty lữ hành
Chỉ tiêu được tính bằng cơng thức sau :
DTKDLH = ∑ DTDVTG + ∑ DTKDCTDL

17



Luận văn tốt nghiệp

Trong ú :

Trần Hữu Sơn

DTKDLH : Tng doanh thu từ kinh doanh lữ hành .
DTDVTG : Tổng doanh thu từ dịch vụ trung gian .
DTKDCTDL : Tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch

* Doanh thu từ dịch vụ trung gian gồm :
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán vé máy bay.
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thủy, đường sắt,
ô tô,….
+ Môi giới cho thuê xe ô tô.
+ Môi giới và bán bảo hiểm.
+ Dịch vụ đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
+ Dịch vụ đặt chõ trong khách sạn
+ Các dich vụ môi giới trung gian khác.
* Doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch:
Chỉ tiêu này khơng chỉ phản ánh kết quả kinh doanh chuyến du lịch của cơng
ty mà cịn dùng để xem xét từng loại chương trình du lịch của doanh nghiệp đang ở
giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm. Mặt khác nó cũng làm cơ sở để tính
tốn chỉ tiêu lợi nhuận thuần và chỉ tiêu tương đối để đánh gía vị thế, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Công thức :
n

DTKDCTDL = ∑Pi Qi


(đồng)

i =1

Trong đó : DTKDCTDL : là tổng doanh thu từ kinh doanh chương trình du lịch.
P : là giá bán chương trình du lịch cho một kháchỉ tiêu
Q : là số khách trong một chuyến du lịch
n : là số chuyến du lịch mà công ty thực hiện được.

18


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Ta thy doanh thu ca một chuyến du lịch thứ i phụ thuộc vào giá bán và
số khách có trong chuyến đó. Tổng doanh thu là tổng của tất cả doanh thu n
chuyến du lịch thực hiện trong kỳ.
• Chi phí từ kinh doanh lữ hành.
Chi phí từ kinh doanh lữ hành gồm có hai chi phí cơ bản :
- Chi phí kinh doanh chương trình du lịch.
- Chi phí quản lý kinh doanh .
+ Chi phí từ kinh doanh chương trình du lịch.
Chỉ tiêu này phản ánh tất cả các chi phí để thực hiện kinh doanh các
chuyến du lịch trong kỳ phân tích, và được tính như sau:
TC = (đồng)
Trong đó : TC: Tổng chi phí kinh doanh các chương trình du lịch trong kỳ
C i: Chi phí dùng để thực hiện chương trình du lịch thứ i
n: Số chương trình du lịch thực hiện.

Chi phí trong kỳ bằng tổng chi phí của n chương trình du lịch được thực
hiện chuyến du lịch trong kỳ. Chi phí để thực hiện chương trình du lịch thứ i là
tất cả các chi phí cần thiết để thực hiện chương trình du lịch đó như chi phí lưu
trú, chi phí vận chuyển, phí thăm quan…
+ Chi phí quản lý kinh doanh là có chi phí điện, nước, điện thoại, tiếp khách…
• Lợi nhuận từ kinh doanh lữ hành.
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của hiệu quả kinh
doanh trong kỳ phân tích. Nó cịn để so sánh giữa các kỳ, các thị trường…
Và được tính bằng cơng thức.
LN KDLH = ΣDT KDLH - ΣTC KDLH

(đồng)

Trong đó : LN KDLH : Lợi nhuận từ kinh doanh từ lữ hành
Σ DT KDLH : Tổng doanh thu từ kinh doanh lữ hành trong kỳ.

19


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

TCKDLH : Tng chi phớ từ kinh doanh lữ hành trong kỳ.
Lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Muốn tăng lợi nhuận thì
phải tăng doanh thu hoặc giảm chi phí.
• Tổng số lượt khách .
Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng khách mà Cơng ty đã đón được trong kỳ
phân tích.
Tổng số lượt khác phụ thuộc vào số lượng khách trong một chuyến du lịch

và số chương trình du lịch thực hiện trong kỳ.
• Tổng số ngày khách thực hiện.
Chỉ tiêu tổng số ngày khách thực hiện mà các chuyến du lịch đạt được
phản ánh số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua số lượng
ngày khách.
Chỉ tiêu này rất quan trọng, có thể dùng để tính cho từng loại chương trình
du lịch, so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các chuyến du lịch, các thị trường
khác giữa doanh nghiệp với đối thủ… Một chương trình du lịch có số lượng
khách nhưng thời gian của chuyến du lịch đó dài thì làm cho số ngày khách tăng
và ngược lại.
• Thời gian trung bình của một khách trong một chương trình du lịch
Đây là chỉ tiêu quan trọng nó liên quan đến nhiều chỉ tiêu khác. Một
chuyến du lịch dài ngày với lượng khách lớn là điều mà Công ty lữ hành đều
muốn có. Vì nó giảm được nhiều chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Thời gian trung bình của một khách trong chuyến du lịch cịn đánh giá được khả
năng kinh doanh của Cơng ty và tính hấp dẫn của chương trình du lịch. Để tổ
chức được những chuyến du lịch dài ngày cần phải có cơng tác điều hành,
hướng dẫn viên tốt không xảy ra những sự cố trong quá trình thực hiện chương
trình.

20


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Ch tiờu ny c tớnh bằng cơng thức:
TG =


(ngày)

Trong đó : TG : Thời gian thư hiện trung bình một ngày khách .
TSLK : Tổng số lượt khách tronh kỳ.
TSNK : Tổng số ngày khách thực hiện.
• Số khách trung bình trong một chương trình du lịch.
Chỉ tiêu này cho biết trong một chuyến du lịch thì trung bình có mấy khách
tham gia nó được tính bằng cơng thức :
SK

Trong đó :

SK

=

TSLK
N

(khách)

: Số hành khách trung bình một chuyến du lịch .

TSLK : Tổng số lượt khách .
N : Số chuyến du lịch thực tế trong kỳ.
Đây là chỉ tiêu có nghĩa quan trọng tới kết quả kinh doanh chuyến đi du lịch,
trước hết nó đánh giá tính hấp dẫn của chương trình du lịch, khả năng thu khách của
cơng ty. Nó liên quan đến điểm hồ vốn trong một chuyến du lịch, chính sách giá
của doanh nghiệp, số khách đông làm sử dụng hết công suất của tài sản cố định tức
là giảm chi phí của doanh doanh nghiệp.

Thường trong một kỳ phân tích người ta thường tính theo từng loại chương
trình, từng loại khách và từng thời gian khác nhau để đánh giá chính xác.
• Năng suất lao động trung bình.
Đây là chỉ tiêu tổng quát nhất để so sánh hiệu quả sử dụng lao động giữa các
kỳ phân tích với nhau, giữa các ngành với nhau nó được tính như sau.
NSLĐ =

DT
TLD

(đồng)

Trong đó:
NSLĐ : năng suất lao động theo doanh thu
21


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

DT: Tng doanh thu trong kỳ
TLĐ: Tổng số lao động của doanh nghiệp.
Năng suất lao động bình quân cho biết cứ một lao động trong doanh nghiệp
tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Từ giác độ quản trị kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được hiểu là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để
đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
Để đánh giá trình độ quản lý của doanh nghiệp cần phải dựa vào hệ thống các

chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp lữ hành hệ thống chỉ tiêu
này bao gồm: Chỉ tiêu hiệu quả tổng quát, chỉ tiêu lợi nhuận, doanh lợi vốn, chỉ
tiêu sử dụng vốn lưu động…
* Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đơn vị tiền tệ chi phí bỏ ra cho việc kinh
doanh chuyến du lịch thì thu vào bao nhiêu đơn vị tiền tệ.
H=

(lần)

Trong đó: ΣD : Tổng doanh thu
Σ C: Tổng chi phí
H: Hiệu quả kinh doanh
Do vậy hệ số hiệu quả kinh doanh trong kỳ phân tích phải lớn hơn một kỳ
kinh doanh chương trình du lịch mới có hiệu quả và hệ số naỳ càng lớn hơn 1 thì
hiệu quả của kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
TSLN v = * 100%

(%)

Trong đó: TSLN : tỷ suất lợi nhuận/ vốn
LN: lợi nhuận sau thuế
22


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn


TS: Tng ti sn
T sut lợi nhuận trên vốn cho biết một đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này càng lớn
càng có hiệu quả. Nó cịn cho biết doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay
khơng.
* Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Cơng thức tính:
TSLN r = *100%

(%)

Trong đó: TSLN r : tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
LN : lợi nhuận sau thuế
ΣD: Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu và thì có bao nhiêu đồng
lợi nhuận và dùng đẻ so sánh giữa các kỳ phân tích, giữa các thi trường mục
tiêu.
* Số vịng quay của tài sản.
Cơng thức tính :
n TS =

∑D
TS


(Lần)

Trong đó:
ΣTS : Tổng tài sản
ΣD: Tổng doanh thu

n TS : Số vòng quay của tài sản.
Số vịng quay của tồn bộ tài sản cho biết, trong một kỳ hoạt động toàn bộ
tài sản đưa vào kinh doanh được mấy lần. Số vòng quay càng lớn tức là sử dụng
vốn càng có hiệu quả. Với lượng vốn cố định, doanh thu bán được càng nhiều
sản phẩm thì lợi nhuận càng cao.
Ba chỉ tiêu này có mói quan hệ với nhau như sau:
23


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Thụng qua phng trỡnh kinh tế trên cho thấy doanh nghiệp muốn tăng lợi
nhuận phải phấn đấu theo hai hướng:
+ Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu.
+ Không ngừng nỗ lực cải tiến hoạt động để tăng doanh thu bán hàng (tăng
vòng quay tài sản).
* Số vòng quay của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích vốn lưu động quay được một
vòng, tức là tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng lớn tức là
sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả.
1.2.3 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thể doanh nghiệp.
Vị thế của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp trên thị trường du
lịch. Vị thế của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu thị phần của
doanh nghiệp và chỉ tiêu về tốc độ phát triển.
• Chỉ tiêu thị phần.
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm được
so với thị trường của ngành trong không gian và thời gian nhất định, đồng thời

cũng thông qua thị phần của doanh nghiệp gíup cho các nhà quản lý doanh
nghiệp hoạch định chính sách kinh doanh một cách thích hợp.
• Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn.
Vị thế tương lai của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu về tốc độ phát triển khách hoặc doanh thu giữa hai kỳ phân tích.
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự biến đọng về khách hoặc doanh thu giữa hai kỳ
phân tích.
• Tốc độ phát triển bình quân.

24


Luận văn tốt nghiệp

Trần Hữu Sơn

Ch tiờu ny phn ỏnh tốc độ phát triển trung bình về khách hoặc doanh thu
kinh doanh chuyến du lịch trong một thời kỳ nhất định.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch
1.3.1 Về phương diện kinh tế.
Qua thực tiễn của quá trình kinh doanh đã cho chúng ta thấy được
“thương trường là chiến trường”. Đây là chiến trường khơng tiếng súng, nhưng
nó khơng kém phần quyết liệt, thậm chí cịn quyết liệt hơn cả “chiến trường
súng đạn”. Cũng vì thế mà ngày này cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trong
lĩnh vực lữ hành du lịch. Vì vậy mà ln xảy ra tình trạng tranh giành khách và
chèn ép giá, cò mối khách… Cho nên, để đứng vững và chiến thắng trong cạnh
tranh, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của Cơng ty trên trường trong nước và
quốc tế thì địi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành du lịch phải chú ý đến vấn đề
nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.
Khi kinh doanh lữ hành có hiệu quả về phương diện kinh tế có những ý

nghĩa sau:
+ Cho phép các doanh nghiệp lữ hành thực hiện được tích luỹ và tái sản
xuất mở rộng, tổ chức được nhiều chương trình mới hấp dẫn khách và có điều
kiện giải quyết thoả đáng lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người
lao động.
+ Đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân, vào số ngoại tệ hàng năm thu
được trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
+ Có thể kéo theo sự phát triển của các ngành khác như: giao thông vận
chuyển, thông tin liên lạc…
+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành còn là động lực cạnh tranh trên
thị trường quốc tế…
1.3.2 Về phương diện xã hội.

25


×